Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thoát nước xử lý nước thải cho khu vực đông bắc tp hồ chí minh (quận thủ đức quận 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 132 trang )

Đại Học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---o0o---

TRƯƠNG THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỐT
NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU VỰC
ĐƠNG BẮC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(QUẬN THỦ ĐỨC – QUẬN 9)
Chuyên ngành : Công Nghệ Môi Trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010
 


Đại Học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---o0o---

TRƯƠNG THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỐT
NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU VỰC
ĐƠNG BẮC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(QUẬN THỦ ĐỨC – QUẬN 9)
Chuyên ngành : Công Nghệ Môi Trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010


‐i‐ 

 

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG ..............................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS. LÊ SONG GIANG ................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN TẤN PHONG ................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 27 tháng 01 năm 2010


‐ii‐


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 18 tháng 01 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : TRƯƠNG THANH BÌNH
Ngày, tháng, năm sinh : 05.06.1982

Giới tính : Nam
Nơi sinh : Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành : CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG
Khố (Năm trúng tuyển) : 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC VÀ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU VỰC ĐÔNG BẮC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH (QUẬN THỦ ĐỨC – QUẬN 9)”.
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng thoát nước và vệ sinh
môi trường của khu vực nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề xuất các giải pháp thoát nước mưa, nước thải và các nhiệm vụ ưu tiên . . . . . . . .
...................................................................

...................................................................
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 01.07.2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 18.01.2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . .
Cán bộ hướng dẫn 1: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


‐iii‐

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Viết Hùng đã tận tình hướng dẫn em
với tất cả tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình để em có thể hoàn thành bản luận
văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Môi Trường–
Trường Đại học Bách Khoa TpHCM đã giảng dạy, dẫn dắt em trong quá trình học
tập và quá trình thực hiện luận án này

Xin chân thành cám ơn bạn bè đã sẽ chia, động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận án này

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


‐iv‐

TĨM TẮT LUẬN VĂN
 

Do sự phát triển một cách đáng kể của nền kinh tế, sự gia tăng dân số của
thành phố, các khu vực đô thị hóa được mở rộng nhanh chóng nhất là các
quận mới thành lập và các khu vực ngoại thành. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã
không phát triển tương xứng, đặc biệt là hệ thống thoát nước đô thị bao gồm
thoát nước mưa và nước thải. Thành phố Hồ Chí Minh thường ngập lụt do
đặc điểm về địa lý với cao độ đất thấp, lượng mưa cao và đặc biệt là bị ảnh
hưởng bởi thuỷ triều.
Luận văn này đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng
vê sinh môi trường của khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó:
-

Đề xuất các giải pháp cho hệ thống thoát nước mưa nhằm giải quyết

tình trạng ngập úng trong các khu đô thị hóa với tốc độ đô thị hóa
tăng nhanh. Để giảm thiểu kinh phí đầu tư, sử dụng kết hợp giải pháp
xây dựng hệ thống thoát nước và giải pháp tận dụng điều kiện tự
nhiên để tiêu thoát nước mưa hạn chế đầu tư xây dựng các công trình
thoát nước mưa;

-

Đề xuất giải pháp cho hệ thống thoát nước bẩn khu vực phía Đông
Bắc T.p HCM được thực hiện dựa trên cơ sở các dự báo chính xác về
sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước, tỷ lệ tăng thu nhập, các yếu
tố kinh tế xã hội, các chương trình phát triển và các dự án đang thực
hiện tại khu vực;

-

Đề xuất nhiệm vụ ưu tiên nhằm khắc phục tình trạng ngập úng trong
khu vực Đông Bắc, từng bước giải quyết triệt để hiện tượng ngập
trong toàn khu vực Đông Bắc, đồng thời cải thiện một bước tình hình
vệ sinh môi trường trong các khu vực dân cư.


‐v‐

ABSTRACT
Due to the remarkable development of the economy, the population growth
of the city, the urbanization occurs rapidly, especially at new-established
districts

and


rural

areas.

The

infrastructure

is

not

developed

comprehensively, especially the sanitation system, including sewerage
system and drainage system. Ho Chi Minh city often suffers from flood due
to geographical features: low-level ground, high precipitation and affected
by the tide.
This thesis assesses the status of infrastructure and sanitation systems of the
project area. On the basis of that:
-

Proposes solutions for drainage system in order to resolve the
flooding status in urbanization areas. To reduce the investment cost,
using both construction of drainage system and utilization of natural
conditions to drain storm water;

-


Proposes solutions for sewerage system base on the foundation of
population growth forecasting, water demand, income growth rate,
socio-economical

factors,

development program and

projects

executing at this area;
-

Proposes priority tasks in order to overcome the flooding status in the
North-East zone, step by step resolves strictly this status, at the same
time improves the sanitation condition for residential areas.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................6
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 6
1.2 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................................. 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 7
1.4 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 7
1.4.1 Nội dung 1: thoát nước mưa........................................................................... 7
1.4.2 Nội dung 2: thoát nước thải .......................................................................... 8
1.4.3 Nội dung 3: đề xuất nhiệm vụ ưu tiên ............................................................. 8
1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 8

