Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 111 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHẠM ĐÌNH HUY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG PHẦN
MỀM DẪN ĐƯỜNG TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CAO HÀO THI
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 17 tháng 08 năm 2010
Thành phần Hội đồng chấm đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. NGUYỄN THỐNG
2. TS. CAO HÀO THI
3. TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
4. TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
5. TS. VŨ VIỆT HẰNG


6. TS. TRỊNH THÙY ANH
Xác nhận của chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Đình Huy

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02/12/1983

Nơi sinh: Tỉnh Cà Mau

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Khoá (Năm trúng tuyển): 2008
1- TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm dẫn

đường trên điện thoại di động.

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: Luận văn thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm dẫn đường trên điện
thoại di động.
- Đo lường ý định sử dụng phần mềm thông qua các biến độc lập.
- Xem xét yếu tố nào là quan trọng nhất (trọng số) ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần
mềm dẫn đường trên điện thoại di động.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/02/2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 25/06/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị): TS. Cao Hào Thi

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


ABSTRACT
Mobile Navigation is projected to be the highest revenue-generating in mobile
application but the number of users of this application in Viet Nam is still limited.
This paper empirically investigated what factors make the mobile subscribers
reluctant to use mobile navigation. For the purpose, the Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology (UTAUT) model, adding the concepts of movein cost and attractiveness of alternativeness were employed. As a result, “facilitating
condition”, "perceived usefulness", "perceived ease-of-use" and "social influence"
are positively related to the intention to use while “move-in cost” is negatively
related. However, "attractiveness of alternativeness" was found to have no
significant influence in developing the intention to use Mobile Navigation and

"perceived ease-of-use" is a sub factor of perceived usefulness.
Key Words:

Mobile Navigation, Unified Theory of Acceptance and Use of

Technology (UTAUT), Move-in Cost, Attractiveness of Alternativeness.


TÓM TẮT
Phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động là ứng dụng thu được nhiều lợi nhuận
nhất trong các ứng dụng trên điện thoại nhưng số lượng người sử dụng ở Việt Nam
thì rất hạn chế. Do đó nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng phần mềm. Mơ hình kết hợp về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ, thêm
hai nhân tố chi phí chuyển đổi và sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế là các thành
phần mà đề tài nghiên cứu sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần “các
điều kiện thuận tiện”, “nhận thức tính hữu ích”, ”nhận thức tính dễ sử dụng” và
“ảnh hưởng của xã hội” tương quan đồng biến với ý định sử dụng phần mềm, trong
khi đó “chi phí chuyển đổi” tương quan nghịch biến. Tuy nhiên, “sự hấp dẫn của
sản phẩm thay thế” lại khơng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng và “nhận thức tính
dễ sử dụng” là một nhân tố con của thành phần nhận thức sự hữu ích.
Từ khóa: Phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động, Mơ hình kết hợp về sự
chấp nhận và sử dụng cơng nghệ, Chi phí chuyển đổi, Sự hấp dẫn của sản phẩm
thay thế.


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Cao Hào Thi đã tận tình hướng
dẫn, góp ý và động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Nếu khơng có sự giúp đỡ của thầy thì tơi khơng thể hồn thành được luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản lý cơng nghiệp, Phịng đào tạo Sau

đại học Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, các học viên lớp
MBA 2008 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian khóa học vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho ba mẹ, các em trong gia đình đã hết lịng
quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành được luận văn tốt nghiệp
này.

Phạm Đình Huy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn, những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào.

TP.HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2010
Tác giả

Phạm Đình Huy


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Hình ảnh về phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động
Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định
Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ
Hình 2.4: Mơ hình kết hợp về sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu
Hình 3.1: Qui trình thực hiện nghiên cứu

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

3
11
12
13
15
22
23
41

Bảng 3.1: Thang đo nháp của nghiên cứu
Bảng 3.2: Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ảnh hưởng đến ý định sử dụng
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến ý định sử dụng phần mềm
Bảng 4.3: Bảng kết quả phân tích nhân tố
Bảng 4.4: Kiểm định hệ số tương quan Pearson
Bảng 4.5: Bảng đánh giá độ phù hợp của mơ hình
Bảng 4.6: Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Bảng 4.8: Bảng xác định tầm quan trọng của các biến độc lập

26
30
35
36
42
44
45
45

46
47


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3G
EFA
GPS
GPRS
LBS
PDA
PMDĐ
TAM
TRA
TPB
UTAUT

