Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng an ninh ở nam bộ và cực nam trung bộ trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1945 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI THỊ LỘC

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG
AN NINH Ở NAM BỘ VÀ CỰC NAM TRUNG BỘ
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƯỚC
(1954 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI THỊ LỘC

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG
AN NINH Ở NAM BỘ VÀ CỰC NAM TRUNG BỘ
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƯỚC
(1954 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người Hướng Dẫn Khoa Học


1. TS Nguyễn Văn Diệu
2. TS Trần Thị Mai

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu chưa được cơng bố tại cơng trình nào khác. Nguồn tài liệu trích
dẫn và các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn dựa trên nguồn tư
liệu xác thực.

Tác giả luận án
Họ và tên

Thái Thị Lộc

3


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

7

CHƯƠNG 1
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CƠNG AN, TÌNH BÁO Ở NAM BỘ VÀ CỰC NAM

TRUNG BỘ SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
(1954 - 1960)

1.1.

Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bố trí lực lượng Cơng an, Tình báo ở Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ sau Hiệp định Giơnevơ ..............................................18

1.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ – Chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với
cách mạng miền Nam .......................................................................................18
1.1.2. Chủ trương của Đảng đối với cách mạng miền Nam và công tác bảo vệ an ninh.
.........................................................................................................................22

1.2.

Chuyển hướng tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ công tác Công an Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 – 1960..................................................26

1.2.1. Xây dựng, bố trí lực lượng và hoạt động của Cơng An, Tình báo ở chiến trường
Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ..........................................................................26
1.2.2. Kết quả hoạt động của Ban địch tình ...................................................................39

4


CHƯƠNG 2
THÀNH LẬP HỆ THỐNG TỔ CHỨC AN NINH NAM BỘ VÀ
CỰC NAM TRUNG BỘ, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN
LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ VÀ
CHÍNH QUYỀN SÀI GỊN (1961 - 1965)


2.1.

Thành lập lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ .....50

2.1.1. Quá trình chuẩn bị thành lập lực lượng An ninh Nam bộ và cực
Nam Trung Bộ ..................................................................................50
2.1.2. Thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam .............................................56
2.1.3. Hình thành hệ thống An ninh các cấp ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ ...............58

2.2.

Hoạt động của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (19611965) .................................................................................................................69

2.2.1. Hoạt động chống do thám, gián điệp, chống gom dân lập ấp, bảo vệ Đảng, duy
trì phong trào cách mạng (1961-1962)...............................................................69
2.2.2. Bám đất, bám dân, tấn cơng địch khắp 3 vùng chiến lược, góp phần làm thất
bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gịn (19631965) .................................................................................................................79

5


CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG AN NINH NAM BỘ VÀ CỰC NAM TRUNG BỘ,
GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” V “
VIỆT NAM HĨA CHIẾN TRANH”, KẾT THC THẮNG LỢI CUỘC KHNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1965 - 1975)
3.1.

Phát triển toàn diện về tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong

giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chính quyền
Sài Gịn (1965-1968) .........................................................................................89
3.1.1. Xây dựng hồn chỉnh hệ thống tổ chức, góp phần đánh bại hai cuộc phản cơng
chiến lược mùa khô của Mỹ v quân đội Si Gịn (1965 - 1967)..............................89
3.1.2 Tăng cường củng cố lực lượng An ninh các cấp, tham gia cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 ......................................................................105
3.2.

Phát triển lực lượng an ninh, tấn cơng tồn diện, liên tục, mạnh mẽ góp
phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1969-1975)...........116
3.2.1. Khắc phục khó khăn, duy trì củng cố lực lượng, đẩy mạnh hoạt động làm thất
bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ v chính quyền Si Gịn
(1969-1972) .....................................................................................................116
3.2.2 Phát tiển toàn diện lực lượng an ninh, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân năm 1975 – giải phóng hồn tồn miền Nam (27-1-1973 – 30-4-1975) ...132

KẾT LUẬN ..................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 160
PHỤ LỤC........................................................................................ 175

6


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) là
bản anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Thắng
lợi của cuộc kháng chiến này đã tô đậm thêm truyền thống u nước nồng nàn, ý chí quật
cường, trí thơng minh và tài thao lược của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trong thắng lợi huy hồng đó của dân tộc, lực lượng Cơng an nhân dân Việt Nam

đã từng bước trưởng thành, đọ sức và đánh thắng bộ máy chiến tranh gián điệp nhà nghề
của một đế quốc sừng sỏ, có nhiều kinh nghiệm nhất trong chiến tranh gián điệp, chiến
tranh tâm lý và bình định, góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính
quyền Sài Gịn, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
Lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là một bộ phận quan trọng của
lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong cuộc khng chiến chống Mỹ, cứu nước. Xuất
phát từ nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam, sau năm 1954, Đảng Lao động Việt
Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và Bộ Công an đã chú trọng lãnh đạo công tác
xây dựng lực lượng An ninh miền Nam nói chung, An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung
Bộ nói riêng, từ khơng đến có, từ ít đến nhiều, thành một tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ
đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các cơ quan tình báo, mật vụ,
cảnh sát đặc biệt và các tổ chức trá hình khác của Mỹ v chính quyền Sài Gịn, bảo vệ
Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các lực lượng và phong trào cách mạng giải phóng ở miền
Nam.
Trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù, lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam
Trung Bộ đã vận dụng một cách sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn của
cách mạng miền Nam, đã khẳng định vai trị, vị trí khơng thể thiếu được trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc và đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
trong xây dựng và phát triển lực lượng An ninh nhân dân.
Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển lực lượng An ninh Nam Bộ và cực
Nam Trung Bộ, nhằm dựng lại lịch sử hình thành, phát triển và những đóng góp to lớn
của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ; làm rõ những đặc điểm và những
vấn đề có tính quy luật trong q trình xây dựng và phát triển lực lượng An ninh Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới, là
những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn góp phần vào việc tổng kết một giai đoạn lịch
sử cách mạng, khẳng định đóng góp quan trọng của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực

