Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài giảng quy che day them hoc them

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.15 KB, 7 trang )

DANH MỤC
MỨC THU TIỀN DẠY THÊM HỌC THÊM
(Kèm theo Nghị quyết số 24/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của HĐND tỉnh)
STT Nội dung Số tiết cho
một buổi học
Mức thu tối đa
Số tiền quy định
cho một buổi
học khu vực
thành phố, thị
trấn
Số tiền quy định
cho một buổi học
các khu vực còn
lại
1 TIỂU HỌC
1.1 Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục
thể thao
3 tiết Thoả thuận Thoả thuận
1.2 Bổ sung kiến thức cho học sinh
có học lực yếu, kém
3 tiết 5.000đ 3.000đ
1.3 Quản lý học sinh ngoài giờ học
theo yêu cầu của gia đình
Theo T.T Thoả thuận Thoả thuận
1.4 Tổ chức luyện tập kỹ năng đọc,
viết cho học sinh đã được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy
phép
3 tiết 5.000đ 3.000đ
2 TRUNG HỌC CƠ SỞ


2.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi 3 tiết Không thu tiền Không thu tiền
2.2 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức
cho những học sinh có nhu cầu
3 tiết 6.000đ 5.000đ
2.3 Ôn thi tuyển sinh trung học phổ
thông cho học sinh lớp 9
3 tiết 7.000đ 6.000đ
3 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi 3 tiết Không thu tiền Không thu tiền
3.2 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức
cho những học sinh có nhu cầu
3 tiết 8.000đ 6.000đ
3.3 Ôn thi tuyển sinh trung học phổ
thông cho học sinh lớp 9
3 tiết 7.000đ 6.000đ
3.4 Ôn thi tốt nghiệp lớp 12, thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng cho
học sinh lớp 12
3 tiết 10.000đ 8.000đ
Hướng dẫn quy định về dạy thêm học thêm , mức thu và quản lý sử dụng tiền dạy thêm
học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Trích: Hướng dẫn số 156/HD-SGD&ĐT ban hành ngày 24/02/2010 về việc thực hiện Nghị quyết số
24/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang
Thực hiện Công văn số 09/UBND-VX ngày 05/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 24/2009/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2009 của HĐND ; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn quy định về dạy thêm học thêm, mức thu và quản lý sử dụng tiền dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh cụ
thể như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Dạy thêm là hoạt động dạy học ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành.
- Đối tượng áp dụng văn bản này là dạy thêm trong các trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên-
Dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp,
Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học (sau đây gọi chung là các trường); dạy thêm học thêm ngoài nhà trường do tổ
chức hoặc cá nhân thực hiện (sau đây gọi chung là cơ sở ngoài nhà trường).
2. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm
- Nội dung dạy thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh;
phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học, không nên gây tình
trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học. Khuyến khích việc dạy thêm không thu tiền nhằm
phụ đạo học sinh có học lực yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Hoạt động dạy thêm học thêm có thu tiền chỉ được thực hiện khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận được phép dạy thêm học thêm.
- Không dạy quá số buổi và thời gian quy định, không tổ chức dạy thêm thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm
quyền.
- Các lớp dạy thêm học thêm thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện của người học, không ép buộc học thêm
dưới mọi hình thức để thu tiền.
3. Quản lý giám sát hoạt động dạy thêm học thêm
Các trường và cơ sở ngoài nhà trường tổ chức dạy thêm học thêm chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà
nước về giáo dục và đào tạo và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, Hội
Khuyến học và cha mẹ học sinh.
4. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm
- Học sinh đã học 2 buổi trong một ngày;
- Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu
cầu của gia đình học sinh và bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận (những lớp này khi tổ chức không quá 05 học sinh).
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp không tổ chức dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục
phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đó.
II. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DẠY THÊM HỌC THÊM
1. Quy định đối với người dạy
1.1. Đối với dạy thêm trong nhà trường

