SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT GIA HỘI
***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
Tên đề tài:
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HAI ĐỨA TRẺ
THEO HƯỚNG THI PHÁP HỌC
Họ và tên: TRẦN THỊ THU HÀ
Chức vụ: GIÁO VIÊN
Đơn vị: TRƯỜNG THPT GIA HỘI
Huế, tháng 3 năm 2013
2
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN HAI ĐỨA TRẺ THEO HƯỚNG
THI PHÁP HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề dạy học môn Văn trong trường phổ thông có ý nghĩa thời sự nóng
hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội. GS. Trần
Đình Sử đã khẳng định rõ: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc
hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc
các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao
đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn
học”. Luận điểm này đã đặt lại vấn đề: “Trở về với văn bản văn học nghệ
thuật là con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn hiện nay”.
Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người
hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn
trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của
đối tượng nghiên cứu, song là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn
mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học
sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt
nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là
tác phẩm văn học. Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại
với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng. Về tác phẩm
văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng trên cơ sở khái
niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi
như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí
thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một luận
điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn hiện nay.
Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản - người
đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với
tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản
thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó.
Những năm gần đây vấn đề tiếp nhận văn học cũng đã bước đầu được đưa vào
giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, ở những mặt cơ bản nhất như:
Vai trò chủ động, tích cực của người đọc; Tính chủ quan và khách quan trong
việc tiếp nhận tác phẩm; Tác động qua lại giữa người đọc và tác phẩm; Người
đọc và “tầm đón nhận”… Như vậy là ít nhiều học sinh cũng đã được tiếp cận với
lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đã có những cơ sở bước đầu để tiếp thu văn bản tác
3
phẩm theo hướng thi pháp học. Việc dạy học văn theo hướng thi pháp học đã
bắt đầu được chú ý từ sau thời kì Đổi mới và nhanh chóng được đưa vào vận
dụng trong trường học, như có tác giả đã khẳng định: “Tinh thần thi pháp học
đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn
học sinh. Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường”…
Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề
cao ý thức chủ thể của học sinh, từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay, nhằm giúp các em học sinh vừa nắm được những kiến thức cơ bản,
vừa hình thành thái độ và kĩ năng thực tiễn mà môn Văn đặt ra, đồng thời góp
phần rèn luyện, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc –
hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn bậc THPT, tôi chọn đề tài: Đọc
– hiểu văn bản Hai đứa trẻ theo hướng thi pháp học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
a. Thế nào là thi pháp học ?
Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới. Cũ là bởi vì nó đã xuất hiện
ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote. Nhưng Thi pháp học
với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi
dịch chuyển sang Âu – Mỹ và phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam trước 1975,
Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở
miền Bắc. Mãi đến sau Đổi mới, nó mới được chú ý và nhanh chóng trở thành
“mốt” thời thượng được nhiều người vận dụng. Thi pháp học được dạy ở bậc
Cao học, Đại học và có trong sách bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học.
Tinh thần Thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng
văn và trong bài làm văn học sinh. Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của
giới học đường.
Thi pháp học truyền thống giải thích văn học bằng các nguyên nhân làm ra
văn học ở bên ngoài. Đó là tự nhiên, hiện thực xã hội, trí tưởng tượng, tình cảm,
cá tính sáng tạo, thế giới quan Những nguyên nhân đó có vai trò không thể
thiếu của chúng song không phải đã là tất cả. Thi pháp học hiện đại muốn tìm
một con đường khác, thâm nhập vào bản thể văn học.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Nhưng trong nhà trường, nên
có một cách hiểu thống nhất vì tất cả học sinh phải học chung một sách giáo
khoa, thi chung một đề, một đáp án. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân
tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm
ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật,
4
giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố
hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu –
cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được
suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử)
(1)
.
Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Dạy Văn
theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác
phẩm.
b. Các phạm trù của thi pháp học.
* Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể
loại. Trong giờ giảng văn, cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất cả các yếu tố
còn lại của hình thức tác phẩm. Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu
phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo
khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại
Chẳng hạn, trong sách Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, học sinh được học và
đọc thêm liền mạch các tác phẩm truyện như: Hai đứa trẻ, Cha con nghĩa nặng,
Chữ người tử tù, Vi hành, Số đỏ, Việc làng, Chí Phèo, Tinh thần thể dục Dạy
bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, cần chỉ ra vẻ đẹp hình thức của thể văn biền ngẫu
như: các vế phải đối nhau về số tiếng, thanh điệu, nhịp, nội dung, tất cả các câu
đều gieo theo một vần, sử dụng nhiều điển cố và từ ngữ giàu hình ảnh…Có như
vậy học sinh mới thấy được kỳ công của Nguyễn Đình Chiểu và ngưỡng mộ tài
năng nghệ thuật của ông
* Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét
nhân vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người,
nghệ thuật miêu tả nhân vật. Khi phân tích tính cách nhân vật, cần lưu ý đến
kiểu nhân vật để có cách phân tích cho phù hợp. Chẳng hạn, phân tích truyện
ngắn hiện đại thì cần chú ý đến kiểu nhân vật tính cách, còn phân tích truyện cổ
tích thì nên chú ý loại hình nhân vật chức năng. Phần quan niệm nghệ thuật về
con người thường ít được đặt thành mục riêng mà chỉ nói lướt qua ở phần tiểu
dẫn, chủ đề hoặc kết luận. Vì trong thực tế, không phải tác phẩm nào cũng thể
hiện rõ nét nội dung này. Nhưng đối với những tác phẩm thể hiện khá rõ quan
niệm nghệ thuật về con người thì cần phải đặt nó thành mục riêng, như: Thơ
Nguyễn Công Trứ, truyện ngắn Nam Cao…
* “Hình tượng thế giới” không chỉ có nhân vật mà còn có không gian, thời
gian. Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian, thời gian nào có ý nghĩa,
góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa
như một thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường
5
gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính
quan niệm”. Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn
văn học, mỗi tác giả, tác phẩm. Nó có thể được phân tích ở tầm bao quát nhưng
cũng có thể được phân tích ở các chi tiết nhỏ.
* Trong văn học có nhiều loại kết cấu: không gian – thời gian – điểm
nhìn – nhân vật – chi tiết – ngôn từ… nhưng quan trọng hơn cả là kết cấu cốt
truyện. Lâu nay, trong giờ giảng văn, thầy và trò thường có thao tác tìm hiểu bố
cục tác phẩm để dễ phân tích. Nhiều truyện hiện đại thường theo lối trần thuật
phi tuyến tính, đa tuyến nên chia bố cục không dễ dàng. Chẳng hạn, truyện Chí
Phèo không thể chia đoạn theo thời gian trần thuật được mà phải chia theo hình
tượng nhân vật: Chí Phèo – Bá Kiến, rồi trong Chí Phèo lại chia theo thời gian
sự kiện: lúc còn lương thiện – lúc bị lưu manh hóa – lúc ý thức phục thiện.
Ngoài ra, cần phải cho thấy dụng ý của tác giả khi đảo lộn thứ tự sự kiện. Chú ý
khai thác các chi tiết đắt có vai trò quan trọng trong việc tạo tình huống truyện
như chi tiết bát cháo hành.
* Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của Thi pháp học. Không phải ngẫu nhiên
mà những người khởi xướng Thi pháp học là những nhà ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ văn học có tính tổ chức cao, giàu hình ảnh, đa nghĩa và mang
dấu ấn riêng của tác giả. Khi phân tích ngôn ngữ thơ, cần lưu ý nhạc điệu, các
phương tiện và biện pháp tu từ, cách dùng từ, giọng thơ, tứ thơ… Ngôn ngữ thơ
hiện đại mang tính tự do, không bị gò bó vào khuôn khổ nào, lời nhân vật trữ
tình cũng tự nhiên và mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Tác giả coi trọng cách diễn đạt
mới mẻ nên thường có nhiều cách kết hợp ngữ nghĩa lạ thường (Đây mùa thu
tới, Vội vàng, Tràng giang, ). Khi phân tích ngôn ngữ văn xuôi cần chú ý cách
sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể
hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả. … Có thể chia ngôn ngữ văn xuôi thành
hai tính chất trái ngược nhau. Một là giọng điệu tiểu thuyết, thể hiện đậm đặc
trong văn xuôi hiện thực phê phán. Vũ Trọng Phụng có giọng trào phúng, Nam
Cao có giọng lạnh lùng, Nguyễn Công Hoan có giọng hóm hỉnh…
* Điểm nhìn còn được gọi là điểm quan sát, vị trí người kể chuyện, nhãn
quan, cách nhìn đời… Điểm nhìn nghệ thuật có quan hệ với mọi yếu tố trong
tác phẩm. Điểm nhìn còn được gọi là điểm quan sát, vị trí người kể chuyện,
nhãn quan, cách nhìn đời… Điểm nhìn nghệ thuật có quan hệ với mọi yếu tố
trong tác phẩm nên ta có các loại điểm nhìn sau: 1. Điểm nhìn tác giả: được thể
hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba vô nhân xưng và ở cách tác giả xưng hô
nữa; 2. Điểm nhìn nhân vật: là cách mà nhân vật nhìn nhận, đánh giá sự việc,
6
có khi, nhân vật được trao điểm nhìn trần thuật; 3. Điểm nhìn tâm lý: tức là nói
đến điểm nhìn bên trong hay bên ngoài, chủ quan hay khách quan; 4. Điểm
nhìn tư tưởng: là thái độ, lập trường, cách nhìn đời của tác giả hay nhân vật; 5.
Điểm nhìn không gian: gồm có vị trí nhìn, khoảng cách nhìn, trường nhìn, cách
nhìn…; 6. Điểm nhìn thời gian: nhìn liền mạch hay đứt quãng, nhìn kỹ hay
nhìn lướt, cách sắp xếp các thời quá khứ - hiện tại – tương lai…; 7. Điểm nhìn
tu từ: là cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả về sự vật hiện
tượng. Ví dụ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Con gió xinh thì
thào trong lá biếc”… (Vội vàng)…
* Thi pháp học cũng nghiên cứu cả hình tượng tác giả. Người xưa nói:
“Văn như kỳ nhân”, xem văn là biết được người, đọc tác phẩm là biết ngay tác
giả. Nhà văn có thể xuất hiện trong tác phẩm qua cách xưng “tôi” hoặc có thể
ẩn mình. Để biết phong cách của nhà văn, có thể căn cứ vào ngôn ngữ trần
thuật, cách xưng hô, giọng điệu, cảm hứng đề tài, không gian – thời gian sự
kiện, cách bố cục và cách sử dụng các chi tiết trong tác phẩm… Nhà văn trong
tác phẩm có thể không đồng nhất với nhà văn ở ngoài đời. Để khách quan, ta
cần bám vào văn bản là chính. Ta có thể nghiên cứu phong cách của từng nhà
văn lớn, có đặc điểm riêng rõ nét như: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn
Tuân, Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Xuân Diệu…
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn và hoạt động dự giờ thao giảng trong
nhiều năm nay, tôi nhận thấy:
-Việc dạy học môn Ngữ văn đã có tình trạng “thế bản” lấn át, thay thế văn
bản của nhà văn. Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là
văn bản tác phẩm mà là bài giảng của giáo viên, là văn bản các bài phân tích,
bình giảng về tác phẩm văn học. Nghĩa là một số giáo viên áp đặt kiến thức đối
với người học.
-Điều đó dẫn đến việc học sinh xem nhẹ việc đọc văn bản tác phẩm, hạn
chế khả năng cảm thụ và sáng tạo nảy sinh từ văn bản của học sinh, khiến cho
học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản,
thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh đọc trực
tiếp hay “đọc” qua người khác, đọc hiểu văn bản của nhà văn ở mức độ nào là
việc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc dạy học văn.
