Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phương pháp tiến độ đa mục tiêu (thời gian, chi phí), xem xét sự liên tục của nhiều tổ đội cho dự án có nhiều đơn vị lặp lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

TRẦN ĐỖ TUẤN VŨ

Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TIẾN ĐỘ ĐA MỤC
TIÊU (THỜI GIAN, CHI PHÍ), XEM
XÉT SỰ LIÊN TỤC CỦA NHIỀU TỔ
ĐỘI CHO DỰ ÁN CÓ NHIỀU ĐƠN VỊ
LẶP LẠI
Chuyên Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8 Năm 2010
i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S LƯƠNG ĐỨC LONG ………………………..
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: ……………………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Cán bộ chấm nhận xét 2: ……………………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA , ngày ….. tháng ….. năm 2010
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
Ngày sinh
Chuyên ngành
MSHV

: TRẦN ĐỖ TUẤN VŨ
: 01-07-1982
: Công nghệ và Quản lý Xây dựng
: 00808591

Phái
: Nam
Nơi sinh : Quảng Ngãi


1. TÊN ĐỀ TÀI : PHƯƠNG PHÁP TIẾN ĐỘ ĐA MỤC TIÊU (THỜI GIAN, CHI PHÍ),
XEM XÉT SỰ LIÊN TỤC CỦA NHIỀU TỔ ĐỘI CHO DỰ ÁN CÓ
NHIỀU ĐƠN VỊ LẶP LẠI
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Đưa ra một phương pháp lập tiến độ với mục tiêu cực tiểu thời gian hoàn thành và
thời gian gián đoạn đồng thời chi phí của một dự án xây dựng có một hay nhiều đơn vị có các cơng
tác giống nhau hoặc gần giống nhau và các công tác được thi cơng bởi một hoặc nhiều tổ đội. Đồng
thời có xét đến tính chất của cơng tác (cơng tác có thể gián đoạn hay khơng) tại đó thời gian gián
đoạn của công tác cho phép gián đoạn sẽ được cực tiểu.
So sánh phương pháp đề xuất với các phương pháp trước đây.
Viết một chương trình thực hiện trên máy tính từ phương pháp trên.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

25-01-2010

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 02-08-2010
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
iii


KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi muốn được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Tiến sĩ Lương Đức
Long. Thầy đã có những hướng dẫn giá trị, những lời động viên khuyến khích hữu ích cho tơi trong
suốt thời gian học tập và đặc biệt là để hồn thành luận văn này.
Đồng thời tơi cũng mong muốn gửi cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Trường đại học
Bách Khoa – Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các bạn trong lớp Cao học Công nghệ và Quản lý
xây dựng khóa 2008 đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập tại đây.
Và lời cảm ơn cuối cùng tôi mong muốn được gửi đến là Mẹ và các Em của tôi – những người
đã sát cánh động viên hỗ trợ về mặt vật chấ, tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
khóa học này.

iv


TÓM TẮT
Đưa ra phương pháp lập tiến độ một dự án xây dựng có một hay nhiều đơn vị có các công tác
giống nhau hoặc gần giống nhau và mỗi công tác được thi công bởi một hoặc nhiều tổ đội như: nhà
cao tầng, một dự án nhà ở, dự án đường cao tốc, mạng lưới đường ống, nhiều cây cầu giống nhau
hay đường hầm…Đồng thời có xét đến tính chất của công tác (công tác cho phép gián đoạn hay
không) và đưa ra phương pháp tối ưu thời gian gián đoạn của cơng tác cho phép gián đoạn. Thuật
tốn trên được phát triển thành một chương trình được viết bằng ngơn ngữ Visual Basic, và qua đó
một số ví dụ minh hoạ được chạy bằng chương trình này để hiện ưu điểm của phương pháp đề xuất
so với các phương pháp khác.

v



MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1.1 Dự án xây dựng nhiều cơng trình ..........................................................................................1
1.2 Các vấn đề trong lập tiến độ dự án xây dựng nhiều cơng trình .............................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................................3
Chương 2. LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................4
2.1 Giới thiệu ...............................................................................................................................4
2.2 Kỹ thuật lập tiến độ truyền thống ..........................................................................................4
2.3 Kỹ thuật lập tiến độ cho những dự án xây dựng lặp lại.........................................................5
Chương 3. MƠ HÌNH LẬP TIẾN ĐỘ CHO DỰ ÁN CÓ NHIỀU ĐƠN VỊ LẶP LẠI...................7
3.1 Mơ tả mơ hình........................................................................................................................7
3.2 Mơ tả các thơng số dự án.......................................................................................................8
3.3 Sơ đồ khối tổng quát..............................................................................................................9
3.4 Sơ đồ khối xác định tổ đội thực hiện công tác – hàm namecrew(j, Ci)...............................10
3.5 Sơ đồ khối tính tốn ma trận DUij, CUij, Dij và Cij ..............................................................11
3.6 Sơ đồ khối tính toán ESij và EFij theo bước 1......................................................................12
3.7 Sơ đồ khối tính tốn ESij và EFij theo bước 2......................................................................15
3.8 Mơ hình tính tốn ESij và EFij theo bước 3 .........................................................................17
3.8.1. Giai đoạn 1 ...................................................................................................................17
3.8.2. Giai đoạn 2 ...................................................................................................................19
3.9 Tính tốn chi phí thực hiện dự án ........................................................................................21
Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH LẬP TIẾN ĐỘ ..............................................................................24
4.1 Giới thiệu ngơn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 ...................................................................24
4.2 Chương trình lập tiến độ......................................................................................................25
4.2.1. Nhập dữ liệu .................................................................................................................25
4.2.2. Phân tích dữ liệu...........................................................................................................29
4.2.3. Xuất kết quả .................................................................................................................38
Chương 5. VÍ DỤ MINH HỌA......................................................................................................40
5.1 Ví dụ 1 .................................................................................................................................40

