Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI HMÔNG XANH ở MƯỜNG NGÂN, TỈNH XAY NHA BU LY, CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.57 KB, 38 trang )

1

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HMÔNG XANH Ở
MƯỜNG NGÂN, TỈNH XAY NHA BU LY, CHDCND LÀO
2.1. Quá trình làm ra trang phục truyền thống của người Hmông xanh
2.1.1. Nguồn nguyên liệu
Nghề dệt, nhuộm vải
Phụ nữ Hmông xanh dệt vải vào những tháng nông nhàn hay thời kỳ
rảnh rỗi trong một ngày, khung dệt của người Hmông xanh cũng giống như
khung dệt của người Hmông trắng, Hmông hoa chúng đều được hợ lại từ các
bộ phận như thoi dệt, ống chỉ, cần tách sợi, lược nén sợi, hệ thống các go, trục
cuộn và thả sợi, bàn đạp…Động tác phối hợp chủ yếu giữa tay lao thoi, dập
được nén sợi và đạp go tách sợi. Có nhiều loại lược nén sợi tương đương với
từng loại khổ vải cần dệt với loại lược nén sợi từ 200 – 250 sợi thì có thể dệt
khổ vải từ 20 – 30 cm, còn loại 400 sợi thì dệt vải khổ 40 cm. Loại vải khổ
rộng này dùng để may quần áo người lớn.
Nhuộm chàm:
Nhuộm chàm là cơng việc khá tỷ mỉ địi hỏi phải kiên trì và dầy dạn
kinh nghiệm. Chàm thường được trồng vào tháng 1-2, thu hoạch vào tháng 45. Cây chàm được cắt thành từng bó đem về ngâm vào chum, vại, khi lá chàm
nát ngấm thì vớt ra bỏ bã, nước chàm được lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu,
sau đó cho vơi bột vào nước rồi khuấy thật đều, cho nhiều hay ít vơi tuỳ thuộc
vào lượng nước chàm.
Ngồi vơi cịn có tro bếp, tro được đựng trong một cái rổ có lót lá
chuối, đổ nước vào chảy xuống cái chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngày
rồi trộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trên mặt có
mầu nâu nhạt thì gạn đi để lấy phần chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính
là cao chàm. Khi nhuộm vải, lấy cao chàm hòa với nước đun với lá ngải cứu


2


để nguội pha thêm ít nước tro vào rượu rồi khuấy đều. Khi đã pha xong muốn
thử phải lấy tay nhúng vào nước chàm, thấy da có mầu xanh chàm là được.
Người Hmông xanh thường nhuộm chàm vào tháng 4-6, vì thời gian
này trời nắng nhiều vải mau khơ và bắt mầu tốt. Trước khi nhuộm phải ngâm
giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu và khi sử dụng không bị loang
lổ. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặc chân đạp
thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng,
đêm ngâm chàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh
sẫm. Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm
chàm của người Hmơng xanh.
Trong tồn bộ quy trình dệt thì việc làm sợi là mất thời gian nhất và tốn
khá nhiều công sức. Việc phân công lao động trong quá trình tạo nguyên liệu
cho nghề dệt của người Hmông ở mường Ngân diễn ra theo giới tính và lứa
tuổi. Thơng thường, người đàn ơng tham gia làm đất, gieo trồng và thu hoạch
lanh, còn tất cả quá trình tạo sợi đều do những người phụ nữ trong gia đình
đảm nhiệm.
- Tước vỏ lanh:
Sau khi thân cây lanh đã được phơi nắng, phơi sương đủ độ, lanh được
tước lấy vỏ - tiếng Hmông gọi là lêiv mangx. Cơng việc này phải làm xong
trước khi có các đợt gió mùa đơng bắc tràn về nếu khơng lanh sẽ bị khơ sợi,
giảm độ bền, sợi nát, khó nối. Cơng thức tước vỏ lanh áp dụng cho cả lanh bố
và lanh nhỏ được thực hiện như sau:
Vị trí tước vỏ đầu tiên được thực hiện bắt đầu từ giữa thân về phía ngọn.
Sau đó, sợi lại tiếp tục được tước từ giữa thân cây về phía gốc. Theo cơng
thức đó, người phụ nữ Mơng dùng hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái của cả
hai bàn tay vê và lắc nhẹ đoạn giữa thân cây cho dập rồi luồn móng tay cái
của một bàn tay bất kỳ (với những người mới làm thì người ta thường dùng


3


bên bàn tay thuận) luồn vào giữa lớp vỏ và thân cây để tách sợi. Và vẫn với
móng tay ấy, người ta sẽ tước đều theo dọc thân lanh vỏ sau khi tước ra phải
to đều, không bị rách, không bị sơ, chạy đều suốt từ đầu đến cuối là được.
Thơng thường, với một cây lanh, người ta có thể tước được 4 sợi, mỗi sợi sau
đó lại được tước làm 2 – 3 phần cho kết quả cuối cùng là 8 – 12 sợi/cây.
Chiều dài của sợi lanh phụ thuộc vào chiều cao của thân cây lanh cho sợi.
Thời gian tước sợi của mỗi gia đình thường vào khoảng 20 ngày.
- Giã sợi (ntuôs tôx):
Vỏ lanh sau khi tước được gọi là nts được bó thành từng bó đều nhau
cho vào cối giã khoảng nửa giờ cho mềm sẽ dễ nối hơn và không để lại mối
nối. Công đoạn giã sợi thường phải thực hiện từ 4 – 5 ngày.
- Nối sợi:
Nối sợi - tiếng Hmông gọi là sơư ntuôs. Đây là công đoạn chiếm nhiều
thời gian nhất được tiến hành sau đó. Những sợi lanh sau khi đã tước tương
đối đều nhau được nối với nhau một cách rất đặc biệt: Người ta tách đôi một
sợi lanh ở vị trí cách đầu sợi khoảng 10 cm rồi luồn một sợi khác vào giữa,
xoắn lại, sai đó lại tách đôi sợi này và luồn sợi thứ nhất vào. Bằng cách này,
sợi lanh vẫn đều, nuột, không rõ mối nối. Người phụ nữ thường bó sợi lanh
thành từng chùm nhỏ, quấn quanh bụng, sau đó rút lấy từng sợi, từng sợi…
nối lại với nhau, nối được đến đâu người nối lại cuốn vào bàn tay đến đấy
(thường cuốn vào tay chiêu); hoặc người ta cũng có thể cuốn sợi lanh vào một
vòng mây gắn vào một que tre nhỏ. Khi nối sợi, người ta phải tuân thủ nguyên
tắc nối đầu ngọn với đầu ngọn, nối đầu gốc với đầu gốc và các đoạn nối phải
to đều, sợi nào bé thì bổ sung thêm sợi, sợi nào to quá thì phải tước bớt đi để
khi lên vải các thớ sợi mới đều, vải dệt mới phẳng, mịn. Người phụ nữ Mông
thường tranh thủ chắp, nối sợi lanh vào bất kỳ lúc nào đôi tay họ rảnh. Với


