Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của việc quản lý dự án xây dựng dân dụng tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.06 KB, 111 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------------------------

TƯỞNG THỊ THÚY HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THÀNH QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÀ LẠT, tháng 7 năm 2010


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: ....................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ...........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ……. tháng…….năm 2010


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------Đà Lạt, ngày 30 tháng 7 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TƯỞNG THỊ THÚY HÀ
Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1982
Nơi sinh: Vĩnh Phúc
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Khóa (Năm trúng tuyển): 2008
1 – TÊN ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ CỦA
VIỆC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI LÂM ĐỒNG
2 – NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án xây dựng dân dụng
tại Lâm Đồng.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua nghiên cứu đến thành quả quản
lý dự án xây dựng dân dụng tại Lâm Đồng.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao thành quả quản lý dự án xây dựng dân
dụng tại Lâm Đồng.
3 – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/01/2010
4 – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2010
5 – HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. CAO HÀO THI
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ

phía nhà trường, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Cao Hào Thi, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại Học
Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã bỏ cơng sức q báu truyền đạt kiến thức cho tôi,
tạo điều kiện học tập và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi về
tinh thần và cung cấp những thơng tin q báu có giá trị thiết thực cho đề tài nghiên
cứu của luận văn này.
Đà Lạt, ngày 30 tháng 07 năm 2010
Người thực hiện luận văn
Tưởng Thị Thúy Hà


v

TĨM TẮT
Thành quả quản lý dự án đóng một vai trị quan trọng trong q trình phát triển của
Tỉnh Lâm Đồng, góp phần phát triển lâu dài và bền vững cho các công ty, đối với
các dự án xây dựng nói chung và các dự án trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nói
riêng, những thành quả của cơng tác quản lý dự án có ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động của dự án. Mặc dù trước đây đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước
về các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án xây dựng dân dụng nhưng
chưa có nghiên cứu nào tập trung dành riêng cho sự thành công của các dự án xây
dựng dân dụng tại Lâm Đồng.
Nhằm góp phần đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững cho tỉnh nhà, nghiên cứu
này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án và các tiêu chí
thành cơng của dự án, từ đó đưa ra những kiến nghị, biện pháp nhằm làm tăng mức
độ thành công của dự án xây dựng dân dụng tại Lâm Đồng.

Nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn, sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ
nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
thành quả quản lý dự án và các tiêu chí thành quả của quản lý dự án, được thực hiện
thơng qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với kích thước mẫu là 10. Nghiên cứu chính thức
thực hiện thơng qua bản câu hỏi, dữ liệu thu thập từ 150 dự án xây dựng dân dụng ở
khu vực tỉnh Lâm Đồng. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của
thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu thơng qua những phương pháp phân tích
độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá, hồi quy đa biến và ANOVA. Kết
quả nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án
xây dựng dân dụng là sự hỗ trợ của tổ chức và tính ổn định của yếu tố bên ngồi
ảnh hưởng tích cực lên thành quả quản lý dự án.
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý dự án và
các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dự án xây dựng dân dụng nhằm có định
hướng, chính sách để nâng cao thành quả của quản lý dự án.


vi

ABSTRACT
The performances of project management play an important role in the development
of Lam Dong province, contributing to the long-term and sustainable development
of companies. To construction projects in general and civil construction projects in
particular, the performances of project management greatly influence project
activities. Although there have been some domestic and foreign researches of the
factors effecting civil construction project management performances, there is no
research focusing on the success of civil construction projects in Lam Dong.
On the purpose of contributing to the Lam Dong province long-term and sustainable
development, the objectives of this research are to identify critical factors
influencing project management performances and the strength of the relationship
between these factors and project management performances. From the research

results, the author suggests some recommendations and solutions to improve the
success rate of civil construction projects in Lam Dong.
The research was divided into two phases, pilot survey and main survey. The pilot
survey phase, which was to adjust and complement the scales to measure the factors
influencing the project management performances and project success criteria, was
carried out through detail interview technique with the sample size of 10. The main
survey phase was carried out through a questionnaire and data assembled from 150
civil construction projects in Lam Dong. The data was used to evaluate the
reliability and validity of the scales and verify the research model to the analysis
methods of Cronbach’s Alpha reliability, exploratoy factors, multiple-regression
and ANOVA. The research results confirm that the factors influencing civil
construction project management performances are the supports of organizations
and the stableness of external elements positively influence the project management
performances.
The research results are used as a useful reference for project managers and
organizations of civil construction projects in order to improve the project
management performances.


