Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Uyển ngữ trong tiếng hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TRẦN THỊ VÂN YÊN

UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 603150

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN THU HIỀN
2. GS.TS. AHN KYONG HWAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................. 11
6. Bố cục của luận văn............................................................................... 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 14
1.1. Định vị văn hóa Hàn Quốc ................................................................. 14
1.1.1. Tọa độ văn hóa Hàn Quốc........................................................... 14
1.1.2. Loại hình văn hóa Hàn Quốc....................................................... 21


1.2. Uyển ngữ ........................................................................................... 24
1.2.1. Khái niệm uyển ngữ .................................................................... 24
1.2.2. Một số khái niệm lân cận ............................................................ 29
CHƯƠNG 2: UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN TỪ GĨC NHÌN NGÔN NGỮ
HỌC................................................................................................................. 36
2.1. Uyển ngữ từ vựng .............................................................................. 36
2.1.1. Nâng cao ý nghĩa so với nghĩa gốc .................................................. 37
2.1.2. Hạ thấp ý nghĩa so với nghĩa gốc ..................................................... 48
2.1.3. Mở rộng ý nghĩa so với nghĩa gốc.................................................... 59
2.1.4
Chỉ thay đổi về mặt hình thái từ .................................................. 69
2.2. Uyển ngữ theo cách nhìn dụng học..................................................... 77
2.2.1. Trường hợp thỉnh cầu ...................................................................... 80
2.2.2. Trường hợp cầu khiến...................................................................... 82
2.2.3. Trường hợp chỉ trích, phê phán........................................................ 86
2.2.4. Trường hợp muốn thay đổi ý kiến, suy nghĩ của người khác ............ 88
2.2.5. Trường hợp từ chối.......................................................................... 89
2.2.6. Trường hợp hỏi về vấn đề tế nhị ...................................................... 90
CHƯƠNG 3: UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN TỪ GÓC NHÌN VĂN HĨA
......................................................................................................................... 94
3.1. Văn hóa trọng tình.............................................................................. 97
3.2. Văn hóa trọng thể diện ..................................................................... 103
3.3. Văn hóa trung dung.......................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 123

2


MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc1 đang ngày càng có mối quan hệ phát triển tốt đẹp

trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật... và đã có
nhiều sự tiếp xúc, giao lưu, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều phương diện kể từ
khi hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 12 năm 1992.
Cho đến nay, có thể nói văn hóa Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc với người Việt
Nam qua các bộ phim truyền hình dài tập với dàn diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, có
nội dung rất gần gũi với người Việt. Tiếng Hàn đã và đang là một ngoại ngữ phổ
biến ở Việt Nam, được giảng dạy tại nhiều trường đại học, các trung tâm ngoại
ngữ. Ngành Hàn Quốc học trở thành ngành học hấp dẫn với nhiều người, nhiều
đối tượng xã hội. Tuy nhiên, vì tiếng Hàn vẫn cịn là một ngơn ngữ mới mẻ nên
đã gây khơng ít khó khăn cho những người học và nghiên cứu ngơn ngữ, văn hóa
của dân tộc này.
Với sự phát triển của lý thuyết giao tiếp và ngữ dụng học, gần đây đã có
những phát hiện, những nghiên cứu mới đáng ghi nhận về các hiện tượng lời nói.
Uyển ngữ là một đơn vị lời nói có liên quan mật thiết đến văn hóa, phong tục, tập
qn và tơn giáo của dân tộc sản sinh ra nó. Uyển ngữ đã xuất hiện, tồn tại và
phát triển từ rất lâu trong sinh hoạt, trong cuộc sống văn hóa của các cộng đồng
dân tộc. Khi ngôn ngữ học trở thành một bộ môn khoa học, việc nghiên cứu uyển
ngữ, xem xét vị trí, vai trị của uyển ngữ trong q trình phát triển ngơn ngữ, xác

1

Chúng tôi dùng thuật ngữ “Hàn Quốc” và “tiếng Hàn” do dịch ra từ thuật ngữ “

” và “

” trong


các tài liệu tham khảo. Mặt khác, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đây cũng là cách gọi phổ biến hiện
nay khi nói đến những vấn đề liên quan đến miền nam Hàn Quốc (Đại Hàn Dân Quốc). Phần liên quan
đến CHDCND Triều Tiên được gọi là Triều Tiên. Trong tên đề tài và xuyên suốt nội dung nghiên cứu
chúng tôi dùng hai thuật ngữ “Hàn Quốc” và “tiếng Hàn” mà không gọi là “Korea” hay “tiếng Korea” do
những kiến thức về văn hóa, ngơn ngữ mà chúng tơi tiếp cận được đều có nguồn gốc từ Nam Hàn (Hàn
Quốc).

3


định mối tương quan của uyển ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác đang dần trở
thành một việc làm thiết thực giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn, hệ
thống hơn, khoa học hơn về hiện tượng ngôn ngữ đặc sắc này.
Uyển ngữ trong tiếng Hàn là một hiện tượng ngôn ngữ vừa quen vừa lạ
đối với những ai quan tâm đến ngôn ngữ này, quen bởi nó vẫn xảy ra hàng ngày
trong giao tiếp tiếng Hàn, lạ bởi chúng ta chưa nhận dạng ra nó và chưa có một
cơng trình nào tập trung nghiên cứu mảng đề tài này. Việc tìm hiểu uyển ngữ
trong tiếng Hàn là một khía cạnh vẫn cịn bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, đi sâu tìm hiểu
uyển ngữ tiếng Hàn là một việc làm thiết thực, thú vị và có ý nghĩa. Với những
gì đã được học, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế trong thời gian sống và học tập tại
Hàn Quốc cùng với những tài liệu đã tập hợp được, chúng tôi chọn đề tài “Uyển
ngữ trong tiếng Hàn” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên
ngành Châu á học.
Quan sát cách diễn đạt, nghi thức lời nói trong giao tiếp xã hội là một
mảng đề tài khá thú vị. Dân tộc Hàn được biết đến là dân tộc với rất nhiều các lễ
nghi, phép tắc. Uyển ngữ là một đơn vị ngôn ngữ rất tinh tế, qua uyển ngữ chúng
ta có thể hiểu được các nghi thức trong lời nói, hiểu được phần nào văn hóa giao
tiếp, hồn cảnh xã hội cũng như tính cách của dân tộc Hàn. Thiết nghĩ nghiên
cứu uyển ngữ trong tiếng Hàn qua hai khía cạnh: Ngơn ngữ học và Văn hóa là

một hướng đi hồn tồn phù hợp.
Một lý do cũng không kém phần quan trọng trong việc chọn đề tài này là
trong thực tế giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt Nam, chúng tơi nhận thấy chưa
có một cơng trình nào tập trung nghiên cứu, đối chiếu về phép lịch sự trong giao
tiếp tiếng Hàn, đặc biệt là nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Hàn. Việc sử dụng
uyển ngữ trong các tình huống giao tiếp, tạo nên hiệu quả cao trong lời nói, giúp
hạn chế lỗi phát ngơn, trau chuốt lời lẽ trong phát ngôn là một việc làm rất cần
thiết. Là một giảng viên tiếng Hàn, chúng tôi mong muốn đóng góp những ý kiến