7



Nam Trung Bộ trong sự nghiệp khng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học sinh động từ thực tiễn cho sự hoạch định
phương hướng, phương pháp xây dựng lực lượng An ninh nói riêng và lực lượng Cơng
an nhân dân nói chung. Đây cũng là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích đang được
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy Cơng an Trung ương và lãnh đạo
Bộ Công an đặc biệt quan tâm.
Với ý nghĩa đó tơi chọn đề tài: “Q trình xây dựng và phát triển lực lượng
An ninh ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975)” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển lực lượng An ninh Nam Bộ và cực
Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, luận án hướng đến mục
tiêu:
- Làm rõ những thành tựu đạt được và hạn chế trong quá trình xây dựng v pht
triển lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954-1975.
- Trên cơ sở chọn lọc sự kiện điển hình, làm rõ những đóng góp to lớn của lực
lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta ở miền Nam.
- Rút ra những đặc điểm cơ bản, những vấn đề có tính quy luật của q trình xây
dựng lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 - 1975. Từ đó
đúc kết một số bài học kinh nghiệm thực tiễn, những kiến nghị đề xuất góp phần xây
dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống tổ chức An ninh miền Nam giai đoạn 1954 -1975, bao gồm Ban An
ninh Trung ương Cục miền Nam đến hệ thống An ninh các khu, hệ thống An ninh các
tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam, sự
phân công lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với các lực lượng An ninh miền Nam cũng
khác nhau. Thời kỳ đầu (1954 - 1960), do tình hình và nhiệm vụ đấu tranh chính trị địi

thi hành Hiệp định Giơnevơ, Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục, tái
lập Xứ ủy Nam Bộ. Đặc biệt, trong điều kiện hồn cảnh khó khăn phức tạp của cách
mạng miền Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ III, ngày 23-1-1961,
đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ. Trong thời
kỳ đầu, Trung ương Cục lãnh đạo toàn bộ chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào.
Một năm sau, xuất phát từ thực tiễn tình hình và dựa trên cơ sở đề nghị của Trung ương

8


Cục, Bộ Chính trị quyết định giao Trung ương Cục lãnh đạo phạm vi các tỉnh cực Nam
Trung Bộ và Nam Bộ (B2- gồm các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau). Lực lượng An ninh
Trung ương Cục và hệ thống An ninh các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong suốt
quá trình hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục
miền Nam và của Đảng Đồn Bộ Cơng an.
Do đó, phạm vi khơng gian của đề tài xác định bao gồm cc tỉnh từ Ninh Thuận
đến Cà Mau, tương ứng với địa bàn lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục
miền Nam.
Lực lượng An ninh được đề cập trong luận án là lực lượng Cơng an nhn dn ở
miền Nam nĩi chung, ở Nam Bộ v cực Nam Trung Bộ nĩi ring trong cuộc khng chiến
chống Mỹ, cứu nước, bao gồm 2 lực lượng: Lực lượng An ninh nhn dn v lực lượng An
ninh vũ trang. Lực lượng An ninh nhn dn hoạt động trong vùng địch kiểm sốt, vùng
tranh chấp và vùng giải phóng, làm nhiệm vụ điều tra, nắm tình hình địch, xây dựng cơ
sở cách mạng, tấn cơng làm vơ hiệu hóa các hoạt động điều tra, thu thập tin tình bo của
địch, hoạt động của các Đảng phái phản động, bảo vệ nội bộ Đảng, chính quyền, các
đồn thể cách mạng trong vùng giải phóng; Lực lượng An ninh vũ trang làm nhiệm vụ
bảo vệ căn cứ cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng và
Nhà nước, chống địch càn quét, trừ gian, diệt ác trong vùng địch chiếm đóng.
Đối tượng đề tài nghiên cứu là hệ thống tổ chức lực lượng An ninh các tỉnh Nam
Bộ v cực Nam Trung Bộ, bao gồm An ninh các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Đề tài

tập trung làm rõ những nội dung cụ thể sau:
1. Phân tích bối cảnh lịch sử; những tiền đề; những yêu cầu của việc xây dựng lực
lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 – 1975).
2. Làm rõ quá trình xây dựng, phát triển và hoạt động của lực lượng An ninh Nam
Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Đánh giá những kết quả đạt được, một số tồn tại trong công tác xây dựng lực
lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (1954-1975). Rút ra một số đặc điểm và
bài học kinh nghiệm, làm cơ sở đề xuất, kiến nghị cho công tác xây dựng lực lượng Công
an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
4. Lịch sử nghin cứu vấn đề
Q trình xây dựng và phát triển lực lượng Cơng an nhân dân, An ninh miền
Nam và lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là một chủ đề nghiên cứu
mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đã thu hút khơng ít các tổ chức, cá nhân trong và
ngồi ngành Cơng an tham gia nghiên cứu.

9


Trong những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý sau:
- Tác phẩm “Trần Quốc Hương - Người thầy của những nhà tình báo vĩ đại”,
Nguyễn Thị Ngọc Hải (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2002. Nội dung tác
phẩm phản ánh một cách chân thật, khái quát cuộc đời hoạt động cách mạng của ơng
Trần Quốc Hương – Nhà tình báo lỗi lạc của Công an nhân dân, người thầy của những
nhà tình báo nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Vũ Ngọc Nhạ,
Phạm Ngọc Thảo, Lê Hữu Thúy, Phạm Xun Ẩn . . . trong giai đoạn đầu của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1960).
- Cuốn “An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975)”; Bộ phận thường
trực Ban Nghiên cứu Tổng kết lịch sử Cơng an nhân dân phía Nam - Bộ Công an, Nhà
xuất bản Công an nhân dân - 1995. Nội dung của tác phẩm này chủ yếu phản ánh hoạt

