Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (eichhornia crassipes)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------

------

LÝ THUẬN AN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ LỤC BÌNH
(EICHHORNIA CRASSIPES)
Chun ngành: Cơng nghệ mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, 1/2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

-------

-------

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ PHÁT QUỚI

Cán bộ chấm nhận xét 1

:


Cán bộ chấm nhận xét 2

:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 27 tháng 01 năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
----------------------------oOo--Tp. HCM, ngày . . . tháng . . . năm 2010
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Lý Thuận An

Ngày, tháng, năm sinh : 23/09/1983
Chuyên ngành

: Công nghệ Môi trường

Phái

: Nữ

Nơi sinh

: TP. Hồ Chí Minh


MSHV

: 02507765

1- TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES)

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Đánh giá hiện trạng phân bố lục bình trên sông rạch, kênh thủy lợi trong khu vực
tỉnh Long An giáp với vùng Đồng Tháp Mười;
Hồn thiện quy trình sản xuất phân hữu cơ từ lục bình trong phạm vi nơng hộ;
Phân tích, đánh giá hàm lượng chất kích thích sinh trưởng có trong rễ lục bình, và
thử nghiệm tạo phân hữu cơ kích thích sinh trưởng thực vật;
Đánh giá chất lượng của những sản phẩm phân hữu cơ.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/01/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/01/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lê Phát Quới
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Họ tên và chữ ký)

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. LÊ PHÁT QUỚI



Luận văn này khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ tận tình và những lời
động viên chân thành của những người thân, thầy cô và những người bạn luôn sát cánh
bên tôi. Xin cho tôi gửi đến mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc!
Con cảm ơn mẹ! Tuy không ở cạnh con trong suốt q trình làm việc nhưng mẹ ln
dõi theo con với những lo lắng và những lời động viên mộc mạc!
Em xin chân thành cảm ơn thầy – TS. Lê Phát Quới đã ln động viên, hỗ trợ, hướng
dẫn nhiệt tình và truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho em trong
suốt thời gian thực hiện luận văn!
Em xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Công nghệ môi trường, trường Đại học Bách
Khoa TP. HCM đã cho em những giờ học hữu ích và những kiến thức chuyên môn
trong suốt thời gian học ở trường!
Luận văn này cũng sẽ không đạt kết quả tốt nếu không có sự giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của các anh, chị trong Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An. Em xin chân
thành cảm ơn!
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn của tôi đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tơi những lúc khó khăn
trong suốt q trình thực hiện đề tài! Tơi cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn Cao học
2007 đã cùng tôi học tập!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn mọi người đã hết lịng giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn!


TĨM TẮT
Lục bình (Eichhornia crassipes) hiện diện khá nhiều trong hệ thống sông, rạch gây
nhiều vấn đề về giao thông thủy và môi trường nước trong vùng Đồng Tháp Mười. Lục
bình có thể được sử dụng làm nguồn ngun liệu phối trộn với phân chuồng để sản
xuất phân hữu cơ dùng cho nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm dùng nguyên liệu lục bình kết hợp phân chuồng ở 6 tỷ
lệ khác nhau (100, 90/10, 80/20, 70/30, 60/40, và 50/50) để sản xuất phân hữu có
chủng nấm Tricoderma LV cho kết quả khá tốt ở cả hai nguyên liệu tươi và khô.
Tỷ số C/N cho thấy khả năng phân hủy hữu cơ khá tốt đối với cả hai nguyên liệu tươi

và khô, mặc dù nguyên liệu khô cho kết quả tốt hơn (21,87 ÷ 22,66%), và chất hữu cơ
cũng khá cao (27,81 ÷ 28,48%). Một số đại lượng N, P và K tổng số đạt khá ở các
nghiệm thức (N > 3%, P2O5 = 1,44 ÷ 1,81%, và K2O = 2,4 ÷ 3,42%). Hai nguyên tố
trung lượng Ca và Mg đều hiện diện ở cả các nghiệm thức của hai loại phân ủ tươi và
khô, nhất là lượng Ca (3,70 ÷ 4,55 %). Tuy nhiên, ở các nghiệm thức có pha trộn với
phân chuồng từ 30 ÷ 50% thì lượng N và P2O5TS, Ca đều tăng cao và có sự khác biệt
có ý nghĩa so với nghiệm thức cịn lại. Một số chất vi lượng Zn, Cu và Mn cũng thấy
hiện diện nhưng ở một lượng khá nhỏ. Chì (Pb) không thấy xuất hiện ở tất cả các
nghiệm thức. Hàm lượng Humic acid (HA) và Fulvic acid (FA) khá cao (HA = 3,51 ÷
4,43 %, FA = 3,14 ÷ 3,69 %) ở nghiệm thức có tỷ lệ 80, 90 và 100% nguyên liệu lục
bình; tuy nhiên, lượng HA và FA ở các nghiệm thức đều khá tốt đối với sản xuất phân
hữu cơ (> 3%). Phân ủ từ rễ lục bình cũng chứa các dưỡng chất khá, đặc biệt có một
lượng chất kích thích sinh trưởng IAA hiện diện trong phân ủ (35.33 µg/gr). Kết quả
thử nghiệm cho thấy lục bình tươi và khơ pha trộn nguồn phân chuồng và có chủng
nấm Tricoderma LV đều có thể ủ tạo thành phân hữu cơ dùng trong nông nghiệp.
So sánh kết quả ở các nghiệm thức cho thấy tỷ lệ tối ưu cho việc trộn bổ sung phân
chuồng vào lục bình trong quá trình ủ là 50/50; tuy nhiên ở tỷ lệ 60/40, 70/30 và 80/20
có thể áp dụng. Rễ lục bình có thể được sử dụng làm nguyên liệu tạo sản phẩm phân
hữu cơ dùng cho giâm và chiết cành nhờ vào lượng IAA có trong phân. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu chỉ là thử nghiệm bước đầu, cần phải tiếp tục nghiên cứu để có thể có
sản phẩm phân hữu cơ tốt hơn.


