Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thiết kế độ cong ống tay áo vest nữ thanh niên việt nam dựa vào dữ liệu nhân trắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu thiết kế độ cong ống tay áo vest nữ
thanh niên Việt Nam dựa vào dữ liệu nhân trắc
TRẦN THỊ VINH


Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Minh Kiều

Bộ môn:

Công nghệ May

Viện:

Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

HÀ NỘI, 06/2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên tác giả luận văn: Trần Thị Vinh
Đề tài luận văn: Nghiên cứu thiết kế độ cong ống tay áo Vest nữ thanh niên


Việt Nam dựa vào dữ liệu nhân trắc.
Chuyên ngành: Công Nghệ Vật Liệu Dệt may
Mã số SV: CA 170349
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 29/6/2020 với
các nội dung sau:
- Bổ sung phần tóm tắt luận văn, và phần mở đầu.
- Chỉnh sửa đánh lại số trang trong luận văn và phụ lục.
- Bổ sung đơn vị đo trang 24, 27, 28, 60, 65
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại viện Dệt may- Da giầy & Thời trang của
trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cơ
trong khoa, các thầy cơ đã trang bị cho em những kiến thức về xã hội, kiến thức về
chuyên môn và những kinh nghiệm thực tế quý báu giúp em tự tin và yêu nghề hơn
bao giờ hết. Luận văn Thạc sĩ của em được giao với đề tài: “Nghiên cứu thiết kế
độ cong ống tay áo Vest nữ thanh niên Việt Nam dựa vào dữ liệu nhân trắc”.
Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi và tìm hiểu với sự cố gắng của bản thân cùng
với sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cơ em đã hồn thành Luận
Văn Thạc sĩ của mình. Em xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến cơ TS. Trần Thị
Minh Kiều đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn.
Em xin cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Viện Dệt may- Da giầy và Thời

Trang Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức
khoa học để em có thể áp dụng trong q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan với hội đồng bảo vệ đề tài được thực hiện hoàn toàn do sự nỗ
lực và phấn đấu của bản thân và được trình bày dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Thị Minh Kiều. Đề tài khơng có sự sao chép từ các đề tài khác.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và kết quả trình bày trong đề tài.


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thiết kế độ cong ống tay áo Vest nữ thanh
niên Việt Nam dựa vào dữ liệu nhân trắc" được thực hiện với các nội dung chính
sau: Nghiên cứu tổng quan về tầm quan trọng của ống tay áo vest, tìm hiểu chung
về nghiên cứu độ cong góc khuỷu tay, nhân trắc ứng dụng trong thiết kế và một số
công thức thiết kế ống tay áo vest trên thế giới. Từ những dữ liệu nhân trắc cơ thể
nữ giới, sử dụng phần mềm SPSS 20.0, Excel để phân tích dữ liệu, xử lí thơng tin
để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
- Phân loại hình dạng cánh tay, thiết kế độ cong ống tay áo vest theo phân loại
nhân trắc
Đối tượng nghiên cứu:
- Nữ thanh niên Việt Nam cơ thể phát triển bình thường, tình nguyện làm mẫu.
- Vật liệu sử dụng: vải dệt thoi, thành phần Polyester dùng cho may áo vest

Phạm vi nghiên cứu:
- Thu thập dữ liệu nhân trắc nữ thanh niên Việt Nam
- Tóm tắt cơ đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
- Thu thập dữ liệu nhân trắc và phân loại hình dạng cánh tay
- Xây dựng và đánh giá công thức thiết kế độ cong ống tay áo vest nữ thanh niên
Việt Nam dựa vào dữ liệu nhân trắc.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu tham khảo kết hợp với nghiên cứu
thực nghiệm và phân tích dữ liệu
Sau khi phân tích, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
-

Phân loại hình dạng cánh tay nữ thanh niên Việt Nam
• Nhóm 1: Tay dài, hơi mập, cong
• Nhóm 2: Tay ngắn, gầy, thẳng
• Nhóm 3: Tay trung bình ngắn, mập, rất cong
- 3 nhóm hình dạng cánh tay hồn tồn phù hợp với cơng thức thiết kế tay áo

vest có độ cong trung bình là 9⁰7’’
- Do đó, có thể sử dung cơng thức thiết kế ống tay áo vest có độ cong 9⁰7’’
để thiết kế trang phục áo vest cho các nhóm cánh tay cịn lại đạt độ vừa vặn cao.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2020
Học viên
Trần Thị Vinh


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN..................................................... 2
1.1

1.2


Tầm quan trọng của áo vest nữ trong xã hội hiện đại ................................ 2
1.1.1

Tóm lược lịch sử phát triển của áo vest nữ ................................. 2

1.1.2

Nhu cầu sử dụng áo vest của phụ nữ trong xã hội ngày nay............ 9

1.1.3

Tầm quan trọng của tay áo trong áo vest .................................. 11

Nhân trắc cánh tay.................................................................................... 12
1.2.1

Hệ xương và cơ cánh tay .......................................................... 13

1.2.2

Vận động của cánh tay .............................................................. 16

1.2.3

Các dạng cánh tay ..................................................................... 20

1.3

Mối liên hệ giữa cánh tay của cơ thể và tay áo ........................................ 20


