Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

luyện văn 11 hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.94 KB, 35 trang )

1

Đặc Sắc nghệ thuật
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản. Bức tranh nghệ thuật được xây dựng bằng bút
pháp lãng mạn kết hợp với bút pháp hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện khơng có cốt truyện.
Bằng giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn dung dị mà sâu sắc, nhà văn đã lôi cuốn người đọc đi vào
khám phá thế giới nội tầm của con người để từ đó khơi gợi tình cảm cảm thơng, trân trọng đối với những
kiếp người nhỏ bé.

Chủ để tư tường
Thông qua việc miêu tả tâm trạng đợi tàu của những người dân nghèo nơi phố huyện, truyện ngắn Hai đứa
trẻ thể hiện tấm lịng cảm thơng sâu sắc của nhà văn đối với những kiếp người nghèo tàn, đồng thịi đó cịn
là thái độ trân trọng những khát vọng sống của con người dù cuộc sơng phía trước của họ rất mơ hồ, xa xôi.

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam mn phát biểu tư tưởng:.
Thông qua bức tranh phố huyện nghèo buổi chiều tàn với những kiếp sông nhỏ nhoi trong thời trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn Thach Lam muốn thể hiện tư tưởng phản kháng đối với xã hội tù túng,
ngột ngạt đã khiến cho cuộc sống con người mất hết ý nghĩa.
Tuy nhiên, tác giả cũng phát hiện những con người nơi phố huyện ấy vẫn có khát vọng vươn ới một cuộc
sống tốt đẹp hon. Hằng đêm, họ trơng chờ một đồn tàu đi qua cùng “những toa hạng trên sang trọng lố nhố
những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” như chờ đợi “một chút thế giới khác đi qua”. Qua
đây, nhà văn muốn thể hiện và khẳng định khát vọng muôn được thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống xã
hội trở nên ý nghĩa hơn.

Hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch
Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Gợi ý trả lời
Những nét chính về tình cảm nhân đạo:
+ Tấm lịng thương cảm sâu xa đổi với những kiếp người nhỏ bé, sống cơ cực, quẩn quanh, mòn
mỏi nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.


+ Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của họ.
-Những nét chính về bút pháp nghệ thuật:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn vói hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện
khơng có cốt truyện.
Phối hợp nhuần nhị giữa tả cành với tả tình; sử dụng điêu luyện ngơn ngữ văn xi giàu chất thơ.
Đề : “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn đượm buồn.
Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai
đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm


2
– Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đồn; có tấm lịng đơn hậu và quan niệm văn chương tiến
bộ; có biệt tài về truyện ngắn; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong
manh, mơ hồ.
– Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hồ
quyện các yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
2. Giải thích ý kiến

– Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện đơn giản, giàu sắc thái trữ tình, khơng khí, tâm trạng.
– Làm nên sắc thái trữ tình trong Hai đứa trẻ chủ yếu là cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm
lắng, thiết tha qua miêu tả khung cảnh, tâm trạng.
3. Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên
a. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ khung cảnh phố huyện
– Khung cảnh phố huyện khi chiều xuống, đêm về, lúc có chuyến tàu đi qua đều được lọc qua cái
nhìn và tâm trạng, cảm giác của nhân vật Liên, nên cũng thấm đượm cảm xúc trữ tình.
+ Cảnh vật hiện lên có hồn, êm ả, thi vị mà đượm buồn.
+ Con người hiện lên với kiếp sống mòn mỏi, tăm tối; tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp đáng
trân trọng: một tình người chân thật, một mơ ước nhỏ nhoi, hay một hi vọng mong manh, …

– Khung cảnh phố huyện có sự tương phản đậm nét giữa bóng tối và ánh sáng: Bóng tối dày đặc,
bao trùm lên tất cả; cịn ánh sáng thì leo lét lụi tàn, hoặc rực rỡ vụt qua. Khung cảnh ấy gắn liền với
những cảm giác xen lẫn buồn vui khó tả, tạo nên nhiều sắc thái trữ tình.
b. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
– Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn và trong đêm tối:
+ Cảm giác man mác buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người và nỗi buồn trong tâm hồn ngây thơ lan
toả ra cảnh vật.
+ Niềm xót xa, thương cảm với những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối.
– Cảm xúc buồn vui khó tả trước, trong và sau khi chuyến tàu đêm đi qua:
+ Tàu chưa đến: khắc khoải, háo hức chờ mong.
+ Tàu đến: hân hoan, ngây ngất ngắm nhìn.
+ Tàu đi: bâng khuâng, ngậm ngùi, nuối tiếc.
4. Đánh giá chung
– Chất trữ tình đượm buồn mang lại cho Hai đứa trẻ một vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ
thuật đặc sắc của Thạch Lam.

Phân tích sự tương phản trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam để làm sáng tỏ dụng ý của
tác giả khi muốn nói về cuộc sống khổ cực của những con người sống trong cái phố
huyện nhỏ bé ảm đạm, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc ngày ngày ước muốn thốt
ra khỏi sự tù túng của nghèo đói.
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề nghị luận
Ví dụ: Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như
khơng có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc
nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách của Thạch
Lam. Tác phẩm thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tương phản.


3

II. Thân bài: Phân tích sự đối lập trong Hai đứa trẻ
1. Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản:
Là một bút pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp
này để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác
phẩm.
2. Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng (phân tích dẫn chứng)
Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “như hòn
than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen
lại”.
Nhưng ám ảnh và có sự khơi gợi nhiều hơn cả là một khơng gian tối - sáng lúc phố huyện vào đêm:
“Liên ngồi lặng im bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của
buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”.
Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một
vùng cịn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét khơng đủ để xua đi bóng tối.
Thạch Lam thường miêu tả bóng tối nhưng chỉ trong Hai đứa trẻ, bóng tối mới đủ hình hài, cung
bậc: “đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối”, bóng người làm cơng lung lay bóng dài, bóng bác
phở Siêu mênh mang ngã xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”.
Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vài làng lại
càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn
bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt,
mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống
mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hịn đá nhỏ vẫn cịn một bên
sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm
tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình
ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần
trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong
đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.
- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại (phân tích dẫn chứng)
Chú ý : Quá khứ đẹp đẽ, sung túc của chị em Liên và An – đối lập với cuộc sống đơn điệu, nghèo

nàn, quẩn quanh của hai chị em và của người dân nơi phố huyện.
- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đồn tàu chạy qua phố
huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo
nhiệt,...
3. Tác dụng của nghệ thuật tương phản
- Tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ cho tác phẩm


4
→ Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối của những con người nơi phố
huyện đang héo mịn vì bóng tối cuộc đời và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp hơn,
từ đó thấy được tấm lịng chan chứa u thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ nơi phố
huyện.
III. Kết bài: Đánh giá chung:
Tác phẩm đã thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Thạch Lam qua nghệ thuật
đối lập tương phản.
Việc sử dụng bút pháp tương phản giúp Thạch Lam thể hiện rõ nét tư tưởng nghệ thuật của mình và
tạo được dấu ấn riêng trong cách viết truyện ngắn.
NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN KHẮC HỌA CUỘC SỐNG TÙ TÚNG MONG MỎI ĐƯỢC
VƯƠN TỚI MỘT CUỘC SỐNG MỚI
Nhà văn Thạch Lam là một cây bút tài ba chuyên viết truyện ngắn và văn xuôi. Các tác phẩm của
ông luôn mang một vẻ độc đáo riêng biệt, đó là những truyện ngắn có cốt truyện đơn giản hoặc
thậm chí khơng có cốt truyện, nhưng ln đọng lại trong lịng người đọc nhiều suy nghĩ, hồi niệm.
Tiêu biểu trong số đó chính là tác phẩm “Hai đứa trẻ” -một tác phẩm đặc trưng cho phong cách văn
thơ của ông. Với nghệ thuật tương phản sâu sắc trên nhiều khía cạnh, nhà văn Thạch Lam đã miêu
tả được sinh động cuộc sống và niềm mơ ước của các nhân vật trong truyện.
Nhân vật chính trong tác phẩm đó chính là hai chị em Liên và An, hai người sống ở một phố huyện
nghèo khi gia đình khó khăn phải lui về ở đấy. Khi mới vào tác phẩm, Thạch Lam đã dùng nghệ
thuật tương phản để miêu tả rõ nét quang cảnh của buổi chiều tà nơi vùng q, đó chính là sự đối
lập của bóng tối và ánh sáng. Bóng tối cùng màn đêm dần bng xuống, nó bao trùm, ngự trị khắp

mọi nơi, mọi ngóc ngách. Phố xá thì tối hết cả, con đường chỉ tồn là những rác rưởi, văng vẳng đâu
đó là những tiếng ếch kêu, tiếng vo ve của muỗi. Tất cả mọi thứ làm cho khung cảnh trở nên ảm
đạm, tẻ nhạt và vơ vị, nó thấm vào sâu thẳm trong cả con người khiến con người ta buồn man mác.
Trong gam màu tối chủ đạo ấy, vẫn hiện lên những hình ảnh le lói của những tia sáng yếu ớt. Đó
chính là những tia nắng cuối cùng của buổi chiều tà đang tắt dần qua các ngọn núi, là ngọn đèn treo
trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lắt trong nhà ông Cửu, hay đơn giản chỉ là tia sáng phát ra từ
những cây nến nhỏ bé.
Những nguồn sáng ấy quá lẻ loi, đơn độc, chẳng thể nào thắp sáng cả một khu phố, cũng giống như
số phận của những con người lao động nơi đây, dù có cố gắng, chăm chỉ làm ăn, nhưng cuộc sống
vẫn mãi quẩn quanh trong sự đói nghèo và bế tắc. Tiêu biểu là ánh đèn dầu của chị Tí – một người
phụ nữ nghèo khổ, làm lụng vất vả, lúc nào cũng nheo nhóc với đứa trẻ con và đống đồ đạc. Ánh
sáng phát ra từ cây đèn là một quầng sáng mờ nhạt, leo lắt, chỉ đủ chiếu tỏ một vùng nhỏ bé, đó
giống như một hình ảnh ẩn dụ mà thơng qua đó nhà văn Thạch Lam muốn khơi gợi về những mảnh
đời cơ cực, những kiếp sống nhỏ bé trong một xã hội đầy những bất công và khổ nhục.
Quang cảnh tiếp theo thể hiện sự tương phản đó chính là sự đối lập giữa mặt đất và bầu trời. Bầu
trời đẹp đẽ bao nhiêu, rực rỡ tồn sao bao nhiêu thì dưới đất lại bẩn thỉu, ngột ngạt bấy nhiêu. Thạch
Lam đã miêu tả: “trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía, một mùi âm ẩm bốc
lên”, chả có điều gì thơm tho, đẹp đẽ ở đó cả. Những con người trên bề mặt đấy còn khiến ta động
lòng, cảm thương hơn nhiều: “Mấy đứa trẻ con nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi tìm tịi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được từ các người bán hàng
để lại”, hay hình ảnh đứa trẻ con nhà bác xẩm bò ra đường “nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong


5
cát” không khỏi khiến con người ta phải cảm thương cho những số phận đang vùi mình trong đêm
tối ấy.
Từ sự khác nhau giữa mặt đất và bầu trời ấy, Thạch Lam đã dẫn dắt người đọc sang một nét tương
phản khác, đó chính là sự tương phản giữa q khứ – thực tại và những mơ ước xa xôi. Quá khứ của
An và Liên là những ngày tháng tươi đẹp nơi Hà thành, nơi mà hai chị em vô âu vô lo, được mẹ dẫn
đi Bờ Hồ chơi, uống những cốc nước xanh đỏ mát lạnh. Ngoài ra những kỉ niệm về Hà Nội đó chính

là cả một vùng sáng rực rỡ và lấp lánh. Nhưng giờ đây, hai con người ấy lại phải ngồi ở một nơi đói
nghèo, tối tăm, cuộc sống tẻ nhạt, vơ vị. Thay vì vui chơi, học hành thì giờ đây Liên đã bắt đầu biết
suy nghĩ về cuộc sống, về những thứ xa xơi, chính điều ấy đã khiến cơ trở nên trưởng thành hơn.
Sống trong một cuộc sống như vậy, cho nên Liên lúc nào cũng mơ về một cuộc sống tốt đẹp, sung
túc hơn. Những ước mơ của cô thật xa vời nhưng cũng rất giản dị.
Thạch Lam đã mượn hình ảnh đoàn tàu hàng ngày chạy qua nơi phố nghèo để nói lên rõ nhất những
ước mơ của hai chị em cũng như toàn thể người dân lao động nghèo nơi đây. Đồn tàu chính là sự
hiện thân của ánh sáng, của những hoài niệm đẹp đẽ, ấm áp nơi Hà Thành “các toa đèn sáng trưng,
chiếu ánh cả xuống đường”, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp
lánh”. Đoàn tàu ấy như mang một thế giới hoàn toàn khác đi ngang qua nơi này, một thế giới mà
Liên ao ước và hoài niệm. Trong một thực tại tối tăm, nghèo đói, bế tắc, nhưng những con người nơi
phố huyện vẫn luôn mơ đến những ước mơ xa xôi, mơ về một cuộc sống sung túc, tươi đẹp. Nhưng
rồi, khi đoàn tàu đi qua, bóng tối lại bao trùm, màn đêm bng xuống, tất cả trở lại với thực tại tầm
thường.
Bằng bút pháp đối lập tương phản tinh tế, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả một cách khéo léo được
quang cảnh nghèo khổ, tẻ nhạt của cuộc sống nơi phố nghèo. Nhưng cũng qua đó mà những nét đẹp
của con người Việt Nam đã được tác giả thể hiện, đó chính là sự vơ tư, tốt bụng, dù có khó khăn bế
tắc thế nào đi chăng nữa nhưng lúc nào cũng chăm chỉ làm ăn, luôn mơ ước về một cuộc sống tươi
đẹp ở phía trước.

Đề bài : So sánh ánh sáng và bóng tối giữa Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù
Hướng dẫn cách làm :
Mở bài :
Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù;
hai chi tiết được yêu cầu cảm nhận.
Thân Bài
Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật
a. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.
– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối
+ Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn

đèn chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng
+ Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…)
– Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng
lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế cịn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức
tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em
Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn
gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.
b. Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối:


6
+ Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hơm , ngọn đuốc tẩm dầu..)
vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người.
+Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối
tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà
ngục nói riêng và xã hội nói chung
-Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm
tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật
chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt)
So sánh:
– Điểm tương đồng:
+ Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn
+ Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp cịn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã.
+ Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt
+ Đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
– Điểm khác biệt:
+ Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt cịn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù
ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối.
+ Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước

mơ hi vọng của mình cịn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng
cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người
+ Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình
ảnh cịn Nguyễn Tn sử dụng ngơn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình
-Lí giải điểm tương đồng khác biệt:
+ Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống
trong hiện thực tăm tối trước 1945
+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của
mỗi nhà văn
Kết bài:
-Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn

Nếu được ví nền văn học của dân tộc Việt Nam giống như một cây đàn, thì mỗi nhà văn chính là một
sợi dây trên cây đàn đó. Có cung bậc riêng, âm điệu riêng nhưng chúng hợp lại, tạo nên một giai điệu chung.
Phải chăng Nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có hai dây đàn, nằm tách biệt nhau nhưng đã cùng vang
lên những âm thanh trong trẻo mà rung động lòng người nhất cho bản đàn, mà nhạc luật bất hủ muôn đời ấy.
Tuy cả hai nhà văn đều là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại nhưng
mỗi người lại có một cách khám phá rất riêng, với phong cách sáng tác độc đáo. Khi đọc xong truyện ngắn
“Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân, nhất là cảnh đêm chờ đợi tàu của
chị em Liên và cảnh cho chữ, ta thấy hai phong cách riêng biệt nhưng lại quy tụ cùng một điểm ở việc sử
dụng nghệ thuật đối lập để xây dựng nên tác phẩm.
Nghệ thuật đối lập là một trong thư pháp nghệ thuật, thường sử dụng trong văn học nhằm tạo ra tình
huống truyện, truyền tải nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm, qua đó xây dựng tác phẩm thành một
chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Đây vốn là một biện pháp nghệ thuật đặc biệt, đã góp phần làm nên vẻ đẹp
hình thức và linh hồn cho tác phẩm nên được sử dụng khá phổ biến trong văn học. Ta vẫn thường bắt gặp sự
đối lập giữa không gian mênh mông, dợn ngợp với sự nhỏ bé của con người, để rồi từ đó động lịng thương
cho kiếp người vô định, cô đơn khi sống trong cảnh đất nước bị nô lệ. Trong Tứ thơ “Tràng Giang”.


7

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vắng chợ chiều
Nắng xuống trồi lên sâu chót vót
Sơng Dài trời rộng bên cơ liêu”
Hay đó cịn là sự đối lập giữa thực tại phũ phàng, giá rét đói khát với một quá khứ hạnh phúc, ấm áp khi
được sống bên bà nội trong căn nhà có cây thường xuân leo trong câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm” của nhà
thơ Đan Mạch Alexander và rồi kết thúc câu chuyện là cái chết đau thương của cô bé, cũng sự đối lập giữa
thái độ lạnh lùng dửng dưng của người qua đường với nụ cười cịn vương trên khn mặt có phần hạnh phúc
của cô bé cũng như các nhà thơ nhà văn ấy. Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để thư pháp nghệ
thuật đối lập trong các sáng tác của mình, mà điển hình là sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, sự đối
lập ấy được sử dụng trong cảnh hai chị em Liên thức đợi chuyến tàu- “hai đứa trẻ” và trong đoạn miêu tả
cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục – “Chữ Người Tử Tù”, không chỉ như một nguyên tắc tạo dựng tình
huống truyện mà vươn đến ý nghĩa biểu tượng về hình thức đối lập giữa cái ác cái xấu và cái tốt cái đẹp
trong cuộc đời.
Thạch Lam và Nguyễn Tấn là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn cùng sinh ra trong một thời đại có
nhiều biến động đổi thay lớn lao. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp đối lập
trong việc xây dựng bối cảnh tác phẩm nhân vật, các chi tiết nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm vì thế trong
cả hai truyện ngắn ánh sáng và bóng tối vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng, giúp người đọc
thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn “hai đứa trẻ” bóng tối bao trùm như nuốt chửng
tất cả Phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó, thì anh sáng lại xuất hiện với tần số rất thấp ít ỏi đến
mức phải cố gắng quan sát tỉ mỉ mới phát hiện ra được sự đối lập không cân bằng ấy. Thể hiện sự ám ảnh về
một cuộc sống ngột ngạt, tù túng khơng lối thốt. Ta cũng bắt gặp thứ bóng tối đáng sợ đó trong cảnh cho
chữ một cảnh tượng Xưa nay chưa từng có trong thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” – đó vừa là bóng đen ám
ảnh bạn đọc bởi cuộc sống tàn ác đầy dẫy những mưu mô, xảo quyệt, nơi nhà tù thực dân vừa là cõi ác, cái
xấu xa, cặn bã trong cuộc sống cũng như trong tâm lương con người. Nhưng tương phản với cái bóng tối tàn
ác đó lại là ánh sáng lương tri, Ánh Sáng của cái thiện, cái đẹp lan tỏa tử bó đuốc rực cháy trong buồng giam
chật hẹp, từ những dòng chữ cuối cùng của người tử tù cho thấy một mảnh đời tung hoành ngang dọc, ở
những giây phút cuối cùng ấy. Ánh Sáng của cái đẹp thăng hoa, nó lấn át cả cái ác, cái tàn bạo. Mặc dù hai
thể ánh sáng và đối trong hai phiên truyện xuất hiện trong những không gian thời điểm vào mục đích khác
nhau, nhưng giữa chúng vẫn có 1 điểm tương đồng đó là bóng tối tương phản với ánh sáng chính là một

thành cơng được độc đáo của tác phẩm, nó có phần thể hiện chủ đề của thiên truyện.
Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp đối lập để xây dựng tác phẩm, lấy sự tương phản giữa ánh
sáng và bóng tối để triển khai bút pháp ấy. Nhưng mỗi người một cách khám phá riêng và đúng như vậy sêkhốp đã nói nếu tác giả khơng có lối đi riêng thì người đó khơng bao giờ là nhà văn, cả nếu anh khơng có
giọng riêng anh khó trở thành nhà văn thực thụ và hai nhà nhà văn mỗi người đã chọn cho mình một lời lối
đi riêng. Cũng chính nét xin việc ấy mà đã làm nên tác giả tác phẩm giá trị bất hủ có giá trị mất ngủ.
Trong cảnh hai chị em Liên đêm đêm thức đợi tàu ở truyện ngắn hai đứa trẻ Thạch Lam miêu tả sự tương
phản giữa ánh sáng và bóng tối, nhưng nhà văn nhằm tơ đậm hình ảnh của bóng tối hơn bóng tối dày đặc
bao trùm. Cả Phố huyện được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ánh mắt và cách cảm nhận của cơ bé Liên, cũng
là cái nhìn gửi gắm của tác giả. Bóng tối thật ghê gớm tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường


8
qua họ về nhà các ngõ vào làng lại đen lại đen hơn nữa khi màn đêm đã buông xuống thì lúc này đây bóng
tối đang gửi chị tất cả đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối, bóng tối khơng chỉ phủ lên mọi vật một
màu đen đặc qnh đáng sợ mà nó cịn bảo bao trùm cả không gian một cách yên tĩnh đến lạ thường. Phải
chăng đó là biểu trưng của cuộc sống tù động quần quanh nơi phố huyện nghèo lam lũ là hình ảnh đất nước
ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đầy máu và nước mắt cha ông ta từng đấm nát bàn tay trước cánh
cửa cuộc đời của đóng mà đời im ỉm khóa cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ. Văn chiêu hồn từng thấm giọt
mưa rơi nếu như bóng tối lúc này là chúa tể nó ngựa trị bao trùm nước trưởng mọi vật thì anh sáng thật nhỏ
nhoi như những vì tinh, tùy ý trên màn đêm đen đặc ánh sáng đã ít ỏi khơng đủ sáng làm cho bóng tối thêm
thăm thẳm đó chỉ là một hộp sáng, khe sáng, Đốm sáng, vệt sáng tất cả đều hiện lên thật nhỏ bé tội nghiệp
mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi yếu ớt đó là những thân phận con người
với cuộc sống bấp bênh trôi nổi và lụi tàn lẻ loi như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con
người nơi Phố huyện nhỏ bé này đó chính là chị tí với cuộc đời cơ cực mò cua bắt tép tối đến cùng gánh
hàng nghèo xơ xác. Chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo làm tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn
con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ liên thương bát phở siêu với gánh phở xa xỉ ấy ẩn đêm nào cũng thấy
dọn hàng. Thương Bác sẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc trắng trống trơn như một niềm hy vọng,
thương lắm những tiếng đàn của bác vào trong đêm yên lặng. Thương bà cụ Thi điên điên với điệu cười
chìm dần trong bóng tối chừng ấy mảnh đời với những vệt sáng nhỏ nhoi đã làm sống dậy hiện thực xã hội
Việt Nam thời Pháp thuộc một xã hội xơ xác tiêu điều đang nổi váng lên.

