Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu kiểm định lý thuyết sóng elliott trong thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN DUY LÂM

NGHIÊN CỨU KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT
SÓNG ELLIOTT TRONG THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

GS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. DƯƠNG NHƯ HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. ĐỖ VĂN THẮNG



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 14 tháng 08 năm 2010.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày 28 tháng 6 năm 2010.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN DUY LÂM

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 26/ 6 /1984

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV: 01708056

Khóa: 2008

1/ TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT
TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2/ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Khảo sát sự xuất hiện các dạng sóng của 2 chỉ số VN-Index, HNX-Index và của
các mã chứng khoán trên thị trường niêm yết của Việt Nam và so sánh các dạng này
với các mẫu hình sóng của Elliott.
- Xác định tần suất xuất hiện có ý nghĩa của các dạng sóng đã được khảo sát ở trên.
- Xác định suất sinh lợi của zero-investment portfolio khi sử dụng sóng Elliott trong
việc ra quyết định mua bán các chứng khoán.
- Đưa ra một số ý kiến kiến nghị cho các nhà phân tích kỹ thuật khi áp dụng lý
thuyết sóng Elliott trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3/ NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

Tháng 1/2010

4/ NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

Tháng 6/2010

5/ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

GS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

GS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH

CN BỘ MÔN

QL CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian 6 tháng để hoàn thành Luận văn này đã cho tôi học được
rất nhiều điều, giúp tôi trưởng thành và vững chãi hơn trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô – GS. TS Nguyễn Thị Cành đã định hướng và
tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành Luận văn.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Cao Hào Thi, TS. Dương Như Hùng và
toàn thể giảng viên Khoa Quản lý Công nghiệp đã truyền dạy, hướng dẫn những
môn học rất cần thiết để giúp tơi hồn thành Luận văn.
Tơi xin gửi lời tri ân đến những người anh, người chị, người bạn luôn âm
thầm theo dõi bước đi của tôi, sẵn sàng bên cạnh chia sẻ, động viên mỗi lúc tơi gặp
khó khăn, thẳng thắn góp ý và cùng tơi hồn chỉnh Luận văn.
Lời cuối cùng, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã nuôi dưỡng, tạo
điều kiện học tập tốt nhất cho tôi, cảm ơn Anh Chị tôi luôn là chỗ dựa và đã thay tơi
chăm sóc sức khỏe Ba Mẹ, giúp tơi n tâm nghiên cứu khi đang ở xa gia đình. Một
lần nữa, cho phép tôi được gửi lời tri ân đến những người u thương, họ là món
q vơ giá mà tôi đã may mắn được cuộc sống ban tặng.
Nguyễn Duy Lâm


ii

TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài
chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng đang trở thành một trong
những chủ đề rất được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Trên

cơ sở đó, sự phát triển của các trường phái phân tích hành vi giá chứng khoán ngày
càng được chú trọng để giúp nhà đầu tư dự đoán và đưa ra các quyết định đầu tư tốt
nhất.
Trên thế giới, hai trường phái phân tích chứng khốn chủ yếu là trường phái
phân tích cơ bản và trường phái phân tích kỹ thuật. Cả hai đã có q trình phát triển
lâu dài dựa trên những lý thuyết cơ bản làm nền tảng. Tại thị trường chứng khốn
Việt Nam, phân tích kỹ thuật phát triển chậm hơn phân tích cơ bản nhưng cũng dần
dần trở thành một công cụ quen thuộc đối với nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, việc
áp dụng phân tích kỹ thuật cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ mang
tính thực hành, những lý thuyết nền tảng chưa được kiểm định mức độ chính xác,
do đó cần phải có những nghiên cứu mang tính học thuật để làm rõ.
Nghiên cứu đã tiến hành kiểm định lý thuyết Elliott cho thị trường chứng
khốn Việt Nam, trong đó, nghiên cứu khảo sát các mẫu hình sóng Elliott xuất hiện
trong biểu đồ giá các chứng khoán của Việt Nam và xác định mức độ ý nghĩa của sự
xuất hiện này; nghiên cứu cũng tính tốn lợi tức thu được của các danh mục đầu tư
Zero-investment khi sử dụng các mẫu hình sóng đã khảo sát làm quy luật mua bán
nhằm xác định lại tính ứng dụng thực tế của lý thuyết Elliott. Từ các kết quả thu
được, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị giúp cho nhà đầu tư sử dụng các mẫu hình
sóng của Elliott một cách hợp lý và hiệu quả.