1.4

Các công thức thiết kế tay áo vest hiện nay ............................................. 22

1.5

1.6

1.4.1

Hệ công thức khối SEV ............................................................ 22

1.4.2

Hệ công thức Bunka Nhật Bản [11] ............................................ 24

1.4.3

Hệ công thức Aldrich ................................................................ 25

1.4.4

Công thức của trường đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội .. 26

1.4.5

So sánh các hệ công thức thiết kế tay áo vest nữ ...................... 28

Các thuật toán thường dùng trong phân tích dữ liệu ................................ 29

1.5.1

Xác định các đặc trưng thống kê............................................... 30

1.5.2

Sàng lọc số liệu ......................................................................... 31

1.5.3

Kiểm định về phân phối chuẩn ................................................. 32

1.5.4

Xác định độ tin cậy của thang đo Cronbach’ Alpha ................. 33

1.5.5

Phân tích các thành phần chính................................................. 33

1.5.6

Phân tích phân nhóm bằng K-mean và phân tích biệt số .......... 34

1.5.7

So sánh ANOVA và T-test ....................................................... 34

Tiêu chuẩn đánh giá áo vest ..................................................................... 35
1.6.1


Đánh giá chủ quan của người mặc ............................................ 35

1.6.2

Đánh giá khách quan và mặc thử sản phẩm .............................. 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 40
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 41
2.1

Đối tượng: ................................................................................................ 41
2.1.1

Con người: nữ thanh niên Việt Nam ......................................... 41
i


2.1.2
2.2

Vật liệu sử dụng ........................................................................ 42

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 42
2.2.1

Nội dung 1: Thu thập dữ liệu nhân trắc .................................... 42

2.2.2


Nội dung 2: Phân tích hình dạng cánh tay ................................ 46

2.2.3
Nội dung 3: Điều chỉnh và hoàn thiện công thức thiết kế ống tay
áo vest nữ 46
2.2.4

Nội dung 4: Mặc thử và đánh giá.............................................. 46

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 49
3.1

3.2

3.3

Kết quả thống kê số đo ............................................................................. 49
3.1.1

Xác định các đặc trưng thống kê............................................... 49

3.1.2

Kết quả đồ thị và kiểm định phân phối chuẩn .......................... 50

3.1.3

Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’ Alpha ................. 51


Kết quả phân loại hình dạng cánh tay ...................................................... 52
3.2.1

Phân tích mối tương quan giữa các kích thước......................... 52

3.2.2

Phân tích các thành phần chính................................................. 53

3.2.3

Kết quả phân tích phân nhóm cánh tay ..................................... 55

3.2.4

Kết quả phân tích hình dạng cánh tay và so sánh ANOVA: .... 57

Kết quả công thức thiết kế ống tay áo theo hình dạng cánh tay .............. 59

3.3.1. Cách thiết kế ống tay áo với các thơng số thiết kế cần thiết: ..................... 59
3.3.2 Quy trình thiết kế ống tay áo vest theo góc cong cánh tay ............. 60
3.4

Kết quả mặc thử và đánh giá .................................................................... 69
3.4.1

Thông số đo người mẫu ............................................................ 69

3.4.2


Ảnh chụp sản phẩm và các tư thế ............................................. 69

3.4.3

Kết quả đánh giá chủ quan độ vừa vặn của sản phẩm .............. 71

3.4.4

Kết quả đánh giá khách quan độ vừa vặn của tay áo sản phẩm 78

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 80

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Áo vest triều đại vua Edward III và Charles II ....................................... 2
Hình 1.2 Trang phục Vest cuối thế kỉ 17 ............................................................... 2
Hình 1.3 Áo chẽn, áo Habit và áo vest từ thế kỉ 17 - 18 ........................................ 3
Hình 1.4 Beau Brummel 1778 – 1880 ................................................................... 3
Hình 1.5 Trang phục áo vest nửa đầu thế kỉ 18 ..................................................... 4
Hình 1.6 Trang phục áo Vest thời đại Victoria ...................................................... 4
Hình 1.7 Trang phục Dinner Jacket thời Victoria .................................................. 5
Hình 1.8 Trang phục áo vest thời đại Edward ....................................................... 5
Hình 1.9 Trang phục áo Vest nửa cuối thế kỉ 19 ................................................... 5
Hình 1.10 Trang phục áo Vest sau chiến tranh thế giới ......................................... 6
Hình 1.11 Trang phục áo Vest thời hậu chiến 1940 và 1950................................. 6
Hình 1.12 Trang phục áo Vest thập niên 1970 ...................................................... 7
Hình 1.13 Trang phục áo Vest 3 chi tiết (Vest, Gile, Quần).................................. 7
Hình 1.14 Kiểu Comple nữ giới năm 1960 ............................................................ 8