: Third Generation (Thế hệ điện thoại thứ 3)
: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
: Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)
: General packet radio service
(Dịch vụ truyền nhận dữ liệu bằng sóng radio)
: Location Based Services (Các dịch vụ dựa trên định vị)
: Personal Digital Assistant (Thiết bị số hỗ trợ cá nhân)
: Phần mềm dẫn đường
: Technology Acceptence Model
(Mơ hình chấp nhận và sử dụng công nghệ)
: Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)
: Theory of Planned Behaviour (Thuyết hành vi dự định)
: Unified Theory of Acceptance and Use of Technology

(Mơ hình kết hợp về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ)


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ
Abstract
Tóm tắt
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục hình và bảng biểu
Các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan về phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động...............................1
1.1.1. Định nghĩa phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động ........................2
1.1.2. Thực trạng trên thế giới .............................................................................3
1.1.3. Thực trạng ở Việt Nam..............................................................................6
1.2. Đặt vấn đề ............................................................................................................8
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................8
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................8
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................9
1.4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................9
1.5. Bố cục luận văn....................................................................................................9
1.6. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................10
CHƯƠNG 2 - CƠ SỚ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Thuyết hành động hợp lý ...................................................................................11
2.2. Thuyết hành vi dự định ......................................................................................12
2.3. Mô hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ.........................................................12
2.4. Mơ hình kết hợp về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ ..................................14
2.5. Mơ hình nghiên cứu ...........................................................................................15

Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................22
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................23
3.2. Nghiên cứu định tính..........................................................................................24
3.2.1. Các thơng tin cần thu thập .......................................................................24
3.2.2. Đối tượng phỏng vấn ...............................................................................25
3.3. Nghiên cứu chính thức .......................................................................................25


3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo ...............................................25
3.3.2. Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi.........................................................26
3.3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo ...................................................................29
3.4. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................29
3.4.1. Thiết kế mẫu ............................................................................................29
a. Tổng thể nghiên cứu ...........................................................................29
b. Khung chọn mẫu.................................................................................29
c. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................29
d. Kích thước mẫu ..................................................................................31
e. Cách lấy mẫu ......................................................................................31
3.4.2. Các kết quả và thơng tin về mẫu .............................................................31
3.4.3. Thu thập và phân tích dữ liệu ..................................................................32
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................32
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả các biến định tính.....................................................................33
4.1.1. Kết quả khảo sát về giới tính ...................................................................33
4.1.2. Kết quả khảo sát về tuổi ..........................................................................33
4.1.3. Kết quả khảo sát về trình độ ....................................................................33
4.1.4. Kết quả khảo sát về nghề nghiệp.............................................................33
4.1.5. Kết quả khảo sát về số ngày đi du lịch trung bình trong một năm..........34
4.1.6. Kết quả khảo sát về số ngày đi cơng tác xa trung bình trong một năm...34

4.1.7. Kết quả khảo sát về mức thu nhập...........................................................34
4.1.8. Kết quả khảo sát về tính năng của điện thọai ..........................................34
4.2. Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc..................................................35
4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm ..........................35
4.2.2. Ý định sử dụng ........................................................................................36
4.3. Phân tích độ tin cậy ............................................................................................36
4.3.1. Thang đo các biến độc lập .......................................................................37
4.3.2. Thang đo ý định sử dụng .........................................................................39
4.4. Phân tích nhân tố................................................................................................39
4.5. Mơ hình điều chỉnh ............................................................................................41
4.6. Kiểm định mơ hình.............................................................................................43
4.6.1. Kiểm định hệ số tương quan Pearson......................................................43
4.6.2. Phân tích hồi quy .....................................................................................44
4.7. Kết quả kiểm định giả thuyết .............................................................................47


4.8. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính ..................................................49
4.8.1. Kiểm định ý định sử dụng giữa phái nam và nữ .....................................49
4.8.2. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có độ tuổi khác nhau .......50
4.8.3. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có trình độ khác nhau......50
4.8.4. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có nghề nghiệp khác nhau
4.8.5. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có số ngày đi du lịch khác
nhau
4.8.6. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có số ngày đi cơng tác khác
nhau
4.8.7. Kiểm định ý định sử dụng giữa những người có thu nhập khác nhau ....51
4.8.8. Kiểm định ý định sử dụng dựa trên tính năng điện thoại ........................52
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................53
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết quả và đóng góp của đề tài ..........................................................................54

5.1. Kết quả........................................................................................................54
5.2. Đóng góp của đề tài ....................................................................................55
5.2. Các hàm ý về mặt quản lý ..................................................................................54
5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................55
5.2.2. Kiến nghị một số giải pháp để áp dụng kết quả nghiên cứu ...................55
5.3. Các hạn chế và nghiên cứu tiếp theo..................................................................58
5.3.1. Hạn chế ....................................................................................................58
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................58
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................59
Phụ lục A...................................................................................................................63
Phụ lục B ...................................................................................................................72