iii

ABSTRACT
With powerful development of the economy of Vietnam, finance market in
general and securities market in particular becomes one of the topics attracting
investors. Therefore, the development of stock price behavioural analysis school is
more and more attached to help investors predict and have the best investment
decision.
All over the world, there are two main stock analysis school, they’re basic

analysis school and technical analysis school. Both of them have a long-term
development based on basic theories. In Vietnam stock market, althought technical
analysis went more slowly than basic analysis, it has gradually become a familiar
tool for Vietnamese investors. However, application technical analysises for
Vietnam stock market has only practical nature, background theories haven’t been
tested the degree of accuracy yet so that we should do researches which has learning
nature to clear the degree of accuracy.
This research tests Elliott theory for Vietnam stock market, in which, we
survey Elliott wave pattern occuring in Vietnam stock price graph and determine
significance level of this appearance; this research also commulates Zeroinvestment list income when using surveyed wave patterns as a trading principle to
determine again the actual application of Elliott theory. As a result, we give some
proposal to help investors use Elliott wave pattern more reasonably and effectively.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
TÓM TẮT ............................................................................................................. ii
ABSTRACT ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI....................................................................... 1
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khốn thế giới .................. 1
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ............... 2
1.1.3. Sự phát triển của trường phái phân tích kỹ thuật trên thế giới........................ 3
1.1.4. Lý do hình thành đề tài.................................................................................. 4

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 4
1.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................... 6
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 8
2.1. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT – ELLIOTT’S WAVE THEORY (EWT) ...... 8
2.1.1. Khái niệm về lý thuyết sóng Elliott .............................................................. 8
2.1.2. Sự khác biệt giữa lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Dow ............................ 8
2.1.3. Những nguyên lý cơ bản của EWT ............................................................... 9
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................................... 14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 19
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ DIỄN DỊCH KẾT QUẢ................ 27
4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MƠ TẢ.................................................................... 27
4.1.1. Thống kê mơ tả VN-Index và HNX-Index................................................... 27
4.1.2. Thống kê mơ tả 30 mã chứng khốn trong SSI30 ........................................ 27
4.2. TÍNH TỐN CÁC THƠNG SỐ µ VÀ σ TRONG MƠ HÌNH LOGNORMAL
............................................................................................................................. 29
4.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MƠ PHỎNG VÀ THỐNG KÊ ĐẾM SĨNG .......... 29
4.4. KẾT QUẢ TÍNH GIÁ TRỊ Z VÀ P(Z4.5. DIỄN DỊCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ...................................................... 33
4.5.1. Diễn dịch kết quả ........................................................................................ 33
4.5.2. Bàn luận kết quả.......................................................................................... 37


v

4.6. KẾT QUẢ TÍNH LỢI TỨC CỦA TẬP ZERO-INVESTMENT..................... 41
4.6.1. Xác định danh mục đầu tư........................................................................... 41
4.6.2. Kết quả tính lợi tức thu được....................................................................... 41
4.6.3. Giải thích và bàn luận kết quả tính lợi tức danh mục đầu tư ........................ 42

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 43
5.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 46
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 47
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 56
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................... 77


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông tin của 30 mã chứng khốn trong SSI30 tính đến 31/12/2009 ...... 7
Bảng 3.1. Độ dài của sóng trong các mẫu hình Wave được kiểm định ...................23
Bảng 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu VN-Index và HNX-Index .................................27
Bảng 4.2. Thông tin của 30 mã chứng khốn trong SSI30 tính đến 31/12/2009 .....28
Bảng 4.3. Thống kê mơ tả dữ liệu 30 mã chứng khốn trong SSI30.......................29
Bảng 4.4. Kết quả tính tốn các thơng số µ và σ .................................................30
Bảng 4.5. Kết quả tóm gọn tần số xuất hiện và P(Z..............................................................................................................................31
Bảng 4.6. Kết quả đối với từng chỉ số và từng mã chứng khoán.............................34
Bảng 4.7. Các danh mục đầu tư được xác định để tính lợi tức................................41
Bảng 4.8. Kết quả tính lợi tức của các danh mục đầu tư.........................................41