-Trong dạy học môn Ngữ văn, một số giáo viên chỉ chú ý làm rõ phương
diện nội dung, ít khai thác các yếu tố nghệ thuật được các nhà thơ, nhà văn sử
dụng trong tác phẩm. Điều này là một thiếu sót lớn, nếu không muốn nói rằng
7
giáo viên nhất là đối với các bài thơ trữ tình. Bởi khi tìm hiểu tác phẩm thơ, một
kỹ năng rất quan trọng mà người giáo viên phải dẫn dắt, khơi gợi cho các em đó
là khai thác từ nghệ thuật để lẩy ra nội dung.
-Có một thực tế là nhiều học sinh không biết kĩ năng phân tích, cảm nhận
nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật của tác phẩm đó. Phần
lớn các em chỉ “xăm xăm” tìm hiểu nội dung mà quên rằng nội dung nào cũng
được chứa đựng trong một hình thức thích hợp.
-Thực tế hiện nay, học sinh học môn Ngữ Văn một cách nghiêm túc rất ít,
các em hứng thú, say mê môn học lại càng hiếm. Hơn nữa, trong xã hội hiện đại,
khi khoa học công nghệ phát triển mạnh và được đề cao thì những vấn đề trong
văn học với không ít người là viễn vông, phi thực tế; nhiều khi khô khan, khó
hiểu, không hấp dẫn nên không khơi gợi được cảm xúc của người đọc, người
nghe nên kết quả giảng dạy hạn chế.
- Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay chứa đựng rất nhiều tri thức về thi pháp
học. Các đề thi và đáp án môn văn thời gian qua đã yêu cầu học sinh chú trọng,
phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng những vấn đề nói trên phần lớn còn nằm
ở dạng lí thuyết.
3. Vận dụng thi pháp học vào Đọc – hiểu văn bản Hai đứa trẻ
Trên đây là các thành tố tạo nên cấu trúc tác phẩm văn học. Tuy nhiên,
không phải lúc nào ta cũng phân tích đầy đủ các yếu tố trên mà chỉ chú trọng
những yếu tố nào quan trọng, đặc sắc, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ta
có thể thiết kế một bài giảng văn theo mô hình Thi pháp học. Như phân tích
bài Tràng giang, có thể chia theo điểm nhìn không gian: khổ 1 (gần), khổ 2 (xa),
khổ 3 (gần), khổ 4 (xa).
Truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể được chia theo các bước đi của hình tượng
thời gian – không gian: 1. Cảnh phố huyện lúc chiều tối, 2. Cảnh phố huyện ban
đêm, 3. Cảnh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
8
TIẾT 37 Đọc văn hai ®øa trÎ
(Thạch Lam)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo
khổ và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc
sống tươi sáng hơn.
- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
2.Về kĩ năng: phân tích truyện ngắn trữ tình.
3. Về thái độ: biết cảm thông, yêu thương con người.
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ
XX đến cách mạng tháng Tám 1945?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người
đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh cuộc sống với sự hiện diện
đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm
bằng tình yêu thương nhẹ nhàng đằm thắm. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" là một ví
dụ.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu vài
nét về tác giả.
Đọc TD và cho biết vài nét về tác
giả?
Định hướng:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự
nghiệp của TL.
- Điểm khác biệt của TL với các
nhà văn Tự lực văn đoàn.
I.TÁC GIẢ (1910- 1942)
- Tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở phố huyện Cẩm
Giàng- Hải Dương: phố huyện nghèo có một
cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu
chạy qua, lù mù mấy ánh đền hàng phở,
hàng nước chè tươi in đậm trong tâm trí
TL. Về sau, phố huyện nghèo này là không
gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác
của TL.
9
- Đặc sắc về nghệ thuật viết truyện
ngắn của TL.
- Quan điểm nghệ thuật của TL.
- Các tác phẩm tiêu biểu.
Hoạt động 2: H/d hs đọc.
- Phát biểu cảm nhận chung?
- Cách phân tích?
Hoạt động 3: H/d học sinh tìm hiểu
chi tiết.
Cảm nhậ của em về âm thanh trong
truyện?