4


mang tính chất giáo học pháp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Hàn.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chúng tôi nghiên cứu là uyển ngữ đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ

quan tâm đến từ rất lâu.
Ở Việt Nam, vấn đề uyển ngữ cũng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, tuy số lượng các bài viết chưa nhiều và chưa được khảo sát một cách
chi tiết mà chủ yếu là các bài viết về uyển ngữ tiếng Việt hoặc có chăng là đề cập,
so sánh với uyển ngữ tiếng Anh hay tiếng Hoa...
Nghiên cứu của Nguyễn Chiến với nhan đề "Uyển ngữ xét từ góc độ lịch
sử và cấu tạo", tác giả cho rằng “...sử dụng thuật ngữ uyển ngữ để nói về những
từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, những ngữ được coi là chưa nhã,
quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lậu trong các lĩnh vực đời
sống xã hội. Uyển ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lý, tình cảm của con người. Ở

đây, tâm lý không muốn xúc phạm, không muốn hạ nhục ai chính là lý do căn
bản tạo ra uyển ngữ, từ đó theo sự phát triển của nền văn minh, thế giới hiện đại
tạo lập nhiều uyển ngữ để tạo ra tục kiêng huý, và sau đó theo sự phát triển của
nền văn minh, thế giới hiện đại tạo lập nhiều uyển ngữ để tạo ra sự nhã nhặn êm
ái, lịch sự để giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây ra
[Nguyễn Chiến 1996: 170].
Tiếp theo là luận án tiến sĩ của tác giả Trương Viên với tên gọi “Nghiên
cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt”, luận án này
là một cơng trình nghiên cứu tương đối dày dặn. Luận án nghiên cứu uyển ngữ
trên ba bình diện, đó là từ vựng học, phong cách học và ngữ dụng học. Trên bình
diện từ vựng học, luận án chú trọng đến các nét nghĩa biểu đạt, biểu niệm, biểu
thái cũng như nét nghĩa dụng học mang tính phổ quát đối với một uyển ngữ.
Trên bình diện phong cách học, luận án nghiên cứu uyển ngữ với các khía cạnh

5


biến thể tình huống, biện pháp tu từ, ngữ định danh thứ hai, và khía cạnh thẩm
mỹ. Trên bình diện ngữ dụng học, luận án chú trọng đến khía cạnh lời nói của
uyển ngữ, xem uyển ngữ như là một hành động lời nói với các nhân tố giao tiếp
như ngữ cảnh và ngữ huống, ngôn ngữ và diễn ngôn. Luận án đi sâu vào các
nguyên tắc hội thoại và các phép lịch sự chi phối việc sản sinh và tiếp nhận uyển
ngữ, đồng thời liên hệ uyển ngữ với các đơn vị có liên quan khác như bỉ ngữ, từ
cấm kị, tiếng lóng, ngữ vực và phương ngữ. Luận án khẳng định rằng ba yếu tố
từ vựng, phong cách và ngữ dụng cùng tương tác nhau, ảnh hưởng và quy định
lẫn nhau để giúp con người quyết định việc sử dụng thích hợp và thẩm mỹ một
uyển ngữ đối với một tình huống giao tiếp cụ thể [Trương Viên 2003: 196]. Bên
cạnh đó, do tác giả giảng dạy mơn tiếng Anh nên luận án cũng đi sâu nghiên cứu
hoạt động chuyển dịch uyển ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Hay trong bài viết “Từ cấm kị và uyển ngữ” của Nguyễn Đức Dân trong

cuốn Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, tác giả đề cập đến lớp từ cấm kị và
cũng như nguyên nhân hình thành uyển ngữ thay thế, vai trị của uyển ngữ tuy
chỉ mang tính khái quát, chưa thật cụ thể [Nguyễn Đức Dân 2005: 41-59].
Một số bài viết đăng rải rác trên các tập san chuyên ngành như bài viết
của tác giả Hồ Thị Trinh Anh đăng trong Tập san khoa học năm 2006 với nhan
đề “Những xu hướng chuyển dịch ngữ nghĩa của ngôn ngữ uyển chuyển trong
tiếng Trung Quốc”, trong bài viết này, tác giả đã tập trung nghiên cứu sự chuyển
dịch về mặt ý nghĩa trong việc sử dụng uyển ngữ tiếng Hoa...
Ngồi ra, uyển ngữ cịn được đề cập đến trên bình diện từ vựng học hoặc
phong cách học trong một số cuốn sách chuyên ngành như “Từ vựng học tiếng
Việt” của Nguyễn Thiện Giáp (Nxb Giáo dục 1998), “Phong cách học và Đặc
điểm Tu từ tiếng Việt” của Cù Đình Tú (Nxb Giáo dục tái bản năm 2001) hay
“Phong cách học tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc (Nxb Giáo dục 1999)... Ngoài
ra, uyển ngữ cũng được nhắc đến trong cuốn “Tiếng Việt phong phú” của Bằng
Giang (Nxb Văn hóa 1997).

6


Ở Hàn Quốc, đã có rất nhiều các nhà ngơn ngữ học nghiên cứu các vấn đề
thuộc phạm trù ngữ dụng học, trong đó có uyển ngữ. Các cơng trình nghiên cứu
chủ yếu là các bài viết tham gia trong các cuộc hội thảo hay trích đăng trên các
tạp chí ngơn ngữ, tạp chí chun ngành.
Cơng trình của tác giả Park Chong Ho2 với nhan đề “Cách thể hiện uyển
ngữ, bỉ ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Anh”, trong bài viết, tác giả đối chiếu việc
sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Anh đồng thời đưa ra những nhận xét
về sự khác nhau trong các ngữ vực hoạt động của uyển ngữ ở hai ngơn ngữ này.
Theo đó, tác giả cho rằng, văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến việc sử dụng uyển
ngữ như một nghi thức lời nói [Park Chong Ho: 1998].
Bài phát biểu tại hội thảo học thuật được tổ chức tại trường ĐH

KyeMyong của tác giả Kim Jong Su - trường Đại học Pusan “Cấm kị và ngôn
ngữ cấm kị xuất hiện trong từ điển”, trong bài viết này tác giả đề cập đến văn hóa
kiêng kị và ngun nhân hình thành uyển ngữ, nghĩa của một số từ vựng xuất
hiện trong từ điển được tác giả xác định là uyển ngữ [Kim Jong Su: 2000].
Tác giả Kim Mi Hyeong - khoa Quốc văn trường ĐH SangMyong với bài
viết “Nghiên cứu tâm lý ngôn ngữ và hữu hình trong biểu hiện uyển ngữ tiếng
Hàn” đăng trong Tập san Nghiên cứu tiếng Hàn, số 7 năm 2000 đã đề cập nhiều
đến tâm lý thể hiện uyển ngữ qua lời nói, những trường hợp thường dùng uyển
ngữ, tỷ lệ dùng uyển ngữ so sánh giữa nam và nữ... [Kim Mi Hyeong: 2000].
Bài viết “Từ cấm kị và sự biến hóa ngơn ngữ” của tác giả Nam Ki Sim trường đại học Yonsei mang nặng tính lý luận, trong bài viết tác giả phân tích
nhiều về sự thay đổi trong việc sử dụng từ ngữ ở thời hiện đại, theo đó rất nhiều
uyển ngữ mới đã xuất hiện thay thế cho những biểu hiện cũ để phù hợp hơn với

2

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng quy ước phiên âm la tinh mới của Bộ giáo dục – đào tạo Hàn
Quốc năm 2000. Riêng về tên riêng và các danh từ riêng trong tiếng Hàn, chúng tôi xin phép được phiên
âm theo cách phiên âm cũ do chúng đã quá quen thuộc và vẫn được sử dụng theo cách phiên âm cũ trong
các tài liệu hiện hành.