Hình 1.15 Vest nữ đầu thế kỉ 20 ............................................................................ 8
Hình 1.16 Vest nữ trong những thập niên 1970 - 1980 ......................................... 9
Hình 1.17 Hình ảnh người phụ nữ hiện đại............................................................ 9
Hình 1.18 Một số hình ảnh áo vest có tay của phụ nữ hiện đại ngày nay ........... 12
Hình 1.19 Cấu trúc xương bộ xương người và xương cánh tay .......................... 13
Hình 1.20 Xương cánh tay trên và khớp khuỷu mặt trước, sau [7] ....................... 14
Hình 1.21 Xương khuỷu tay mặt trước, sau ......................................................... 14
Hình 1.22 Cơ cánh tay.......................................................................................... 15
Hình 1.23 Vùng cơ cánh tay ................................................................................ 15
Hình 1.24 Mạch thần kinh của vùng cơ cẳng tay trước và sau ............................ 15
Hình 1.25 Cấu trúc khớp vùng vai ....................................................................... 16
Hình 1.26 Hình ảnh mô tả phạm vi hoạt động vùng vai [5] .................................. 17
Hình 1.27 Phạm vi hoạt động vùng và khuỷu tay [5] ............................................ 17
Hình 1.28 Mơ tả vận động ở trạng thái nghỉ ........................................................ 18
Hình 1.29 Mơ tả tay vận động hai tay song song trước mặt ................................ 18
iii


Hình 1.30 Mơ tả vận động tay giơ thẳng lên cao chếch chữ V về phía trước ..... 19
Hình 1.31 Mô tả vận động cúi gập người và tư thế ngồi ..................................... 19
Hình 1.32 Phân dạng cánh tay của Helen Armtrong............................................ 20
Hình 1.33 Cánh tay trải phẳng theo cơ sở vịng nách trịn [15].............................. 21
Hình 1.34 Phân tích vùng hoạt động trên vịng nách tay áo ................................ 21
Hình 1.35 Trải phẳng cánh tay cơ thể theo thơng số kích thước đo [15] ............... 21
Hình 1.36 Trải phẳng cánh tay áo từ mơ hình 3D [14]........................................... 22
Hình 1.37 Hình vẽ mơ tả tay áo vest theo công thức khối SEV .......................... 23
Hình 1.38 Hình vẽ mơ tả tay áo vest theo hệ cơng thức Bunka Nhật Bản .......... 25
Hình 1.39 Mơ tả cánh tay áo vest theo cơng thức Aldrich................................... 26
Hình 1.40 Mô tả áo tay áo vest theo công thức trường ĐHCNDMHN ............... 27
Hình 1.41 Biểu đồ phân bố chiều cao đứng ......................................................... 32

Hình 1.42 Biểu đồ Q-Q Plots ............................................................................... 32
Hình 1.43 Đánh giá khách quan áo vest theo thang đo Mitsuo Hori ................... 37
Hình 2.1 Chụp ảnh và lấy số đo nhân trắc ........................................................... 45
Hình 2.2 Cách lấy số đo góc tay cong ................................................................. 46
Hình 3.1 Đồ thị phân bố số đo chiều cao đứng .................................................... 50
Hình 3.2 Kết quả phân tích ANOVA trường hợp 2 nhóm ................................... 56
Hình 3.3 Sơ đồ phân tán phân nhóm 3 nhóm....................................................... 56
Hình 3.4 Sơ đồ phân tán của trường hợp phân 4 nhóm ....................................... 56
Hình 3.5 Sơ đồ phân tán của trường hợp phân 5 nhóm ....................................... 57
Hình 3.6 Mơ tả hình dạng 3 nhóm cánh tay ......................................................... 59
Hình 3.7 Sơ đồ 9 bước dựng hình thiết kế tay áo vest nữ .................................... 61

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thơng số kích thước và hệ số cần thiết cho thiết kế tay áo vest khối SEV
.............................................................................................................................. 22
Bảng 1.2 Cách xác định các góc tay theo cơng thức khối SEV ........................... 24
Bảng 1.3 Các kích thước và hệ số cần thiết để thiết kế tay áo vest Bunka Nhật Bản
.............................................................................................................................. 24
Bảng 1.4 Bảng thông số kích thước cần thiết cho thiết kế tay áo vest Aldrich ... 25
Bảng 1.5 Các số đo thiết kế tay áo vest theo công thức trường ĐHCNDMHN .. 26
Bảng 1.6 Xác định góc tay theo cơng thức trường ĐHCNDMHN ...................... 27
Bảng 1.7 So sánh các tiêu chí định lượng được giữa các công thức thiết kế tham
khảo ...................................................................................................................... 28
Bảng 1.8 So sánh ưu điểm các công thức thiết kế tham khảo.............................. 29
Bảng 1.9 So sánh nhược điểm của các công thức thiết kế tham khảo ................. 29
Bảng 1.10 Số liệu thống kê chiều cao đứng ......................................................... 32
Bảng 1.11 Đánh giá độ vừa vặn của áo vest theo thang đo Wearer của Janice Huck

