Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GS. ĐẶNG NHƯ TẠI: “TÔI CHỈ LÀ MỘT CÁN BỘ GIẢNG DẠY BÌNH THƯỜNG, KHÔNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GS. ĐẶNG NHƯ TẠI: "TÔI CHỈ LÀ MỘT CÁN </b>


<b>BỘ GIẢNG DẠY BÌNH THƯỜNG, KHƠNG CĨ </b>



<b>GÌ ĐẶC BIỆT" </b>



<b>Phạm Thành Hưng </b>


[100 Years-VietNam National University,HaNoi]


Vào một đêm tháng 5.1951, có ba người đàn
ơng khăn gói gọn gàng, theo chị giao liên lặng
lẽ vượt qua các làng tề vùng Thái Bình, đi về
hướng bờ sông Hồng. Trong ba người đó có
một trang niên thiếu, vóc dáng mảnh mai,
đúng kiểu học trò. Chàng đeo ba lô nặng, cố
bám theo hai người lớn tuổi, nhưng thỉnh
thoảng vẫn ngoái lại nhìn bóng cây đa làng
<b>mình in trên nền trời đêm. </b>


Vào một đêm tháng 5.1951, có ba người đàn ơng khăn gói gọn gàng, theo
chị giao liên lặng lẽ vượt qua các làng tề vùng Thái Bình, đi về hướng bờ sơng Hồng.
Trong ba người đó có một trang niên thiếu, vóc dáng mảnh mai, đúng kiểu học trị.
Chàng đeo ba lô nặng, cố bám theo hai người lớn tuổi, nhưng thỉnh thoảng vẫn ngối
lại nhìn bóng cây đa làng mình in trên nền trời đêm. Phía ấy, chàng có người mẹ tảo
<b>tần ni chàng ăn học gần hết cấp hai và chắc là đang lau nước mắt thương chàng sau </b>
buổi tiễn con đi. Phía ấy, chàng cịn có hai người anh đang hoạt động du kích hết sức
quả cảm trong lịng địch. Chàng cũng muốn cùng các anh tham gia du kích, hoặc chờ
đủ tuổi vào bộ đội. Nhưng vì thương em trai gầy yếu và cũng thấy em mình học tốt,
hai người anh tìm mọi cách cho chàng học tiếp. Con đường học hành khi ấy đã bị
chặn mọi lối. Chỉ còn cách duy nhất là theo đường giao liên vào vùng tự do Thanh
Hoá. Thế là sau ba lần lên đường khơng thành vì giặc càn qt, đêm nay, chàng đã


cùng hai cán bộ tỉnh qua được các đồn bốt và ca nô tuần tiễu của địch vượt sông
<b>Hồng sang Nam Định. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cố gắng học hành, phải học thêm cả cái phần thất học của những người anh đang cầm
súng tham gia kháng chiến. Chàng nhận phần trách nhiệm không phải của người
kháng chiến hiện tại, mà của người kiến quốc sau này.


Khơng ai đốn được rằng chàng thư sinh đêm đó sau này đã trở thành một
trong những giáo sư đầu ngành của đại học Việt Nam: GS.NGND Đặng Như Tại.


Con đường học tập, lao động và cống hiến của GS. Đặng Như Tại là con
đường của những thử thách về ý chí và nghị lực. Ngồi với các nghiên cứu sinh của
mình, có lần ơng vui chuyện, ôn lại những kỷ niệm của cái thời "anh khố hàn vi":
"Tơi đi tưởng đến kiệt sức thì vào được đến vùng Hậu Hiền, Thanh Hố. Tơi có cả
một ba lơ tiền, nhưng khơng phải là người giàu có gì. Chẳng qua là ở vùng tạm chiếm
Thái Bình, loại tiền tài chính đó rất khó tiêu, bà con anh em bèn dồn góp lại cho
mình. Đeo ba lơ đó vào Thanh thì tiền tài chính của ta lại tiêu được dễ dàng. Tuy vậy
cũng chỉ ba tháng là hết veo. Thời gian đầu học ở trường quốc lập cấp II Nga Sơn
(Thanh Hố), tơi phải dạy thêm cho con bác chủ nhà mới có cơm ăn, bây giờ ta gọi là
hành nghề gia sư đấy. Có lần thấy tơi định về thăm nhà, ông chủ nhà lo lắng hỏi:
"Đường xa, giặc càn quét liên miên, anh nhớ nhà cũng cố chịu, chứ về làm gì?". Tơi
phải thú thật với ơng là ngồi chuyện nhớ mẹ, tơi cịn muốn về xin thêm bộ quần áo.
Ông chủ nhà nghe vậy thương quá, bèn may luôn cho tôi bộ quần áo nâu, giống như
cho các con ông vậy. Bộ quần áo nâu ấy đã theo tôi suốt cả thời học sinh, sinh viên
sau đó".