4


một cuộn lanh thô bên thắt lưng, trên đường đi nương, đi chợ… thậm chí
ngay cả khi tiếp khách bên bếp lửa, họ cũng luôn tay chắp nối sợi.
- Xe sợi (yuôz ntuôs):
Sau khi xe và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng (yuôz) xe tiếp một
lần nữa. Để khỏi bị đứt, các cuộn sợi này được nhúng vào nước từ 15 đến 20
phút trước khi xe cho mềm, tăng độ dẻo dai.
Cấu tạo guồng xe sợi của người Hmông ở mường Ngân cho phép mỗi lần
xe sợi, người ta sẽ đưa đồng thời được sợi từ 4 cuộn sợi vào 4 con suốt chỉ.
Khi xe sợi, người ta đặt 4 cuộn sợi nằm dàn hàng ngang trên một miếng gỗ
phẳng (hoặc cũng có thể đặt vào thùng hay chậu), cách trục đỡ 1,2 m. Sợi
được đưa lên vắt ngang một thanh tre cao cách mặt đất 1,5 m. Từ đây, sợi
được dẫn thẳng đến suốt cuốn sợi. Người ta sẽ dùng tay cuộn mồi một đoạn
khoảng 50 – 60 cm vào con suốt (đầu mỗi cuộn sợi cuốn vào 1 con suốt). Mỗi
con suốt được cắm vào một lỗ cắm suốt trên giá đỡ trục. Xong những việc đó
là hồn thành cơng đoạn mắc sợi và người ta có thể tiến hành xe sợi.
Người xe sợi ngồi trên một chiếc ghế cao khoảng 50 cm (độ cao này có
thể thay đổi tương ứng với chiều cao của trục đỡ bánh xe và trục đỡ cần đạp).
Hai chân người xe sợi để trên cần đạp - một chân đặt ở phía trong, một chân
đặt ở phía ngồi trục đỡ cần. Hai tay người xe sợi cầm hai đoạn thân cây tre
nhỏ hoặc gỗ trịn (đường kính khoảng 2,5 – 3 cm). Đoạn cây bên tay trái dài
khoảng 20 – 25 cm được luồn xuống dưới tuyến đi của sợi. 4 sợi chạy qua
đoạn cây này được luồn qua 4 kẽ ngón tay của người xe sợi có tác dụng như
một sự phân luồng). Đoạn cây bên tay phải dài ≈ 1,2 m đặt ở trên và ln
được dìm xuống hay thả lỏng cho các đường sợi dâng lên nhịp nhàng theo
từng vịng quay có tác dụng làm cho sợi khi cuốn vào suốt được phân chia
đều đặn ở các vị trí trong - giữa – ngồi của con suốt. Nói cách khác, cả hai
đoạn cây này đều có tác dụng can thiệp vào tuyến đi của sợi (lái sợi) trong lúc



5

vận hành sao cho 4 dịng sợi khơng bị vướng vào nhau làm rối sợi và để sợi
đánh vào suốt được đều theo ý muốn của người xe sợi.
Khi vận hành, hai chân người xe sợi đạp vào cần đạp với nhịp đạp thay
đổi đều đặn giữa hai chân, lúc nhấn mạnh đoạn phía trong, lúc nhấn mạnh
đoạn phía ngồi sẽ làm cho bánh xe chuyển động theo vòng tròn kéo theo sự
chuyển động của suối chỉ. Hai tay người xe sợi luôn luôn can thiệp vào đường
chuyển động của sợi và đôi mắt phải luôn luôn theo dõi sự can thiệp ấy.
Sau khi được xe, sợi đã chuyển từ dạng dẹt và mỏng của vỏ cây sang
dạng tròn và xoắn bện của sợi. Công đoạn xe sợi được tiến hành trong khoảng
5 ngày.
- Thu sợi (Cayr dayr):
Sợi sau khi được xe đã đạt được độ mềm mượt, dẻo dai, tròn, xoắn bện
và bền chắc cần thiết nhưng lúc này sợi mới chỉ được cuốn vào từng suốt nhỏ.
Muốn thực hiện được các công đoạn tiếp sau, người ta phải thu sợi thành
những bó lớn bằng guồng thu sợi (khâuz lis).
Để thu sợi, người ta cho các con suốt sợi được vào một vật chứa (rổ đan,
thùng gỗ, gùi…) đặt ở một góc nhà. Mỗi “mẻ” thu sợi, người ta mắc lên
guồng 10 - 12 con sợi (tương ứng với 10 con suốt sợi). Đầu của các con sợi
này được buộc gắn với 1 thanh chốt chặn bất kỳ. Sau đó, người ta lần sợi mắc
vịng quanh guồng 1 vịng làm mồi rồi mới bắt đầu tiến hành khởi động vòng
guồng từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái tuỳ theo ý muốn của người thu
sợi.
Khi guồng quay đã hoạt động trơn tru, người thu sợi ngồi ở một góc nhà
bất kỳ (trừ góc nhà có đặt vật chứa các con suốt sợi và dùng tay tác động vào
các đầu thanh cuộn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo vòng khởi động
tạo ra một lực đẩy vào thanh cuộn. Lực đẩy này sẽ được truyền đến trục làm
cho trục quay. Để tránh không cho rối sợi, người ta không bao giờ quay nhanh



6

quá và đặc biệt là phải quay đều tay. Mỗi khi sợi bị rối, người ta phải dừng
guồng rồi ra gỡ trước khi tiếp tục cho trục quay. Mỗi khi các con suốt hết sợi,
người ta lại phải ra nối tiếp sợi từ các con suốt khác vào các đầu chỉ từ các
con suốt vừa hết. Vì vậy, để đỡ mệt mỏi khi thực hiện công đoạn này, người ta
thường làm việc theo “ekip” 2 người: một người chuyên quay guồng và một
người chuyên gỡ và nối sợi. Khi mỏi, hai người này có thể đổi vị trí thao tác
cho nhau.
Cơng đoạn thu sợi được tiến hành trong vịng 7 ngày.
Luộc - ủ - giặt sợi:
Cơng đoạn này có tác dụng làm trắng sợi. Để luộc và ủ sợi, người ta cần
phải có tro bếp, tốt nhất là tro lấy từ gỗ thuộc loài “tống quá sủ” (Alnus
nepalensis) - một lồi cây có sức sống tương đối cao mọc gần như thuần loài
hoặc xen kẽ với các loài cây thuộc họ Re (Litsea spp., Lindera spp.), Dẻ
(Castanopsis spp., Fagus spp), Mộc lan (Magnilia spp.), Hồ đào (Plantacarya
spp)… trên nhiều khoảnh đất canh tác bỏ hoang trong vùng sau giai đoạn
trảng cỏ và savan (thường là các loại cây thân thảo 1 năm), nhanh chóng khép
tán, thường vào khoảng 6 – 8 năm đã hình thành rừng non khép tán với chiều
cao trung bình là 5 m.
Những bó sợi sau khi được tước, xe và thu thành từng bó sợi lớn sẽ được
ngâm với nước tro bếp rồi luộc chín cho bong hết vỏ xanh. Mỗi mẻ luộc,
người ta sẽ thực hiện từ 4 – 5 cuộn sợi, thời gian luộc cho mỗi mẻ khoảng 30
– 60 phút thì vớt ra. Thơng thường các gia đình người Mơng chỉ cần luộc một
đêm là hết số sợi. Chỉ gia đình nào đơng con gái, sợi nhiều mới cần thêm một
ngày hôm sau.
Sau mỗi lần luộc sợi, người ta sẽ ủ sợi bằng cách rắc một lớp tro nguội
lên tro bếp cịn nóng ở đáy chảo (lượt rắc dày khoảng 1 – 2 cm). Sau đó,
người ta dùng một mảnh vải lanh hoặc một chiếc váy lanh cũ trải lên trên, đặt