.............................................................................................................................. 35
Bảng 1.12 Đánh giá độ vừa vặn của áo vest theo thang đo Wang Yu ................. 38
Bảng 1.13 Tiêu chí đánh giá ngoại quan trang phục áo vest ............................... 39
Bảng 2.1 Đặc trưng của vật liệu sử dụng may áo vest khi nghiên cứu ................ 42
Bảng 2.2 Phiếu lấy số đo nhân trắc ...................................................................... 42
Bảng 2.3 Cách lấy số đo nhân trắc theo tiêu chuẩn ISO 8559 ............................. 43
Bảng 2.4 Đánh giá độ vừa vặn của áo vest theo thang đo Likert ........................ 47
Bảng 3.1 Các đặc trưng thống kê ......................................................................... 49
Bảng 3.2 Đặc trưng thống kê của kích thước chiều cao đứng ............................. 50
Bảng 3.3 Đồ thị phân bố một số kích thước kích thước ...................................... 51
Bảng 3.4 Kết quả mối tương quan giữa các số đo nhân trắc ............................... 52
Bảng 3.5 Đánh giá phân tích ................................................................................ 53
Bảng 3.6 Bảng kiểm định KMO .......................................................................... 54
Bảng 3.7 Phân nhóm và đặt tên nhóm cho nhân tố .............................................. 55
Bảng 3.8 Số lượng mẫu trong mỗi nhóm và tỷ lệ phần trăm trong mỗi nhóm .... 55
Bảng 3.9 Kết quả phân tích hình dạng cánh tay................................................... 57
v


Bảng 3.10 Các thông số đo cần thiết theo công thức xây dựng ........................... 59
Bảng 3.11 Giải thích các số liệu sử dụng trong công thức .................................. 60
Bảng 3.12 Xây dựng công thức thiết kế ............................................................... 62
Bảng 3.13 Ảnh chụp sản phẩm và các tư thế ....................................................... 69
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc
theo công thức Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội (Người mẫu 1
góc tay 7độ) ......................................................................................................... 72
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc
theo công thức Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội (Người mẫu 2
góc tay 9độ7’’) .................................................................................................... 73
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc

theo công thức Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội (Người mẫu 3
góc tay 14độ9’’) .................................................................................................. 74
Bảng 3.17 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc
theo cơng thức Góc tay 9độ7’’ (Người mẫu 1 góc tay 7độ).............................. 75
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc
theo cơng thức Góc tay 9độ7’’ (Người mẫu 2 góc tay 9độ7’’) ......................... 76
Bảng 3.19 Kết quả khảo sát sự thoải mái theo cảm nhận chủ quan của người mặc
theo cơng thức Góc tay 9độ7’’ (Người mẫu 3 góc tay 14độ9’’) ....................... 77
Bảng 3.20 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chủ quan người mặc đới với sản phẩm
thực nghiệm và sản phẩm ..................................................................................... 78
Bảng 3.21 Đánh giá khách quan độ vừa vặn áo vest công thức trường
ĐHCNDMHN ...................................................................................................... 78
Bảng 3.22 Đánh giá khách quan độ vừa vặn áo vest tay áo 9độ7’’ ..................... 78
Bảng 3.23 So sánh về quy trình thiết kế giữa cơng thức thiết kế mới với công thức
trường đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội ...................................................... 79

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Áo vest nữ là trang phục luôn mang lại vẻ đẹp thanh lịch và sự tự tin cho
người mặc. Chính vì vậy, nó cần sự hồn hảo cho mọi chi tiết trên trang phục. Điều
quan trọng nhất khi chọn áo vest công sở là bộ áo và quần phải thật vừa vặn với
dáng người, không quá ôm khiến bạn trông mất cân đối, không thoải mái và cũng
không quá rộng khiến bạn trông luộm thuộm và thiếu đứng đắn. Sự hoàn hảo của
bộ vest đẹp được thể hiện ở những chi tiết cổ áo, vai áo, vòng eo, cổ áo, tay áo…
Một chiếc tay áo phù hợp với thân áo, vừa vặn với cơ thể người mặc, tạo
phom dáng cho chiếc áo vest chắc chắn sẽ tạo nên một bộ trang phục đẹp. Một
chiếc áo vest hoàn hảo chỉ khi nó vừa vặn với chính bạn. Diện một chiếc áo vest
với tay áo hoàn hảo, vừa vặn sẽ làm bạn trông tự tin hơn trước đám đông cũng như

mang lại sự thanh lịch, sang trọng thoải mái và để lại ấn tượng tốt cho người xung
quanh.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về nhân trắc ứng dụng trong lĩnh vực
may mặc, nhưng rất khó tìm được tài liệu về góc khuỷu tay vốn là một yếu tố quyết
định đến đường cong ống tay áo vest trong các công thức thiết kế. Do vậy, nghiên
cứu đến độ cong góc khuỷu tay là rất cần thiết trong việc đưa sản phẩm áo vest
tiến tới độ vừa vặn cao, giúp người mặc thoải mái khi cử động mà vẫn giữ được
phom dáng đẹp. Đồng thời đặt ra yêu cầu nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế
mới đơn giản hơn giúp người thiết kế dễ áp dụng, dễ nhớ và dễ vận dụng trong quá
trình thiết kế.

1


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Tầm quan trọng của áo vest nữ trong xã hội hiện đại
1.1.1

Tóm lược lịch sử phát triển của áo vest nữ

 Triều đại vua Edward III và Charles II
Triều đại vua Edward đệ tam, thời
đại mà khái niệm về may mặc đầu tiên đã
xuất hiện, mặc dù từ này khơng có hiệu lực
cho đến tận cuối thế kỉ 13. Tới thời gian đó
thì quần áo khơng được tạo hình qua việc
cắt và tạo dáng, quá lỏng hoặc quá chật vì
thế nên mọi người mang dáng dấp của một
thầy tu.
Đó là thời kì phục hưng Ý nên kiểu

áo dài thắt ngang lưng (áo ngoài chùng,
thường khơng có tay, trùm đến tận đầu gối
và đơi khi thắt lưng bằng dây lưng như
người cổ Hi Lạp và La Mã mặc và kiểu áo
thầy tu đã được làm ngắn lại, bó hơn, cắt
và may theo đường viền cơ thể.