GV tham gia bình, liên hệ câu thơ
của Hồ Xuân Hương "Đêm khuya
văng vẳng trống canh dồn" -> tăng
cái yên tĩnh, quanh vắng -> con
người cô đơn, trơ trọi hơn.
- Thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh, tinh tế.
- Xuất thân trong một gia đình có truyền
thống văn chương.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng
văn chương Thạch Lam đi theo hướng
riêng: viết về những người lao động cơ cực,
bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc
- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn -
truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm
trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân
vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc,
tâm trạng nhiều hơn là tư duy.
- Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành
mạnh, đặc biệt là khẳng định chức năng cao
quý của văn chương đối với cuộc sống.
- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị:
"Gió lạnh đầu mùa"; "Nắng trong vườn";
"Sợi tóc"; " Hà Nội 36 phố phường”; và là
cây bút phê bình văn học xuất sắc.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Xuất xứ: Rút từ tập “Nắng trong vườn”
2. Đọc- cảm nhận chung
3. Phân tích.
a. Bức tranh phố huyện:
*Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất
chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống
vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao
xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề
trôi.
-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân
dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn
trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng
lẽ, tù đọng của phố huyện.
* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều
10
Khung cảnh của truyện được mở ra
vào thời gian nào?. Thời gian ấy nói
lên điều gì?. Hãy nhận xét về cách
thể hiện thời gian của Thạch Lam
trong truyện?
Không gian hiện thực trong truyện?
Ý nghĩa?
Để miêu tả khung cảnh phố huyện,
TL đã dựng công miêu tả bóng tối
và ánh sáng. Em hãy tìm các chi tiết
miêu tả bóng tối? Nhận xét?
Tìm những chi tiết miêu tả ánh
sáng? Trong các chi tiết, hình ảnh
ấy, hình ảnh nào ám ảnh em nhất?
Bình ngắn gọn về hình ảnh ấy?
Nhận xét chung về cảnh ngày tàn,
chợ tàn?
GV tham gia bình
Những kiếp người tàn được miêu tả
ntn trong truyện?
HS phát hiện. GV nhận xét
êm ả như ru " , "bóng tối ngập dần giờ
khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời
bắt đầu đêm "," Đêm tối".
-> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất
cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận
động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn
bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần
vào đêm khuya.
*Không gian: thu hẹp dần:quang cảnh phố
huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ
đơn sơ, quán hàng lụp xụp-> yên tĩnh, tù
túng, chật hẹp.
Bóng tối Ánh sáng
- Tối hết cả:
đường phố, ngõ
con
- Trống cầm canh:
ngắn, khô khan,
chìm ngay vào
btối.
-> bóng tối đang
luồn lách, bám sát
vào mọi cảnh vật,
mọi hoạt động âm
thầm của sinh vật,
con người
khe ánh sáng, vệt
sáng, quầng sáng,
chấm lửa, hột
sáng, ngọn đèn
con của chị Tí(7
lần)
-> lẻ loi, hiếm
hoi, yếu ớt, không
đủ xé rách màn
đêm, làm cho đêm
tối mênh mông
hơn.
=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng
tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi -> Khung
cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập
chìm trong bóng tối đậm đặc.
*Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt
tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn
đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ
chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được
11
Những kiếp người ấy gặp nhau ở
điểm nào?
Suy nghĩ về nhịp sống ở phố
huyện?
GV liên hệ: Quỳnh, Giao (Toả nhị
Kiều- XD); Quẩn quanh (Huy
Cận)
Mong ước của họ gợi cho em suy
nghĩ gì?
Tiểu kết?
bao nhiêu "
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong
đêm.
+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng
mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng
con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt
những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu
với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ
xíu
=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn
điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn
chán Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi
vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong
bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm
thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân
vật trong truyện.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa,
thương cảm của TL, qua lời văn đều đều,
chậm buồn và những chi tiết dường như
khách quan.