ABSTRACT
Hyacinth (Eichhornia crassipes) has presented in the high density of river and canal
systems cause many problems for transportation and water environment in the Plain of
Reeds. Hyacinth materials can be used as raw material mixing with cages to produce
organic fertilizer for crops.
Research results produced organic fertilizer from hyacinth material mixed with cages
in six different rates (100, 90/10, 80/20, 70/30, 60/40,và 50/50), and strains Tricoderma

LV, result in being quite good in both fresh and dried materials.
C/N ratio shows a good decomposition of organic substances in composting for both
fresh and dried materials, although the dry material give better result (21,87 ÷ 22,66),
and organic matter also is high ((27,81 ÷ 28,48%). Total N, P and K nutrients in the
treatments are quite good (N> 3%, P2O5 = 1.44 to 1.81%, and K2O = 2.4 to 3.42%). Ca
and Mg elements are present in treatments of compost, especially of concentration of
Ca ((3,70 ÷ 4,55 %). However, amount of N, P2O5 and Ca are higher in the treatments
mixed with cages from 30 ÷ 50%, and there is a significant difference compared with
other treatments. Some micro-nutrient such as Zn, Cu and Mn in the presence in
composts but in a relatively small amount. Lead (Pb) was not recorded in all treatments.
Content of Humic acid (HA) and Fulvic acid (FA) is high (HA = 3.51 to 4.43%, FA =
3.14 to 3.69%) at a rate of treatment of 80, 90 and 100% hyacinth material, however,
the amount of HA and FA in all of treatments are good for organic fertilizer production
(> 3%). Hyacinth compost from the roots material also contain nutrients rather,
especially IAA as a growth stimulant for plants. Fresh and dried water hyacinth
materials mixed with cages and Tricoderma LV incubation can produce organic
fertilizers used for crops.
Results also showed that the optimal mixed ratio between hyacinth material and cages
of 50/50, however the mixed rations of 60/40, 70/30 and 80/20 could be applied.
Hyacinth roots can be used as raw materials to produce organic fertilizer applied for
rasing and extracting plant branches due to distribution of IAA. However, results is
tested initially, it should be further studied for possible distribution of better organic
products.


MỤC LỤC
Danh mục bảng ---------------------------------------------------------------------------------- i
Danh mục hình --------------------------------------------------------------------------------- ii
Danh mục các chữ viết tắt -------------------------------------------------------------------- v
Chương 1 – MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ----------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ----------------------------------------------------------------------- 2
1.3. Nội dung của đề tài ----------------------------------------------------------------------- 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------ 2
1.5. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài --------------------------------------------------- 3
1.6. Tính mới của đề tài ----------------------------------------------------------------------- 4
Chương 2 – TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------------ 5
2.1. Sơ lược về lục bình ----------------------------------------------------------------------- 5
2.1.1. Đặc điểm, hình thái của lục bình ----------------------------------------------------- 5
2.1.2. Thành phần hóa học của lục bình ---------------------------------------------------- 6
2.1.3. Những vấn đề do sự phát triển q mức của lục bình ----------------------------- 10
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về việc sử dụng nguyên liệu lục bình ----------------- 14
2.3. Những vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu và giải quyết ----------------------------- 16
Chương 3 – PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU -------------------- 18
3.1. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 18
3.1.1. Tham khảo tài liệu thứ cấp ----------------------------------------------------------- 18
3.1.2. Phương pháp xử lý lục bình làm phân hữu cơ ------------------------------------- 18
3.1.3. Bố trí thí nghiệm ----------------------------------------------------------------------- 22
3.1.4. Phân tích mẫu -------------------------------------------------------------------------- 22
3.1.5. Phương pháp xữ lý số liệu ------------------------------------------------------------ 25
3.2. Vật liệu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 25


Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN --------------------------------------------- 26
4.1. Kết quả khảo sát thực tế về sự phân bố của lục bình ------------------------------- 26
4.2. Kết quả nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 35
4.2.1. Nhiệt độ trong quá trình ủ phân ----------------------------------------------------- 35
4.2.2. Các thành phần dưỡng chất ----------------------------------------------------------- 42
4.2.2.1. Thành phần dưỡng chất từ nguyên liệu tươi ------------------------------------- 42
4.2.2.2. Thành phần dưỡng chất từ nguyên liệu khô ------------------------------------- 46

4.2.2.3. Thành phần dưỡng chất từ nguyên liệu rễ --------------------------------------- 51
4.3. So sánh chất lượng phân ủ từ lục bình tươi và khơ --------------------------------- 62
4.4. Chọn tỷ lệ tối ưu cho việc tạo phân hữu cơ từ lục bình tươi và khơ -------------- 75
4.5. Xây dựng quy trình ủ phân hữu cơ từ lục bình --------------------------------------- 81
Chương 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------------- 83
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------- 83
5.2. Kiến nghị ---------------------------------------------------------------------------------- 84
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 121


-iNghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia Crassipes)

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lục bình ----------------------------------------------------- 7
Bảng 2.2 Thành phần acid amin của lục bình (g/100g protein) ------------------------------ 8
Bảng 2.3 Một số thành phần khống chất (%) có trong tro lục bình ------------------------ 8
Bảng 2.4 So sánh hàm lượng amino acid trong thân lục bình ở hai điều kiện sinh
trưởng: tự nhiên và trên vùng có chất thải con người ----------------------------- 9
Bảng 3.1 Cơng thức pha trộn lục bình và phân chuồng ở hàm lượng thay đổi ----------- 22
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu phân tích các mẫu phân ủ sau khi hoai ------------------------------ 23
Bảng 3.3 Một số nguyên vật liệu sử dụng trong đề tài -------------------------------------- 25
Bảng 4.1 Số liệu khảo sát sự phân bố của lục bình ------------------------------------------ 26
Bảng 4.2 Số liệu đo nhiệt độ trong quá trình ủ lục bình tươi với phân chuồng ---------- 35
Bảng 4.3 Số liệu đo nhiệt độ trong q trình ủ lục bình khơ với phân chuồng ----------- 37
Bảng 4.4 Số liệu đo nhiệt độ trong quá trình ủ 100% rễ lục bình -------------------------- 41
Bảng 4.5 Số liệu phân tích kết quả đầu ra của phân ủ từ LB tươi với phân chuồng ----- 42
Bảng 4.6 Số liệu phân tích kết quả đầu ra của phân ủ từ LB khô với phân chuồng ----- 47
Bảng 4.7 Số liệu phân tích rễ trước khi đem ủ------------------------------------------------ 51
Bảng 4.8 Số liệu phân tích kết quả đầu ra của phân ủ từ 100% rễ lục bình -------------- 52


GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- ii Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia Crassipes)

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ minh họa khu vực khảo sát hiện trạng phân bố của lục bình ------------- 3
Hình 2.1 Hình dạng bèo lục bình (Eichhornia crassipes) sống trên mặt nước ở sơng,
rạch --------------------------------------------------------------------------------------- 5
Hình 2.2 Lục bình với hệ thống rễ rậm chìm trong nước có khả năng hút nhiều kim loại
và khống chất -------------------------------------------------------------------------- 6
Hình 3.1 Sơ đồi khối minh họa phương pháp ủ phân hữu cơ từ lục bình ----------------- 19
Hình 3.2 Nguyên liệu lục bình được thu gom và phơi để giảm lượng nước bên trong
thân trước khi tiến hành ủ trong các thùng thí nghiệm -------------------------- 20
Hình 3.3 Lục bình được chặt ra từng đoạn nhỏ nhằm mục đích giúp loại trừ nước trong
thân dễ dàng hơn --------------------------------------------------------------------- 20
Hình 3.4 Theo dõi nhiệt độ trong quá trình ủ phân bằng nhiệt kế ------------------------- 21
Hình 3.5 Nấm Tricoderma LV phát triển trên thân lục bình trong quá trình phân hủy
chất hữu cơ ---------------------------------------------------------------------------- 21
Hình 3.6 Nguyên liệu ủ đã được phân hủy hồn tồn sau khi ủ 16 tuần ------------------ 24
Hình 3.7 Mẫu phân ủ được lấy dùng cho phân tích thành phần dưỡng chất và các
nguyên tố cần thiết ------------------------------------------------------------------- 24
Hình 4.1 Bản đồ thể hiện mạng lưới sơng rạch của các huyện khảo sát ------------------ 27
Hình 4.2 Bản đồ thể hiện mạng lưới sông rạch của các huyện khảo sát ------------------ 31
Hình 4.3 Lục bình phủ kín một đoạn sơng Vàm Cỏ Đơng (huyện Đức Huệ) ------------ 32
Hình 4.4 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ lục bình tươi --------------------- 36
Hình 4.5 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trong q trình ủ lục bình khơ ---------------------- 37

Hình 4.6 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 100% --------- 38
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 90/10 --------- 38
Hình 4.8 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 80/20 --------- 39
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 70/30 --------- 39

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- iii Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia Crassipes)

Hình 4.10 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 60/40 ------- 40
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh biến thiên nhiệt độ của LB khô và tươi ở tỷ lệ 50/50 ------- 40
Hình 4.12 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ rễ lục bình----------------------- 41
Hình 4.13 Biểu đồ so sánh khả năng trao đổi cation của phân ủ từ lục bình khơ/tươi ở
các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ------------------------------------ 53
Hình 4.14 Biểu đồ so sánh hàm lượng đạm tổng số (N) trong phân ủ từ lục bình
khơ/tươi ở các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ----------------------- 54
Hình 4.15 Biểu đồ so sánh hàm lượng lân tổng số (P) trong phân ủ từ lục bình khơ và
tươi ở các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ---------------------------- 55
Hình 4.16 Biểu đồ so sánh hàm lượng kali (K) trong phân ủ từ lục bình khơ/tươi ở các
tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ----------------------------------------- 55
Hình 4.17 Biểu đồ so sánh hàm lượng calcium (Ca) trong phân ủ từ lục bình khơ và
tươi ở các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ---------------------------- 56
Hình 4.18 Biểu đồ so sánh hàm lượng Magie (Mg) trong phân ủ từ lục bình khơ và tươi
ở các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ---------------------------------- 57
Hình 4.19 Biểu đồ so sánh hàm lượng kẽm (Zn) trong phân ủ từ lục bình khơ và tươi ở
các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ------------------------------------ 58
Hình 4.20 Biểu đồ so sánh hàm lượng Mangan (Mn) trong phân ủ từ lục bình khơ và