5.2 Ví dụ 2 .................................................................................................................................42
5.3 Nhận xét...............................................................................................................................43
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................................44
6.1 Kết luận................................................................................................................................44
6.2 Các hạn chế và hướng phát triển tiếp theo...........................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................45
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................................47
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG................................................................................................................78

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1.1: Mạng cơng tác trên nút dùng để biểu diễn một dự án với 2 đơn vị và 6 công tác ..............1
1.2: Công tác lặp lại có thời gian thi cơng giống nhau...............................................................2
1.3 : Cơng tác lặp lại có thời gian thi cơng khác nhau ...............................................................2
1.4: Công tác alpha và công tác beta ..........................................................................................3
3.1: Các thông số về dự án .........................................................................................................7
3.2: Các thông số về tổ đội .........................................................................................................8
3.3: Sơ đồ khối tổng quát ...........................................................................................................9
3.4: Sơ đồ khối xác đinh tên tổ đội thực hiện công tác i ở đơn vị j..........................................10
3.5: Sơ đồ khối tính tốn ma trận DUij và CUij ........................................................................11
3.6 : Sơ đồ khối tính tốn theo bước 1 .....................................................................................13
3.7 : Ví dụ sau khi xử lý xong bước 1 ......................................................................................14
3.8: Sơ đồ khối tính tốn theo bước 2 ......................................................................................15
3.9:Ví dụ sau khi xử lý xong bước 2 ........................................................................................16
3.10: Sơ đồ khối tính tốn theo bước 3 giai đoạn 1..................................................................17
3.11: Sơ đồ khối tính toán theo bước 3 giai đoạn 2..................................................................19

3.12 : Sau khi thực hiện bước 3 (bước cuối cùng) ...................................................................21
3.13 : Sơ đồ khối tính chi phí thực hiện dự án .........................................................................23
4.1 : Giao diện chương trình.....................................................................................................25
4.2 : Cửa sổ nhập số tổ đội lớn nhất và số đơn vị của dự án ....................................................25
4.3 : Giao diện nhập đơn vị, công tác và tổ đội........................................................................26
4.4 : Một ví dụ về nhập dữ liệu hồn chỉnh..............................................................................27
4.5 : Nhập chi phí gián tiếp của dựa án ...................................................................................28
4.6: Cửa sổ lưu thông tin dự án ................................................................................................28
4.7: Cửa sổ để mở một dự án có sẵn ........................................................................................29
4.8: Kết quả sau khi phân tích dữ liệu dự án............................................................................38
5.1: Số liệu ví dụ của Harris (1998) .........................................................................................40
5.2: Bổ sung chi phí gián tiếp cho ví dụ Harris........................................................................40
5.3: Tiến độ của dự án theo ví dụ của Harris sau khi chạy chương trình.................................41
5.4: Tiến độ dự án theo phương pháp RSM của Harris............................................................41
5.5: Số liệu của dự án ở ví dụ 2................................................................................................42
5.6: Tiến độ dự án của ví dụ 2..................................................................................................42

vii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Chương 1.
1.1

GIỚI THIỆU

Dự án xây dựng nhiều cơng trình


Dự án xây dựng nhiều cơng trình là dự án có các đơn vị tương tự nhau. Một đơn vị có
thể đơn giản là một sàn của nhà cao tầng, một mẫu nhà trong dự án nhà ở hoặc một phần
của mạng lưới đường ống. Một ví dụ khác của dự án xây dựng nhiều cơng trình là những
dự án xây dựng về: đường cao tốc, đường băng, đường sắt, các cây cầu, đường hầm, hệ
thống cống và hệ thống giao thông công cộng. Trong nghiên cứu trước đây, thuật ngữ dự
án tuyến tính (linear projects) cũng được sử dụng để chỉ loại dự án này (Arditi và Albulak,
1979; Dressler, 1974; Mawdesley et al, 1980; và Selinger, 1980)[1,2,3,4]. Trong dự án lặp
lại, các công tác có thể lặp lại hoặc khơng lặp lại. Ví dụ trong dự án xây dựng nhà cao tầng,
công tác bê tông được lặp lại từ tầng này đến tầng khác nên có thể xem là cơng tác lặp lại,
trong khi đó cơng tác đào đất chỉ được thực hiện một lần nên được xem là công tác không
lặp lại.
2

4

Đơn vị 1

6

1
3

5
2

Đơn vi 2

4
6


1
3

5

Hình 1.1: Mạng cơng tác trên nút dùng để biểu diễn một dự án với 2 đơn vị và 6 cơng tác
Theo Vorster và Bafna (1992)[5] thì dự án lặp lại chia làm 2 dạng. Dạng đầu tiên là
những cơng tác lặp lại có thời gian thi cơng giống nhau trong tất cả các đơn vị và được thể
hiện thành các đường thằng như hình 1.1. Ví dụ: Một dự án nhà ở trong đó các cơng tác
xây dựng nhà ở được lặp lại trong tất cả các đơn vị của dự án. Trong dạng thứ 2, công tác
lặp lại có thời gian thi cơng khơng giống nhau trong các đơn vị như hình 1.2. Ví dụ: Dự án
xây dựng đường cao tốc, thời gian thi công đào đất ở các công đoạn là khác nhau.

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-1-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 1.2: Cơng tác lặp lại có thời gian thi cơng giống nhau

Hình 1.3 : Cơng tác lặp lại có thời gian thi công khác nhau
Trong thực tế, thời gian thi công các công tác ở các đơn vị thường khác nhau bởi vì
khối lượng ở các đơn vị khác nhau và năng suất lao động của các tổ đội cũng khác nhau.