động của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, còn An ninh các tỉnh Nam Bộ và cực
Nam Trung Bộ phản ánh chưa rõ nét.
- Tác phẩm “Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)”, Ban Nghiên
cứu Tổng kết lịch sử Công an nhân dân - Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân 2000. Tác phẩm phản ánh nội dung về Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh chống
phản cách mạng và các loại tội phạm khác, bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam,
hồn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Tập sách đã
cung cấp cho tác giả tham khảo các tư liệu quan trọng về quan điểm chỉ đạo của Trung
ương Đảng, Bộ Chính trị, của Bộ Cơng an đối với lực lượng An ninh miền Nam. Nhưng
chưa đi sâu nghiên cứu quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng An
ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Cuốn “Biên niên sự kiện lịch sử An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu
nước (1954 - 1975)”, Viện Lịch sử Công an - Bộ Công an, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - 2005. Tập sách đã phản ánh khá đầy đủ những sự kiện lịch sử tiêu biểu cuộc đấu
tranh của lực lượng An ninh miền Nam (chủ yếu địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ)
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tác phẩm đã giúp cho tác giả phân tích sâu
hơn những đóng góp của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong quá
trình xây dựng và phát triển lực lượng qua các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng.
- Tháng 4-2005, Viện Lịch sử Công an in cuốn “Kỷ yếu Khoa học về hoạt động
của lực lượng An ninh miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước- kỷ niệm
30 năm giải phóng miền Nam (1975 - 2005”, lưu hành nội bộ. Tập sách đã tập hợp những
bài tham luận của nhiều tác giả là những nhà lãnh đạo trực tiếp lực lượng Công an nhân
dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc

10


Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Kỷ yếu này đã cung cấp những quan điểm và sử
liệu, giúp tác giả hiểu sâu hơn về những đóng góp của lực lượng An ninh các cấp Nam
Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Nhiều cơng trình nghiên cứu biên soạn lịch sử của lực lượng Công an nhân dân
của các Cục, Vụ, Viện, Trường và Cơng an các tỉnh, thành phía Nam từ Ninh Thuận trở
vào Cà Mau đã xuất bản nội bộ hoặc cơng khai, đều phản ánh q trình hình thành và
phát triển lực lượng của từng đơn vị, địa phương giai đoạn 1954 - 1975. Đó là những
cơng trình có giá trị trong việc tham khảo, cung cấp nhiều thông tin quan trọng, là cơ sở
đối chiếu các sự kiện, vấn đề lịch sử mà luận án nghiên cứu, giúp cho tác giả rút ra một
số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình xây dựng lực lượng An ninh Nam Bộ và
cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 - 1975.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đặc biệt quan tâm đến các Hồi ký
của các các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam
như Hồi ký của các ơng: Đại tướng Mai Chí Thọ, Thượng tướng Cao Đăng Chiếm,
Thượng tướng Bùi Thiện Ngộ … Nhìn chung, trong điều kiện hoạt động chiến tranh ác
liệt, tư liệu thành văn rất khó lưu giữ, thất lạc, mất mát nhiều. Bên cạnh đó do đặc thù của
cơng tác an ninh nên những chỉ đạo, phương châm, phương pháp, chính sách . . . đều phải
tuyệt đối bí mật. Sự hồi tưởng của các cán bộ nguyên l lãnh đạo An ninh miền Nam qua
các thời kỳ, là tư liệu quan trọng để tác giả hệ thống được rõ nét hơn quá trình phát triển
của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án cũng đặc biệt quan tâm đến các
cơng trình có tính tổng kết hoạt động của ngành. Một trong những công trình đã được
cơng bố ở dạng này là cơng trình “Xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong tình hình
mới”, Viện Chiến lược và Khoa học Cơng an - Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân
dân - 2006. Đây là đề tài khoa học thuộc chương trình cấp Nhà nước KX07, do Thiếu
tướng Trần Quang Trọng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công
an nhân dân - Bộ Công an làm chủ nhiệm. Tác giả đã tiếp nhận được từ cơng trình này
một số nhận định làm cơ sở để so sánh, đối chiếu, và bổ sung một số kiến nghị đề xuất
đối với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài những tác phẩm nêu trên, cịn có một số bài viết khác của nhiều tác giả
trong và ngồi ngành đã in trên Tạp chí Cơng an nhân dân, Tạp chí Xây dựng lực lượng
Cơng an nhân dân, trên các báo Công an nhân dân, báo Cơng an thành phố Hồ Chí

Minh, báo An ninh thế giới . . . đã giúp cho tác giả có thêm tư liệu để so sánh, đánh giá

11


một cách sâu sắc toàn diện thực tiễn cuộc đấu tranh của lực lượng An ninh Nam Bộ và
cực Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghiên cứu lịch sử, đến nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện về lịch sử quá trình xây dựng và phát triển lực lượng An
ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 - 1975. Đây là điểm mới của đề tài,
đồng thời cũng là một thử thách đối với tác giả khi chọn đề tài này để nghiên cứu.
5. Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài này được chia thành những
nhóm chính sau đây:
- Nguồn tư liệu thành văn là chủ yếu và quan trọng nhất, được khai thác từ
những báo cáo sơ kết, tổng kết của Bộ Công an, An ninh Trung ương Cục miền Nam và
tư liệu An ninh các khu, tỉnh, huyện giai đoạn 1954-1975, là nguồn tư liệu gốc đáng tin
cậy, hiện đang được lưu giữ tại Cục Hồ sơ An ninh (A27) Bộ Công an, ở Viện Lịch sử và
Viện Chiến lược và Khoa học Công an - Bộ Công an.
- Tư liệu là các hồi ký cá nhân của nhiều đồng chí cán bộ Cơng an lão thành cách
mạng hoạt động trong lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã được xuất
bản.
- Những tác phẩm về Lịch sử Công an nhân dân, tài liệu tổng kết lịch sử của các
Tổng cục: An ninh nhân dân; Cảnh sát nhân dân; Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
Viện Lịch sử Công an; Viện Chiến lược và Khoa học Công an; các Học viện, trường Đại
học, Trung cấp: An ninh nhân dân; Cảnh sát nhân dân; các trường nghiệp vụ Cơng an
nhân dân.
- Các cơng trình nghiên cứu lịch sử, biên niên sự kiện lịch sử Cơng an nhân dân
các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau.