tươi ở các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ---------------------------- 58
Hình 4.21 Biểu đồ so sánh hàm lượng đồng (Cu) trong phân ủ từ lục bình khơ và tươi ở
các tỷ lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình ------------------------------------ 59
Hình 4.22 Biểu đồ so sánh hàm lượng HA trong phân ủ từ lục bình khô và tươi ở các tỷ
lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình -------------------------------------------- 60
Hình 4.23 Biểu đồ so sánh hàm lượng FA trong phân ủ từ lục bình khơ và tươi ở các tỷ
lệ trộn với phân ủ từ 100% rễ lục bình -------------------------------------------- 60
Hình 4.24 Biểu đồ so sánh hàm lượng IAA có trong rễ LB trước và sau khi ủ ---------- 61
Hình 4.25 Biểu đồ so sánh hàm lượng C trong phân ủ từ LB khô và tươi ---------------- 62

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- iv Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia Crassipes)

Hình 4.26 Biểu đồ so sánh lượng CHC trong phân ủ từ lục bình khơ và tươi------------ 63
Hình 4.27 Biểu đồ so sánh tỷ số C/N trong phân ủ của lục bình khơ và tươi ------------ 64
Hình 4.28 Biểu đồ so sánh CEC của lục bình khơ và tươi ---------------------------------- 65
Hình 4.29 Biểu đồ so sánh hàm lượng P tổng số của lục bình khơ và tươi --------------- 66
Hình 4.30 Biểu đồ so sánh hàm lượng P tổng số của lục bình khơ và tươi --------------- 67
Hình 4.31 Biểu đồ so sánh hàm lượng K tổng số của lục bình khơ và tươi -------------- 68
Hình 4.32 Biểu đồ so sánh hàm lượng Ca của lục bình khơ và tươi ----------------------- 69
Hình 4.33 Biểu đồ so sánh lượng Mg của lục bình khơ và tươi ---------------------------- 70
Hình 4.34 Biểu đồ so sánh hàm lượng Zn trong phân ủ của LB khơ và tươi ------------- 71
Hình 4.35 Biểu đồ so sánh hàm lượng Mn trong phân ủ của LB khơ và tươi ------------ 72
Hình 4.36 Biểu đồ so sánh hàm lượng Cu trong phân ủ của LB khô và tươi------------- 73
Hình 4.37 Biểu đồ so sánh lượng HA trong phân ủ của LB khơ và tươi ------------------ 74
Hình 4.38 Biểu đồ so sánh hàm lượng FA trong phân ủ của LB khơ và tươi ------------ 75

Hình 4.39 Biểu đồ hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong phân ủ từ lục bình khơ và
tươi ------------------------------------------------------------------------------------- 77
Hình 4.40 Biểu đồ hàm lượng các nguyên tố trung lượng trong phân ủ từ lục bình khơ
và tươi---------------------------------------------------------------------------------- 78
Hình 4.41 Biểu đồ hàm lượng các nguyên tố Zn, Mn trong phân ủ từ lục bình khơ và
tươi ------------------------------------------------------------------------------------- 79
Hình 4.42 Biểu đồ hàm lượng Cu trong phân ủ từ LB khô và tươi ở các tỷ lệ ----------- 80
Hình 4.43 Sơ đồ quy trình ủ phân hữu cơ từ lục bình --------------------------------------- 81
Hình 4.44 Sơ đồ quy trình ủ phân hữu cơ từ rễ lục bình ------------------------------------ 82

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-vNghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia Crassipes)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy hóa học