7

các cuộn sợi này vào đó, dùng một tấm vải khác phủ lên sợi, rồi rải thêm một
lớp tro nữa lên trên (với độ dày tương đương với lớp tro ở đáy chảo) để ủ sợi
trong 5 ngày. Sau đó mới mang giặt cho sạch và cho lên guồng thu sợi phơi
khơ. Tiếp theo, sợi cịn được luộc và ủ tro thêm 3 lần nữa, những lần sau chỉ
cần ủ trong một ngày một đêm. Riêng lần luộc sau cùng, người ta cịn cho
thêm một ít sáp ong cho sợi trắng, mịn và dai chắc. Thứ sợi lanh đã được làm
xoăn, trắng và sạch như thế người Hmông gọi là “Xur”.
- Lăn sợi:
Để làm cho sợi mềm, bóng, các đầu nối sợi mỏng ra và phẳng, không lộ
ra các mối nối, người ta còn dùng một dụng cụ để lăn sợi. Đó là một khúc gỗ
trịn làm trục lăn, một phiến đá đẽo phẳng nhẵn hoặc một tấm ván gỗ, chiều
dài khoảng 1 m, chiều rộng khoảng 0,3 m. Người ta đặt sợi lên khúc gỗ tròn,
lấy phiến đá hoặc tấm ván đặt lên trục gỗ rồi đứng trên phiến đá, vịn hai tay
vào tường, chân đẩy lúc sang trái, lúc sang phải làm cho trục gỗ chuyển động
lăn đi lăn lại miết xuống sợi lanh.
- Tháo sợi:
Sau khi lăn xong, sợi được đưa lên giồng thu sợi để tháo cho dễ. Cách
tháo sợi rất đơn giản, người ta đặt đầu sợi vào đáy gùi rồi xoay guồng thu sợi,
tay dỡ sợi thả dần xuống gùi. Khi tháo sợi, không cho trẻ em tới gần vì nếu
chúng nghịch sẽ làm rối sợi.
- Xếp sợi:
+ Xếp sợi dọc:
Sau khi tháo sợi xong là đến công đoạn xếp sợi dọc thành các con chỉ
dệt. Mỗi con chỉ gồm có 10 hoặc 12 sợi. Người ta đổ 10 hoặc 12 ống sợi từ
gùi ra, luồn sợi qua các lỗ đục trên một thanh tre ngang đóng vào cọc tre. Xếp
sợi địi hỏi phải có 2 người: Một người dùng tay túm các sợi lanh thành con

sợi lần lượt đi từ đầu này đến đầu kia để ghim con sợi vào các cọc gỗ đóng


8

trên sàn, một người trông coi cho sợi không bị rối. Đặc biệt, người Mơng cịn
có một cách làm hết sức sáng tạo là rắc cát khô lên trên đống sợi để khi kéo
sợi không bị rối.
2.1.2. Dệt vải và kỹ thuật cắt may
Trước khi nhuộm phải ngâm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt
màu và khi sử dụng không bị loang lỗ. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong
nước chàm, dùng tay hoặc chân đạp cho thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn
phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêm ngâm chàm) nhằm tạo ra sản
phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm. Đây cũng là công đoạn cuối
cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của người Mông Xanh. Khi đã
nhuộm được màu chàm ưng ý, họ nhúng vải vào nước sôi, sáp ong tan ra sẽ
hiện lên các hoa văn có màu xanh nhạt trên nền chàm truyền thống.
Công cụ dệt vải truyền thống của người Hmông xanh là chiếc khung
dệt (ndêx ntus). Đây là loại khung dệt dùng dây buộc lưng hay gọi một cách
khác dễ hiểu hơn là khung dệt dùng thân người (kết hợp với dây đai) để căng
sợi dọc. Chiếc khung này của người Hmơng ở mường Ngân chỉ có hai chân.
Vì vậy, để cho khung có thể đứng được trong q trình vận hành, người ta
phải buộc gắn nó vào một điểm tựa chắc chắn (vách tường nhà hoặc cột gỗ).
Khung dệt được làm chủ yếu từ gỗ pơ mu, gỗ dổi hoặc gỗ kháo. Những loại
gỗ này xưa nay được người ta tìm trong rừng già, trên những sườn núi dốc
trong rừng để làm khung dệt, người ta không cần phải chặt cả cây gỗ mà chỉ
cần lấy những đoạn cây có thể đáp ứng được về chất liệu, kiểu dáng và kích
thước của khung dệt là được. Vì thế, người ta có thể thu nhặt những đoạn
ngọn cây hay cành cây to của những thân cây được người khác mang về làm
nhà là được. Ngồi ra, người ta cũng có thể lấy gỗ làm khung dệt từ những

thân cây đổ vì việc làm chiếc khung dệt khơng cần kiêng kỵ gì; trong khi đó,


9

gỗ từ các thân cây đổ (nếu chưa mục) lại có ưu điểm là dễ lấy, khơng cần chặt
hạ.
Nếu như dệt vải là cơng việc của phụ nữ thì việc chế tác các công cụ
dệt lại là công việc của đàn ông. Để chọn gỗ làm khung, người đàn ông Mông
thường tranh thủ vào rừng những lúc nông nhàn. Mỗi lần vào rừng, người ta
thường kết hợp nhiều mục đích, khơng chỉ là việc tìm thú để săn mà cịn có
thể tìm các loại thảo mộc thiên nhiên, các mảnh đất canh tác, lựa chọn và
đánh dấu sở hữu cây làm nhà, và dĩ nhiên với những người đàn ông biết làm
khung dệt người ta còn kết hợp cả việc tìm gỗ làm khung.
Tuy chế tác cơng cụ dệt là việc của nam giới, nhưng trên thực tế không
phải người đàn ông Hmông nào cũng biết làm khung dệt. Qua khảo sát thực
địa ở làng mường Ngân, số người biết làm khung dệt nói riêng, gia cơng các
đồ mộc nói chung không nhiều. Trước đây, cứ khoảng 4 – 5 gia đình mới có
người biết làm khung dệt. Để có được khung dệt, những gia đình mà những
người đàn ơng không thể tự làm được khung dệt phải “mua” khung dệt từ
những người biết làm. Việc “mua – bán” diễn ra trong cộng đồng khi ấy
thường với hình thức trao đổi vật ngang giá. Theo đó, “giá” của mỗi chiếc
khung dệt tương đương với một con lợn giống (≈ 15 kg).
Những người biết làm khung dệt do còn phải thực hiện “chức năng”
chế tác ra những chiếc khung dệt cho cộng đồng nên họ cũng thường có sự
chuẩn bị trước. Mỗi khi đi rừng, gặp được những đoạn gỗ phù hợp, người ta
sẽ bổ và đẽo gọt cho thành hình từ trong rừng rồi vác về nhà, bảo quản trên
gác bếp. Khi nào có người đến hỏi làm khung dệt thì người ta mới mang
xuống gọt nhẵn, đục mộng, chế tác các chi tiết nhỏ đi kèm rồi mới lắp ráp
thành chiếc khung dệt hồn chỉnh.

Bộ cơng cụ làm nghề mộc nói chung, chế tác khung dệt nói riêng của
người Mơng ở Mường Ngân gồm có: cưa, đục (trxâux) và dao (txaz).


10

Kỹ thuật dệt
2.1.3. Nghệ thuật trang trí trên trang phục
Trong cách trang trí hoa văn trên trang phục người Hmơng xanh dùng cả
ba kỹ thuật: thêu, ghép vải và in sáp ong. Quần nam khơng trang trí hoa văn,
áo nam và nữ đều trang trí như nhau. Bộ phận được trang trí chủ yếu là ở tay
áo với các kỹ thuật thêu và ghép vải. Viền cổ, nẹp áo và thắt lưng thường
được trang trí bằng hoa văn thêu. Váy được trang trí bằng cả ba kỹ thuật thêu,
ghép vải và in sáp ong.
In sáp ong
- Bộ công cụ in sáp ong
Bộ công cụ để in sáp ong của người Hmơng xanh hiện nay gồm có chảo
đun sáp ong (jav) và các loại bút (Đar), ngòi được làm bằng đồng nên được
gọi là bút ngòi đồng (Đar sưr taz) Xét về kích thước, bút có 2 loại: to và nhỏ.
Xét về cấu tạo ngịi bút, bút cũng có 2 loại: loại 1 khoang bụng gọi là Đar
nrơư; và loại 2 khoang bụng gọi là Đar changz zsangz. Đặc điểm của mỗi loại
công cụ như sau:
+ Chảo đun sáp ong: là loại chảo rán cỡ nhỏ được mua ở chợ, thường
được làm bằng gang hoặc hợp kim nhơm. Kích thước của chảo thường cao 4
cm; đường kính 20 cm. Khi đun sáp ong, người ta dùng chảo này đặt trên bếp
nấu cơm của gia đình (trái nhà bên phải) để đun.
+ Bút: gồm có 2 bộ phận chính là quản bút (đar) và ngòi bút (sưr).
Quản bút giống nhau ở cả hai loại cấu tạo bởi chúng đều được làm bằng
tre (siôngz); dài 12 – 13 cm (loại nhỏ) và 16 – 17 cm (loại to); rộng 0,7 cm
(loại nhỏ) và 1 cm (loại to); dày 1 mm (loại nhỏ) và 2 mm (loại to). Quản bút

là nơi người nghệ nhân tạo hình dùng tay cầm vào đó để thực hiện thao tác.
Nhìn chung, quản bút in sáp ong của người Hmơng khơng có gì đặc biệt. Điều
đặc biệt và làm nên tác dụng chính của bút là ở ngịi bút.