Đặc điểm chủ yếu của các nguồn tư liệu nói trên là rất phong phú, đa dạng, phần
lớn là những tư liệu gốc bao gồm các báo cáo sơ kết, tổng kết, các đề án hoạt động của
các cấp An ninh miền Nam từ An ninh Trung ương Cục đến An ninh các khu, tỉnh,
huyện. Các ấn phẩm của Viện Lịch sử Công an, các ấn phẩm của các Vụ, Cục, Viện,
Trường, của Công an các tỉnh, thành phía Nam giai đoạn 1954-1975, được biên soạn hết
sức cơng phu và đã được hội thảo nhiều lần, với sự góp ý trực tiếp của các nhân chứng
lịch sử từng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ
qua các thời kỳ.
6. Phương pháp nghiên cứu

12


- Tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh đối chiếu, phỏng vấn nhân chứng . . . nhằm phục dựng quá trình xây dựng và phát
triển lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 - 1975.
7. Đóng góp của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa một khối lượng lớn tư liệu, sự kiện lịch sử đáng tin cậy
liên quan đến lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Góp phần làm phong
phú nguồn tư liệu về lịch sử của Ngành cơng an nói riêng, của lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung.
- Luận án là cơng trình đầu tiên phục dựng lại bức tranh lịch sử quá trình xây
dựng, hoạt động pht triển của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong
cuộc khng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Từ đó, làm rõ đặc điểm của quá
trình xây dựng và phát triển của lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ; chỉ ra
những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức, đánh địch và xây dựng
lực lượng An ninh các cấp ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Rút ra một số kiến nghị, đề

xuất, góp phần xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án gĩp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn giảng dạy lịch
sử Công an nhân dân trong các Học viện, Trường Đại học và Trung cấp Công an trong cả
nước.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia
làm 3 chương.
Chương 1: Xây dựng lực lượng Công an, Tình báo ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ sau
Hiệp định Giơnevơ (1954 - 1960).
Chương 2: Thành lập hệ thống tổ chức An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, đấu
tranh góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ v Chính quyền Si Gịn
(1961-1965)
Chương 3: Phát triển lực lượng An ninh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ góp phần đánh
bại các chiến lược “chiến tranh cục bộ” v “Việt Nam hĩa chiến tranh”, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975)

13


CHƯƠNG 1
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CƠNG AN, TÌNH BÁO Ở NAM BỘ VÀ
CỰC NAM TRUNG BỘ SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
(1954 - 1960)
1.1. Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bố trí lực lượng Cơng an, Tình báo ở
Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ sau Hiệp định Giơnevơ
1.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ – Chính quyền Ngơ Đình
Diệm đối với cách mạng miền Nam
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, mà
đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, đã giành thắng lợi vẻ vang. Ngày 21
tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Các bên

cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba
nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Xuất phát từ chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ âm
mưu hất cẳng Pháp, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiêu diệt cơ sở Đảng và
phong trào cách mạng ở miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lấy đó làm bàn đạp uy hiếp, tấn công miền
Bắc Việt Nam, hịng bao vây, ngăn chặn và đẩy lùi làn sóng cộng sản tràn
xuống Đông Nam Á.
Ngay sau khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), đế quốc Mỹ
tìm cách đẩy nhanh q trình gạt Pháp ra khỏi Đơng Dương. Ngày 16-61954, Mỹ ép Pháp và Bảo Đại buộc Bửu Lộc, tay sai Pháp, phải trao ghế
Thủ tướng cho Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo, hận thù sâu sắc
với cách mạng, được Mỹ nuôi dưỡng từ lâu. Ngày 7-7-1954, một nội các
mới với nhiều thành phần thân Mỹ được thành lập, do Ngơ Đình Diệm làm
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.
Được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, Diệm ngày càng điên cuồng phá hoại
Hiệp định Giơnevơ, cự tuyệt tổng tuyển cử, nêu chiêu bài “đả thực”, “bài
phong”, đẩy mạnh “tố cộng”, “diệt cộng” nhằm xóa bỏ bộ máy cai trị của
Pháp và đàn áp dã man những người yêu nước, trong đó có cán bộ chiến sĩ
14


Công an. Một trong những công cụ đắc lực nhất, nguy hiểm nhất mà Mỹ Diệm sử dụng để chống phá cách mạng là hoạt động do thám chỉ điểm, tình
báo, gián điệp, được coi là một nội dung có tầm quan trọng chiến lược. Ngay
sau khi nhậm chức, Diệm đã ra nghị định thành lập Phủ Tổng ủy di cư, thực
chất do CIA điều khiển, dụ dỗ hơn 2 triệu đồng bào theo đạo Thiên chúa di
cư vào Nam, với thủ đoạn lừa bịp “Chúa đã vào Nam”. Bằng luận điệu là
giúp đỡ đồng bào tỵ nạn cộng sản, đưa họ đến một vùng đất hứa có đầy đủ
ruộng vườn, trâu bị . . . thực chất, đó là những mánh khóe vừa dụ dỗ, vừa
cưỡng bức đồng bào nhằm phá rối trật tự trị an ở miền Bắc sau ngày giải
phóng, đồng thời lơi kéo đồng bào vào miền Nam, tạo thực lực hậu thuẫn, về

cơ sở chính trị, xã hội cho chính quyền Diệm. Trong vịng chưa đầy một
năm, Mỹ - Diệm đã đưa vào miền Nam “829 linh mục, trong đó có 42 người
nước ngồi và 563.000 giáo dân, nâng Giáo hội Thiên chúa giáo miền Nam
từ 5 địa phận lên 15 địa phận với 1.087 linh mục, 10 giám mục và gần
800.000 giáo dân [17,tr12]. Đầu năm 1955, Hồng y giáo chủ Spellman sang
Sài Gòn để chỉ đạo các hoạt động của bọn phản động trong Giáo hội Thiên
chúa giáo miền Nam. Mỹ - Diệm đã sử dụng một số phần tử phản động quan
trọng trong chính quyền, qn đội, trong các đồn thể, đảng phái chính trị,
hình thành một lực lượng nịng cốt chống phá cách mạng. Chúng thiết lập
những cụm dân cư, những giáo khu của đồng bào Thiên chúa giáo trong các
khu dinh điền ở vùng Tây Nguyên, khu trù mật ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, nhằm tạo ra những “vùng an ninh” nằm xen kẽ với vùng giải phóng
của ta. Bộ máy ngụy quyền và các công cụ đàn áp cách mạng đã được dựng
lên ở miền Nam. Một số tổ chức mật vụ được ra đời như “Sở Nghiên cứu
chính trị xã hội” do Trần Kim Tuyến làm Giám đốc, “Nha Kỹ thuật”, “Sở
Phịng vệ dun hải”, “Đồn Cơng tác đặc biệt miền Trung” . . . Bất chấp làn
sóng phản đối mạnh mẽ của nhân dân miền Nam chống Mỹ – Diệm phá hoại
Hiệp định Giơnevơ, ngày 10-10-1955, Mỹ đạo diễn cho Diệm bày trò “trưng
cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, suy tơn Ngơ Đình Diệm làm Tổng thống.
Ngày 26-10-1955, Diệm tuyên bố thành lập Nước Việt Nam Cọng hòa. Đến
giữa năm 1955, Mỹ đã xây dựng được một đội quân tay sai với 10 sư đoàn
15


