1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7- Kết cấu luận văn
NỘI DUNG
Chương 1. VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH
Trang
5
5
7
8
9
9
9
10
11
11
NGHIỆM CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
1.1. Vai trị của cơng tác tun truyền trong thời kỳ kháng
11
chiến chống Mỹ, cứu nước
1.1.1 Công tác tuyên truyền góp phần thực hiện chủ trương
11
chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đấu tranh đòi
thi hành hiệp định Giơnevơ, bước đầu xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc
biệt ” của Mỹ ở miền Nam, thời kỳ 1954 - 1964
1.1.2. Cơng tác tun truyền góp phần đánh bại chiến lược
23
“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam và chiến
tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc giai đoạn 1965 – 1968
1.1.3. Công tác tuyên truyền góp phần động viên Quân và Dân
34
cả nước thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, giai đoạn 1969 – 1975
1.2. Một số kinh nghiệm công tác tuyên truyền trong thời kỳ
46
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1.2.1. Chất lượng hiệu quả tuyên truyền phụ thuộc rất lớn vào
46
sự đúng đắn trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Trong quá trình tuyên truyền Đảng tập trung quán triệt
đường lối chính trị và các nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của
2
cách mạng, nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân
1.2.2. Đảng xác định rõ mục tiêu tuyên truyền khoa học và
48
những trọng tâm của công tác tuyên truyền trong từng giai
đoạn để cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thực
hiện nhiệm vụ của cách mạng. Đồng thời, Đảng phải chăm lo
lãnh đạo công tác tuyên truyền
1.2.3. Để đạt được mục đích đề ra, cơng tác tun truyền phải
50
chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng nhiều hình thức, phương
pháp, chú trọng phương pháp hiệu quả, phù hợp với đối tượng
và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia
cơng tác tun truyền
1.2..4. Chú trọng hình thức tuyên truyền nhân rộng điển hình
52
tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt và phát động phong trào
học tập làm theo những tấm gương ấy
1.2.5. Tuyên truyền phải đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời,
54
sâu sắc và rộng rãi, nhất là vào những thời điểm nhạy cảm về
chính trị tư tưởng, những bước ngoặt của cách mạng
1.2..6. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền phải có trình
56
độ lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ tun truyền, có năng
lực tổ chức hoạt động thực tiễn và tuyệt đối trung thành với
Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH
59
NGHIỆM TUYÊN TRUYỀN TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA
CẤP ỦY XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
2.1. Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc
59
3
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay
2.1.1. Quan niệm về kinh nghiệm tuyên truyền và yêu cầu tổng
59
kết kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước
2.1.2. Thực trạng công tác tuyên truyền của cấp ủy các xã, thị
63
trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2.2 Một số giải pháp vận dụng những kinh nghiệm tuyên
79
truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để
nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp ủy xã,
thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay
2.2.1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và
79
phương pháp tuyên truyền của Đảng ta giai đoạn kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước cho đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là cán
bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng.
2.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với
80
công tác tuyên truyền ở các xã, thị trấn hiện nay.
2.2.3.. Phát huy sức mạnh tổng hợp; đa dạng hóa lực lượng,
85
hình thức và phương pháp tuyên truyền.
2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền của các cấp ủy
89
Đảng về trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ và
năng lực hoạt động thực tiễn
2.2.5. Chú trọng tổng kết thực tiễn, qua đó phát động phong
92
trào hành động cách mạng sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân
2.2.6. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất
lượng đảng viên nhằm phát huy hơn nữa tính tiên phong gương
mẫu của đảng viên trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục quần
chúng
13
4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
103
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành cơng tác tư tưởng của Đảng, có
vị trí và vai trị to lớn trong cơng tác tư tưởng nói riêng và trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng nói chung. Tuyên truyền là hoạt động chủ yếu, quan trọng để
Đảng ta tuyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh,
đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách đến với cán bộ đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, nó tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong tồn xã
hội, động viên cổ vũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo.