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................iv
TĨM TẮT..............................................................................................................v
ABSTRACT..........................................................................................................vi
MỤC LỤC............................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG..........................................................................xi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................xiii
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU .........................................................................................................1

1.1

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ....................................................................... 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3

1.3

PHẠM VI CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3

1.4

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................................. 4

1.5

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 4

CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................5
2.1

TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM .......................................... 5

2.1.1 Những đóng góp của ngành xây dựng cho sự phát triển đất nước: .................... 5
2.1.2 Các nhóm nghề trong ngành xây dựng: ............................................................ 6
2.1.3 Đặc điểm của sản xuất xây dựng...................................................................... 8
2.1.4 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: ................................................................... 9

2.2

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN.............................. 9

2.2.1 Dự án............................................................................................................... 9
2.2.2 Đặc điểm của dự án ....................................................................................... 10
2.2.3 Vòng đời dự án xây dựng............................................................................... 10
2.2.4 Quản lý dự án ................................................................................................ 12
2.2.5 Nhà quản lý dự án.......................................................................................... 12


viii

2.3

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................. 13

2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả
quản lý dự án ................................................................................................. 13
2.3.2 Những tiêu chí đánh giá thành quả của việc quản lý dự án xây dựng dân dụng14
2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 14
2.3.3.1 Nhóm yếu tố liên quan đến mơi trường bên ngồi của dự án xây dựng dân
dụng

............................................................................................................... 14

2.3.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án của dự án xây dựng dân
dụng

.........................................................................................................................15


2.3.3.3 Nhóm yếu tố liên quan đến thành viên tham gia dự án của dự án xây dựng
dân dụng .........................................................................................................................16
2.3.3.4 Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức của dự án xây dựng dân dụng ............16
2.3.3.5 Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng của dự án xây dựng dân dụng .........16
2.3.4 Mơ hình nghiên cứu....................................................................................... 17
2.4

TĨM TẮT........................................................................................................ 18

CHƯƠNG 3 .........................................................................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................19
3.1

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................. 19

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................................19
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ...........................................................................................20
3.2

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU................................................................................... 22

3.2.1 Giới thiệu ................................................................................................................22
3.2.2 Phương pháp phân tích độ tin cậy .........................................................................23
3.2.2.1 Khái niệm phân tích độ tin cậy................................................................ 23
3.2.2.2 Tiêu chuẩn để phân tích độ tin cậy.......................................................... 23
3.2.2.3 Tiêu chuẩn để phân tích tính đúng đắn .................................................... 23
3.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố .............................................................................24
3.2.3.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố .............................................. 24
3.2.3.2 Mục đích của phân tích nhân tố............................................................... 24

3.2.3.3 Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố ......................................... 24
3.2.3.4 Phân tích ma trận tương quan.................................................................. 26


ix

3.2.3.5 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút trích được...................................26
3.2.3.6 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings ..................................... 27
3.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến................................................................27
3.2.4.1 Mơ hình hồi quy đa biến, ký hiệu và các giả định.................................... 27
3.2.4.2 Một số tham số thống kê trong phân tích hồi quy đa biến ...........................28
3.3

TĨM TẮT........................................................................................................ 28

CHƯƠNG 4 .........................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................30
4.1

CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM SPSS 16.0............ 30

4.2

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TẦN SUẤT VÀ THỐNG KÊ MƠ TẢ CÁC BIẾN
ĐỊNH TÍNH ......................................................................................................................31

4.3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ CÁC BIẾN ĐỊNH LƯỢNG 33


4.4

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ........................................................................ 35

4.4.1 Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc................................................................35
4.4.2 Sự tương quan giữa các biến độc lập ....................................................................36
4.4.3 Sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc .....................................39
4.4.4 Tóm tắt ....................................................................................................................41
4.5