Giáo viên dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn đào tạo theo cấp học tương ứng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
từ khá trở lên, được giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh tín nhiệm và được Hiệu trưởng chấp thuận.
1.2. Người dạy của cơ sở ngoài nhà trường mở lớp dạy thêm phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, đạt trình
độ chuẩn đào tạo theo cấp học tương ứng, có nghiệp vụ sư phạm, có đủ năng lực giảng dạy và quản lý học
sinh, không vi phạm pháp luật và các quy định của chính quyền địa phương.
2. Quy định đối với người học
- Có đơn xin học thêm (gửi cho hiệu trưởng nhà trường, người đứng đầu cơ sở ngoài nhà trường tổ chức lớp
dạy thêm học thêm);
- Đi học đúng giờ, học tập chuyên cần;
- Cam kết của người học (có ý kiến xác nhận đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ) thực hiện đầy đủ các
quy định về nội quy học thêm, đóng tiền học thêm cho cơ sở chức tổ chức lớp học.
3. Quy định về cơ sở vật chất lớp học
Lớp học thêm phải bảo đảm yêu cầu quy định về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, bảng, các cơ sở vật chất khác
theo quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4
năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Quy định về số học sinh, thời gian học của lớp dạy thêm học thêm
- Số học sinh một lớp học thêm cấp THCS, THPT tối đa là 45 học sinh.
- Thời gian của mỗi tiết dạy học, thời gian nghỉ sau mỗi tiết học thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đối với từng bậc học;
- Tổng số buổi học thêm của học sinh không quá 3 buổi (kể cả ngày chủ nhật) và không quá 3 môn học mỗi
tuần; dạy thêm không quá 3 tiết/buổi.
- Không tổ chức học thêm vào thời gian trước 7 giờ hàng ngày.
- Không tổ chức quản lý, phụ đạo, bồi dưỡng, luyện tập kỹ năng cho học sinh tiểu học vào thời gian sau 18 giờ
hàng ngày.
5. Quy định về nội dung dạy thêm
5.1. Đối với học sinh cấp tiểu học: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; quản lý học sinh ngoài giờ học
theo yêu cầu của gia đình; tổ chức luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh phải có thoả thuận thống nhất bằng
văn bản với gia đình học sinh;
5.2. Đối với học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông: bồi dưỡng học sinh giỏi; ôn thi tuyển sinh
trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học

sinh; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức;
5.3. Các lớp dạy thêm phải có nội dung chương trình cho tất cả đợt học. Nội dung kiến thức dạy thêm gồm:
- Ôn tập hệ thống kiến thức cơ bản;
- Bồi dưỡng mở rộng, dạy sâu thêm, nâng cao kiến thức;
- Rèn luyện các kỹ năng kiến thức.
5.4. Cấp, lớp nào dạy kiến thức của cấp, lớp đó. Nghiêm cấm việc dạy vượt lớp, dạy trước chương trình, dạy
lại, dạy đảo, dạy gộp, cắt xén chương trình chính khóa để dạy thêm.
III. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP DẠY THÊM
HỌC THÊM
1. Thủ tục mở lớp dạy thêm học thêm
1.1. Các trường và cơ sở ngoài nhà trường xin mở lớp dạy thêm học thêm phải có đủ hồ sơ mở lớp (01) bộ
gồm:
- Tờ trình mở lớp dạy thêm, học thêm (đối với tổ chức), đơn đề nghị mở lớp dạy thêm học thêm (đối với cá
nhân);
- Danh sách người dạy (lý lịch người dạy, bản sao văn bằng, chứng chỉ sư phạm, trình độ chuẩn được đào tạo
theo cấp học tương ứng);
- Văn bản của hiệu trưởng (đối với giáo viên trường công lập) đồng ý cho dạy thêm theo quy định về số giờ, số
buổi dạy thêm tại cơ sở ngoài nhà trường;
- Kế hoạch tổ chức dạy thêm;
1.2. Các cơ sở chỉ tổ chức dạy thêm học thêm khi cơ quan có thẩm quyền, thẩm định và cấp giấy chứng nhận
được phép dạy thêm học thêm.
1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm học thêm từ khi nhận hồ sơ xin mở lớp
phải tiến hành thẩm định để xác nhận cấp giấy chứng nhận hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận được phép dạy
thêm học thêm chậm nhất sau 10 ngày.
1.4. Giấy phép dạy thêm có giá trị hoạt động trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký. Trước khi giấy phép hết
hạn 01 tháng các trường, chủ cơ sở, cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn.
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm học thêm và thu hồi giấy chứng nhận được
phép dạy thêm học thêm
- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định về trình độ chuyên môn của giáo viên, các điều kiện mở lớp, cấp giấy
chứng nhận được phép dạy thêm, thu hồi giấy chứng nhận được phép dạy thêm đối với các trường, cơ sở ngoài

