Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu thực nghiệm sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi dẹt trong hỗn hợp bê tông nhựa đến cường độ lớp mặt đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----[\[\-----

BK

TP.HCM

VÕ NHƯ BÌNH
Đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM
LƯỢNG HẠT THOI DẸT TRONG HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA
ĐẾN CƯỜNG ĐỘ LỚP MẶT ĐƯỜNG
Chuyên ngành: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. Nguyễn Văn Chánh

Cán bộ chấm nhận xét 1:....................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:....................................................................................

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày…….. tháng……. Năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: VÕ NHƯ BÌNH

Phái

: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1975

Nơi sinh : TP.HCM

Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố

MSHV : 00108522

I- Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM
LƯỢNG HẠT THOI DẸT TRONG HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA
ĐẾN CƯỜNG ĐỘ LỚP MẶT ĐƯỜNG
II- Nhiệm vụ và nội dung luận văn:
1- Nhiệm vụ:

Qua nghiên cứu thực nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và các đặc trưng tính tốn về
tiêu chuẩn cường độ của một loại bê tơng nhựa có hàm lượng hạt thoi dẹt thay đổi
trong phịng thí nghiệm. Tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi dẹt
đến cường độ lớp mặt đường bê tông nhựa; đề xuất mới một hàm lượng hạt dẹt cao
hơn và cụ thể hơn so với quy định hiện hành trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
2- Nội dung luận văn:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Cơ sở về bê tông nhựa và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Chương III: nghiên cứu chế tạo mẫu bê tơng nhựa để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ
lý và các đặc trưng tính toán về tiêu chuẩn cường độ của lớp mặt đường bê tơng nhựa
Chương IV: Nghiên cứu thực nghiệm các tính chất cơ lý và đặc trưng tính tốn
của bê tơng nhựa để đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi đến cường độ lớp
mặt đường
Chương V: Kết luận và kiến nghị
III- Ngày giao nhiệm vụ:
25/01/2010
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 02/07/2010
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS TS. NGUYỄN VĂN CHÁNH
Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS TS. NGUYỄN VĂN CHÁNH

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

TS. LÊ BÁ KHÁNH

KHOA QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH



LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian theo học lớp Cao học chuyên ngành xây dựng
đường ô tô và đường thành phố tại trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh tôi đã được học tập và nghiên cứu rất nhiều những vấn
đề hữu ích phục vụ cho cơng việc sau này. Những kiến thức thu nhận
được đã làm cho tôi khá tự tin trong giải quyết công việc ở cơ quan cũng
như đem kiến thức mới này để giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp. Đây cũng là
một cơ hội rất tốt giúp chúng tôi tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm
quý giá ở các thầy cô đi trước cũng như tiếp cận đến những tri thức khoa
học mới.
Nhân đây, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS TS.
Nguyễn Văn Chánh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt lại cho tôi một
số kiến thức rất bổ ích. Đây chính là khởi đầu thuận lợi cho tôi trong việc
học tập và nghiên cứu tiếp theo.
Xin được gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ mơn Xây dựng Cầu
đường đã nhiệt tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua và giúp
chúng tôi thu thập thêm nhiều kiến thức, thông tin vô cùng quý giá phục
vụ cho công tác sau này.
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ, ngoài cố gắng của bản
thân tơi cịn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ban giám đốc và các
cán bộ kỹ thuật của nhà máy bê tông Lê Phan, Nhơn Trạch, Đồng Nai;
sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp và bạn bè khắp nơi; sự
động viên và giúp đỡ về tinh thần của gia đình…đã tạo điều kiện tối đa
cho tôi về thời gian để thực hiện luận văn cao học. Đó chính là nguồn
động lực to lớn giúp tơi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin gởi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến q thầy
cơ, gia đình, các anh chị và bạn bè.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010



TÓM TẮT LUẬN VĂN
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Mặt đường bê tông nhựa hiện nay ở Việt Nam mặc dù được thiết kế theo

quy trình 22 TCN 211-06; thi cơng và nghiệm thu theo 22 TCN 249-98,
xong trong công tác thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa hiện
nay hầu như chưa được thực hiện việc kiểm tra chất lượng một cách nghiêm
túc đúng theo quy định mà vẫn có sự du di tạm chấp nhận một số chỉ tiêu kỹ
thuật nào đó trong khung tiêu chuẩn nghiệm thu đề ra ban đầu nhằm hoàn tất
hồ sơ hoàn cơng quyết tốn cơng trình theo đúng quy trình xây dựng. Một
trong số đó là chỉ tiêu về hàm lượng hạt thoi dẹt của đá dăm trong hỗn hợp
bê tông nhựa quy định không vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn
hợp. Đây là đòi hỏi rất khắc khe, vì thực tế tình hình sản xuất đá dăm chế tạo
bê tông nhựa ở Việt Nam đa số các trạm nghiền sàng hầu như không thể đáp
ứng được chỉ tiêu này và các đơn vị sản xuất bê tông nhựa cũng khơng có
biện pháp khắc phục nguồn vật liệu đá đầu vào trước khi chế tạo vì vấn đề
kinh tế và cạnh tranh hạ giá thành sản phẩm.
Chính vì hàm lượng hạt dẹt khơng thể đáp ứng trong tình hình nước ta
hiện nay đã gây lúng túng cho các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế cũng
như tư vấn giám sát chất lượng cơng trình trong cơng việc nghiệm thu mặt
đường theo quy định. Xuất phát từ tình hình đó, việc " Nghiên cứu đánh giá
sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi dẹt trong hỗn hợp bê tông nhựa đến
cường độ lớp mặt đường" là vấn đề thực sự cần thiết.
II. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của hàm
lượng hạt thoi dẹt trong hỗn hợp cốt liệu đá dăm làm bê tông nhựa đến các

chỉ tiêu cơ lý của bê tơng nhựa theo “quy trình cơng nghệ thi công và nghiệm
thu mặt đường bêtông nhựa 22 TCN 249 -98”; các đặc trưng tính tốn của
BTN theo lý thuyết tính tốn kiểm tra theo ba tiêu chuẩn về cường độ mặt
đường của “quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 – 06”.