Luận văn cao học QTKD-K2008

1

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Theo một cuộc khảo sát sơ bộ thị trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6/2009
của Green Control thì có khoảng 70% người trả lời cho biết đã từng sử dụng hoặc
đã nghe nói đến các chương trình tìm và dẫn đường, điện thoại có thể sử dụng được
phần mềm là 65%, cơ sở hạ tầng của các nhà công ty viễn thông tương đối tốt với
sự ra đời của 3G của Viettel, MobiFone và VinaPhone vào cuối năm 2009. Phần
mềm dẫn và tìm đường lại rất thành công ở Mỹ và Châu Âu theo ReportLinker cuối
năm 2009 thì có 150 triệu người sử dụng phần mềm tìm và dẫn đường trên điện
thoại di động, có khoảng 500 triệu thuê bao điện thoại ở Châu Âu, 300 triệu ở Mỹ
(Dataxis, 2009). Như vậy tỉ lệ sử dụng phần mềm tìm và dẫn đường là 18.75%. Số

lượng thuê bao thật của Việt Nam khoảng 50 triệu theo VnExpress, nhưng số lượng
người sử dụng phần mềm dẫn đường và tìm đường thì rất ít tại Việt Nam, tỉ lệ sử
dụng chưa đến 1% (Green Control, 2009). Như vậy yếu tố nào tác động vào nhận
thức của cá nhân trong việc sử dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động
là một vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đó chính là lý
do hình thành nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về phần mềm dẫn
đường, các khái niệm cơ bản, thực trạng sử dụng phần mềm dẫn đường trên thế
giới và Việt Nam, lý do hình thành đề tài và mục đích nghiên cứu.
1.1 Tổng quan về phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động
Năm 2005, GPS (Global Positioning System, hệ thống định vị tồn cầu dùng để xác
định vị trí của một đối tượng nào đó trên thế giới) là khái niệm mơ hồ với nhiều
người. Công nghệ phát triển, chip thu tín hiệu ngày càng nhỏ và tích hợp mọi thiết
bị kỹ thuật số thì GPS dần quen thuộc, trở thành “vũ khí” chinh phục của nhà sản
xuất.
Theo nhận định của giới cơng nghệ, hệ thống định vị tồn cầu – GPS – cực kỳ hữu
ích trong việc giúp người dùng xác định vị trí cũng như định hướng di chuyển. Tuy
nhiên, thời gian trước đây bên cạnh việc các tọa độ được định vị cịn khá thưa thớt,
khơng đầy đủ thì những thơng tin mà GPS cung cấp vẫn chỉ ở dạng các tọa độ, khó
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