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO .............................................................................. 41

4.5.1 Phân tích độ tin cậy ................................................................................................41
4.5.2 Phân tích nhân tố ....................................................................................................44
4.5.2.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập .........................................................45
4.5.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ...........................................................49
4.5.3 Tóm tắt ....................................................................................................................50
4.6

KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT.............. 51

4.6.1 Phân tích tương quan .............................................................................................52
4.6.2 Phân tích hồi quy....................................................................................................52
4.7

TĨM TẮT........................................................................................................ 62

CHƯƠNG 5 .........................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................64
5.1


CÁC KẾT QUẢ CHÍNH................................................................................. 64


x

5.2

NHỮNG ĐÓNG GÓP, Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ ............... 65

5.3

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69
PHỤ LỤC A VÀ PHỤ LỤC B


xi

DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2.1: Vịng đời dự án xây dựng tiêu biểu ...............................................................................11
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu......................................................................................................18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................22
Bảng 4.1: Tổng quát các bước phân tích dữ liệu ...........................................................................30
Bảng 4.2: Loại dự án....................................................................................................................31
Bảng 4.3: Chủ đầu tư dự án..........................................................................................................31
Bảng 4.4: Ngân sách của dự án ....................................................................................................32
Bảng 4.5: Quy mô của dự án ........................................................................................................32
Bảng 4.6: Giai đoạn dự án............................................................................................................33

Bảng 4.7: Kết quả thống kê các biến phụ thuộc và độc lập............................................................34
Bảng 4.8: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến phụ thuộc..................................................36
Bảng 4.9: Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm mơi trường bên ngoài ...................................36
Bảng 4.10: Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm năng lực nhà quản lý...................................37
Bảng 4.11: Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm năng lực thành viên tham gia dự án.............38
Bảng 4.12: Sự tương quan giữa các biến thuộc nhóm sự hỗ trợ từ tổ chức dự án ...........................39
Bảng 4.13: Sự tương quan giữa các yếu tố môi trường và thành quả quản lý dự án .......................39
Bảng 4.14: Sự tương quan giữa các yếu tố năng lực nhà quản lý dự án và thành quả quản

lý dự

án.........................................................................................................................................40
Bảng 4.15: Sự tương quan giữa các yếu tố năng lực thành viên tham gia dự án và thành quả quản lý
dự án....................................................................................................................................40
Bảng 4.16: Sự tương quan giữa các yếu tố liên quan đến tổ chức và thành quả quản lý dự án ..........41
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định thang đo........................................................................................43
Bảng 4.18: KMO and Bartlett's Test của các biến độc lập .............................................................45
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập .................................................................46
Bảng 4.20: KMO and Bartlett's Test của các biến độc lập (lần 2) ..................................................47
Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập (lần 2) ......................................................48
Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc (thành quả quản lý dự án).....................50
Bảng 4.23: KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc (thành quả quản lý dự án).......................50
Bảng 4.24: Tóm tắt thang đo các biến trong mơ hình hồi quy đa biến ...........................................51
Bảng 4.25: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong phân tích hồi quy. ..........................52
Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mơ hình 1..............................................................53
Bảng 4.27: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mơ hình 2..............................................................54
Bảng 4.28: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Ngân sách của dự án..........................................55


xii


Bảng 4.29: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Ngân sách của dự án..........................................56
Bảng 4.30: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Chủ đầu tư dự án ...............................................57
Bảng 4.31: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Chủ đầu tư dự án ...............................................58
Bảng 4.32: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Quy mơ dự án....................................................59
Bảng 4.33: Kết quả phân tích ANOVA cho biến Quy mơ dự án....................................................60
Bảng 4.34: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết....................................................................63