7


xã hội hiện đại. Tác giả cho rằng, uyển ngữ hình thành, tồn tại và ln thay đổi
để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
“Nghiên cứu từ cấm kị tiếng Hàn” của tác giả Park Yong Chul đăng trong
Tạp chí Nghiên cứu quốc ngữ số 15 năm 2004, tác giả cho rằng chính ở những
biểu hiện cấm kị, uyển ngữ đã được hình thành, ngồi ra tác giả còn xác định
được những trường hợp thường sử dụng uyển ngữ, đưa ra hàng loạt các uyển ngữ
dùng trong các ngữ cảnh cụ thể. Tác giả cho rằng một số từ vay mượn từ các

ngôn ngữ khác để thay thế cho từ cấm kị cũng được xem là uyển ngữ.
Ngoài ra cịn có bài viết của tác giả Yun Hee Ju - trường ĐH KwanDong
đăng trong Tạp chí Nghiên cứu biên dịch học số xuân 2007 với nhan đề “Nguyên
nhân, phương pháp biên dịch uyển ngữ và bỉ ngữ”. Bài viết tập trung nhiều vào
vấn đề dịch thuật mà chủ yếu là việc sử dụng uyển ngữ và bỉ ngữ như thế nào
cho thích hợp trong q trình dịch thuật. Trong phần mở đầu tác giả đã viết
“Người biên dịch trong q trình làm cơng việc biên dịch phải có một số kiến
thức nhất định về văn hóa dân tộc của ngơn ngữ nguồn cũng như ngơn ngữ thứ
hai. Có như vậy thì mới có thể biểu hiện một cách chính xác và đầy đủ nội dung
cần chuyển tải”.
Hay bài viết “Giải thích tính ngữ dụng học của uyển ngữ” của tác giả Cho
Hye Seon - khoa ngữ văn Anh trường đại học DongKook, bài viết đi sâu phân
tích lý thuyết trong việc hình thành và vận dụng uyển ngữ. Tác giả cho rằng
chính yếu tố thể diện (face) và lịch sự (politeness) trong giao tiếp đã xúc tác nên
sự ra đời của uyển ngữ trong tiếng Hàn. Tác giả cho rằng các biện pháp so sánh
và biện pháp nói vòng được sử dụng rất hiệu quả để tạo nên uyển ngữ trong tiếng
Hàn [Cho Hye Seon: 303-315].
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tập hợp được nhiều tài liệu nghiên cứu về văn
hóa kiêng kị của người Hàn, tuy các bài viết này chủ yếu đề cập đến các điều
cấm kị trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng dân

8


gian, kết hơn, sinh con đẻ cái nhưng trong đó cũng có một phần liên quan đến
uyển ngữ... Vì vậy, những ngữ liệu này cũng được chúng tôi sử dụng để làm
phong phú thêm cho đề tài.
Ngoài ra, trên các trang web chuyên ngành bằng tiếng Hàn cũng có một
số bài viết về uyển ngữ tiếng Hàn, số lượng các bài viết như thế không nhiều và
nội dung đề cập thường chung chung mà khơng đi vào phân tích cụ thể. Tuy vậy,

thiết nghĩ các bài viết này đều là những gợi mở rất thú vị để chúng tôi thực hiện
tốt đề tài.
Qua quá trình thu thập cũng như phân tích ngữ liệu, chúng tơi nhận thấy
mỗi bài nghiên cứu tiếp cận uyển ngữ trong tiếng Hàn theo những cách khác
nhau với một số nhận xét sau:
-

Chưa có một cơng trình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hàn nào viết bằng
tiếng Việt.

-

Đa số các nghiên cứu nêu trên đều là các bài viết ngắn đăng trên các tập
san chuyên ngành mà chưa có một nghiên cứu mang tính quy mơ.

-

Các nghiên cứu mang nặng tính liệt kê, tuy vậy vẫn chưa thật sự đầy đủ
và chi tiết.

-

Đề cập nhiều đến lý thuyết chung về uyển ngữ cũng như nêu ra lý do,
nguyên nhân xuất hiện uyển ngữ trong tiếng Việt, tiếng Hàn.

-

Các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận uyển ngữ trong tiếng Hàn ở cấp độ từ
vựng, rất ít đề cập đến uyển ngữ trên phương diện ngữ dụng học.


-

Các nghiên cứu chưa đi sâu khảo sát về mặt chuyển dịch ý nghĩa trong
việc hình thành uyển ngữ tiếng Hàn.

-

Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về uyển ngữ trong tiếng Hàn nhìn từ góc
nhìn văn hóa.

9


-

Thiếu những nhận xét về các đặc thù văn hóa, xã hội trong việc hình
thành và sử dụng uyển ngữ tiếng Hàn ở một số ngữ vực.
Như vậy, nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Hàn là một đề tài thú vị và

hồn tồn mới mẻ.

3.

Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ở Việt Nam, tiếng Hàn vẫn cịn là một ngơn ngữ mới mẻ và cịn rất nhiều

vấn đề cần nghiên cứu.
Đề tài khơng chỉ góp phần vào việc nghiên cứu ngơn ngữ Hàn mà cịn
giúp ích cho sinh viên cũng như những ai quan tâm đến ngơn ngữ và văn hóa
Hàn Quốc một cái nhìn mới mẻ về ngơn ngữ này. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng

góp một phần khơng nhỏ về mặt ứng dụng, giúp người học có thể sử dụng tiếng
Hàn một cách chính xác, tự tin, có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của từng câu chữ,
không bị lúng túng khi giao tiếp tiếng Hàn, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp;
đồng thời qua nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Hàn chúng ta cịn hiểu thêm về
văn hóa, ngơn ngữ của người Hàn.
Qua đề tài, chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan về những điểm
tương đồng và dị biệt trong ngơn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Việt - Hàn.
Hơn thế nữa, đề tài còn là bước khởi đầu, là một gạch nối cần thiết gợi mở
cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. Hy vọng với sự kế thừa từ cơng trình này,
trong tương lai sẽ có những đề tài nghiên cứu sâu hơn, hoặc có thể chỉ tập trung
phát triển nội dung trên một khía cạnh nào đó trong đề tài hết sức mới mẻ và thú
vị này.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: như đã nói ở phần mở đầu, cho đến nay, những
kiến thức về văn hóa xã hội cũng như ngôn ngữ mà chúng tôi được tiếp
cận, nghiên cứu và thu thập đều thuộc Nam Hàn. Tiếng Hàn trong những

10


bộ phim Hàn Quốc cơng chiếu trên đài truyền hình hay tiếng Hàn đang
được giảng dạy ở các trường đại học hiện nay đều là thứ ngôn ngữ được
sử dụng ở miền Nam Hàn mà trong luận văn này chúng tơi gọi là tiếng
Hàn. Vì vậy, đối tượng chúng tơi nghiên cứu trong luận văn này là uyển

ngữ trong tiếng Hàn.
-

Khơng gian nghiên cứu: vì chỉ nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Hàn
chúng tơi mới có khả năng thực hiện đề tài. Những kiến thức, thông tin
chúng tôi thu thập được đều thuộc Hàn Quốc, những gì chúng tơi biết về
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên chỉ là những thế mạnh về qn sự
mà ít có sự trao đổi thơng tin, giao lưu văn hóa nào. Do hai miền nam Hàn
và bắc Hàn chưa thống nhất và đi theo hai thể chế chính trị khác nhau.
Mặt khác, như chúng tơi được biết, cho tới nay thì giữa hai miền Nam
Hàn và Bắc Hàn vẫn ít có những sự giao lưu tiếp xúc trên tất cả các lĩnh
vực. Vì vậy phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung ở Hàn
Quốc.