5
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc đối đầu lịch sử giữa một
bên xâm lược là đế quốc Mỹ và một bên là nhân dân Việt Nam với ý chí, nguyện
vọng khao khát độc lập tự do. Chính Mắc Namara, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng
Mỹ sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã thú nhận: “Chúng
ta đã nhìn thấy ở họ niềm khao khát và quyết tâm chiến đấu giành tự do và dân
chủ” [24; 21]. Việt Nam chiến thắng đế quốc Mỹ không chỉ bằng lực lượng vật
chất mà còn ở lòng quyết tâm cao độ, ý chí sắt đá, sức mạnh tinh thần của cả dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là thời gian cả dân tộc vừa kháng chiến vừa
kiến quốc, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một chặng đường
gian khó nhưng vơ cùng oanh liệt, vẽ vang, một mốc son chói lọi trong lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong chặng đường 21 năm chiến
đấu gian khổ, hy sinh nhưng rất anh dũng của nhân dân ta, cơng tác tun truyền
đã gắn bó sâu sắc và phục vụ đắc lực mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất
nước nhà. Thơng qua cơng tác tuyên truyền, chủ trương, đường lối kháng chiến,
kiến quốc được thơng suốt trong Đảng, trong nhân dân, lịng tin của quần chúng
vào Đảng, vào sức mạnh của dân tộc đánh Mỹ và chiến thắng giặc Mỹ được
củng cố và tăng cường. Nhiều phong trào của quần chúng được khơi dậy mạnh
mẽ, nhiều hình ảnh chiến đấu anh dũng, mưu trí, xả thân vì nước được phát huy
cao độ, xúc động tâm can mọi người, tạo thành phong trào hành động sâu rộng
trong mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cơng tác tun truyền đã có vai trị to
lớn, góp phần rất quan trọng cùng toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân làm nên
thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Có thể nói, tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tự
nó đã nói lên sức sáng tạo mãnh liệt. Tổng kết kinh nghiệm là công việc thường
xuyên của một đảng cách mạng, nó làm cho sự sáng tạo ấy trở thành khoa học,
thành sức mạnh, tiếp tục chỉ đường cho hoạt động thực tiễn cách mạng của Đảng
6
ta. Tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại nhiều
kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền; về xây dựng bộ
máy và đội ngũ cán bộ tuyên truyền; về nội dung, hình thức và phương pháp
tuyên truyền; về phối hợp lực lượng tuyên truyền trong xã hội… Những bài học
đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được nghiên cứu tồn diện và vận
dụng vào cơng tác tuyên truyền của Đảng ta hiện nay.
Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện công cuộc đổi mới.
Xác định đúng đắn tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong q trình
cơng tác tư tưởng nói riêng và trong sự nghiệp đổi mới của Đảng bộ và nhân dân
của huyện Cao Lãnh hiện nay nói chung, những năm qua, các cấp ủy Đảng, nhất
là cấp ủy xã, thị trấn rất chú trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác tuyên truyền như: Tuyên truyền xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục
vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; tuyên truyền đồng bộ, sáng tạo và thường
xuyên trong nhân dân; chăm lo lãnh đạo công tác phối hợp và xây dựng lực
lượng tuyên truyền; đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp tun
truyền… Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, công tác tun truyền cũng cịn bộc
lộ những hạn chế. Có lúc, có nơi cấp ủy đảng chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo công tác tuyên truyền; công tác tuyên truyền chưa sắc bén, chậm đổi mới nội
dung, hình thức và phương pháp; chất lượng và hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
Những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nếu
được nghiên cứu và vận dụng hợp lý vào điều kiện cụ thể ở các xã, thị trấn của
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp sẽ góp phần phát huy được ưu điểm, khắc
phục những hạn chế, khuyết điểm, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả
công tác tuyên truyền, đưa đường lối đổi mới của Đảng bộ xã, thị trấn đến với
mọi người, tổ chức động viên mọi người thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, phục vụ đắc lực mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của
Đảng bộ huyện Cao Lãnh.
7
Với ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài: “Vận dụng những kinh nghiệm tuyên
truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp hiện nay” làm luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục lý luận chính trị, chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn chính trị, nhằm góp phần nho
nhỏ của mình vào sự phát triển chung của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một bộ phận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nên
công tác tuyên truyền đã gắn bó rất sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng. Để phát huy hiệu quả của cơng tác tun truyền, thời gian qua Đảng ta có
nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, kế hoạch về cơng tác tuyên truyền như:
Các Nghị quyết Đại hội Đảng khóa III, khóa V, khóa IX đề cập tổng kết một số
kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tổng kết thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã in thành sách như: Một số
văn kiện của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Sự thật, Hà
Nội 1995; Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Sơ thảo lịch sử cơng tác tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000; Sơ thảo
lượt sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội 1999; Nguyễn Tấn Phát chủ biên, Giáo dục cách mạng ở miền Nam giai
đoạn 1954 – 1975 những kinh nghiệm và bài học lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2004… Những cơng trình nghiên cứu trên đã trình bày cơng tác tư tưởng
nói chung và tuyên truyền nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và trong quá trình đổi mới của đất nước.