xiii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

KMO

Kaiser - Meyer - Olkin

QLDA

Quản lý dự án

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

XD

Xây dựng


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 348 dự án đầu tư xây dựng
dân dụng từ nguồn vốn ngoài ngân sách đã được thỏa thuận đầu tư hoặc cấp Giấy
Chứng Nhận Đầu Tư với số vốn đăng ký khoảng 36.245 tỷ đồng, 203 dự án đã và
đang triển khai với số vốn đầu tư đã thực hiện 9.572 tỷ đồng, chiếm 58,3% tổng số
dự án được cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư; trong đó có 98 dự án đã đi vào hoạt
động với số vốn đã đầu tư là 1.718 tỷ đồng.
Những dự án đầu tư xây dựng dân dụng từ nguồn vốn ngân sách có 549 cơng trình
với tổng nguồn vốn là 5.910,5 tỷ đồng. Riêng năm 2009, nguồn vốn đầu tư xây
dựng dân dụng của tỉnh kế hoạch là 1.388,9 tỷ đồng (Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Tỉnh Lâm Đồng, tháng 2 - 2010. Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư Xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2003 –
2009 số: 76 BC/KH-XDCB).
Bên cạnh các kết quả trên, so với tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng thì số lượng và quy

mơ các dự án cịn hạn chế, cơng nghệ đơn giản, sản phẩm trùng lắp, sử dụng ít lao
động, các dự án tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị và vùng có điều kiện hạ tầng
phát triển, đầu tư vào vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tiến độ triển khai dự án vẫn
còn chậm, số lượng dự án xây dựng dân dụng đã hoàn thành và đưa vào khai thác
sử dụng là 98/203 dự án từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Những cơng trình trong những năm qua của tỉnh. Phần lớn cơng trình được hơn
1000 kỹ sư của tỉnh thực hiện, một số cơng trình đầu tư xây dựng dân dụng từ


2

nguồn vốn ngồi ngân sách được những đội thi cơng cơng trình do chủ đầu tư đưa
đến thực hiện (Nguồn: Sở Xây Dựng Tỉnh Lâm Đồng, năm 2008).
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2009 - 2010 và
những năm tiếp theo, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục mời gọi và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh,
thực hiện các giải pháp để tạo môi trường đầu tư thơng thống và hấp dẫn hơn nữa
cho các nhà đầu từ (Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Lâm Đồng, tháng 7- 2009).
Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng (01/01/2003 – 30/6/2009, số: 3547 /BC-KH-TH).
Trước tình hình chậm tiến độ của các dự án đầu tư vào Tỉnh Lâm Đồng. Đối với các
dự án xây dựng dân dụng từ nguồn vốn ngoài ngân sách đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư ngoài 98 dự án đi vào hoạt động, còn lại khoảng 250 dự án gần như đều
triển khai chậm tiến độ. UBND tỉnh đã giao sở kế hoạch và Đầu tư, ban quản lý các
khu cơng nghiệp có văn bản u cầu các chủ đầu tư báo cáo giải trình việc chậm
tiến độ đồng thời có bản cam kết đẩy nhanh tiến độ và cam kết cụ thể tiến độ thực
hiện dự án. Đồng thời thành lập Tổ kiểm tra dự án sử dụng vốn ngồi ngân sách
kiểm tra, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án và kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm khơng có lý do chính đáng.
(Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Lâm Đồng, tháng 7- 2009). Báo cáo tình hình

thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng (01/01/2003 – 30/6/2009, số: 3547 /BC-KH-TH).
Thêm vào đó, một số dự án xây dựng dân dụng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thực
hiện dự án rất chậm như: xây dựng khu nhà ở sinh viên trường Đại học Đà Lạt, Hệ
thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Vườn quốc gia Biđuop – Núi
Bà, Khu tái định cư Phan Đình Phùng – Nguyễn Cơng Trứ, XD trường THPT Trần
Phú – Đà lạt ….. gây trở ngại trong công tác quản lý nhà nước và ảnh hưởng khơng
ít đến những người xung quanh.