4. Củng cố: Ý nghĩa biểu tượng: ngọn đèn con của chị Tí?
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Nhân vật Liên và cảnh đoàn tàu.
12
TIẾT 38 Đọc văn hai ®øa trÎ
(Thạch Lam)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo
khổ và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc
sống tươi sáng hơn.
- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
2.Về kĩ năng: phân tích truyện ngắn trữ tình.
3. Về thái độ: biết cảm thông, yêu thương con người.
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Bình ngắn gọn về cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp
người tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của TL?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trong đoạn đầu
truyện giúp ta hiểu vì sao chị em Liên và những con người bé nhỏ ấy cố thức để
đợi đoàn tàu qua
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: H/d học sinh tiếp tục
tìm hiểu chi tiết.
Trong những con người đang sống
âm thầm, vật vờ như những cái bóng
ở nơi phố huyện, thì Liên là nhân
vật được Thạch Lam khắc hoạ rõ nét
nhất. Liên là đứa trẻ như thế nào?.
Suy nghĩ, đưa ra những ý kiến khái
quát về nhân vật Liên -> Có những ý
chính cần làm rõ:
- Là đứa trẻ nghèo.
b.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu
* Nhân vật Liên:
- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói
buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm
vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống
mòn mỏi đợi chờ.
- Là đứa trẻ giàu tình thương.
+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác
"Liên động lònh thương nhưng chính chị
cũng không có tiền mà cho chúng".
+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn
13
- Là đứa trẻ giàu tình thương.
- Là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang.
- Là đứa trẻ có tâm hồn và biết ước
mơ.
*GV: bình chi tiết đôi mắt Liên:
không đặc tả kỷ nhưng cho thấy tâm
trạng lắng đọng sâu xa. Chính đôi
mắt ấy đã nhìn, thấu hiểu và cảm
nhận "mùi riêng của đất" -> trữ tình
hoá qua h/a đôi mắt.
Trong số các nhân vật của phố
huyện, ai là người đau khổ nhất?>
-HS:Nhận định có thể không giống
nhau, nhưng sẽ có ý kiến cho Liên là
người đau khổ nhất.
+ Trường hợp HS nêu không trúng
vấn đề thì GV gợi ý: Vì sao có
người cho rằng Liên là người đau
khổ nhất trong các nhân vật?
Tìm những chi tiết chứng minh rằng
TL tập trung bút lực miêu tả một
cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự
thời gian, qua tâm trạng chờ kong
của Liên và An?
Đối với cuộc sống phố huyện, hình
ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?.
-HS: thảo luận, trình bày ý nghĩa
của đoàn tàu: nó mang đến phố
huyện thế giới khác -> trở thành thói
quen, niềm vui, nhu cầu thiết yếu
của mọi người.
đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người
(cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng,
chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích
chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết
mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.
- Là người đau khổ nhất trong các nhân
vật:
+ Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng
chốn thị thành.
+Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
+Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà
Liên và những người xung quanh đang
sống và là người biết mơ ước, khát khao
ánh sáng.
=> Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác
phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức
được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
* Hình ảnh đoàn tàu:
- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ
mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua
tâm trạng chờ kong của Liên và An.
-Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng
màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa
lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng
mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên
đường ray và tiếng ồn ào của hành khách
át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ
đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như
cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời
sống tinh thần người dân phố huyện
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục
14
Vì sao chị em Liên đợi tàu và điều
đó có ý nghĩa gì?.
-HS: thảo luận và lí giải:
-Nhìn thấy thế giới rực sáng, náo
nhiệt khác hẵn phố huyện.
- Gợi lại kỷ niệm về Hà Nội, mơ
ước về Hà Nội sáng trưng, vui vẻ,
huyên náo -> thoã mãn nỗi ước ao,
khao khát.
GV: Hai đứa trẻ- bài ca về thiên
nhiên, đất nước. Chứng minh?
Hoạt động 2: H/d hs tổng kết.
Trình bày những nét đặc sắc về
nghệ thuật? Ý nghĩa của truyện?.
đích tầm thường là có khách mua hàng
mà vì:
+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống
hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng,
giàu sang.