11

Ngịi bút in sáp ong của người Hmơng xanh được làm bằng đồng. Gồm
có 4 loại khác nhau là: - loại nhỏ 1 khoang bụng; - loại to 1 khoang bụng; loại nhỏ 2 khoang bụng; - loại to 2 khoang bụng.
Về cấu tạo, loại bút 1 khoang bụng được ghép bởi 2 lá đồng có dạng hình
thang chéo, phình to ở bụng bút và hẹp về phía rìa cạnh lưỡi và giáp quản.
Phần giáp quản được cố định với quản bút bởi đai và chốt giữ (cũng đều được
làm bằng đồng). Trong khoang bụng là một khoảng trống – đó chính là buồng
chứa sáp ong. Loại bút 2 khoang bụng thoạt nhìn bề ngồi cũng có cấu tạo
như trên, chỉ khác là bên trong có thêm một lá đồng ngăn giữa khiến cho
khoang bụng được chia thành 2 ngăn.
Về kích thước, rìa cạnh lưỡi dài 2,5 cm (loại to) và 1,7 cm (loại nhỏ). Do
ngịi bút có dạng hình thang chéo nên 2 đường chéo có chiều cao khác nhau.
Trong đó, chiều cao cạnh chéo dài - Cạnh phía ngồi, phía đầu bút là 1,5 cm
(loại to) và 11 cm (loại nhỏ). Chiều cao cạnh chéo ngắn - cạnh phía trong, gần
với quản bút là 1 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Hai đỉnh trên của hai cạnh
chéo cách nhau 1,5 cm (loại to) và 0,8 cm (loại nhỏ). Đai ơm ngịi bút với
quản bút dài bằng chiều dài cạnh đỉnh trên của hai cạnh chéo. Chiều cao của
đai là 0,6 cm (loại to) và 0,3 cm (loại nhỏ). Để tăng thêm độ chắc chắn cho
ngòi bút khơng bị tuột ra khỏi thân bút, ở chính giữa đai ơm ngịi bút, người ta
đặt thêm 01 chốt giữ bằng cách khoan 1 lỗ xuyên qua cả ngòi - đầu quản và
đai ôm, lồng 1 lá đồng nhỏ qua rồi bẻ gập 2 đầu của chốt giữ sang 2 bên là
được.
Mỗi khi vẽ, người nghệ nhân tạo hình chấm bút này vào chảo sáp nóng
chảy, sáp ong sẽ tràn vào buồng này. Khi nhấc bút lên, sáp người ta cầm ở tư

thế cho cạnh lưỡi nằm song song với bề mặt mặt đất để sáp ong không chảy
ra. Khi in, người ta nghiêng dần ngòi bút cho sáp ong chảy ra. Khi mới in,
người ta nghiêng ít. Độ nghiêng cứ lớn dần tỷ lệ thuận với lượng sáp ong đã


12

chảy ra khỏi buồng chứa cho đến khi sáp chảy hết hoặc lượng sáp khơng cịn
đủ để thể hiện hoa văn theo ý đồ người tạo hình thì người ta mới lại chấm
tiếp.
Cũng theo kết quả khảo sát của chúng tơi, ở mường Ngân hiện nay chỉ
cịn 04 người cịn có thể in được sáp ong. Trong đó, có 02 nghệ nhân cao tuổi
là Thào Thị Sung (1960, đội III) và Sùng Thị Sao (1963, đội I). Ngồi ra, cịn
có 01 phụ nữ trẻ là Vàng Thị Mảo (1981, con của nghệ nhân Thào Thị Sung)
và 01 thiếu nữ là Vàng Thị Me (1985, đội I). Cả 04 người này đều khẳng định
từ lâu nay, người Hmông ở xanh đều chỉ in sáp ong trên mấy loại bút kể trên,
kể cả in hoa, in chấm nhỏ, in đường xoáy, in đường kẻ, đường riềm…
Trên thực tế, nghệ thuật batit (in sáp ong) của người Mơng cịn có 02 loại
bút nữa là bút chun in các đường xốy (ngịi được tạo sẵn hình xốy) và bút
chun in các chấm nhỏ (ngịi là những que sắt nhỏ trông như chiếc bàn chải).
Nhưng có lẽ bởi những nguyên nhân nào đó mà 02 loại bút này và kỹ thuật sử
dụng nó đã bị thất truyền đối với người Hmông nơi đây.
- Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong
In sáp ong, tiếng Hmông gọi là nthu taz. Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp
ong là nhúng bút vào sáp ong (chaz mur) nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các hoạ
tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải. Sau đó, người phụ nữ Mông
đem tấm vải đã được vẽ sáp ong đi nhuộm chàm 15 - 18 lần cho đến khi
miếng vải có được mầu như ý muốn. Những chỗ đã vẽ sáp ong thì nước chàm
sẽ khơng thấm vào. Giặt xong, người ta cứ để thế phơi khô. Khi vải đã khô,
người ta nhúng vào nước sôi làm cho sáp ong bám trên nền vải tan ra để lại

những hoạ tiết trắng trên nền vải tối.
Kỹ thuật thêu
Thêu, tiếng Hmông xanh gọi là xơưs. Trang phục của người phụ nữ
Hmông không chỉ đẹp ở kỹ thuật cắt may mà còn rất dễ gây ấn tượng qua các


13

mơ típ trang trí và màu sắc hoa văn. Những người phụ nữ Hmông xanh thực
sự là những nghệ nhân của nghệ thuật tạo hình trên vải. Họ thêu hoa văn
không cần mẫu. Chỉ dùng để thêu thường là sợi tơ tằm to, vừa bền sợi, vừa
bền màu. Đặc biệt, sắc màu óng luột của tơ tằm sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa
văn, làm cho hoa văn càng thêm mượt mà. Người phụ nữ Hmơng có cái nhìn
khái qt, giàu óc tưởng tượng, hồn tồn dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn.
Hầu như ai cũng thuộc sẵn mẫu hoa văn mà mình thích. Họ khơng cần phải
nhìn vào mẫu mà vẫn thêu được những hoạ tiết đẹp. Trước khi thêu, họ phải
tính tốn tỉ mỉ, đếm từng sợi chỉ, nhớ từng kích thước từng hoạ tiết trang trí
trong tồn bộ mảng hoa văn. Vì vậy, ngay từ khâu dệt, người phụ nữ đã dệt
tấm vải nền theo một kỹ thuật sao cho các sợi vải khơng q xít với nhau,
giành ra những khoảng cách nhỏ li ti tạo điều kiện thuận lợi cho việc đếm sợi,
bố cục các hoạ tiết khi thêu. Một số khăn đội đầu của phụ nữ Hmơng xanh
cịn được làm bằng loại vải lanh trắng dệt kẻ ơ vng bằng các sợi tím hoặc
đỏ sẫm. Kỹ thuật thêu đột càng phức tạp hơn vì người ta thêu ở mặt trái của
vải nhưng các hình mẫu của sản phẩm lại nổi lên ở mặt phải, địi hỏi người
phụ nữ phải thật kiên trì, cẩn thận vì nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ, nhầm một
mũi kim, tính sai một sợi vải là đã khiến cho mũi thêu bị sai lệch.
Kỹ thuật ghép vải
Kỹ thuật ghép vải tạo hoa văn cũng được người phụ nữ Hmông xanh sử
dụng để tạo thành các băng dải, các khoang vải màu khác nhau ở cổ áo, ống
tay, nẹp ngực và cả khoang dài gẫu váy, vuông vải che váy (tạp dề). Kỹ thuật