1.5.1. Thu thập tài liệu, số liệu ................................................................................ 8
1.5.2. Khảo sát ......................................................................................................... 9
1.5.3. Phân tích số liệu và dự kiến các phương án .................................................. 9
1.5.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia......................................................................... 9
1.6 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 9
1.7 Cơ sở khoa khọc và thực tiễn ....................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 11
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực .................................................................................. 11
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình ..................................................................................... 6
2.1.2 Khí hậu ........................................................................................................... 6
2.1.3 Thủy văn....................................................................................................... 11
2.1.4 Địa chất công trình ..................................................................................... 16
2.1.5 Dân số .......................................................................................................... 17
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực........................................................................... 17
2.2.1 Hiện trạng kinh tế xã hội ............................................................................. 17
2.2.2 Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội .......................................................... 18
2.2.3 Đánh giá chung ............................................................................................ 18
2.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................................................................... 19

1


2.3.1. Giao thông ................................................................................................... 19
2.3.2. Cấp nước ...................................................................................................... 19
2.3.3. Cấp điện ....................................................................................................... 21
2.4 Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường của khu vực nhiên cứu ....................... 22
2.4.1 Khái quát....................................................................................................... 22
2.4.2 Hệ thống cống thoát nước ............................................................................. 22
2.4.3 Kênh mương dẫn nước................................................................................... 29
2.4.4 Cửa xả ........................................................................................................... 31

2.4.5 Lũ lụt và đê bao ............................................................................................ 36
2.4.6 Cống ngăn triều ............................................................................................ 39
2.4.7. Hiện trạng xử lý nước thải và vệ sinh môi trường ....................................... 39
2.5. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và phát triển không gian đô thị đến
năm 2020 .................................................................................................................... 42
2.5.1 Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đến năm 2020 ............................... 42
2.5.2 Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020 ............................. 48
2.6. Các quy hoạch, dự án có liên quan đến khu vực ........................................................ 53
2.6.1. Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam ..................................... 53
2.6.2. Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020................................................................................................................ 53
2.6.3. Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020................................................................................................................ 56
2.6.4. Dự án “Hệ thống tiêu thoát nước Suối Nhum” ............................................ 59
2.6.5. Dự án xây dựng tuyến ống thoát nước dọc đường Kha Vạn Cân ................ 60
2.6.6. Dự án đê bao bờ đông sông Sài Gòn ........................................................... 61
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ .... 63
3.1.Tổng quan về thoát nước đô thị ................................................................................... 63
3.1.1. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các loại nước thải ........................... 63
3.1.2. Sơ đồ hệ thống thoát nước ........................................................................... 64
3.2. Tổng quan về xử lý nước thải đô thị ........................................................................... 68
3.2.1. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị ..................................................... 69

2


3.2.2. Các sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải........................................ 72
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC & XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 77
4.1 Giải pháp cho hệ thống thoát nước mưa ..................................................................... 77

4.1.1 Những yêu cầu cơ bản đối với quy hoạch thoát nước mưa ........................... 77
4.1.2 Lựa chọn kiểu hệ thống thoát nước mưa ....................................................... 78
4.1.3 Thông số thiết kế và tính toán thuỷ lực......................................................... 81
4.2 Giải pháp cho hệ thống thu gom và xử lý nước bẩn .................................................... 96
4.2.1 Lựa chọn kiểu hệ thống xử lý ........................................................................ 96
4.2.2 Các thông số thiết kế và tính toán thuỷ lực .................................................. 97
4.2.3 Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt ......................................... 100
4.3 Đề xuất các nhiệm vụ ưu tiên .................................................................................... 102
4.3.1 Mục tiêu của nhiệm vụ ưu tiên .................................................................... 102
4.3.2 Nội dung các nhiệm vụ ưu tiên được đề xuất .............................................. 103
4.3.3 Các nhiệm vụ ưu tiên đề xuất cho khu vực Đông Bắc trong giai đoạn
2009-2015 ........................................................................................................................ 104
4.4. Ước tính kinh phí của dự án ..................................................................................... 104
4.4.1. Giai đoạn I của nghiên cứu ....................................................................... 105
4.4.2. Chiết tính kinh phí của nhiệm vụ ưu tiên ................................................... 106
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 108
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả tính toán thủy lực
Phụ lục 2: Phần bản vẽ

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung ............................................................64
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng .............................................................65
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống thoát nước nửa riêng ......................................................66
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT bằng phương pháp cơ học ..............72

Hình 3.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT bằng phương pháp hóa học ............73
Hình 3.6. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT bằng phương pháp sinh học
trong điều kiện tự nhiên...........................................................................................87
Hình 3.7. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT theo phương pháp sinh học
trong điều kiện nhân tạo..........................................................................................75