3

Cũng như những dự án từ nguồn vốn ngân sách, nhiều cơng trình đầu tư từ nguồn
vốn ngồi ngân sách cũng có nhiều cơng trình bị dở dang như cơng trình trọng điểm
Siêu Thị Phan Đình Phùng Đà lạt, Chợ BOT Bảo Lộc, Văn phòng nhà máy nước
chi nhánh Đạ Tẻh…chưa hoàn thành để đi vào hoạt động như hiện nay khiến cho
nhà đầu tư cũng như người dân xung quanh phải chịu nhiều bức xúc.
Qua thực trạng nêu trên, đề tài được hình thành nhằm nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến thành quả của việc quản lý dự án xây dựng dân dụng tại Lâm Đồng”.
Qua đó, tìm hiểu một số nguyên nhân thất bại cũng như đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao độ thành công của các dự án.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của quản lý dự án xây dựng dân
dụng tại Lâm Đồng.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua nghiên cứu đến thành quả của
quản lý dự án xây dựng dân dụng tại Lâm Đồng.

- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao độ thành quả của quản lý dự án xây dựng
dân dụng tại Lâm Đồng.
1.3 PHẠM VI CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được giới hạn trong các phạm vi sau:
- Đề tài nghiên cứu những dự án xây dựng dân dụng tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tập
trung vào các dự án xây dựng dân dụng trong 10 năm trở lại đây, với mong muốn
qua kết quả của nghiên cứu góp phần nâng cao khả năng phát triển kinh tế của Tỉnh
Lâm Đồng.
- Đối tượng nghiên cứu là các lãnh đạo, nhà quản lý, trưởng dự án, các kỹ sư xây
dựng từng tham gia vào dự án.


4

1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trước yêu cầu phát triển mới, nhiều yếu tố mới xuất hiện như nước ta đã chính thức
trở thành thành viên của WTO, cùng với việc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang
dần đi qua, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong phát triển đối với nước ta
nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Lâm Đồng là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên cũng như tài
nguyên thiên nhiên. Việc nghiên cứu những nhân tố tạo nên sự thành công của
những dự án xây dựng dân dụng tại Lâm Đồng góp phần tạo thơng thống mơi
trường đầu tư, giúp tỉnh nhà nâng cao lợi thế cạnh tranh với các tỉnh thành trên cả
nước. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu góp phần giúp những nhà quản lý dự án tại
tỉnh Lâm Đồng trong tương lai khắc phục những thiếu sót cũng như tìm ra ngun
nhân cải thiện tình trạng hiện tại của dự án nhằm mang đến thành công cho dự án
mà họ quản lý.
1.5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Bố cục của luận văn được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về
nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên

cứu. Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu nhằm kiểm định thang đo, mơ
hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra. Chương 4 trình bày phương pháp phân tích và
kết quả nghiên cứu. Chương 5 đưa ra kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 đưa ra một số cơ sở lý thuyết về dự án, quản lý dự án, giới thiệu tổng
quan về ngành xây dựng đồng thời đưa ra mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
được nghiên cứu của đề tài.
2.1
2.1.1

TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM
Những đóng góp của ngành xây dựng cho sự phát triển đất nước:

Trong suốt 50 năm phát triển của ngành xây dựng (29/4/1958 – 29/4/2008), đến nay
hầu hết các tỉnh thành đều đã có quy hoạch chung. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
đã được tổ chức lập cho 60/64 tỉnh. Toàn bộ 94 thành phố, thị xã, 621 thị trấn, 161
khu công nghiệp đã được lập quy hoạch xây dựng. Tiếp đó, ngành Xây dựng đã huy
động nhiều nguồn vốn khác nhau cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới
nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân
đô thị.
Dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với số lượng hơn 1.500 dự án đã và đang
phát triển, bình quân mỗi năm tăng hơn 58 triệu m2 nhà ở. Hiện cả nước có khoảng
trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó đơ thị khoảng 260 triệu m 2. Với trên 300 dự án cấp
nước với tổng công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm. 70% dân số đô thị được

cấp nước sạch bình qn 70 lít/người/ngày đêm. Tổng đầu tư cho lĩnh vực cấp nước
đạt khoảng 1 tỷ USD cho thấy Bộ Xây dựng đang tích cực tăng cường phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị.
Lần đầu tiên việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được luật hóa, cũng như luật hóa
hoạt động của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường. Về quản lý đô
thị, xây dựng nhà ở và hạ tầng, ngành Xây dựng đã có những đổi mới trong nhận
thức, trong quan điểm về phát triển đô thị. Việc quy hoạch xây dựng, quy hoạch các