2

Chương 2: Cơ sở lý thuyết


tiếp cận với phần đơng người tiêu dùng bình thường. Chính vì thế, GPS chủ yếu chỉ
được dùng trong giới nghiên cứu hoặc những người say mê “trị chơi” tìm đường.
Trong khi những nhà nghiên cứu, thám hiểm vẫn trung thành với dịng máy GPS
chun biệt thì việc những con chip thu sóng ngày càng nhỏ gọn hơn và có thể tích
hợp vào bất kì thiết bị di động cầm tay nào lại mở ra một thị trường rộng lớn hơn
cho công nghệ này. Hiện nay những chiếc PDA (Personal Digital Assistant, thiết bị
hỗ trợ số dùng cho cá nhân, giống như một máy tính thu nhỏ nhưng tính năng sẽ
hạn chế) hay điện thoại di động đều lần lượt được trang bị thêm tính năng GPS,
thậm chí có hãng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số cũng đã tiết lộ về dịng máy tích hợp
chip định vị tồn cầu. Song song đó, những phần mềm bản đồ liên tục ra đời và
“phủ sóng” mọi ngóc ngách trên thế giới đã giúp GPS phát huy vai trị của mình
một cách mạnh mẽ hơn. Với một chiếc điện thoại di động có tích hợp tính năng
GPS và phần mềm bản đồ phù hợp, người dùng sẽ không sợ lạc đường tại một
thành phố xa lạ hoặc ngay cả khi ở trong thành phố quen thuộc của mình thì tính
năng GPS cũng có thể phát huy vai trị giúp tìm đường thốt khỏi những khu vực
kẹt xe dễ dàng hơn (DIGILIFE, 2008).
1.1 .1 Định nghĩa phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động
Phần mềm dẫn đường trên điện thoại động là một dịch vụ mà nó cho phép người sử
dụng xác định được vị trí của họ đang đứng, tìm kiếm các vị trí khác, hướng dẫn
bằng cách nào để đi đến đó (Navinova, Phần Lan, 2007).
Có thể hiểu cách khác, phần mềm dẫn đường cho đi động được cài đặt vào điện
thoại và được sử dụng để tìm đường và dẫn đường. Người sử dụng có thể tìm kiếm
địa chỉ hoặc các địa điểm như nhà hàng, khách sạn, quán ăn vv..., chia sẻ địa điểm
ưa thích với bạn bè, các thơng tin về thời tiết…Nếu điện thoại có tích hợp thiết bị
GPS (thiết bị định vị toàn cầu), phần mềm cịn giúp cho người sử dụng ln biết
được mình phải rẽ trái, rẽ phải ở đoạn đường nào với hướng dẫn bằng bản đồ và
giọng nói (khác với các phần mềm chỉ đơn thuần hiển thị bản đồ và chỉ dẫn bằng
chữ viết). Các điện thoại hỗ trợ cài đặt phần mềm và kết nối internet thì sử dụng
được phần mềm này.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Phần mềm dẫn đường trên điện thoại có 2 dạng: một là on-board có nghĩa dữ liệu về
bản đồ sẽ lưu trữ vào điện thoại; dạng thứ 2 là off-board dữ liệu bản đồ sẽ lưu trữ
trên máy chủ khi điện thoại cần thơng tin thì sẽ truy vấn trực tiếp lên máy chủ thông
qua internet.
Trong nghiên cứu này chỉ cố gắng tập trung vào nghiên cứu phần mềm dẫn đường
trên điện thoại di động ở dạng off-board vì on-board dữ liệu bản đồ sẽ được cài vào
điện thoại nó địi hỏi điện thoại phải có cấu hình cao, do đó số lượng điện thoại sẽ bị
hạn chế. Một số hình ảnh về phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động được
trình bày ở Hình 1.1.

Hình 1.1: Hình ảnh về phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động
(Nguồn: )
1.1.2 Thực trạng trên thế giới
LBS (Location Based Services, các dịch vụ dựa trên định vị như xác định vị trí của
điện thoại di động, vị trí của một người nào đó…) đã được triển khai và phát triển
từ nhiều năm nay trên thế giới. Tuy nhiên cho đến cuối những năm 1990, LBS vẫn
chưa được phát triển rộng rãi vì những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các phương pháp định vị có độ chính xác chưa cao, khả năng truyền tải dữ liệu
còn thấp và chậm

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

4

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Thiết bị cầm tay có màn hình hiển thị và khả năng xử lý khơng phù hợp nên chưa
có khả năng đáp ứng nhu cầu
- Điện thoại di động chưa phát triển
- Hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được và chỉ tập trung một vài nơi
trung tâm
- Chưa có bản đồ số hồn chỉnh
- Thiếu các tiêu chuẩn trong công nghệ và các vấn đề liên kết với nhau giữa người
dùng và nhà cung cấp dịch vụ, hay các nhà cung cấp với nhau
- Tiếp thị không thành công - nhận thức của người tiêu dùng về phạm vi ứng dụng
và lợi ích mang lại của LBS cịn q ít
- Các dịch vụ cịn nghèo nàn và chưa có hiệu quả cao, chi phí q đắt so với người
dùng
- Mối quan tâm về việc vi phạm quyền riêng tư
Đến năm 1999, khi mà sự phát triển cơng nghệ nhanh chóng, cơ sở hạ tầng và các
điều kiện được đáp ứng, pháp luật rõ ràng cùng với sự phát triển của các thuê bao sử
dụng điện thoại di động thì các dịch vụ dựa trên vị trí được phát triển rộng rãi đặc
biệt là ở các nước phát triển. Các cuộc thi về ý tưởng, hội thảo chun ngành, cũng
như về mơ hình kinh doanh cung cấp dịch vụ LBS đã được tổ chức thường xuyên