Ví dụ trong công tác đào đất, khối lượng đào đất trong mỗi đơn vị có thể khác nhau bởi vì
địa hình, năng suất, loại đất ở từng đơn vị khác nhau.
1.2

Các vấn đề trong lập tiến độ dự án xây dựng nhiều cơng trình

Việc lập tiến độ cho một dự án có nhiều đơn vị lặp lại trong đó các công tác được thực
hiện bởi một hay nhiều tổ đội là rất phức tạp. Để xác định được thời gian thực hiện của mỗi
công tác cần phải kết hợp việc sử dụng nhiều tổ đội để thi công 1 công tác trong giải quyết
các vấn đề sau:
Trong dự án nhiều cơng trình, một tổ đội xây dựng thi cơng một công tác thường di
chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác. Việc lập tiến độ đòi hỏi đảm bảo cho các tổ đội
được làm việc liên tục tránh thời gian gián đoạn không cần thiết (Ashley 1980, Birrell

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-2-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

1981, El-Rayaes và Moselhi 1997, Kavanagh 1985 và Reda 1990)[6,7,8,9]. Như vậy, vấn
đề thứ nhất ở đây là việc lập tiến độ phải tối đa hiệu quả việc sử dụng tài nguyên.
Trong dự án xây dựng lặp thường bao gồm cả công tác lặp lại và không lặp lại. Mỗi
loại công tác này địi hỏi những kỹ thuật tính tốn khác nhau. Đối với những cơng tác
khơng lặp lại thì có thể sử dụng các kỹ thuật lập tiến độ mạng truyền thống. Tuy nhiên, các

công tác lặp lại thi yêu cầu những kỹ thuật có xét đến sự làm việc của tổ đội. Vấn đề thứ
hai ở đây là phải kết hợp được hai kỹ thuật lập tiến độ trên.
Vấn đề thứ 3 ở đây là phải tối ưu được thời gian gián đoạn của các tổ đội. Theo Lương
Đức Long 2009[10], thì cơng tác được chia làm 2 loại: loại 1 (gọi là alpha) là loại không
cho phép gián đoạn, loại 2 (gọi là beta) là loại cho phép gián đoạn, theo Hình 1.3 thì cơng
tác alpha là cơng tác 3 và cơng tác beta là cơng tác 3. Do đó, việc tối ưu hóa gián đoạn là
tối ưu thời gian chết của tổ đội thi cơng cơng tác loại beta.

Hình 1.4: Công tác alpha và công tác beta
Mục tiêu nghiên cứu

1.3

Mục tiêu của việc nghiên cứu là đưa ra được một mơ hình để lập tiến độ cho dự án xây
dựng có nhiều đơn vị lặp lại và có nhiều tổ đội cùng thi công một công tác. Cụ thể là hồn
thành các mục tiêu sau:
1)
2)
3)
4)

Đưa ra thuật tốn để lập tiến độ cho các công tác lặp lại và các công tác này được
thực hiện bởi một hoặc nhiều tổ đội
Đưa ra thuật toán tối ưu thời gian gián đoạn của cơng tác beta dựa trên thuật tốn
của Lương Đức Long 2009[10] nhưng có xét tới nhiều tổ đội.
Tính tốn chi phí để thực hiện dự án.
Từ các thuật tốn đã đưa ra viết thành một chương trình để có thể tự động hóa
việc lập tiến độ bằng máy tính.

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ


-3-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Chương 2.

LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1

Giới thiệu

Lập tiến độ của dự án xây dựng là rất quan trọng trong cả 3 giai đoạn: trước, đang và
đã xây dựng. Trước khi xây dựng, lập tiến độ để đưa ra thời gian hoàn thành và thời gian
kết thúc cho mỗi công tác cũng như của cả dự án. Những thông tin này thường phải cung
cấp trong giai đoạn đấu thầu theo quy định của nhiều hợp đồng xây dựng. Hơn nữa, lập
tiến độ để xác định những tài nguyên cần thiết để có kế hoạch cung cấp hợp lý như: vật tư,
nhân công, thiết bị và tiền. Trong khi xây dựng, tiến độ đóng vai trị như là một đường lối
chỉ đạo để thực hiện dự án. Điều này cũng giúp phát hiện sớm những sai lệch và có các giải
pháp hợp lý. Sau khi xây dựng, tiến độ khi lập kế hoạch được so sánh với tiến độ hồn
cơng để giải quyết những yêu cầu và tranh luận có thể nay sinh. Thêm vào đó, phân tích
tiến độ khi hồn cơng sẽ cung cấp những dữ liệu giá trị để sử dụng trong các dự án tương
lai.
2.2


Kỹ thuật lập tiến độ truyền thống

Trong chiến tranh thứ nhất, Henry L.Gantt đã đưa ra tiến độ ngang thể hiện sự liên hệ
tiến độ công việc và thời gian (Antill và Woodhead 1990)[11]. Những công tác được thể
hiện bởi những thanh. Chiều dài của thanh phụ thuộc vào thời gian thực hiện công tác.
Tiến độ ngang rất dễ đọc, dễ hiểu nhưng lại khó cập nhật, không thể hiện được mối liên hệ
giữa các công việc, khó dự báo được sự tác động của các cơng việc thay đổi đối với thời
hạn hồn thành dự án. Mặc dù sau này có sự xuất hiện của tiến độ mạng, tiến độ ngang vẫn
tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong cơng việc xây dựng bởi vì nó đơn giản dễ dùng và
khơng cần có mối quan hệ qua lại giữa các cơng việc. Tuy nhiên, vì tiến độ ngang không
xác lập được mối quan hệ qua lại giữa các công việc nên mất nhiều thời gian để cập nhật
tiến độ. Nếu như có một cơng việc trong tiến độ ngang thay đổi thì sẽ khơng tự động điều
chỉnh các công việc tiếp theo.
Để tránh những giới hạn của tiến độ ngang, tiến độ mạng được đưa vào sử dụng để lập
tiến độ cho các dự án xây dựng trong giai đoạn từ 1956-1958 (Antill và Woordhead
1990)[11]. Phương pháp tiến độ mạng thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc và lập
được biểu đồ chi phí và tài nguyên theo thời gian. Đây là một phương pháp có hiệu quả
dùng để lập tiến độ quản lý tổng thể và tiến độ chi tiết trong thi công xây dựng. Tiến độ
mạng cũng chỉ ra công tác găng là những công tác mà sự thay đổi của nó ảnh hưởng đến
thời gian thực hiện dự án. Có hai phương pháp cơ bản để vẽ sơ đồ mạng: Sơ đồ mạng mũi
tên (đôi khi được gọi là sơ đồ mạng công việc trên mũi tên – Activity On Arrow – AOA)
và sơ đồ mạng theo quan hệ ( đôi khi được gọi là sơ đồ mạng công việc trên nút – Activity
On Node – AON)
Khi áp dụng những kỹ thuật lập tiến độ truyền thống để lập tiến độ cho dự án xây dựng
có nhiều đơn vị lặp lại thì gặp nhiều khó khăn vì: 1) Phức tạp và dư tiến độ đối với những
đơn vị lặp lại (Johnston et al. 1986, Reda 1990, Suhail và Neale 1994, và Stradal và Cacha
1982) [12] ; 2) Nó khơng thể đảm bảo duy trì sự làm việc liên tục của các tổ đội thực hiện
các công tác trong dự án lặp lại (Selinger 1980, Reda 1990, Russell 1990, và Rusell và
Wong 1993) [4,9,13,14]. Sự phức tạp và dư thừa trong việc lập tiến độ có thể hình dung