6

khu nhà ở đã được Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư thực hiện. Công
việc này ngày càng được xã hội hóa cao.
Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, những quy định và luật ngành xây dựng nước
ta ngày càng gần hơn với thông lệ quốc tế và đang tiếp tục được hoàn thiện về nhiều
mặt như quản lý dự án xây dựng, cơ chế giá cả, cơ chế cạnh tranh, xử lý tranh chấp
hợp đồng, giám định tư pháp xây dựng, bảo hiểm công trình, bảo hiểm nghề
nghiệp…
(nguồn: />
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh ngành xây dựng thuộc Bộ,
giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 123.437 tỷ đồng, bằng 104,1% so với kế
hoạch năm, tăng 14,6% so với thực hiện năm 2008; tổng vốn chủ sở hữu đạt
36.756,2 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2008; nộp ngân sách nhà nước 6.157,3 tỷ
đồng, bằng 117,8% kế hoạch năm, tăng 38% so với năm 2008; tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu là 18,3% (theo Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển
khai nhiệm vụ năm 2010 của Ngành Xây dựng).
Thêm vào đó, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020 cho thấy sức phát triển và tầm quan trọng của ngành xây dựng Việt Nam. Với
những thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của ngành xây dựng trong sự phát triển đất nước.

2.1.2

Các nhóm nghề trong ngành xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo định nghĩa của luật Xây dựng bao gồm dự
án đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một
thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm chun ngành thủy
lợi, thủy điện, cảng, cơng trình biển, dân dụng, cơng nghiệp, xây dựng nơng nghiệp,
cấp thốt nước đơ thị, môi trường và phần thiết kế cơ sở.


7

2.1.2.1

Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện: xây dựng các cơng trình dùng sức

nước phục vụ sản xuất nơng ngư nghiệp và các mục đích khác. Sản phẩm của xây
dựng thủy lợi là hồ chứa nước, kênh dẫn nước, trạm bơm tưới tiêu nước. Xây dựng
thủy điện có sản phẩm là hồ chức nước, đập chắn nước, nhà máy thủy điện cung cấp
điện năng.
2.1.2.2

Chun ngành cảng, cơng trình biển: xây dựng cảng sơng, cảng biển,

các cơng trình ven sơng, ven biển âu thuyền, phục vụ giao thông thủy.
2.1.2.3


Chuyên ngành cầu đường: xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm

rộng trong núi làm nhà máy hoặc cho các mục đích khác, đường sắt, sân bay, cầu
đường trong thành phố.
2.1.2.4

Chuyên ngành dân dụng và công nghiệp: là lĩnh vực xây dựng khá phổ

biến và đa dạng. Trong ngành xây dựng dân dụng lại có chuyên xây dựng nhà ở,
chuyên xây dựng nhà cơng cộng. Mỗi loại nhà có những u cầu cơng nghệ khác
nhau nên phải có chun mơn được đào tạo riêng. Cơng trình nhà máy nhiệt điện
khác với nhà máy hoá chất, nhà máy lọc dầu khác với nhà máy xi măng hoặc nhà
máy sản xuất gạch. Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần
được đào tạo để có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng.
2.1.2.5

Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp: do đặc điểm của sản xuất nơng

nghiệp từ q trình sản xuất đến cất giữ, bảo quản, chế biến sản phẩm nên xây dựng
nông nghiệp cũng rất đa dạng. Trại chăn nuôi, cơ sở chế biến sữa khác rất xa nhà
máy đường.
2.1.2.6

Chuyên ngành cấp thốt nước đơ thị: xây dựng hệ thống cấp nước đơ

thị, khu dân cư cũng như hệ thống thốt và xử lý nước đã dùng, bảo đảm môi
trường nước được sạch sẽ.
2.1.2.7

Chuyên ngành môi trường: xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường


sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân cư; sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn


8

tiếng ồn, ngăn bụi, thơng gió trong các phân xưởng sản xuất, trong rạp hát, vận
chuyển thu gom rác, xử lý rác thải sinh hoạt và rác sản xuất . . .
Như vậy, sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều có mục đích sử dụng rất khác
nhau, điều này địi hỏi phải hình thành những kiến thức và kỹ năng rất khác nhau ở
từng chuyên ngành.
(Nguồn: />
2.1.3

Đặc điểm của sản xuất xây dựng

Một số đặc điểm của sản xuất xây dựng được trình bày như:
- Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp, làm theo định mức
nhân công, được tổ chức theo khoa học.
-Vật liệu xây dựng có hai nhóm chính: nhóm vật liệu thiên nhiên và vật liệu nhân
tạo. Theo chức năng sử dụng, vật liệu chia thành bốn nhóm: vật liệu dính kết, vật
liệu xương cốt, vật liệu che phủ, vật liệu trang trí.
- Cơng cụ sản xuất: cơng cụ phụ trợ, cơng cụ chính, cơng cụ chun chở. Cơng cụ
lại đa dạng, từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy móc đồ sộ, cần
cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục mét, với xa vài chục mét.
- Công nghệ xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hoá để nâng cao chất lượng
cơng trình và hiệu quả kinh tế.
- Sản phẩm xây dựng là phương tiện cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác: vỏ
nhà máy để sản xuất công nghiệp; cầu, đường là phương tiện của ngành giao thông;
đê đập là phương tiện của ngành thủy lợi . . .

Nhiều khi sản phẩm xây dựng cịn là mục đích của sản xuất xã hội. Thí dụ như nhà
ở. Nhà ở là phương tiện nghỉ ngơi sau lúc lao động, là phương tiện tái sản xuất sức
lao động, nhưng nhà ở cũng là mục tiêu của con người, mong muốn có cuộc sống
đàng hồng hơn, dễ chịu hơn. Phân định sản phẩm nào là mục đích hoặc là phương
tiện

nhằm



chính

sách

đầu



/>
hiệu

quả.

(Nguồn:


9

2.1.4


Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

Sản phẩm xây dựng là sản phẩm chiếm diện rộng, vật liệu và phương tiện thi công
phải chuyển từ nơi khác đến địa điểm xây dựng. Việc này khiến cho việc bảo vệ,
gìn giữ trong q trình xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, xây dựng hàng năm, nhiều năm nên
tác động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn. Thời gian kéo dài cịn chịu những
thay đổi của tổ chức, của con người, nhiều khi thay đổi chủ trương trong quá trình
tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho cơng trình "chắp vá" thiếu nhất quán, không
đồng bộ.
Sản phẩm xây dựng cũng đa dạng, nhiều hình thái khác nhau như xây dựng nhà
máy khác rất xa với xây dựng đường, đê hay hồ nước.
Ngoài ra, sản phẩm xây dựng cịn do nhiều người, có các chủng loại nghề nghiệp
khác nhau tham gia nên có tính phức hợp. Hoạt động tổ chức xây dựng đòi hỏi phải
có trình độ tổ chức khoa học cao.
(Nguồn: />
2.2
2.2.1

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
Dự án

Dự án là nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một số sản phẩm hoặc dịch vụ
duy nhất. Tạm thời có nghĩa là mỗi dự án đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Duy nhất có nghĩa là, sản phẩm dịch vụ của dự án khác với tất cả các sản phẩm
hoặc dịch vụ tương tự khác (Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án, Viện
Quản lý Dự án, 2002).
Dự án là một quá trình bao gồm các cơng việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời
gian, nguồn lực và ngân sách (Cao Hào Thi, 2004).



10

2.2.2

Đặc điểm của dự án

Mỗi dự án đều có một số đặc điểm như:
- Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng
- Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể
- Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định, dự án được xem là một chuỗi các hoạt
động nhất thời. Tổ chức dự án mang tính chất tạm thời, được tạo dựng lên trong một
thời hạn nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu
tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới. Nghĩa là mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt
động, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: Khởi đầu, Triển khai và Kết thúc. Chu kỳ
hoạt động của dự án xảy ra theo tiến trình chậm – nhanh – chậm (Cao Hào Thi,
2004)
2.2.3

