Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lai và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng bí xanh trồng tại đan phượng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.79 KB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG BÍ
XANH TRỒNG TẠI ĐAN PHƯỢNG - HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thanh Hải
TS. Lê Văn Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến TS. Vũ Thanh Hải và TS. Lê Văn Hải người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Rau hoa quả và cảnh quan - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Trung tâm Chuyển giao TBKT Ngô - Viện nghiên cứu ngơ đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................ v
Danh sách bảng biểu .........................................................................................................vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract................................................................................................................ viii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Phân bố của cây bí xanh ........................................................................................ 5
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ........................................................................................... 5
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với bí xanh ...................................................................... 7
2.1.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................. 8
2.2.

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 9

2.2.1. Tình hình sản xuất bí xanh trên thế giới ................................................................ 9
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bí xanh trên thế giới ......................................................... 11
2.2.3. Tình hình sản xuất tại Việt Nam ......................................................................... 11
2.2.4. Tình hình nghiên cứu bí xanh tại Vệt Nam ......................................................... 12
2.2.5. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển
cây bí xanh ở Việt Nam ....................................................................................... 16
2.2.6. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển
cây bí xanh ở Việt Nam ....................................................................................... 17

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 19
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 19

3.2.


Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 19

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 19

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 19
3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 19

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19

3.5.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 19
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 22
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 24
Phần 4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 25
4.1.

Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng, phát triển và đặc điểm quả của các tổ
hợp lai bí xanh triển vọng.................................................................................... 25

4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển .................................................................. 25
4.1.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học ...................................................................... 28
4.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................... 30
4.1.4. Nghiên cứu hình thái, cảm quan quả bí sau thu hoạch ........................................ 33
4.1.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai ................................................... 36

4.2.

Lựa chọn tổ hợp lai triển vọng ............................................................................ 38

4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng đạm bón đến sinh
trưởng và phát triển tổ hợp lai 2 .......................................................................... 39

4.2.1. Ảnh hưởng mật độ trồng ..................................................................................... 39
4.2.2. Ảnh hưởng liều lượng N ..................................................................................... 45
Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................... 51
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 51

5.2.

Đề nghị ................................................................................................................ 51

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 52
Phụ lục ............................................................................................................................. 54

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TGST

Thời gian sinh trưởng

THL

Tổ hợp lai

v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bí xanh trên thế giới ( 2007 – 2014) .......... 10

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng bí xanh trên thế giới ......................... 10
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các THL bí xanh .......................................... 25
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh học của các THL bí xanh ..................................................... 28
Bảng 4.3. Yếu tố cấu thành năng suất bí xanh ............................................................. 31
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu hình thái và cảm quan quả bí xanh .......................................... 34
Bảng 4.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các THL bí xanh....................................... 37
Bảng 4.6. Danh sách các THL ưu tú trồng tại Đan Phượng - Hà Nội .......................... 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng bí xanh ........................ 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng mật độ đến đặc điểm nông học của các THL bí xanh ............... 41
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bí xanh .................................. 41
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu hình thái và cảm quan quả bí xanh .......................................... 43
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế theo mật độ trồng bí xanh ................................................. 44
Bảng 4.12. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các THL bí xanh....................................... 44
Bảng 4.13. Ảnh hưởng lượng đạm bón đến TGST bí xanh ............................................ 45
Bảng 4.14. Ảnh hưởng liều lượng N bón đến đặc điểm sinh học bí xanh ...................... 46
Bảng 4.15. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành ............................................ 46
Bảng 4.16. Các chỉ tiêu hình thái và cảm quan quả bí xanh ........................................... 48
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế theo mật độ trồng bí xanh ................................................. 49
Bảng 4.18. Hiệu suất sử dụng N của bí xanh .................................................................. 50
Bảng 4.19. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các THL bí xanh ....................................... 50

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Tên Luận văn: "Đánh giá sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp lai và biện pháp kĩ
thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng bí xanh trồng tại Đan Phượng, Hà Nội"
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện các thí nghiệm nhằm xác định mức sinh trưởng, phát triển năng
suất và chất lượng của các tổ hợp lai bí xanh tại Đan Phượng Hà Nội, đồng thời xác
định các tổ hợp lai triển vọng nhất trồng tại vùng nghiên cứu, đưa ra mật độ trồng và
lượng phân đạm phù hợp nhất cho một tổ hợp lai triển vọng nhất.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. Thí nghiệm đánh giá sự
sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai được bố trí theo khối tuần tự khơng lặp lại, có
giống đối chứng, theo dõi 30 cây trên mỗi tổ hợp lai. Thí nghiệm về các biện pháp kỹ
thuật canh tác được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Các số liệu được thu thập và
sử lý theo các phần mềm chuyên dụng cho ngành kỹ thuật nơng nghiệp.
Kết quả chính và kết luận
39 tổ hợp lai bí xanh trồng tại Đan Phượng - Hà Nội sinh trưởng, phát triển tốt,
các tổ hợp lai ưu tú bao gồm: THL2, THL8, THL12, THL14, THL15, THL23, THL31,
trong đó, tổ hợp lai THL2 có nhiều đặc điểm tốt nhất (Chiều dài quả đạt yêu cầu 75,05 ±
0,9 cm; Số quả trên cây đạt 3,5 quả; Năng suất cá thể (tính khối lượng quả/ cây) đạt
5,25 kg; Vị ngọt mát, thịt quả ăn tươi có cảm giác giịn, khơng bị nát, có bột ngậy). Tiến
hành các thí nghiệm về kỹ thuật canh tác cho THL2 trong vụ xuân 2019. Ở mật độ
10.000 cây/ha cho hiệu quả nông sinh học và hiệu quả kinh tế là tối ưu nhất ( năng suất
cá thể 6,99; năng suất thực thu đạt 47,1 tấn/ha). Đạm là yếu tố quan trọng trong đời
sống cây bí xanh, khơng bón đạm đã làm suy giảm năng suất và chất lượng quả bí. Mức
bón đạm tối ưu tại địa bàn nghiên cứu là 130 kg/ ha+ Nền phân bón 20 tấn phân chuồng
+ 100 kg P2O5 (lân super 570 kg) + 160 kg K2O (kali clorua 270 kg)/ha. Trong thí
nghiệm về phân bón năng suất thực thu đạt 47,6 tấn/ha, hiệu suất sử dụng phân N đạt
294 kg bí/kg N, lãi thuần 262,4 triệu đồng/ha.