III. Nhiệm vụ của đề tài
− Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo các mẫu thí nghiệm cho từng hỗn hợp
bê tơng nhựa có hàm lượng hạt dẹt khác nhau:10%, 15%, 20%, 25%,
35% để phục vụ đề tài.
− Thí nghiệm xác định các chỉ cơ lý của từng hỗn hợp bê tơng nhựa có
hàm lượng hạt dẹt thay đổi theo quy trình 22 TCN 62 – 84 và 22 TCN
249 – 98
− Thí nghiệm xác định các đặc trưng tính tốn của từng hỗn hợp bê tơng
nhựa có hàm lượng hạt dẹt thay đổi theo ba tiêu chuẩn về cường độ của
quy trình 22 TCN 211 – 06
− Tổng hợp số liệu, vẽ các biểu đồ so sánh
− Đưa ra nhận xét và giải thích các kết quả đạt được
− Kết luận và kiến nghị
IV. Những đóng góp mới của luận văn
1. Đề xuất mới một hàm lượng hạt dẹt cao hơn và cụ thể hơn với so quy
định hiện hành trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
2. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn có thể giúp cho các
đơn vị chế tạo sản xuất bê tông nhựa kiểm soát lại chất lượng và giá
thành sản phẩm của mình khi cung cấp ra bên ngồi
3. Là một tư liệu tham khảo hữu ích cho các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế,
tư vấn giám sát trong việc xây dựng đề cương về tiêu chuẩn kỹ thuật
nghiệm thu cho một cấp cơng trình cụ thể nào đó tại một địa phương
nào đó mà điều kiện sản xuất vật liệu đá khó đạt yêu cầu theo quy định
ở nước ta hiện nay.

V. Bố cục của luận văn
Toàn bộ luận văn bao gồm 5 chương 70 trang thuyết minh, 25 bảng biểu,
30 hình vẽ gồm các ảnh chụp và đồ thị, 10 phụ lục, 20 tài liệu tham khảo.


Phần thuyết minh
Chương I: Tổng quan
Chương II: Cơ sở về bê tông nhựa và các phương pháp ngiên cứu thực
nghiệm
Chương III: nghiên cứu chế tạo mẫu bê tông nhựa để thí nghiệm các chỉ tiêu
cơ lý và các đặc trưng tính tốn về tiêu chuẩn cường độ của lớp mặt đường
bê tơng nhựa
Chương IV: Nghiên cứu thực nghiệm các tính chất cơ lý và đặc trưng tính
tốn của bê tơng nhựa để đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi đến
cường độ lớp mặt đường
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Phần phụ lục
Phụ lục 1: Thành phần cấp phối cỡ hạt của cốt liệu BTNC 15 chọn làm thí
nghiệm và các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm chế tạo bê tông nhựa
Phụ lục 2: Các chỉ tiêu cơ lý của bột khống chế tạo bê tơng nhựa
Phụ lục 3: Các chỉ tiêu cơ lý của nhựa bitum chế tạo bê tơng nhựa
Phụ lục 4: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích, độ ẩm bảo hịa và hệ số
trương nở của bê tơng nhựa
Phụ lục 5: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích xốp của hỗn hợp cốt liệu
(đá và bột khống) chế tạo bê tơng nhựa
Phụ lục 6: Thí nghiệm xác định độ rỗng cốt liệu và độ rỗng dư của bê tông
nhựa
Phụ lục 7: Thí nghiệm mác san và các kết quả
Phụ lục 8: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích mẫu trụ và cường độ chịu
nén của bê tông nhựa

Phụ lục 9: Thí nghiệm xác định mơ đun đàn hồi của bê tơng nhựa
Phụ lục 10: Thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ, cường độ kéo uốn giới
hạn của bê tông nhựa.


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
1.1 Ý nghĩa của bê tông nhựa (asphalt) trong xây dựng mặt đường ô tô:
Bê tông nhựa là loại vật liệu được dùng rất phổ biến làm lớp mặt đường ôtô ở
Việt Nam cũng như trên thế giới. Mạng lưới đường quốc gia ở Việt Nam hiện nay
trên 90% chiều dài các tuyến quốc lộ, đường đô thị chủ yếu có lớp mặt có xử lý
bằng bitum, trong đó phần lớn là dùng bê tơng asphalt [2]. Điều này cũng phù hợp
trào lưu chung của thế giới, vật liệu gia cố bitum và bê tông asphalt đã và đang là
các loại vật liệu rất thông dụng làm lớp mặt của kết cấu áo đường ôtô. Công nghệ
thi công lớp mặt đường bằng bê tông asphalt cũng đã trở nên quen thuộc với các
nhà thầu Việt Nam.
Bê tông nhựa được dùng chủ yếu làm các lớp mặt hoặc các lớp móng cho kết
cấu áo đường của những tuyến đường cấp cao, đường cao tốc, đường thành phố và
mặt cầu. Lớp mặt đường ô tô làm bằng bê tông nhựa là các lớp kết cấu chịu lực
quan trọng tham gia vào việc hình thành cường độ của kết cấu áo đường mềm. Lớp
mặt bê tơng nhựa cịn là lớp ngăn chặn nước xâm nhập xuống các lớp kết cấu khác
và xuống nền. Ưu điểm của lớp mặt bê tông nhựa là: ít bụi, khơng ồn, ít bị hao mịn,
với điều kiện khơ ráo có thể đảm bảo xe chạy với tốc độ cao, dễ dàng bảo dưỡng
sữa chữa… trong quá trình khai thác.