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 5

Hình 2.1. Mẫu hình sóng cơ bản của EWT ............................................................10
Hình 2.2. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh Zig-Zag trong thị trường giá lên và giá xuống
..............................................................................................................................11
Hình 2.3. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh phẳng trong thị trường giá lên và giá xuống..11
Hình 2.4. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh tam giác trong thị trường giá lên và thị trường
giá xuống ...............................................................................................................12
Hình 2.5. Minh họa về các tỷ lệ thời gian trong nghiên cứu...................................15
Hình 2.6. Đồ thị giá CK của công ty Qualcomm trong 200 ngày giao dịch............17
Hình 2.7. Các đồ thị giá CK Cơng ty Qualcomm nhận được từ 10 lần mơ phỏng ..18
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu...............................................................................19
Hình 3.2. Minh họa về các tỷ lệ thời gian trong nghiên cứu...................................23
Hình 3.3. Minh họa ngun tắc giao dịch theo mẫu hình sóng...............................26


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CK

: Chứng khốn

CTCP

: Cơng ty Cổ phần

EWT

: Elliott’s Wave Theory

HNX-Index


: Chỉ số chung giá chứng khốn Sở giao
dịch Hà Nội

OTC

: Over the counter

PTCB

: Phân tích cơ bản

PTKT

: Phân tích kỹ thuật

SDGCK

: Sở Giao dịch chứng khốn

SSI30

: 30 chứng khốn có vốn hóa lớn nhất
thị trường niêm yết Việt Nam

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTGDCK


: Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTCK

: Thị trường chứng khoán

VN-Index

: Chỉ số chung giá chứng khoán Sở giao
dịch Tp. HCM

UpCOM

: Sàn giao dịch các chứng khoán chuẩn
bị niêm yết


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới [13]
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai,
xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại
những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập
tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc
đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng.
Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường”
với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hồn

chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia
“thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia
đình Vanber ở Bruges, Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tên tiếng
Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Giữa
thế kỷ 16, Anh Quốc thiết lập một mậu dịch thị trường tại Luân Đôn, nơi mà sau
này được gọi là Sở giao dịch chứng khốn Ln Đơn. Các mậu dịch thị trường khác
cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Thị trường mậu dịch chẳng những phát triển theo chiều rộng mà còn phát
triển theo chiều sâu và được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị
trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng
tương lai và thị trường chứng khốn… với đặc tính riêng của từng thị trường thuận
lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát
triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng
khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới
lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen tối”, tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị
trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi
tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục


2

dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987, thị trường chứng khoán thế giới
điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm
đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khốn ghê gớm, mất lịng tin và
phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó cịn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm
1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lịng tin, thị trường chứng khốn
thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay.
Trên thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán ở khắp các

châu lục, trong đó lâu đời nhất là các sở giao dịch ở Châu Âu, Hoa Kỳ và gần đây
nhất là ở nước Đơng Âu và Châu Á.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam [13]
Để thực hiện đường lối Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, duy trì
nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, địi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu
tư phát triển.
Vì vậy, việc xây dựng thị trường chứng khốn ở Việt Nam đã trở thành nhu
cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và
ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thơng qua chứng khốn nợ và chứng khốn
vốn.
Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành
và phát triển của thị trường chứng khốn sẽ tạo mơi trường ngày càng cơng khai và
lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định
48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định
thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và
Tp. HCM.
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận
hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ
phiếu niêm yết. Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương với
hoạt động trong giai đoạn đầu là triển khai đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp cổ
phần hoá.


