Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.21 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
- Mở rộng vốn từ về sông biển
<i><b>- Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? </b></i>
<i><b>Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển : </b></i>
<b>M:</b><i> tàu biển, biển cả. </i>
<b> Hướng dẫn : </b>
<b>- Em đọc đề bài 1 </b>
<i>- Bài 1 yêu cầu em làm gì ? (Tìm các từ ngữ có tiếng biển) </i>
<i>- Em đọc kĩ các từ mẫu mà bài đã cho. (tàu biển, biển cả) </i>
<i>- Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng ? (2 tiếng : tàu + biển ; biển + cả) </i>
<i><b>- Trong mỗi từ trên, tiếng biển đứng trước hay đứng sau ? (Trong từ tàu biển, tiếng biển đứng sau ; </b></i>
<i><b>trong từ biển cả thì tiếng biển lại đứng trước) </b></i>
- Sơ đồ cấu tạo từ :
<b>biển… </b> <b>…biển </b>
- Dựa vào sơ đồ cấu tạo, em hãy tìm thêm những từ có chứa tiếng biển nhé.
<b>biển… </b> <b>…biển </b>
biển cả, biển khơi, biển xanh,
biển lớn,…
tàu biển, sóng biển, nước biển, cá
biển, cua biển, rong biển, bãi biển,
bờ biển, …
<i><b>Bài 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: </b></i>
<i><b> (suối, hồ, sông) </b></i>
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b. Dịng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c. Nơi có đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
<b> Hướng dẫn : </b>
- Em đọc đề bài 2
<i>- Bài 2 yêu cầu em làm gì ? (Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa) </i>
<i>- Em hãy đọc tên các từ có trong ngoặc đơn. (suối, hồ, sơng) </i>
<i>- Em đọc kĩ từng câu a, b, c để chọn đúng từ trong ngoặc đơn phù hợp với nghĩa nhé. </i>
<b>Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: </b>
- Em đọc đề bài 3
<i>- Bài 3 yêu cầu em làm gì ? (Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu) </i>
<i>- Gợi ý: Bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu </i>
câu. Đọc lại cả câu sau khi thay thế thì sẽ được câu hỏi đầy đủ.
<i><b>- Bây giờ em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Khơng được bơi ở đoạn sơng này vì có </b></i>
<b>nước xốy.” nhé. </b>
<b> Lời giải: Vì sao khơng được bơi ở đoạn sông này ? </b>
<i><b>- Kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xốy.” thì phần được in đậm </b></i>
<i>là lí do cho việc “Khơng được bơi ở đoạn sơng này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó </i>
<i>ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta khơng </i>
<i><b>được bơi ở đoạn sông này?” </b></i>
<i><b>Bài 4 : Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời các câu hỏi sau: </b></i>
<i><b>a. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương ? </b></i>
<i><b>b. Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ? </b></i>
<i><b>c. Vì sao ở nước ta có nạn lụt ? </b></i>
<b> Hướng dẫn : </b>
- Em đọc đề bài 4
<i>- Bài 4 yêu cầu em làm gì ? (Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời các </i>
<i>câu hỏi) </i>
<b>- Em đọc kĩ các câu hỏi a, b, c và dựa vào cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời </b>
câu hỏi nhé.
<b> Gợi ý: </b>
<i><b>a. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương? </b></i>
<i>- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã đem lễ vật đến trước. </i>
<i><b>b. Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh? </b></i>
<i>- Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì muốn giành lại Mị Nương. </i>
<i><b>c. Vì sao ở nước ta có nạn lụt? </b></i>
<i>- Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. </i>
<b>III. CỦNG CỐ </b>
- Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau :
<b> Bơng cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca. </b>