Bóng tối khơng chỉ bao trùm lên khơng gian mà còn phủ đầy cả tâm tưởng và tâm hồn, ngày của Liên khi
mà chị nhớ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyền ảo, nhưng đó chỉ là ánh sáng đơ thị trong
hồi niệm của Liên. Chỉ là quá khứ một thời tươi đẹp vụt qua rồi nhanh chóng tắt vụt trong ý nghĩ mơ hồ.
Bởi bây giờ trong đơi mắt chị, bóng tối ngập đầy và cái buồn với mọi thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của
chị, thứ ánh sáng ấy quá nhỏ bé lẻ loi, chỉ đủ soi rọi xung quanh, sự xuất hiện của ánh sáng khiến ta càng
thấm thía hơn sự nhỏ bé của kiếp người mong manh và người ta cũng càng khao khát biết bao trước ánh
sáng rực rỡ chói lóa, ánh sáng đồn tàu hay là thứ ánh sáng khác từ cái tăm tối hàng ngày của họ. Đó là ước
mơ đối với khao khát một cuộc sống tươi đẹp hơn của người dân nơi Phố huyện. Thế nhưng ánh sáng của
con tàu thì lướt qua quá nhanh, nó chỉ dừng lại trong giây lát rồi cũng đi vào đêm tối mênh mông, giống như
một ngôi sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời tối vụt tắt, mang theo bao ước mơ hoài bão đến nơi nào
chẳng rõ. Người dân phố huyện chỉ kịp chìm đắm trong ánh sáng, phút chốc các toa đèn sáng trưng, chiếu
ánh cả xuống đường những đốm than đỏ bay trên đường sắt, ánh sáng của đoàn tàu như thức tỉnh đời sống
tỉnh lẻ, như một câu nói hiện tại. Ánh sáng phố huyện về quá khứ, ánh sáng đơ thị nhưng đồn tàu đi rồi đêm
tối vẫn bao bọc xung quanh nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần xa dần trong đêm tối tĩnh mịch, cuối
cùng cũng khép lại dần với bóng tối khi mà hình ảnh thế giới quanh mình mờ đi. Nhưng dẫu sao đó vẫn là
niềm vui một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt buồn chán của hiện tại.
Ánh sáng khơng cịn mang ý nghĩa thực nữa, mà mang ý nghĩa biểu tượng, biểu tượng cho ước mơ của khát
khao, hạnh phúc và những điều tốt đẹp trước hiện thực cuộc sống, thụ động, buồn tẻ nơi Phố huyện. Sự xuất
hiện của ánh sáng, bóng tối là sự sáng tạo độc đáo làm nổi bật lên sự sống của tác phẩm. Đồng thời biểu
tượng cho những kiếp người sống vô danh trong một xã hội tù đọng nhưng vẫn không nguôi hi vọng về một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khác với “hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ ở truyện ngắn “Chữ Người
Tử Tù” của Nguyễn Tuân lại vừa đối lập và bổ sung cho nhau đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh
sáng. Nguyễn Tuân dồn hết tài hoa và bút lực đối lập để khắc họa nên cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa
nay chưa từng có, đó là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cải thiện, cái
chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và trong trẻo cao thượng… Bóng tối hiện ra trong bối cảnh một buồng


9
tối chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, bừa bãi phân chuột, phân gián, đối lập với cảnh bẩn thỉu ấy là

tấm lụa trắng tinh tương phản với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu, cháy sáng rực bóng tối của nhà tù là đại
diện cho cuộc sống thụ động tối tăm, đầy cái xấu xa, độc ác nơi nhà tù thực dân. Ánh sáng là tấm lụa trắng,
là ánh sáng của bó đuốc, của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa và nhân cách. Kết quả của sự tương phản
giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối của thiên lương con người, cái xấu và
cái ác dưới ánh sáng của nó giúp sáng rực bó đuốc của Chí Thiện, của niềm tin, của hi vọng, của khung cảnh
thật trang nghiêm. Huấn Cao dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ đối lập hoàn toàn với phong thái
ung dung đĩnh đạc của một người cho chữ, giờ đây chỉ cịn lại một người tù cổ đeo gơng chân vướng xiềng,
đang dậm tô từng nét chữ trên tấm lụa trắng tinh trên mảnh ván. Ngôi sao sáng Huấn Cao đang phát quang
bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ màn đêm ngự trị ngàn đời nơi đây. Vẻ đẹp cao nhân đó đã khiến cho
viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt chiếu lụa và các thầy
thơ lại gầy gị run run bưng chậu mực… Phong thái đó của hai kẻ đại diện cho nhà tù thực dân đối lập hoàn
toàn với kẻ hiên ngang cao ngạo, đường hoàng của Huấn Cao và nét chữ tung hoành ngang dọc trên mảnh
lụa trắng, phải chăng cái đẹp đã lên ngôi thay thế cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ cứu vớt con người,
cái đẹp đăng quang cho cái xấu xa phải chuyển xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp phải gắn với cái
thiện, không thể ở chung với cái xấu xa độc ác. Chính sự chân thành, mộc mạc, giản dị ấy đã khiến viên
quản ngục cảm động với người tù và dưng dưng: “ kẻ mê muội này xin bái Lĩnh”.
Với Nguyễn Tuân cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả oai hùng hoặc
miêu tả những nhân cách lớn nên thủ pháp đối lập cũng xây dựng rất gay gắt. Ánh sáng và bóng tối được sử
dụng nhằm miêu tả sự tương phản mạnh mẽ nhưng chuyển biến bất ngờ, đột ngột đó vừa là một thủ pháp
trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng, của ánh sáng với
bóng tối của chân lý cái đẹp, cái thiện lương, với cái xấu. Nhưng Thạch Lam thì ơng chỉ quan tâm đến tình
thương giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống, nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ơng khơng có sự
chuyển biến dữ dội. Ánh sáng nhỏ bé lẻ loi như để tô đậm hơn bóng tối, bóng tối lấn át cả ánh sáng để xua đi
cái tối tăm của nơi đây. Qua đó bày tỏ được tấm lịng cảm thơng của nhà văn đối với con người, đặc biệt là
những số phận nhỏ bé trong xã hội

Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch
Lam. Từ đó nêu những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện
cảm hứng nhân đạo độc đáo. Nhận xét về một số nét đặc sắc của truyện
ngắn này.

I. Đặt vấn đề
- “Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với những con người ở tầng
lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quí mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống
của mọi người xung quanh”. Chính tình cảm q mến và trang trọng ấy giúp Thạch Lam cảm nhận sâu sắc
những cảm xúc tinh tế của Hai đứa trẻ trong truyện ngắn cùng tên. Qua đó, tác giả thể hiện cảm hứng nhân
đạo mới mẻ, đặc sắc.
II. Giải quyết vấn đề
Khái quát: Tác phẩm Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938. Truyện nhưng khơng có
chuyện, chỉ là câu chuyện tâm tình. Câu chuyện khơng phát triển theo logic sự kiện mà giống như một bài
thơ trữ tình đầy xót thương, gói gọn trong khơng gian nhỏ hẹp nơi phố huyện nghèo hẻo lánh với những con
người nhỏ bé, những cảnh đời đơn điệu hắt hiu. Toàn truyện là những cảm xúc và tâm trạng của những đứa
trẻ nơi phố huyện đó trong khoảng thời gian từ chiều đến đêm. Ngịi bút của Thạch Lam tỏ ra thật tinh tế
trong việc diễn tả những rug động của hai đứa trẻ.
1. Diễn biến tâm trạng


10
a). Trước hết là tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều tàn
- Câu chuyện mở ra trong một khung cảnh chiều buồn man mác.
- Liên và An là những đứa trẻ từng sống ở HN, nay theo mẹ về vùng quê hẻo lánh. Liên
ngồi trong không gian bóng tối để những nỗi buồn chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây
thơ.
+. Liên cảm nhận được cái yên lặng của khung cảnh chiều quê quen thuộc. Đó là tiếng
trống thu không, phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những áng mây ánh hồng như hòn than
sắp tàn…gợi lên cái nhịp thời gian đang trôi, gieo vào lòng người một sự nuối tiếc mơ hồ,
có cái gì đó quá khó nắm bắt.
+. Cùng với cảm giác về thời gian còn là âm thanh tiếng ếch nhái văng vẳng ngoài đồng
ruộng, tiếng muỗi vo ve, mùi âm ẩm và mùi cát bụi quen thuộc… Đó là những xúc cảm rất
quen thuộc, thể hiện sự gắn bó với quê hương.
- Cảnh chợ tàn người về hết và tiếng ồn ào cũng mất…càng khiến lòng Liên thấm đẫm nỗi