1.2 Đặt vấn đề nghiên cứu:
1.2.1 Tổng quan về các yêu cầu kỹ thuật của lớp mặt đường bê tơng nhựa:
Do có vị trí quan trọng như đã trình bày trên, bê tơng nhựa đã và đang trở thành
một trong những đối tượng nghiên cứu chính của khoa học xây dựng đường ô tô.
Việc nâng cao chất lượng và tuổi thọ lớp mặt bê tông nhựa (asphalt) của kết

cấu áo đường ở nước ta sẽ góp phần nâng cao chất lượng của cả mạng lưới đường
ơtơ và có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật to lớn. Những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng
và tuổi thọ của lớp mặt bê tơng asphalt của kết cấu áo đường có thể đi theo các
hướng cơ bản sau đây:

-1-


a) Sử dụng loại kết cấu áo đường phù hợp với tải trọng giao thông (tải trọng
trục xe và lưu lượng xe) và các điều kiện môi trường. Việc làm này được cân
nhắc cẩn thận trong bước thiết kế cơ sở và quyết định đầu tư:
− Bề dày lớp bê tông nhựa trong kết cấu áo đường một mặt ảnh hưởng quyết định
đến khả năng làm việc, cường độ và độ bền lâu dài của mặt đường. Ở nước ta,
chiều dày lớp bê tông asphalt được xác định theo quy trình thiết kế áo đường
mềm 22 TCN 211 – 06. Theo tài liệu này, lớp bê tông asphalt được kiểm tra
theo ba tiêu chuẩn về cường độ:
+ Ứng suất kéo uốn phát sinh ở đáy lớp bê tông nhựa được khống chế để không
gây nứt dẫn đến phá hoại lớp bê tơng đó.
+ Độ võng đàn hồi của tồn bộ kết áo đường trong đó có lớp bê tơng nhựa phải
nhỏ hơn độ lún đàn hồi cho phép nhằm đảm bảo hạn chế được sự phát triển của
hiện tượng mỏi trong vật liệu các lớp kết cấu dưới tác dụng trùng phục của xe
cộ, do đó bảo đảm duy trì được khả năng phục vụ của cả kết cấu đến hết thời
hạn thiết kế
+ Toàn bộ kết cấu áo đường phải đảm bảo để ứng suất cắt trong nền đất và các
lớp vật liệu chịu cắt trượt kém phải nhỏ hơn trị số giới hạn cho phép để đảm
bảo trong chúng không xảy ra biến dạng dẻo (hoặc hạn chế sự phát sinh biến
dạng dẻo);
− Cũng theo quy trình 22 TCN 211 – 06, các thơng số tính tốn cường độ và bề
dày áo đường mềm cần phải xác định tương ứng với thời kỳ bất lợi nhất về chế
độ thuỷ nhiệt (tức là thời kỳ nền đất và cường độ vật liệu của các lớp áo đường

yếu nhất). Xét đến các điều kiện nhiệt ẩm, mùa hè là thời kỳ bất lợi vì mưa
nhiều và nhiệt độ tầng mặt cao. Do vậy khi tính tốn cường độ theo tiêu chuẩn
độ lún đàn hồi, chỉ tiêu của bê tông nhựa được lấy tương ứng với nhiệt độ tính
tốn là 300C. Tuy nhiên, tính tốn theo tiêu chuẩn chịu kéo uốn thì tình trạng
bất lợi nhất đối với bê tơng nhựa lại là mùa lạnh (lúc đó các vật liệu này có độ
cứng lớn), do vậy lúc này lại phải lấy trị số mơ đun đàn hồi tính tốn của chúng
tương đương với nhiệt độ 10 – 150C. Khi tính tốn theo điều kiện cân bằng

-2-


trượt thì nhiệt độ tính tốn của bê tơng nhựa nằm phía dưới vẫn lấy bằng 300C,
riêng với lớp nằm trên cùng lấy bằng 600C.
b) Hồn thiện cơng nghệ thi công áo đường và chế tạo hỗn hợp bê tông asphalt
theo hướng hiện đại hố thiết bị và cơng nghệ:
− Ở nước ta hiện nay, khi chế tạo hỗn hợp bê tơng nhựa thì những u cầu kỹ
thuật về chất lượng vật liệu; công nghệ chế tạo; các chỉ tiêu cơ lý của bê tông
nhựa phải tuân thủ theo quy trình cơng nghệ thi cơng và nghiệm thu mặt đường
bêtơng nhựa 22 TCN 249 – 98.
− Các đặc trưng về cường độ, độ ổn định của BTN cũng phụ thuộc rất lớn vào
thành phần và tính chất của vật liệu cấu thành; vào sự phân bố đều đặn các cỡ
hạt và nhựa; vào công nghệ chế tạo cũng như thi công. Một chỉ tiêu cơ lý quy
định cho đá dăm làm cốt liệu sản xuất bê tơng nhựa rải nóng theo quy trình 22
TCN 249 – 98 là hàm lượng hạt thoi dẹt (hạt có chiều dày hoặc chiều ngang
nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài, chỉ tính cho hạt trên sàng 4,75mm) tối đa
không quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp cấp phối đá đăm. Quy trình
yêu cầu hàm lượng hạt dẹt tối đa không quá 15% nếu vượt quá tỷ lệ này thì sự
ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông nhựa cũng như cường độ lớp mặt đường
là một vấn đề chưa được nghiên cứu đánh giá cụ thể. Thực tế thì tỷ lệ hạt thoi
dẹt phụ thuộc rất lớn vào chất lượng mỏ đá, công nghệ khai thác và sản xuất đá

của các trạm nghiền sàng cung cấp đá cho các trạm trộn.
1.2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất đá để chế tạo bê tông nhựa ở Việt Nam:
a) Công nghệ khai thác và và nghiền sàng đá:
Theo được biết đa số các trạm khai thác và nghiền sàng ở phía Nam đặc biệt là
khu vực miền Đông Nam Bộ thường phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh đều có sơ đồ cơng nghệ
nghiền sàng (hình 1-1) dạng hai máy nghiền má (sơ cấp) bố trí cách nhau bởi hệ
thống sàng và một máy nghiền côn thông thường (thứ cấp) [18].