vii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis title: "Evaluating the growth and development of some Winter melon hybrid
combination and technical measures to improve productivity and quality of Winter melon
in Dan Phuong, Hanoi"
Major: Science Crop

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study rearched on experiments to determine the growth, yield and quality of
winter melon hybrid combinations at Dan Phuong Hanoi, and identified some good
hybrid combinations grown in the study area. Recomending the best planting density and
nitrogen amount for the most promising hybrid combination.
Materials and Methods
The study uses appropriate scientific research methods. The experiments to evaluate the
growth and development of hybrid combinations were arranged in a non-repeating sequence,
with control varieties, and observed 30 plants on each hybrid combination. The experiments
on planting techniques are arranged in completely random blocks (RCBD). The data is
collected and processed with suitable specialized software for agricultural engineering.
Results and conclusions
39 winter melon hybrid combinations (HC) grown at Dan Phuong - Hanoi had grown,
developed well, promising hybrid combinations include: HC2, HC8, HC12, HC14, HC15,
HC24, HC32, the HC8 that has the best features (Fruit length is 75.05 ± 0.9 cm; The
number of fruits on the tree reaches 3.5 fruits; Individual productivity (calculated by weight
of fruit / tree) reaches 5.25 kg; The flesh of the fruit has a cool sweet taste, crunchy, not
crushed, greasy) was chosed. The experiments on planting techniques for HC8 in the spring

crop of 2019. At a density of 10,000 plants / ha for agronomic and economic efficiency, the
most optimal (individual yield 6.99; yield Actual revenue reached 47.1 tons / ha). Nitrogen
is an important factor in the life of winter melon, without nitrogen fertilization, which
reduces productivity and quality of winter melon. The optimal level of nitrogen in the study
area is 130 kg / ha + Fertilizers 20 tons of manure + 100 kg P2O5 (super phosphorus 570
kg) + 160 kg K2O (potassium chloride 270 kg) / ha. In the experiment of fertilizer, the
actual yield achieved 47.6 tons / ha, the use efficiency of fertilizer N is 294 kg winter melon
fruit / kg N), profit 262.4 million VND / ha.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bí xanh (Benincasa cerifera Savi.) cịn gọi là bí đao, bí phấn, quả dùng làm
thực phẩm nấu ăn ngon, mát. Ngoài ra, bí cịn là ngun liệu tốt cho cơng nghiệp
bánh kẹo (làm mứt, nhân bánh). Cũng như các cây họ Bầu Bí khác, bí xanh là
một loại rau có tác dụng giải nhiệt tốt những khi tiết trời oi bức. Theo một số tác
giả cho biết, bí xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến, ăn ngon miệng.
Trong thành phần của bí xanh có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, gluxit,
Na, Ca, K, các vitamin A, C... Bí xanh có hàm lượng calo thấp (xấp xỉ 15 %) đặc
biệt là trong thành phần của bí ngồi khơng chứa chất béo và Cholesterol do đó rất
phù hợp với sở thích của nhiều người ăn kiêng (Nguyễn Kim Lan, 2018).
Bí xanh được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Trung Quốc, Đài Loan bí xanh được nghiên cứu từ nhiều năm trước đây nhiều
giống mới được chọn tạo có năng suất cao chất lượng tốt, nhiều quy trình kĩ thuật
tiên tiến được nghiên cứu áp dụng trong canh tác cũng như trong chế biến. Ở
Nhật người ta cịn chế biến bí xanh thành các sợi như các sợi mì, ở Ý sử dụng bí
xanh trong các món hầm.... (Đào Xuân Thảng, 2011).
Ở Việt Nam cây Bí xanh là cây rau ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, ổn định

đang được các tỉnh phía Bắc, miền Trung Nam bộ triển khai mở rộng diện tích
trong nhiều năm qua (Phạm Đơng, 2016). Tuy là loại cây trồng phổ biến có hiệu
quả kinh tế, song vẫn còn những hạn chế về chọn giống và kỹ thuật trồng. Cây bí
xanh được trồng tự phát trong nơng dân, quy trình kỹ thuật canh tác mỗi nơi một
khác, chưa có giống bí xanh có năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu
với sâu bệnh tốt, cũng như quy trình kỹ thuật gieo trồng đi kèm hồn chỉnh để áp
dụng cho cây bí xanh theo từng giống mới hay vùng miền. Kỹ thuật canh tác hầu
hết theo kinh nghiệm, kỹ thuật truyền thống của từng địa phương.. Hiện nay,
người dân có thị hiếu và trồng các giống bí xanh có dạng quả thn dài, đặc ruột,
vỏ có màu xanh, thu quả non từ 60 - 70 ngày sau trồng: chủ yếu là các giống bí
sặt, giống bí xanh số 1, 2 và Thiên Thanh 5..., tuy nhiên các giống bí này đều là
giống thụ phấn tự do, quả không đồng đều và ảnh hưởng tới năng suất (Vũ Thị
Thoại, 2016).