-

Thời gian nghiên cứu: do đặc tính của uyển ngữ là được hình thành và tồn
tại cùng với sự phát triển của xã hội nên luận văn chủ yếu hướng đến
nghiên cứu uyển ngữ ở thời hiện đại; bên cạnh đó, chúng tơi cũng cố gắng
tìm tịi và trích dẫn một số uyển ngữ truyền thống để có cái nhìn bao qt
hơn về văn hóa dân tộc Hàn.

5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

-

Nguồn tư liệu: Ngồi những cơng trình nghiên cứu được chúng tơi sử
dụng làm tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tơi có

được những ví dụ minh họa cho phần viết của mình chủ yếu được lấy từ
những mẫu hội thoại trong một số phim truyền hình dài tập cơng chiếu
trên sóng truyền hình mà chúng tơi đã và đang tham gia biên dịch; một số
ngữ liệu trên phim ảnh, sách báo; những kinh nghiệm có được qua quá

11


trình tiếp xúc với người Hàn hoặc trực tiếp hỏi bạn bè, đồng nghiệp và
thầy cô người Hàn.
-

Phương pháp nghiên cứu: Sau khi tập hợp ngữ liệu, chúng tôi tiến hành
phân loại, phân tích và sử dụng các phương pháp sau để viết luận văn.
+ Phương pháp lịch sử - xã hội: uyển ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, vì vậy
uyển ngữ cũng hình thành, phát triển và có những thay đổi phù hợp theo
sự phát triển của xã hội. Chúng tôi dùng phương pháp lịch sử - xã hội vào
việc nghiên cứu để thấy được sự thay đổi của uyển ngữ có liên quan đến
yếu tố lịch sử, xã hội.
+ Phương pháp hệ thống - cấu trúc: uyển ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, mà
ngôn ngữ thể hiện rất rõ tính cách của một dân tộc, vì vậy chúng tôi đưa
uyển ngữ vào nghiên cứu trong hệ thống, cấu trúc ngơn ngữ - văn hóa.
Văn hóa Hàn Quốc được xem xét trong hệ thống văn hóa thế giới nói
chung và văn hóa phương Đơng nói riêng trong sự so sánh giữa văn hóa
gốc nơng nghiệp và văn hóa gốc du mục, từ đó đưa ra những đặc thù của
uyển ngữ cũng như nêu ra mối liên hệ hữu cơ trong việc hình thành uyển
ngữ trong tiếng Hàn.
+ Phương pháp liên ngành: vì uyển ngữ là một đơn vị ngôn ngữ nên cần
phải kết hợp nghiên cứu uyển ngữ với các ngành khoa học được xem là có
liên quan đến sự hình thành và phát triển của uyển ngữ như: ngơn ngữ học,

tâm lý học, văn hóa học, xã hội học và lịch sử. Đây sẽ là phương pháp
nghiên cứu chính của luận văn.
+ Phương pháp so sánh cũng được chúng tơi đưa vào sử dụng nhằm tìm ra
nét tương đồng và dị biệt của uyển ngữ trong hai ngơn ngữ khơng cùng
loại hình là tiếng Hàn và tiếng Việt3.

3

Tiếng Hàn thuộc loại hình ngơn ngữ chắp dính, tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập.

12


6.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương.

Chương một: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này, chúng tôi nêu ra một số kiến thức chung về đất nước
và con người Hàn Quốc để có cái nhìn khái qt về dân tộc này. Tiếp theo là
phần lý luận về uyển ngữ, chúng tôi đưa ra định nghĩa uyển ngữ của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận xét những định nghĩa đó rồi đưa ra quan
điểm riêng của chúng tôi về uyển ngữ.
Chương hai: Uyển ngữ trong tiếng Hàn từ góc nhìn ngơn ngữ học
Trong chương này, chúng tôi tiếp cận uyển ngữ tiếng Hàn chủ yếu trên
phương diện ngữ dụng học. Chia uyển ngữ làm hai phạm vi nghiên cứu: Uyển
ngữ từ vựng và Uyển ngữ theo cách nhìn dụng học. Trong Uyển ngữ từ vựng,
chúng tơi phân tích uyển ngữ dựa trên sự chuyển dịch về mặt ý nghĩa. Trong
Uyển ngữ theo cách nhìn dụng học, chúng tôi đề cập đến một số trường hợp

người Hàn thường dùng những phát ngơn mang uyển tính trong giao tiếp.
Chương ba: Uyển ngữ trong tiếng Hàn từ góc nhìn văn hóa
Uyển ngữ là một đơn vị ngơn ngữ có liên quan nhiều đến văn hóa nên
trong chương này chúng tơi đưa ra một số đặc trưng văn hóa góp phần hình
thành nên uyển ngữ trong tiếng Hàn, đó là: Văn hóa trọng tình; Văn hóa trọng
thể diện; Văn hóa trung dung.

13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Định vị văn hóa Hàn Quốc
1.1.1. Tọa độ văn hóa Hàn Quốc
a.

Khơng gian văn hóa4
Bán đảo Hàn là một phần nhỏ của lục địa Châu Á, nằm tại trung tâm của

ba bán đảo lớn Kamchatka, Hàn và Malaysia. Từ năm 1948 bán đảo Hàn được
chia cắt làm đôi ở vĩ tuyến 38 thành hai quốc gia với hai thể chế chính trị khác
nhau: phía Bắc là Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) với
diện tích khoảng 120.540km vng và phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn
Quốc) với diện tích khoảng 98.480km vng [Nguyễn Long Châu 2000: 14].
Về mặt vị trí địa lý, bán đảo Hàn ở vào khoảng từ 33 độ 06’44” vĩ Bắc đến
43 độ 00’39” vĩ Bắc, vào khoảng từ 124 độ 11’00” đến 131 độ 52’42” kinh Đông
trên bản đồ thế giới. Bán đảo Hàn nằm ở phía Đơng Bắc lục địa Châu Á, trải dài
từ Bắc xuống Nam khoảng 1012 km, phía Bắc giáp Nga và Trung Quốc; phía
Đơng giáp biển Đơng và quần đảo Nhật Bản; phía Tây giáp biển Hồng Hải và
một phần Trung Quốc; phía Nam giáp Thái Bình Dương. Khoảng cách gần nhất
từ bờ biển phía Tây của bán đảo với Trung Quốc là 190km (cực Đông của bán

đảo Shantung Trung Quốc). Khoảng cách gần nhất với lãnh thổ Nhật Bản là
180km (đảo Honshu của Nhật Bản) qua cảng phía Nam thành phố Busan.
Biên giới tự nhiên giữa bán đảo Hàn và Trung Quốc được ngăn cách bởi
hai con sông lớn là sông Amnok (Trung Quốc gọi là sông Yalu) và sông Duman
(Trung Quốc gọi là sông Tumen). 16km cuối cùng của sông Duman đồng thời
cũng là biên giới tự nhiên với Nga.