Hình 1.1 Áo vest triều đại vua
Edward III và Charles II

Italy đã bị thay thế phong cách bởi Tây Ban Nha, nơi mà thiết lập sự thanh
lịch cho gam màu đen. Ở nước Anh thì màu đen được kết hợp với màu kem – màu
cho sự trang trọng. Tây Ban Nha dần dần loại bỏ sự thống trị của Pháp, từ những
bộ tóc giả tới.
Năm 1970, kiểu áo váy túm ống đã được thay thế bởi phong cách nhỏ gọn
hơn, cắt ngắn hơn gối. Đó là thời điểm mà kiểu trang phục Comple 3 sản phẩm
được giới thiệu một cách chính thức lần đầu tiên và đến tận bây giờ.

Hình 1.2 Trang phục Vest cuối thế kỉ 17

2

Cuối thế kỉ 17, Vest được xuất hiện
như một bộ trang phục nam quấn
quanh thân như là một phần của 3
mảnh suit vào thời điểm đó. Đàn
ơng thường khơng mặc áo chẽn
hoặc áo habit khi họ ở trong nhà mà
chỉ thích mặc vest. Một chiếc áo
khốc ngồi một chiếc áo vest được

cài cúc dài tới eo hoặc hông được
coi là chuẩn mực. Vải chất lượng
cao được sử dụng, áo vest được bao
phủ bởi các hình thêu và được xử lí
hồn tất với số lượng lớn. [1]


Hình 1.3 Áo chẽn, áo Habit và áo vest từ thế kỉ 17 - 18

 Thời hoàng tử George IV thay vua cai trị

Hình 1.4 Beau Brummel 1778 – 1880

Sự đơn giản của kiểu quần áo mới cùng với những màu sắc tươi sáng mạnh mẽ.

3


Hình 1.5 Trang phục áo vest nửa đầu thế kỉ 18

Trang phục của giới thượng lưu: kiểu quần áo bó với màu tối, vạt đi áo
chồng có màu tối so với quần, áo gile xám, áo sơ mi trắng, carvat cùng đôi ủng
cao
Ở nửa cuối thế kỉ 18, áo vest không tay dài tới thắt lưng với những loại vật liệu
đắt đỏ được sử dụng chỉ thay thế cho những chiếc áo vest dài được mặc bên trong
áo khoác nam. [1]
 Thời đại Victoria

Hình 1.6 Trang phục áo Vest thời đại Victoria


4


Kiểu “Dinner Jacket” được thiết kế ra và được mặc trong những sự kiện
trang trọng vào các buổi tối. Đó là sự kế tục của trang phục carvat trắng nhưng đã
nhanh chóng trở thành kiểu sản phẩm hồn tồn mới. Khi nó được du nhập vào
Hoa Kỳ và trở thành kiểu Tuxedo.

Hình 1.7 Trang phục Dinner Jacket thời Victoria

 Thời đại Edward
Kiểu Comple sang trọng đã được từ từ chấp nhận chính xác như dạng ban
đầu của nó và trong suốt thời đại Edward thì nó đã dần dần được ưa chuộng. Trong
đó thì nó vẫn phục vụ cho các cuộc gặp nội bộ, thường là khơng có kiểu phụ nữ,
kiểu nơ đen trở nên phổ biến hơn.
Nửa cuối thế kỉ 19, bộ suit 3 mảnh trở thành trang phục phổ biến cho nam.
Đồng thời, trang phục phụ nữ cũng bắt đầu nam tính hơn. Với những bộ đồ nữ, áo
vest được kết hợp với quần và váy. Ngày nay, những cách mặc áo vest càng trở
nên đa dạng và cá tính. Vest có một loạt các ứng dụng từ trang phục dạ hội tới
trang phục thơng thường. [1]

Hình 1.8 Trang phục áo vest thời
đại Edward

Hình 1.9 Trang phục áo Vest nửa cuối thế kỉ 19

5


 Sau chiến tranh thế giới


Hình 1.10 Trang phục áo Vest sau chiến tranh thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết nam giới đều mặc kiểu áo khốc
ngắn. Kiểu áo khốc dài nhanh chóng bị lỗi thời trong thường phục hàng ngày và
kinh doanh và kiểu áo đuôi tôm trở lại. Trong suốt năm 1920, những kiểu áo vest
ngắn luôn được mặc trừ những dịp trang trọng vào thời điểm ban ngày, nam giới
tham gia những cuộc đối thoại vẫn mặc những chiếc áo đuôi tôm.
Kiểu vest hàng cúc đôi được mặc bởi những người đàn ông lớn tuổi, ve áo
đã hợp thời trang hơn và được tạo độ rộng.
Trước thập niên 1935, nam giới ưa thích loại áo bó sát và áo gile. Đến năm
1940, áo gile bắt đầu được thiết kế rộng hơn, điều này khiến nó trở nên thoải mái
khi mặc.
 Hậu chiến
Xuyên suốt thập niên 1940 và 1950, xu hướng ăn mặc được đơn giản hóa
và hiện đại hóa đối với vest trở nên mạnh mẽ. Thập niên 1960, kích thước của ve
áo đã co lại ở một cỡ rất nhỏ