1


Mặt khác các giống bí lai trên thị trường hiện nay đều do các công ty nhập
khẩu về nên không chủ động được giống để cung cấp cho sản xuất. Chính vì lẽ
đó việc tạo ra được giống bí lai có năng suất cao, chất lượng tốt trong nước là
một yêu cầu cấp thiết. Khi chọn tạo ra được giống bí xanh mới, cần có các biện
pháp kỹ thuật áp dụng đồng bộ. Cụ thể đối với cây bí xanh mật độ trồng và liều
lượng phân đạm bón phù hợp để tăng năng suất và duy trì chất lượng quả.
Các nghiên cứu về mật độ đã được thực hiện chỉ ra rằng mật độ thay đổi tùy
thuộc vào giống, mục tiêu sản suất, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu thời tiết,
đất đai. Xác định được một mật độ thích hợp để giúp cây trồng tận dụng tối đa
ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển thuận lợi là tiềm
năng tăng năng suất ( Edris, 2003).
Cây bí xanh hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, là cây không kén
đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm

khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả
năng sản xuất nếu không bổ sung đủ và kịp thời phân bón cho đất (Bùi Quang
Xuân, 2005). Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh
cần cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Lượng bón thích hợp
cho bí xanh (tính cho 1ha) đạt năng suất cao là 15 - 20 tấn phân chuồng, đạm ure
164 -217 kg, phân super photphat 360 - 480 kg, phân kali clorua 167 - 2000 kg
(Bùi Quang Xuân, 2005).
Trên cơ sở đó cho thấy những giống bí mới cần có những nghiên cứu cụ thể
mật độ trồng, về nhu cầu phân bón để tối ưu năng suất và chất lượng quả. Với
những vấn đề cần thiết nêu trên, đề tài: “Đánh giá sinh trưởng phát triển của một
số tổ hợp lai và biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng bí xanh
trồng tại Đan Phượng, Hà Nội ” đã được thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chọn được một tổ hợp lai bí xanh triển vọng có sinh trưởng phát triển tốt,
đạt năng suất chất lượng cao. Để tiếp tục đánh giá tác động của các biện pháp kỹ
thuật canh tác (Mật độ trồng và lượng đạm bón) đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng của một tổ hợp lai bí xanh triển vọng.
Yêu cầu nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm khoa học nhằm
đánh giá, so sánh các tổ hợp lai bí xanh tại Đan Phượng – Hà Nội, đồng thời tìm
ra được mật độ trồng và lượng đạm thích hợp nhất cho một tổ hợp lai triển vọng.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
39 tổ hợp lai bí xanh trồng trong vụ thu đơng có nguồn gốc do Trung tâm
Chuyển giao TBKT Ngô - Viện NC Ngô lai tạo trong vụ xuân 2018. Các tổ hợp
bí xanh được ký hiệu lần lượt là THL và đánh số thứ tự từ 1 đến 39.
01 giống đối chứng: 01 giống bí xanh lai phổ biến trên thị trường hiện nay:

Giống bí xanh lai Hổ Xanh của cơng ty giống cây trồng Nông Hữu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đánh giá đặc điểm của 39 tổ hợp lai bí xanh để chọn ra một số tổ hợp lai
bí xanh triển vọng nhất, để tiếp tục nghiên cứu mật độ và liều lượng phân đạm
thích hợp cho tổ hợp lai triển vọng;
+ Ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân đạm đến sinh trưởng phát
triển của một tổ hợp lai bí xanh triển vọng được chọn.
- Về địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Chuyển giao TBKT Ngô - Viện
nghiên cứu ngô;
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về những
đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của 39 tổ hợp lai bí xanh để làm tài
liệu tra cứu, nhận biết được các tổ hợp lai này ở điều kiện miền Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp các thông tin về ảnh hưởng của mật độ
và liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của một tổ hợp lai bí xanh
triển vọng tại Đan Phượng - Hà Nội.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 39 tổ hợp lai bí
xanh và kết quả đánh giá tác động của mật độ và đạm đến sinh trưởng phát triển
của bí xanh sẽ giúp đưa ra kết luận các tổ hợp nào phù hợp với điều kiện của vụ
hè thu và vụ xuân tại Hà Nội hay khơng, có nên đưa vào sản xuất khơng.

3


Việc nghiên cứu vấn đề này còn giúp cho người trồng bí xanh có hiểu biết
căn bản về q trình sinh trưởng, phát triển cũng như các đặc điểm sinh học của