Ngồi ra, xung quanh vấn đề này cịn có một số sách, giáo trình giảng
dạy về cơng tác tun truyền, cổ động; một số sách và bài viết đăng trên các tạp
chí của Đảng ít nhiều đề cập đến cơng tác tư tưởng, công tác tuyên truyền như:
8
Tiến sĩ Hồng Vinh, Vai trị của cơng tác tư tưởng – văn hóa trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, Tạp chí tư tưởng – văn hóa, số tháng 5/2005; Thạc sĩ
Nguyễn Hoàng Lân, Một số bài học về công tác tư tưởng trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Tạp chí tư tưởng – văn hóa, số tháng
4/2005; Phùng Văn Mùi, Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền chính trị thời kỳ
kháng chiến trong giai đoạn hiện nay; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp,
Công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở tỉnh Đồng
Tháp, Nxb Đồng Tháp năm 2005… Tuy nhiên, những kinh nghiệm tuyên truyền
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nghiên cứu để vận dụng nó ở cấp
ủy các xã, thị trấn của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay thì chưa có ai
nghiên cứu sâu và có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ những kinh nghiệm tuyên truyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên cơ sở ấy, phân tích
q trình cơng tác tun truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp và nêu các giải pháp vận dụng kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào công tác tuyên truyền của cấp ủy các xã,
thị trấn ở huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái qt hồn cảnh lịch sử và q trình Đảng ta lãnh đạo công tác
tuyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Làm rõ những kinh nghiệm tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền trong thời gian
qua, đề tài nêu giải pháp vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc
9
kháng chiến chống Mỹ cứu nước để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
của cấp ủy các xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm tuyên truyền trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ và việc vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước vào công tác tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: Thống kê, quan sát, phân tích và tổng hợp, logíc và lịch sử,
phỏng vấn một số cán bộ lão thành từng tham gia cách mạng thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, và phương pháp nghiên cứu những văn bản, tài liệu tổng kết thực tiễn
công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền ở địa phương.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán
bộ tuyên giáo ở cấp cơ sở của huyện Cao Lãnh. Luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác tuyên giáo của
cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 2 chương, 5 tiết:
Chương 1: Vai trò và một số bài học kinh nghiệm tuyên truyền trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chương 2: Một số giải pháp vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI KỲ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
1.1. Vai trị của cơng tác tun truyền trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước
1.1.1. Công tác tuyên truyền góp phần thực hiện chủ trương chuyển
hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đấu tranh đòi thi hành hiệp định
11
Giơnevơ, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đánh bại chiến
lược “ Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ ở miền Nam, thời kỳ 1954 - 1964
- Đặc điểm tình hình:
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954 kết thúc cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Theo hiệp định Giơnevơ, vó
tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời: Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết
về phía Bắc của giới tuyến, quân đội Pháp chuyển vào phía Nam của giới
tuyến; trong 2 năm, từ 20/7/1954 đến 29/7/1956, quân Pháp phải rút hết về
nước, hai miền Nam – Bắc Việt Nam sẽ hiệp thương tổng tuyển cử tự do
thống nhất đất nước. Mặc dù vậy, với chiêu bài chiến lược tồn cầu phản cách
mạng nhằm ngăn chặn làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đơng
Nam Á, đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam,
tiến hành thôn tính nước ta.
Ở vào giai đoạn này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Bắc căn bản hoàn thành, Đảng ta chủ trương chuyển sang thực hiện cuộc cách
mạng xã hội chủ nghóa. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ của cách mạng xã
hội chủ nghóa, miền Bắc đã trãi qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi
hành hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách
ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế (1954-1957).
Trên cơ sở thành quả của khôi phục kinh tế, miền Bắc bước vào thời kỳ cải
tạo xã hội chủ nghóa, Đảng ta chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Mở đầu là cuộc đấu tranh đòi Mỹ, Diệm chấp hành nghiêm
chỉnh hiệp định Giơnevơ, đấu tranh đánh bại chính sách “tố cộng, diệt cộng”
của địch. Đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang ngày càng quyết liệt dẫn đến
12
phong trào “Đồng Khởi”, giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân
mới của Mỹ ở miền Nam. Sự nhảy vọt của cách mạng từ thế phòng ngự sang
thế tấn công đánh dấu sự thất bại của “Chiến tranh đơn phương”, buộc Mỹ
thay đổi bằng “Chiến tranh đặc biệt”.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ở miền Bắc các mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội… đều có bước phát triển mới. Những thành tựu đó đã củng cố
miền Bắc vững mạnh về nhiều mặt, tạo điều kiện cho việc xây dựng, củng cố
và tổ chức công tác tư tưởng nói chung và cơng tác tuyên truyền nói riêng.
Phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển nhanh chóng. Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20/12/1960). Trung ương cục miền Nam
được tăng cường, tạo cơ sở để cách mạng miền Nam giữ vững thế chủ động
tiến công đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ sau này.
Như vậy, ngay từ tháng 7/1954, trong khi quân Pháp chưa rút đi thì
dân tộc ta đứng trước kẻ thù chính, trực tiếp là Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ có
tiềm lực kinh tế, quốc phòng lớn mạnh hơn Pháp nhiều lần. Trong tình hình đó
Đảng ta kịp thời chuyển hướng chiến lược. Ở miền Nam ta phải tập kết bộ
đội, tạm rút chính quyền và chuyển hướng cơ sở nhằm đạt yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt, đồng thời chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để hoàn
thành nốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Đây là giai đoạn
cách mạng mới rất nhiều thách thức, khó khăn, cả sự gay go quyết liệt đối
với cách mạng miền Nam địi hỏi công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền
của Đảng phải tiếp tục phát triển rộng khắp hơn, sâu sắc hơn, Đảng lãnh đạo
công tác tuyên truyền phải chủ động, sáng tạo, kịp thời đưa cách mạng tiến
lên.