thơng qua ví dụ sau: Một dự án nhà ở bao gồm 200 căn nhà. Để xây dựng một căn nhà cần
HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-4-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

thực hiện 24 công tác. Vậy để thể hiện dự án trên theo tiến độ mạng thì cần nhập vào 4.800
cơng tác.
Phương pháp lập tiến độ truyền thống khơng thể duy trì sự liên tục của tổ đội. Việc duy
trì sự liên tục của tổ đội sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt là đối với các
công tác lặp lại. Các tổ đội thường di chuyển từ nơi này đến nơi khác khi thực hiện công
tác, việc lập tiến độ nên đảm bảo tổ đội kết thúc công tác ở đơn vị này sẽ di chuyển lập tức
đến đơn vị khác. Đảm bảo các tổ đội làm việc liên tục sẽ làm nâng cao năng suất lao động
và tối thiểu hóa thời gian chết.
2.3

Kỹ thuật lập tiến độ cho những dự án xây dựng lặp lại

Do những hạn chế của kỹ thuật lập tiến độ truyền thống trên, đã xuất hiện một số các
phương pháp lập tiến độ khác áp dụng trong việc xây dựng các dự án lặp lại. Những kỹ
thuật này cố gắng đảm bảo sự làm việc liên tục của tổ đội.
LOB (Line of Balance) được được hải quân Hoa Kỳ phát triển vào năm 1942 để điều
hành và lập kế hoạch thực hiện các dự án giống nhau (Lumsden 1968)[15]. Ban đầu, LOB
được áp dụng vào ngành cơng nghiệp sản xuất với mục đích là xác định vật liệu và tốc độ

cho mỗi giai đoạn sản xuất để đạt được sản lượng đầu ra yêu cầu. Lập tiến độ cho các dự
án lặp lại giống như đối với một nhà máy sản xuất là duy trì sự hoạt động liên tục của tổ
đội. Vào năm 1966, kỹ thuật LOB được hiệu chỉnh để áp dụng vào xây dựng các dự án nhà
cửa trong ngành công nghiệp xây dựng (trong báo cáo của National Building Agency –
programming 1966). Sự phát triển của LOB được thể hiện ở hình dáng của biểu đồ, ở đó số
các căn nhà được thể hiện trên trục tung và trục còn lại là thời gian. Các công tác lặp lại thể
hiện bằng các thanh xiên. Arditi và Albulak (1979 và 1986) cho rằng một số lượng lớn
những người lập tiến độ chỉ sử dụng CPM cho các dự án không lặp lại (non-repetitive
project) bởi vì nó khơng hiệu quả khi sử dụng trong xây dựng các cổng trình lặp lại. Họ
kiểm định giả thuyết bằng việc sử dụng cả 2 phương pháp và so sánh kết quả của 2 kỹ
thuật này. Họ kết luận rằng phương pháp lập tiến độ LOB tốt hơn cho những dự án loại này
về thời gian thi công và đảm bảo sự làm việc thuận lợi cho các tổ đội. Tuy nhiên, LOB dẽ
bị lỗi khi đánh giá thời gian hoàn thanh và mức độ chi tiết của LOB phải được đánh giá
cẩn thận - đối với những sơ đồ thể hiện quá nhiều các công tác thì khó có thể hiểu được.
Thêm vào đó, họ chỉ ra rằng khó khăn chủ yếu khi chuẩn bị vẽ biểu đồ LOB là thể hiện các
công tác gối đầu có tiến độ tương tự nhau và đề nghị sử dụng những màu khác nhau để thể
hiện các công tác này. Một giải pháp khác được Mansur (1989) và Hegazy et al (1993) sử
dụng là chia LOB ra làm 2 phần (ví dụ: phần trên và phần dưới). Thể hiện các công tác lặp
lại ở phần trên và những công tác không lặp lại ở phần dưới. Làm như vậy sẽ tránh được sự
chồng lên nhau của các công tác xảy ra trong cùng một thời gian. Al sarraj (1990) đưa ra
một cơng thức tốn học cho LOB để tính tốn thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của
một công tác. Hegazy et al (1993) đưa ra một chương trình máy tính cho LOB gọi là BAL
để lập tiến độ và điều khiển các dự án lặp lại. Và còn nhiều phương pháp nữa như của
Birrell (1980), Suhail và Neale (1994), Thabet và Beliveau (1994). Để lập tiến độ cho các
dự án lặp lại, kỹ thuật LOB đã có những ưu điểm hơn hẳn các kỹ thuật lập tiến độ truyền
thống như đảm bảo duy trì sự làm việc liên tục, tiến độ phân phối tài nguyên và trình bày
những thơng tin về tiến độ.
LSM – phương pháp lập tiến độ theo đường thẳng (Linear Scheduling Method) – tương
tự như LOB là đảm bảo sự làm việc liên tục của tổ đội nhưng nó áp dụng được cho các


HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-5-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

công tác giống nhau nhưng khối lượng công việc khác nhau (Selinger 1980; Johnston
1981; Chrzanowski và Jóhnton 1986; Russell và Cáelton 1988). Sự khác nhau của LOB và
LSM là sự thể hiện trên đồ thị. Thay thế sự thể hiện 2 đường thẳng song song của LOB
bằng một đường thẳng liên tục có sự thay đổi về độ dốc. Johnston (1981) đưa ra định dạng
thể hiện của LSM có 2 trục, Một trục thể hiện thời gian và trục vng góc với nó thể hiện
các đơn vị lặp lại, các công tác lặp lại thì thể hiện theo đường chéo.
Đơn vị lặp lại

Đơn vị lặp lại
6
5

4

4

1
0


3
2

La
øm

ất
øo đ
a
Đ

3
2

m
ón
g

6
5

Thời gian (ngày)
10

20
30
Phương pháp LOB

ất
øo đ

a
Đ

øm
La

ùng
mo

1
0

Thời gian (ngày)
10
20
Phương pháp LSM

30

Hình 2.1: Phương pháp lập tiến độ LOB và LSM
RSM – phương pháp lập tiến độ vòng lặp (Repetitive Scheduling Method) đảm bảo
không gián đoạn việc sử dụng tài nguyên và có thể áp dụng được khi xây dựng theo
phương đứng và phương ngang (Harris và Ioannou 1998)[16]
Nói chung, những phương pháp này đảm bảo sự làm việc liên tục của tổ đội, tối thiểu
hóa thời gian gián đoạn của nhân công và thiết bị. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ
nhằm mục đích làm thời gian thực hiện dự án càng ngắn càng tốt dựa trên năng suất của tổ
đội hoặc thiết bị đã biết trước cho nên thời gian thực hiện dự án có thể là khơng ngắn nhất.
Bởi vì năng suất của tổ đội thi công hoặc các thiết bị không được xem là các biến có thể
biến đổi [26].


HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-6-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

Chương 3.

3.1

GVHD: TS. Lương Đức Long

MƠ HÌNH LẬP TIẾN ĐỘ CHO DỰ ÁN CÓ
NHIỀU ĐƠN VỊ LẶP LẠI

Mơ tả mơ hình

Lập tiến độ một dự án có Q đơn vị và mỗi đơn vị có M cơng tác. Khối lượng của các
công tác trong các đơn vị có thể giống hoặc khác nhau hoặc khơng có (mỗi đơn vị có thể
lặp lại tồn bộ hay một phần trong M cơng tác). Và mỗi cơng tác có thể được thực hiện bởi
một hay nhiều tổ đội. Bởi vì có sự di chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác nên địi hỏi
phải có một tiến độ hiệu quả đảm bảo sự làm việc liên tục của tổ đội. Tuy nhiên việc duy
trì sự làm việc liên tục của tổ đội có thể kéo dài thời gian hồn tất dự án. Vì vậy, ở đây
chúng ta chia cơng tác ra làm 2 loại: loại alpha (không cho phép sự gián đoạn), loại beta
(cho phép dự gián đoạn)[10].Vậy ta có:
M: số cơng tác trong dự án và có thể lặp lại toàn bộ hay một phần trong Q đơn vị của
dự án. Giữa các cơng tác có sự ràng buộc lẫn nhau.

Q: số đơn vị của dự án (Ví dụ: số căn nhà trong một dự án nhà ở).
Ci: số tổ đội cùng thực hiện công tác thứ i
Wij: khối lượng công việc của công tác i đơn vị j
DUij: thời gian thực hiện một đơn vị công việc của cơng tác i ở đơn vị j.
CUij: chi phí thực hiện một đơn vị công việc của công tác i ở đơn vị j.
Từ các thông số trên, mô hình tính tốn phải tìm ra được thời gian bắt đầu và thời gian
kết thúc của từng công tác và chi phí của dự án.
Ví dụ cụ thể về dữ liệu đầu vào của một dự án:

Hình 3.1: Các thơng số về dự án
Cột Act: thứ tự công tác
Cột Predecessors: ràng buộc công tác đứng trước

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-7-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Cột Unit 1 đến Unit 4 thể hiện khối lượng công việc của đơn vị 1 đến đơn vị 4 của
công tác 1 đến công tác 5 - wij
Cột Attribute Type: loại công tác là alpha hay beta
Cột crews: thể hiện số lượng tổ đội cùng thực hiện cơng tác i

Hình 3.2: Các thông số về tổ đội

Cột Crew 1 ci, Crew 2 ci …. Thể hiện chi phí thực hiện một đơn vị công việc của tổ
đội.
Cột Crew 1 di, Crew 2 di …. Thể hiện thời gian thực hiện một đơn vị công việc tổ đội.
3.2

Mô tả các thông số dự án

Để có thể xây dựng thuật giải theo phương pháp số và có tự động hóa tính tốn bằng
máy tính, các dữ liệu của dự án được mô tả thành các ma trận. Những ma trận này có Q
dịng và M cột. Ta có các ma trận như sau:
+ Dij là ma trận về thời gian thực hiện các công tác của dự án

ì DQ1 ... DQi
ï ...
...
ïï
Dij
Dij = í Di1
ï ...
...
ï
ïỵ D11 ... D1 j

... DQM ü
... ïï
ï
DiM ý
... ù
ù
... D1M ùỵ


Tng t ta cú ma trn: Wij, Cij, ESij, EFij. Trong đó:
+ Ma trận DUij và CUij là thời gian và chi phí thực hiện một đơn vị khối lượng của
công tác i ở đơn vị j.
+ Ma trận Wij là khối lượng nhập vào của từng công tác.
+ Ma trận Cij là chi phí thi cơng từng công tác.