CEC

: Khả năng trao đổi cation

CHC

: Chất hữu cơ


COD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

ĐBSCL : Đồng bằng sơng Cửu Long
ĐTM

: Đồng Tháp Mười

FA

: Fulvic acid

HA

: Humic acid

IAA

: Indole acetic acid

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LB

: Lục bình

GVHD: TS. Lê Phát Quới


HVTH: Lý Thuận An


-1Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lục bình (Eichhornia crassipes (Maret.) Solms) có gốc từ Nam Mỹ, là thực vật
thủy sinh đa niên, sinh sản rất nhanh. Lục bình thường gặp ở những chỗ có nước bị tù
hãm hoặc nơi nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, đầm, mương máng, ven sơng. Lục bình
sống quanh năm, sinh sản chủ yếu bằng con đường vơ tính. Và được xem là một trong
những loài thực vật thủy sinh xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới.
Ở nước ta, lục bình được đem vào làm cảnh ở Hà Nội vào năm 1905, và chúng trơi dạt
theo dịng sơng Mekong từ các nước phía thượng lưu. Trong thời gian đầu, lục bình
cịn được sử dụng cho mục đích làm cảnh, làm sạch nước ở các ao, hồ, nhưng về sau
với sự phát triển quá mức của lục bình đã gây ra nhiều vấn đề về như:
ƒ Lấn át các loài khác làm giảm đa dạng sinh học;
ƒ Cản trở dòng chảy, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia đường thủy, và
cản trở hoạt động của những cống tiêu thốt nước ở các cơng trình thủy nơng;
ƒ Những vùng có q nhiều lục bình trong các ao hồ sẽ tạo điều kiện trú ẩn, sinh
nở đối với các loài ký sinh trùng gây bệnh cho con người;
ƒ Giảm lợi ích kinh tế cho ngành phát triển du lịch đường thủy;
ƒ Với lượng sinh khối lớn nên khi chết gây ô nhiễm nguồn nước mặt;
ƒ Tốn chi phí cho việc thu gom và xử lý lục bình.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, do có tốc độ sinh trưởng nhanh, lượng sinh khối
lớn nên lục bình có thể được xem như nguồn nguyên liệu dồi dào trong sản xuất phân
hữu cơ cho nguời dân vùng nơng thơn. Đã có một số khuyến cáo về việc sử dụng lục
bình để ủ phân hữu cơ, tuy nhiên, một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh vẫn chưa thực

hiện một cách khoa học. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân nước ta

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-2Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

tăng đều mỗi năm. Cùng với nhu cầu sử dụng phân bón của nơng dân tăng thì sự xuất
hiện của phân bón kém chất lượng, phân bón giả khơng chỉ gây thiệt hại cho người
nông dân về tiền mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản, gây ô
nhiễm môi trường, và làm đất bạc màu, rất khó phục hồi. Dù ngành sản xuất phân bón
trong nước từ năm 2005 đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước nhưng
nguyên liệu sản xuất vẫn nhập khẩu là chính. Vì vậy mà giá thành phân bón ln ở
mức cao, gây khó khăn cho người nơng dân.
Do đó, đề tài nghiên cứu thử nghiệm “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình
(Eichhornia crassipes)” là nhằm tận dụng nguồn sinh khối lớn của lục bình để tạo
phân hữu cơ tại chỗ cho người dân, đồng thời giải quyết các vấn đề do sự phát triển
quá mức của lục bình đã và đang gây ra.
1.2. Mục tiêu của đề tài
ƒ Hồn thiện quy trình sản xuất phân hữu cơ từ lục bình với chất lượng tốt, ổn
định, giá thành thấp và dễ áp dụng đối với nơng hộ.
ƒ Đánh giá hàm lượng dưỡng chất có trong phân ủ.
1.3. Nội dung của đề tài
ƒ Đánh giá hiện trạng phân bố lục bình và những tác hại của chúng đối với môi
trường nước trên sông rạch, kênh thủy lợi trong khu vực Đồng Tháp Mười;
ƒ Thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ từ lục bình trong phạm vi
nơng hộ;
ƒ Phân tích, đánh giá hàm lượng chất kích thích sinh trưởng có trong rễ lục bình,

và thử nghiệm tạo phân hữu cơ kích thích sinh trưởng thực vật;
ƒ Đánh giá chất lượng của những sản phẩm phân hữu cơ.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là giải quyết được các vấn đề do sự phát triển quá
mức của lục bình gây ra, đồng thời, tận dụng được nguồn sinh khối lớn của lục bình và

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-3Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

thải vật chăn nuôi tạo thành phân hữu cơ có chất lượng ổn định. Từ kết quả nghiên cứu
hồn thiện quy trình sản xuất phân bón hữu cơ phù hợp với nơng hộ, giúp nơng dân có
thể tự tạo phân hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và cải tạo đất bạc màu.
Khu vực khảo sát gồm các huyện của tỉnh Long An giáp với vùng ĐTM.

Hình 1.1 Bản đồ minh họa khu vực khảo sát hiện trạng phân bố của lục bình

1.5. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Tính khoa học của đề tài
Toàn bộ kết quả của đề tài được rút ra từ những thí nghiệm và thử nghiệm có luận cứ
khoa học rõ ràng, việc tính tốn, xử lý số liệu thơng qua thực nghiệm và các phương
pháp thống kê tốn học nên đảm bảo tính khoa học của đề tài.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An



-4Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

1.5.2. Tính thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đưa ra một quy trình sản xuất phân hữu cơ đơn giản từ
nguồn nguyên liệu là lục bình và phân chuồng với chất lượng đầu ra ổn định cho cộng
đồng nông thôn. Với việc thử nghiệm nhiều nghiệm thức khác nhau, đề tài sẽ xem xét
hiệu quả từ kết quả nghiên cứu để xác định nghiệm thức tối ưu cho quá trình tạo phân
hữu cơ từ nguyên liệu lục bình kết hợp với thải vật chăn ni. Từ đó có thể triển khai
rộng rãi quy trình này cho các cộng đồng nơng thơn.
Với việc khảo sát hiện trạng phân bố lục bình trên mơi trường sông, rạch, kênh thủy lợi
của các huyện thuộc tỉnh Long An giáp với vùng ĐTM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kiểm soát cũng như tận dụng tốt nguồn sinh khối này. Đồng thời, đề tài sẽ thử
nghiệm tạo phân hữu cơ có chất kích thích sinh trưởng từ việc ủ 100% rễ lục bình và
đánh giá hàm lượng chất kích thích sinh trưởng trong phân ủ đầu ra.
1.6 Tính mới của đề tài
ƒ Đề tài sử dụng 2 dạng lục bình khác nhau: tươi và khơ, nhằm mục đích thử
nghiệm việc dùng lục bình tươi ủ phân hữu cơ và so sánh chất lượng với phân ủ
từ lục bình khơ.
ƒ Nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lục bình qua việc xác định hàm lượng chất
kích thích IAA có trong rễ lục bình và thử nghiệm tạo phân hữu cơ có chất kích
thích sinh trưởng.
ƒ Bố trí thí nhiệm với nhiều nghiệm thức khác nhau nhằm xem xét tỷ lệ trộn phân
chuồng vào lục bình cho chất lượng phân ủ tốt nhất.
ƒ Trong nghiên cứu này, đề tài dụng nấm Tricoderma LV có khả năng phân hủy
cellulose trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 32 –
340C.