4

Các số liệu được tổng hợp từ (1) Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc (Nguyễn Long Châu 2000); (2) Tra cứu văn
hóa Hàn Quốc (Hwang Gwi Yeon & Trịnh Cẩm Lan 2002).

14


Về mặt địa hình, Hàn Quốc có diện tích khoảng 98.480km vng, địa hình
với đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích lãnh thổ. Đa số các dãy núi trên lãnh thổ
Hàn Quốc chạy theo hướng Bắc - Nam và một số ít từ Đơng Bắc xuống Tây
Nam. Dãy Taebaek bao gồm nhánh Nangnim ở phía Bắc và nhánh Taebaek ở
phía Nam rất hùng vĩ. Ở phía Đơng Bắc, hầu hết các ngọn núi cao trên 2000m,
các ngọn núi ở phía Tây Nam thấp hơn, khoảng từ 700m đến 1500m. Đỉnh núi
Baekdu nằm trong cao nguyên Gaema có độ cao trung bình là 1.500m so với
mực nước biển. Đỉnh Baekdu cao 2744m nằm ở góc Tây Bắc của dãy núi này,
ngay sát biên giới giữa Trung Quốc và bán đảo. Trên đỉnh Baekdu có hồ Cheonji
(hồ Thiên đường) nổi tiếng; đây là những bí mật về vương quốc đầu tiên có từ
5000 năm trước đây trong lịch sử Hàn Quốc. Người Hàn Quốc vẫn cho nó là một
kho tàng quý báu của xã hội thời nguyên thủy. Ở phía Nam vĩ tuyến 38, trên địa
phận Hàn Quốc có núi Halla cao 1950m. Nhìn chung địa hình Hàn Quốc nghiêng
từ Đơng Bắc xuống Tây Nam, bờ Đông dựng đứng bởi những dãy núi cao, hiểm
trở chạy dọc bờ biển trong khi đó phía Tây và phía Nam thoai thoải những dãy

đồi núi thấp, thảo nguyên và đồng bằng chạy dọc các con sơng.
Hàn Quốc có số lượng sơng suối tương đối lớn, đóng vai trị quan trọng
trong đời sống sinh hoạt của người dân và sự phát triển của đất nước. Hầu hết
các con sông trên lãnh thổ Hàn Quốc đều đổ ra biển Hồng Hải và vùng biển
phía Nam bán đảo (do đặc điểm địa hình bán đảo nghiêng từ Đơng sang Tây và
từ Đông Bắc sang Tây Nam). Hai con sông đầu tiên là biên giới tự nhiên giữa
Hàn Quốc với Trung Quốc và Nga là sông Amnok (dài 790 km) đổ ra biển Vàng
và sông Duman (dài 521 km) đổ ra biển Đông đều bắt nguồn từ ngọn núi Paektu,
sau đó tách ra và lần lượt đổ xuống miền Tây và Đơng, tạo nên biên giới phía
Bắc bán đảo. Sông Nakdong (dài 525 km) và sông Hàn (dài 514 km) là hai con
sơng chính cung cấp nước cho ngành thủy lợi và các ngành công nghiệp. Sông
Hàn dài 514km chảy qua thủ đơ Seoul rồi ngược lên phía Tây Bắc và đổ ra biển
Vàng, con sông này đã giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của nền văn
minh cổ.

15


Có 15 đồng bằng trên khắp bán đảo Hàn, chủ yếu là những đồng bằng nhỏ,
manh mún, tập trung ở vùng bờ biển phía Tây, dọc theo các triền sơng. Các đồng
bằng này hầu hết rất thấp, đặc biệt là ở vùng cửa sơng.
Về khí hậu, bán đảo Hàn nằm trong vành đai khí hậu gió mùa của khu vực
Đơng Á, khí hậu Hàn Quốc được hình thành do ảnh hưởng của sự thay đổi khí
hậu từ trong lục địa Châu Á và Siberia. Do ảnh hưởng của khí hậu biển, Hàn
quốc có 4 mùa rõ rệt, mùa đơng kéo dài, lạnh, khơ và ít mưa do ảnh hưởng của
luồng khí lạnh từ Siberia thổi đến, nhiệt độ trung bình trong suốt các tháng mùa
đông thường ở dưới mức lạnh giá. Mùa hè nóng bức, nhiều mưa, nhiệt độ trung
bình trong tháng nóng nhất có thể lên đến 25 độ và là mùa ẩm nhất trong năm do
ảnh hưởng của biển phía Nam. Mùa xuân và mùa thu ngắn hơn với thời tiết mát
mẻ, cây cỏ xanh tươi.

Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm khoảng
60% lượng mưa cả; còn lại 40% lượng mưa phân bố rải rác vào các mùa còn lại.
Như vậy, những điệu kiện địa lý và tự nhiên nêu trên cũng chính là bối
cảnh khơng gian văn hóa Hàn Quốc. Với điều kiện địa lý gồm cả đồi núi và đồng
bằng nên tính cách, văn hóa dân tộc Hàn là sự pha trôn giữa miền núi và đồng
bằng. Thiên nhiên phong phú với bốn mùa rõ rệt cũng làm nên sự phong phú, đa
dạng trong văn hóa, tính cách dân tộc Hàn.
b.

Thời gian văn hóa
Các bằng chứng về khảo cổ cùng các dấu tích của thời kỳ đồ đá cũ chứng

tỏ con người đã xuất hiện trên bán đảo Hàn cách nay khoảng 50 nghìn năm. Các
nhà khảo cổ học xác định rằng cuộc sống của các cư dân đã từng tồn tại nơi đây
do phát hiện các di tích cịn lại trong các hang động, các dấu tích trong lịng đất
cùng nhiều di tích khảo cổ khác như các đồ dùng bằng đá dọc các con sông nổi
tiếng như Sokchangri ở Chungcheongnamdo và Jeongokri ở Kyonggido. Các nhà
khảo cổ đã tin rằng cư dân đã từng sống bằng nghề săn bắt và đánh cá vì xương