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Lượng mưa bình quân năm phân bố theo tháng ...................................... 13
Bảng 2.2. Mực nước tính toán tại trạm Biên Hòa trên sông Đồng Nai và trạm
Phú An trên sông Sài Gòn ........................................................................................ 14
Bảng 2.3a. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất với tần suất 0.5% ....................................... 16
Bảng 2.3b. Lưu lượng xả lũ với một số cấp tần suất (m3/s) .................................... 16
Bảng 2.3c. Mực nước triều lớn nhất theo các tần suất ............................................ 17
Bảng 2.4a Thống kê các tuyến cống hiện có trong lưu vực rạch Gò Dưa. ............ 23
Bảng 2.4b Thống kê các tuyến cống hiện có trong lưu vực rạch Thủ Đức. ............ 24
Bảng 2.4c Thống kê các tuyến cống hiện có trong lưu vực suối Trường Thọ......... 26
Bảng 2.4d Thống kê các tuyến cống hiện có trong lưu vực Rạch Gò Công. .......... 28
Bảng 2.5. Đặc điểm thuỷ lực và khả năng xả của kênh rạch .................................. 30
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước ........................................................... 45
Bảng 2.7: Thông tin về mạng lười đường ống cấp nước dự kiến lắp đặt ................. 46
Bảng 2.8. Phân bố các khu dân cư: .......................................................................... 51
Bảng 4.1. Bảng phân cấp hệ thống thoát nước: ....................................................... 79
Bảng 4.2a Lượng mưa tối đa hàng năm cho Trạm Tân Sơn Nhất. ........................... 81
Bảng 4.2.b Các kết quả phân tích Tần suất lượng mưa tối đa hàng năm cho
trạm Tân Sơn Nhất ................................................................................................... 84
Bảng 4.2c Trị số DDF cho trạm Tân Sơn Nhất ........................................................ 85

Bảng 4.3 – Đề xuất các thông số cải tạo kênh ........................................................ 94
Bảng 4.4a Trị số của Kch phụ thuộc qtbs ................................................................ 99
Bảng 4.4b Hệ số Kh .................................................................................................. 100
Bảng 4.5. Các tuyến cống bao và các trạm bơm đề xuất xây dựng trong giai
đoạn 2020. ................................................................................................................ 101
Bảng 4.6. Phân chia kinh phí cho nhiệm vụ ưu tiên ................................................. 104
Bảng 4.7. Chiết tính kinh phí giai đoạn I của dự án ................................................ 105
Bảng 4.8. Chiết tính chi phí nhiệm vụ ưu tiên .......................................................... 106

5


Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ
được đẩy mạnh, nền kinh tế đất nước ngày càng ổn định và phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, là trung tâm kinh tế xã
hội của miền Nam Việt Nam vừa được xem là trung tâm văn hóa, khoa học
kỹ thuật và cũng là trung tâm thương mại quốc tế.
Theo nhịp phát triển chung của cả nước thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ
phát triển kinh tế khá cao, dân số của thành phố đã tăng gấp đôi trong vòng
20 năm từ 2,5 triệu dân vào năm 1975 lên 5,0 triệu dân vào năm 1996. Theo
điều chỉnh tổng mặt bằng thành phố được soạn thảo vào năm 1998 dân số
vào năm 2020 được dự kiến khoảng 10 triệu người.
Do sự phát triển một cách đáng kể của nền kinh tế, sự gia tăng dân số của
thành phố, các khu vực đô thị hóa được mở rộng nhanh chóng nhất là các
quận mới thành lập và các khu vực ngoại thành. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã
không phát triển tương xứng, đặc biệt là hệ thống thoát nước đô thị bao gồm
thoát nước mưa và nước thải. Thành phố Hồ Chí Minh thường ngập lụt do

đặc điểm về địa lý với cao độ đất thấp, lượng mưa cao và đặc biệt là bị ảnh
hưởng bởi thuỷ triều.
Trước tình hình cấp bách đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và giải quyết
kịp thời các yêu cầu bức xúc nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân
thành phố, UBND thành phố đã triển khai và hoàn chỉnh Quy hoạch tổng
thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và đã được
Chính phủ phê duyệt vào năm 2001.
Căn cứ theo quy hoạch này, với nỗ lực lớn của chính quyền Thành phố trong
việc triển khai các dự án ưu tiên, đến nay đã có một số dự án được thực hiện
cho các lưu vực thoát nước thuộc khu vực trung tâm thành phố như: Dự án
thoát nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi –
Tẻ, kênh Hàng Bàng…
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TPHCM đến năm 2020 đã
được phê duyệt, khu vực phía Đông Bắc Thành phố (Quận Thủ Đức – Quận
9) là một trong 6 vùng thoát nước mưa của thành phố Hồ Chí Minh.
Để đảm bảo sự phát triển một cách đồng bộ cho khu vực, đảm bảo điều kiện
vệ sinh và môi trường bền vững, việc lập Quy hoạch hệ thống thoát nước
dài hạn cho giai đoạn 2020 và trên cơ sở đó xác định một quy trình đầu tư

6


xây dựng đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với khu vực Đông Bắc Tp
HCM.
Quy hoạch thoát nước là một cách nhìn tổng thể về thoát nước trong thời
gian dài (đến 2020). Từ đó, làm cơ sở giúp các cơ quan chức năng có kế
hoạch đúng đắn để phát triển hệ thống thoát nước và gắn liền với sự phát
triển kinh tế và xã hội của khu vực. Trên các cơ sở đó, Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải khu vực phía Đông Bắc thành

phố Hồ Chí Minh (Quận Thủ Đức - Quận 9) đã được thực hiện.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu ô nhiễm và
thoái hoá môi trường. Nghiên cứu này sẽ đưa ra chiến lược phát triển hệ
thống thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải phù hợp với điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Đông Bắc đến năm 2020. Nghiên cứu
lập các kế hoạch đề xuất:
-

Các biện pháp cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống thoát nước
mưa, giải quyết vấn đề ngập úng của đô thị.