buồn về một cuộc sống xác xơ, tiêu điều, đang đi vào chiều tàn lụi.
b). Trong bóng tối
- Từ quán hàng chật hẹp nhỏ bé của mình, Liên hướng tầm nhìn ra khung cảnh xung
quanh và càng thêm xót thương cho những kiếp người nhỏ bé, mong manh:
+. Thương xót cho những đứa trẻ nghèo phải nhặt nhạnh tất cả những thứ còn xót lại của
một phiên chợ tàn.
+. Liên chia sẻ với mẹ con chị Tí bằng sự thấu hiểu cuộc sống tẻ nhạt, quanh quẩn của
mẹ con chị.
+. Liên còn chia sẻ với sự ế ẩm của gánh phở bác Siêu, gánh đi gánh về gợi lên một nhịp
sống buồn tẻ.
+. Thương xót, thậm chí còn sợ hãi trước tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Đó là
cảm nhận về sự mỏng mang của kiếp người.
+. Liên còn cảm nhận được cái tù túng trong cuộc sống của chính bản thân mình: giam
hãm trong gian hàng nhỏ, lắm muỗi, chiếc chõng tre sắp gãy, tính nhẩm, “ngày phiên mà
bán cũng chẳng ăn thua gì”.
∀ Liên cảm nhận được nỗi buồn thấm thía trước cảnh quá quen của những kiếp người nhỏ
bé, leo lét trong không gian mênh mông tă tối của phố huyện.
- Tầm hồn nhỏ bé và nhạy cảm của Liên cũng buồn và nuối tiếc một quá khứ xa xămnhững ngày sống ở HN- một HN sáng rực và huyên náo với những cốc nước xanh đỏ. Đó là
một quá vãng xa xôi mà giờ đây trong tâm trí Liên tất cả hiện lên đều không rõ ràng.
- Liên có cái nhìn huyền diệu về vũ trụ bao la thăm thẳm và bí ẩn. Đó là một vò trời ngàn
sao lấp lánh, dải Ngân Hà, ông thần Nông cùng con vịt. Thế nhưng vũ trụ lại quá xa lạ với
tâm hồn trẻ thơ, nó làm “mỏi trí nghĩ” của hai chị em. Nên chỉ một lúc sau, hai chị em “lại
cúi nhìn về mặt đất”.
- Cảnh đồng quê về đêm thật yên tĩnh, lặng lẽ. Tất cả sự dày đặc của bóng tối đang vây
quanh “ đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối” trong khi đó các cửa nhỏ chỉ để hé
ra “một khe ánh sáng”, những vệt sáng của đom đóm, các “quầng sáng thân mật xung
quanh ngọn đèn”. Sự đối lập gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng tô đậm sự buồn tẻ, lay lắt
của phố huyện – một cuộc sóng mù sáng. Điều đó càng khiến tâm hồn Liên thấm thía nỗi
buồn.
c). Trong tâm trạng buồn Liên hoài niệm về quá khứ và khao khát, hi vọng đợi chờ: đó là hi

vọng chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua. Diễn biến tâm trạng chờ tàu của hai chị em Liên
được Thạch Lam miêu tả khá tinh tế.
- Liên chờ tàu không phải để bán hàng mà là nhu cầu tinh thần hàng đêm. Bởi vậy, An
mặc dù đã buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố dặn chị “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”.
∀ Hai chị em Liên chời đợi tàu trong tâm trạng háo hức, bồi hồi như chờ đợi phút giao thừa
thiêng liêng. Liên lặng lẽ chờ đợi với tâm trạng yên tĩnh trong tâm hồn.
- Đoàn tàu đến trong sự mong chờ của chị em Liên. Liên và An hướng cả hồn mình vào
đoàn tàu khi còn ở xa “tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới với những toa hạng sang,
kèn và đồng lấp lánh, các cửa kính sáng.


11
∀ Con tàu đã đem đến một thế giới khác đi qua, một thế giới rực rỡ, vui vẻ, huyên náomột thế giới khác hẳn với sự nghèo khôt hàng ngày.
- Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc rất ngắn rồi vụt qua đi vào đêm tối. Ta
bắt gặp phía sau đoàn tàu một nguồn ánh sáng nhỏ nhoi chỉ trực tan hòa vào bóng tối. An
nhận ra tàu hôm nay “kém sáng hơn”, nhưng Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng”. Đoàn tàu
không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm
khao khát cho những con người nơi đây “chừng ấy con người…của họ”.
2. Những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo
- Đọc truyện của Thạch Lam ta thấy nhà văn không đi vào tố cáo sự đàn áp bất công của
xã hội, cũng không khiến người đọc phải uất ức, căm giận những cảnh bóc lột, hành hạ
của giai cấp thống trị đương thời. Nhưng tác phẩm vẫn chất chứa tư tưởng nhân đạo đặc
sắc. Tư tưởng nhân đạo ấy được toát lên trước hết ở niềm thương xót chân thành của nhà
văn trước những cảnh đời đơn điệu, hắt hiu nơi phố huyện nhỏ bé. Nhà văn xót xa bởi họ
phải sống một cuộc sống vô nghĩa trong “cái ao đời bằng phẳng”, cuộc “đời tẻ nhạt như
tàu không đổi chuyến”. Từ chị em Liên, mẹ con chị Tí đến bà cụ Thi Điên, gia đình bác
Sẩm, bác Siêu, họ đang tồn tại chứ không phải đang sống.
+. Họ tồn tại trong một nhịp sống uể oải, tù túng , bế tắc với những công việc tẻ nhạt,
buồn chán, lặp đi lặp lại “ngày nào cũng vậy”, “chiều nào cũng thế”, “đem ra rồi lại dọn
vào”, “gánh đi rồi lại gánh về”…

+. Đọc thấu được nhịp điệu ấy, nhà văn thương họ, thương cho tất cả những ai phải sống
một cuộc đời tẻ nhạt, bằng phẳng như Huy Cận nói:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui vẫn từng ấy mặt người
Vì quá quen nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện. (Quanh quẩn)
∀ Thấm đẫm tinh thần xót thương ấy, tác phẩm của Thạch Lam có giá trị nhân đạo mới
mẻ, sâu sắc. Đó cũng là điểm gặp gỡ giữa Thạch Lam với các tác giả khác: Xuân Diệu (tỏa
nhị Kiều), Nam Cao (Sống mòn).
- Không chỉ dừng lại ở sự xót thương, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện TL dường
như còn muốn gióng lên trong tâm trí con người một hi vọng mong manh. Ánh sáng của
con tàu hay chính là niềm khao khát đổi thay, khao khát cuộc sống có ý nghĩa hơn, dẫu
chỉ là trong mong ước “Chừng ấy con người…họ”.
Đặt trong hoàn cảnh XHVN những năm 30- 45, những khao khát ấy cũng chính là sự thức
tinh ý thức cá nhân mới mẻ. Nói lên điều này, tác phẩm của Thạch Lam đã góp phần làm
phong phú hơn cho tư tưởng nhân đạo của văn học giai đoạn này.
3. Một số nét đặc sắc về nghệ thuật
¬- Cách dựng truyện:
+. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện không có truyện, không có những biến cố căng
thẳng dồn nén, những xung đột gay gắt, những tình tiết căng thẳng, thời gian ngắn, nhân
vật không nhiều.
+. Nhưng câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc bởi chính mạch tâm tình của nó. Cả truyện
được phát triển theo những diễn biến tâm trạng tinh tế, phức tạp của các nhân vật. Từ đó
khơi ngợi cho người đọc những xúc cảm thân quen, những nỗi niềm về quá vãng…Cách kể
chuyện tâm tình là một sáng tạo riêng của Thạch Lam góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp
dẫn .của tác phẩm.
- Xây dựng nhân vật:
Nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ không được xây dựng là những tính cách điển hình
mà được khám phá ở chiều sâu tâm trạng. Nghệ thuật phân tích tâm lí của ngòi bút Thạch
Lam tạo nên sự thành công của thiên truyện.

+. Những đoạn văn miêu tả nỗi buồn của Liên trong buổi chiều tà.
+. Xúc cảm mênh mông trước vũ trụ bao la.
∀ Là những đoạn văn rất giàu chất thơ, thể hiện khả năng diễn tả tâm lí nhân vật của
Thạch Lam, gợi lên những cảm xúc thân quen trong lòng người.


12
- Thủ pháp nghệ thuật độc đáo;
+. Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối tạo nên những ám ảnh trong lòng người: bóng tối
bao trùm toàn tác phẩm. Nó xuất hiện ngay đoạn văn mở đầu, dần lan tỏa khắp thiên
truyện: đường phố…bóng tối, tối hết cả…nữa, đêm tối…yên lặng.Thậm chí bóng tối còn
ngập dần đầy trong mắt Liên.
∀Ngoài ý nghĩa tả thực hình ảnh bóng tối rất ám ảnh. Cảnh phố phường chìm trong bóng
tối được diễn tả chi tiết khiến người đọc dễ liên tưởng tới xã hội Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám.
+. Nhưng trong bóng tới khơng phải khơng có áng sáng:
• Ánh sáng xang hắt qua khe cửa những hiệu khách.
• Ánh sáng từ những ngơi sao xa xanh.
• Ánh sáng từ ngọn đèn chị Tí chỉ là một quầng sáng thân mật.
∀ Ánh sáng nhỏ bé, lẻ loi chỉ đủ soi rọi xung quanh. Sự xuất hiện của ánh sáng khiến ta
càng thấm thía hơn sự nhỏ bé của kiếp người mong manh. Và người ta càng khát khao
biết bao trước ánh sáng rực rỡ, chói lòa – ánh sáng đoàn tàu hay là thứ ánh sáng khác từ
cái tăm tối hàng ngày của họ.
] Sự xuất hiện của ánh sáng- bóng tối chính là sự sáng tạo độc đáo làm bật sức sống của
tác phẩm.
+. Ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ:
“chiều chiều rồi…đưa vào”
“Một đêm mùa hạ…gió mát”.
III. Kết thúc vấn đề
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn hay của TL. Nó không hấp dẫn người đọc bằng những tính

cách sắc nét, tình huống li kì. Nó hấp dẫn người đọc bằng chính vẻ đẹp của cuộc sống đời
thường đã được khám phá, cảm nhận bằng chính ngòi bút tinh tế và giọng văn nhẹ nhàng
của tác giả.
Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đượm buồn thể hiện những giá trị nhân đạo mới mẻ,
đặc sắc của TL. Qua đó, chúng ta còn thấy được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trang
trọng trước sự sống.
Đề 2: Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn hai đứa trẻ. Từ đó nhận
xét về giá trị hiện thực và nhân đạo
I. Đặt vấn đề
TL là cây bút nhạy cảm, có khả năng khơi gợi những rung động mong manh, tinh tế.
HĐT là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của TL. Tác phẩm
được in trong tập Nắng trong vườn. Qua những rung cảm và dòng suy nghĩ miên man của
cô bé Liên, tác giả đã thể hiện niềm xót thương trước cuộc sống tù đọng, bế tắc trong xã
hội cũ của người lao động và niềm khao khát của họ về một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Thể hiện chủ đề này, TL đã miêu tả những cảnh đầy ấn tượng bằng việc vẽ lên bức tranh
phố huyện ám ảnh, day dứt tâm hồn mỗi người.
II. Giải quyết vấn đề
1. Khung cảnh thiên nhiên
- Câu chuyện mở ra bằng khung cảnh một buổi chiều tà gợi buồn chiều chiều rồi. Nhịp
điệu câu văn đều đều nhưng vẫn có một chút thảng thốt nghe như một tiếng thở dài.
- Buổi chiều được gợi ra trước hết với những chi tiết thật tinh tế:
+. Tiếng trống: từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, nhịp trống chậm rãi, thong thả
như điểm vào nhịp bước đi của thời gian.
+. Sắc màu: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn. Bức tranh có sắc đỏ rực của mặt trời nhưng không mang đến cho người đọc cảm giác
ấm áp mà chỉ là cảm giác vội vã của cảnh ngày sắp tắt.
+. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve càng tô đậm hơn sự yên
lặng, vắng vẻ của một phố huyện trong cảnh chiều tàn.
∀ không nhiều, chỉ bằng vài nét phác họa nhưng cũng đủ để có một nỗi buồn bâng
khuâng, man mác, mơ hồ trong khung cảnh buổi chiều quê.