16


của các động vật tuyệt chủng và dấu vết của cuộc sống hàng ngày đã được tìm
thấy trong các hang động ở đây. Tuy nhiên, các học giả cho rằng, có thể con
người ở thời kỳ đồ đá cũ đã khơng tiến hóa thành người Hàn mà các cư dân thời
đồ đá mới chính là tổ tiên của người Hàn ngày nay. Dựa trên một số tài liệu khảo
cổ, tổ tiên người Hàn hiện nay có nguồn gốc di cư từ bắc Siberia, đến Mông Cổ,
Mãn Châu, bắc Trung Quốc rồi xuống bán đảo Hàn vào khoảng 5000 năm trước
Công nguyên. Họ đã định cư ở đây, phối ngẫu và duy trì nịi giống. Sự hình
thành dân tộc Hàn được hoàn chỉnh từ sau năm 668 khi đế chế Shilla thống nhất

toàn bán đảo. Một nhánh khác của người Hàn cổ tiếp tục di chuyển vào Nhật Bản,
còn người bắc Siberia thì trong 400 năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (từ
năm 100 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên) đã pha trộn huyết
thống với người Trung Quốc. Trong các triều đại của Goryeo, có một số lượng
lớn người Hoa ở Bắc Á di cư từ Trung Quốc, Mãn Châu đến bán đảo Hàn, đồng
thời cũng có một số lượng lớn người Hàn di cư đến bán đảo Shandong của Trung
Quốc vì mục đích thương mại. Do có những dịng di dân đến và đi lớn như vậy ở
bán đảo Hàn cùng với sự xáo trộn sắc tộc giữa các bộ lạc thời bấy giờ mà người
Hàn ngày nay có những nét tương đồng với người phía Bắc và Đông Trung Quốc,
với người Nhật ở vùng biển Nhật Bản.
-

Lớp văn hóa bản địa: Dân tộc Hàn bắt đầu từ nền nông nghiệp lúa nước,
sinh hoạt của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên. Những tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán với các
lễ hội, các nghi lễ tôn giáo đậm màu sắc dân gian cũng được hình thành
trong giai đoạn này. Ở thời kỳ này, người Hàn chủ yếu sống dựa vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đời sống
sản xuất cịn thơ sơ, lạc hậu. Con người chưa hiểu biết và chế ngự được
thiên nhiên, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, luôn lo sợ trước sức mạnh
siêu phàm của thiên nhiên, sức mạnh của thần linh, ma quỷ... họ không
dám nhắc đến tên thú dữ vì sợ chúng xuất hiện, họ khơng dám kêu tên
người thân yêu của mình trong rừng sâu vì sợ bị ma quỷ bắt... Cùng với

17


sự phát triển của ngôn ngữ, uyển ngữ xuất hiện thay thế cho những điều
cấm kị truyền thống liên quan đến sinh hoạt, lao động của con người.
Trong giai đoạn này uyển ngữ chủ yếu đã hình thành do những tín ngưỡng

dân gian như: sợ thú dữ xuất hiện phá hoại mùa màng, ăn thịt nên họ tránh
gọi tên thú dữ mà gọi bằng những cái tên khác mang ý nghĩa trân trọng
hơn, gần gũi hơn, hay việc đặt tên mới cho những căn bệnh dân gian...
Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số uyển ngữ thay thế tên gọi các vị thần
linh để thể hiện lịng kính trọng. Nhiều uyển ngữ thay thế lớp từ cấm kị
trong giai đoạn này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong thời kỳ
này, uyển ngữ hầu như được dùng như những biện pháp ẩn dụ hay nói
vịng.
-

Lớp chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa: Nho giáo đã du nhập vào
Hàn Quốc từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VI và có ảnh hưởng rất
lớn đến văn hóa xã hội dân tộc Hàn, đặc biệt từ thời Choseon. Lúc này
Nho giáo được xem là tín ngưỡng quốc gia nên có tính chất quyết định xã
hội rất nghiêm ngặt. Phần lớn những nét văn hóa truyền thống của người
Hàn như tơn trọng tơn ti trật tự, nghi lễ lời nói, coi trọng ý thức giống nịi;
coi trọng thể diện và có khuynh hướng công lợi rõ ràng... đều là kết quả
của trật tự Nho giáo thống trị đối với tầng lớp yangban làm trung tâm,
gieo vào tâm thức dân tộc Hàn và được phát tán trong một thời gian dài.
Một số uyển ngữ đã được sử dụng trong giai đoạn này vẫn cịn tồn tại cho
đến ngày nay, đó là việc người Hàn sử dụng rất nhiều các từ Hán - Hàn
khi muốn nói đến một số biểu hiện bị coi là sỗ sàng, khơng may mắn hay
khó nói, khó diễn đạt bằng ngôn ngữ thuần Hàn; các biểu hiện Hán - Hàn
thay thế có nội dung nghe hay hơn, trang trọng hơn như tên gọi một số
nghề nghiệp hay một loạt các uyển ngữ về sự chết chóc...

-

Lớp chịu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản và phương Tây: Nhật Bản là
quốc gia láng giềng rất gần gũi với Triều Tiên về mặt địa lý, vì vậy văn

hóa Nhật Bản đã có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc. Văn hóa

18


Hàn Quốc nhận ảnh hưởng của văn hóa, văn minh phương Tây thông qua
Nhật Bản từ rất sớm, vào thời Choson, khoảng năm 1952. Thêm vào đó,
khoảng thế kỷ thứ III trước Cơng Ngun, văn hóa đồ sắt đã phát triển ở
bán đảo Triều Tiên, vào thời điểm đó người Triều Tiên đã xuất khẩu các
đồ thủ công sang Nhật trong thời đại Yayoi và từ đó cũng đã xảy ra những
sự giao lưu văn hóa của hai quốc gia này. Sau khi bán đảo Triều Tiên
được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu q
trình hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế, nhưng đồng thời kéo theo đó là sự xuất hiện của văn hóa tư
bản chủ nghĩa trong xã hội Hàn Quốc. Trong suốt thời gian dài tiếp xúc và
giao lưu với văn hóa và văn minh phương Tây, ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây đã tác động một cách khá sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của xã
hội Hàn cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần Hàn Quốc. Về văn
hóa vật chất, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng
trong những năm 60,70 đã tạo nên những thành quả to lớn về mặt kinh tế.
Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng tạo nên một luồng di
cư ồ ạt từ nông thôn lên thành thị, đặc biệt là những thành phố lớn như
Seoul, làm cho dân số tăng quá nhanh tại các khu vực này kéo theo là sự
nảy sinh một số vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, chỗ ở, các tệ nạn xã
hội... Về văn hóa tinh thần, văn hóa phương Tây đã gây ảnh hưởng rất lớn
đối với dân tộc Hàn, phá vỡ sự bảo thủ, cùng với giáo dục chủ nghĩa duy
lý, khắc phục dần tư tưởng bám chặt vào truyền thống; thái độ sống của
người dân trở nên khoa học hơn, cởi mở hơn, khắc phục được các suy
nghĩ độc tài, cực đoan... tất cả đều là kết quả tích cực của quá trình du
nhập văn minh phương Tây. Trong thời kỳ này, khuynh hướng tự do, cởi

mở hơn trong các vấn đề giới tính, nghề nghiệp, cũng như xu hướng cá
nhân theo kiểu phương Tây ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến ngơn ngữ, văn
hóa cộng đồng dân tộc Hàn. Uyển ngữ hình thành trong thời kỳ này phổ
biến ở một số lĩnh vực cuộc sống và được xem là những yếu tố góp phần

19


tạo nên hình ảnh xã hội đương thời, đó là những uyển ngữ về nghề nghiệp,
các mối quan hệ quốc tế, uyển ngữ thể hiện sự bình đẳng giới, quyền được
tôn trọng trong một xã hội văn minh…
Với đặc thù văn hóa truyền thống mạnh mẽ, cùng với sự du nhập của văn
hóa, văn minh phương Tây, dân tộc Hàn đã biết cách thâu hóa linh hoạt, tiếp
nhận, chắt lọc, chọn lựa những tinh hoa văn hóa đem về cho mình; hịa nhập và
trở thành một xã hội hiện đại tồn tại song song với những nét văn hóa cổ truyền
đặc sắc, độc đáo của dân tộc Hàn.
c.