bộ binh và hàng chục trung đoàn độc lập. Hệ thống cố vấn Mỹ được cắm từ
Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Nha Cảnh sát, các Bộ của chính quyền
Sài Gòn đến các đơn vị quân đội và xuống tận các địa phương.
Mỹ - Diệm lập ra Đảng Cần lao nhân vị do Ngơ Đình Nhu, em trai
Ngơ Đình Diệm đứng đầu. Đảng Cần Lao Nhân Vị được sự chỉ đạo trực tiếp
của Đại tá Lansdale, trùm CIA ở Sài Gịn và chính quyền Mỹ tài trợ kinh phí

hơn một triệu đô la cho Đảng này hoạt động. Với học thuyết “Duy linh” để
chống lại cộng sản, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng Cần Lao Nhân Vị đã thu
nạp được 5 vạn đảng viên.
Được Mỹ hậu thuẫn đắc lực, anh em Diệm - Nhu tìm mọi cách tiêu
diệt các giáo phái thân Pháp. Diệm mua chuộc, lôi kéo được một số chức sắc
cao cấp của đạo Cao Đài Tây Ninh, ký kết “Thỏa ước Bính Thân” để xoa dịu
sự phẫn nộ của tín đồ đạo này. Với lực lượng quân đội và cảnh sát trong tay,
Diệm đã liên tiếp truy qt qn Bình Xun và Hịa Hảo, bằng các chiến
dịch Hoàng Diệu (ngày 09-10-1955), Nguyễn Huệ (ngày 01-5-1956), Đinh
Tiên Hồng 2 (ngày 09-12-1956), thanh tốn tướng Trịnh Minh Thế, bắt
tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt). Các lực lượng giáo phái thân Pháp lần lượt
bị Diệm - Nhu tiêu diệt. Dẹp xong các giáo phái thân Pháp, Diệm chĩa ngay
mũi nhọn vào đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng miền Nam. Trong
suốt hai năm 1955-1956, Mỹ - Diệm đã ráo riết thực hiện quốc sách “Tố
cộng, diệt cộng”, hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam, tăng cường
chiến tranh tâm lý, kết hợp với các biện pháp khủng bố, đàn áp man rợ, chia
rẽ nhân dân với cán bộ, làm lung lay ý chí đấu tranh của quần chúng. Với
khẩu hiệu “Tiêu diệt cộng sản nằm vùng”, “Thà giết nhầm cịn hơn bỏ sót”,
Mỹ - Diệm đã gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở Sài Gòn - Gia Định,
Bến Tre. Tính riêng từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, ở các tỉnh Nam Bộ
có 93.326 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, giết hại.
Ở nhiều địa phương, tình thế cách mạng vơ cùng khó khăn, địch tập
trung đánh phá quyết liệt, cấp ủy bị phân tán, tổ chức cơ sở bị xáo trộn,
nhiều nơi trở thành vùng trắng, đường dây liên lạc bị đứt, nhiều đảng viên ở
16


lại bị hy sinh, có huyện chỉ cịn từ 5 đến 10 đảng viên, có huyện khơng cịn
một đảng viên nào, nhiều chi bộ Đảng tan rã.
Ngày 04-3-1956, Diệm tổ chức tuyển cử, lập Quốc hội Việt Nam

Cộng hòa, phân chia lại đơn vị hành chính, lập Tỉnh đồn bảo an, Tổng đồn
dân vệ và các tổ chức tình báo, biệt kích “Liên đội quan sát”, “Nha Liên
lạc”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới” nhằm tập hợp lực lượng
chống phá cách mạng.
Sau khi tiến hành chiến dịch “tố cộng” giai đoạn 1, từ tháng 7-1956,
Mỹ - Diệm bắt đầu tổ chức chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” giai đoạn 2.
Bằng việc tăng cường lực lượng quân sự, tiến hành hàng loạt chiến dịch như:
chiến dịch Trương Tấn Bửu ở miền Đông Nam Bộ, chiến dịch Thoại Ngọc
Hầu ở miền Tây Nam Bộ, càn quét đàn áp phong trào cách mạng, kết hợp
với các hoạt động tình báo, gián điệp để phát hiện, bắt bớ cán bộ. Ở các
vùng trọng điểm như Sài Gòn - Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bến Tre
. . ., Mỹ - Diệm đã tổ chức các cuộc hành quân càn quét nhiều lần với quốc
sách “tố cộng”, “diệt cộng”, “đặt cộng sản ngồi vịng pháp luật” và khơng
từ một thủ đoạn nào, từ việc gài gián điệp vào các tổ chức quần chúng đến
sử dụng những phần tử đầu hàng, đầu thú để chỉ điểm, nhận diện, truy lùng
bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu những người yêu nước. Bên cạnh đó, chúng cịn
sử dụng số phản động cầm đầu các tơn giáo, đảng phái và các tổ chức
“Phong trào cách mạng quốc gia”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới”
vào các hoạt động tình báo, gián điệp do CIA chỉ đạo để chống phá cách
mạng miền Nam. Các khu dinh điền, khu trù mật được lập ra ở khắp các
vùng căn cứ cách mạng cũ trước đây để dồn dân đồng bằng lên, hòng “tát
nước bắt cá”. Cán bộ kháng chiến, những người yêu nước buộc phải ra trình
diện, tập trung cải tạo, bị tra khảo đánh đập, bị mua chuộc, bắt ly khai cọng
sản. Ở miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi,
không ngày nào khơng có đầu rơi máu chảy. Lực lượng cách mạng bị tổn
thất nặng nề.