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-8-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

+ Ma trận ESij là thời gian bắt đầu thực hiện công tác.
+ Ma trận EFij là thời gian kết thúc của công tác.
3.3

Sơ đồ khối tổng qt

B ẮT ĐA ÀU
Tính toán m a trận
D ij , C ij , Wij
Tính ESij và EFij
theo bước 1
Tính ESij và EFij

theo bước 2
Tính ESij và EFij
theo bước 3

K ẾT TH U ÙC

Hình 3.3: Sơ đồ khối tổng quát
Trong đó:
Ma trận Wij được lấy trực tiếp từ các dữ liệu đầu vào.
Ma trận Dij và Cij:
Dij = Wij x DUij

(3.1)

Cij = Wij x CUij

(3.2)

Ma trận ESij và EFij được tính như sau:
EFij = ESij + Dij

(3.3)

Hai ma trận này được tính song song với nhau ràng buộc với nhau theo (3.3). Tính ma
trận ESij và EFij theo từng bước như sau:

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-9-


MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Bước 1: Giả thiết tất cả các công tác đều là beta
Bước 2: Tính lại có xét đến cơng tác alpha
Bước 3: Tối ưu thời gian gián đoạn của công tác beta. Trong bước này ta chia làm 2
giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Cố định ESij cuối cùng mà tổ đội thực hiện. Sau đó dịch chuyển các công tác ở các đơn
vị đứng trước có cùng tổ đội với nó về phía trước. Tuy nhiên vẫn thỏa mãn các ràng buộc
giữa các công tác.
Giai đoạn 2:
Cố định ESij đầu tiên mà tổ đội thực hiện. Sau đó nếu dịch chuyển các cơng tác ở các
đơn vị đứng sau có cùng tổ đội với nó về phía sau mà làm cho liên tục được thì dịch
chuyển.
Sau đây là các mơ hình cụ thể:
3.4

Sơ đồ khối xác định tổ đội thực hiện công tác – hàm namecrew(j, Ci)

Trong luận văn này ta quy định tổ đội 1 thực hiện công tác i ở đơn vị 1, tổ đội 2 thực
hiện công tác i ở đơn vị 2. Tổ đội Ci thực hiện công tác i ở đơn vị k (Ci là số tổ đội cùng
thực hiện cơng tác i) và ở đơn vị Ci+1 thì tổ đội 1 sẽ thực hiện cơng tác i.
Ta có sơ đồ khối để xác định tổ đội thực hiện công tác như sau:

BẮT ĐẦU


Đúng

Sai

j mod Ci = 0

namecrew = j mod Ci + Ci

namecrew = j mod Ci

KẾT THÚC
Hình 3.4: Sơ đồ khối xác đinh tên tổ đội thực hiện công tác i ở đơn vị j

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-10-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Trong đó, mod là hàm lấy số dư của phép chia. Ví dụ cơng tác i có 3 tổ đội thực hiện,
và ở đơn vị 4 thì đơn vị nào thực hiện?
Ta có: 4 mod 3 =1 (không phải bằng 0) nên đi theo mũi tên sai ta có:
namecrew = 4 mod 3 =1. Vậy tổ đội 1 thực hiện công tác i ở đơn vị 4.
Nếu ở đơn vị 6 thì:

6 mod 3 = 0 nên đi theo mũi tên đúng:
namecrew = 6 mod 3 + 3 = 0+3 = 3. Vậy tổ đội 3 thực hiện công tác i ở đơn vị 6.
3.5

Sơ đồ khối tính tốn ma trận DUij, CUij, Dij và Cij
BẮT ĐẦU
j =1
i =1

namecrew = namecrew (j,Ci)

DUij = d nam ecrew
CU ij = c nam ecrew
D ij = DUij x Wij
C ij= CU ij x W ij
i=i+1
Đún g

iSai
j=j+1

Đún g

jSai

KẾT THÚC

Hình 3.5: Sơ đồ khối tính tốn ma trận DUij và CUij


HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-11-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Ma trận DUij và CUij là ma trận về thời gian và chi phí để thực hiện một đơn vị khối
lượng. Trong sơ đồ khối này ta sử dụng biến j để thể hiện đơn vị và biết i để thể hiện công
tác. Vậy j sẽ chạy từ 1 đến Q (tổng số các đơn vị) và i sẽ chạy từ 1 đến M (tổng số các
công tác). Ứng với mỗi tổ hợp của i, j ta sẽ có một cơng tác. Sau đó ta sẽ xác định tổ đội
thực hiện cơng tác thông qua hàm namcrew(j, Ci) theo sơ đồ khối ở hình 3.4 với j là đơn vị
đang xét và Ci là tổng số tổ đội thực hiện công tác i. Tiếp theo ta sẽ gán từng biến thời gian
thực hiện một đơn vị khối lượng công việc lần lượt cho DUij và CUij. Cứ như vậy cho đến
khi i = M và j = Q thì kết thúc.
3.6

Sơ đồ khối tính tốn ESij và EFij theo bước 1

Khi tính tốn ESij và EFij theo bước này ta giả thiết tất cả các công tác đều thuộc loại
beta. Lúc này thời gian ESij và EFij được xác định theo điều kiện ràng buộc với mối liên hệ
tổ đội đứng trước và mối liên hệ tổ đội. Mối liên hệ tổ đội lúc này chỉ xét để đảm bảo một
tổ đội chỉ làm việc tại một vị trí trong một thời gian. Tương tự như trên, i và j lần lượt là
các biến của đơn vị và công tác của dự án. Vậy j cũng sẽ chạy từ 1 đến Q (tổng số các đơn
vị) và i cũng sẽ chạy từ 1 đến M (tổng số các công tác).