hàng năm ở nhiều quốc gia. Nhiều chuyên gia phân tích nổi tiếng và các tổ chức
nghiên cứu thị trường hàng đầu, các công ty lớn trong các ngành công nghệ viễn
thông, định vị, sản xuất thiết bị điện tử trên khắp thế giới tỏ ra rất quan tâm đến thị
trường tiềm năng LBS này. Theo Jack Gold, một chuyên gia của công ty nghiên cứu
J.Gold Associates Hoa Kỳ tin tưởng rằng tính năng định vị sẽ là một trong những
tính năng di động sử dụng nhiều nhất giống như dịch vụ tin nhắn SMS trong vài
năm tới. Một số nhà phân tích khác (ABI Research, Gartner) cũng cho rằng chỉ
riêng giá trị dịch vụ tìm đường trên điện thoại di động cũng sẽ đưa lại nguồn thu
trên hàng trăm triệu USD/năm. Thực tế cho thấy doanh thu từ dịch vụ này tăng
nhanh chóng qua các năm. Theo nghiên cứu mới đây của công ty nghiên cứu thị
trường Gartner tháng 11 năm 2008 thì số người đăng ký sử dụng dịch vụ LBS trên
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

toàn cầu là 16 triệu người và dự báo đạt khoảng 43.2 triệu người đăng ký trong năm
2008 (tăng 170%) và doanh thu từ 485 triệu USD trong 2007 lên 1,3 tỉ USD năm
2008 (tăng 168%). Gartner cũng cho rằng LBS sẽ được sử dụng phổ biến khắp toàn
cầu trong 2 đến 5 năm tới. Doanh thu sẽ đạt 8 tỉ USD vào năm 2011. Cịn theo
nghiên cứu của ABI, cơng bố ngày 4 tháng 4 năm 2008, LBS phát triển từ 515 triệu
USD năm 2007 đến 13,3 tỷ USD vào năm 2013. Riêng thị trường châu Âu, mức
tăng trưởng trung bình là 34% năm và đạt 622 triệu EUR tương đương 788 triệu

USD vào năm 2010. Thị trường bao gồm 13 nước châu Á- Thái Bình Dương được
kỳ vọng là thị trường phát triển nhanh nhất với hai cường quốc về công nghệ điện tử
viễn thông hàng đầu Nhật Bản và Hàn Quốc giành được doanh thu 383,6 triệu USD
trong năm 2007 và đến năm 2013 sẽ là 2,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm
39,3% (giai đoạn 2007-2013).
Theo các nghiên cứu trên ta thấy thị trường LBS là một thị trường mới nổi và đầy
tiềm năng trong tương lai. Các công ty sản xuất và cung cấp dịch vụ đã có động thái
muốn nhảy vào thị trường này là ông trùm trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di
động Nokia (chiếm 38,6% thị phần ĐTDĐ) tuyên bố sẽ mua nhà cung cấp bản đồ
kỹ thuật số Navteq (Mỹ) với giá 8,1 tỷ USD. Xu hướng này cho thấy LBS đang là
mục tiêu chung của các nhà sản xuất phần cứng và nhà cung cấp dịch vụ.
LBS là dịch vụ dựa trên vị trí được sử dụng chủ yếu thông qua công cụ là chiếc điện
thoại di động, nên chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn từ thị trường điện thoại, đặc
biệt là điện thoại thông minh. Theo Gartner (2009), ước tính thị trường điện thoại
thơng minh sẽ tăng 52% với khoảng 190tr chiếc/năm. Thị trường Ấn độ, Trung
đông, Châu Phi là một thị trường lớn, trong khi đó thị trường Châu Âu, Trung
Quốc, Mỹ la tinh là thị trường phát triển chậm hơn. Các chuyên gia (ABI Research,
Nokia, Research In Motion) cũng dự báo năm 2009 sẽ là năm của các dịng điện
thoại thơng minh.
Đánh giá từ khía cạnh số lượng khách hàng, người sử dụng sẵn sàng bỏ qua những
điểm yếu của dịch vụ định vị. Chẳng hạn, hãng Networks In Motion có 1 triệu
khách hàng, từ những người trả 3 USD/ngày cho tới những người trả 10 USD/tháng.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008