GVHD: TS. Lê Phát Quới


HVTH: Lý Thuận An


-5Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về lục bình
2.1.1. Đặc điểm, hình thái của lục bình
Lục

bình

(Eichhornia

crassipes),

thuộc họ Pontederiaceae, là thực vật
thủy sinh nên còn gọi là bèo (bèo tây,
bèo Nhật Bản). Lá đơn có cuống phù
xốp, phiến láng và thân có căn hành
dài (Ho, 1972). Lá mọc thành hoa nhị,
cuống xốp phồng lên thành phao nổi
khi còn non, trưởng thành cuống thon
dài. Hoa lưỡng tính khơng đều, màu
xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm
vàng. Là thực vật thủy sinh nên chúng
nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn,
rễ dài và rậm. Kích thước cây thay đổi

tùy theo mơi trường có nhiều hay ít
Hình 2.1 Hình dạng bèo lục bình (Eichhornia
crassipes) sống trên mặt nước ở sông, rạch

chất dinh dưỡng, sinh sản bằng con
đường vơ tính. Từ các nách lá, đâm ra

những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở
thành một cá thể độc lập. Môi trường sống của lục bình thường ở trên các ao, hồ, sơng,
rạch,.. những nơi có mặt nước tĩnh. Lục bình có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 100 ÷ 400C
nhưng mạnh nhất ở 200 ÷ 230C, do đó, ở nước ta chúng sống quanh năm và phát triển
mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, ra hoa vào tháng 10, tháng 11. Những nơi có mặt nước
tĩnh thì lục bình phát triển rất nhanh, sinh khối có thể lên đến 150 tấn chất khơ/ha/năm.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-6Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Về sinh lý, lục bình thường chứa hàm lượng nước khá lớn trong thân (khoảng trên
90%), do đó, khi bị tách khỏi mơi trường nước thì chúng dễ bị héo và mất nước khá
nhanh dưới điều kiện ánh nắng mặt trời. Phần cổ lá giòn, phiến lá teo lại, nát vụn trong
khi đảo hay trở; cọng dai và chứa đầy khơng khí. Do đó, nếu lục bình được phơi khơ sẽ
có khối xác lớn, ngồi ra lục bình chứa nhiều nước nên cần làm héo trước khi ủ tạo
phân hữu cơ (Gold, 1998).
2.1.2. Thành phần hóa học của lục bình
Về thành phần của lục bình thì theo Võ Văn Chi
(1997) và Nguyễn Văn Thưởng (1992), trong

thân lục bình có chứa đến 92,6% nước, phần còn
lại là chất xơ. Kết quả này cũng tương tự như
nghiên cứu của G. C. Dymond và A.R.I.C., 1949,
tại khu vực sông Enseleni vùng Zululand, với
Hình 2.2 Lục bình với hệ thống rễ rậm
chìm trong nước có khả năng hút nhiều
kim loại và khống chất

thành phần nước chiếm đến 93.0 ÷ 93.4 %, trong
khi chất khơ chỉ khoảng từ 6 ÷ 7%. Qua kết quả
nghiên cứu từ các tác giả này cho thấy lượng

chất khô từ lục bình khơng cao. Do đó, khi sử dụng lục bình làm nguyên liệu sản xuất
thì tỷ lệ chất khơ được sử dụng khơng lớn.
Mặc dù có lượng chất khơ ít, nhưng thành phần hóa học của lục bình rất đáng được
quan tâm. Cũng theo Võ Văn Chi (1997) và Nguyễn Văn Thưởng (1992) cho biết lục
bình chứa đựng một số thành phần hóa học khá quan trọng bao gồm cả những chất đa,
vi lượng và một số vitamin (Bảng 2.1).

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-7Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lục bình
Thành phần

Đơn vị


Hàm lượng

Nước

%

92.6

Protid

%

2.9

Glucid

%

0.9



%

22

Tro

%


1.4

Calcium

mg/100g

40.8mg/%

Phosphorus

mg/100g

0.8 mg/%

Caroten

mg/100g

0.66mg/%

Vitamin C

mg/100g

20mg/%

Zn

mg/kg


7.08

Mn

mg/kg

32.76

Cu

mg/kg

0.84

Fe

mg/kg

60.32

Chất khơ

g/kg

76

Khống TS

g/kg


14

Điều đáng ngạc nhiên là lục bình chứa hầu hết các acid amin khơng thay thế, giàu
vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng và đặc biệt trong rễ lục bình có chứa một số chất
kích thích sinh trưởng (Richard và ctv, 1988). Ngồi ra, ở các cơ quan của lục bình như
thân và lá, cịn có sự phân bố đa dạng về thành phần acid amin (Lareol và Bressanir,
1982 ) (Bảng 2.2).