các giống bí để có thể đưa ra những biện pháp chăm sóc hợp lý, phù hợp và đem
lại hiệu quả cao nhất.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Phân bố của cây bí xanh
Bí xanh thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae.
Tên khoa học: Bennicasa cerifera Savi (1818)
Tên phổ thơng: bí phấn, bí đá, bí trắng, bí đao...
Bí xanh có thể có nguồn gốc vùng Đơng Nam Á. Khơng tìm thấy lồi
hoang dại và có họ hàng gần của bí xanh. Nó được trồng từ thời cổ đại phía nam
Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Á và Đông Nam Á. Hiện nay, bí xanh được trồng
khắp vùng nhiệt đới Châu Á và phổ biến hơn ở Caribe và Mỹ. Ở Châu Phi, bí
xanh là loại rau có tầm quan trọng, được trồng chủ yếu ở Đông và Nam châu Phi.
Ở Madagascar và Mauritus, nó đã từng được trồng trước đây nhưng hiện nay
dường như đã biến mất (Gruben, 2004).
Bí xanh được trồng phổ biến trên khắp châu Á, các hải đảo ở Pháp như một
loại rau. Bí xanh đã được trồng ở châu Âu trong thời gian gần đây.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Bí xanh là cây thân thảo hằng năm. Thân leo bị với lơng thơ ráp, lá mọc đối
xứng khơng có lá kèm, cuống lá dài, rộng hình trứng giống hình trái tim sâu, đỉnh
lá nhọn, mép xẻ thùy nhiều hoặc ít, có lơng thơ trên cả 2 mặt lá, có hoa đực và hoa
cái tách biệt cùng một cây. Hoa đơn tính mọc ở nách lá, hoa cái có 5 cánh, đài hoa
hình chng, cánh hoa to, dài, màu vàng, cánh hoa và đài hoa ở trên bầu nhụy, bầu
nhụy hình trứng hay hình trụ bên ngồi có lơng mịn, có 3 vịi nhụy ngắn và cong;
hoa đực có 3 nhị hoa, cuống dài. Quả có nhiều loại hình dạng khác nhau như: hình
trứng, elip, hình trụ, hoặc hình cầu, có màu xanh nhạt, xanh lá cây, xanh đậm, có

lơng bao phủ quanh thân, khi chín được phủ một lớp phấn trắng, thịt quả màu trắng
xanh, vị thanh hơi ngọt, ở phần giữa xốp chứa nhiều hạt. Hạt hình trứng hay elip,
dẹt, màu vàng nâu (Tạ Thu Cúc, 2000).
Nhìn chung bí xanh là cây hoa đơn tính cùng gốc, tuy nhiên một vài giống
là có hoa lưỡng tính. (Roy and Sara, 1990). Hoa màu vàng, phát triển từ 6 - 9
tuần sau khi hạt nảy mầm và quả chín sau đó 2 - 3 tháng. Lớp lơng phủ quả non
sẽ mất đi khi già.

5


Rễ: Nhiều cây trong họ bầu bí xuất xứ ở vùng đồng cỏ miền Trung châu
Phi, vùng khô Trung Mỹ nên hệ rễ của chúng có thể ăn sâu như dưa hấu, bí ngơ.
Hệ rễ ăn sâu từ 0,6 - 1 m. Nhìn chung hệ rễ của họ bầu bí ( trừ dưa chuột ) có khả
năng hút nước ở tầng đất sâu, khả năng chịu hạn khá. Vì vậy chúng có thể sinh
trưởng ở vùng bán sa mạc và vùng thảo nguyên (Tạ Thu Cúc, 2000).
Thân: Thân cây của họ bầu bí thuộc loại thân thảo, có đặc tính leo bị. Nếu
trồng khơng giàn để cây bị lan tự nhiên, chiều dài thân tới 20 m như bí ngơ, bí
xanh…khả năng sinh trưởng của thân thay đổi theo thời gian, kỹ thuật trồng trọt.
Thời kỳ cây có 1 - 2 lá đến 4 - 5 lá thật, cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn, thân
mảnh, yếu đặc biệt là dưa lê, dưa gang, dưa chuột, mướp, dưa hấu. Bí ngô là cây
sinh trưởng khá ở thời kỳ này. Thời kỳ ra hoa, thân phát triển mạnh nhất tốc độ
sinh trưởng nhanh, lóng dài. Đến cuối đời, cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi
loài (Tạ Thu Cúc, 2000).
Lá: Các lồi trong họ bầu bí thuộc loại 2 lá mầm, 2 lá mầm đầu tiên mọc
đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật của các lồi trong họ bầu bí rất
khác nhau về kích cỡ, hình dạng. Lá thật mọc cách trên thân chính, lá có độ lớn
tối đa vào thời kỳ sinh trưởng mạnh, ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu
hoặc không xẻ thùy. Trên lá và cuống có lớp lơng phủ dày, lớp lơng này có tác

dụng bảo vệ và chống sự thốt hơi nước. Lá bí ngơ, bí xanh, dưa hấu thuộc loại lá
to, lớp lông phủ trên lá cứng (Tạ Thu Cúc, 2000).
Hoa: Hoa của các lồi trong họ bầu bí tính đực cái thể hiện rất phức tạp,
thông thường hoa ở các lồi là hồn chỉnh. Trong họ bầu bí có 3 kiểu sắp xếp hoa
cơ bản: hoa đực, hoa cái hoặc là hoa lưỡng tính. Số lượng mỗi loại hoa trên cây
nhiều nhất là hoa đực, thứ đến la hoa cái và ít hơn là hoa lưỡng tính. Sự sắp xếp
hoa trên cây của nhóm này là đơn tính cùng gốc chiếm ưu thế, một vài loài sự sắp
xếp hoa đực, hoa cái là khác gốc, đặc biệt là loài C.melon. Trong họ bầu bí cịn
xảy ra hiện tượng cả 3 loại hoa trên cùng 1 cây (Trimonoeciour). Hoa đực thường
mọc thành chum ở nách lá như ở dua chuột hoa mọc ở đầu mút trục hoa. Hoa đực
mọc đơn như hoa bí ngơ, bí xanh. Hoa đực ra sớm, thấp hơn và nhỏ hơn hoa cái.
Bí ngơ có hoa lớn nhất và có màu vàng sẫm, lồi khác hoa nhỏ thường có màu
vàng nhạt, riêng bầu, susu có hoa màu trắng. Khi thời tiết không thuật lợi cho
ong bướm hoạt động, cần thực hiện thụ phấn bổ sung, trung bình 1 hoa đực thụ
phấn cho 2-3 hoa cái (Tạ Thu Cúc, 2000).