-

Các giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống thu gom, xử lý nước
thải sản xuất và sinh hoạt đô thị.

-

Đề xuất nhiệm ưu tiên, là dự án được đề xuất trong giai đoạn từ năm
2009 - 2015 nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm nước thải, giải quyết một
phần và tạo cơ sở giải quyết toàn diện tình hình ngập lụt của khu vực.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nội dung 1: Giải pháp thoát nước mưa
-

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống thoát nước mưa khu vực
Đông Bắc TPHCM được lập đến năm 2020 phù hợp với điều chỉnh
Qui hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh với qui mô dân số và qui

mô sử dụng đất đến năm 2020

-

Đề xuất các giải pháp cho hệ thống thoát nước mưa nhằm giải quyết
tình trạng ngập úng trong các khu đô thị hóa với tốc độ đô thị hóa
tăng nhanh. Để giảm thiểu kinh phí đầu tư, sử dụng kết hợp giải pháp
xây dựng hệ thống thoát nước và giải pháp tận dụng điều kiện tự
nhiên để tiêu thoát nước mưa hạn chế đầu tư xây dựng các công trình
thoát nước mưa.

7


1.4.2. Nội dung 2: Giải pháp thoát nước bẩn
-

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống thoát nước bẩn khu vực
phía Đông Bắc T.p HCM được thực hiện dựa trên cơ sở các dự báo
chính xác về sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước, tỷ lệ tăng thu
nhập, các yếu tố kinh tế xã hội, các chương trình phát triển và các dự
án đang thực hiện tại khu vực. Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ
thống thoát nước bẩn khu vực Đông Bắc TPHCM được lập đến năm
2020 phù hợp với điều chỉnh Qui hoạch chung thành phố Hồ Chí
Minh với qui mô dân số và qui mô sử dụng đất đến năm 2020.

1.4.3. Nội dung 3: Đề xuất các nhiệm vụ ưu tiên
Dự án ưu tiên trước hết nhằm khắc phục tình trạng ngập úng trong khu vực
Đông Bắc nhằm từng bước giải quyết triệt để hiện tượng ngập trong toàn
khu vực Đông Bắc, đồng thời cải thiện một bước tình hình vệ sinh môi

trường trong các khu vực dân cư.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Thu thập tài liệu, số liệu.
-

Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt nam đến năm 2020 được
Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 35/1999/QĐ-TTg ngày
5/3/1999.

-

Chương trình khung thoát nước đô thị đến năm 2010 CV338/BXDKTQH ngày 10/03/2003 của Bộ Xây Dựng.

-

Quy hoạch tổng thể Hệ thống thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh

-

Quy hoạch chung Quận Thủ Đức, Quận 9 đến năm 2020, các quy
hoạch chi tiết liên quan: nghành giao thông, cấp nước, môi trường, du
lịch, công nghiệp, thông tin liên lạc, điện lực, văn hoá, an ninh quốc
phòng … có liên quan.

-

Các nghiên cứu, dự án thoát nước và xử lý nước thải liên quan.

-


Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị. Các đặc thù khác của
địa phương.

-

Tài liệu mưa, khí hậu, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, nước
ngầm.

-

Hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc đô thị

-

Hiện trạng vệ sinh môi trường, ngập lụt và xử lý nước thải

-

Hiện trạng mạng lưới thoát nước hiện hữu

-

Hiện trạng và quy hoạch hệ thống thuỷ lợi

8


-

Các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, sinh thái


-

Bản đồ địa hình khu vực tỷ lệ 1/2000, 1/5000.

-

Tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức quản lý vận hành và năng lực đơn
vị quản lý hệ thống thoát nước hiện có

-

Các quy định về hành chính

-

Các quy định về tài chính

1.5.2. Khảo sát
-

Khảo sát cập nhật hiện trạng xây dựng đô thị

-

Khảo sát và đánh giá hệ thống thoát nước, các điểm ngập úng

-

Khảo sát bổ sung chất lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nguồn

tiếp nhận và các yếu tố môi trường khác, phân tích chất lượng nước
thải điển hình

-

Khảo sát các nguồn tiếp nhận nước mặt: kênh, hồ, biển

-

Khảo sát hệ thống thuỷ lợi

-

Khảo sát, thiết lập mạng lưới mốc cao độ chuẩn và thước đo quan trắc
mực nước kênh, hồ, cống ngăn triều trong khu vực nghiên cứu.