17



1.1.2. Chủ trương của Đảng đối với cch mạng miền Nam v cơng tc bảo
vệ an ninh.
Trước âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ và khủng bố phong trào
cách mạng ngày càng trắng trợn của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam bước
vào cuộc chiến đấu mới đầy gian nan thử thách. Lực lượng cách mạng miền
Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Các tổ chức cơ sở Đảng, cách mạng
phải rút vào bí mật, hoạt động khơng hợp pháp, chuyển từ đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh chính trị. Đảng bộ miền Nam đã đánh giá đúng những khó
khăn sau khi ta rút quân, đã nhận thức đúng tình hình khách quan có lợi cho
ta là đồng bào miền Nam, tuy được sống trong những ngày hòa bình ngắn
ngủi, nhưng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh này. Một yếu tố hết
sức thuận lợi là cán bộ và đồng bào miền Nam dày dạn trong 9 năm chống
thực dân Pháp xâm lược, có nhiều kinh nghiệm và quyết tâm chiến đấu. Cơ
sở Đảng và quần chúng đã được phát triển và trưởng thành trong kháng
chiến. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam có chỗ dựa
vững chắc là hậu phương lớn miền Bắc.
Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của Đảng là: Đoàn kết và
lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hồ
bình, ra sức hồn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất,
tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, xây dựng
miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cách mạng miền Nam, nhằm củng
cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong tồn
quốc.
Đối với cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ trước
mắt của Đảng ở miền Nam là: Phải đấu tranh đòi đối phương thi hành đầy
đủ Hiệp định Giơnevơ, củng cố hồ bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện
dân sinh, không được khủng bố, đàn áp nhân dân, trả thù những người kháng
chiến cũ, không được cướp giật ruộng đất cũng như các quyền lợi dân sinh,
dân chủ mà cách mạng đã đem lại cho nhân dân.

18


Trước diễn biến mới của tình hình, Bộ Chính trị quyết định giải thể
Trung ương Cục miền Nam, thành lập lại Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 10/1954,
tại căn cứ Chắc Băng (Cà Mau), Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ
chức, ơng Lê Duẩn được cử làm Bí thư. Hội nghị nhận định tình hình miền
Nam diễn biến có hai khả năng: hoặc là Diệm phải thi hành Hiệp định
Giơnevơ, hoặc là chúng tìm cách phá hoại Hiệp định này. Do vậy, nhân dân
miền Nam vừa đấu tranh địi chính quyền Ngơ Đình Diệm phải thi hành
Hiệp định và tổ chức tổng tuyển cử, hịa bình thống nhất nước nhà, vừa
chuẩn bị đối phó với những khả năng xấu nhất có thể xảy ra.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra
phương châm công tác cách mạng miền Nam là: “Kết hợp cơng tác bí mật
với cơng tác cơng khai và nửa công khai, tổ chức và hoạt động của Đảng
phải hết sức bí mật; tổ chức và hoạt động của phong trào quần chúng thì cần
lợi dụng các hình thức công khai”[135, Tr41]. Xứ ủy cũng chỉ đạo các Tỉnh
ủy phải gấp rút mở lớp tập huấn ngắn ngày để chuyển hướng nhiệm vụ cho
các cán bộ, đảng viên ở lại, đào tạo thêm cán bộ đưa về tăng cường cho
thành phố lớn, các vùng dân tộc, tôn giáo; đồng thời bố trí cán bộ vào hoạt
động trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền với tên họ và ngành nghề mới,
theo khả năng của từng người, phải tổ chức chôn dấu vũ khí, đạn dược.
Về cơng tác tổ chức, Hội nghị chủ trương điều chỉnh tổ chức Chi bộ
theo hướng chuyển vào hoạt động bí mật, trong đó các đảng viên trung kiên
là nịng cốt, những đảng viên thiếu tích cực sinh hoạt riêng và cắt sinh hoạt
Đảng đối với những đảng viên yếu kém, tổ chức thêm những Chi bộ mới ở
thành thị.
Cũng trong thời gian này, Bộ Chính trị đã có “Chỉ thị tối mật cho Xứ
ủy lập một tổ chức chung cho cơng tác địch tình, lấy tên là Ban Nghiên cứu
Xứ ủy, làm ba chức năng: Tình báo chiến lược, quân báo và bảo vệ Đảng,

bảo vệ phong trào cách mạng”[135,Tr15]. Trong tình hình tất cả các tổ chức
cơng an đã giải thể, u cầu chính đối với Tình báo chiến lược là: Phải tìm
hiểu xem đối phương có chịu thi hành Hiệp định Giơnevơ hay không? Thực
19