Chủ thể văn hóa
Dân tộc Hàn là một dân tộc thuần nhất, chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy

nhất là tiếng Hàn. Với những đặc điểm riêng về thể chất, người Hàn được coi là
con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến.
Nền văn hóa thời đồ đá mới đã xuất hiện trên bán đảo Hàn. Tiếp theo là
thời kỳ đồ đồng vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Cuộc sống cộng
đồng thị tộc, biết trồng trọt, chăn nuôi và làm ra các dụng cụ phục vụ sinh hoạt
như liềm hái, giáo mác, chén bát bằng đá, đồng thời phát triển đời sống nông
nghiệp và phát triển kỹ thuật luyện kim đã hình thành trong hai thời kỳ này. Sau
đó là thời đại Tam quốc (từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công
nguyên) với ba vương quốc Goguryeo, Baekje và Shilla. Ba vương quốc đều có

nền kinh tế phát triển, chú trọng phát triển văn hóa và đẩy mạnh phát triển các
nghề thủ công.
Tiếp theo là sự thống nhất các quốc gia chuyển sang thời Goryeo, thời Lee,
ở các thời này sản xuất nơng nghiệp là hoạt động kinh tế chính đem lại nguồn thu
nhập.
Nhà Lee sụp đổ, bán đảo Hàn rơi vào tay Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu
một trang sử mới. Sau khi ký hiệp ước thương mại Hàn - Mỹ, Hàn Quốc bắt đầu
phát triển nền kinh tế công nghiệp hiện đại cho đến ngày nay.

20


Vào cuối năm 2005, dân số của Hàn Quốc ước tính khoảng 48.294.000
người, với mật độ khoảng 474 người/ km vuông. Tỉ lệ gia tăng dân số của Hàn
Quốc vào khoảng 3%/năm trong những năm 1960, và giảm xuống còn 2%/năm
trong thập kỉ tiếp theo. Năm 2005, tỉ lệ gia tăng dân số dừng lại ở mức 0,44% và
ước tính sẽ còn giảm xuống khoảng 0,01% vào năm 2020. Đây là vấn đề chính
phủ Hàn Quốc đang rất quan tâm khi dân số Hàn Quốc đang già đi theo từng
năm do tuổi thọ trung bình càng ngày càng cao (năm 1999 có 6,9% dân số Hàn
Quốc ở độ tuổi 65 trở lên và năm 2005 tỷ lệ này đã là 9,1%) trong khi tỷ lệ gia
tăng dân số càng ngày càng thấp. Trong những năm 1960, cơ cấu dân số của Hàn
Quốc tạo nên một hình kim tự tháp với tỷ lệ sinh cao và tuổi thọ trung bình
tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu này đang diễn ra với chiều hướng
ngược lại, tạo thành một hình chng bởi tỷ lệ sinh giảm liên tục trong khi tuổi
thọ trung bình tăng lên từng năm. Tính tới năm 2020, tỷ lệ dân số trẻ (dưới tuổi
15) sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong khi dân số già (trên 65 tuổi) sẽ chiếm
khoảng 15,7% dân số.
1.1.2. Loại hình văn hóa Hàn Quốc
Theo Trần Ngọc Thêm “...nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt văn hóa
là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội quy định...”, tiếp theo đó

tác giả cũng cho rằng “Nhìn trên đại thể sẽ thấy rằng môi trường sống là yếu tố
cơ bản quy định kinh tế, và đến lượt mình, kinh tế là yếu tố cơ bản quy định văn
hóa.” [Trần Ngọc Thêm 1996: 40-41]. Kết quả là hình thành một cách khá rõ
ràng hai loại văn hóa: Văn hóa nơng nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn
định lâu dài, khơng xáo trộn - chúng mang tính chất trọng tĩnh; Văn hóa du mục
thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng,
nhanh chóng, thuận tiện - chúng mang tính chất trọng động” [Trần Ngọc Thêm
1996: 41-42]. Trần Ngọc Thêm cho rằng các nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc
giai đoạn văn minh nào (nơng nghiệp, cơng nghiệp hay thậm chí hậu cơng
nghiệp) đều khơng thốt ra ngồi hai loại hình văn hóa ấy.

21


Theo Trần Ngọc Thêm, “Văn hố và tính cách của dân tộc ln là một hệ
thống, nó bị chi phối bởi những yếu tố khách quan và chủ quan thuộc môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội mà dân tộc đó tồn tại và trải qua” [Trần Ngọc
Thêm: 2004].
Tuy nhiên, xét về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Hàn,
chúng tơi nhận thấy loại hình văn hóa Hàn có những đặc trưng riêng tuy nó cũng
được quy định bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trước hết, về yếu tố tự nhiên:
Hàn Quốc có những đặc điểm về địa lí, địa hình khác với hầu hết các quốc gia
trong khu vực tuy khi quy chiếu vào vị trí địa lý thì Hàn Quốc vẫn nằm trong khu
vực châu Á (thuộc về phương Đông so với phương Tây) - là một bộ phận của
văn hóa Đông Á. Người Hàn bắt đầu cuộc sống nông nghiệp rất sớm - từ thời kỳ
đồ đồng (khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên), nghề nông nghiệp
lúa nước vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ đại phía nam sơng Dương
Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sơng Hồng Hà đã thâm nhập vào bán đảo Hàn
và từ đó trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt thời kỳ lịch sử Hàn. Thế
nhưng, nhìn chung mơi trường sống của người Hàn rất khắc nghiệt, vùng lãnh

thổ Hàn mặc dù được xác định là vùng đất nông nghiệp nhưng do địa hình hầu
hết là đồi núi5, diện tích đất có thể canh tác rất ít và manh mún; diện tích đất có
thể trồng lúa nước lại càng ít hơn và phần diện tích cịn lại có thể trồng trọt này
cũng có nguồn gốc là núi đá nên không màu mỡ, không thích hợp với sản xuất
nơng nghiệp. Về thời tiết, Hàn Quốc thuộc khu vực có khí hậu ơn đới với mùa
đông lạnh giá dẫn đến năng suất canh tác không cao. Người Hàn đã cố gắng cải
thiện tự nhiên, phục vụ cho đời sống nông nghiệp nhưng sự cố gắng của họ cũng
chỉ ở mức độ cải thiện mà thôi, vì vậy tính chất nơng nghiệp trong văn hóa dân
tộc Hàn khơng cao. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một quốc gia nghèo tài nguyên
thiên nhiên, do vậy điều kiện để phát triển nông nghiệp không mấy thuận lợi. Rõ
ràng, điều kiện địa lí ảnh hưởng đến kinh tế nên Hàn Quốc rất khó khăn để tiếp

5

ồi núi chiếm 70% diện tích lãnh thổ Hàn Quốc

22


tục phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Với những yếu tố nêu trên, người Hàn
đã không thể gắn kết hồn tồn với nơng nghiệp nhưng tính chất của nền văn hóa
nơng nghiệp cũng đã để lại những giá trị quan trọng hình thành nên loại hình văn
hóa Hàn Quốc.
Xét về nguồn gốc dân tộc, tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân thuộc ngữ
hệ Altai (cùng họ với các cư dân nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mơng Cổ, Tungus) ít
nhiều mang trong mình chất du mục của dân săn bắn và chăn ni Siberia, nói
chung là mang nhiều chất động hơn là tĩnh. Thêm vào đó, từ khi mở cửa hội
nhập với phương Tây và tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngồi, Hàn Quốc đã
tiếp nhận luồng văn hóa mới, đó chính là nền văn hóa gốc du mục của người
phương Tây.