-

Khảo sát ý kiến người dân

1.5.3. Phân tích số liệu và dự kiến các phương án.
Các số liệu thu thập được xử lý và phân tích toàn diện, đảm bảo cơ sở khoa
học, kỹ thuật, tính hợp lý và độ tin cậy cho các giải pháp thoát nước đề xuất.
Các đề xuất đưa ra của nghiên cứu này sẽ bao gồm: các giải pháp cụ thể
cho giai đoạn 2009 đến 2015, các giải pháp tổng thể đến 2020 phù hợp với
sự phát triển kinh tế, xã hội cửa khu vực.
1.5.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Việc kết hợp các chuyên gia trong quá trình thu thập, xử lý số liệu và lập
nghiên cứu là rất cần thiết. Sự hợp tác và các ý kiến của các chuyên gia sẽ
góp phần hoàn thiện nghiên cứu thoát nước này.

1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm hầu hết diện tích Quận Thủ Đức và
một phần Quận 9 với tổng diện tích gần 65km2. Các phường nằm trong
phạm vi của nghiên cứu là:
Quận Thủ Đức: Phường Tam Bình, Phường Tam Phú, Phường Hiệp Bình
Phước, Phường Hiệp Bình Chánh, Phường Linh Đông, Phường Linh Tây,

9


Phường Trường Thọ, Phường Bình Thọ, Phường Linh Chiểu, Phường Linh
Trung, Phường Linh Xuân.
Quận 9: Phường Hiệp Phú, Phường Tân Phú, Phường Long Thạnh Mỹ.
Tổng dân số trong khu vực nghiên cứu ước tính đến năm 2020 là 537.000
người. (Xem hình 1 của phụ lục 2)
1.7 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nguyên tắc chung khi tính toán và lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc
cải tạo hệ thống thoát nước và các công việc liên quan tuân thủ theo các
văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn nghành và quốc gia quy định cho việc
quản lý cũng như tính toán thiết kế các công trình cấp thoát nước và môi
trường.
Tiêu chuẩn thiết kế được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện
hành: Tiêu chuẩn thiết kế 20TCVN-51-84 của Bộ Xây dựng, các tiêu chuẩn
về chất lượng nước thải ra nguồn xả của Bộ Tài nguyên Môi trường, cũng
như các quy định về thoát nước và môi trường hiện hành tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, dự án này cũng là tiểu dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể
hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt, do vậy cũng phải tuân thủ theo các yêu cầu cơ bản
sau:

- Hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng và phát
triển căn cứ vào tình hình thực tế và theo quy hoạch phù hợp với định
hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
-

Sử dụng triệt để hệ thống thoát nước hiện có, nâng cấp và phát triển
hệ thống thoát nước phù hợp với sự phát triển của Thành phố.

-

Tại các khu đô thị mới, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước
chung; trong quá trình xây dựng đô thị phải dành đất để xây dựng hệ
thống cống riêng khi điều kiện cho phép.

-

Nước thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ công cộng phải được xử lý
cục bộ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành trước khi xả vào
hệ thoáng coáng chung.

10


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Khu vực nghiên cứu có diện tích 64,91 km2 bao gồm phần lớn quận Thủ Đức
và một phần quận 9, cả hai quận này đều được tách ra từ huyện Thủ Đức,

trên các trục đường Xa lộ Hà Nội, xa lộ Trường Sơn, Quốc lộ 1. Ranh giới
các mặt tiếp giáp như sau:
-

Phía bắc giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

-

Phía đông là quận 9.

-

Phía Tây giáp quận 12 và quận Bình Thạnh qua sông Sài Gòn.

-

Phía Nam giáp quận 2 và quận Bình Thạnh qua sông Sài Gòn.

Địa hình chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng triền gò và vùng thấp trũng.
-

Vùng triền gò: nằêm ở phía bắc và đông bắc, địa hình có dạng đồi
thoải lượn sóng, cao độ địa hình từ 3,0m đến +32m, thấp dần về phía
vùng trũng ven sông Sài Gòn, độ dốc địa hình từ 0,005 đến 0,1. Toàn
bộ vùng không bị ngập lụt, cường độ chịu lực của đất tốt, thuận lợi
cho xây dựng nhà cao tầng và công nghiệp.

-

Vùng thấp trũng: là vùng tiếp giáp với vùng triền gò và sông Sài

Gòn. Địa hình vùng này thấp, bằng phẳng và bị chia cắt bởi hệ thống
kênh rạch thuộc hệ thống sông Sài Gòn. Cao độ địa hình trung bình
0,5m, thấp nhất 0,3m và cao nhất 1,8m (phổ biến từ 0,3m – 0,8m), độ
dốc địa hình rất nhỏ. Đây là vùng bị ảnh hưởng mạnh bởi mực nước
triều sông Sài Gòn, thường xuyên bị ngập lụt khi triều cường và nước
mưa từ các triền đồi ở phía bắc và đông bắc đổ xuống. Mức độ ngập
từ 0,3m đến 1,3m, là khu vực ít thuận lợi cho xây dựng.

2.1.2. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng Đông Bắc thành phố, có chung đặc điểm
khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa
mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Các đặc trưng khí hậu như sau:
+ Nhiệt độ:
-

Nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao, biên độ dao động nhỏ.

-

Nhiệt độ trung bình năm : 270C .

11


-

Nhiệt độ cao nhất trung bình: 32,10C .

-


Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 23,80C .

-

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 400C .

-

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 13,80C .