Vịng đời dự án xây dựng

Morris (Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án, Viện Quản lý Dự án, 2002)
mơ tả vịng đời của một dự án xây dựng như Hình 2.1 bao gồm
- Nghiên cứu khả thi – thành lập dự án, nghiên cứu khả thi, thiết kế chiến lược và
phê duyệt. Việc ra quyết định thực hiện hay không thực hiện dự án được quyết định
ở giai đoạn cuối giai đoạn này.
- Lập kế hoạch và thiết kế - thiết kế sơ bộ, chi phí và kế hoạch, hạng mục, các điều
khoản và điều kiện hợp đồng, kế hoạch chi tiết. Những hợp đồng lớn bắt đầu vào
cuối giai đoạn này.

- Sản xuất – chế tạo, cung cấp, những công việc xây dựng, lắp đặt và chạy thử.
Những cơng trình chính được hồn thành vào cuối giai đoạn này.
- Bàn giao và khởi động – chạy thử lần cuối và bảo dưỡng. Cơng trình được kết thúc
và đưa vào hoạt động đầy đủ vào cuối giai đoạn này.


11

Hoạt động đầy
đủ
100%

Hồn thành
phần lớn lắp đặt
Những hợp đồng
chính ban đầu

% hoàn thành

Quyết định
“khởi động” dự án

GĐ I

GĐ II

GĐ III

GĐ IV


Khả thi

Thiết kế và

Sản xuất

Doanh thu và

lập kế hoạch
- Thành lập dự án - Thiết kế sơ bộ
- Nghiên cứu khả - Chi phí và
thi
thời gian
- Thiết kế chiến
- Các điều
lược và phê
khoản và
duyệt
điều kiện hợp
đồng
- Lập kế hoạch
chi tiết

khởi động
- Sản xuất
- Phân phối
- Những công việc
dân sự
- Lắp đặt
- Thử nghiệm


Hình 2.1: Vịng đời dự án xây dựng tiêu biểu

- Thử nghiệm
cuối cùng
- Bảo dưỡng


12

2.2.4

Quản lý dự án

Quản lý dự án là sự áp dụng kiến thức, các kỹ năng, công cụ và công nghệ vào các
hoạt động của dự án để đạt được các yêu cầu của dự án (Cẩm nang kiến thức cơ bản
về quản lý dự án, Viện Quản lý Dự án, 2002).
Theo Parsloe & Wild (1998), Quản lý dự án khác với những dạng quản lý khác ở
điểm nó tập trung vào dự án với thời gian hữu hạn, mục tiêu rõ ràng với hạn chế về
thời gian, chi phí và chất lượng. Tất cả dự án đều qua các giai đoạn sau: Hình thành
dự án; Lập kế hoạch dựa án; Thực hiện kế hoạch; Hoàn thành và đánh giá dự án.
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt các cơng
việc và nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đã định đó là đạt được kết quả về kỹ
thuật, tài chính và thời gian (Cao Hào Thi, 2004).
Những tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án thường dựa trên các thành quả mong
muốn, ngân sách cho phép và thời hạn quy định.
Một dự án thành cơng thường có đặc điểm như phải hoàn thành dự án trong thời
hạn quy định, hồn thành trong chi phí cho phép, đạt được thành quả mong muốn.
Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả và hữu hiệu.
2.2.5


Nhà quản lý dự án

Nhà quản lý dự án là người chịu trách nhiệm về quản lý dự án, nhà quản lý dự án
phải:
- Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
- Quản lý các mối quan hệ giữa người và người trong các tổ chức của dự án.
- Phải duy trì sự cân bằng giữa chức năng : Quản lý dự án ; Kỹ thuật của dự án.
- Đương đầu với rủi ro trong quá trình quản lý dự án.
- Tồn tại với điều kiện ràng buộc của dự án.
Vị trí của nhà quản lý dự án là nằm giữa Tổ chức mẹ, Tổ dự án mình lãnh đạo và
khách hàng (người thụ hưởng từ dự án). Vì thế, nhà quản lý dự án luôn sống trong
một thế giới đầy mâu thuẫn, các dự án cạnh tranh nhau về nguồn lực, các thành viên


×