Hình 1.11 Trang phục áo Vest thời hậu chiến 1940 và 1950

6


Trong thập niên 1970, kiểu Comple bó sát trở nên phổ biến một lần nữa và
áo Gile quay trở lại. Kiểu áo vest 3 sản phẩm

Hình 1.12 Trang phục áo Vest thập niên 1970

Những năm 1980, kiểu áo vest trở nên lỏng hơn và áo Gile đã hoàn toàn bị
bỏ đi. Một vài nhà thiết kế tiếp tục thiết kế áo Gile nhưng nó thường được cắt rất

ngắn và có 4 cúc. Đường vòng eo trên áo vest đã được hạ thấp tới vị trí khá lí tưởng
ở dưới eo. Những năm 1985 -1986, áo vest 3 chi tiết trở thành áo vest 2 hàng cúc
và kiểu 1 hàng cúc 2 chi tiết.

Hình 1.13 Trang phục áo Vest 3 chi tiết (Vest, Gile, Quần)

7


Trang phục vest nữ giới:

Hình 1.14 Kiểu Comple nữ giới năm 1960

Kiểu Comple đầu tiên của nữ giới với trang phục cưỡi ngựa, trang phục này
gồm một áo khoác và váy phù hợp xuất hiện từ đầu năm 1960. Trang phục này
khơng chỉ được mặc khi cưỡi ngựa mà cịn du lịch vào các buổi ban ngày khác. Kiểu
trang phục áo vest không dùng để cưỡi ngựa xuất hiện vào cuối thế kỉ 19.
Nửa đầu thế kỉ 20, kiểu váy vest trở nên phổ biến trong các kiểu trang phục
ban ngày trong thành phố, nơi làm việc và đi chơi,…dành cho nữ giới. Những nhà
thiết kế thể hiện phong cách váy vest với đặc trưng vải mềm mại và nữ tính đến
từng chi tiết.

Hình 1.15 Vest nữ đầu thế kỉ 20

Dưới sự ảnh hưởng của cuốn sách “Dress for success”, đồng phục của phụ
nữ gồm váy vest, áo sơ mi may đo và khăn quấn cổ mềm được phát triển trong
những thập niên 1970 – 1980. Vest quần đã được xuất hiện như một trang phục
kinh doanh mang tính nghi thức.
8



Hình 1.16 Vest nữ trong những thập niên 1970 - 1980

1.1.2

Nhu cầu sử dụng áo vest của phụ nữ trong xã hội ngày nay

Mỗi khi nhắc tới phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta sẽ nghĩ
ngay tới một người phụ nữ thành công trong công việc, mạnh mẽ, tự tin, quyết
đoán và dám đấu tranh để có được hạnh phúc. Khác hẳn với những người phụ nữ
trong xã hội cũ, họ như bị vùi dập, nhấn chìm, ngay cả việc suy nghĩ thơi cũng đã
bị những quân phép, phép tắc cản trở khiến họ trở nên rẻ rúm. [2]
Hình ảnh phái đẹp được biết đến với người phụ nữ tự do, tự tin về giới tính
cũng như năng lực bản thân. Đi cùng với đó là sự xuất hiện nhiều bộ trang phục có
khuynh hướng phá vỡ những tư duy lối mòn trong thiết kế trước đây với nhiều
phong cách mới. Lúc này, phụ nữ thoải mái hơn khi thể hiện cái tôi cá nhân qua
trang phục theo hướng ơm gọn cơ thể hơn.

Hình 1.17 Hình ảnh người phụ nữ hiện đại

9


Phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay là những người chủ động tích cực,
tìm tịi sáng tạo và học tập khơng ngừng nghỉ. Họ ln mang trong mình phong
thái tự tin, chủ động, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Trở thành người phụ nữ
thành đạt luôn là điều mà phụ nữ ai cũng muốn. Họ luôn biết làm mới mình, tích
cực, chủ động và ngày càng khẳng định được vị thế cũng như vai trị của mình
trong xã hội. Họ thực sự là những người đáng được trân trọng và yêu thương. Các
đặc điểm của phụ nữ hiện nay là: Mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán, chủ động, tích cực