+ Độ ẩm:
-

Độ ẩm bình quân cả năm trên toàn vùng

78%

-

Độ ẩm bình quân cả năm trạm Tân Sơn Nhất 77%

-

Độ ẩm năm lớn nhất tuyệt đối đã đo được

99%

-


Độ ẩm năm nhỏ nhất tuyệt đối đã đo được

24%

-

Độ ẩm biến đổi theo mùa, các tháng mùa mưa bình quân 85%, các
tháng mùa khô bình quân chỉ đạt 70%.

+ Bốc hơi:
-

Với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, lại có gió thường thuyên nên nhìn
chung bốc hơi vào loại lớn: 1300mm trên ống piche và bằng 1700mm
trên chậu A.

-

Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi bình quân 130mm đến
160mm/tháng. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi từ 70mm đến
90mm.

-

Bốc hơi năm lớn nhất tuyệt đối 2666mm.

+ Mưa:
-

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa hàng năm biến đổi

trong khoảng 1200-1900mm khu vực nội thành và phía Bắc, Đông
Bắc (Quận 9, Quận Thủ Đức) có lượng mưa lớn hơn cả từ 17001900mm (riêng Tân Sơn Nhất 1930mm). Vùng ven biển Cần giờ có
lượng mưa nhỏ hơn (1061mm). Các vùng khác lượng mưa trung bình
từ 1500-1700mm.

-

Mưa phân phối không đều theo thời gian, mưa tập trung vào các
tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90%,
còn các tháng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10%, đặc biệt các tháng
1,2,3 hầu như không có mưa. Lượng mưa bình quân nhiều năm phân
bố theo các tháng của các của các trạm tiêu biểu trong vùng hạ lưu
được thống kê trong baûng 2.1.

12


Bảng 2.1. Lượng mưa bình quân năm phân bố theo tháng
Bình quân tháng (mm)
Trạm

II III

IV

V

T. Sơn 13
Nhất


4

11

48

208 313 296 271

327 274 118 46

1932

Nhà Bè

7

0

6.0 21

167 267 229 220

255 181 65

15

1433

Vũng
Tàu


2

1

5

34

193 210 219 186

217 216 69

21

1371

Bình
Dương

14

2

24

47

213 275 284 286


321 148 124 40

1879

Biên
Hoà

6

5

13

50

166 232 281 273

292 235 97

28

1678

Cần Giờ 0

0

2

14


112 174 189 196

168 169 32

6

1061

Hóc
Môn

12

1

12

50

160 217 240 232

250 216 114 21

1525

Thủ
Đức

4


2

5

48

186 261 302 259

274 254 99

1717

-

I

VI

VII

VIII IX

X

XI

XII

Cả

năm

25

Hàng năm TP.Hồ Chí Minh có khoảng 120-160 ngày mưa. Các tháng
mùa mưa đều có trên 20 ngày mỗi tháng.

+ Gió và bão:
-

Hai hướng gió chủ đạo là gió Tây Nam và gió Đông Nam. Gió Đông
Nam từ tháng 1 đến tháng 6, tốc độ gió tối đa là 10,8 m/s. Gió Tây
Nam thịnh hành trong mùa khô, tốc độ gió tối đa là 24 m/s. Ngoài ra
còn có gió Đông Bắc lạnh và khô thổi vào tháng 11, 12, vận tốc gió
trung bình hàng năm là 6,8 m/s.

-

Bão ít xuất hiện nhưng không phải là không có. Theo thống kê trong
100 năm trở lại đây thì trong số các cơn bão đổ bộ vào nước ta có
10% các cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng
này, trong đó phần đổ bộ trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 2.5%).
Những cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khu vực
xảy ra vào nhữùng tháng cuối năm, chủ yếu gây mưa lớn (200300mm/ngày) trên phạm vi toàn khu vực và gió cấp 2 đến cấp 10 tức
khoảng (20-25m/s). Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu còn xuất hiện
cơn xoáy lốc có tốc độ gió có khi đạt đến 30m/s. Tuy nhiên những

13



trận gió lốc như vậy chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn
song sức phá hoại mạnh nên cũng có thể gây những hư hỏng về nhà
cửa và công trình dân dụng khác.
2.1.3. Thủy văn
+ Hai dòng sông lớn nhận nước thải và nước mưa chính đi qua địa bàn Quận
Thủ Đức và Quận 9 là:
-

Sông Đồng Nai: là sông lớn nhất của lưu vực miền Đông Nam Bộ,
cung cấp nước dân sinh, công nghiệp và cũng đóng vai trò quan trọng
trong tưới tiêu cho một khu vực rộng lớn. Sông Đồng Nai có chiều dài
628km, diện tích lưu vực khoảng 40.000 km2, chảy dọc theo phía
đông Quận 9, đoạn chảy qua Quậân 9 có chiều dài 20 km cũng chính
là hạ lưu của sông Đồng Nai, ra khỏi Quận 9 có tên là sông Nhà Bè
có nhiều cửa đổ ra biển.