13
] Trong một đoạn văn ngắn, 5 từ chiều, hai từ buồn cùng với nhịp điệu câu văn chậm rãi,
thong thả, ru hồn người vào nỗi buồn man mác.
Bức tranh thiên nhiên ngay từ khúc dạo đầu đã tạo không khí trầm buồn hắt hiu cho toàn
thiên truyện.
2. Bức tranh đời sống
- Đặc biệt TL đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện:
+. Nói đến chợ người ta thường nghĩ ngay đến một nơi đông vui tấp nập. Nó là nơi biểu
hiện sức sống của một làng quê, là nơi biểu hiện thuần phong mĩ tục. TL đã khéo léo tả
cảnh ngày phiên để nói hết xơ xác, tiêu điều của phố huyện.
+. Cảnh chợ mở ta bằng hình ảnh: người về hết và tiếng ồn ào cũng mất; trên đất chỉ còn
rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, nhãn và lá mía. Mặc dù thế nhưng lũ trẻ vẫn cố bòn mót trong
đám phế thái đó một chút gì còn sót lại. Ngày chợ phiên như thế thì sức sống đã thực
kém. Tất cả mọi người đều trông chờ vào nhau nhưng chỉ là sự quẩn quanh, vô vọng,
trông chờ vào sự q̉n quanh, vơ vọng.
• Mùi vị tỏa ra từ khung cảnh ấy là mùi của rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị…một mùi âm ẩm, ngai
ngái. Đó là thứ mùi rất đặc trưng để nói tới sự nghèo nàn. Nó đã góp phần làm khung
cảnh thêm tàn lụi, héo úa.
+. TL đã sử dụng thật tài tình nghệ thuật đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: câu chuyện
mở ra trong lúc giao tranh giữa ánh sáng và bóng tới.
• Ánh sáng nhạt dần: phương Tây đỏ rực…, ánh ngày sắp tàn rồi bóng tối xuất hiện trên
ngọn tre và cuối cùng bao trùm lên cả phố huyện là cái bóng tới mênh mơng.
• Ánh sáng thu hẹp phạm vi: như ánh sáng của ngôi sao xanh trên bầu trời, ánh sáng yếu
ớt, ảm đạm lọt qua khe cửa khép hờ, ánh sáng hắt ra từ ngọn đèn của chị Tí… tất cả đều
mờ nhạt,́u ớt, khơng đủ soi tỏ.
• Bóng tối thì chiếm lĩnh và bao phủ: đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối, tối hết
cả, tối cả con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà, thậm chí bóng tối còn ngập dần
đầy trong đôi mắt Liên

] ánh sáng >< bóng tối, thể hiện sự ám ảnh về cuộc sống ngột ngạt, tù túng, không lối
thoát.
- Trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con người – chứng nhân của cuộc sống nghèo
nàn, đơn điệu hiện lên thật ám ảnh.
+. Điển hình cho những kiếp người đó là chị Tí với nhịp sống quẩn quanh. Ngày cho mò
cua bắt tép, tối đến chị mới dọn hàng nước. Nhưng cái đáng sợ là dẫu biết sớm hay muộn
có ăn thua gì chị vẫn dọn. Đây không phải là cuộc sống thật sự mà sự cầm chừng giao
tranh với sự sống. Ngay cả cách trả lời Liên “ Ôi chao! …gì” cũng góp phần cho ta thấy
cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh của nhân vật.
+. Bà cụ Thi điên: chỉ đủ tiền mua một cút rượu uống một hơi cạn sạch. Đó là một hình
ảnh đầy sức ám ảnh với dáng đi lảo đảo và tiếng cười khanh khách tan vào trong bóng
đêm.
ΦPhải chăng đó chính là sản phẩm của một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh. Người điên,
người thì còn đó nhưng đời đã tàn quá nửa.
+. Bác Siêu- với gánh phở của mình hi vọng sẽ kiếm được chút gì để tồn tại, để cầm cự với
sư sống. Nhưng ở nơi phố huyện nghèo này, Phở trở thành một thứ quà xa xỉ, vì vậy nguy
cơ ế hàng càng cao.
+. Gia đình bác Xẩm: dùng lời ca tiếng hát của mình để kiếm sống. Nhưng ở nơi cái ăn còn
chẳng có thì người dân nghèo làm gì có thời gian để thưởng thức âm nhạc. Vì vậy, cái
nghèo, cái đói luôn rình rập gia đình bác.
+ Tiền cảnh bức tranh đời buồn thảm, héo tàn là bóng hai chị em Liên cũng âm thầm
không kém với cái cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, khách hàng là những con người khốn khổ
không đủ tiền mua lấy nửa bánh xà phòng.
Liên thương cho những kiếp người lay lắt nhưng bản thân cuộc sống của Liên cũng không
tránh khỏi cuộc sống nghèo nàn đơn điệu.


14
Trong nỗi buồn chung của mọi người, bi kịch của Liên là ý thức được nỗi buồn và sự đơn
điều, bủa vây.

+. Chi tiết ấn tượng nhất là cảnh đoàn tàu: đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
(phân tích hình ảnh đoàn tàu)
] khát vọng về sự đổi thay trong xã hội.
3. Giá trị hiện thực và nhân đạo
a). Hiện thực
- Bức tranh phố huyện là hình ảnh khái quát đầy đủ cái tăm tối, chật hẹp của xã hội Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám. Thân phận con người ở đây thật nhỏ bé, đáng thương.
∀ Thạch Lam đã thực sự gặp gỡ với nỗi buồn chán, bế tắc trong tâm hồn những người
cùng thời.
Huy Cận:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.
Nam Cao: Cuộc sống cứ mòn đi, rỉ ra, mốc lên”.
b). Nhân đạo
- Cảm xúc xót thương của tác giả cho những cảnh đời phải sống không ra sự sống.
- Thức dậy ở con người những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, khác với cuộc
sống tù đọng tối tăm, bế tắc của họ: hình ảnh đoàn tàu.
Đặt trong hoàn cảnh xã hội VN 30-45, khát vọng mà TL hướng tới chính là sự thức tỉnh của
ý thức cá nhân sâu sắc. Đây chính là giá trị nhân bản có chiều sâu, gặp gỡ với kgast vọng
sống của Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm
năm”, gặp gỡ với khát vọng xây dựng được một sự nghiệp có ích cho mình và cho xã hội
trong những tác phẩm của Nam Cao.
III. Kết thức vấn đề
- HĐT là một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Tác phẩm thể hiện đậm chất phong cách TL.
- Với giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, tác phẩm TL sẽ còn sống mãi trong lòng người
đọc.
Đề 3: Chất hiện thực và lãng mạn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam.

I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ.
- Vấn đề cần nghị luận: chất hiện thực và lãng mạn
II. Thân bài
1. Chất hiện thực
- Chất hiện thực thể hiện rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn
mỏi, quẩn quanhm bế tắc.
+. Bức tranh mở ra bằng một cảnh chiều tàn với những âm thanh quen thuộc của đồng
quê: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve
cùng với những hình ảnh chân thực khi hoàng hôn tắt: phương tây đỏ rực như lửa cháy,
những đám mây, dãy tre làng.
Φ Tất cả như tự nó bước vào trang văn của Thạch Lam.
+. Cảnh một phiên chợ vãn ở một miền quê được miêu tả chân thực đến từng chi tiết:
• Ống kính của nhà văn đã nhìn lại trên mặt đất để thấy: rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá
nhãn… đó là những thứ còn sót lại của mợt phiên chợ q.
• Phát hiện ra cái mùi đặc biệt của quê hương: “cái mùi riêng của đất của quê hương
này”, được tạo nên từ cái “mùi âm ẩm …quen thuộc”
ΦThạch Lam đã sử dụng những chất liệu đời thường làm nên trang văn đậm đà hương sắc
đồng quê.


15
+. Cảnh sống nơi phố huyện: Không ồn ào, không to tát, chỉ bằng những mảnh đời nhỏ bé
như những lát cắt của cuộc sống TL đã tái hiện chân thực cảnh sớng q̉n quanh, nhàm tẻ
nơi phớ hụn nghèo.
• Đó là gia đình chị Tí: Ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng. Dẫu chẳng kiếm được là bao
nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm. Cả gia tài của chị chỉ là một
chõng hàng.
Φ Đây chính là một điển hình cho cuộc sốnglay lắt, ngoi ngóp nơi phố huyện. Đó chỉ là sự

cầm chừng, sự tồn tại trong vô vọng không phải là sự sớng thực sự.
• Bà cụ Thi điên: chỉ đủ tiền mua một cút rượu uống một hơi cạn sạch. Đó là một hình ảnh
đầy sức ám ảnh với dáng đi lảo đảo và tiếng cười khanh khách tan vào trong bóng đêm.
ΦPhải chăng đó chính là sản phẩm của một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh. Người điên,
người thì còn đó nhưng đời đã tàn quá nửa.
• Bác Siêu- với gánh phở của mình hi vọng sẽ kiếm được chút gì để tồn tại, để cầm cự với
sư sống. Nhưng ở nơi phố huyện nghèo này, Phở trở thành một thứ quà xa xỉ, vì vậy nguy
cơ ế hàng càng cao.
• Gia đình bác Xẩm: dùng lời ca tiếng hát của mình để kiếm sống. Nhưng ở nơi cái ăn còn
chẳng có thì người dân nghèo làm gì có thời gian để thưởng thức âm nhạc. Vì vậy, cái
nghèo, cái đói ln rình rập gia đình bác.
• Hai đứa trẻ: chính là những mảnh đời đáng thương nhất.Chúng còn nhỏ nhưng đã phải
thay mẹ quán xuyến cửa hàng. Hơn nữa chúng từng có một tuổi thơ tươi đẹp gắn với Hà
Nội rực rỡ ánh sáng. Chúng là những đứa trẻ có tâm hồn đặc biệt nhạy cảm nên chúng
sớm nhận ra nhịp điệu buồn tẻ của cuộc sống nơi phố huyện.
8Chừng ấy mảnh đời, kiếp người đã làm sống dậy hiện thực xã hội Việt Nam thời Pháp
thuộc. Một xã hội sa sút tiêu điều, trì trệ, một xã hội đang “nổi váng lên”. Đó là xã hội của
những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng của Xuân Diệu “Toả nhị Kiều”.
Họ thực sự là những con người sống một cuộc đời “đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến”.
Những kiếp người quẩn quanh đó đã đi vào trong thơ văn của Huy Cận:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.
∀ Không đi vào xung đột gay gắt, những số phận thê thảm như những nhà văn hiện thực,
TL đã lặng lẽ góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen nhàm bình
lặng, những đốm sáng lẩn khuất leo lét trong bóng tối tịch mịch để làm nên bức tranh
hiện thực khó quên.
Bức tranh hiện thực có sức ảm ảnh có lẽ bởi TL đã vẽ bằng bút phá lãng mạn. Cái lãng
mạn của TL không phải là sự tô hồng đời sống của người dân phố huyện theo kiểu tiểu