6


Quả, hạt: Quả của họ bầu bí thuộc loại quả thịt, gồm 3 nỗn. Hình dạng,
kích thước, khối lượng và màu sắc gai khác nhau rất lớn. Hình dạng: từ trịn
dài, trịn, hình trụ, trịn bẹt. Vỏ ngồi nhẵn hoặc có sọc, có múi…màu sắc quả
vàng, xanh nhạt, xanh thẫm… Số lượng hạt lớn, khác nhau giữa các loài (Tạ
Thu Cúc, 2000).
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với bí xanh
2.1.3.1. Nhiệt độ
Cây họ bầu bí là những cây ưa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chịu
nóng nhưng khơng chịu rét và sương giá. Bí ngơ là cây chịu nóng tốt, nhiệt độ
cao tới 35 - 40 0C vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Hầu hết các lồi
trong họ bầu bí đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23 - 30 0C. Nhiệt độ thấp dưới

10 0C sự sinh trưởng phát triển bị trở ngại và ngừng hoạt động. Hầu hết các
cây họ bầu bí qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 20 - 22 0C. Nếu nhiệt độ ban
ngày là 25 - 30 0C, nhiệt độ ban đêm 16 - 18 0C trong thời gian sinh trưởng thì
hoa cái sẽ xuất hiện sớm.
Bí xanh có nguồn gốc ở khu vực Đông Á và được trồng nhiều ở Ấn Độ là
khu vực nắng nhiều, có nhiệt đơ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển của bí xanh là 24 - 28 0C. Mặc dù vậy, hạt có thể nảy mầm ở
nhiệt độ 13 - 150C, nhưng tốt nhất ở 25 0C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm), yêu
cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20 - 22 0C. Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần
nhiệt độ cao hơn khoảng 25 - 30 0C (Đào Xuân Thảng, 2011).
2.1.3.2. Ánh sáng
Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngắn ngày. Cây có thể sinh trưởng và phát triển
tốt ở điều kiện ảnh sáng cường độ mạnh, nhưng để quả phát triển bình thường thì
cần cường độ ánh sáng vừa phải, ánh sáng trực xạ cường độ mạnh ảnh hưởng xấu
đến sinh trưởng, phát triển của quả, dễ gây rụng hoa, rụng quả non, quả dễ bị thối
rám. Vì vậy, phải chăm sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh trưởng phát triển tốt và
làm giàn cho bí xanh để hạn chế hiện tượng trên, nhằm tăng năng suất và khả
năng cất giữ, bảo quản (Đào Xuân Thảng, 2011).
2.1.3.3. Độ ẩm
Các cây trong họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nóng khơ Trung châu Phi
hoặc Trung Mỹ, vì vậy chúng có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ
của những cây này ăn sâu, rễ chính dài, phân nhánh nhiều, tuy vậy các cây này

7


đều có khối lượng thân lá lớn, thời gian ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị
diện tích cao nên những thời kỳ sinh trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ
nước. Những cây có khả năng chịu hạn khá phải kể đến bí ngơ, dưa bở và dưa
hấu… Cây kém chịu hạn và kém chịu úng là dưa chuột, vì dưa chuột có nguồn

gốc ở vùng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém. Nhìn chung độ ẩm thích hợp cho các
cây trong họ này là 70 - 80%. Độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất
thay đổi đột ngột, nhiệt độ không khí thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát
triển khơng bình thường, khơng cân đối, dị hinh. Thời kỳ cần nước là thời kỳ
sinh trưởng thân lá, hình thành hoa cái và thời kỳ quả phát triển. Bầu bí khơng
địi hỏi nhiều nước, nhưng đất khơ hạn kéo dài khó nảy mầm, cây sinh trưởng
kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém.
Vì vậy năng suất và chất lượng quả giảm, quả có vị đắng.
2.1.3.4. Đất
Nhiều loại đất đai thích hợp với cây họ bầu bí. Bí ngơ có thể sinh trưởng
trên đất gò đống, đất nghèo dinh dưỡng. Đất thịt nhẹ - trung bình, đất cát pha, đất
phù sa ven sơng có pH trung bình, giàu dinh dưỡng rất phù hợp cho bầu bí.Yêu
cầu của họ bầu bí đối với NPK cân đối. Cây sử dụng khoảng 93% N, 33% lân và 98
- 99% kali trong suốt vụ trồng. Thời kì cây con chú ý bón đạm và lân.
Nhìn chung, muốn đạt năng suất cao thì cần bón cho 1 ha gieo trồng như sau:
Phân chuồng (20 - 30 tấn); N (90 - 100 kg); P2O5 (60 - 90 kg); K2O (90 - 180 kg).
Nhiều cây họ bầu bí có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi độ pH từ 5-7,
yêu cầu độ pH trung tính từ 6,5 đến 7 (Đào Xuân Thảng, 2011).
2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Theo một số tài liệu cho thấy bí xanh thích hợp với nhiều vùng sinh thái
khác nhau: Bí xanh thích hợp nhất cho các khu vực khô vừa ở vùng nhiệt đới. Bí
xnah tương đối chịu hạn. Nó phát triển tốt ở nhiệt độ 250C, nhiệt độ tối ưu cho
sự phát triển khác nhau, 23 - 28 0C (24 giờ trung bình). Nó thích hợp với điều
kiện đất thấp và có độ cao lên đến 1000 m. Nó thích hợp đất nhiều ánh sáng thốt
nước tốt với pH 6,0 - 7,0. Bí xanh là loại cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng 4 - 5
tháng. Cây bắt đầu ra hoa khoảng 45 - 100 ngày sau trồng. Hoa thụ phấn nhờ côn
trùng. Tỷ lệ hoa cái/ hoa đực tăng khi nhiệt độ giảm và ngày ngắn. Quả non có
thể được thu hoạch 8 ngày sau khi ra quả. Quả cần từ 1 - 2 tháng từ lúc đậu quả
đến chín hồn tồn, đối với các giống cải tiến hiện đại cần 50 - 72 ngày.