-

Sông Sài Gòn: là một trong những sông lớn của vùng Đông Nam Bộ,
là trục tiêu chính của TP HCM, sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi
núi huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, chảy qua các tỉnh Tây Ninh,
Bình Dương, TP HCM rồi đổ ra sông Đồng Nai tại Tân Thuận ( Nhà
Bè) . Sông có chiều dài khoảng 280km, diện tích hứng nước
4.500km2ä. Sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, sông bị ảnh
hưởng mạnh của chế độ thủy triều. Đoạn sông chảy qua Quận Thủ
Đức dà 13 km, chiều rộng sông từ 400 – 600 m, độ sâu trung bình 12
– 15 m.

Mực nước tính toán Hmax (mm) tại trạm Biên Hoà trên sông Đồng Nai và
trạm Phú An trên sông Sài Gòn như sau:

Bảng 2.2. Mực nước tính toán tại trạm Biên Hòa trên sông Đồng Nai và
trạm Phú An trên sông Sài Gòn
Trạm

P=5%

P=10%

P=25%

P=50%

Biên Hòa

187

172

158

146

Phú An

145

140

136


131

P=90%

P=95%
135

128

125

+ Các kênh rạch chính trên khu vực dự án:
-

Rạch Thủ Đức

-

Rạch Gò Dưa

-

Rạch ng Dầu

-

Sông Vónh Bình

-


Rạch Trường Thọ

14


Các kênh rạch này thuộc hệ thống sông Sài Gòn nằm trong khu vực thấp
trũng, có đặc điểm độ dốc kênh rạch nhỏ, chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ
thủy văn sông Sài Gòn, khi triều cường và mưa lớn thường xuyên gây úng
ngập cho khu vực có cao độ địa hình dưới 2,0m.
-

Suối Xuân Trường

-

Suối Nhum

-

Suối Gò Cát

-

Sông Gò Công

Các suối này thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có đặc điểm độ dốc suối lớn,
không gây ngập cho khu vực nằm trên địa bàn Quận Thủ Đức nhưng gây
ngập và ô nhiễm cho một phần Quận 9.
Các rạch chính này nối trực tiếp với nhau, ngoài ra còn có các rạch nhỏ nối
với nhau và nối với rạch chính tạo nên một mạng kênh rạch khá chằng chịt.

* Đặc điểm dòng chảy
Từ những tài liệu thực đo lưu lượng của các trạm thuỷ văn cho thấy dòng
chảy của các sông trong vùng hạ lưu có đặc điểm như sau:
-

Dòng chảy biến đổi không đều trong năm và phụ thuộc vào mưa. Các
tháng mùa khô mưa ít nên lưu lượng giảm, đặc biệt là các tháng cuối
mùa khô (tháng 4) lưu lượng đạt đến trị số nhỏ nhất; ngược lại các
tháng mùa mưa lưu lượng tăng cao và đạt cực đại vào các tháng gần
cuối mùa mưa (tháng 9 hoặc tháng 10).

-

Lưu lượng dòng chảy thời gian không chỉ phụ thuộc vào mùa mưa mà
còn phụ thuộc vào khả năng điều tiết của các hồ chứa nước thượng
lưu. Số hồ chứa trên thượng lưu xây dựng càng nhiều càng làm thay
đổi lưu lượng giữa mùa khô cũng như mùa mưa.

* Dòng chảy lũ
Theo kết quả tính toán thuỷ văn, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại một số vị trí
công trình được tổng hợp trong bảng 2.3a

15


Bảng 2.3a. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất với tần suất 0.5%
STT Vị Trí

lưu vực (km2)


Lưu lượng đỉnh lũ
(m3)

1

Trị An

14.800

18.000

2

Dầu Tiếng

2.700

2.800

3

Phước Hoà

5.765

7.480

4

Hạ lưu Vàm Cỏ Đông – 4.110

Bến Đá

2.487

Lưu lượng xả nước lớn nhất có xét đến công trình điều tiết lũ: khi công trình
hồ chứa thượng lưu được xây dựng càng nhiều thì lưu lượng đỉnh lũ trước lúc
đổ vào vùng hạ lưu càng được triết giảm. Theo tính toán thuỷ văn, trong
trường hợp thượng lưu có các công trình hồ chứa: Trị An, Dầu Tiếng, Thác
Mơ, thì lưu lượng xả lũ lớn nhất của các sông có các công trình hồ ứng với
một số cấp tần suất được tổng hợp trong bảng 2.3b
Bảng 2.3b. Lưu lượng xả lũ với một số cấp tần suất (m3/s)
Vị trí

Thuộc sông

Lưu lượng xả lũ với các tần
suất
1%

5%

10%

Hạ lưu Đồng Nai-Sông Bé

Đồng Nai

14.987

8240


5600

Dầu Tiếng

Sài Gòn

1.306

232

108

2.309

1252

564

H.lưu vực sông VCĐ-Bến Vàm Cỏ Đông
Đá
* Đặc điểm triều

Thuỷ triều biển Đông có biên độ giao động từ 3.5m đến 4m, lên xuống mỗi
ngày hai lần, với hai đỉnh triều xấp xỉ nhau và 2 chân chênh nhau khá lớn.
Thường thì thời gian giữa hai chân và hai đỉnh vào khoảng 12 giờ đến 12 giờ
30. Trong một tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kém. Trong một năm
đỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, đỉnh triều
thấp thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8.
Khi triều truyền từ sông vào các kênh rạch, do khẩu độ của các kênh rạch

có kích thước nhỏ nên triều tắt rất nhanh. Tuỳ khoảng cách của các kênh
rạch so với biển hay sông lớn mà sóng triều tắt nhanh hay chậm hơn. Một
điểm đáng chú ý là khác với triều trên các con sông lớn chỉ phụ thuộc vào
một nguồn triều, còn triều trên các kênh rạch được truyền từ nhiều hướng