<b> Nhờ có kết quả học tập tốt ở cấp II, ông được chuyển thẳng lên học ở trường </b>


cấp III Hồ Tùng Mậu, Nam Định, rồi sau đó chuyển về học ở trường cấp III Nguyễn
Thượng Hiền, Liên khu III.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hàng Bông cho kịp giờ lên lớp.


Năng lực và tư chất của chàng sinh viên năm cuối Đặng Như Tại sớm lọt vào
tầm ngắm của lãnh đạo nhà trường trong mục tiêu xây dựng đội ngũ. Ông là cử nhân
Hoá học duy nhất tốt nghiệp năm 1957 được giữ lại, bổ sung vào đội ngũ cán bộ
giảng dạy của Khoa Hoá học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới được thành lập
trước đó ít lâu.


Chỉ sau một tuần chuyển chỗ ở, chưa kịp định thần trước bước ngoặt cuộc
đời, ông đã phải lên lớp hướng dẫn thực tập cho sinh viên khoá 1. Rồi 1 tuần sau,
theo sự điều động của GS. Nguyễn Hoán, Chủ nhiệm Khoa Hoá học, ơng phải chính
thức lên lớp dạy mơn Hố học hữu cơ cho sinh viên khoá 2 Khoa Sinh vật. Thời gian
chuẩn bị lên bục giảng quá gấp gáp, nhiệm vụ được giao quá nặng nề, nhưng để đáp
lại sự tin cậy của các thầy cô, đồng nghiệp cùng lãnh đạo nhà trường, ơng khơng cịn
sự lựa chọn, nấn ná nào khác ngoài sự cố gắng tới mức cao nhất. Những đóng góp
của ông trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã được đồng nghiệp và cấp trên ghi
<b>nhận. Ông cảm thấy hồn tồn n tâm vì mình khơng hề làm mai danh tên tuổi của </b>
lớp mình, trường mình - Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Thượng Hiền.


Năm 1959, ông được cử đi thực tập sinh tại Trường Đại học Tổng hợp
Lơmơnơxốp, chương trình 2 năm để hồn chỉnh giáo trình đại học hệ 4 năm cho Bộ
môn. Để tiết kiệm chi phí đào tạo, lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô đã
thống nhất với đánh giá của giáo sư hướng dẫn ông, quyết định cho ông tiếp tục viết
luận án phó tiến sĩ. Mấy năm sau, ơng đã trở thành một trong những phó tiến sĩ (nay
gọi là tiến sĩ) Hoá học đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp từ một trường đại học danh
tiếng - Đại học Tổng hợp Lômônôxốp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

anh ông đã ngã xuống. Ông là người đàn ông duy nhất cịn lại của gia đình. Và điều
duy nhất có ý nghĩa với ơng lúc này là giảng dạy và nghiên cứu, cống hiến nhiều nhất


cho đất nước để xứng dáng với những đóng góp máu xương của 2 người anh. Làm
việc một cách hiệu quả, theo ông, cũng là một hình thức sống bù cuộc sống của
những người đã khuất.


Chiến tranh bằng không quân của giặc Mỹ lan rộng khắp miền Bắc. Vợ chồng
ơng, 2 nhà hố học, lại tất tả thu vén đồ đạc, gói ghém đồ thí nghiệm, cùng đồng
nghiệp và sinh viên sơ tán lên Bắc Thái. Những năm sơ tán đó thực sự là một thử
thách lớn cho đào tạo đại học, đặc biệt là đối với đào tạo và nghiên cứu ngành hố
học. Có nhiều đề tài nghiên cứu của ông phải trả giá bằng hàng chục cây số đường
bộ, tìm những nơi có điện cho các thí nghiệm hố học. Nhiều chương giáo trình,
nhiều bài báo khoa học của ông đã ra đời dưới ánh đèn dầu leo lét đêm thâu. Đây
cũng chính là thời kỳ ơng tham gia đào tạo nhiều sĩ quan binh chủng hoá học và thực
hiện các đề tài nghiên cứu phục vụ quốc phòng.