13
- Chủ trương và nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng:
Thaùng 7/1954 khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị
lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) vạch ra chủ trương,
nhiệm vụ, phương châm và sách lược đấu tranh nhằm chuyển hướng chiến
lược cách mạng cho phù hợp với tình hình mới. Xác định kẻ thù chính của nhân
dân ta là Mỹ vì vậy mọi việc đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Mục tiêu chung là
đấu tranh vì hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.
Đến tháng 9/1945, phân tích tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ,
Hội nghị Bộ Chính trị (9/1945) cũng xác định rõ đặc điểm của nước ta laø tạm
thời chia làm 2 miền, có 2 chế độ chính trị khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh teá,
làm hậu thuẫn cho miền Nam trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ
đoạn mới của Mỹ. Đế quốc Mỹ mưu tính phá hoại việc thực hiện Hiệp định
Giơnevơ nhằm gây khó khăn cho ta trong việc củng cố miền Bắc và nhằm
thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Đấu tranh địi thị hành hiệp định
Giơnevơ phải là nhiệm vụ trước mắt của miền Nam, miền Nam phải chuyển
hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đấu tranh đòi Mỹ thi hành
hiệp định Giơnevơ, củng cố hòa bình, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân
sinh.
Tại Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II),
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: Nhiệm vụ mới rất khó khăn và nặng nề;
trong Đảng và ngoài Đảng cần phải nhận định rõ tình hình, hiểu rõ nhiệm vụ,
tư tưởng và hành động phải thống nhất, công tác tuyên truyền trong lúc này là
“ra sức tuyên truyền, giải thích cho toàn đảng hiểu rõ tình hình mới và nhiệm
14
vụ mới, làm cho toàn đảng thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động và nâng
cao lòng tin tưởng của toàn đảng, toàn quân và toàn dân” [4; 515]; “công tác
tuyên truyền, giải thích là một việc rất quan trọng có tác dụng quyết định
những thắng lợi trong giai đoạn mới” [4; 515].
Công tác tuyên truyền trong giai đoạn này taäp trung giải quyết nhiều
vấn đề, nhưng khái quát lại có những vấn đề cơ bản sau đây:
+ Làm thấu suốt các chỉ thị, nghị quyết, tình hình nhiệm vụ của Đảng,
Nhà nước trong giai đoạn mới, nâng cao giác ngộ cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân
Ngay từ những ngày đầu chuyển hướng chiến lược cách mạng, tiếp đó
là cả một quá trình chỉ đạo đấu tranh chính trị ở miền Nam, Đảng ta luôn đặt
lên hàng đầu nhiệm vụ thường xuyên tăng cường nhận thức trong đảng, trong
nhân dân thi hành đường lối chiến lược, sách lược trong cuộc đấu tranh chính
trị, hiểu rõ tính chất khó khăn phức tạp của cuộc đấu tranh với kẻ thù, giải
quyết kịp thời tư tưởng phát sinh. Ngày 8/3/1956, Ban Bí thư ra chỉ thị tuyên
truyền, giáo dục đối với cách mạng miền Nam. Ngày 14/4/1956, trong chỉ đạo
của Ban Bí thư ít nhiều đề cập đến vấn đề này, đồng thời xác định nhiệm vụ
tuyên truyền là quan trọng; tuyên truyền giáo dục lãnh đạo quần chúng đấu
tranh phải đi đôi với củng cố cơ sở đảng và quần chúng.
Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời
kêu gọi đồng bào và chiến só cả nước phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ. Ban Bí thư ra chỉ thị yêu cầu mở đợt tuyên truyền về
hiệp định Giơnevơ. Đài phát thanh và nhiều báo ở trung ương cũng như địa
phương ra số đặc biệt công bố bản tuyên bố chung và những hiệp định của
15
hội nghị Giơnevơ, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương
Đảng. Các cấp tuyên truyền từ Trung ương đến Khu, Tỉnh in những văn kiện
trên phát hành rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Ban Tuyên huấn Trung
ương biên soạn tài liệu tuyên truyền gởi cho các Tỉnh. Cục Tuyên huấn bộ
đội có kế hoạch riêng nhằm tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ chiến só.
Để nêu cao tinh thần cách mạng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng
trong đảng, trong nhân dân, động viên, cổ vũ nhân dân tích cực đấu tranh để
củng cố hòa bình, thống nhất đất nước, Ban Bí thư ra các chỉ thị tuyên truyền
kỷ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1945; các
báo tiếp tục ra các số đặc biệt tuyên truyền về Hiệp định, tình hình và nhiệm
vụ mới; các đài phát thanh tăng cường tổ chức các buổi phát thanh đặc biệt;
nhiều loại hình tuyên truyền như: Cổ động bằng biểu ngữ, băng rôn, khẩu
hiệu được sử dụng rộng khắp. Nhiều địa phương rầm rộ tổ chức mit-tinh có
đông đảo quần chúng nhân dân tham dự. Phát huy ưu thế của tuyên truyền
nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, trong suốt thời gian từ 1954 đến
1964, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị chỉ đạo tổ chức hoạt động tuyên truyền gắn
với việc quán triệt nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong tình hình mới như:
Chỉ thị của Ban Bí thư (21/2/1955) về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập
Đảng Lao động Việt Nam; Chỉ thị của Ban Bí thư (22/6/1955) về kỷ niệm
ngày quốc tế lao động và sinh nhật Bác Hồ; Thông tri của Ban Bí thư
(16/9/1958) về tổ chức ngày Nam Bộ kháng chiến; Chỉ thị Ban Bí thư
(24/9/1959) về kỷ niệm 15 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
v.v… Tuyên huấn các cấp là cơ quan tham mưu cho các cấp ủy Đảng xây dựng
nội dung và hình thức tuyên truyeàn.