+ Niềm say mê
+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội
-> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ
thiết tha.
+ Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị
giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu
hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc
sống.
c. Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất
nước.
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không
kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm:
“Chiều, chiều rồi gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã:
“tưởng là mùi riêng của đất, của quê
hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những
biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ
lá ”
Có thể coi là đóng góp của TL cho VH
giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8
1945?
4. Tổng kết:
Nghệ thuật:
-Truyện không có cốt truyện
-Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm,
giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
-Miêu tả tâm lí đặc sắc.
Nội dung: TL thể hiện một cách nhẹ
nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối
15
với những kiếp người sống cơ cực, quẩn
quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước
CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân
trọng đối với những mong ước tuy còn
mơ hồn của họ.
4. Củng cố: Gía trị nhân đạo của truyện?
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Ngữ cảnh
Rõ ràng, dựa vào các thao tác phân tích các bước đi của hình tượng thời gian
– không gian (1. Cảnh phố huyện lúc chiều tối, 2. Cảnh phố huyện ban đêm, 3.
Cảnh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua), học sinh hoàn toàn có thể biết,
hiếu, cảm nhận được diễn biến tâm trạng của hai nhân vật chính Liên và An.
Đồng thời, không – thời gian phố huyện còn làm nền để hình ảnh đoàn tàu đêm
xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa. Từ đó, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa văn bản:
Truyện ngắn hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam
đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn
quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ
bé, tha thiết mà bình dị của họ.
4. Kết quả.
- Giờ dạy học văn trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú, sôi nổi phát
biểu xây dựng bài.
- Học sinh được tiếp cận với sự đổi mới về phương pháp dạy học hướng
đến sự hình thành năng lực tự học, phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo cũng như
tính tích cực, chủ động của các em.
- Khơi dậy ở học sinh niềm yêu thích, say mê học Văn, từ đó các em đi sâu
khám phá thế giới hình tượng, các tầng lớp nghĩa được nhà văn, nhà thơ gửi gắm
đến người đọc thông qua văn bản.
- Kết quả cụ thể: Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn học kì I, năm học
2012 – 2013, cho thấy:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
11A1 42 HS 02 14 20 06 0
11B7 48 HS 02 16 23 07 0
11B9 42 HS 0 14 25 03 0
Tỉ lệ 132 HS 3% 33,3% 51,5% 11,3% 0
5. Kinh nghiệm đúc rút:
16
- Dạy học theo hướng thi pháp học chỉ gợi ý , góp phần giúp học sinh mở
rộng chân trời cảm thụ tác phẩm, chiếm lĩnh đặc trưng bản chất nghệ thuật,
- Giúp học sinh hình thành năng lực cảm thụ, nâng cao tiềm lực, trau dồi
tiếp nhận tác phẩm văn học.
- Người học chiếm lĩnh tác phẩm bằng cảm nhận có ý thức, có lí chứ
không phải tuỳ hứng tuỳ tiện. Thi pháp học hiện đại cố gắng giúp học sinh học,
đọc văn chương thấy ngay những “hướng tiếp cận ” đơn giản để sau đó cảm
nhận, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
III. KẾT LUẬN
Việc dạy học Văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của thế
giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này.
Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà Thi pháp học tương đối hùng hậu. Việc phổ
biến quan điểm Thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm.
Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học.
Các đề thi và đáp án môn Văn gần đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích
hình thức nghệ thuật. Nhưng những vấn đề nói trên chỉ nằm ở dạng lý thuyết.
Thi pháp học có biến thành thực tiễn sinh động hay không còn phụ thuộc rất
nhiều vào sự vận dụng tích cực của thầy và trò trong giờ giảng văn.
TP Huế, ngày 05 tháng 03 năm 2013
Người viết sáng kiến
Trần Thị Thu Hà
17
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI
TP Huế, ngày tháng năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
(Chủ tịch Hội đồng)
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ
TP Huế, ngày tháng năm 2013
(Chủ tịch Hội đồng)
18