ghép vải không chỉ tạo ra các khoang mảng màu mà còn tạo ra các đường nét
hoa văn. Trên hình chữ nhật ở cổ áo của người Hmông xanh ở mờng Ngân đã
xuất hiện nhiều kiểu hoa văn hình học bằng kỹ thuật ghép vải. Các đường nét
hoa văn nhỏ, phức tạp ở yếm, cổ tay áo cũng đều là vải ghép. Vải ghép khá tỉ
mỉ, thường là có gam màu nóng hoặc vải trắng làm riềm nhỏ bao bọc cho các


14

hoạ tiết hoăc tự tạo thành một mơ típ hoa văn riêng biệt. Người phụ nữ
Hmông xanh mường Ngân sử dụng một miếng vải đỏ vàng có tiết diện nhỏ từ
0,5 – 1 cm được viền xung quanh ghép vào vải nền tạo thành các hình xếp
nếp hoặc các đường viền của hoạ tiết chính.
Ngồi ra, trong các kỹ thuật tạo hoa văn của người Hmơng cịn phải kể
đến biện pháp kỹ thuật ghép các hạt cườm nhựa, bạc… lên trang phục. Ở mũ
áo của những đứa trẻ cầu tự, trên lưng áo của một số người già còn xuất hiện
hình thức ghép gắn những đồng bạc trắng, đồng xu nhỏ, hạt cườm… tạo cho
những chiếc mũ, chiếc áo này có vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ nhưng mang đầy tính
biểu tượng.
Các biện pháp in sáp ong, thêu chỉ màu, ghép vải màu, ghép gắn hạt
cườm nhựa, bạc… lại được khéo léo kết hợp với nhau tạo ra sự phong phú về
hoa văn khiến cho mơ típ tuy khơng nhiều nhưng được kết hợp bằng nhiều
kiểu sẽ sinh ra nhiều mơ típ khác. Đồng thời với các khổ vải ghép đậm, bên
cạnh những đường thêu thanh mảnh tạo cảm giác hoa văn luôn biến đổi liên
tục. Kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cịn góp phần tạo hiệu quả về màu
sắc. Màu xanh lơ nhạt của vải in sáp ong trở thành màu trung gian, dung hoà
với các màu đậm cảu vải ghép chỉ thêu. Nhờ vậy mà màu sắc, đường nét mơ
típ của hoa văn có sự chuyển động khá phong phú, vui mắt.
* Các kỹ thuật trang trí, tạo hoa văn trên vải đã làm cho tấm vải khơng
chỉ sống động về màu sắc, mơ típ hoa văn mà cũng trở lên phong phú về kỹ

thuật tạo hình, phản ánh trình độ tác nghiệp của người phụ nữ. Với các kỹ
thuật trên, người phụ nữ Hmông không chỉ thành thục trong việc thể hiện các
hoạ tiết dưới dạng đường thẳng mà còn thành thục trong việc bố cục một cách
uyển chuyển, nhịp nhàng, thanh thoát các đồ án hoa văn hình trịn, đường
cong, hình xốy trơn ốc hay biến thể của nó là 2 hình xốy trơn ốc được bố trí


15

đối xứng tạo thành hình móc hoặc bố trí trục quay thành hình chữ S làm cho
bố cục của mỗi mảng hoa văn trở nên hài hoà và tránh được sự đơn điệu.
2.2. Phân loại trang phục
2.2.1. Bộ nam phục
2.2.1.1. Thường phục
Bộ thường phục của nam giới người Hmông xanh ở Mường Ngân gồm
có: khăn đội đầu, áo ngắn dài tay, áo khoác cộc tay, quần, dây lưng và dép.
- Khăn đội đầu: tiếng Mông gọi là fuav: là một mảnh vải lanh nhuộm
chàm có tiết diện: dài 1,5 – 2,5 m, rộng khoảng 30 – 40 cm, không trang trí
hoa văn, gấp làm tư và quấn quanh đầu theo chiều quấn từ trái qua phải. Tuy
nhiên, ngày nay, nam giới người Hmông xanh không dùng khăn đội đầu trong
những ngày thường mà chỉ dùng trong những dịp đại sự hay hội hè.
- Áo: tiếng Hmông gọi là yao. Áo thường phục của nam giới người
Hmông xanh ở Mường Ngân có 2 loại là áo ngắn dài tay và áo khốc cộc tay.
+ Áo ngắn dài tay: tiếng Mơng gọi là yao tês zơưs. Đây là loại áo ngắn
nhuộm chàm mầu đen sẫm, dài tay, có viền vải xanh ở cổ tay, xẻ nách, khơng
có cổ, có khuy cài bên cạnh sườn. Áo khơng có trang trí hoa văn. Ở mặt trong
của áo, người ta may thêm một chiếc túi nhỏ với tiết diện ≈ 8 x 10 cm để
người mặc cất tiền hay những vật nhỏ gọn. Vị trí may túi là ở thân trước phía
bên trái, ngang tầm giữa ngực và bụng người mặc.
+ Áo khoác cộc tay: tiếng Mông gọi là yao khuôv. Chiếc áo này giống

với chiếc áo khốc nữ đã mơ tả ở phần trên. Ngày thường, nam giới người
Mơng ở Mường Ngân ít mặc mà chủ yếu mặc vào mùa đông giá rét, mặc đi
chơi và mặc vào những dịp đại sự, hội hè.
- Quần: tiếng Hmông xanh gọi là tris. Quần của nam giới người Hmông
xanh ở mường Ngân là loại quần may kiểu chân què, cạp rộng kiểu lá toạ,
đũng thấp và được may bằng vải lanh nhuộm chàm sẫm nên có mầu đen (đen


16

chàm). Do cạp rộng nên khi mặc được co lại cho vừa với kích cỡ vịng eo của
người mặc, phần thừa được giắt sang một bên rồi dùng dây lưng thắt lại cho
chặt.
- Dây lưng: tiếng Hmông xanh gọi là hlangz tris dùng để thắt cạp quần.
Nam giới người Hmông xanh trước kia dùng một dải vải lanh nhỏ mầu đen
chàm, có tua ở hai đầu như dây lưng loại mặc hàng ngày của phụ nữ. Nhưng
hiện nay họ hầu như không dùng loại dây lưng này nữa mà dùng dây lưng
bằng da hoặc giả da mua ở chợ.
- Dép: tiếng Hmông xanh gọi là khâu. Dép của nam giới người Hmông
xanh ở mường Ngân cũng giống như dép của nữ giới đã mô tả ở phần trên.
2.2.1.2. Lễ phục
- Lễ phục mặc trong ngày cưới:
Trong ngày cưới, chú rể người Hmông xanh mặc giống như ngày
thường, những là quần áo mới và bắt buộc phải mặc thêm áo khoác ra bên
ngoài áo ngắn dài tay. Đầu cuốn khăn 2 lớp: lớp khăn bên trong bằng vải lanh
trắng; lớp khăn bên ngoài bằng vải lanh nhuộm chàm đen giống khăn của cô
dâu nhưng vành khăn nhỏ hơn, tay cầm khăn mặt. Phù rể ăn mặc giống chú
rể.
Cũng giống như chú rể, chủ hôn (là đàn ông) và bố chú rể cũng mặc
giống như ngày thường nhưng phải là quần áo mới và khốc thêm áo khốc

cộc tay ra bên ngồi áo ngắn dài tay. Riêng ông chủ hôn nhà trai cịn phải
mang theo một cái ơ có buộc khăn, trước kia là buộc vải lanh trắng, hiện nay
buộc khăn tổ ong tượng trưng cho người con dâu (ý là răn dạy người con dâu
sau này sẽ phải chăm chỉ dệt may quần, váy, áo cho chồng và gia đình nhà
chồng) và một cái điếu cày tượng trưng cho người con trai (vì con trai sau này
sẽ trở thành chủ gia đình và thường phải tiếp khách). Nếu cơ dâu trong ngày
cưới là gái tân (chưa lấy chồng lần nào) hoặc đã bỏ chồng thì trong lễ hỏi, ơng