3

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với thị trường
chứng khoán thế giới, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết
định số 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khốn
Tp.HCM (SGDCK) và chính thức khai trương vào ngày 08/08/2007. Sau đó, ngày

17/1/2009, TTGDCK Hà Nội cũng được chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội.
Hiện nay, trên hai SGDCK Tp. HCM và Hà Nội có tất cả 325 cơng ty niêm
yết đang giao dịch với tổng vốn hóa thị trường chiếm khoảng 55% GDP (tính đến
ngày 23/11/2009) với hơn 720.000 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân và gần
3.000 nhà đầu tư tổ chức.
Ngoài sàn giao dịch niêm yết, Việt Nam cịn có sàn OTC, UpCOM dành cho
các doanh nghiệp chưa niêm yết.
1.1.3. Sự phát triển của trường phái phân tích kỹ thuật trên thế giới
Sự phát triển lâu đời của các thị trường chứng khoán trên thế giới sản sinh ra
hai trường phái phân tích khác nhau: Phân tích cơ bản (PTCB) và Phân tích kỹ thuật
(PTKT), trong đó PTCB có q trình phát triển lâu hơn và được nhiều nhà phân tích
cũng như nhà đầu tư sử dụng vì dễ tiếp cận và dễ sử dụng. Ngược lại, PTKT chỉ
mới phát triển nhưng cũng nhanh chóng trở thành một cơng cụ quan trọng trong
phân tích các thị trường tài chính và hàng hóa trên thế giới.
Sự hình thành của trường phái PTKT được bắt nguồn từ thị trường chứng
khoán Mỹ bởi sự ra đời của các lý thuyết làm nền tảng như lý thuyết Dow (do
Charles H. Dow nghiên cứu những năm 1900 – 1902 và được phát triển bởi
Hamilton và Robert Rhea để cho ra đời cuốn “Dow Theory”, 1932) và lý thuyết
sóng Elliott (do Ralph Nelson Elliott tìm ra và được Charles J. Collins cơng bố năm
1938). Cả hai lý thuyết trên đều dựa trên việc phân tích thị trường chứng khốn Mỹ
từ đó dẫn đến các nghiên cứu tương tự trong các thị trường chứng khoán ở các nước
khác cũng như ứng dụng cho các loại hàng hóa khác và đều cho thấy tính đúng đắn
của hai lý thuyết này.
Hiện nay, việc ứng dụng các lý thuyết này trong phân tích chứng khốn được
phát triển mạnh mẽ bởi sự hỗ trợ của công nghệ thơng tin. Các phần mềm phân tích


4

ngày càng hữu hiệu trong việc phân tích để đưa ra các kết quả dự báo ngày càng

nhanh hơn và chính xác hơn.
1.1.4. Lý do hình thành đề tài
Tại Việt Nam, PTKT đã được sử dụng trong thời gian gần đây phân tích trên
một số thị trường như vàng, chứng khốn… trong đó chủ yếu sử dụng các mẫu hình
sóng thuộc các nguyên tắc của lý thuyết sóng Elliott. Tuy nhiên, vẫn chưa có một
nghiên cứu chính thức nào để làm căn cứ khoa học cho việc ứng dụng này. Trên cơ
sở đó, đề tài “Nghiên cứu kiểm định lý thuyết sóng Elliott trong thị trường
chứng khốn Việt Nam” được hình thành.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát sự xuất hiện các dạng sóng của 2 chỉ số VN-Index, HNX-Index và
của các mã chứng khoán trên thị trường niêm yết của Việt Nam và so sánh các dạng
này với các mẫu hình sóng của Elliott.
- Xác định tần suất xuất hiện có ý nghĩa của các dạng sóng đã được khảo sát ở
trên.
- Xác định lợi tức của Zero-investment portfolio khi sử dụng sóng Elliott trong
việc ra quyết định mua bán các chứng khoán.
- Đưa ra một số ý kiến kiến nghị cho các nhà phân tích kỹ thuật khi áp dụng lý
thuyết sóng Elliott trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này là một nghiên cứu định lượng với các giá trị cần xác định sau:
- Tần suất xuất hiện có ý nghĩa của các dạng sóng.
- Xác định lợi tức của danh mục đầu tư sử dụng sóng Elliott làm nguyên tắc
giao dịch.
1.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình trong hình 1.1. với các bước chính
như sau:
- Xác định mục tiêu nghiên cứu