-3-


Hình 1-1: Sơ đồ cơng nghệ trạm nghiền sàng ở mỏ đá Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Nguyên lý hoạt động như sau:
− Đá sau khi khai thác bằng nổ mìn thành đá hộc được xe vận chuyển 1 chở đổ
vào phễu chứa 2. Đáy phễu có băng tấm để đưa đá vào máy nghiền má 4.
− Ra khỏi máy nghiền 4 (nghiền sơ cấp) đá được băng tải 5 đưa đá vào sàng
tuyển 6, tại đây tạp chất và một phần hữu cơ sẽ được tách ra, một phần nhỏ đá
lọt sàng dùng được ngay (14,15) phần còn lại là đá hộc sẽ được đưa vào máy
nghiền má 8 bằng băng tải 7.
− Ra khỏi máy nghiền sơ cấp 8 sản phẩm nghiền được đưa vào sàng rung 11
(9,11) có nhiệm vụ phân loại ra một phần nhỏ sản phẩm đá đã đạt kích thước
cho sử dụng. Phần khơng lọt sàng sẽ dùng máy nghiền côn 10 (nghiền thứ cấp).
− Sau khi qua máy nghiền côn 10 đá được đưa trở lại vào sàng rung 11 để tiếp
tục phân loại, kết quả nghiền sàng sẽ phân loại các nhóm hạt thơng dụng (12):
0-5mm, 5-10mm, 10-15mm và 20-25mm.

-4-



Hình 1-2: Trạm nghiền sàng ở mỏ đá Nhơn Trạch, Đồng Nai
b) Các loại máy nghiền và sản phẩm của máy:
Các máy nghiền sơ cấp (nghiền lần 1) thường dùng là máy nghiền má kiểu hàm
nhai (hình 1-3). Nguyên lý phá đá của 2 loại máy kiểu hàm nhai (hình 1-4) là ép vỡ
đá trong 2 hàm nên sản phẩm của nó thường dẹt, sắc cạnh.

Máy nghiền sơ cấp 1

Máy nghiền sơ cấp 2

Hình 1-3: Máy nghiền sơ cấp ở mỏ đá Nhơn Trạch, Đồng Nai

-5-


Hình 1-4: Sơ đồ nguyên lý máy nghiền má ở mỏ đá Nhơn Trạch, Đồng Nai
Máy nghiền thứ cấp thường là máy nghiền cơn (hình 1-5). Bộ phận làm việc
của máy nghiền cơn là hai cắt hình cơn, một là cơn tĩnh 2 (gọi là cơn ngồi), kia là
cơn động 1 (gọi là côn trong). Đá nguyên liệu đưa vào phía trên của máy gặp cơn
nghiền 2 quay và đảo (do có độ lệch tâm) nên đá bị phá vỡ theo nguyên tắc ép và
chà nên sản phẩm đều cạnh và năng suất cao so với máy nghiền má.

Hình 1-5: Máy nghiền côn thông thường ở mỏ đá Nhơn Trạch, Đồng Nai
Nếu muốn đá có chất lượng tốt hơn thì có một số trạm thay máy nghiền sơ cấp
2 bằng máy nghiền côn nhưng đầu tư một lúc hai máy nghiền côn như vậy sẽ tốn

-6-


kém vì máy nghiền cơn có giá rất cao so với nghiền kiểu hàm nhai nên đa số các

trạm nghiền chỉ sử dụng tối đa là 01 máy nghiền côn mà thơi.
Đa số máy nghiền hiện nay đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã và
đang tận dụng tối đa công suất nên cũng giảm chất lượng sản phẩm phần nào.
Số liệu thống kê một số kết quả thí nghiệm chất lượng đá dăm về chỉ tiêu hàm
lượng thoi dẹt của trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2, thành phố Hồ Chí
Minh [18] như sau:
STT

Tên trạm nghiền sàng đá dăm tại mỏ đá

Hàm lượng hạt
thoi dẹt (%)

1

Mỏ đá 30 tháng 4 tỉnh Đồng Nai

13,0 – 40,0

2

Mỏ đá Suối Mơ, phường Long Bình, Quận 9, TPHCM

17,9 – 24,8

3

Các mỏ ở Bình Dương, Bình Phước (đá đen)

