Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.92 KB, 3 trang )

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương
Mã số: 29/ĐTKHVP 2019-2020
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thế Huy
Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan lý luận, các tiêu chí, điều kiện, yêu cầu
đặt ra đối với Thành phố trực thuộc Trung ương và sự cần thiết xây dựng Vĩnh
Phúc sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung 2: Đánh giá tổng thể về thực trạng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện
nay so với các tiêu chí, điều kiện, yêu cầu đặt ra đối với Thành phố trực thuộc
Trung ương.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để xây dựng Vĩnh Phúc
sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Căn cứ theo Điều 4, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 quy định về
tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Quy mô dân số từ
1.500.000 người trở lên. Diện tích tự nhiên từ 1.500km2 trở lên, số đơn vị hành
chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên. Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn
vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt
hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã
được phân loại đạt tiêu chí của đơ thị loại đặc biệt hoặc loại I. Cơ cấu và trình độ
phát triển kinh tế xã hội đạt theo quy định.
Qua phân tích đánh giá, đối với đô thị Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở
diện tích tự nhiên tồn tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ số quận phải đạt 60% trên tổng số
đơn vị hành chính hiện có, tương đương 6/9 đơn vị hành chính phải đạt cấp quận.
Đánh giá tiêu chuẩn về dân số từ 1.500.000 người trở lên: theo kết quả điều
tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.151.154 người. Tại thời
điểm tách tỉnh năm 1997, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.066.552 người, sau 22 năm
dân số tăng thêm 84.602 người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân hàng năm của Vĩnh


Phúc (theo kết quả điều tra dân số năm 2019) là 1,41%, do vậy dự kiến đến năm
2037 thì dân số tỉnh Vĩnh Phúc mới đạt khoảng 1.501.994 người.
Đánh giá tiêu chuẩn đơn vị hành chính trực thuộc (thành lập quận 6/9 đơn
vị hành chính cấp huyện), đạt 60% trở lên tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành
chính cấp huyện (0,6 x 9 đơn vị hành chính =5,4 tương ứng 6 đơn vị hành chính
đạt tiêu chuẩn cấp quận). Như vậy cần có 06 huyện, thành phố trở thành quận.
Tại đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số


1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 với phạm vi nghiên cứu gồm 07 đơn vị hành
chính cấp huyện gồm (thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Bình
Xuyên, huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương và huyện Tam
Đảo) với tổng diện tích tự nhiên khoảng 318,6km2 thì chỉ có duy nhất thành phố
Vĩnh Yên nằm toàn bộ trong phạm vi quy hoạch, 06 đơn vị hành chính cấp huyện
cịn lại chỉ lấy một phần diện tích, cịn lại nằm ngồi phạm vi quy hoạch chung đô
thị Vĩnh Phúc.
Đánh giá tiêu chuẩn đô thị loại I cho phạm vi 318 km2 theo Quy hoạch
chung đô thị Vĩnh Phúc được duyệt: trong phạm vi này có thể đạt các tiêu chí của
đơ thị loại I ở giai đọan 2026-2030, tuy nhiên chỉ với phạm vi này thì tỉnh Vĩnh
Phúc khơng đảm bảo số lượng quận.
Đánh giá tiêu chuẩn loại I cho phạm vi danh giới bao gồm tồn bộ địa giới
hành chính tỉnh Vĩnh Phúc: hiện nay chưa đủ cơ sở do chưa có quy hoạch chung
xây dựng đơ thị cho phạm vi tồn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Thẩm
quyền thẩm định đồ án quy hoạch là của Bộ xây dựng, thẩm quyền phê duyệt là
Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, để có cơ sở lập quy hoạch chung xây dựng đơ
thị Vĩnh Phúc thì phải được Thủ tướng chính phủ đồng ý chủ trương. Do vậy,
khơng thể chủ động về thời gian hoàn thành đồ án quy hoạch.
Đánh giá cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Vĩnh Phúc
hiện các chỉ tiêu: cân đối thu chi ngân sách, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03

năm gần nhất, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ
cấu kinh tế đều đạt so với bình quân của cả nước; cịn 02 tiêu chí thu nhập bình
qn đầu người và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận
và phương đều chưa đạt.
KẾT LUẬN
Để phát huy hiệu quả của đề tài, khi áp dụng kết quả vào thực tế cần có sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và được sự thơng qua của Bộ chính trị và cần sự
tham gia của chính quyền các cấp, các sở, ban ngành liên quan. Nội dung kết quả
nghiên cứu có thể áp dụng như một tài liệu cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành trong công tác tham mưu với UBND tỉnh đề xuất giải pháp đưa Vĩnh Phúc
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
KIẾN NGHỊ
Để phát huy hiệu quả đề tài, khi áp dụng kết quả vào thực tế cần có sự đồng
ý của Thủ tướng Chính phủ và được sự thơng qua của Bộ chính trị và cần sự tham
gia của chính quyên các cấp, các sở, ban, ngành liên quan.
Các vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu thời gian tới như: xây dựng một
cơ quan chuyên trách triển khai, theo dõi và hướng dẫn thực hiện lộ trình đưa
Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Đề xuất mơ hình các cấp
quản lý hành chính đơ thị,..


Nội dung kết quả nghiên cứu có thể áp dụng như một tài liệu tham khảo
cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong công tác tham mưu với UBND
tỉnh đề xuất giải pháp đưa Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
BT. Thu Huyên



×