5


- Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
- Đề xuất mơ hình nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu.
- Phân tích và bàn luận kết quả
- Kết luận và kiến nghị.
Nguồn

dữ

liệu:

tồn

bộ

dữ

liệu

của

2

chỉ

số

VN-index,


HNX-index và dữ liệu giá của 30 cơng ty trong SSI30 sẽ được thu thập từ website
của 3 công ty chứng khốn là Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Sài Gịn
(www.ssi.com.vn), Cơng ty Cổ phần Chứng Khốn Bảo Việt (www.bvcs.com.vn)
và Cơng ty Cổ phần Chứng Khốn Đệ Nhất (www.fcs.com.vn). Dữ liệu sau khi thu
thập sẽ được so sánh và hiệu chỉnh để thống nhất thành một bộ dữ liệu hồn chỉnh.
Xác định mục tiêu
nghiên cứu

Hiệu chỉnh
mơ hình

Tổng quan tài liệu
lý thuyết và các
nghiên cứu trước

Thu thập dữ liệu
chính thức

Đề xuất mơ hình
nghiên cứu

Thực hiện chạy mơ
hình chính thức

Thu thập dữ liệu
sơ bộ

Phân tích kết quả
và bàn luận


Thực hiện
chạy mơ hình thử

Kiến nghị và
kết luận

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu


6

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: bao gồm hai chỉ số chính đại diện cho thị trường chứng
khốn Việt Nam là VN-Index; HNX-Index và 30 mã chứng khốn nằm trong SSI30
tính từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch đến ngày 31/12/2009. Thơng tin về 30 mã
chứng khốn trong SSI30 được trình bày trong bảng 1.1.
SSI30 là tập hợp 30 mã chứng khốn của 30 cơng ty có mức vốn hóa lớn
nhất trong thị trường chứng khoán niêm yết Việt Nam. Các công ty này đại diện cho
các ngành sau: Tài chính, Nguyên liệu cơ bản, Hàng tiêu dùng, Dầu khí, Cơng
nghiệp, Cơng nghệ, Y tế, Dịch vụ tiện ích và Dịch vụ tiêu dùng.
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp nhà phân tích trên thị trường
chứng khốn Việt Nam có thêm cơ sở khoa học trong việc ứng dụng các nguyên tắc
kỹ thuật từ đó đưa ra các dự báo nhanh hơn, chính xác hơn. Đối với các nhà đầu tư
ngắn hạn (lướt sóng) trên thị trường chứng khốn, kết quả của nghiên cứu này giúp
cho họ xác định được khả năng xuất hiện của dạng sóng và giá mục tiêu trong các
đợt sóng. Cịn đối với nhà đầu tư dài hạn, kết quả của nghiên cứu chỉ ra xu hướng
giá trung hạn và dài hạn làm cở sở đầu tư cho các nhà đầu tư. Kết quả của nghiên
cứu sẽ giúp trả lời câu hỏi “Nhà đầu tư trên thị trường có thật sự tạo ra lợi nhuận

nếu dựa vào những chỉ báo sóng của lý thuyết sóng Elliott?”
Hơn nữa, nghiên cứu cũng đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo về trường
phái phân tích kỹ thuật tại Việt Nam, góp một phần vào cơ sở lý luận cho các
nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.


7

Bảng 1.1. Thơng tin của 30 mã chứng khốn trong SSI30 tính đến 31/12/2009

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – CTCP Chứng khốn Sài Gịn.


8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT – ELLIOTT’S WAVE THEORY (EWT)
2.1.1. Khái niệm về lý thuyết sóng Elliott [2], [3], [11]
Năm 1938, một cơng trình nghiên cứu lần đầu tiên được cơng bố có tựa đề
“Ngun tắc sóng – The Wave Principle” liên quan đến những gì được biết đến như
là ngun tắc sóng Elliott. Cơng trình nghiên cứu do Charles J.Collins cơng bố và
dựa trên tác phẩm ban đầu của người tìm ra nguyên tắc sóng, Ralp Nelson Elliott.
Năm 1946, Elliott viết tác phẩm cuối cùng của mình dựa trên ngun tắc sóng “Luật
của tự nhiên – Bí quyết của vạn vật” (Nature’s Law – The secret of the Universe).
Lý thuyết sóng Elliott mơ hình hóa những biến động trong tâm lý của nhà
đầu tư thành những biểu đồ sóng. Elliott cho rằng sự chuyển biến tâm lý của một số
lớn nhà đầu tư từ trạng thái lạc quan sang bi quan và ngược lại tạo ra hành động giá
của thị trường theo những xu hướng tăng giảm với những thời đoạn khác nhau.
Trong giai đoạn mà nhà đầu tư lạc quan, hứng khởi thì đó là giai đoạn giá chứng
khốn tăng. Khi tâm lý lạc quan bị thay thế bằng sự bi quan, thờ ơ thì thị trường rơi