chất mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ? Chính sách của Mỹ đối với miền Nam
Việt Nam như thế nào? Bằng cách nào buộc đối phương phải thi hành Hiệp
định Giơnevơ? Trước yêu cầu bức bách đó, chủ trương của Nha Liên lạc
Thủ tướng phủ (Tình báo Trung ương) là chuyển toàn bộ lực lượng Điệp báo
của ta từ miền Bắc bám theo địch tập kết vào Nam, tranh thủ thời cơ cả hai
bên đang tập kết chuyển quân, tuyển chọn và “phái khiển” thêm cán bộ, cơ
sở tình báo theo đồng bào di cư vào Nam, xây dựng lực lượng Tình báo cho
yêu cầu lâu dài ở miền Nam, chỉ đạo các tổ chức Tình báo trực thuộc ở các
địa phương miền Nam, bố trí cán bộ, cơ sở ở lại bám địch, nắm tình hình
địch.
Theo chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cơng an nhân dân, Đảng
đồn Bộ Cơng an đã đẩy mạnh công tác “phái khiển” để chủ động nắm tình
hình địch, có chủ trương đối phó đúng đắn, kịp thời với các hoạt động của
Mỹ v chính quyền Si Gịn, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng.
Về cơng tác này, ơng Trần Quốc Hồn, Bí thư Đảng đồn, Bộ trưởng Bộ
Cơng an, đã chỉ rõ: “Vì miền Nam có Mỹ và CIA hoạt động nên ta phải tiến
hành công tác “phái khiển” để đối phó với hoạt động tình báo của CIA và
Mỹ. . . Điều kiện ở miền Nam dễ tiến hành công tác “phái khiển” vì trong
một gia đình có người đang cơng tác ở miền Bắc, có người giữ vị trí cao của
chính quyền Sài Gịn, ta có thể thơng qua đó mà lơi kéo người của địch vào
làm đặc tình cho ta. Công tác “phái khiển” phải đi trước một bước, nếu
khơng đi trước, địch triển khai hồn chỉnh hệ thống, thì mình bị động khó
đối phó” [158, Tr40].
Thực hiện chủ trương sáng suốt này, tháng 9 - 1954, Đảng đồn Bộ

Cơng an đã cử ơng Trần Viễn Chi, phái viên của Bộ trưởng, vào “khu tập kết
200 ngày” ở Cà Mau để phổ biến cho lãnh đạo Sở Công an Nam Bộ về nội
dung công tác “phái khiển” (công tác tình báo phản gián), xây dựng cơ sở
nội tuyến trong lịng địch, nắm tình hình địch, từ đó có cơ sở để bố trí thế
trận bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng. Sau khi truyền đạt nhiệm
vụ cho Sở Công an Nam Bộ, ông Trần Viễn Chi đã trao đổi quy ước thông
20


tin liên lạc giữa bộ phận Tình báo phản gián của Sở Cơng an Nam Bộ với bộ
phận Tình báo phản gián của Bộ Công an.

21


1.2. Chuyển hướng tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ công tác Công an
Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ giai đoạn 1954 - 1960
1.2.1. Xây dựng, bố trí lực lượng và hoạt động của Cơng An, Tình báo ở
chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ
Trước âm mưu phá hoại của địch, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ lực
lượng cách mạng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Tháng 10-1954, Xứ
ủy Nam Bộ thành lập Ban bảo vệ Xứ ủy và chỉ thị cho các cấp ủy Đảng
thành lập Ban Bảo vệ do Bí thư hoặc Phó Bí thư phụ trách; một bộ phận cán
bộ Cơng an ở lại được bố trí làm cơng tác chuyên trách. Nhiệm vụ bảo vệ
được xác định là: “Vận động quần chúng phòng gian bảo mật, chống địch
khủng bố, giải thoát cho cán bộ bị bắt. Tổ chức nắm tình hình địch, xây
dựng bảo vệ hệ thống giao thơng liên lạc, chuẩn bị căn cứ dự bị, đảm bảo an
toàn cho cơ quan lãnh đạo” [158,tr78].
Theo Hiệp định Giơnevơ, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân
sự tạm thời giữa hai miền; quân đội và lực lượng cách mạng tập kết ra Bắc;

miền Nam tạm giao cho quân đội đối phương quản lý đến khi tiến hành tổng
tuyển cử.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an Nam Bộ và cực Nam
Trung Bộ cũng nhanh chóng chuyển hướng tư tưởng, tổ chức và hoạt động
cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam. Từ
tháng 8-1954 đến tháng 5-1955, lực lượng Công an Nam Bộ được giao
nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bảo đảm an tồn bí mật cho việc chuyển qn
tập kết, tăng cường công tác bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, nhắc nhở
Cơng an cc cấp củng cố lực lượng, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, đấu
tranh đánh bại mọi âm mưu hoạt động của địch. Công an ở nhiều địa phương
đã tiến hành chôn giấu vũ khí, thanh lý trại giam, bảo vệ an toàn các khu tập
kết và tuyến hành lang chuyển quân. Số máy móc, vũ khí của Cơng an
xưởng được di chuyển và phân tán cho cơ sở cất giữ. Cán bộ Công an đi tập
kết bao gồm Quốc vệ đội, Công an xung phong, Công an xã. Số chiến sĩ ở
lại bao gồm lực lượng Trinh sát, một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chưa bị lộ,
22


được Đảng chọn lọc giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ lãnh đạo của Đảng, xây
dựng căn cứ, thành lập Ban địch tình các cấp giúp cấp ủy Đảng nắm tình
hình địch, làm cơng tác binh vận, giao liên hoặc trở về nguyên quán ban đầu,
bí mật xây dựng cơ sở. Những cán bộ có khả năng hợp pháp được đưa vào
làm nội tuyến trong các tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, tình báo, cảnh sát
ngụy.
Trên thực tế, sau năm 1954, ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, tất cả
các tổ chức Công an đều đã giải tán. Thực hiện chủ trương của Đảng, Xứ ủy
Nam Bộ đã thành lập Ban Bảo vệ Xứ ủy gồm 3 bộ phận: Địch tình, Bảo vệ,
Thơng tin liên lạc.
Đầu năm 1955, nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động trong vùng
địch hậu, Xứ ủy quyết định thành lập Ban địch tình Xứ ủy. Thành phần lãnh