28,0 - 31,0


Như vậy hầu như các trạm nghiền sàng đá ở miền Nam nói riêng và có thể là ở
Việt Nam đều cho ra sản phẩm đá có chỉ tiêu về hàm lượng hạt thoi dẹt quá quy
định theo quy trình 22 TCN 249-98 là 15%.
Theo chuẩn Liên Bang Nga mới ban hành ngày 24/04/2002, tiêu chuẩn đá dăm
hiện đòi hỏi rất cao về chất lượng. Tiêu chuẩn GOST 8276-93 được thay đổi lần 3
đã chia đá dăm phục vụ cho việc xây dựng thành 5 nhóm sản phẩm và mọi cơng
trình phải tn thủ chặt chẽ chỉ tiêu chất lượng. Đây là địi hỏi bắt buộc đá dăm phải
có chất lượng hình khối hộp (đá trịn), tỷ lệ hạt dẹt khống chế rất nghiêm ngặt. Năm
nhóm sản phẩm tương đương như sau:
+ Nhóm 1: Tỷ lệ đá dẹt chiếm 10% trở xuống
+ Nhóm 2: Tỷ lệ đá dẹt chiếm 10% - 15%
+ Nhóm 3: Tỷ lệ đá dẹt chiếm 15% - 25%
+ Nhóm 4: Tỷ lệ đá dẹt chiếm 25% - 35%
+ Nhóm 5: Tỷ lệ đá dẹt chiếm 35% - 50%
Hiện nay tiêu chuẩn đá quy định cho trạm trộn bê tơng xây dựng đang ở nhóm
2, tức là tỷ lệ hạt dẹt từ 10%-15%. Các máy nghiền côn thông thường không thể cho
ra sản phẩm đá dăm với tỷ lệ dẹt dưới 15%. Muốn đạt được tỷ lệ này thì phải dùng
-7-


máy nghiền cơn mịn trong q trình nghiền sàng đá (để loại bỏ tỷ lệ hạt dẹt trong
sản phẩm). Đây là địi hỏi rất khắc khe, vì máy nghiền cơn thơng thường cho sản
phẩm có tỷ lệ dẹt tới trên 25% [19]. Chính vì vậy muốn đảm bảo tỷ lệ dẹt theo quy
định thì các trạm trộn nên tự trang bị cho mình máy nghiền cơn hạt mịn để xử lý hạt
dẹt. Nhưng ở Việt Nam hầu như khơng có trạm trộn bê tơng nhựa nào tự trang bị
cho mình máy nghiền côn mịn mà đa số lấy đá đã mua từ trạm nghiền sàng về theo
từng loại đá có kích cỡ khác nhau rồi đưa thẳng vào máy trộn theo tỷ lệ nào đó mà
khơng cần xử lý hạt thoi dẹt. Lý do thì rất tế nhị nhưng dĩ nhiên vấn đề chính là sự
cạnh tranh hạ giá thành sản phẩm giữa các doanh nghiệp.


1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Từ những cơ sở hình thành đề tài như trên đề tài tiến hành thí nghiệm và
nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của hàm lượng hạt thoi dẹt trong hỗn hợp cốt
liệu đá dăm làm bê tông nhựa đến các “chỉ tiêu cơ lý” cơ bản quy định về thi công
nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa; sự ảnh hưởng về “cường độ vật liệu" khi tỷ lệ
thoi dẹt thay đổi. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cố gắng đi theo nguyên tắc là
các giá trị thí nghiệm về chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa bám theo quy trình 22 TCN
249 -98; các phương pháp thí nghiệm mô đun đàn hồi, cường độ ép chẻ, cường độ
kéo uốn giới hạn của bê tông nhựa cần thống nhất với lý thuyết tính tốn kiểm tra
theo ba tiêu chuẩn về cường độ mặt đường của quy trình thiết kế áo đường mềm 22
TCN 211 – 06.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
− Thu thập và tìm hiểu các tài liệu liên quan tới nội dung thực hiện đề tài
− Kết hợp giữa lý thuyết và thí nghiệm đo đạc trong phịng :
+ Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo các mẫu thí nghiệm cho từng hỗn hợp bê
tơng nhựa có hàm lượng hạt dẹt khác nhau: 10%, 15%, 20%, 25%, 35% để
phục vụ đề tài.
+ Thí nghiệm xác định các chỉ cơ lý của từng hỗn hợp bê tơng nhựa có hàm
lượng hạt dẹt thay đổi theo quy trình 22 TCN 62 – 84 và so sánh với quy
trình 22 TCN 249 – 98
-8-


+ Thí nghiệm xác định các đặc trưng tính tốn của từng hỗn hợp bê tơng nhựa
có hàm lượng hạt dẹt thay đổi theo ba tiêu chuẩn về cường độ của quy trình
22 TCN 211 – 06
− Tổng hợp số liệu, vẽ các biểu đồ so sánh
− Đưa ra nhận xét và giải thích các kết quả đạt được

− Kết luận và kiến nghị

1.5 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu:
− Đánh giá định tính về ảnh hưởng của hàm lượng hạt dẹt đến cường độ bê tông
nhựa trong công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
− Đề xuất một giới hạn mới về hàm lượng hạt dẹt khác với quy định mà vẫn chấp
nhận được trong điều kiện chế tạo bê tông nhựa ở Việt Nam.
− Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị tư
vấn; quản lý và sản xuất bê tơng nhựa.
− Do tiến hành đo đạc thí nghiệm trong phòng nên kết quả nghiên cứu còn hạn
chế chưa kết hợp kiểm tra thử nghiệm được ở hiện trường.
− Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên kết quả nghiên cứu chỉ tiến hành được
với một loại bê tông nhựa. Nghiên cứu vật liệu phức tạp này địi hỏi phải mở
rộng cho các loại bê tơng nhựa khác nữa.
Với mục tiêu của đề tài như vậy, tác giả mong muốn góp phần vào việc nâng
cao chất lượng mặt đường bê tông nhựa trong điều kiện Việt Nam.