16


khác nhau tạo thành giáp nước sinh ra lắng đọng và ảnh hưởng đến quá trình
tiêu thoát nước.
Bảng 2.3c. Mực nước triều lớn nhất theo các tần suất
Tên trạm

Sông

Tần suất (%)
0.1

0.5

1.0

2.0

5.0

10.0

Biên Hoà


Đồng Nai

2.37

2.18

2.09

1.99

1.85

1.74

Phú An

Sài Gòn

1.61

1.56

1.54

1.52

1.48

1.45


Nhà Bè

Nhà Bè

1.61

1.56

1.54

1.52

1.49

1.46

2.1.4. Địa chất công trình
Đất đai trong khu vực được chia ra hai vùng:
-

Đất đai vùng gò đồi thuộc loại Feralit có kết cấu cứng, khó thấm
nước, cường độ chịu lực cao từ 1,5 – 2,5 kg/cm2, phù hợp với xây
dựng nhà cao tầng và công nghiệp.

-

Đất vùng trũng thấp thuộc nhóm đất phèn, nền đất yếu, cường độ
chịu lực từ 0,3 – 0,8 Kg/cm2, nếu xây nhà cao tầng phải gia cố nền
móng.


2.1.5. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 1997 tổng số dân trong khu vực nghiên cứu là
174.000 người, đến năm 2020 dự kiến tăng lên thành 537.000 người.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
2.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội
-

Từ 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện Thủ Đức
cũ khá cao bình quân 13,3%/năm, mức thu nhập bình quân đầu người
tăng gần 10% năm, đạt ≈ 450 USD/người.năm
• Công nghiệp – TTCN

-

Trên địa bàn khu vực, đặc biệt Quận Thủ Đức tập trung nhiều xí
nghiệp công nghiệp do Trung ương và địa phương quản lý, bao gồm
nhiều ngành công nghiệp khác nhau: Công nghiệp cơ khí, công
nghiệp dệt – may, đan thêu, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp
vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp điện – điện tử, ngành hóa chất
– nhựa – cao su.

-

Ngoài các nhà máy xí nghiệp do Trung ương và địa phương quản lý
trên địa bàn Quận còn có rất nhiều các Công ty trách nhiệm hữu hạn,
nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp.

17



-

Nhìn chung công nghiệp trên địa bàn được phân bố khá tập trung do
chủ trương của Thành phố hình thành tại Quận Thủ Đức một số khu
công nghiệp mới dự kiến, đã được phê duyệt, đã xây dựng và đưa vào
sản xuất như: Bắc Thủ Đức, Tam Bình – Bình Chiểu, Hiệp Bình
Phước, Tây Nam. Đặc biệt khu chế xuất Linh Trung là một trong 2
khu chế xuất của Thành phố.
• Khu Trường đại học quốc gia: Quy mô 800 ha, trung tâm đào tạo
lớn nhất của toàn vùng, bao gồm các ngành: xây dựng, pháp lý,
công nghệ, nông lâm, sư phạm, đại cương…, trong đó phần nằm
trên địa bàn quận Thủ Đức là 200 ha.

2.2.2. Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội
• Nhà ở: Mang tính chất nông thôn ngoại thành, xây dựng tự phát,
diện tích sàn bình quân ước tính 12 m2/người, tầng cao trung bình
1,2 tầng, chủ yếu là nhà tư nhân, diện tích nhà ở thuộc nhà nước
quản lý chiếm 1/10 diện tích nhà ở hiện có.
• Các công trình phục vụ công cộng
-

Giáo dục: Có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở, với 424 phòng
học, và 2 trường PTTH với 4.634 học sinh.

-

Các trường đều xây dựng bán kiên cố và kiên cố.
• Văn hóa thể thao

Có 1 nhà văn hóa trung tâm Quận với diện tích 2,5 ha: có 20 phòng luyện

tập; 2 rạp chiếu bóng, 1 thư viện với 50.000 đầu sách; 1 số sân vận động cấp
phường (sân đất, luyện tập bóng đá); 1 trung tâm thể thao dưới nước quy mô
5 ha liên doanh với c.
• Y tế: Có 1 bệnh viện quy mô 200 giường. Ngoài ra mỗi phường
đều có trạm y tế.
• Thương mại dịch vu
Toàn Quận có 10 chợ (trong đó có 2 chợ lớn tại trung tâm thị trấn cũ)
Ngoài ra còn các quầy hàng thương nghiệp dịch vụ kết hợp với nhà ở do các
hộ cá thể kinh doanh rải rác trong các khu ở trong Quận.
2.2.3. Đánh giá chung
• Dân cư:
-

Phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn cũ (mật độ cư
trú cao 9.000 – 10.000 ng/1 km2). Các phường Hiệp Bình Chánh,

18


×