Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án đề kiểm tra học kì I -su 9 -2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.81 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS KIỂM TRA HỌC KÌ I
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2010 -2011
MÔN Lịch Sử 9 – Tiết 19 – Tuần 19
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)
*Khoanh tròn vào 1 đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1(0,25 điểm) Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất vươn lên chiếm
ưu thế về mọi mặt trong giới tư bản.
b. Vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong giới tư bản.
c. Trở thành nước giàu mạnh nhất và là chủ nợ duy nhất của thế giới.
d. Kinh tế phát triển nhanh chóng nhờ được đền bù thiệt hại sau chiến tranh.
Câu 2(0,25 điểm) : Chính sách đối ngoại của nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Chấp nhận sự bảo hộ của Mĩ để phát triển kinh tế, mềm mỏng trong quan hệ với
các nước khác.
b. Ủng hộ Mĩ trong phong trào chống đấu tranh giải phóng dân tộc.
c. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường đầu tư.
d. Tích cực ủng hộ Liên Xô, phản đối chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình và an ninh
nhân loại.
Câu 3(0,25 điểm): Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn được hình thành vào những năm
70 của thế kỉ XX:
a. Anh, Mĩ, Liên Xô. b. Mĩ, Đức, Nhật bản.
c. Liên Xô, Nhật Bản, Tây Âu. d. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
Câu 4(0,25 điểm): Hội nghị cấp cao các nước EC (họp tháng 12/1991) được tổ chức ở:
a. Anh. b. Pháp. C. Hà Lan. . d. Đức
Câu 5(1 điểm): Nối cột A (thời gian) với cột B(sự kiện) sao cho đúng
A B
Câu 6(1 điểm): Hãy điền vào bảng tên các tổ chức liên kết ở Tây Âu cho phù hợp
Thời gian thành
lập


Tên gọi các tổ chức liên kết
Tháng 4 - 1951 ………………………………………………………………………
Tháng 3 - 1957 ………………………………………………………………………
Tháng 7 - 1961 ………………………………………………………………………
Năm 1991 ………………………………………………………………………
Tháng 4 - 1949
Tháng 9 - 1949
Tháng 10 - 1949
Nước Đức được thống nhất
Thành lập CHLB Đức
Thành lập khối quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO)
3 - 10 - 1990
Thành lập CHDC Đức
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1(3điểm) : Hãy trình bày mặt tích cực và hạn chế của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật lần hai? Theo em hiện nay vấn đề nào đang được cả thế giới quan tâm? Em đã có
hành động thiết thực gì để giải quyết vấn đề cấp thiết đó?
Câu 2(2,5 điểm): Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Vì sao nói “Hòa
bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Hãy liên hệ đến tình hình Việt Nam.
Câu 3(2,5 điểm): Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
---------------------------------Hết -----------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Phần trắc nghiệm Đáp án Điểm
Câu 1 a.Là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất
vươn lên chiếm ưu thế về mọi mặt trong giới tư bản. 0,25đ
Câu 2 a.Chấp nhận sự bảo hộ của Mĩ để phát triển kinh tế, mềm mỏng
trong quan hệ với các nước khác 0,25đ

Câu 3 d. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. 0,25đ
Câu 4 C. Hà Lan. 0,25đ
Câu 5 A B

Câu 6
Thời gian thành
lập
Tên gọi các tổ chức liên kết
Tháng 4 - 1951 …Cộng đồng than thép châu Âu
Tháng 3 - 1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu
Âu
Tháng 7 - 1961 Cộng đồng châu Âu (E.C)
Năm 1991 Liên minh châu Âu(E.U)

Phần tự luận
Câu 1 Tác động tích cực: (1 điểm)
+ Tạo ra bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con
người.
+Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, trong nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
- Hạn chế: Chế tạo vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường,
những tai nạn lao động và giao thông, bệnh dịch mới…(1
điểm)
- Vấn đề được thế giới quan tâm: “Sự nóng lên của trái đất”
(0,5 điểm)
- Hành động thiết thực: Cùng chung sức chống lại sự nóng
lên của trái đất thông qua các việc làm như:
+ Trồng cây xanh.
+ Bảo vệ môi trường.

+ Vận động tuyên truyền mọi người cùng tham gia…(0,5
điểm)

Câu 2 Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: (1,5 điểm)
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
Tháng 4 - 1949
Tháng 9 - 1949
Tháng 10 - 1949
Nước Đức được thống nhất
Thành lập CHLB Đức
Thành lập khối quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO)
3 - 10 - 1990
Thành lập CHDC Đức
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo
chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hầu
hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế
làm trọng điểm.
- Nhiều khu vực xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến với những
hậu quả nghiêm trọng.
- Xu hướng chung: Hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
- “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển” vừa là thời cơ
vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: (0,5 điểm)
+ Thời cơ : Các dân tộc có điều kiện để hội nhập vào nền kinh
tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách
với các nước phát triển nâng cao sức cạnh tranh, áp dụng thành
tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để đem lại sự tăng trưởng
cao về kinh tế .
+ Thách thức : Các dân tộc nếu không chớp thời cơ để phát

triển sẽ bị tụt hậu, lệ thuộc, hội nhập sẽ bị hoà tan, tạo ra nguy
cơ đánh mất bản sắc dân tộc...
+ Liên hệ Việt Nam : Trong những năm qua Đảng và nhà nước
ta đã có những chính sách đúng đắn phù hợp. Nhờ đó mà đất
nước ta không ngừng phát triển và đạt được một số thành tựu
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước... (0,5 điểm)
2,5đ
Câu 3 Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp
trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng cấu kết chặt chẽ và
làm tay sai cho Pháp. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu
nước. (0,5 điểm)
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, phân hóa thành hai
bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. (0,5 điểm)
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng, nhưng
bị chèn ép, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học
sinh có tinh thần hăng hái và là lực lượng của cách mạng. (0,5
điểm)
- Giai cấp nông dân: Bị thực dân, phong kiến áp bức nặng nề.
Họ bị bần cùng hóa, là lực lượng hăng hái và đông đảo của
cách mạng. (0,5 điểm)
- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột,
có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước…
Vươn lên thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. (0,5 điểm)
2,5đ

×