thuyết lãng mạn của TLVĐ. Lãng mạn của TL là vẻ đẹp tiềm tàng ngay trong đời sống giản
dị quanh ta. Chất hiện thực và lãng mạn hoà quyện đan xen trong mỗi trang văn của TL.
2. Chất lãng mạn
- Vẻ đẹp nên thơ đáng yêu của phố huyện. Phố huyện tuy nghèo nhưng vẫn đáng yêu.
+. Buổi chiều ở phố huyện là buổi chiều hiu hắt, man mác buồn nhưng cũng không kém
phần thi vị với bản hoà âm thôn dã tạo nên từ âm thanh quen thuộc của tiếng trống, tiếng
ếch, tiếng muỗi…những hình ảnh, màu sắc đậm chất hội hoạ phương Đông: hình ảnh
phương Tây đỏ rực, áng mây hồng, dãy tre làng đen lại. Những gam màu tương phản gay
gắt. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những cau văn nhẹ nhàng với nhịp điệu du
dương như ru hồn người vào một không gian buồn. Đó thực sự là một bức hoạ đồng quê.
+. Một đêm mùa hạ êm như nhung ru hồn người, ru hồn hai đứa trẻ vào một thế giới thơ
mộng.
∀ Phố huyện dưới ngòi bút của Thạch Lam buồn nhưng không thê thảm, lặng lẽ nhưng vẫn
ẩn một nét đẹp dân dã mang cái hồn của quê hương Việt Nam. TL đã chắt chiu những cái
đẹp tiềm tàng ngay ở cuộc sống giản dị quanh mình.


16
- Vẻ đẹp tâm hồn hai đứa trẻ tạo nên một nguồn ánh sáng êm dịu trong trẻo trong suốt
thiên truyện đầy bóng tối này. Đó là tâm hồn nhạy cảm tinh tế, giàu khát vọng, đon hậu.
+. Tâm trạng của Liên khi phớ hụn lúc chiều tàn.
• B̀n man mác trước giờ phút của ngày tàn.
• Liên đã cảm nhận được cái mùi riêng của đất, của quê hương- một thứ mùi đặc biệt khi
nhìn rác rưởi…những thứ còn xót lại trên mặt đất sau mợt ngày phiên.
• Tâm hồn đó đặc biệt nhạy cảm, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật, phát hiện ra
những biến thái tinh vi của thiên nhiên; tâm hồn như đang hoà cùng thiên nhiên “qua kẽ
lá của cành bàng”…
• Chị em Liên thấy thương cho những kiếp người nghèo nơi phố huyện, những con người
đang chìm dần vào bóng tối.
∀ Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu tình yêu con người, yêu thiên nhiên, đất nước.

+. Sống trong phố huyện ngèo, chị em Liên luôn muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo túng
hiện tại bằng khát vọn tìm kiếm ánh sáng nhỏ nhoi và hai chị em không ngừng mưo ước,
hồi tưởng quá khứ tươi đẹp – Nó như một điểm tựa để chị em Liên có thể vươn lên cuộc
sống buồn tẻ này.
+. Chính vì muốn thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, tù túng nên ngày nào chị em Liên cũng
cố thức đợi tàu trong một tâm trạng háo hức và hồi hộp. Chị em Liên muốn sống nhịp
sống sôi động cuối cùng của phố huyện. Bởi đoàn tàu đem đến một cuộc sống khác hẳn
với phố huyện nghèo - một thế giới rực rỡ, vui vẻ và huyên náo. Đoàn tàu đã chở theo một
mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, sung sướng hơn. Đoàn tàu là tia hồi quang của quá khứ.
∀ Dù sống trong nghèo khổ nhưng con người không thôi mơ ước. Chính niềm mơ ước
mong manh đã khiến cho người dân phố huyện sống qua những ngày tối tăm.
- Chất lãng mạn còn toát lên từ những câu văn nhẹ nhàng như giăng mắc vào lòng người
nỗi thương cảm ngậm ngùi xót xa cho những kiếp sống khắc khoải.
∀ Văn TL vừa có chất nhạc vừa có chất hoạ đậm chất phương Đông. Chất nhạc êm ái trầm
buồn lắng sâu.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
- Thành công của tác phẩm: hài hoà giữa chất hiện thực và lãng mạn.
Đề 4: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn cô bé Liên trong “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam.
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu tác giả TL.
- HĐT là tác phẩm hay, tiêu biểu cho phong cách TL: sức hấp dẫn của tác phẩm là đã khơi
dậy được “ những rung động cực điểm của một tâm hồn thơ dại”. Đó là vẻ đẹp tâm hồn
của Liên và đó cũng là sức hấp dẫn, chất thơ của tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giới thiệu truyện, nhân vật
- Giới thiệu truyện.
- Giới thiệu nhân vật: Khác với những đứa trẻ nơi phố huyện, Liên và An đã từng sống ở
HN ồn ào, náo nhiệt nay phải theo mẹ về vùng quê hẻo lánh. Tâm hồn Liên khác với

những cô gái quê khác, luôn có những rung động hết sức tinh tế. Cuộc sống của Liên và
An quẩn quanh trong gian hàng đơn điệu, nhưng cuộc sống quanh quẩn không làm mất đi
vẻ đẹp phong phú trong tâm hồn Liên.
2. Phân tích
a). Ngòi bút của TL tinh tế trong diễn tả diễn biến tinh vi trong tâm hồn con người
- Tâm hồn Liên thật nhạy cảm tinh tế:
+. Cảm nhận được cảnh buổi chiều quê thật thấm thía.
+. Cảnh chợ tàn.
∀ nỗi buồn mong manh mơ hồ nhưng thấm sâu vào đáy tâm hồn con người.
+. Mùi riêng của đất, của quê hương này. Tâm hồn Liên đặc biệt gắn bó, yêu mến chốn
quê hương thân thuộc.


17
+. Bức tranh phố huyện vào đêm….
∀ cảm giác mênh mông, bí ẩn. Bầu trời chứa đựng trong đó cái bí mật thăm thẳm, cái
huyền diệu của tuổi thơ.
b). Tâm hồn giàu tình thương- nhân ái
- Mặc dù phải bán quán hàng tạp hóa nhỏ…nhưng sự nghèo nàn, tù túng không làm chai
sạn tâm hồn Liên. Tâm hồn Liên vẫn rung lên niềm trắc ẩn chân thành:
+. Những đứa trẻ nghèo: Liên rất thương chúng nhưng chính chị cũng không có tiền cho.
+. Chị Tí: hỏi han chân thành, đồng cảm với cuộc đời khó khăn, nghèo khổ, tù túng, quẩn
quanh của chị.
+. Thấu hiểu nỗi khổ của bác Siêu.
+. Cụ Thi Điên tuy hơi sợ nhưng vẫn ân cần chu đáo, rót rượu đầy cho cụ.
+. Đối với em: dành cho em những tình cảm yêu thương của người chị lớn chăm sóc em
rất ân cần chu đáo.
Không phải vô tình tác giả nhắc tới quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn chị Tí.
Quầng sáng ấy chính là tình người ấm áp nơi đây tỏa ra, từ tâm hồn Liên và những người
nghèo khổ khác.

c). Biết khao khát một cuộc sống có ý nghĩa hơn
- Thể hiện ở ngay nỗi buồn man mác trong tâm hồn Liên trước giờ khắc của ngày tàn. Liên
buồn thấm thía trước cảnh chiều quê đơn điệu. Đó là nỗi buồn của cái tôi có ý thức về
cuộc sống, không khỏi nuối tiếc về cuộc sống khi thời gian một đi không trở lại.
- An dễ dàng chìm vào giấc ngủ của tuổi thơ trong khi Liên thao thức chờ đợi một chuyến
tàu đêm đi qua.
Hình ảnh đoàn tàu chính là niềm mơ ước của chị em Liên về một cuộc sống khác với cuộc
sống buồn tẻ nơi đây.
(phân tích cảnh chờ tàu).
III. Kết thúc vấn đề
HĐT thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc.
Trong hoàn cảnh 30 – 45 xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút Thạch Lam
vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều đó
chứng tỏ TL là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu biết bao với cuộc sống
với con người.
Chính điều đó đã tạo nên giá trị lâu bền và sức hấp dẫn riêng biệt của những trang viết
TL.
Đề 5: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy rõ phong
cách riêng, độc đáo của nhà văn TL.
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu nhà văn TL- một phong cách riêng độc đáo.
- HĐT là truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách văn chương TL.
- Câu chuyện dựng lên bức tranh hiện thực về xã hội Việt Nam trước cách mạng với những
số phận nhỏ bé, đáng thương của những kiếp người và niềm khát khao đổi thay của họ.
- Sức hấp dẫn của truyện chính ở giá trị nghệ thuật độc đáo.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cách dựng truyện
- Đây là loại truyện tâm tình, truyện không có truyện, không khai thác mâu thuẫn căng
thẳng dồn nén, tích tụ mà đi sâu vào những chi tiết bình dị, đời thường.
+. Thời gian ngắn: một khoảnh khắc chiều tà và vào đêm.

+. Không gian nhỏ hẹp: một góc phố huyện nghèo nàn, hẻo lánh.
+. Thế giới nhân vật ít.
- Chi tiết đơn giản không có gì: cả truyện chỉ là những tâm tư, cảm xúc của những đứa trẻ
nghèo tạo nên những ám ảnh, day dứt về cuộc sống nghèo nàn đơn điệu của xã hội Việt
Nam trước cách mạng trong đó số phận con người nhỏ bé, đáng thương.
+. Cái đơn điệu, tẻ nhạt của cuộc sống ấy được cảm nhận qua bức tranh thiên nhiên
Cảnh chiều: buồn tàn lụi (phân tích)
+. Cảm giác tiêu điều về cuộc sống: chợ tàn (phân tích).