8


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình sản xuất bí xanh trên thế giới
Theo phân loại thực vật, cây họ bầu bí là những cây nhiệt đới có nguồn gốc từ
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây họ bầu bí được trồng rất nhiều ở các nước trên
thế giới, đặc biệt ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Một số cây trong họ bầu bí
đã và đang được xếp vào những loại rau được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trên
thế giới nhiều nhất là dưa chuột, dưa hấu, bí xanh… Những nước dẫn đầu về diện
tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan…
Bí xanh được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và phát triển: ở Trung Quốc,
Đài Loan bí xanh được nghiên cứu và chế biến thành các loại bánh kẹo, nước uống
hảo hạng. Ở Nhật người ta cịn chế biến bí xanh thành các sợi như các sợi mì. Ở
nước Ý người ta sử dụng bí xanh trong món hầm… Vì những mục đích khác nhau
nên hướng chọn giống cũng khác nhau: ở Trung Quốc, Đài Loan người ta thường
tạo giống bí xanh có trọng lượng quả to ( có loại >10 kg/quả), độ bở cao để làm
nhân bánh, làm nước uống. Một số nước thích quả nhỏ ( Ý ) người ta chọn tạo
được giống bí đao chanh (1-2 kg/quả) tiện lợi cho việc nấu nướng. Hiện nay, thế
giới đang tập trung nghiên cứu rất nhiều về tác dụng y dược của cây bí xanh: dịch
chiết từ quả và hạt bí xanh có nhiều tác dụng quý như chống sự phát triển u, bướu
– có ý nghĩa trong chữa trị bệnh ung thư, chứa chất chống ơ xi hóa cực mạnh,
chống bệnh béo phì, bệnh Alzheimer, chữa sốt,….
Bí xanh là nguồn tốt về cacbon, chất béo, protein và muối khoáng.
Benincasa hispida được biết đến phổ biến như là bí, bí dại, bí trung quốc, bí trắng
hoặc bí sáp, thuộc họ Bầu bí, được trồng phổ biến lấy quả vì có tác dụng làm
thuốc (Thomas and Sreejesh, 2004). Nó có bản địa là vùng Á nhiệt đới Châu Á.
Nó được trồng rộng rãi ở Ấn độ, trung quốc, Malayxia, Indonexia, Đài loan và
Banglades. Banglades đã kiếm được 1 lượng lớn ngoại tệ nhờ xuất khẩu bí sang
Anh, Pakistan, Trung đông (Alamgir, 1981). Trong số các loại rau bầu bí và dây

leo khác, bí xanh có lợi nhuận cao hơn cho nơng dân. Tình hình sản xuất bí xanh
trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện trong Bảng 2.1 dưới đây.
Tại Ấn Độ bí được trồng khoảng 2.497ha, với sản lượng hằng năm
15.326tấn. Ở phía Bắc Ấn Độ năng suất đạt đến 20 tấn/ha với khối lượng quả
trung bình từ 12 – 40kg/quả (Tindall ,1983). Sản lượng quả hơn 30 tấn/ha, thu
hoạch từ 60 – 100 ngày sau gieo. Bí xanh thu non ở Ấn Độ đạt sản lượng khoảng
20 tấn/ha (Grubben, 2004).

9


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bí xanh trên thế giới ( 2007 – 2014)

2007

Diện tích
(triệu ha)
3,37

Năng suất
(Tấn/ha)
27,88

Sản lượng
(Triệu tấn)
94,16

2008

3,31


28,63

94,66

2009

3,43

28,73

98,65

2010

3,43

29,51

101,08

2011

3,42

29,95

102,08

2012


3,39

30,97

105,08

2013

3,41

31,65

108,08

2014

3,47

31,92

111,08

Năm

Nguồn: FAOSTAT (8/5/2017)

Bí là giống rau được trồng phổ biến ở Kerala. Quả được dùng chủ yếu làm
thức ăn. Quả được bao phủ bởi một lớp phấn sáp trắng có thể ngăn cản vi sinh
vật xâm nhập kéo dài thời gian bảo quản.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng bí xanh trên thế giới
Tên nước
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014

Ấn Độ

Diện tích ( nghìn ha )

28.5

Năng suất (tạ/ha)

Trung
Malaysia Indonesia
quốc
1813,4
11,95
33,02

140.35

319,29

188,87


156,14

Sản lượng ( nghìn tấn)

400

70955,74

225,68

515,51

Diện tích ( nghìn ha )

28,5

1838,95

11,03

32,21

140,35

397,82

189,99

143,01


400

73156,49

209,6

460,63

29,25

1862,85

10,84

35,8

Năng suất ( tạ/ha )