16
Trước sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào Đông dương, Trung ương ra
chỉ thị phát động cuộc tuyên truyền, vận động rộng rãi nhân dân và kêu gọi
nhân dân thế giới chống âm mưu của đế quốc Mỹ can thiệp và Đông dương,
phá hoại hiệp định đình chiến, lập khối xâm lược Đông Nam Á. Chiến dịch
tuyên truyền chống Mỹ và bè lũ tay sai được tiến hành bằng mọi hình thức,
trên mọi phương tiện như: Báo chí; đài phát thanh; diễn thuyết; nói chuyện;
công văn; điện ảnh; vận động quần chúng nhân dân họp mit-tinh, quyết nghị
chống Mỹ; giáo dục lòng căm thù đế quốc Mỹ, kẻ thù chính của nhân dân
Việt Nam, nâng cao cảnh giác, bồi dưỡng chí khí cách mạng cho toàn Đảng,
toàn Quân, toàn Dân. Quá trình tuyên truyền luôn bám sát mục tiêu chung là
không chủ quan, khinh địch, cầu an, hưởng lạc, cũng như tư tưởng bi quan, sợ
Mỹ và không tin tưởng ở thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Một năm thi hành hiệp định đình chiến, thời gian tuy ngắn nhöng gay
go và quyết liệt, cho thấy sự quyết tâm của Đảng và nhân dân ta và tính chất
ngày càng phức tạp của cuộc đấu tranh này. Vì vậy, ngay sau khi Ban Bí thư
ra chỉ thị 34-CT/TW về việc mở đợt tuyên truyền nhân dịp một năm thi hành
hiệp định đình chiến, cơ quan Tuyên huấn, các ngành trong cả nước đã kịp
thời quán triệt tinh thần chỉ thị của Ban Bí thư, tổ chức tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân hiểu rõ cuộc đấu tranh của ta rất gian khổ và phức tạp nhưng
đã thu được nhiều thắng lợi. Thông qua công tác tuyên truyền, nhân dân càng
thấu suốt sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, càng hiểu rõ hơn âm mưu chia cắt đất nước ta của địch, từ đó kiên
quyết đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, giữ vững mục tiêu, nhiệm vụ
cách mạng.
17
Trong công tác tuyên truyền, báo chí ngày càng tỏ rõ là phương tiện
hữu hiệu động viên, cổ vũ phong trào nhân dân, là vũ khí sắc bén của Đảng
đấu tranh với kẻ thù trên lónh vực tư tưởng. Do tầm quan trọng của nhiệm vụ
tuyên truyền trên báo chí, tháng 11/1955, Bộ Chính trị ra chỉ thị về việc cải
tiến Báo Nhân dân. Chỉ thị đã cho thấy sự quan tâm của Đảng về báo chí, và
đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong tình hình mới.
Đảng ta luôn đòi hỏi báo chí phải liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt
động, đáp ứng tuyên truyền nhiệm vụ cách mạng.
Hội nghị lần 9, 10 của Trung ương (1956) quyết định bước vào giai
đoạn cách mạng mới, phải tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao trình độ lý
luận Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách
mạng xã hội chủ nghóa ở miền Bắc và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng giải
phóng miền Nam. Theo phương hướng đó, năm 1957 – 1958, trường Đảng
Trung ương và các Khu, Tỉnh, Thành phố mở khóa học lý luận đầu tiên. Cũng
trong thời gian này, các lớp tại chức cũng được mở rộng. Trung ương mở lớp
cho cán bộ cao cấp lý luận Mác- Lênin về thời kỳ quá độ; các Khu, Tỉnh ủy,
Thành ủy mở lớp cho cán bộ trung, sơ cấp học môn chủ nghóa duy vật lịch sử.
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 24/5/1958 quyết định: “Từ nay trở đi cần tăng cường
việc tổ chức học tập lý luận cho cán bộ đảng viên lên một bước mới”[9; 180].