17

mối nhà trai phải hỏi có cần phải mang ơ không. Trường hợp cô dâu trong
ngày cưới là người đã từng có chồng và chồng trước đã mất (cơ dâu đi tái giá)
thì chủ hơn khơng cần phải mang ơ theo. Ngồi ra, chiếc ơ cịn phải là vật làm
tin. Trong lễ ăn hỏi và đám cưới nếu giữa hai họ nhà trai và nhà gái đi đến sự
thống nhất, ông chủ hôn nhà gái sẽ nhận chiếc ô do chủ hôn nhà trai trao cho
và treo ở bên vách gian giữa phía bàn thờ tổ tiên, gần bên bếp lị; cịn nếu
khơng đồng ý thì sẽ treo ở phía đối diện. Khi về đến nhà trai, chiếc ô lại tiếp
tục đợc treo như vật ở nhà chú rể cho đến khi tổ chức xong đám cưới những là
gần bên bếp khách.
- Lễ phục mặc trong đám tang (mặc cho người chết):
Khi người đàn ông chết, ông ta vẫn được mặc áo ngắn dài tay ở bên
trong, quần, dây lưng như ngày thường nhưng bên ngoài phải mặc áo nữ dài
tay (loại áo có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong; tạp dề đen; chân quấn vải
lanh trắng (dài một sải rưỡi), đi giày may bằng vải lanh, đế giày được lót bằng
mo cau giống như hình cái thuyền, trên đầu có trang trí và thêm biểu tượng
mào gà. Mặt có thể đắp khăn đen, đỏ hoặc trắng hoặc khơng đắp tuỳ từng
dịng họ; đầu gối khăn gối đầu.
Theo quan niệm về kiếp luân hồi của người Mông, khi người đàn ông
chết sẽ lại trở thành đàn bà; ngược lại đàn bà sau khi chết lại trở thành đàn

ông nên đàn ông lúc chết phải mặc áo, tạp dề của đàn bà. Theo sự giải thích
của cụ Má A Trư, sinh năm 1927, trú tại bản Năm Ngân, mường Ngân thì
ngày xưa trong chiến tranh giữa người Hán và người Hmông, người Hán chỉ
giết đàn ông chứ không giết đàn bà nền đàn ông người Hmông khi chết phải
cải trang thành đàn bà, mặc áo và để tóc dài như đàn bà để khi đi đường về
với tổ tiên mới khơng bị ma người Hán làm hại. Vì thế cho nên ngày nay đàn
ông người Hmông xanh khi chết vẫn mặc chiếc áo và chiếc tạp dề của phụ nữ.
2.2.2. Bộ nữ phục


18

2.2.2.1. Thường phục
Phụ nữ Hmông Xanh mang trang phục váy hình ống màu chàm, gấu
váy thêu hoa văn hình chữ thập trong hình các ơ vng, áo mở chếch ngực xẻ
thẳng về bên trái, cài một cúc, cánh tay áo đắp thêm những miếng vải màu đỏ
và cổ tay áo có thêu hoa văn. Người Hmơng Xanh, con gái để tóc xỗ ngang
vai, khi lấy chồng mới quấn tóc lên đỉnh đầu và dùng lược móng ngựa cặp
ngược tóc về phía trước, trùm khăn trên đầu.
Áo của người phụ nữ (tiếng Hmơng xanh là Tro) có cổ phía trước hình
chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau là một bức thêu hình chữ
nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm
thanh vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay áo thường được thêu hoa văn
là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay. Đây là nơi
hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người Mông.
Váy phụ nữ Mông (gọi là Ta) là loại váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng,
khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa
một vòng bụng và có hai dây để buộc. Trên nền váy chàm, hoa văn được thêu,
in và ghép từng tấm thật ấn tượng và độc đáo. Phần thêu hoa văn được thực
hiện ở nửa dưới của váy.

Hoa văn (tiếng Hmông xanh gọi là pàng tau) trong trang phục của
người Hmông hoa chủ yếu là hoa văn hình học như hình chữ nhật, hình
vng, hình thoi, hình xốy ốc và thỉnh thoảng có những mơ típ hoa văn chưa
xác định được như thế này. Những mơ típ hoa văn được hình thành trên cơ sở
sợi ngang của kỹ thuật dệt trên khung cửi và sau này được lặp lại trong kỹ
thuật thêu. Màu sắc chủ đạo được thêu trên váy là màu xanh, đỏ, đen, vàng.
Nói đến trang phục của phụ nữ Hmơng xanh không thể thiếu được
“lăng” là chiếc thắt lưng. Trong bộ trang phục của phụ nữ Hmơng xanh cịn
có “sế” (tấm vải che trước váy) và “khử lau” (xà cạp quấn chân). Đồng bào


19

Hmông xanh quan niệm, đeo “xế” và quấn xà cạp là thể hiện sự ý tứ và kín
đáo của người phụ nữ. Phụ nữ Hmơng xanh thường để tóc dài và quấn vòng
quanh đầu rồi đội khăn, tạo nên một sắc thái độc đáo riêng khó nhầm lẫn với
các dân tộc khác.
2.2.2.2. Lễ phục
- Lễ phục mặc trong đám cưới:
Trong đám cưới, cô dâu người Hmông xanh ở mường Ngân vẫn ăn vận
giống như ngày thường gồm có: áo dài tay, tạp dề, xà cạp, dây lưng nhuộm
chàm có trang trí hoa văn ở phía sau lưng, đeo đồ trang sức. Chỉ khác là, chiếc
áo này được thêu thùa và ghép vải rất công phu và thường chỉ được mặc 2 lần
trong đời là trong đám cưới (mặc về nhà chơng) và trong đám tang (mặc về
với tổ tiên). Ngồi ra, cô dâu người Hmông xanh ở mường Ngân trong ngày
cưới cịn váy và mặc thêm áo khốc ra bên ngồi, đầu cuốn thêm khăn đen.
Vịng cổ ngồi những vịng cổ vẫn đeo thường ngày còn phải đeo thêm loại
vòng có nhiều mắt xích và tua tng teng. Khun tai và vòng tay cũng được
đeo nhiều hơn ngày thường.
Hoa văn được thêu trên áo trong ngày cưới cầu kỳ và tốn nhiều công sức

hơn thêu hoa văn trên váy. Hoa văn thêu trên cổ, vai và tay áo thường giống
nhau. Trong các hoạ tiết, nổi bật là hoa văn xoáy vng góc từng cặp đơi, cặp
bốn. Các hình xốy này kết hợp với nhau trong một ô vuông tạo thành mơ típ
trang trí có 4 hoặc 8 hình xoắn vng góc với nhiều biến dạng khác nhau mà
người Mơng ở Mường Ngân gọi là câuv jiv.
Ngồi ra, trên áo cơ dâu người Hmơng xanh ở mường Ngân cịn xuất
hiện hoa văn hình đồng tiền làm nền cho hoa văn hình xốy ốc nói trên.
Xen kẽ các mảng hoa văn hính xoắn ốc, trên chiếc áo cưới của cô dâu
người Mông ở Mường Ngân thường thêu các hình chữ thập mà theo họ là cái
guồng thu sợi hoặc những ơ hình chữ nhật nhỏ được giải nghĩa là con tằm…