140,69

402,9

162,68

182,67

Sản lượng (nghìn tấn)

411,55


75054,33

167,38

653,99

Năng suất ( tạ/ha)
Sản lượng ( nghìn tấn )
Diện tích ( nghìn ha )

Nguồn: FAOSTAT (8/5/2017)

Tại Đài Loan trong năm 2009 cây trồng họ bầu bí được trồng với diện tích
280.000ha và tổng sản lượng 47 triệu tấn, trong đó có cây bí xanh năng suất
trung bình tại Đài Loan là 40 tấn/ha và đạt sản lượng cao nhất lên đến 50 tấn/ha.
Ở Canada, hiện nay bí xanh được trồng chủ yếu trong vườn nhà tuy nhiên
vẫn còn xa lạ với các nhà vườn vì nó địi hỏi mùa vụ trồng kéo dài và ấm nên
không đặc trưng ở Canada (Derek and Ernest, 2000).

10


2.2.2. Tình hình nghiên cứu bí xanh trên thế giới
Bí xanh là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và được nhiều nước trên thế
giới quan tâm nghiên cứu từ lâu. Có nhiều giống mới, năng suất cao chất lượng
tốt, nhiều quy trình kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu áp dụng trong canh tác
cũng như chế biến. Trong sản xuất nơng nghiệp, giống tốt có vai trị rất quan
trọng là tiền đề tạo ra những đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống rau là một trong những lĩnh vực phát triển
nhất của nông nghiệp thế giới.

Ấn Độ là nước sản xuất rau lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Ấn
Độ - một trong những nước là trung tâm khởi nguyên nhiều loại rau trên thế giới
trong đó có rau họ bầu bí. Ấn Độ đã chọn tạo được nhiều loại giống rau có năng
suất cao và chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó
có bí xanh.
Tại Hàn Quốc, trong những năm của thập kỷ 60 còn là nước nhập khẩu hạt
giống nhưng cho đến nay đã chuyển thành nước xuất khẩu hạt giống. Các giống
sử dụng trong sản xuất chủ yếu là các giống lai F1, trong đó có nhiều loại rau họ
bầu bí, họ cà,....
Trung Quốc là nước đa dạng về khí hậu: Ơn đới, á nhiệt đới.... Ngành sản
xuất rau, hạt giống rau rất phát triển, đặc biệt là ở phía nam Trung Quốc, nhiều
loại rau họ bầu bí, họ hành tỏi, họ đậu được tập trung nghiên cứu, phát triển
mạnh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Song song với việc nghiên cứu chọn tạo giống mới các nước trên thế giới
nhất là những nước phát triển Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp...luôn quan tâm
nghiên cứu và đẩy mạnh nghiên cứu, duy trì, phát triển các giống rau bản địa
quý, phát huy lợi thế và ứng dụng những kĩ thuật mới, công nghệ nông nghiệp
cao trong canh tác, bảo quản chế biến về rau quả, trong đó có cây bí xanh.
2.2.3. Tình hình sản xuất tại Việt Nam
Cây bí xanh phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở Việt Nam vì vậy
có thể trồng quanh năm. Thời vụ để trồng bí xanh đạt năng suất cao có 2 vụ
chính: vụ đơng trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau( tốt nhất là cuối tháng
1, đầu tháng 2), vụ thu đông trồng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Hiện nay,
bí xanh được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Ngồi cơng dụng là
rau ăn hằng ngày, bí xanh còn được dùng để làm mứt và phục vụ ngành giải

11


khát. Bí xanh cũng là loại rau có triển vọng xuất khẩu do nhu cầu của ngành

công nghiệp nước giải khát đang được phổ thông ở một số nước như: Trung
Quốc, Đài Loan, Singapore ...
Từ năm 2010 diện tích trồng bí xanh bắt đầu có xu hướng tăng cao. Từ
2011 đến 2014 diện tích trồng bí xanh tăng nhiều nhất. Năm 2010 diện tích chỉ
đạt 31,458 nghìn ha đến năm 2011 diện tích đạt 35,172 nghìn ha, như vậy sau
tăng thêm 3,714 nghìn ha. Năm 2013 diện tích đạt 54.646 nghìn ha, đạt diện tích
cao nhất so với các năm trước. Đến năm 2014 diện tích giảm hơn nhưng vẫn đạt
51,971 nghìn ha. Nhìn chung diện tích trồng bí xanh có xu hướng tăng dần.
Năm 2005 – 2014 năng suất bí xanh tăng dần, năm 2005 năng suất chỉ đạt
150 tạ/ha thì đến năm 2014 năng suất là 210,887 tạ/ha tăng thêm 60,887 tạ/ha.
Năng suất cao nhất là vào năm 2012 với 220,789 tạ/ha.
Sản lượng bí xanh tăng cao, năm 2013 sản lượng đạt cao nhất với 1162,554
nghìn tấn, sản lượng năm 2005 là thấp nhất, chỉ đạt 420 nghìn tấn. Như vậy sản
lượng năm 2014 cao gấp khoảng 2,7 lần so với năm 2005. Đến năm 2014, sản
lượng bí xanh giảm nhẹ đạt 1.096,002 nghìn tấn giảm 66,55 nghìn tấn.
Diện tích, năng suất và sản lượng bí xanh trong những năm gần đây có tăng
nhưng chưa ổn định. Điều đó cho thấy rằng khoa học kỹ thuật, giống và kỹ thuật
canh tác đối với bí xanh có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất.
Bí xanh được trồng ở hầu hết các tỉnh ở nước ta, tuy nhiên sản xuất bí xanh
ở nước ta có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái. Hiện nay, khu vực đồng bằng
sông Hồng là khu vực trồng nhiều bí xanh nhất và đạt năng suất cao, sản lượng
đang tăng dần trong những năm gần đây. Một số tỉnh trồng phổ biến nhất là Hải
Dương, Thái Bình, Hịa Bình, Thái Ngun.
2.2.4. Tình hình nghiên cứu bí xanh tại Vệt Nam
Ở Việt Nam bí xanh được trồng phổ biến ở nhiều nơi với nhiều loại giống
khác nhau. Hiện nay, các chương trình đề tài Nhà nước về cây rau chủ yêu tập
trung vào cây cà chua, dưa chuột, ớt, đậu tương,... rất ít đề tài nghiên cứu về cây
bí xanh. Cây bí xanh được trồng ở nhiều nơi trên cả nước nhưng chủ yếu là do
nông dân tự phát với những kĩ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, tuy đạt năng
suất khá nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của cây bí xanh. Bí xanh