học tập, tìm tịi, sáng tạo, thành cơng trong công việc, làm chủ thời gian, công việc
tự do, có sắc đẹp và trí tuệ. [2]
Xã hội hiện đại là xã hội đề cao mục đích cá nhân. Những thành tựu kinh
tế, kỹ thuật và văn hóa mà xã hội này đạt được là sự xử lý về mặt kỹ thuật đối với
chất lượng sống của thời đại trước. [3]
Trong xã hội hiện đại, trang phục không chỉ thể hiện quan niệm thẩm mỹ,
lối sống, trình độ của một nhóm người, một cá nhân mà cịn thể hiện đặc trưng văn
hóa của một cộng đồng. Đặc trưng văn hóa ở đây chính là tính truyền thống được
bảo lưu kết hợp với sự tiếp thu các yếu tố của thời trang hiện đại và thuật ngữ
“trang phục hiện đại” dùng để phân biệt với “trang phục truyền thống”. Có thể nói,
trang phục hiện đại là một trong những sản phẩm hiện hữu mang tính đại diện cho
nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ của một cộng đồng và được hình thành từ nhiều yếu
tố như điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn. Trang phục cũng được
hình thành từ đặc điểm của cơng việc, giới tính và ngày nay, trang phục còn thể
hiện nhu cầu được thể hiện cá tính của con người.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao
trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thời trang. Trong đó, thị trường áo vest ln
là thị trường được nhiều người quan tâm nhất vì mẫu mã, màu sắc vơ cùng đa dạng
với rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Vest nữ mang lại cảm giác lịch sự, sang trọng
cho người mặc. Vest dành cho lứa tuổi thanh niên thể hiện sự năng động, trẻ trung,
vest dành cho lứa tuổi trưởng thành mang lại sự trang nhã, lịch sự, làm tôn lên nét
quý phái cho người dùng [4]. Trang phục họ chọn phải đáp ứng các yêu cầu: đẹp,
sang trọng, lịch lãm, tinh tế, đặc biệt phải đảm bảo các nguyên tắc:
-

Chú ý độ dài ngắn của trang phục
Màu sắc, kiểu dáng áo vest cần đạt tiêu chuẩn lịch sự, trang nhã.
Chất liệu tạo nên chiếc áo vest phải phù hợp.
Thể hiện được cá tính, phong cách người mặc.
Sản phẩm vừa vặn với vóc dáng hình thể.


Đi sâu vào phân tích thị trường, có thể tạm chia khách hàng tiêu dùng làm 3
nhóm:
-

Nhóm có thu nhập thấp, thường sử dụng hàng may sẵn nhưng rẻ tiền, nhanh
hỏng.
Nhóm trung có thu nhập ổn định, chiếm số lượng khá đông đảo, không chấp
nhận lối mặc đại trà, hàng kém chất lượng nhưng lại không quan tâm đến
10


-

những loại hàng hiệu. Đối tượng này khá khó tính nhưng lại có nhu cầu rất
lớn về thời trang. Thời trang của họ yêu cầu vừa phải đẹp, vừa độc đáo, vừa
sang trọng, lịch sự, tinh tế vừa phải hợp với túi tiền.
Nhóm có thu nhập cao, sử dụng sản phẩm của những hãng thời trang cao cấp.

Nhu cầu sử dụng áo vest ngày càng cao, nhất là trong các cơ quan, công sở.
Những chiếc áo vest từ lâu đã được coi là một trang phục có tính trang trọng và
lịch sự, thường được mặc trong những buổi gặp gỡ quan trọng, gặp đối tác hay
khách hàng trong công việc. Chính vì thế, chiếc áo vest được coi như biểu hiện
cho tính chun nghiệp của người mặc. Vì vậy, nhắc tới áo vest là người ta nghĩ
ngay đến vẻ cứng nhắc, đơn giản. Trong khi đó, người phụ nữ hiện đại rất ngại
phải mặc những chiếc áo vest công sở đơn điệu, cứng nhắc, làm mất đi vẻ đẹp, vẻ
duyên dáng của họ trong khi đi làm, đi chơi. Do đó, nhu cầu sử dụng áo vest của
phụ nữ hiện nay rất cao, đặc biệt, họ luôn hướng tới những chiếc cách điệu thể hiện
sự trẻ trung, lịch sự, trang nhã, tạo cảm giác tự tin, thoải mái thay vì những chiếc
áo vest truyền thống cứng nhắc.

Người tiêu dùng hướng tới sản phẩm áo vest đa chức năng, họ có nhu cầu
sử dụng áo vest trong nhiều môi trường, mục đích khác nhau. Chính vì vậy, những
chiếc áo vest phải kết hợp được với nhiều loại trang phục khác nhau tạo sự hài hòa,
cân đối, mang lại sự tự tin, vẻ đẹp cho người phụ nữ. Có thể kết hợp với quần jean
khi đi chơi trong những ngày cuối tuần. Những phá cách đó sẽ tạo sức hút từ vẻ cá
tính, hiện đại. Khơng chỉ dừng lại ở đó, chiếc áo vest còn mang lại một phong cách
khác biệt khi kết hợp với chiếc váy điệu đà, nhẹ nhàng và nữ tính hay chiếc quần
sooc trẻ trung, tinh nghịch.
Tóm lại, nhu cầu sử dụng áo vest của người phụ nữ hiện đại trong xã hội
hiện đại ngày càng được nâng cao khi người phụ nữ khơng cịn bị phụ thuộc vào
đàn ơng, họ bước ra thế giới bên ngồi để xóa bỏ sự bất bình đẳng giới. Họ tham
gia vào nhiều hoạt động, cơng việc mang tính trang trọng, lịch sử, chính vì vậy,
những bộ trang phục được sử dụng phải phù hợp với mơi trường, hồn cảnh sống
đó. Áo vest là nhu cầu hàng đầu, bắt buộc đối với người phụ nữ hiện đại. [3]
1.1.3