Năm 1957, Ban Tuyên huấn các cấp giúp cấp ủy tập trung chỉ đạo
tiến hành học tập phê và tự phê bình trong toàn Đảng, tiến hành chỉnh huấn
toàn quân, tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ,
đảng viên, củng cố hoạt động của đội ngũ báo cáo viên các cấp, tiếp tục tăng
cường lãnh đạo nâng cao chất lượng thông tin, báo chí, phát thanh, tích cực
18
đào tạo cán bộ tuyên huấn, nhất là cán bộ lý luận và cán bộ báo chí. Cũng
trong năm 1957, sau chuyến thăm hữu nghị của Hồ Chí Minh đến các nước xã
hội chủ nghóa, Ban Tuyên huấn Trung ương ra thông tri về tuyên truyền phát
huy kết quả chuyến thăm này của cụ Hồ. Chỉ thị xác định: “Tuyên truyền
nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân ta và các nước anh em trong phe
xã hội chủ nghóa…, mở rộng sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em đối với
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”[5; 88, 89]. Có thể nói, tun truyền đối
ngoại trong giai đoạn này là sự kế thừa, tiếp nối những thành tựu tuyên tuyền
của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhưng với mức độ và tính
chất khác.
+ Bước đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đánh thắng“Chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam
Cụ thể hóa Nghị quyết TW 7 (khóa II), trong năm 1955, tiến hành cài
cách ruộng đất được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng xã hội
chủ nghóa. Cũng như cán bộ các ngành khác, cán bộ tuyên huấn, tun truyền
các tỉnh, thành phố hầu hết được huy động đi tham gia phát động quần chúng
giảm tô và cải cách ruộng đất. Rất tiếc là trong lãnh đạo cải cách ruộng đất,
Đảng ta đã phạm một số sai lầm, cơ bản là vi phạm đường lối giai cấp của
Đảng ở nông thôn (xâm phạm lợi ích Trung nông, không liên hiệp Phú nông,
không phân biệt đối xử với địa chủ - kháng chiến; cường điệu việc trấn áp
phản cách mạng, nặng trừng phạt, nhẹ tuyên truyền, giáo dục, không kết hợp
biện pháp hành chính với quần chúng…). Sau khi phát hiện sai lầm, ngày
18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ
nhân dịp cải cách ruộng đất, Đảng nghiêm khắc tự phê bình công khai trước
19
nhân dân và chủ trương phát huy thành quả, kiên quyết sửa sai. Hội nghị lần
thứ 10 Trung ương Đảng (9/1956) đề ra các chủ trương, biên pháp tiến hành
sửa sai.
Ban Tuyên huấn các cấp cùng với Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra hướng
dẫn báo, đài, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ cho cuộc vận động
sửa sai nhằm sớm ổn định tình hình; mở đợt học tập nghị quyết 10, 14 của
Trung ương Đảng và thư của chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn
Quân và toàn Dân. Trong chỉ thị 43 – CT/TW của Bộ Chính trị (7/1956) phần
nói về công tác tuyên truyền giáo dục trong việc sửa sai trong cải cách ruộng
đất, Đảng ta nhấn mạnh: “Một mặt cần phải khẳng định thành tích của đợt
này để cán bộ khỏi bi quan, dao động; phát huy ưu điểm tổng kết phong trào
thi đua, biểu dương những cán bộ, những xã làm tốt để phát huy và động viên
tinh thần hăng hái của cán bộ. Mặc khác phải phân tích những sai lầm và sửa
chữa sai lầm” [5; 55].
Nhờ tích cực tun truyền, vận động nên chỉ sau một năm công tác sửa
sai đã đưa lại kết quả tốt đẹp, nông thôn dần dần ổn định, sản xuất nông
nghiệp được đẩy mạnh, đoàn kết trong nội bộ Đảng và lòng tin của quần
chúng đối với Đảng và Chính phủ dần dần được khôi phục. Tuy nhiên, lợi
dụng sai lầm trong cải cách ruộng đất, cùng với một số khó khăn về kinh tế –
xã hội, các thế lực thù địch của cách mạng đã trỗi dậy lôi kéo một số phần tử
bất mãn trong trí thức và văn nghệ só miền Bắc hành động chống phá ta. Cùng
thời gian này Đảng ta triệu tập hội nghị những đảng viên làm công tác văn
nghệ. Hội nghị đã phê phán hoạt động của nhóm “nhân văn giai phẩm”, vạch
phương hướng cho công tác văn nghệ trong tình hình mới. Công tác tuyên
20
truyền biết vận dụng khai thác các yếu tố tích cực của dư luận xã hội phê
phán, đã kích cái xấu, ủng hộ cái tốt đã vạch trần bản chất xấu xa của các lực
lượng phản động, mở đường cho những người mắc phải sai lầm nhận thấy
khuyết điểm, sửa sai, phấn đấu vươn lên góp sức mình cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự kiện trên cho thấy, trước những bước ngoặt của
cách mạng hoặc khi nảy sinh các sự kiện phức tạp, công tác tuyên truyền phải
chủ động phát huy những mặt tích cực, bảo vệ mục tiêu, đường lối, quan điểm
của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, kịp thời phát hiện và tổ chức quần chúng
đấu tranh chống các hoạt động phá hoại.