đạo Ban địch tình gồm: Bí thư Xứ ủy trực tiếp phụ trách Ban địch tình,
nhưng khơng làm Trưởng ban. Ông Văn Viên, Xứ ủy viên, được cử làm
Trưởng ban. Các ơng Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm (ngun là Phó Giám
đốc Sở Cơng an Nam Bộ) và ơng Hồng Minh Đạo (ngun Trưởng phịng
qn báo Bộ Tư lệnh quân sự Nam Bộ) làm Phó Trưởng ban. Nhiệm vụ của
Ban địch tình là xây dựng và chỉ đạo cơ sở điệp báo trong các cơ quan tình
báo, gián điệp, công an cảnh sát, các cơ quan cao cấp của chính quyền và
qn đội Sài Gịn, các đảng phái tơn giáo phản động để nắm tình hình âm
mưu, tổ chức và hoạt động của Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm, phục vụ
cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ ủy; Xây dựng căn cứ bảo vệ cấp ủy, bảo vệ
thực lực cách mạng và các cuộc đấu tranh của quần chúng. Sau khi Ban địch
tình Xứ ủy thành lập, thực hiện chỉ thị của Xứ ủy, các khu, tỉnh, thành ở
Nam Bộ lần lượt thành lập Ban địch tình.
Nguồn cán bộ điệp báo của Ban địch tình được tập hợp từ cơ sở nội
tuyến của Sở Công an Nam Bộ và Cơng an Sài Gịn-Chợ Lớn để lại, cơ sở
nội tuyến của Quân báo quân đội và của Cục tình báo Trung ương theo con
đường di cư vào Nam. Cho nên, sau này lãnh đạo Ban địch tình Xứ ủy được
bổ sung một Phó Trưởng ban là ông Trần Quốc Hương, đại diện Nha Liên
23


lạc Phủ Thủ tướng (bí danh là Ban tình báo chiến lược của Trung ương),
được cử vào Nam truyền đạt chủ trương của Trung ương về việc lập Ban
Nghiên cứu Xứ ủy và nhiệm vụ nắm địch tình trong tình hình mới.
Để đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập trung và ngun tắc bí mật, Ban
địch tình Xứ ủy đã định ra phương châm, đường lối, kế hoạch chung từng
thời gian, đôn đốc kiểm tra và điều hành công tác, Và phân cơng từng đồng
chí thành viên phụ trách Ban, theo dõi chỉ đạo các bộ phận, cơ sở từng hệ
tình báo riêng biệt, hệ nào thì theo dõi, chỉ đạo hệ đó. Tổ chức đơn giản, bí
mật, bộ máy gọn nhẹ, tập trung tăng cường lãnh đạo trực tiếp đến cơ sở.

Trong Ban địch tình Xứ ủy, ngồi bộ phận tổng hợp tình hình, cịn có
các hệ tình báo, gồm các lưới trực tiếp với các cơ sở nội tuyến nằm trong các
tổ chức địch. Mỗi lưới bố trí một cán bộ trung cấp hoặc tương đương của
Công an, Quân báo, Tình báo hoặc của Đảng đưa sang làm tổ trưởng chỉ đạo
trực tiếp số điệp báo viên hoặc cơ sở nội tuyến trong các tổ chức của Mỹ v
chính quyền Si Gịn.
Cơng tác “phái khiển” cũng được Bộ Công an tăng cường chỉ đạo. Tại
Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 9 (tháng 2-1955), Nghị quyết của hội
nghị cũng đã xác định: “Để phát triển công tác đấu tranh chống gián điệp ở
miền Bắc và bảo vệ tổ chức bí mật của Đảng ở miền Nam, cần tăng cường
cơng tác “phái khiển” mở rộng cơ sở tình báo trong đấu tranh lâu dài chống
gián điệp, đặc vụ” [133,Tr33]. Từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1955, Bộ
Công an và Công an một số địa phương miền Bắc đã đưa cán bộ bám địch
vào Nam để xây dựng các cơ sở nội tuyến trong lòng địch.
Ở cấp tỉnh, theo sự chỉ đạo của Xứ ủy, đã thành lập Ban địch tình và
do cấp ủy Đảng tổ chức lãnh đạo. Các tỉnh có vấn đề chiến lược đều được
thành lập Ban địch tình của Tỉnh ủy như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ,
Sa Đéc (khu vực hoạt động bốn nhóm lớn của Hịa Hảo), Tây Ninh (Cao Đài
của Phạm Công Tắc), Bến Tre (Cao Đài Chánh đạo), Vũng Tàu (căn cứ
quân sự của địch). Ban địch tình của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phụ

24


trách, có một cán bộ chun trách về cơng tác tình báo, một cán bộ chun
trách về cơng tác phản gián.
Riêng các tỉnh thuộc Liên khu III, (sau này gọi là khu 6), bao gồm các
tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ (Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Ninh Thuận,
Bình Thuận), mỗi tỉnh có Ban cán sự Đảng nhưng khơng có tổ chức Ban
địch tình mà mỗi cán bộ, đảng viên được bố trí ở lại, đều làm cơng tác địch

tình và vận động quần chúng chống do thám, chỉ điểm, mật báo của địch, để
bảo vệ lực lượng và phong trào cách mạng.
Đặc biệt đối với Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, là nơi tập trung các cơ quan
đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gịn, nên khơng tổ chức Ban địch tình
riêng mà do Ban địch tình Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo. Đối tượng điều tra của
Ban địch tình bao gồm cả Pháp, Mỹ và tay sai của chúng. Tùy theo yêu cầu
mà điều tra cụ thể trên từng lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế. . .
Theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, Ban địch tình Xứ ủy vừa do Xứ
ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo vừa được Nha Liên lạc Thủ tướng Chính phủ
và Bộ Công an hướng dẫn về chuyên môn. Nha hướng dẫn Ban địch tình
thực hiện các yêu cầu điều tra của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đề ra hướng phát triển cơ sở, hướng khai
thác tin tức để phục vụ yêu cầu của Trung ương. Về công tác phản gián, bảo
vệ Đảng, bảo vệ phong trào, Ban địch tình được Xứ ủy và Bộ Cơng an
hướng dẫn.
Ban địch tình chịu trách nhiệm nghiên cứu, xử lý tin phục vụ Xứ ủy,
đồng thời làm nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, không làm nhiệm vụ
nghiên cứu mà gửi nguyên bản tin của cán bộ, cơ sở điệp báo ra để Trung
ương trực tiếp nghiên cứu, phân tích tổng hợp và có hướng chỉ đạo. Ban địch
tình dựa vào phương tiện điện đài riêng, để dùng liên lạc với cả Nha Liên lạc
và Bộ Công an.
Sau khi được thành lập, lãnh đạo Ban địch tình Xứ ủy đã rà sốt lại số
tổ trưởng và cán bộ có năng lực trình độ để có chủ trương bố trí cơng tác cho
từng cán bộ một cách thích hợp; căn cứ vào từng hồn cảnh cụ thể của mỗi
25


×