20

Vải được cắt thành những đường nhỏ ghép bao quanh các mảng hoa văn này
và cắt thành những ơ hình vuông hoặc tam giác nhỏ khâu đè lên nhau, tạo
thành hoa văn hình học.
Dây lưng thêu hoa văn (hlangz sơngx): là loại dây lưng may bằng vải
lanh nhuộm chàm, dây lưng này có tiết diện dài 70 – 100 cm (tuỳ theo kích cỡ
vịng eo của người đeo), rộng khoảng 10 – 15 cm, thêu hoa văn chủ yếu bằng
chỉ trắng có điểm xuyết chỉ mầu. Kỹ thuật trang trí chủ yếu là thêu xoắn mũi
và chéo mũi. Ngoài ra ở mép dưới của dây lưng cịn có thể được đính những
tua hạt cườm nhỏ dài khoảng 10 cm. Loại dây lưng này thường dùng để thắt
ra bên ngoài váy và tạp dề trong những dịp lễ tết, hội hè hoặc trong đám cưới,
ngoại trừ lúc chết. Hoa văn trên dây lưng giống như hoa văn trang trí trên vai
và tay áo dài tay.
Theo tập quán truyền thống của người Hmông xanh ở mường Ngân, bộ
váy áo cưới đã được cô gái chuẩn bị từ trước. người Hmông xanh ở mường
Ngân đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa thể
hiện trên bộ trang phục mặc trong lễ cưới, nên các thiếu nữ Mông dành hết

thời gian, tâm sức cho bộ váy áo cưới của mình. Mức độ thành thạo trong việc
dệt vải, thêu thùa cũng là một phần thước đo giá trị của người phụ nữ. Người
giỏi thêu thùa được cả cộng đồng mà trước hết là gia đình nhà chồng đề cao,
coi trọng. Vì vậy, nếu trang phục mặc trong những ngày bình thường được
may, thêu đơn giản bao nhiêu thì bộ trang phục mặc trong ngày cưới lại được
may, thêu hết sức cầu kỳ với nhiều loại hoa văn bấy nhiêu. Ngồi ra, cơ dâu
người Mơng ở Mường Ngân cịn phải cầm thêm chiếc ô đen. Chiếc ô đen ấy
không chỉ tượng trưng cho người con gái mà còn tạo nên sự hài hồ với bộ y
phục. Loại ơ này có thể do người Hmông xanh ở mường Ngân tự làm lấy từ
giấy, nan tre, trúc hoặc mua ơ vải có gọng và cán sắt được bán sẵn trên thị
trường với giá 20.000 kíp/cái (54.000 đồng/cái).


21

- Lễ phục mặc trong đám tang (trang phục mặc cho người chết):
Nếu người chết là đàn bà thì vẫn mặc váy, áo, tạp dề, dây lưng như ngày
thường nhưng phải may bằng vải lanh. Nếu là áo dài tay thì phải là áo dài tay
thêu hoặc in sáp ong (khơng mặc áo khốc), chân váy phải có mầu đỏ. Nếu là
người chết trẻ thì có thể mặc chân váy mầu đen với ý nghĩa là cuộc đời chưa
được trọn vẹn nên chưa thể mặc váy có chân váy mầu đỏ được.
Khác với lúc sống mặc xà cạp mầu đen, người Hmơng xanh ở mường
Ngân có tục khi chết thì phải cuốn xà cạp màu trắng và đi giầy may bằng vải
lanh, đế giầy lót bằng mo cau giống như hình cái thuyền, trên đầu có trang trí
và thêu biểu tượng mào gà. Đầu cuốn khăn đen hoặc khăn đen bên trong,
khăn kẻ sọc bên ngồi (tuỳ từng dịng họ). Mặt đắp khăn đen, đỏ hoặc trắng,
có khi khơng đắp khăn (tuỳ từng dòng họ), đầu gối lên khăn gối đầu.
Khăn gối đầu dành cho người chết của người Hmông xanh ở mường
Ngân là một miếng vải vuông rộng từ 25 – 30 cm may 2 lớp, lớp ngoài viền
vải đỏ khoảng 3 – 5 cm; lớp trong thêu, ghép vải hoặc in hoa văn bằng sáp

ong. Hoa văn trên khăn gối đầu cho người chết nếu thêu thì chủ yếu là hoa
văn hình xoắn ốc, guồng thu sợi, con tằm. Nếu in hoa văn bằng sáp ong thì
thường là các đường kỷ hà. Vải được ghép thành các đường viền bao quanh
hoặc chồng lên nhau thành các hình vng hay tam giác. Xen kẽ là các hoa
văn thêu hoặc in sáp ong
2.2.3. Trang phục trẻ em
2.2.2. Lễ phục:
Từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến 3 ngày sau - trước khi làm lễ đặt tên, đứa
trẻ chưa được mặc áo vì người ta quan niệm lúc này đứa trẻ mới chỉ có xác
mà hồn chưa về (Đó là lý do tại sao những đứa trẻ mới sinh ra đã chết thì
khơng được tổ chức đám tang). Trong những ngày này, trẻ sơ sinh được ủ
trong một cái tã cắt ra từ cái tạp dề cũ của mẹ mình. Đến ngày thứ ba, gia đình


22

tổ chức lễ đặt tên – ru hồn (gênh plì) cho trẻ. Sau đó đặt tên và mặc áo do
người mẹ may cho đứa trẻ. Từ đây, đứa trẻ chính thức là một con người. Nếu
chẳng may bị chết cũng được làm đám tang.
Nếu có người lạ đến nhà trước khi có người đẻ, sau 3 ngày người đó sẽ
được mời đến dùng bữa cơm trong lễ gọi hồn và phải cho đứa bé một sợi dây
lanh buộc vào cổ tay để bảo vệ cho đứa bé khoẻ mạnh.
Khi đứa trẻ đầy tháng, phải làm lại lễ ru hồn như trên một lần nữa. Lúc
này, ông bà ngoại sẽ mang tặng cho vợ chồng con gái một cái địu (nếu bố mẹ
khơng có thì chị gái phải cho). Việc tặng địu chỉ diễn ra một lần khi con gái
sinh con đầu lịng; cịn những lần sinh tiếp sau thì do người khác tặng hoặc
người mẹ tự làm lấy.
Khi đứa con được tròn 1 tuổi, vợ chồng con cái phải mổ con lợn khoảng
50 kg mời bố mẹ đẻ đến để làm lễ cảm ơn, mời họ hàng hai bên đến ăn mừng
cho đứa trẻ; lễ này được gọi là lễ tạ ơn cái địu (tav hlang nhax). Thầy cúng

được mời về nhà làm lễ trước bàn thờ (xưv cangz). Khi có đứa con đầu lịng,
người đàn ơng mới được cơng nhận là trưởng thành và được đặt cho tên đệm
mới. Lễ đặt tên đệm mới (tên già) của người cha vào dịp con đầu lòng tròn
một tuổi và trong lễ tạ ơn cái địu. “Tên già” của người cha sẽ do ông bà ngoại
đặt cho.
- Địu: tiếng Hmông xanh gọi là hlangz nhas hoặc nhas âur nhuôs. Địu
của người Hmông xanh gồm có hai nửa ghép lại với nhau, nửa nhỏ hình chữ
nhật rộng khoảng 35 – 37 cm, cao khoảng 25 cm. Nửa to hình vng rộng
khoảng 40 cm, có dây buộc ở phía trên nửa nhỏ hơn. Mỗi nửa gồm hai lớp;
lớp ngoài cả hai nửa đều được thêu hoặc in sáp ong, xung quanh viền ghép
vải: nửa trên ghép vải đen, nửa dưới ghép vải đỏ. Ở lớp trong: nửa trên là một
mảnh vải đen không trang trí hoa văn, nửa dưới có thêu hoặc in hoa văn bằng
sáp ong giống như nửa dưới lớp ngoài. Khi trời lạnh có thể kéo nửa dưới lớp