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-8Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Bảng 2.2 Thành phần acid amin của lục bình (g/100g protein)
Loại acid amin



Thân

Asparagine
Threonine
Serine
Glutanine
Glycine
Alanine
Valine

Isoleucine
Leucine
Phenylalanine+Tyrosine
Histidine
Lysine
Arginine
Proline

13.6
7.3
7.3
15.0
15.1
13.4
10.1
7.2
13.2
10.3
2.6
6.4
5.7
8.1

3.4
1.6
1.8
3.0
3.2
2.9
2.0

1.4
2.7
1.9
0.6
1.6
1.1
1.7

Cũng theo Dymond, G.C. và A.R.I.C. (1949), trong thành phần tro của lục bình chứa
nhiều khống chất quan trọng cho việc tăng cường dưỡng chất cho đất và cần thiết cho
thực vật sử dụng cho quá trình sinh trưởng và phát triển (Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Một số thành phần khống chất (%) có trong tro lục bình
(Dymond, G.C. và cộng tác viên (ctv). (1949),
Thành phần

Hàm lượng (%)
Mẫu 1

Mẫu 2

Tổng Silica

58.02

39.40

Chlorine

3.55


9.23

Iron and Aluminium

19.35

17.00

Sulphates

2.40

2.57

Lime

6.75

8.50

Magnesium

2.20

5.61

Phosphoric Oxide

0.86


4.00

Kalium

4.81

11.20

Chưa xác định

2.06

2.49

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


-9Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Theo FAO (1973), hàm lượng amino acid không thay thế trong 100g protein của lục
bình được trồng trên khu vực đất có chất thải con người thì khá cao so với lục bình
sống trong điều kiện tự nhiên (Bảng 2.4).
Bảng 2.4 So sánh hàm lượng amino acid trong thân lục bình ở hai điều kiện sinh
trưởng: tự nhiên và trên vùng có chất thải con người (100 g protein).
Trong điều kiện tự nhiên
(FAO)

Vùng có chất thải con người


Lysine

5.4

5.7

Methionine + cystine

3.5

2.7

Threonine

4.0

4.3

Isoleucine

4.0

4.7

Leucine

7.0

8.3


Valine

5.0

5.6

Phenylalanine + tyrosine

6.1

8.8

Tryptophan

0.96

1.0

Histidine

-

2.2

Arginine

-

5.2


Amino Acid

Ngoài những thành phần trên, do lục bình có khả năng hút các kim loại mạnh nên hàm
lượng acid humic có trong lục bình đang được quan tâm vì sự hiện diện của acid humic
trong thực vật liên quan đến đặc tính cầm giữ kim loại của chúng. Mà acid humic được
biết đến là một trong hai thành phần quan trọng của chất hữu cơ, có chức năng giữ
nước, cầm giữ và giúp hữu dụng các kim loại và những chất hữu cơ hòa tan trong đất.
Acid humic cũng làm giảm sự suy giảm dưỡng chất cho thực vật do chảy tràn và kích
thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất. Acid Humic trong phân hữu cơ giúp kích
thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp. Đối với những chất
hữu cơ được hoạt hóa, như là sự hút bám của acid humic trong dung dịch, được xem
như một vật liệu thân thiện với môi trường.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- 10 Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

2.1.3. Những vấn đề do sự phát triển q mức của lục bình
Do lục bình có đặc tính sinh sản rất nhanh (tăng gấp đơi sinh khối sau 12 ngày) nên đã
và đang gây ra những vấn đề cho mơi trường nước như:
ƒ Mật độ lục bình dày đặc làm cản trở ánh sáng mặt trời xâm nhập vào nước, giảm
lượng oxy hòa tan, thay đổi thành phần các loài thực vật thuỷ sinh, dẫn đến sự
thay đổi cấu trúc quần xã động thực vật và hệ sinh thái thuỷ vực;
ƒ Mật độ khá lớn cùng với sự gia tăng khá nhanh về sinh khối nên khi lục bình
chết sẽ gây ơ nhiễm mơi trường nguồn nước mặt;
ƒ Làm cản trở dịng chảy, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia đường

thủy, gây cản trở hoạt động của những cống tiêu thốt nước ở các cơng trình
thủy nơng;
ƒ Những vùng có q nhiều lục bình trong các ao hồ sẽ tạo điều kiện trú ẩn, sinh
nở đối với các loài ký sinh trùng gây bệnh cho con người;
ƒ Làm giảm lợi ích kinh tế và gây khó khăn cho việc phát triển du lịch đường
thủy.
Đã có nhiều nghiên cứu với mục đích kiểm sốt sự phát triển của lục bình. Và có một
số giải pháp được đưa ra nhằm ngăn cản sự lan rộng hoặc với mục đích tiêu diệt lục
bình như: bằng sinh học (dùng làm phân bón, làm giá thể trồng nấm, ủ chua làm thức
ăn gia súc, làm khí đốt,…), hóa học (dùng thuốc diệt cỏ) và lý học (dùng máy cắt, máy
nạo vét hay nhổ bằng tay). Mỗi giải pháp đều có những thuận lợi và trở ngại riêng,
nhưng nhìn chung thì: kiểm sốt bằng hóa học khơng được ưu tiên do để lại những tác
động về môi trường lâu dài; kiểm sốt bằng lý học thì khơng kinh tế và khơng thể đối
phó với lượng rộng lớn. Ngược lại, kiểm sốt bằng sinh học là giải pháp được ưu tiên
nhất, vừa mang lại lợi ích kinh tế, dễ thực hiện vừa hướng đến sự phát triển bền vững.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- 11 Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