6

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các nhà cung cấp khác bao gồm Sprint Nextel Corp, với dịch vụ tìm kiếm địa
phương Ask.com, và InfoSpace Inc giúp người sử dụng điện thoại tìm nhà hàng hay
dịch vụ từ vị trí của họ (Reuters, 2007).
1.1.3 Thực trạng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO, chính
thức bước vào thị trường quốc tế, cùng với việc học tập được phong cách làm việc
chuyên nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao
trình độ. Việt Nam đã và đang có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các cơng
nghệ cao, trong đó có các công nghệ về viễn thông và điện thoại di động. Đây là
điều kiện cần để LBS thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thực tế ở nước ta cách
đây vài năm, một số nhà cung cấp tận dụng ưu điểm của tin nhắn điện thoại để đưa
ra dịch vụ chỉ đường bằng tin nhắn cho khách hàng, điển hình là dịch vụ nhắn tin
qua tổng đài 333. Tuy nhiên việc nhắn tin còn phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung
cấp với những yếu tố như chất lượng mạng, sóng điện thoại ... , và nhược điểm lớn
nhất của công nghệ này là người sử dụng phải mất tiền cho mỗi lần muốn tìm
đường (cước tin nhắn), sau đó phải đọc và nhớ đoạn văn bản (text) hướng dẫn mới
đi được. Bên cạnh dịch vụ nhắn tin, các website có dịch vụ chỉ đường hiện nay như
www.basao.com.vn, www.diadiem.com lúc đầu cũng đã từng được người dùng
chào đón nồng nhiệt, khi muốn đi đến điểm nào đó, người sử dụng vào mạng
Internet và nhập những yêu cầu cần thiết như điểm đi, điểm đến và hệ thống sẽ chỉ
ra lộ trình đi. Dịch vụ này tiện lợi hơn dịch vụ hỏi đường bằng tin nhắn một chút vì
người dùng thấy được bản đồ tương đối chi tiết. Tuy nhiên để sử dụng được dịch vụ
này, người dùng cần có một chiếc máy tính kết nối Internet. Đó cũng chính là yếu tố
bất tiện vì khơng thể vừa lái xe vừa thao tác trên máy tính hoặc lúc nào cũng phải
mang kè kè chiếc máy tính bên mình.
Với cơng nghệ bản đồ trực tuyến hay GPS, người sử dụng chẳng cần phải dừng xe

hơi để hỏi đường hoặc giở bản đồ để tìm hướng đi tiếp. Chỉ cần điền vào đó điểm
đến trước lúc khởi hành vài ba giây, hệ thống sẽ tự điều chỉnh lộ trình sao cho người
dùng dễ dàng quan sát và đảm bảo một cự ly ngắn nhất.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

7

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tại thời điểm này, đa số những chiếc điện thoại GPS đã có thể dùng được ở Việt
Nam với ít nhất hai gói bản đồ là Hà Nội và Tp.HCM. Tùy thuộc vào các phần mềm
được tích hợp vào mà các ứng dụng có được là nhiều hay ít.
Bên cạnh điện thoại Nokia N95, hiện nay trên thị trường cũng đã có nhiều mẫu điện
thoại được tích hợp sẵn chip GPS như O2 Orbit, HTC P3300, HTC X7500, Eten
Glofiish X500; Mỗi máy đều tích hợp các phần mềm kèm theo, nhưng để sử dụng ở
Việt Nam, người dùng cần cài đặt phần mềm thích hợp để có thể sử dụng được
những gói bản đồ trong nước; Những phần mềm mạnh nhất hiện nay đều sử dụng
trên nền hệ điều hành Windows Mobile, tiêu biểu nhất là OziExplorer và Vietmap
(70 USD), tính năng của các phần mềm này cũng gần tương tự như NAVFone Pro.
Hệ thống bản đồ của OziExplorer được phát triển bởi ChieuTruc và các thành viên
khác trên diễn đàn gsm.com.vn, có dữ liệu của rất nhiều địa phương trên cả nước.
Hệ thống này có một điểm hạn chế là khi phóng q to thì bản đồ dạng file.jpg này
dễ bị vỡ hình. Riêng Vietmap là phần mềm có bản quyền, hệ thống bản đồ dạng số

nên khắc phục được điểm yếu nói trên của OziExplorer, phần mềm này được đánh
giá là mạnh nhất hiện nay.
Cuối năm 2006, tại TP. Hồ Chí Minh, VietMap đã cơng bố 2 sản phẩm VIETMAPGPSmiles52 và VIETMAP-GPSr12 bao gồm thiết bị định vị toàn cầu và phần mềm
điều khiển kèm bản đồ của 22 tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam. VIETMAPGPSmiles52 giống như cuốn cẩm nang tra cứu thông tin và du lịch cập nhật 36 loại
thông tin với hơn 10.000 mẫu tin phục vụ nhu cầu: giao thông, địa chỉ giao dịch, du
lịch giải trí, cơ quan hành chính... Tương tự các tính năng đó, VIETMAP-GPSr12
dành cho người sử dụng thiết bị cầm tay cá nhân (PDA hay PocketPC) gồm phần
mềm điều khiển, thiết bị thu tín hiệu GPS và giá đỡ PDA/Phone. Rẻ hơn thiết bị gắn
trên ô tô 300 USD (4,8 triệu đồng), VIETMAP-GPSr12 có giá 220 USD (khoảng
3,52 triệu đồng).
Ngồi ra, thị trường hiện nay cịn có những thiết bị được gọi là GPS Bluetooth
Receiver (giá dao động từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng). Đây là loại thiết bị dùng để kết