Tiếp theo sẽ xem xét cơng tác i có phải là cơng tác đầu tiên của đơn vị khơng. Nếu
đúng là khơng có cơng tác nào đứng trước thì sẽ tìm trong số các đơn vị đứng trước đơn vị
nào có cùng tổ đội thi cơng với đơn vị j thì ta sẽ lấy thời gian bắt đầu của công tác i ở đơn
vị j bằng thời gian kết thúc của cơng tác đó. Nhưng nếu khơng có cơng tác đứng trước thì
thời gian bắt đầu của công tác i ở đơn vị j sẽ bằng 0.
Nếu công tác i không phải là công tác đầu tiến của đơn vị j thì sẽ xác định số công tác
đứng trước K và k sẽ là biến của số thứ tự các công tác đứng trước công tác i và k chạy từ
1 đến K. Ứng với mỗi giá trị k ta sẽ lấy giá trị thời gian kết thúc (lưu ý là có cộng thời gian
gián đoạn giữa công tác k và công tác i) và so sánh các thời gian này với nhau. Thời gian
lớn nhất sẽ là thời điểm bắt đầu của công tác i ở đơn vị j sau đó tính thời gian kết thúc của
công tác i ở đơn vị j theo công thức (3.3). Sau khi xét tất cả các công tác đứng trước ta sẽ
tiếp tục xét điều kiện về tổ đội. Tương tự như trên, ta sẽ tìm đơn vị đứng trước gần đơn vị j
nhất mà có cùng tổ đội thực hiện công tác i như ở đơn vị j thì sẽ lấy thời gian kết thúc của
cơng tác đó so sánh với thời gian bắt đầu của công tác i ở đơn vị j nếu lớn hơn thì gán thời
gian bắt đầu của cơng tác i ở đơn vị j bằng giá trị này. Sau đó tính thời gian kết thúc của
cơng tác i ở đơn vị j theo cơng thức (3.3).
Tóm lại, trong bước này ta sẽ có 3 vịng lặp, vịng lặp đầu tiên là vòng lặp về các các
đơn vị của dự án, vịng lặp thứ 2 là vịng lặp về số cơng tác và vòng lặp thứ 3 là vòng lặp
về tổ đội – vòng lặp thứ 3 chỉ áp dụng đối với các cơng tác có ràng buộc về cơng tác đứng
trước.
Sau đây là hình minh họa của một dự án sau khi chạy xong bước 1 (lấy dữ liệu đầu vào
như hình 3.1 và hình 3.2). Ta thấy cơng tác 1, 4, 5 không được gián đoạn (alpha) nhưng do
giả thiết ở bước này tất cả các công tác đều là beta. Và thời gian thực hiện là 124.09 ngày.

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-12-

MSSV: 00808591



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

B A ÉT Đ A ÀU
j =1
i =1

S ố cô n g tác
đứn g trư ớc co ân g tác i
ở đơn v ị j bằn g 0

Đ ú n g

k =1

E F pj > E S

ij

Ñ u ùn g
E S ij =E Fpj
E F ij = E S ij + D i j
k=k +1

EFpj là thời gian kết thúc của công tác
đứng trước thứ k của công tác i ở đơn vị j

Sai


Đ ún g
k < so á côn g ta ùc đứn g trước +1

E F cj > E S

ij

E S ij =E F cj
E F ij = E S ij + D i j

i = i+1
Ñ u ùn g

i< M +1
Sai
j= j+1
Sai

Đ ú n g

j< Q +1

EFcj là thời gian kết thúc của công tác i

Đ u ùn g

ở đơn vị trước đơn vị j và có cùng tổ đội thi công với đơn vị j

Sai


Sai

K E ÁT T H U ÙC

Hình 3.6 : Sơ đồ khối tính tốn theo bước 1

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-13-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 3.7 : Ví dụ sau khi xử lý xong bước 1

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-14-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

3.7


GVHD: TS. Lương Đức Long

Sơ đồ khối tính tốn ESij và EFij theo bước 2

BẮT ĐẦU

l=Q

i =2

Tổ đội thực
hiện công tác i ở đơn
vị j bằng ở đơn vị l

i là alpha
Đúng

Đúng

EFil =Max-D
ESil = EFil - D il

j =1

Ci là số tổ đội cùng thực hiện công tác i

k =1

k = namecrew(j, Ci)

Đúng
Max = 0
l =1

Tổ đội thực
hiện công tác i ở đơn
vị j bằng ở đơn vị l

Bước 1
D = D + Dil
l=l-1
Đúng

l>0
Sai
k= k + 1

Đúng

k < C i+ 1
Sai

Đúng

j=j+1

Max=EFil
Đúng

j


l=l+1
Đúng

Sai
i=i+1

lĐúng

Sai

i
D=0

Sai

KẾT THÚC

Hình 3.8: Sơ đồ khối tính toán theo bước 2

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-15-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ


GVHD: TS. Lương Đức Long

Khi tính tốn ESij và EFij theo bước này ta chỉ xét đến công tác alpha. Tương tự như
trên, i và j lần lượt là các biến của đơn vị và công tác của dự án. Nhưng trong bước này
vịng lặp cơng tác sẽ chạy trước và i sẽ chạy từ 2 đến M (tổng số các cơng tác) vì cơng tác
đầu tiên luôn liên tục cho dù là alpha hay beta. Sau đó kiểm tra điều kiện thuộc tính của
cơng tác i nếu là alpha thì j sẽ chạy từ 1 đến Q (tổng số các đơn vị). Biến k sẽ chạy từ 1
đến Ci (tổng số tổ đội cùng thực hiện cơng tác i). Trong khi đó sẽ kiểm tra điều kiện:
k=manecrew(j,Ci) nếu đúng thì đặt Max=0 và tiến hành tìm thời gian kết thúc lớn nhất của
công tác cùng thực hiện công tác i nhưng ở đơn vị đứng trước đơn vị j bằng cách dùng biến
l chạy từ 1 đến Q, nếu thời gian kết thúc của công tác đó lớn hơn Max thì gán Max bằng
giá trị đó.
Sau khi xác định được Max (thời gian kết thúc lớn nhất của tổ đội cùng nằm trước i
nhưng ở trước đơn vị j), ta gán D=0, l=Q chạy từ Q tới 1, tiếp theo kiểm tra điều kiện
k=namecrew(j,Ci). Nếu đúng thì gán EFij=Max-D và ESij=EFij-Dij, sau đó ta chạy lại tồn
bộ bước 1, đây là bước quan trọng vì khi ta dịch chuyển thời gian của công tác theo tổ đội
thì có thể phá vỡ ràng buộc kỹ thuật của cơng tác. Tiếp theo ta tính D=D+Dij. Sau đó kiểm
tra điều kiện kết thúc của vòng lặp, cứ như vậy cho đến khi thực hiện hết tất cả các vòng
lặp.
Trong sơ đồ khối này ta có 3 vịng lặp chính là vịng lặp về cơng tác, vịng lặp về đơn
vị của dự án và vòng lặp về tổ đội và trong 3 vịng lặp chính này vịng lặp về đơn vị của dự
án được lặp lại 2 lần.
Xét ví dụ minh họa ta thấy thời gian thực hiện tăng lên từ 124.09 đến 143.64 và các
công tác 1, 4, 5 khơng cịn gián đoạn nữa. Như vậy khi các cơng tác liên tục thì thời gian
thực hiện dự án sẽ tăng lên.