18
+. Hình ảnh con người nơi đây: tác giả không miêu tả nhiều chỉ cần một vài phiến ảnh
nhưng cũng đủ làm nổi bật hình ảnh những kiếp người lay lắt, nhỏ bé, đang phải sống
cuộc sống buồn tẻ, đáng thương:
• Chị Tí
• Bác Siêu
• Bác Xẩm
• Bà cụ Thi điên
• Tiền cảnh là chị em Liên
[ Văn TL khơng cần những mâu thuẫn gay gắt, nóng bỏng, không khiến cho lòng người
phải uất ức, căn hờn. Văn TL chỉ cần những chi tiết, hình ảnh bình dị, chân thực nhưng gợi
lên nỗi xót thương về cuộc sống không lối thoát, về những kiếp người nhỏ bé, đáng
thương.
2. Thủ pháp tương phản: ánh sáng và bóng tối
- Câu chuyện mở ra trong lúc giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối:
+. Ánh sáng nhạt dần, yếu ớt không đủ soi tỏ cuộc sống xung quanh.
+. Bóng tối dần chiếm lĩnh, bao phủ toàn tác phẩm.
∀ tạo nên nỗi ám ảnh về một cuộc sống tối tăm, tù đọng. Con người thật nhỏ bé trước vũ
trụ.
- Trong bóng tối, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu thực sự có ý nghĩa (phân tích). Nó đã đánh

thức tâm hồn con người: khao khát một sự đổi thay, khao khát về một cuộc sống khác có
ý nghĩa hơn.
∀ Bóng tối tương phản với ánh sáng chính là một thành công độc đáo của tác phẩm. Nó
góp phần thể hiện chủ đề của thiên truyện.
3. Khả năng miêu tả những rung động mong manh, tinh tế trong tâm hồn con người
- Cảm giác mong manh mơ hồ như cánh bướm non, xúc cảm trong sáng tinh tế trong tâm
hồn con người: diễn biến tâm trạng của Liên.
- Trong buổi chiều quê buồn thấm thía, Liên cảm nhận được từng bước đi của thời gian. Cái
lặng lẽ, man mác của buổi chiều quê như thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị:
+. Tiếng trống… nhịp thời gian trôi chảy.
+. Tiếng ếch nhái… cảm giác thân thuộc với cảnh đồng quê.
+. Mùi vị đất cát quê hương…mùi riêng.
∀ Chỉ bằng vài nét chân thực đã khơi gợi được cảm giác thân quen của con người Việt. TL
đã miêu tả diễn biến tâm trạng hết sức tinh tế tạo sức gợi trong lòng người đọc.
- Giữa cái mênh mông, yên lặng của quê hương Liên thả tâm hồn mình mơ tưởng tới vũ
trụ xa xanh với bầu trời đêm huyền bí đưa Liên trở về với quá vãng chưa xa thật êm đềm.
Đó là giây phút lòng người neo đậu những cảm xúc thật yên tĩnh.
+. Xúc cảm của Liên hướng tới việc chờ đợi đoàn tàu. Những trang viết miêu tả tâm trạng
thật tinh tế (phân tích ngắn gọn tâm trạng Liên chờ tàu).
] Hấp dẫn trong những trang văn của TL là ở khả năng khơi gợi những rung động tinh tế
như thế trong tâm hồn con người. Tác phẩm của TL đậm đà tình cảm và rất giàu chất thơ,
không phải ai cũng dễ dàng có được những trang văn tinh tế như thế nếu không xuất phát
từ tấm lòng nhân hậu với cuộc sống, với con người.
4. Văn TL đẹp như thơ: ngữ điệu nhỏ nhẹ, thủ thỉ, câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu ru hồn
người tạo nên những xúc cảm tinh tế mà trong sáng
- Quên làm sao được những trang văn miêu tả chiều quê đẹp thế. Nhịp điệu chậm rãi, êm
ả, tạo ấn tượng mơ hồ về một quá vãng. Điều đó thể hiện tâm hồn gắn bó rất sâu với quê
hương, với ruộng đồng. Nó đã gióng lên trong tâm hồn con người một nỗi niềm tha thiết
“Chừng ấy con người trong bóng tối…của họ”.
- Văn đẹp như thơ góp phần thanh lọc tâm hồn con người, khiến cho những rung động mơ

hồ trở nên thấm thía hơn.
III. Kết thúc vấn đề
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của TL. Đó là một bài
thơ trữ tình xót xa. Với những gì mà TL đã thể hiện, HĐT sẽ sống mãi trong lòng người đọc,


19
giúp chúng ta biết nâng niu quí trong cái đẹp, dù nhỏ nhoi ở xung quanh ta, làm tâm hồn
ta trong sáng hơn

Nhà văn I.X Tuocghenhev khẳng định:
“Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng
riêng biệt của chính mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì mợt
người nào khác.”
Anh/ chị hiểu quan niệm trên như thế nào?
Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ quan
niệm đó.
Gợi ý
1. Giải thích quan niệm của I.X Tuocghenhev:
Ý tưởng của I.XTuocghenhev khá rõ.Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm nên tài
năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo (mà I.X
Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của
chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác). Ở quan
niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ thuật của người viết văn
(tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn liền với một quan niệm nhất
định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác
của họ).
2. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa
trẻ”.
Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không thiên về

cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt truyện“Hai đứa trẻ”
(như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng, gần như không có cốt truyện
nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra
đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang
thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét
riêng của tác phẩm.
Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc chuyến tàu
đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ,thân thuộc lẫn nét lặng lẽ,
man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến tàu đổ xuống bao khát khao
về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng…(học sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam
Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc
miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện
này).
Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam người vừa hiện
thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua các trang viết
về chiều tà, đêm tối.
Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như không có
tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác phẩm của những
nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm trong tăm tối, buồn bã
với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình cảm mong manh. Liên trong “Hai
đứa trẻ” là một nhân vật như vậy.
3. Đánh giá
Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý thuyết
và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn đời của hoạt
động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có”

Câu 1 (8.0 điểm)



20
Xung quanh vấn đề tự do, Ông Giản Tư Trung – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục IRED đã
từng khẳng định:
“Tự do khơng có văn hố là thứ tự do hoang dã”.
(Báo Lao Động, Thứ 5 ngày 17/07/2013)
Là một người trẻ tuổi, anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 2 (12.0 điểm)
Nói về Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11,tập 1 có nhận định:
“Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình
cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn
Thạch Lam trong sáng, giản dị mà sâu sắc”.
Anh / chị hãy làm rõ nhận định trên qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8.0)Xác định yêu cầu của đề
– Nội dung: Bàn về tự do với những biểu hiện trái chiều của nó.
– Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận, bác bỏ.

2.

Gợi ý dàn bài
2.1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2.2. Thân bài
2.2.1. Giải thích
-“Tự do”: Thốt khỏi/khơng bị ràng buộc, giải phóng cá nhân và xã hội ra khỏi những khn khổ nhất định. Tiến
trình phát triển của lồi người là đi từ tự do hoang dã tới tự do trong một xã hội văn minh.
-“Văn hoá”:
+ nghĩa hẹp: bản sắc,phong tục tập quán của một vùng, miền.

+ nghĩa rộng: hiểu biết về trật tự xã hội, ứng xử văn minh, làm cho trí tuệ, tâm hồn con người trở nên đẹp hơn,
xa rời cái tự nhiên hỗn mang.
Câu nói trên dùng khái niệm theo nghĩa này, nhưng ở thể phủ định, để nói đến vấn đề tự do nhưng không hiểu
biết, không văn minh, không làm cho mỗi cá nhân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
– “Tự do hoang dã”: tự do thời nguyên thuỷ, hay là sự tự do của cái hỗn mang trong nhận thức và tri thức.
→ Tóm lại, câu nói của ơng Giản Tư Trung nhấn mạnh cách hiểu lệch lạc về tự do khi tách nó xa khỏi những trật
tự và ý thức văn hố.
2.2.2 Bình luận
– Nhận định trên là đúng, bởi tự do cần hiểu và phân biệt theo hai khía cạnh: Tự do có văn hố và tự do khơng
có văn hố (hoang dã), trong đó:
+ Tự do có văn hố: Niềm mơ ước, đích phấn đấu của loài người, là tiêu chuẩn đề đánh giá sự tiến bộ của xã
hội (lồi người tạo ra máy móc để giải phóng sức lao động, lồi người đấu tranh dành tự do cho dân tộc, cho
mỗi cá nhân). Như thế, tự do có văn hố là một giá trị lớn.


21
+ Tự do hoang dã: rũ bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, trật tự. Nếu khơng có bản lĩnh đúng đắn, tự do hoang dã sẽ
kéo con người đi ngược/ đi lùi lại với văn minh nhân loại.
– Trong xã hội, có một bộ phận thiếu bản lĩnh và tri thức, đã theo đuổi tự do cá nhân tuyệt đối, tự do hoang dã
của bản năng, không tôn trọng mọi người xung quanh, đi ngược lại đạo đức và thẩm mĩ xã hội. (Ví dụ:trong văn
hố: cách ăn mặc phản cảm, phát ngôn thiếu suy nghĩ; trong pháp luật: những vụ giết người, cướp của, tham
nhũng… đều xuất phát từ sự tự do thiếu kiểm sốt của lí trí này).
– Tự do hoang dã không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến quyền tự do, quyền sống của những người
xung quanh.
2.2.3 Bàn luận mở rộng
Suy nghĩ về lối sống tự do hoang dã của một bộ phận giới trẻ hiện nay:
– Nguyên nhân của lối tư duy “tự do hoang dã”:
+ Sự ích kỉ cá nhân.
+ Phong trào hô hào tự do cá nhân, “sống thật” của một bộ phận giới trẻ khi chưa đủ bản lĩnh và tri thức, chưa
có căn cốt đạo đức để nhận diện trách nhiệm của cá nhân trong xã hội.

+ Giáo dục thiếu căn bản, chưa đi vào chiều sâu, chưa quan tâm đến ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh.
+ Xã hội sống chưa thật lành mạnh để định hướng ý thức cho mỗi cá nhân.
– Phương hướng khắc phục
+ Giáo dục: chú trọng giáo dục nhân cách, tạo nền tảng văn hoá xã hội lành mạnh cho thế hệ trẻ.
+ Mỗi cá nhân vẫn phát huy bản sắc cá nhân, song sống sâu sắc, suy nghĩ có trách nhiệm: trách nhiệm cá nhân
trong xã hội: sống lương thiện, làm đúng và làm tốt vị trí của mình.
2.3. Kết luận Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2(12.0)
1.
Yêu cầu về kĩ năng: học sinh cần có kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kĩ
năng viết câu, dựng đoạn, diễn đạt rõ ràng, ít mắc các lỗi dùng từ, đặt câu…
2.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bài viết cần đảm bảo
những ý chính sau đây:
3.
Về tác giả, Thạch Lam là cây bút truyện ngắn xuất sắc của Tự lực văn đoàn ở giai đoạn 1930 – 1945.
Truyện ngắn Thạch Lam có phong cách đặc sắc (như nhận định nêu ở đề bài).
4.
“Hai đứa trẻ” (in trong tập “Nắng trong vườn”) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam.

5.

“Hai đứa trẻ” giống như “một bài thơ trữ tình”:
– Truyện khơng có cốt truyện, mà kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật Liên, tạo nên chất thơ trữ tình.
– Tình quê sâu lắng: những rung cảm êm ái về một chiều êm ả như ru, những rung cảm trước cảnh đêm yên
tĩnh của miền quê Việt Nam…
– Những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động. Đó là tâm hồn của một cô gái mới lớn: nhạy cảm mà
sâu lắng. Tâm hồn Liên là tâm hồn biết yêu thương và biết ước mơ. Tâm hồn nhạy cảm của Liên cũng chính là
tâm hồn nhạy cảm của Thạch Lam.
– Giọng văn Thạch Lam điềm đạm, nhỏ nhẹ. Nhịp điệu kể chuyện chậm rãi. Từ ngữ nhẹ nhàng mà đầy sức gợi.