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

8

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

nối GPS cho những máy điện thoại, PPC dùng hệ điều hành Windows Mobile hoặc
Symbian khơng tích hợp sẵn chip GPS.
GPS Bluetooth Receiver là thiết bị trung gian, bắt tín hiệu từ vệ tinh rồi truyền qua
điện thoại bằng sóng Bluetooth. Như vậy, những chiếc điện thoại Symbian phổ biến
hiện nay cũng có thể sử dụng được GPS bằng cách mua thêm thiết bị này và cài đặt

phần mềm SmartComGPS.
1.2 Đặt vấn đề
Theo một cuộc khảo sát sơ bộ thị trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 6/2009
của Green Control thì có khoảng 70% người trả lời cho biết đã từng sử dụng hoặc
đã nghe nói đến các chương trình tìm và dẫn đường, điện thoại có thể sử dụng được
phần mềm là 65%, cơ sở hạ tầng của các nhà công ty viễn thông tương đối tốt với
sự ra đời của 3G của Viettel, MobiFone và VinaPhone vào cuối năm 2009. Phần
mềm dẫn và tìm đường lại rất thành công ở Mỹ và Châu Âu theo ReportLinker cuối
năm 2009 thì có 150 triệu người sử dụng phần mềm tìm và dẫn đường trên điện
thoại di động, có khoảng 500 triệu thuê bao điện thoại ở Châu Âu, 300 triệu ở Mỹ
(Dataxis, 2009). Như vậy tỉ lệ sử dụng phần mềm tìm và dẫn đường là 18.75%. Số
lượng thuê bao thật của Việt Nam khoảng 50 triệu theo VnExpress, nhưng số lượng
người sử dụng phần mềm dẫn đường và tìm đường thì rất ít tại Việt Nam, tỉ lệ sử
dụng chưa đến 1% (Green Control, 2009).
Như vậy yếu tố nào tác động vào nhận thức của cá nhân trong việc sử dụng phần
mềm dẫn đường trên điện thoại di động là một vấn đề cần quan tâm của các doanh
nghiệp làm về sản phẩm này. Đó chính là lý do hình thành đề tài “Khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động.”
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm dẫn đường trên điện
thoại di động.
- Đo lường ý định sử dụng phần mềm thông qua các biến độc lập.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -



Luận văn cao học QTKD-K2008

9

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Xem xét yếu tố nào là quan trọng nhất (trọng số) ảnh hưởng đến ý định sử dụng
phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi dưới đây:
- Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới ý định sử dụng phần mềm?
- Yếu tố nào là quan trọng nhất?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với những ràng buộc dưới đây:
- Ứng dụng các mơ hình nghiên cứu trước đó, thay đổi cho phù hợp với thị trường
Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát là những người chưa sử dụng và đã sử dụng phần mềm dẫn
đường trên điện thoại di động nhưng có hiểu biết về phần mềm. Theo lý thuyết hành
vi, thì người sử dụng phải có nhận biết về phần mềm dẫn đường, đó là bước đầu
tiên trong quá trình ra quyết định sử dụng hay mua sản phẩm/dịch vụ. Trong các
nghiên cứu khác về mơ hình TAM thì đối tượng nghiên cứu phải có nhận biết về
sản phẩm. Do đó bảng câu hỏi sẽ phân loại đối tượng và mô tả sản phẩm trong đoạn
văn đầu tiên để cho người được phỏng vấn hiểu biết hơn về sản phẩm.
- Các công ty viết về phần mềm dẫn đường đa số ở Thành phố Hồ Chí Minh và chú
trọng vào khách hàng địa phương trước nên đối tượng nghiên cứu trong phương
pháp định tính cũng chỉ ở Tp HCM.
- Phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động được nghiên cứu là dạng off-board
(có nghĩa là dữ liệu về bản đồ không nằm trên điện thoại), on-board (dữ liệu về bản
đồ nằm trên điện thoại).
1.5 Bố cục luận văn

Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1 giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và phạm
vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2 tổng quan một số lý thuyết về ý định sử dụng các sản phẩm công nghệ,
các thành phần liên quan đến ý định sử dụng phần mềm như: Các điều kiện thuận
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

10

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

tiện, Sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế, Chi phí chuyển đổi, Ảnh hưởng của xã hội,
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, trình bày các giả thuyết và mơ hình
nghiên cứu.
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu chi tiết, kết quả nghiên cứu định tính,
hiệu chỉnh thang đo, thơng tin mẫu.
Chương 4 phân tích dữ liệu và trình bày kết quả phân tích dữ liệu.
Chương 5 tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài, ý nghĩa
thực tiễn của đề tài và đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các thơng tin dưới đây:
- Cung cấp một cái nhìn tổng quan về hành vi người tiêu dùng đối với phần mềm
dẫn và tìm đường trên điện thoại di động.