Tầm quan trọng của tay áo trong áo vest

Một bộ trang phục phù hợp khi nó tạo ra sự vừa vặn cho từng dáng người
mặc, không cản trở chuyển động và thể hiện tỷ lệ của người mặc. Thiết kế hoặc
màu sắc của quần áo có thể đẹp nhưng nếu quần áo khơng vừa vặn với kích thước
hoặc hình dạng của người mặc thì nó sẽ khơng thoải mái và khó cử động khi mặc.
[5]

Áo vest nữ là trang phục luôn mang lại vẻ đẹp thanh lịch và sự tự tin cho
người mặc. Chính vì vậy, nó cần sự hồn hảo cho mọi chi tiết trên trang phục. Điều
quan trọng nhất khi chọn áo vest công sở là bộ áo và quần phải thật vừa vặn với
dáng người, không quá ôm khiến bạn trông mất cân đối, không thoải mái và cũng
không quá rộng khiến bạn trơng luộm thuộm và thiếu đứng đắn. Sự hồn hảo của
bộ vest đẹp được thể hiện ở những chi tiết cổ áo, vai áo, vòng eo, cổ áo, tay áo…

11


Một chiếc tay áo phù hợp với thân áo, vừa vặn với cơ thể người mặc, tạo
phom dáng cho chiếc áo vest chắc chắn sẽ tạo nên một bộ trang phục đẹp.
Một chiếc áo vest hồn hảo chỉ khi nó vừa vặn với chính bạn. Diện một chiếc áo
vest với tay áo hồn hảo, vừa vặn sẽ làm bạn trơng tự tin hơn trước đám đông cũng
như mang lại sự thanh lịch, sang trọng thoải mái và để lại ấn tượng tốt cho người
xung quanh. Ngược lại, nếu tay áo vest bạn quá dài hoặc quá ngắn, quá rộng hay
quá chật, khơng vừa vặn với cánh tay, v.v thì áo vest khơng làm bạn đẹp lên mà
cịn đem đến ấn tượng xấu trong mắt người khác.

Hình 1.18 Một số hình ảnh áo vest có tay của phụ nữ hiện đại ngày nay

1.2 Nhân trắc cánh tay
Các yếu tố tạo nên hình dạng tay của cơ thể người là hệ thống xương và cơ
bắp, bề mặt bên ngoài được bao phủ bởi da và mơ, dưới da có một lớp mỡ. Lớp
mỡ này được phân phối ở các bộ phận khác nhau của cơ thể theo độ tuổi và giới
tính. [5]
Sự khác biệt lớn nhất được tìm thấy trong các cơ thể khác nhau là toàn bộ
cấu trúc xương và sự phân bố lớp mỡ dưới da, cũng như các yếu tố như tuổi tác,
12


giới tính, chủng tộc. Một người có thể trải qua những thay đổi về cơ thể do kết quả
của sự bất cân xứng và sự phát triển của cơ thể trong suốt cuộc đời này. Và từ tuổi
trung niên trở đi, hình dạng của bộ xương trải qua những thay đổi khiến cơ thể
chúng ta thay đổi. Do đó, để hoàn thành một bộ trang phục cân đối, điều quan trọng
là phải hiểu được cơ thể người mặc – nền tảng mà quần áo được làm mẫu theo.
Một cách để hiểu được cơ thể người bao gồm quan sát bề mặt cơ thể và

nhận thấy được sự cân bằng giữa kích thước cơ thể và hình dạng của khung xương,
hiểu được cấu trúc bên trong và nhận thấy sự chuyển động của nó.
Sau đây là những thơng tin cơ bản giải thích về nhân trắc cánh tay cơ thể
con người cần thiết cho quá trình sản xuất quần áo [6]
1.2.1

Hệ xương và cơ cánh tay

a. Hệ xương
Xương tay gồm 3 xương chính: xương cánh tay, xương quay, xương trụ.
Ngồi ra cịn có các dây thần kinh trụ, đệm khuỷu lồi.

Hình 1.19 Cấu trúc xương bộ xương người và xương cánh tay

 Xương cánh tay (xương Humerus)

13


 Dài, có dạng ống, đầu trên có dạng chỏm cầu, phía ngồi có mỏm nhơ
ra, nó xác định kích thước rộng nhất của vai, diện tích tiếp xúc của
xương này với ổ khớp bằng 1/3 chỏm cầu
 Đầu phía dưới của xương cánh tay có 2 dạng mỏm nhơ ra 2 bên và khớp
với xương cẳng tay.

Hình 1.20 Xương cánh tay trên và khớp khuỷu mặt trước, sau [7]

 Xương khuỷu tay (xương trụ) và xương quay
Khi để sấp bàn tay, 2 xương sẽ bắt chéo, khi ngửa tay 2 xương gần như song song
Đầu trên khớp với xương cánh tay bằng mỏm khuỷu, đầu dưới có mỏm nhơ ra

ngồi và khớp với cổ tay

Hình 1.21 Xương khuỷu tay mặt trước, sau

b. Cơ cánh tay
Bao gồm: Vùng cơ cánh tay, vùng cơ cẳng tay trước, vùng cơ cẳng tay sau
14


×