22
– Chất thi vị của truyện cịn tốt lên từ niềm khao khát đợi tàu của Liên và An, của những người dân nơi phố
huyện. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang, nhộn nhịp và đầy ánh sáng, khác hẳn với cái vầng sáng
tù mù của mấy ngọn đèn leo lét nơi phố huyện nghèo.

1.

“Hai đứa trẻ” “chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm mến yêu chân thành của tác giả”.
Đó là niềm xót thương những mảnh đời mịn mỏi nơi phố huyện nghèo.
– Qua cái nhìn và xúc cảm của nhân vật Liên, nhà văn khiến người đọc cảm động về những kiếp người như
mấy đứa ttẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi điên, gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu.
– Nhưng tình cảm mến thương của tác giả vẫn dành nhiều nhất cho hai đứa trẻ – chị em Liên, bỏ Hà Nội về
sống đời mòn mỏi, tối tăm nơi phố huyện.
Bức tranh đời sống ấy vừa làm nên chất hiện thực, vừa chứa đựng tấm lòng nhân ái của nhà văn.

1.

“Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà sâu sắc”:
– Ngòi bút tự sự kết hợp chặt chẽ với miêu tả và trữ tình, khắc họa bức tranh đời sống thật cảm động và cũng
vẽ nên bức tranh quê hương đầy thương mến.
– Từ ngữ giản dị, không đao to búa lớn, thích hợp với việc diễn tả những rung động mơ hồ, tinh tế của lòng
người và gợi nỗi buồn thương.

Câu 1. (8 điểm)
Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con.

Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
– Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng đến bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng, vẫn râm …
… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên!
Câu chuyện nhỏ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống?
Câu2.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến sau của nhà văn Lê Văn Trương khi giới thiệu về tác phẩm Chí Phèo: “ Nam
Cao đã khơng hạ mình xuống bắt chước ai, khơng nói những cái người ta đã nói, khơng tả theo cái lối người ta
đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình”.
(Tư liệu văn học lớp 11- tập 1- NXB Giáo dục- 2001)
………….……..Hết…………………..
II: ĐÁP ÁN
Câu 1(8 điểm)
1) Hiểu nội dung câu chuyện:


23


Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Con đê đó



có khi nắng, khi râm, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi
qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để đi trọn con đường của mình.
Bóng nắng: Tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn, những thách thức và cả những thất bại mà con




người có thể gặp phải trong cuộc sống.
Bóng râm: Tượng trưng cho những điều thuận lợi, những cơ hội, những thành công, những bằng phẳng




trong cuộc đời.
Cả hai điều này đến đan xen và tất cả chúng ta đều phải đón nhận nó.
Mộ mẹ cỏ xanh: Hãy biết yêu thương, trân trọng những người xung quanh chúng ta, đặc biệt là những
người thân yêu, ruột thịt khi họ hãy còn hiện hữu.
=> Câu chuyện khuyên con người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực hết mình. Khi thất bại, không
cúi đầu mà phải biết nỗ lực phấn đấu vươn lên. Cịn khi thành cơng, chúng ta khơng dược chủ quan, tự mãn mà
phải nắm bắt cơ hội để thành công hơn nữa. Và trong cõi đời này, hãy biết trân trọng, yêu quý những người
xung quanh khi họ hãy còn hiện hữu!
2) Bài học về tư tưởng lối sống rút ra:
a) Có cái nhìn biện chứng về cuộc đời:
Cuộc đời là một hành trình dài đang hướng tới một bến đời bình an với những cơ hội, những thách thức liên
tiếp nhau.
Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu là những khó khăn thử thách và những thuận lợi đối với mình. Đó là
cách nhìn nhận biện chứng về cuộc đời để có quan niệm và cách sống phù hợp.
b) Có thái độ sống đúng đắn:
Khơng nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống.
Luôn sống hết mình. Xem như việc được sinh ra ở đời này là một niềm hạnh phúc: Cảm ơn đời mỗi sáng mai
thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Vì sao phải sống nhanh: Cuộc đời ngồi kia trơi đi hối hả, không chờ đợi ai. Nhất là trong cuộc sống hiện đại,
công nghệ số hiện nay, nếu không biết tận dụng nó, ta sẽ là kẻ trắng tay, chí ít cũng để dở dang nhiều dự tính.
Bời thế, mỗi chúng ta cũng phải sống sao cho trọn vẹn sự có mặt của chúng ta trên cõi đời này.

Thế nào là sống nhanh lên: Nghĩa là trân trọng từng, giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một
khoảng thời gian ngắn nhất. Sống khẩn trương, làm việc một cách có ích, khơng nên sống hồi, sống uổng cho
những mục đích, những dự định vơ bổ. Sống có ý nghĩa đối với mình và những người xung quanh, chứ không
phải sống nhanh là sự sống vội, sống thử như một bộ phận thanh niên hiện nay đang chạy theo.
Sống nhanh để làm gì: Sống nhanh để được nhận yêu thương và trao yêu thương; sống nhanh để tận hưởng
thiên đường ngay trên mặt đất; sống nhanh để làm người công dân tốt, để cống hiến nhiều hơn cho nhân loại
này.
Biết sống yêu thương và chia sẻ với những con người xung quanh.
* Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng
minh.
3) Bình luận mở rộng:


24
Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, thuận lợi và khó khăn … chia đều cho mỗi người. Hãy coi mỗi
thuận lợi và khó khăn đó là một phần của cuộc sống, là một chặng đường ta đi qua. Bình thản đón nhận nó và
sống thật có ích, sống hết mình, bởi cuộc sống khơng chờ đợi, cũng bởi hạnh phúc có thể nằm ngay trong khổ
đau. Và hạnh phúc hay khổ đau phụ thuộc vào cách nhìn, vào thái độ sống của chúng ta.
Hình thành kĩ năng sống: Sống có ích, tận hiến, tận hưởng từng phút giây, biết yêu thương những người xung
quanh, không sống lãng phí thời gian hay sống một cách hời hợt, vô bổ.
Câu 2 (12 điểm)
Mở bài: Nêu vấn đề.
Thân bài: 1
Giải thích:
– Nam Cao đã khơng hạ mình xuống bắt chước ai, khơng nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối
người ta đã tả:
+ Nam Cao không bắt chước, không đi theo những công thức, những lối mịn đã có sẵn.
+ Nhà văn cũng khơng uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời lúc đó đang rất say sưa với
những tiểu thuyết lãng mạn.
– Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng:

+ Nam Cao đã tự mình tìm ra một lối đi riêng, đó chính là sự sáng tạo khơng ngừng, vốn được chính nhà văn
coi như bản chất cốt lõi của nghệ thuật.
+ Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
– Nghĩa cả câu: Lời nhận xét của nhà văn Lê Văn Trương khẳng định bản lĩnh, phong cách nghệ thuật độc đáo
và những sáng tạo của Nam Cao so với văn chương đương thời.
Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao):
* Những sáng tạo ở phương diện nội dung, tư tưởng:
+ Nhà văn chọn một đề tài không mới là viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nhưng Nam Cao
đã có những sáng tạo và lối đi riêng. Tác giả đã khơi tìm tận đáy nỗi đau tột cùng của con người khi bị hủy hoại
nhân hình, nhân tính. Từ đó, nhà văn khẳng định nỗi khổ lớn nhất của con người không phải là sự thiếu thốn về
vật chất mà là nỗi khổ về tinh thần khi bị đồng loại ruồng bỏ.
+ Tác giả phát hiện, ngợi ca và trân trọng, nâng niu những phẩm chất cao q của người nơng dân. Ơng ln
đặt niềm tin sâu sắc vào nhân tính tốt đẹp của con người sẽ không bao giờ bị mất đi dù trong mọi hồn cảnh:
+ Vẻ đẹp phẩm chất của Chí Phèo: có những ước mơ bình dị, giàu lịng tự trọng, khát khao hạnh phúc lứa đôi,
khát vọng được làm người lương thiện, có tinh thần phản kháng.
+ Vẻ đẹp phẩm chất của Thị Nở: giàu tình thương, có trái tim nhân hậu, khao khát tình yêu và hạnh phúc.
– Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn
uất cho số phận cùng cực của người nông dân lương thiện: làm thế nào để những người lao động chất phác
được sống một cuộc sống xứng đáng là người trong xã hội đầy bất công.
* Những sáng tạo trên phương diện nghệ thuật:
– Nhà văn xây dựng được những nhân vật điển hình:
+ Chí Phèo: điển hình cho một bộ phận người nơng dân bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính.


25
+ Bá Kiến: điển hình cho tầng lớp cường hào, ác bá trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
+ Thị Nở: điển hình cho những người phụ nữ có ngoại hình xấu xí nhưng ln giữ được phẩm chất tốt đẹp bên
trong.
– Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.
+ Giọng điệu trần thuật vừa đa dạng vừa thống nhất:

+ Đa dạng: vừa hài hước, mỉa mai, vừa trang nghiêm, triết lí, có đoạn lại rất trữ tình.
+ Thống nhất: thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Nam Cao, bên ngồi thì lạnh lùng, tàn nhẫn, bên trong
lại nặng trĩu yêu thương.
+ Ngôn ngữ: Phong phú, sống động, uyển chuyển, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nơng dân.
+ Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại rất tự nhiên mà sắc sảo.
Đánh giá, nâng cao:
– Nhận định của Lê Văn Trương thật đúng đắn, sâu sắc, giúp người đọc hiểu thêm về phong cách sáng tác độc
đáo và những sáng tạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo. Từ đó thêm yêu mến, trân trọng tài năng, tấm
lòng cao cả của nhà văn.
– Nhận định cũng đặt ra yêu cầu cho người nghệ sĩ khi sáng tạo văn chương và định hướng cho bạn đọc khi
tiếp nhận tác phẩm:
+ Với người nghệ sĩ: muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác
phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân, phải mang tới cho độc giả những cảm thức mới mẻ về cuộc đời và con
người.
+ Với bạn đọc: cần đọc sâu, hiểu thấu những ý đồ mà người nghệ sĩ gửi gắm thơng qua mỗi hình tượng, để từ
đó phát hiện ra cái hay, cái độc đáo, khác lạ trong tác phẩm.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Đề bài: có ý kiến cho rằng “truyện có khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn đi sâu vào những mảnh đời
cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người”. Hãy phân tích hai truyện ngắn “Hai Đứa
Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm “đối với tôi, văn chương không phải đem đến cho người đọc sự
thoát ly, hay sự quên. Trái lại văn chương là một thú khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng tao, có thể vừa tố
cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Đúng như vậy! Văn chương nghệ thuật luôn hướng tới cuộc sống con người, từ đó đưa đến cho chính con
người những giá trị cao đẹp, những bài học “trơng nhìn và thưởng thức”. Điều đó lại càng đúng đắn hơn với thể
loại truyện ngắn, bởi nói như nhà văn Nguyễn Kiên nó “vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân một
chân lý giản dị của mọi thời”. Bàn về vấn đề này, đã có ý kiến cho rằng “truyện có khả năng phản ánh hiện thực
rộng lớn đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người”. Minh
chứng rõ nhất cho quan niệm đó chính là truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam

Cao.


×