Từ năm 1955 – 1958, trước các hành động khủng bố, đàn áp điên
cuồng của Mỹ, Diệm, nhân dân miền Nam đã dấy lên phong trào đấu tranh
mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền trực tiếp đến cán bộ, đảng viên và quần
chúng trung kiên, làm cho đồng bào thấy rõ âm mưu thâm độc của chính sách
“tố cộng”, nêu cao vai trò của Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cuộc đấu
tranh chính nghóa. Đảng ta vận động quần chúng đoàn kết đấu tranh chống
địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ quyền chính đáng của mình. Bám cơ sở, bám dân,
bám địa bàn trong lúc này là vấn đề sống còn của các Đảng bộ cơ sở. Vì vậy,
công tác tuyên truyền đã khái quát cô động phương châm hành động của các
Đảng bộ bằng những khẩu hiệu về những nhiệm vụ cách mạng, dễ nhớ, dễ
hiểu, sâu sắc, giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện 3 bám: Bám dân; bám
đất; bám cơ sở để lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch. Coi 3 bám là
tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ, đảng viên.
Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền NamViệt Nam ra
đời đúng vào lúc cách mạng miền Nam bước sang giai đoạn mới. Cũng từ ñaây
21
báo giải phóng được coi là cơ quan phát ngôn chính thức của mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam, tiếp đó là sự ra đời của đài phát thanh giải
phóng. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng là điều kiện, là tiền đề cho
công tác tuyên truyền sau này đổi mới phương pháp hoạt động gần dân, sát
dân, đạt hiệu quả thiết thực do tuyên truyền kịp thời trong nhân dân.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (từ ngày 5 – 10/9/1960) tại Thủ
đô Hà Nội) đã thảo luận thông qua nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối cách
mạng trong giai đoạn mới, tiếp tục xác định “đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ
nghóa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và tự do, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghóa và bảo vệ hòa bình ở
Đông Nam Á và thế giới” [14; 69, 78].
Ở miền Bắc, xây dựng chủ nghóa xã hội phải tiến hành 3 cuộc cách
mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất; khoa học kỹ thuật và cách mạng về tư
tưởng – văn hóa. Mục đích của cuộc cách mạng về tư tưởng là “làm cho chủ
nghóa Mác -LêNin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta
và trở thành hệ tư tưởng của toàn dân, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới
của nhân dân ta” [2; 316]. Ở miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Sau đại hội, ban tuyên huấn
các cấp đã giúp cấp ủy chỉ đạo tiến hành đợt tuyên truyền, cổ động lớn trong
tháng 9, 10/1960 nhằm phổ biến và giáo dục rộng rãi ý nghóa, nội dung của
nghị quyết đại hội. Nội dung cơ bản của nghị quyết được soạn thành những
chuyên đề đưa vào chương trình giảng dạy chính trị trong hệ thống các trường
22
Đảng. Trên tinh thần của báo cáo chính trị, Đảng ta xác định cách mạng miền
Nam là sự nghiệp của quần chúng; để tăng cường sự nhất trí phải tăng cường
công tác tuyên truyền giải thích, tăng cường công tác mặt trận. Giải pháp cơ
bản của yêu cầu cách mạng lúc này là giáo dục sâu sắc trong cán bộ, đảng
viên tác phong quần chúng, quy định chế độ cho cán bộ đi cơ sở thường kỳ,
nghiên cứu tình hình thực tế, học tập kinh nghiệm của quần chúng và tuyên
truyền kịp thời trong quần chúng nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Đây là nét
đổi mới rất sâu sắc trong công tác tuyên truyền của Đảng ta, được phát huy
có hiệu quả trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, từ 1961,
Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết nghị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước. Các phong trào thi đua phấn đấu vượt mức kế hoạch 5 năm được phát
động rộng khắp ở miền Bắc như phong trào: phấn đấu trở thành tổ, đội lao
động xã hội chủ nghóa; xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất của Đoàn Thanh niên; thi đua đuổi kịp hợp tác xã Đại phong, học tập
Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải; Hai tốt; Ba nhất..v.v.. Hồ Chí Minh đã
khái quát các phong trào ấy bằng những vần thơ mộc mạc nhưng khẳng định
niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của các tầng lớp nhân dân:
“Công nhân phất cao ngọn cờ Duyên Hải,
Nông dân phất cao ngọn cờ Đại phong,
Quân đội anh hùng phất cao ngọn cờ “ba nhất”,
Công – nông – binh đại thi đua, đại đoàn kết,
Chủ nghóa xã hội nhất định thành công,
Bắc – Nam sẽ nhất định thống nhất, non sông một nhà” [18; 357].
23
Gắn với các phong trào thi đua, tháng 5/1962, Đảng, Nhà nước mở
Đại hội anh hùng chiến só thi đua toàn quốc nhằm biểu dương khích lệ tinh
thần lao động, sản xuất, chiến đấu của bộ đội và nhân dân, kịp thời tuyên
truyền sâu rộng trong Đảng, trong nhân dân những điển hình tiên tiến.