Theo đó, văn hóa Hàn Quốc sẽ bao gồm một số tính chất sau: văn hóa
Hàn Quốc mang những tính chất của nền văn hóa nơng nghiệp với những đặc
điểm như trọng tĩnh, trọng tình, trọng đức, trọng văn, linh hoạt, dân chủ cộng
đồng kết hợp với những đặc điểm của loại hình văn hóa du mục với những đặc
điểm như trọng động, trọng sức mạnh, tiền tài, trọng võ, trọng cá nhân. Từ đó,
văn hóa Hàn Quốc là sự kết hợp của tính chất văn hóa Đơng và Tây với lối tư
duy vừa tổng hợp vừa phân tích; vừa trọng quan hệ vừa trọng yếu tố. Người Hàn
vừa trọng tình đồng thời đề cao việc kết hợp trọng sức mạnh; sống nguyên tắc,
dung hợp và mềm dẻo trong tiếp nhận nhưng đôi khi cứng rắn và hiếu thắng
trong đối phó. Đó là những đặc điểm của loại hình văn hóa Hàn Quốc – loại hình
văn hóa trung gian kết hợp giữa văn hóa trọng tĩnh của người phương Đơng (gốc
nơng nghiệp) với văn hóa trọng động của người phương Tây (gốc du mục). Hàn
Quốc đã tìm ra một con đường phát triển đất nước thích hợp với điều kiện địa lý
và tự nhiên của quốc gia, chắt lọc những gì tinh túy nhất, phù hợp nhất để phát
triển đất nước trên nền văn hóa gốc nơng nghiệp của dân tộc Hàn. Văn hóa Hàn
Quốc khơng bị đồng hóa với văn hóa, văn minh phương Tây mà ngược lại, nó

23


tiếp thu, sáng tạo ra những giá trị mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
lịch sử, xã hội của đất nước mình.

1.2. Uyển ngữ
1.2.1. Khái niệm uyển ngữ
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài đã có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về uyển ngữ.
Định nghĩa về uyển ngữ trích từ Routledge Dictionary of Language and
Linguistics: Euphemism6 (Uyển ngữ) là phép tu từ chuyển nghĩa, là cách thay thế
một biểu hiện có nghĩa khơng tốt, dễ bị phản đối bằng một biểu hiện hài hòa, nhẹ

nhàng, dễ chịu. Ví dụ “qua đời” thay cho “chết”. Uyển ngữ được sử dụng phổ
biến trong ngơn ngữ chính trị, ví dụ “Giai đoạn tăng trưởng âm” thay cho “Tình
trạng suy thối”. Cũng như phép ngoa dụ, một uyển ngữ mới được sinh ra
thường ít nhiều làm mất đi ý nghĩa về mặt ngữ nghĩa học, ví dụ: “bãi tha ma” trở
thành “nghĩa trang” rồi trở thành “công viên tưởng niệm” (tr 157).
Theo The Encyclopedia of Language and Linguistics (Vol 3) OxfordNewYork-Seoul-Tokyo 1994: “Uyển ngữ” có nghĩa là “nói năng tốt đẹp”, là việc
dùng những từ ngữ có ý nghĩa ôn tồn, hoa mỹ thay cho những từ lỗ mãng, thô tục.
Trong phần nội dung liên quan, nghiên cứu cho rằng lớp từ thay thế cho những
từ cấm kị cũng được xem là uyển ngữ.
Ở Việt Nam, có thể kể đến định nghĩa của Nguyễn Đức Dân trong bài viết
“Từ cấm kị và uyển ngữ” trong cuốn Một số vấn đề về phương ngữ xã hội:
“Uyển ngữ là cách dùng một từ, một nhóm từ theo cách nói gián tiếp, ít mang ý
nghĩa trực tiếp và khơng diễn đạt một cách cụ thể điều được nói tới. Đó là cách
diễn đạt một sự vật, một sự việc nghe chói tai hoặc một điều cấm kị bằng những
lời ít trần trụi hơn, “mềm” hơn, tạo cảm giác dễ nghe, dễ chịu hơn”. Ví dụ: Ngay

6

tiếng Hy Lạp là Euphemia có nghĩa là “nói năng tốt đẹp”

24


từ nhỏ trẻ em đã được giáo dục về những từ ngữ có văn hóa, được khuyên là nên
dùng từ này, khơng nên dùng từ kia, có vậy mới là người “có văn hóa”, “có giáo
dục”... Và các em học được cách dùng qua ngôn ngữ của người lớn, người mẹ
nói “Con đi tè đi! Con đi ị đi!” mà khơng nói “Con đi đái đi! Con đi ỉa đi!”. Tè, ị
là hai uyển ngữ đối với trẻ em. Chúng thay cho hai từ cấm kị đái, ỉa... Với người
lớn, người ta hay nói bằng “đi Washington City” (WC). Thay cho những từ chỉ
quan hệ tình dục, người Việt thường dùng cách nói “quan hệ chăn gối”, “quan hệ

mây mưa”, “qua đêm với nhau”, “ngủ với nhau”... [Nguyễn Đức Dân 2005: 5152]. Tuy nhiên, theo chúng tôi không phải tất cả những cách nói gián tiếp đều là
uyển ngữ: như người Việt dùng hình ảnh “thị Nở” khi nói đến người phụ nữ xấu,
hay người Hàn dùng biểu hiện “

-doldaegari:đầu đá” thay cho “

-papo:

người ngốc, người dốt nát”. Ở đây, người Việt dùng hình ảnh “thị Nở” để tránh
nói đến sắc đẹp dưới trung bình của một người phụ nữ, người Hàn dùng biện
pháp ví von người kém hiểu biết như là một cục đá vô tri, vô giác nhằm tạo hình
dung, liên tưởng mà tránh nói trực tiếp, nhưng rõ ràng những biểu hiện gián tiếp
này đều mang ý nghĩa nặng nề hơn so với từ gốc.
Hay Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam7 định nghĩa như sau: “Uyển
ngữ là phương thức nói giảm, khơng dùng lối diễn đạt trực tiếp mà dùng hình
thức diễn đạt nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn do những nguyên nhân về mặt ngữ
dụng học”. Định nghĩa này khơng hồn tồn đúng, vì khơng phải lúc nào uyển
ngữ cũng được dùng như hình thức nói giảm, có khi tác dụng của uyển ngữ cịn
là cách nói tăng nghĩa hay thể hiện sự hài hước trong giao tiếp, sự trang trọng
trong miêu tả, và sâu sắc tế nhị trong ý nghĩa…
Tiếp theo có thể kể đến là định nghĩa của Hoàng Phê, “Uyển ngữ là
phương thức nói nhẹ đi thay cho lối nói bị coi là sỗ sàng, làm xúc phạm, làm khó
7

/>
kPXN0YXJ0JmtleXdvcmQ9dQ==&page=3

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×