-9-


CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÊ TÔNG NHỰA VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Yêu cầu về vật liệu hỗn hợp bê tông nhựa:
Bê tông nhựa hay bê tông asphalt là một hỗn hợp vật liệu bao gồm: đá, cát, bột
khoáng được phối hợp theo một tỉ lệ hợp lý để tạo một cấp phối tốt nhất, được trộn
nóng với nhựa theo một chế độ nhất định trong trạm trộn rồi rải nóng và lu lèn.
Trong đó:
+ Đá dăm và cát là bộ khung chịu lực, tăng tính ổn định của bê tơng nhựa
+ Bột khống đóng vai trò lấp đầy lỗ rỗng tăng nhanh tỷ diện bề mặt các cốt

liệu để đồng thời kết hợp với bitum hình thành “lưới” dính kết hỗn hợp với
nhau và tăng khả năng chịu nhiệt cho bê tông nhựa.
+

Bitum là chất kết dính hữu cơ có khả năng dính kết các vật liệu khoáng vật
tạo một hỗn hợp chịu lực mới.

2.1.1 Đá dăm:
− Đá dăm dùng để chế tạo bê tông nhựa phải là đá nghiền từ các nham thạch
cứng và chắc. Đối với đá thiên nhiên thì nên chọn đá có gốc bazơ nhằm tăng
khả năng dính bám với nhựa. Đá dăm phải đáp ứng được yêu cầu về: cường độ,
tính đồng nhất, độ hao mịn, hình dạng, độ nhám bề mặt và khả năng dính bám
tốt với nhựa.
− Đá dăm phải có dạng khối lập phương nhiều góc cạnh để tăng khả năng chèn
móc giữa các cốt liệu; đá sạch; đá khơng lẫn tạp chất; đá bị phong hóa và mềm
yếu không được vượt quá 10% khối lượng; hàm lượng bụi, bùn, sét không được
vượt quá 2% về khối lượng; độ ẩm nhỏ hơn 8% và hàm lượng các hạt thoi dẹt
không vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp.
− Phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý qui định cho đá dăm dùng trong bê tông nhựa
rải nóng theo 22TCN 249-98
2.1.2 Cát:
− Cát dùng trong bê tơng nhựa có thể dùng cát thiên nhiên hay cát nhân tạo:
- 10 -


+ Đối với cát nhân tạo được xay từ đá thì cường độ chịu nén của đá nghiền
khơng được nhỏ hơn cường độ chịu nén của đá dùng làm đá dăm.
+ Đối với cát thiên nhiên phải có mơ đun đàn độ lớn Mk ≥ 2. Trường hợp
Mk<2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát nghiền được xay từ đá.
− Cát phải cứng, chắc, sạch, khơng phong hóa, khơng chứa tạp chất và có cấp

phối phù hợp để tăng lực nội ma sát.
2.1.3 Bột khoáng:
− Bột khoáng là vật liệu hạt mịn thường là bột đá vôi, bột đá đơlơmit, cũng có thể
dùng xi măng, tro bay, bột clanhke… có tác dụng lấp đầy lỗ rỗng làm tăng độ
đặc của hỗn hợp, tăng diện tích tiếp xúc. Chất lượng của bột khoáng được đặc
trưng bởi thành phần khoáng vật, độ mịn, độ rỗng, hệ số ưa nước.
− Các vật liệu dùng để chế tạo bột khoáng phải sạch, hàm lượng bụi, sét không
vượt quá 5%. Đối với bột khống được chế tạo từ đá thì cường độ chịu nén yêu
cầu của đá không được nhỏ hơn 200KG/cm2.
− Bột khống phải khơ, tơi (khơng vón cục). Nếu hàm lượng bột khống nhiều sẽ
làm tăng tốc độ hóa già của bitum và tính dịn trong bê tơng nhựa.
− Bột khống phải thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của bột khoáng nghiền
từ đá cácbonát theo 22 TCN 249-98
2.1.4 Nhựa đường:
− Hiện nay, chúng ta thường sử dụng nhựa đặc bán cứng 60/70 gốc dầu mỏ
(bitum) để chế tạo bê tơng nhựa. Như vậy, khơng có nghĩa là các loại nhựa đặc
bán cứng khác có độ kim lún như 40/60 hay 70/80 v.v bị cấm sử dụng. Thực tế
có thể căn cứ vào chế độ thủy nhiệt nền - mặt đường của từng vùng khác nhau
để chọn loại nhựa thích hợp. Ví dụ: Vùng lạnh cho phép chọn nhựa đặc bán
cứng có độ kim lún cao hơn vùng nóng.
− Yêu cầu chung: Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất và phải thỏa mãn
tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc dùng cho đường bộ theo 22 TCN 249-98

2.2 Thiết kế thành phần bê tơng nhựa: [20]
2.2.1 Mục đích:
- 11 -


Thiết kế thành phần bê tông nhựa là sự lựa chọn bê tông nhựa hợp lý phù hợp
với điều kiện làm việc, với khả năng thi cơng, sau đó là sự lựa chọn tỷ lệ phối hợp