Hình 3.9:Ví dụ sau khi xử lý xong bước 2

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ


-16-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

3.8

GVHD: TS. Lương Đức Long

Mơ hình tính tốn ESij và EFij theo bước 3

3.8.1. Giai đoạn 1
BẮT ĐẦU

m=1

i=M

namePre = Tên công
tác đứng trước
thứ m

i là beta

lagmj= thời gian gián
đoạn giữa công tác
m và công tác i


Đúng
k=1

namePre = i

Min > ESmj + lagmj

num_repeat=0
j=Q

Đúng
Min = ESmj + lagmj

Min = Thời gian
hoàn thành dự án

m=m+1
Tổ đội thực
hiện công tác i
ở đơn vị j bằng k

Đúng

m < num_pre + 1
Sai

Đúng

l=i+1


num_repeat =
num_repeat + 1
lSai

num_repeat > 1
Đúng

ESij =Min
EFij = ESij + Dij

l=j+1

j=j-1

Tổ đội thực
hiện công tác i
ở đơn vị l bằng k

Đúng

Đúng
Min > ESli

Đúng

Đúng

j>0

Sai

Min = ES li

k=k+1

Sai
Đúng

l=l+1
Đúng

k < C i+ 1
Sai

l
i=i-1

Sai
Đúng

l=i+1

i>0
Sai

numPre = Số công
tác đứng trước
công tác l


KẾT THÚC

Hình 3.10: Sơ đồ khối tính tốn theo bước 3 giai đoạn 1

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-17-

MSSV: 00808591


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lương Đức Long

Vì thời gian gián đoạn chi có ở các cơng tác beta nên ta chỉ xét các cơng tác beta. Như
đã trình bày ở trên, ở bước này ta cố định thời gian thi công mà tổ đội thực hiện ở đơn vị
cuối cùng. Sau đó dịch chuyển các cơng tác có cùng tổ đội thi cơng với nó ở các đơn vị
trước về phía sau nhưng vẫn phải đảm bảo mối liên hệ giữa các công tác. Cụ thể ta làm như
sau.
Gán biết i=M và i chạy từ M đến 1 (chạy từ công tác cuối cùng đến công tác đầu tiên).
Sau đó kiểm tra điều kiện cơng tác beta của cơng tác i. Nếu đúng là cơng tác beta thì ta tiếp
tục gán k=1(k chay từ 1 đến Ci – số tổ đội cùng thực hiện công tác i). Tiếp theo ta sẽ kiểm
tra điều kiện tổ đội đó phải thực hiện cơng tác i ít nhất 2 lần bằng cách đặt num_repeat=0,
gán j=Q (j chạy từ Q tới 1) và Min bằng thời gian hồn thanh dự án. Nếu cơng tác i ở đơn
vị j nào được thực hiện bởi cơng tác k thì num_repeat=num_repeat+1. Nếu đúng là
num_repeat>1 thì ta gán l=j+1 (l chạy từ j+1 đến Q). Nếu tổ đội thực hiện công tác i ở đơn
vị l giống đơn vị k – numcrew(l,Ci)=k – thì ta tiếp tục kiểm tra điều kiện Min>ESli nếu
đúng thì gán M=ESli nếu sai thì ta tiếp tục vịng lặp l. Sau khi chạy xong vòng lặp l ta đã

xác định được Min tức là thời gian bắt đầu nhỏ nhất mà công tác k phải thực hiện của công
tác i ở đơn vị đứng sau đơn vị j. Phần này ta mới xét về ràng buộc của tổ đội.
Phần tiếp theo ta sẽ xét đến ràng buộc về kĩ thuật tức là ràng buộc về công tác đứng sau
công tác i. Ta gán l=i+1 (m chạy từ i+1 đến Q), ứng với mỗi công tác l ta xác định được số
công tác đứng trước – numPre – sau đó ta gán m=1 (m chạy từ 1 đến numPre), ứng với mỗi
m ta xác định được tên công tác đứng trước của công tác l (namePre) và thời gian gián
đoạn giữa công tác l và cơng tác i. Sau đó ta xét điều kiện namePre=i và Min>ESlj+laglj
nếu đúng thì ta gán Min>ESlj+laglj. Cứ như vậy cho đến khi hết vòng lặp m và vòng lặp l.
Sau khi hết vòng lặp l và vòng lặp m thì ta xác định được thời gian bắt đầu và kết thúc
của công tác i ở đơn vị j như sau:
EFij=Min
ESij=EFij-Dij
Tiếp tục như trên cho đến khi chạy xong vịng lặp j và vịng lặp i thì kết thúc bước 3
giai đoạn 1.

HVTH:Trần Đỗ Tuấn Vũ

-18-

MSSV: 00808591


×