vào giai đoạn giảm, cứ như thế tạo thành những giai đoạn tăng giảm mang tính quy
luật. Những quy luật đó được Elliott phát hiện và trở thành lý thuyết sóng Elliott
ngày nay.
Sự ra đời và được sự cơng nhận của lý thuyết sóng Elliott giúp cho các nhà
phân tích nhìn nhận được sự biến động của giá chứng khốn là có quy luật, hay nói
khác đi, lý thuyết sóng Elliott giúp cho các nhà phân tích xác định được xu hướng
giá chứng khốn theo những mơ hình khái qt với những tỷ lệ nhất định của các
yếu tố trong mơ hình.
2.1.2. Sự khác biệt giữa lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Dow [9], [12]
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời và cũng là phương pháp được biết đến
nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khốn. Các
ngun tắc chính của lý thuyết Dow:
a. Giá phản ánh tất cả hành động thị trường: những sự thay đổi trong mức giá
đóng cửa hàng ngày phản ánh một cách tổng hợp hành động của tất cả những người


9

tham gia vào TTCK bao gồm tất cả những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư
tiềm năng.
b. Thị trường có 3 sự dịch chuyển là sự dịch chuyển chính, những phản ứng
thứ cấp và những sự dịch chuyển nhỏ.
c. Danh mục phải được xác nhận (hai danh mục củng cố lẫn nhau): một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất của lý thuyết Dow là sự dịch chuyển của hai chỉ
số bình qn ngành cơng nghiệp (Industrial) và chỉ số ngành giao thông vận tải
(Transportation) phải cũng cố lẫn nhau. Một sự thay đổi của cả hai chỉ số mới xác
lập nên một xu hướng mới. Nếu chỉ có một trong hai chỉ số thay đổi thì xu hướng cũ
vẫn được giữ vững.
Như vậy là, mục đích của lý thuyết Dow tương tự như mục đích của lý
thuyết sóng Elliott là cùng xác định và dự đốn xu hướng dịch chuyển cơ bản của

thị trường. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt giữa 2 lý thuyết này, trong đó, lý
thuyết sóng Elliott là rõ ràng hơn và là sự bổ sung đầy đủ, là một sự hoàn thiện lý
thuyết Dow, cụ thể như sau:
- Lý thuyết Dow không dự báo được thời điểm mà tại đó các xu hướng chính
kết thúc để chuyển sang một xu hướng mới; lý thuyết Dow chỉ xác nhận lại thời
điểm chuyển từ xu hướng này sang xu hướng khác. Điều này được lý thuyết sóng
Elliott giải quyết bằng việc đưa ra tỷ lệ các sóng và tỷ lệ thời gian giúp xác định
thời điểm kết thúc một xu hướng chính để chuyển sang thời kì điều chỉnh.
- Lý thuyết Dow giúp xác nhận những tín hiệu mua và bán nhưng khơng phải
lúc nào cũng theo kịp những sự kiện diễn ra trong thực tế. Khi sự thay đổi xu hướng
đã được xác lập do cả hai chỉ số chính thì nhà đầu tư đã chậm trễ trong việc ra quyết
định đầu tư. Điều này cho thấy lý thuyết Dow mang tính dự báo thấp. Trong khi đó,
những mẫu hình sóng của Elliott được xây dựng mang tính dự báo và giả định được
các khả năng có thể diễn ra bằng cách xây dựng các tỷ lệ các sóng và tỷ lệ thời gian.
2.1.3. Những nguyên lý cơ bản của EWT [9]
Ba yếu tố quan trọng của lý thuyết sóng EWT là mẫu hình, tỷ lệ và thời gian
được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần.