23

ngoài đè lên nửa trên lớp ngoài của địu để giữ ấm cho đứa trẻ. Tuỳ theo sự
khéo léo của người mẹ mà địu được trang trí các hoa văn khác nhau. Chiếc
địu ngoài việc sử dụng để địu con thì trong quan niệm của người Hmơng
xanh, nó cịn là tượng trưng cho cái kén. Vì thế cho nên trên địu trang trí rất
nhiều hoa văn khác nhau như một cái kén bảo vệ cho đứa bé ở bên trong,
không để cho con ma làm hại đứa trẻ.
Trong thời gian dưới 1 tuổi này, trẻ em người Hmơng xanh cịn được làm
cho một cái mũ đội đầu và chỉ mặc áo, tã lót, khơng mặc quần (nếu là con
trai) hay váy (nếu là con gái).
- Mũ: tiếng Hmông xanh gọi là maov. Mũ của trẻ em người Hmông xanh
được may bằng những mảnh vải nhuộm chàm đen hình tam giác xếp lại với
nhau, phần trên chụm lại tạo thành hoa văn chóp mũ. Thân mũ có thêu hoa
văn và ghép các đồng xu, hạt cườm. Nếu đứa bé không được khoẻ, bà nội bé

còn làm cho bé một cái mũ với trang trí những đồng xu nhỏ bằng bạc, râu dê
và túi thuốc hình tam giác may bằng vải – trong túi thuốc có hạt kê, hạt tiêu
rừng, thảo quả và nhiều loại hạt khác mà chỉ có người làm túi mới biết (mỗi
người có cách sử dụng các loại hạt khác nhau để làm túi thuốc)… Đồng bào
cho rằng làm như thế ma nhìn thấy sẽ sợ mà khơng dám làm hại trẻ con.
Trên 1 tuổi, trẻ em người Hmông xanh mới được cho mặc quần, áo. Từ 3
tuổi trở lên, yếu tố giới tính mới được thể hiện qua trang phục. Theo đó, các
em trai được cho mặc áo, quần; các em gái được cho mặc áo, váy và tạp dề.
Trang phục của các em hoàn toàn được phỏng theo trang phục của người lớn.
Chỉ khác là kích cỡ nhỏ hơn và hoa văn trang trí đơn giản hơn trang phục của
người lớn rất nhiều.
2.2.4. Trang phục thầy cúng
Ở mường Ngân ngồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng đa thần và
vạn vật hữu linh cịn rât phổ biến loại hình tín ngưỡng phù thuỷ - sa man giáo.


24

Thầy sa man là những người hành nghề cúng bái mà gọi theo tiếng Hmơng
xanh là chí nênh. Theo quan niệm của người Hmông xanh ở mường Ngân, khi
cúng (ua nênh), người hành nghề thầy cúng có khả năng đưa mình vào trạng
thái hơn mê mà chúng ta vẫn gọi là hiện tượng xuất hồn. Khi đó, thầy cúng có
khả năng trực tiếp giao tiếp được với các thế lực siêu nhiên. Thầy cúng có thể
là đàn ơng hoặc đàn bà. Họ khơng có bộ y phục riêng khi hành lễ mà vẫn mặc
như trong sinh hoạt hàng ngày nhưng có thêm hoặc khơng có thêm khăn che
mặt làm bằng vải đen hoặc giấy bản tuỳ theo họ thuộc loại thầy cúng nào dưới
đây:
- Thầy cúng trùm khăn (nênh sâu trơng hoặc nênh trứ dềnh): Đây là dạng
thầy dúng có khả năng nhìn thấy và giao tiếp được với các thế lực siêu nhiên
khi che một tấm vải đen hoặc một tờ giấy bản trước mắt trong lúc cúng. Tấm

vải hoặc tờ giấy này có tác dụng đưa người thầy cúng thoát ra khỏi thế giới
trần tục để đi vào thế giới siêu nhiên. Thầy cúng ở dạng này thường truyền
nghề trong nội bộ gia đình từ đời này sang đời khác (cha truyền con nối).
Điều đó có nghĩa là trong một gia đình nào đó nếu thế hệ trước có ít nhất một
người làm thầy cúng thì thế hệ sau trong gia đình đó thế nào cũng có ít nhất
một người kế tục. Trong trường hợp một người nào đó đang bình thường mà
tự nhiên rung lên bần bật, hai chân đập mạnh xuống đất và tạo ra những âm
thanh như tiếng vó ngựa, mắt nhắm nghiền lại và miệng nói liên hồi những lời
khơng ai hiểu là gì và không thể nào dừng lại được kể cả khi có ai đó đập
mạnh vào người thì có nghĩa là người ấy đang bị hồn của thầy cúng đã mất về
rủ đi làm thầy cúng và đó cũng là hồn thầy cúng đã mất đang dạy cho người
đó cách làm cúng. Trường hợp người này cứ tái diễn như vậy nhiều lần chứng
tỏ hồn thầy cúng đã mất quyết chí chọn người này làm người kế nghiệp của
mình. Gặp trường hợp như vậy, người “có duyên” phải mời thầy cúng về làm


25

lễ, lập bàn thờ và trở thành thầy cúng, hướng dẫn cho “người mới vào nghề”
về thế giới siêu nhiên.
- Thầy cúng không trùm khăn: tiếng Hmông xanh gọi là nênh mùa đơ
hoặc nênh cớ công. Thầy cúng ở dạng này khơng có khả năng nhìn thấy linh
hồn và các thế lực siêu nhiên nên khi cúng không được dùng khăn hoặc giấy
bản để che mặt. Họ biết nghề là do học được ở những thầy cúng trùm khăn.
Họ có thể được nâng thêm cấp bậc theo thời gian nhưng khơng bao giờ có thể
trở thành thầy cúng trùm khăn được.
2.2.5. Đồ trang sức
Trong quan niệm của người Hmông xanh ở mường Ngân, đồ trang sức
khơng chỉ có chức năng thẩm mỹ hay biểu hiện cho sự giầu sang mà cịn có
tác dụng ngăn chặn ma tà, dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người mang trang

sức.
Đồ trang sức cổ truyền của người Hmông xanh ở mường Ngân chủ yếu
làm bằng bạc, gần đây một số nơi mới sử dụng đồ trang sức bằng hợp kim
nhôm, kẽm, đồng. Bộ đồ trang sức của người Hmơng xanh thường có khun
tai (câux nhas), vòng cổ, (pâux chax đangz), vòng tay (pâux tês), bộ xà tích
(lăngx hliaz), nhẫn (ntir blaiz) và răng vàng (nar cul).
Khuyên tai:
Khuyên tai - gọi theo tiếng Mông là câux nhas. Đây là loại trang sức
chỉ dành riêng cho phụ nữ. Khun tai của người Mơng khá to, hình tròn hoặc
gần tròn, chu vi khoảng 12 – 15 cm, tiết diện bẹt, có 2 đầu, to bản ở giữa và
một đầu; cịn đầu bên kia thì hẹp.
Khun tai của người phụ nữ Hmơng xanh có 5 loại:
- Loại có hình dáng như dấu hỏi: Loại này có dáng cách điệu, thanh
mảnh nên thường được các thiếu nữ ưa chuộng, đặc biệt là với những người
có khn mặt bầu trịn khi đeo loại khun tai có hình dáng này sẽ làm cho


×