Từ sau phong trào Đồng khởi, cách mạng càng trưởng thành, vùng
giải phóng càng mở rộng nhưng địch càng phản ứng quyết liệt, tiến thêm một
bước can thiệp vũ trang hòng bình định miền Nam… Thấu suốt các nghị quyết
của Ban Chấp hành, Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tuyên huấn các cấp tăng
cường giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng cho mọi người. Nhờ vậy, Đảng
đã xây dựng được lòng tin với Đảng, với cách mạng của nhân dân. Chúng ta
đã tìm được cách đánh các chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết sa vận”
của địch, giành thắng lợi Ấp Bắc vẽ vang (1/1963), cổ vũ mọi người giết giặc
lập công, liên tiếp đánh tan các chiến dịch bình định khác của địch.
1.1.2. Cơng tác tuyên truyền góp phần đánh bại chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại của Mỹ ở
miền Bắc giai đoạn 1965 – 1968
- Đặc điểm tình hình:
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch đã căn bản bị thất bại. Để
cứu vãn tình thế sụp đổ của ngụy qn, ngụy quyền, đế quốc Mỹ đã chủ động
chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa qn viễn chinh vào
Việt Nam, xây dựng bộ máy chiến tranh với quy khổng lồ. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam lúc này đã đặt ra cho công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền những
vấn đến cần phải giải quyết. Bên cạnh tìm giải pháp để đánh Mỹ, công tác tư
tưởng, công tác tuyên truyền chủ động xóa bỏ tư tưởng hoang man, dao động,
xây dựng quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ trong quân và dân ta.
24
Chú trọng giáo dục khắc phục tư tưởng bi quan, sợ Mỹ, Trung ương
Đảng nhấn mạnh: “không đánh giá đúng thuận lợi và khó khăn cho nên sinh
ra bi quan và hoài nghi; không thấy rỏ mục tiêu phấn đấu, đối tượng của cách
mạng trong giai đoạn mới nên tư tưởng và công tác thiếu phương hướng, không
phân biệt đúng sai, do đó, việc chấp hành chính sách dể lệch lạc, khi “tả”, khi
“hữu”…” [22; 108].
Vấn đề đặt ra cho công tác tư tưởng của Đảng là làm thế nào để cán
bộ và nhân dân thấy được cuộc đấu tranh chính nghóa của Việt Nam chắc
chắn sẽ thắng lợi, chắc chắn giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước
nhưng cũng phải thấy được sự khó khăn và quyết liệt của cuộc đấu tranh để
vững tin, kiên cường và bền bỉ đấu tranh. Đồng thời phải làm thế nào để
tuyên truyền giáo dục cho toàn đảng, toàn quân và toàn dân thấu suốt chiến
lược cách mạng của mỗi miền: Miền Bắc quá độ lên chủ nghóa xã hội; miền
Bắc phải mạnh để tạo thế và lực cho cách mạng cả nước, làm hậu thuẫn cho
miền Nam, cùng cả nước tiến hành đấu tranh đánh bại quân thù, giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước. Công tác tuyên truyền phải động viên mạnh
mẽ tinh thần cách mạng của nhân dân, khơi dậy sâu sắc lòng căm thù Mỹ,
đoàn kết và quyết tâm đánh Mỹ cứu nước và góp phần giải đáp thấu đáo
vướng mắc nảy sinh trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, biến
chủ trương quyết tâm đánh Mỹ của Đảng thành hiện thực.
- Chủ trương và nhiệm vụ tun truyền của Đảng:
Trên cơ sở nắm vững diễn biến tình hình tư tưởng trong Đảng, trong
nhân dân và thấy rõ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra cho Đảng, cho
25
nhân dân Việt Nam, Đảng ta đã có những chủ trương mới trong công tác
tuyên truyền.
Ngay từ đầu năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến
hành hội nghị Trung ương 11 (3/1965). Hội nghị đã quyết định chuyển hướng
công tác tư tưởng trong tình hình mới [10; 114]. Hội nghị đã cụ thể hóa các
nhiệm vụ cụ thể về công tác tư tưởng, trong đó có công tác tuyên truyền.
- Thứ nhất: Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rỏ sự chuyển biến của
tình hình bằng việc phân tích rõ những âm mưu và hành động mới của Mỹ,
những khó khăn thuận lợi, những chỗ mạnh yếu giữa ta và địch một cách
khoa học để khẳng định “ta nhất định thắng, chúng nhất định sẽ thất bại” [10;
113, 114].
- Thứ hai: Tạo dựng niềm tin quyết đánh thắng giặc Mỹ trong toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân, chống tư tưởng hoang mang, dao động, sợ Mỹ
[10; 114].
- Thứ ba: “làm cho toàn Đảng toàn dân hiểu rõ giải phóng miền Nam
là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước”, trong đó miền Nam là tiền
tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn và cả nước tham gia đánh giặc [10;
114].
Ở miền Nam, sau hội nghị Ban chấp hành Trung ương 11, Trung ương
cục tiếp tục có những nghị quyết về công tác chính trị tư tưởng xác định quyết
tâm đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Trung ương cục đề
ra những yêu cầu rất cụ thể về công tác lãnh đạo tuyên truyền cho từng vùng,
từng giai cấp, từng tầng lớp khác nhau và u cầu công tác tuyên truyền phải