để có loại bê tông nhựa đạt yêu cầu sử dụng
2.2.2 Thiết kế tỷ lệ phối hợp của cốt liệu:
− Thiết kế tỷ lệ phối hợp cốt liệu sao cho cấp phối đạt được các chỉ tiêu yêu cầu
kỹ thuật qui định. Thành phần cấp phối cốt liệu của hỗn hợp có thể xác định
theo “Qui trình cơng nghệ thi cơng và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22
TCN 249 – 98” của Bộ Giao thông Vận tải. Với đường cấp phối này sẽ tạo ra
được bộ khung chịu lực tốt nhất với dung trọng và cường độ cao nhất.
− Có nhiều phương pháp để tính tốn thành phần bê tơng nhựa, có thể tính tốn
kết hợp với thực nghiệm và thực nghiệm hoàn toàn.
2.2.3 Xác định cấp nhựa bitum:
− Căn cứ vào loại mặt đường, mục đích sử dụng, tính chất xe chạy, điều kiện khí
hậu của địa phương, điều kiện thi cơng, mùa thi cơng và các tính chất, kích cỡ
của cốt liệu để chọn loại và cấp của nhựa.
− Đối với những nơi có nhiều xe nặng chạy và vùng khí hậu nóng thì ta phải
dùng bitm mác cao. Nếu lượng bitum nhiều sẽ gây hiện tượng lượn sóng, đùn
nhựa, hằn vết xe ảnh hưởng tới tới việc lưu thông xe. Người ta thường chọn
bitum có gốc dầu mỏ để làm chất liên kết trong xây dựng đường (Bảng 2.1).
Bitum được sử dụng phải thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật theo 22 TCN 24998.
− Ngoài ra, độ nhớt của bitum đóng vai trị quan trọng, nó ảnh hưởng đến cấp của
vật liệu nhựa và nhiệt độ sử dụng. Đối với mặt đường trộn nóng, rải nóng thì có
thể dùng vật liệu nhựa đường có độ nhớt tương đối cao. Đối với mặt đường
trộn nóng, rải nguội thì có thể dùng vật liệu nhựa đường có độ nhớt tương đối
thấp. Đối với mặt đường thấm nhập nhựa có thể dùng nhựa đường có độ nhớt
tương đối trung bình. Nếu nhựa q nhớt thì sẽ khó thấm vào đá, nếu nhựa q
lỏng thì nhựa dễ chảy xuống đáy mặt đường. Thơng thường cấp của bitum
nhựa được xác định thông qua các cấp độ kim lún.
- 12 -


Cấp bitum theo độ kim lún

Chỉ tiêu

40-50

60-70

85-100

min max min max min Ma

120-150

200-300

min max min Ma

x

Độ kim lún ở 770F

x

100 120 150 200 300

40

50

60


70

85

450

-

450

-

450

-

425

-

350

-

100

-

100


-

100

-

100

-

100

-

55+

-

52+

-

47+

-

42+

-


37+

-

-

-

50

-

75

-

100

-

100

-

99

-

99


-

99

-

99

-

99

-

(250C), 100g, 5s
Điểm cháy 0F
Độ kéo dài ở 770F
(250C), 5cm/phút (cm)
Độ kim lún cịn lại
sau khi thí nghiệm
RTFOT (%)
Độ kéo dài ở 770F
(250C) , 5cm/phút
(cm) sau TFOT
Độ hòa tan trong
trichloroethylene (%)

Bảng 2-1: Qui định kỹ thuật phân cấp bitum theo độ kim lún (ASTM D946)
2.2.4 Xác định hàm lượng nhựa tối ưu:
− Có nhiều phương pháp khác nhau để tính tốn xác định hàm lượng bitum tối ưu

như tính tốn theo lý thuyết độ rỗng của hỗn hợp hay là lý thuyết bề mặt.
Phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp Marshall nhằm xác
định hàm lượng nhựa tối ưu khi thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa.
− Hàm lượng nhựa tối ưu là hàm lượng nhựa có các điều kiện thỏa mãn yêu cầu
về kinh tế và an toàn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ta tiến hành theo các bước:
+ Phối hợp các cốt liệu theo một tỷ lệ thích hợp nhằm tạo ra một cấp phối tốt
nhất thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của cấp phối dùng cho bê tông nhựa.
- 13 -


+ Dựa vào biểu mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ nhớt để xác định nhiệt độ
trộn và lu lèn tương ứng với loại nhựa đang sử dụng
+ Từ thành phần hạt và lượng bitum đã định trên đem chế tạo các mẫu thí
nghiệm đường kính 101,6mm, chiều cao 60-65mm, gồm 1200g cốt liệu với
hàm lượng nhựa thay đổi cách nhau 0,5% quanh hàm lượng nhựa tối ưu
+ Xác định dung trọng và độ rỗng của các mẫu
+ Xác định độ ổn định và độ dẻo của mẫu bằng thí nghiệm Marshall.

2.3 Phương pháp thực nghiệm chế tạo bê tơng nhựa nóng:
2.3.1 Sấy và nung vật liệu khống:
− Khi nung vật liệu khống đến nhiệt độ thi cơng, nó sẽ giúp cho sự liên kết giữa
bitum và bề mặt vật liệu khoáng tốt hơn. Sự tương tác này xảy ra mạnh hay yếu
đều có ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý và chất lượng của hỗn hợp bê tông
nhựa nên nhiệt độ là một trong những yều tố quan trọng trong quá trình hấp thụ
bitum của vật liệu khoáng.
− Nhiệt độ nung của vật liệu khoáng phụ thuộc vào loại bitum, loại vật liệu
khống và điều kiện khí hậu nơi làm việc.
2.3.2 Nấu bitum:
− Bitum dùng chế tạo bê tông nhựa phải khử hết nước ở nhiệt độ 105 - 1100C và
nung chảy lỏng ở nhiệt độ qui định để dễ dàng trộn với hỗn hợp vật liệu khoáng

và làm tăng khả năng hấp thụ bitum của bề mặt vật liệu khống.
− Mỗi loại bitum có nhiệt độ nung khác nhau và phụ thuộc vào độ quánh của nó.
Yếu tố quan trọng khi nung bitum là thời gian và nhiệt độ khi nung. Khi nung
bitum ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ ảnh hưởng tới các tính chất cơ lý của nhựa: độ
kim lún, độ kéo dài giảm xuống, nhiệt độ hóa mềm tăng lên. Do đó, khi nấu
bitum cần chú ý đến nhiệt độ sao cho dưới tác dụng của nhiệt độ các tính chất
của bitum hầu như khơng thay đổi. Khi đó hỗn hợp bê tơng nhựa tạo được sẽ
tốt nhất.
2.3.3 Cân đong vât liệu khoáng và bitum:

- 14 -


Khi cân đong vật liệu khống, thơng thường cân khi vật liệu ở trạng thái khơ sẽ
có độ chính xác hơn. Vật liệu có thể đong theo trọng lượng hay theo thể tích tùy
theo phương pháp tính tốn.
2.3.4 Trộn hỗn hợp vật liệu:
− Đây là khâu quan trọng tạo nên một hỗn hợp đồng nhất và nó có ảnh hưởng đến
các tính chất của bê tơng nhựa. Bê tơng nhựa đạt chất lượng cao khi cấp phối
hạt đồng nhất và các hạt vật liệu được nhựa bao bọc hoàn toàn.
− Thông thường khi trộn bê tông nhựa, người ta tiến hành trộn hỗn hợp cấp phối
trước, sau đó mới cho bitum vào. Vì khi trộn khơ, các hạt vật liệu được bao bọc
trước bằng một lớp bột khoáng, làm cho nó liên kết với bitum tốt hơn.
− Thời gian trộn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hỗn hợp. Khi thời gian trộn
thích hợp thì bitum sẽ bao bọc đều hạt cốt liệu và nâng cao khả năng liên kết
giữa các hạt cốt liệu, nâng cao chất lượng của bê tông nhựa.

2.4 Phương pháp thực nghiệm xác định hàm lượng hạt thoi dẹt: [8]
2.4.1 Khái niệm hạt thoi dẹt:
− Theo tiêu chuẩn TCVN 1772-87 “Đá sỏi trong xây dựng và phương pháp thử”,

hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều
dài.

Hình 2-1: Dạng hạt thoi dẹt
− Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm

- 15 -


− Hàm lượng hạt thoi dẹt của đá dăm được xác định riêng cho từng cỡ hạt. Nếu
cỡ hạt nào trong vật liệu chiếm dưới 5% khối lượng thì hàm lượng hạt thoi dẹt
của cỡ hạt đó khơng cần xác định.
2.4.2 Thiết bị thí nghiệm xác định hàm lượng thoi dẹt:
+ Cân điện tử độ chính xác 0.01g (hình 2-4)
+ Thước kẹp cải tiến (hình 2-3)
+ Bộ sàng tiêu chuẩn (hình 2-2)
2.4.3 Chuẩn bị mẫu:
+ Dùng bộ sàng tiêu chuẩn để sàng đá dăm đã sấy khô thành từng cỡ hạt, tuỳ
theo cỡ hạt tích lũy trên sàng mà trữ riêng để cân đong và lựa hạt dẹt.

Hình 2-2: Bộ sàng máy (lỗ vuông) hiệu ELE

- 16 -


Hình 2-3: Thí nghiệm đo kích thước hạt thoi dẹt

Hình 2-4: Lựa và cân đong khối lượng hạt thoi dẹt
2.4.4 Tiến hành thử:
+ Đầu tiên quan sát chọn bằng mắt những hạt có chiều dày hay chiều ngang

của nó nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài. Khi có sự nghi ngờ ta dùng thước
kẹp chuyên dụng (hình 2-3) để xác định chính xác bằng cách đặt chiều dài
hịn đá vào thước kẹp để xác định khoảng cách L; sau đó cố định thước ở
khoảng cách đó và cho chiều dày hoặc chiều ngang của hòn đá lọt lọt qua
khe d. Hạt nào lọt qua khe d thì hạt đó là hạt thoi dẹt, rồi cân các hạt còn lại.
+ Các thơng số:

d 1
= ;
L 3

α = 19030

2.4.5 Tính kết quả:
+ Tỷ lệ hạt thoi dẹt trong đá được xác định theo cơng thức:
Td =

m1
× 100 (%)
m1 + m2

(2.1)

Trong đó :
m1 : khối lượng các hạt thoi dẹt cho một cỡ hạt, g
m2 : khối lượng các hạt còn lại của cỡ hạt tương ứng, g

- 17 -



+ Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết
quả đã xác định cho từng cỡ hạt.
2.4.6 Ví dụ thực nghiệm minh họa:
Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt cho 10 Kg của hỗn hợp cốt liệu chế tạo bê
tông nhựa chặt C15 có thành phần cấp phối hạt lọt giữa đường bao cấp phối theo
quy trình 22 TCN 249- 98:
+ Khối lượng cần cho từng cở hạt để xác định hàm lượng hạt thoi dẹt như
bảng sau:
Kích thước sàng,
mm

Khối lượng
cần , g
(m1+m2)

Tỷ lệ lọt sàng tích lũy
nằm giữa đường bao
CP theo TCN 249- 98
(%)

Tỷ lệ lọt sàng tích lũy
theo TCN 249- 98
(%)

16

0

100


100

12.5

250

97.5

95-100

9.5

1850

79

75-83

4.75

2550
Khơng cần

53.5
Không quan tâm

47-60
Không quan tâm

2.36


+ Giả sử khối lượng hạt dẹt lựa và cân được của các cỡ sàng như sau:
Kích thước sàng,
mm

Khối lượng hạt
dẹt, g
(m1)

Khối lượng hạt
cịn lại , g
(m2)

Tỷ lệ thoi dẹt , g
Td (%)

12.5

57

193

22.80

9.5

466

1384


25.19

4.75

731.5

1818.5

28.69

+ Hàm lượng hạt dẹt của hỗn hợp được tính như sau:

T

hh
d

=

250 × 22.8% + 1850 × 25.19% + 2550 × 28.69%
× 100 = 26.98(%)
250 + 1850 + 2550

2.5 Phương pháp thực nghiệm xác định khối lượng thể tích xốp của đá:
Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp đá dăm ở trạng thái tự nhiên chưa
đầm chặt
¾ Cách xác định:

- 18 -



×