10

2.1.3.1. Mẫu hình
a. Mẫu hình cơ bản nhất của lý thuyết
Hình thức cơ bản nhất của lý thuyết, lý thuyết nói lên rằng thị trường chứng
khốn cho phép nhịp điệu lặp đi lặp lại của năm sóng tiến được theo sau bởi ba sóng
lùi được minh họa bằng hình 2.1.

Hình 2.1. Mẫu hình sóng cơ bản của EWT
Một chu kỳ đầy đủ có 8 sóng gồm 5 sóng tăng và 3 sóng giảm, mỗi sóng đều
được đánh số và ký tự như trong hình. Trong phần tăng của chu kỳ, các sóng W1,

W3 và W5 được gọi là “sóng đẩy” – là những sóng tăng; trong khi đó những sóng
W2 và W4 dịch chuyển ngược chiều xu hướng lên. Sóng W2 và W4 được gọi là
những sóng hiệu chỉnh bởi vì chúng hiệu chỉnh các sóng W1 và W3. Sau 5 sóng
được đánh số tăng đầy đủ thì 3 sóng hiệu chỉnh sẽ bắt đầu. 3 sóng hiệu chỉnh được
xác định bởi các ký tự A, B và C.
b. Mẫu hình các sóng hiệu chỉnh
Các sóng hiệu chỉnh có những mẫu hình khác nhau như Zig – Zag, phẳng và
tam giác.
- Các sóng hiệu chỉnh Zig – Zag
Một sóng hiệu chỉnh Zig – Zag là một mơ hình hiệu chỉnh 3 sóng, ngược lại
với xu hướng chính, chúng tách ra thành chuỗi 5-3-5. Hình 2.2 cho thấy mẫu hình
sóng hiệu chỉnh xuống Zig – Zag trong thị trường giá lên và sóng hiệu chỉnh phục
hồi trong thị trường giá xuống. Chú ý rằng sóng ở giữa B khơng đạt tới điểm bắt
đầu của sóng A và sóng C dịch chuyển hướng đến sự kết thúc của sóng A.


11

Thị trường giá lên

Thị trường giá xuống

Hình 2.2. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh Zig-Zag trong thị trường giá lên và giá
xuống
- Các sóng hiệu chỉnh phẳng
Hình 2.3 thể hiện mẫu hình sóng hiệu chỉnh phẳng là mẫu hình 3-3-5 trong
cả hai thị trường giá lên và thị trường giá xuống, trong đó sóng A và sóng B có 3
sóng, sóng C có 5 sóng và vượt ra khỏi giới hạn của sóng A trước đó để củng cố xu
hướng chính của thị trường.


Thị trường giá lên

Thị trường giá xuống

Hình 2.3. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh phẳng trong thị trường giá lên và giá
xuống


12

- Sóng hiệu chỉnh tam giác
Sóng hiệu chỉnh hình tam giác thường xảy ra trong sóng thứ 4 và thứ tự sự
dịch chuyển cuối cùng hướng về xu hướng chính. Chúng cũng có thể xuất hiện
trong sóng B của sóng hiệu chỉnh A-B-C. Sóng hiệu chỉnh hình tam giác có thể xuất
hiện trong cả thị trường giá lên và thị trường giá xuống. Hình 2.4 thể hiện mẫu hình
sóng hiệu chỉnh tam giác trong cả thị trường giá lên và thị trường giá xuống.

Hình 2.4. Mẫu hình sóng hiệu chỉnh tam giác trong thị trường giá lên và thị
trường giá xuống


13

2.1.3.2. Tỷ lệ
a. Dãy số Fibonacci
Trong EWT, những tỷ lệ của các sóng được xác định dựa vào dãy số
Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, … đến vơ cực. Dãy số này có các
thuộc tính sau:
- Tổng của hai số liền kề bất kỳ bằng số cao hơn kế tiếp
- Sau 4 số đầu tiên, tỷ lệ của một số bất kỳ với số lớn hơn kế tiếp gần bằng