nhà trường cấp trung học phổ thông.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố thẩm định về trình độ chuyên môn của giáo viên, các điều kiện
mở lớp, cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm, thu hồi giấy chứng nhận được phép dạy thêm đối với các
trường, cơ sở ngoài nhà trường cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện, thành phố (kể cả quản lý học
sinh ngoài giờ học).
IV. MỨC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN DẠY THÊM HỌC THÊM
1. Mức thu tiền học thêm, miễm giảm tiền học thêm của người học
1.1. Không thu tiền học thêm đối với học sinh được tuyển chọn tham gia dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp
tỉnh.
1.2. Mức thu tiền học thêm trong nhà trường của từng cấp học thực hiện theo Nghị quyết số 24/2009/NQ-
HĐND ngày 09/12/2009.
Các trường trực tiếp thu tiền học thêm của người học, có thể thu theo buổi hoặc theo tháng. Tuỳ theo điều kiện
của học sinh từng vùng, các trường có thể thu thấp hơn mức quy định.
1.3. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thoả thuận giữa người học hoặc cha mẹ học sinh với tổ chức,
cá nhân thực hiện dạy thêm.
1.4. Ngoài tiền học thêm, các trường, cơ sở ngoài nhà trường dạy thêm không được yêu cầu học sinh (cha mẹ
học sinh) đóng thêm bất cứ khoản tiền nào khác.
1.3. Chế độ miễn, giảm tiền học thêm:
- Miễn tiền học thêm cho học sinh khuyết tật;
- Việc miễn, giảm tiền học thêm cho học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh nghèo do người đứng đầu
cơ sở dạy thêm quyết định.
2. Quản lý và sử dụng tiền dạy thêm học thêm
2.1. Các trường, cơ sở ngoài nhà trường có dạy thêm khi thu tiền học của người học thêm phải ghi phiếu thu,
có chữ ký của người học (hoặc người đại diện gia đình học sinh) trong phiếu thu, có sổ sách kế toán theo dõi
phản ánh việc thu chi tiền học thêm theo quy định hiện hành.
2.2. Các trường tổ chức dạy thêm học thêm được sử dụng để chi tại cơ sở theo các nội dung: 80% chi trực tiếp
cho người giảng dạy, 20% chi công tác quản lý (bồi dưỡng cán bộ quản lý, hành chính, bảo vệ... làm thêm giờ
phục vụ dạy thêm, học thêm; chi trả tiền điện thắp sáng, quạt mát, nước uống, hao mòn tài sản). Trên cơ sở
mức thu, căn cứ nghị quyết của hội đồng nhà trường và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị
quyết định mức chi, nội dung chi cho từng hoạt động.

2.3. Cơ sở ngoài nhà trường có thu tiền học thêm, sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, số
tiền còn lại được trích để chi cho người dạy theo thoả thuận, chi cho công tác quản lý trực tiếp của cơ sở, ...
2.4. Các trường, cơ sở ngoài nhà trường dạy thêm có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế theo quy
định; khuyến khích tham gia Quỹ khuyến học, Quỹ đầu tư giáo dục cho địa phương, …
- Các trường có dạy thêm học thêm phải có sổ sách kế toán theo dõi, phản ánh thu chi tiền học thêm theo quy
định.
V. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM
1. Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp
- Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn; chỉ đạo phòng
giáo dục và đào tạo, các ngành liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định về dạy thêm
học thêm; tổ chức kiểm tra hoạt động và các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng dạy thêm học thêm; khen
thưởng và xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm theo quy định.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra hoạt động, mức thu và các điều kiện
nhằm đảm bảo chất lượng dạy thêm học thêm trên địa bàn; khen thưởng và xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với
cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
- Kết quả tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm gắn với việc đánh gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, làng văn
hóa, xã văn hóa trong phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
2. Trách nhiệm của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Sở Giáo dục và Đào tạo giúp UBND tỉnh, phòng giáo dục và đào tạo giúp UBND các huyện, thành phố thực
hiện quản lý nhà nước về dạy thêm học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm học thêm nhằm đảm
bảo hiệu lực của quy định về dạy thêm học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý sai phạm
theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
- Tổ chức thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý
kiến phản ánh về dạy thêm học thêm để quản lý.
3. Trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức dạy thêm
- Thủ trưởng các cơ sở có tổ chức dạy thêm, học thêm phải thực hiện đúng chương trình kế hoạch, bố trí dạy
thêm học thêm bằng thời khoá biểu, không cắt xén chương trình, bớt kiến thức ở chương trình chính khoá để
dạy vào buổi dạy thêm học thêm; bảo đảm quyền lợi của người học;
- Công khai mức thu tiền học thêm, lịch dạy thêm học thêm tại cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo cho
phụ huynh và học sinh dễ theo dõi và giám sát;

- Quản lý học sinh theo điều lệ trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh cả về tài sản và thân thể trong thời
gian học sinh tham gia học thêm;
- Kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên do cơ sở mình quản lý. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy
thêm học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
4. Bảo đảm và tôn trọng quyền lợi của người học
Khi tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, người đứng đầu các cơ sở tổ chức dạy thêm phải báo cáo với cơ quan
cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm học thêm và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là
30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học
tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.
VI. THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thanh tra, kiểm tra
Hoạt động dạy thêm học thêm của các trường, cơ sở ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan
quản lý giáo dục và của UBND các cấp.
2. Khen thưởng
Tổ chức và cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm học thêm và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh
giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm
- Tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử
lý theo quy định của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11-4-2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- Cán bộ công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ
luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ
công chức.
- Tổ chức và cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học thêm, có hành vi lừa đảo
hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội sẽ phải xử
lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Hướng dẫn này thay thế Công văn số
834/SGD&ĐT-GDTrH ngày 31/07/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các trường, cơ sở ngoài nhà trường và

giáo viên tham gia tổ chức, dạy thêm, học thêm có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc./.
Chi tiết tham khảo thêm trong />Nguồn: Hướng dẫn số 156/HD-SGD&ĐT
Sở GD&ĐT Bắc Giang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ
TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 16-TT/LB Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 1993

×