Từ những nghiên cứu để giải quyết vấn nạn lục bình, đã tạo ra nhiều hướng đi trong
việc tận dụng nguồn sinh khối lớn này và lục bình đã trở thành nguồn nguyên liệu cho
nhiều ngành sản xuất:
ƒ Làm giấy
Ủy ban Trung tâm Mennonite của Bangladesh đã thí nghiệm sản xuất giấy từ lục
bình trong nhiều năm. Kết quả cho thấy việc sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu là
thân lục bình cho kết quả rất khả quan và dễ dàng áp dụng cho các cơ sở sản xuất

nhỏ. Và những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu kết hợp sợi lục bình với rác giấy
hay với sợi đay thì cho kết quả tốt hơn. Nhiều dự án sản xuất giấy từ lục bình đã
thành cơng ở nhiều nước trong đó có Phillipines, Indonesia và Ấn Độ.
Ở nước ta, việc dùng lục bình làm nguyên liệu sản xuất giấy thì chưa thấy có một
dự án hay nghiên cứu nào thực hiện.
ƒ Làm sạch nguồn nước
Nếu kiểm soát tốt, lục bình là thực vật tối ưu cho việc làm sạch và phân giải chất
độc trong nước. Thí nghiệm chứng tỏ rằng 1ha mặt nước thả lục bình, trong 24 giờ
nó hút được 34kg Na, 22kg Ca, 17kg P, 4kg Mn, 2,1kg Phenol, 89g Hg, 104g Al,
297g kền, 321g Stronti,... Nó cịn có khả năng hút và tích lũy kẽm rất mạnh. Thí
nghiệm thả lục bình trong một chậu nước bẩn chứa 10mg kẽm/1 lít, trong 38 ngày
lượng kẽm tích lũy trong cơ thể nó cao hơn thực vật thơng thường 133%. Ngồi ra,
lục bình cịn có khả năng phân giải phenol và cyanua.
Ở nước ta, việc xử lý nước rị từ bãi rác gặp rất nhiều khó khăn do các thành phần ô
nhiễm chủ yếu là amôni, tổng N, COD và BOD với hàm lượng rất cao. Để triển
khai công nghệ xử lý nước thải cho khu chứa rác thải Nam Sơn, các nhà khoa học
thuộc Viện Hóa Học, Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học Công nghệ
Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu phương pháp dùng lục bình để xử lý nước rị từ
bãi rác. Và kết quả: trong thí nghiệm, dịch rị từ bãi rác được pha lỗng để có hàm

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


- 12 Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình (Eichhornia crassipes)

lượng NH4+ từ 400 mg/lít xuống cịn khoảng trên dưới 100 mg/lít, là giới hạn nồng
độ mà cây có thể chịu đựng được. Lục bình thí nghiệm ni trồng ở đó đều phát
triển, thể hiện qua sự tăng trọng lượng tươi tương đối nhanh. Hàm lượng NH4+ sau

khoảng thời gian một vài ngày đầu thí nghiệm đã giảm nhanh từ 100,383 mg/lít
xuống cịn 6,560 mg/lít. Nhu cầu oxy hóa học (COD) đã giảm khá nhanh, khoảng
từ 60 đến 70% sau 25 ngày, còn hàm lượng BOD đã giảm gần 9 lần.
ƒ Làm khí đốt
Khi phong trào tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế cho các nguồn năng lượng
cũ thì nhiên liệu sinh học là hướng đi tiên phong với rất nhiều nghiên cứu. Trong
quá trình tìm kiếm các nguồn thực vật hay phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất ra
nhiên liệu sinh học, thì trong đó lục bình được biết đến như là một cây nhiên liệu có
tính khả thi cao cho những vùng từng xem lục bình là gánh nặng.
Quy trình ép lục bình lấy nước rồi ủ để sản xuất biogas đun nấu; xác lá và thân sau
khi ép dùng làm thức ăn ủ chua cho gia súc; cịn rễ của chúng có thể dùng làm giá
thể để sản xuất nấm ăn, hoặc ép thành bánh làm chất đốt của dự án "Chương trình
Khí Sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam" đã được triển khai thành công ở
nhiều địa phương.
ƒ Làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công
Do sau khi phơi khô, lục bình có đặc tính dai, bền và nhẹ ở cọng và tơi xốp, đàn hồi
ở rễ nên ý tưởng sử dụng lục bình làm hàng thủ cơng mỹ nghệ đã manh nha và ngày
càng phát triển. Đã có nhiều dự án sự dụng lục bình làm nguyên liệu sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ thành công và trở thành làng nghề ở nhiều địa phương. Tại vùng
ĐBSCL, đặc biệt ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, lục bình đã và đang
được sử dụng làm nguyên liệu cho việc sản xuất hàng tiểu thủ công mỹ nghệ khá
nhiều, và tạo thành một nghề cho người dân địa phương, chính vì thế đã tạo thêm

GVHD: TS. Lê Phát Quới

HVTH: Lý Thuận An


×