0,618 và tỷ lệ của một số bất kỳ với số nhỏ hơn kế tiếp gần bằng 1.618.
- Những tỷ số của những số xen kẽ gần bằng 2.618 hoặc ngược lại 0.382.
b. Tỷ lệ của các sóng
Tỷ lệ giữa các sóng trong EWT là yếu tố quan trọng thứ hai của EWT.
R.N.Eliotte sử dụng dãy số Fibonacci và các tỷ lệ của các số đó để xác định mục
tiêu và độ lớn của các sóng trong EWT. Một số nguyên tắc cơ bản thông thường
được sử dụng trong EWT là:
1. Một trong ba sóng đẩy đơi khi kéo dài. Hai sóng khác là bằng nhau về thời
gian và cường độ. Nếu sóng 5 kéo dài, sóng 1 và sóng 3 sẽ gần bằng nhau.
Nếu sóng 3 kéo dài, sóng 1 và sóng 5 quay về trạng thái cân bằng.
2. Mục tiêu tối thiểu đối với đỉnh của sóng 3 có thể có được bằng cách nhân
chiều dài của sóng 1 với 1.618 và cộng số đó với đáy của sóng 2.
3. Đỉnh của sóng 5 có thể xấp xỉ bằng cách nhân sóng 1 với 3.236 (2 x 1.618)
và cộng giá trị đó với đỉnh hoặc đáy của sóng 1 cho những mục tiêu tối đa
và tối thiểu.
4. Sóng 1 và sóng 3 gần bằng nhau và sóng 5 được mong đợi sẽ kéo dài, một
mức giá mục tiêu có thể đạt được bằng cách đo lường khoảng cách từ đáy
của sóng 1 đến đỉnh của sóng 3, nhân với 1.618 và cộng kết quả đó với đáy
của sóng 4.
5. Đối với những sóng hiệu chỉnh, một sóng hiệu chỉnh Zig – Zag 5-3-5 thơng
thường, sóng C thường gần bằng chiều dài của sóng A.


14

6. Một cách khác để đo lường chiều dài hợp lý của sóng C là chiều dài của
sóng A trừ kết quả từ việc nhân 0.618 với chiều dài của sóng a.
7. Trong trường hợp của một sóng hiệu chỉnh phẳng 3-3-5, sóng B đạt được
hoặc vượt quá đỉnh của sóng A, sóng C sẽ gần bằng 1.618 chiều dài của
sóng A.

8. Trong một tam giác đối xứng, mỗi sóng liền kề có liên quan đến sóng trước
đó bằng khoảng 0.618.
2.1.3.3. Tỷ lệ về thời gian
Yếu tố tỷ lệ về thời gian là yếu tố ít được quan tâm nhất trong EWT. Những
mục tiêu thời gian có thể tìm thấy bằng cách đếm về phía trước từ những đỉnh và
đáy quan trọng. Trong một đồ thị hàng ngày, các nhà phân tích đếm tiếp những
ngày giao dịch từ một thời điểm diễn ra sự thay đổi quyết định quan trọng với sự
mong đợi mà những đỉnh và đáy trong tương lai sẽ xảy ra vào những ngày
Fibonacci – đó là những ngày giao dịch 13, 21, 34, 55 hoặc 89 trong tương lai. Kỹ
thuật tương tự có thể được sử dụng là hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí đồ thị
hàng năm.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC [4], [5]
2.2.1. Mihir Dash và Anand Patil, 2009, Một nghiên cứu lý thuyết sóng Elliott
trong thị trường chứng khoán Ấn Độ (An exploratory study of Elliott wave
theory in Indian stock markets)
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện phép phân tích dữ liệu giá
đóng cửa của 36 mã chứng khốn và chỉ số NIFTY của thị trường chứng khoán Ấn
Độ từ 01/01/2001 đến 31/12/2008 để kiểm tra các mẫu hình sau:
• Pattern1: mẫu hình 4 ngày, xen kẽ giữa tăng và giảm. Ví dụ “+ - + -” với ‘+’
tượng trưng cho ngày giao dịch tăng, ‘-’ tượng trưng cho ngày giao dịch
giảm.
• Pattern2: mẫu hình 7 ngày, tương đồng với các di chuyển của sóng Elliott,
tức là “+ + - + + - +” với ‘+’ và ‘-’ cũng được giải thích giống như trên.


×