Kết thúc chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ hồ bình, xây dựng cũng là
lúc các ngành khoa học tự nhiên trong đó có ngành Hoá học đứng trước những triển
vọng mới. Ơng đã có nhiều chuyến cơng tác và trao đổi khoa học nước ngồi. Ơng
sang Nga, trở lại trường cũ. Trong nhiều chương trình trao đổi khoa học, ông được
Bộ Giáo dục cho phép tự chọn nước đến. Tuy vậy, ông chủ yếu vẫn chọn nước Nga,
nơi có trường xưa, bạn cũ. Theo ơng, nước Nga có thể là thành trì của hồ bình một
thời, nhưng mãi mãi vẫn là một trong những thành trì của nghiên cứu khoa học cơ
bản. Ông yêu nước Nga, đất nước đã giúp ông trưởng thành hơn, đất nước của những
con người tài năng, nhân hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>nghiệp trẻ trưởng thành và phát huy tài năng, trí tuệ để trở thành những cán bộ ưu tú </b>
của ngành hố học; trong số đó phải kể đến GS.TSKH Nguyễn Minh Thảo, PGS.TS
Trần Thạch Văn, PGS.TS Nguyễn Đình Thành,... Đối với thâm niên quản lý cấp
khoa, 12 năm chưa phải là con số kỷ lục. Nhiều nhà giáo phải kéo cỗ xe ấy 15 - 20
năm. Nhưng điều đáng lưu ý là thời điểm lịch sử của các nhiệm kỳ. 12 năm làm Chủ
nhiệm khoa của ông là 12 năm nằm gọn trong thời kỳ gian khó của đất nước. 1978


-1990 là khoảng thời gian đất nước vừa nguội lửa chiến tranh, tiêu điều trong chế độ
tem - phiếu bao cấp, kéo dài cho tới khi tất cả phải buộc lòng... đổi mới. Điều này thể
hiện một phần trong lời tâm sự của ông, khi ông nói về trách nhiệm của một cán bộ
quản lý thời ấy: "Anh tính coi, cán bộ mình trong khoa đều nghèo khó cả, nhiều
người lương thấp. Tôi cũng nhiều lần từ chối lên lương sớm, nhường tiêu chuẩn đó
cho những người lương thấp, hồn cảnh khó khăn. Có lần đươc mời đi trao đổi khoa
học ở một trường đại học của Pháp, tôi đã nhường suất đi cho một thầy giáo khác và
cũng phải thuyết phục rất khó khăn mới được phía bạn chấp nhận".


GS. Đặng Như Tại là người hết sức cẩn trọng, khiêm nhường. Phong cách nói
chuyện của ơng bộc lộ rõ tư chất của một nhà khoa học: vừa thận trọng, chặt chẽ, vừa
nhiệt tình, cởi mở song vẫn có giới hạn của tính tổ chức2. Hố ra căn nhà mà chúng
tôi được ông tiếp - nhà 10, B15, khu tập thể Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại số
51 Cảm Hội gồm một phần là món "lộc nước" mà vợ chồng ông được hưởng một
cách muộn màng. Bao nhiêu năm vợ chồng ông vẫn lặng lẽ sống trong căn phòng
chật chội số 20 phố Phan Huy Chú. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết hai vợ
chồng nhà khoa học, 2 Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú ấy phải ăn ở chật chội,
khơng có cả chỗ ngồi tiếp khách, đã trực tiếp chỉ thị các cơ quan hữu trách phân phối
thêm cho hai người một căn hộ mới.


Khi biết chúng tôi đến thăm ông với mục đích viết bài cho kỷ niệm 100 năm Đại học
Đông Dương, GS. Đặng Như Tại tỏ ra ngần ngại. Ông đưa ra cho chúng tôi cuốn
"Giáo sư Việt Nam" và nghĩ rằng trang lý lịch khoa học của ông được in trong đó là
đủ cho yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi thận trọng lần giở từng trang sổ vàng với
cảm xúc của người đọc bia Văn Miếu. Tìm tên của GS. Đặng Như Tại và GS. Ngơ
Thị Thuận rất dễ, vì cả hai đều ở tập chữ T, cách nhau có vài trang. Chúng tôi cứ băn
khoăn tự hỏi, ở đất nước này có đơi vợ chồng nào mà cuộc đời có sự song hành đẹp
đẽ thế này không: cả hai đều là Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú, cả hai đều là
<b>giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành Hoá học ? </b>



<b> Mấy vị khách ra về, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn. Buồn một nỗi, trước nhiều </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×