- Kết quả của nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các công ty phần mềm thay đổi sản phẩm
cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhằm tăng số lượng người sử dụng.
- Cung cấp thêm thông tin cho quyết định đầu tư hay rút lui khỏi thị trường phần
mềm tìm và dẫn đường trên điện thoại di động.
- Xác định nguyên nhân vì sao số người sử dụng phần mềm tìm và dẫn đường là rất
ít hiện nay.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này các mơ hình nghiên cứu trước đó về các sản phẩm cơng nghệ như
TRA, TAM… và mơ hình của các sản phẩm cơng nghệ tương tự, từ đó tìm ra mơ
hình nghiên cứu cho đề tài.
2.1 Thuyết hành động hợp lý
Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và
được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mơ hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975)
cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để
quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là
thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Mơ hình TRA được trình bày ở Hình 2.1

Niềm tin đối với những
thuộc tính của sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của sản
phẩm
Niềm tin về những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi
nên mua hay không mua
sản phẩm

Xu hướng
hành vi

Hành vi
thật sự

Chuẩn chủ
quan

Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của những người
ảnh hưởng

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior,
Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 1987)
Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của
sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần
thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì

có thể dự đoán phần nào kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

12

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thơng qua những người có liên quan
đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích
hay khơng thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng
mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua
của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của
những người có ảnh hưởng.
2.2 Thuyết hành vi dự định
Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi
của người tiêu dùng mà họ khơng thể kiểm sốt được; yếu tố về thái độ đối với hành
vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng.
Thuyết hành vi dự định TPB được Ajen (1985) xây dựng bằng cách bổ sung thêm
yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mơ hình TRA. Thành phần nhận thức kiểm
sốt hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này
phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Thuyết hành vi dự định được trình bày ở Hình 2.2.
Thái độ


Chuẩn chủ quan

Xu hướng
hành vi

Hành vi
thật sự

Nhận thức kiểm
sốt hành vi

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định
(Nguồn: />2.3 Mơ hình chấp nhận và sử dụng công nghệ
Trong nửa cuối thế kỷ 20, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm
nhằm nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử dụng. Fishbein và Ajzen
(1975) đã đề xuất Thuyết Hành Động Hợp Lý (TRA), Ajzen (1985) đề xuất Thuyết
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


Luận văn cao học QTKD-K2008

13

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hành vi Dự Định (TPB), và Davis (1986) đã đề xuất Mơ Hình Chấp Nhận Cơng
Nghệ (TAM). Các lý thuyết này đã được cơng nhận là các cơng cụ hữu ích trong

việc dự đoán thái độ của người sử dụng. Đặc biệt, mơ hình TAM đã được cơng
nhận rộng rãi là mơ hình tin cậy và mạnh trong việc mơ hình hóa việc chấp nhận
cơng nghệ thơng tin của người sử dụng. “Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự
giải thích các yếu tố xác định tổng quát về sự chấp nhận máy tính, những yếu tố này
có khả năng giải thích hành vi người sử dụng xuyên suốt các loại cơng nghệ người
dùng cuối sử dụng máy tính và cộng đồng sử dụng” (Davis et al. 1989, trang 985).
Do đó mục đích của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của các
yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng (beliefs), thái độ (attitudes),
và ý định (intentions). TAM được hệ thống để đạt mục đích trên bằng cách nhận
dạng một số ít các biến nền tảng (fundamental variables) đã được các nghiên cứu
trước đó đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần cảm tình (affective) và
nhận thức (cognitive) của việc chấp nhận máy tính. Mơ hình TAM được trình bày ở
Hình 2.3.
Phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động (MN - Mobile Navigator) là một sản
phẩm cơng nghệ thơng tin, do đó, mơ hình khảo sát các yếu tố tác động vào việc
chấp nhận sản phẩm cơng nghệ thơng tin cũng được áp dụng thích hợp cho việc
nghiên cứu vấn đề tương tự trên MN.

Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ
(Nguồn: )
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sủ dụng phần mềm dẫn đường trên điện thoại di động

- Năm 2010 -


×