có đặc tính là cây giao phấn nên khi thu hoạch bà con tự để lại giống dẫn đến
giống bị lẫn tạp làm giảm năng suất và chất lượng quả.

12


Hiện nay giống bị lẫn tạp khá nhiều, có nhiều hình dạng quả khác nhau: dài,
ngắn khác nhau; màu sắc vỏ quả khác nhau từ xanh đậm đến xanh nhạt, trắng
xanh,... thịt quả dày mỏng, độ cứng khác nhau,... không cịn những đặc tính q
như ban đầu của nhiều giống, đặc biệt là giống địa phương. Năng suất thấp, chất
lượng giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh hại giảm dẫn đến số lượng cây chết
nhiều trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Vấn đề hiện nay cần đặt ra là
nghiên cứu, tuyển chọn ra những giống bí xanh tốt đạt năng suất cao mà vẫn giữ
được những đặc tính quý về chất lượng phục vụ cho sản xuất bí xanh của nơng
dân tại địa phương.
Năng suất bí xanh của Việt Nam cịn chưa cao, một trong những ngun
nhân chính là trong sản xuất còn đang sử dụng nhiều giống địa phương, giống cũ
và chưa có quy trình trồng và chăm sóc hợp lý. Vì vậy, hiện nay cơng tác nghiên
cứu bí xanh tập trung vào một số hướng chính sau đây: (1) chọn tạo giống thích
hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau, (2) xác định các giống thích hợp cho
các vùng sinh thái khác nhau, (3) chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt, (4)
xây dựng quy trình sản xuất, chăm sóc cho từng giống,…
Hiện tại, Ngân hàng gen cây trồng quốc gia là đơn vị duy nhất ở Việt Nam
đang bảo tồn lưu giữ 390 mẫu giống Bí xanh thuộc chi Benincasa đã thu thập từ
các vùng sinh thái nơng nghiệp của Việt Nam. Tồn bộ các nguồn gen Bí xanh
hiện đang được bảo quản, lưu giữ ở ba chế độ ngân hàng gen hạt. Bảo quản dài
hạn ở nhiệt độ thấp (-180C- 200C) với hạt giống có độ ẩm cịn 7-10% của tập
đồn cơ bản và một phần các mẫu giống của tập đoàn hoạt động. Bảo quản trung
hạn ở nhiệt độ mát lạnh (5-100C, độ ẩm khơng khí 35%) đối với hạt giống của
các tập đoàn hoạt động. Bảo quản ngắn hạn ở nhiệt độ 180C, độ ẩm khơng khí

45-50% với tập đồn đang nghiên cứu đánh giá hàng năm và các tập đồn cơng
tác phục vụ khai thác sử dụng (Bộ mơn Ngân hàng gen-Trung tâm Tài nguyên
thực vật, 2014).
Song song với hoạt động lưu giữ bảo quản nguồn gen, việc đánh giá và tài
liệu hố thơng tin liên quan nguồn gen có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến
hiệu quả của hoạt động khai thác và sử dụng nguồn gen trong chiến lược phát
triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên cho tới nay tại Trung tâm TNTV, việc
đánh giá mới chủ yếu đánh giá ban đầu, tức là đánh giá các đặc điểm hình thái
nơng học, chưa có những đánh giá chi tiết về tính chống chịu điều kiện bất thuận
và chất lượng sản phẩm và đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen Bí xanh, đặc

13


biệt bằng chỉ thị phân tử (Đặng Văn Duyến, 2007). Tính đến tháng 12/2014 mới
chỉ có khoảng 51% số lượng nguồn gen được đánh giá ban đầu, trong số đó chỉ
khoảng 45% số mẫu có được đầy đủ các dữ liệu mô tả đánh giá (Bộ môn Quản lý
Ngân hàng gen, Trung tâm TNTV, 2014)
Các chương trình, đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước từ năm 1986 đến
2006 về cây rau chủ yếu tập trung vào cây cà chua, dưa chuột, đậu rau, ớt và
chưa có đề tài, chương trình nào đưa cây Bí xanh vào nghiên cứu cả về chọn
giống và kỹ thuật trồng (Đào Xuân Thảng và Đồn Xn Cảnh, 2010). Các giống
Bí xanh trồng chủ yếu thời gian đó là các giống địa phương được lưu truyền lâu
đời trong sản xuất như giống Bí bộp, Bí đá, Bí đao chanh…Các giống này hiện
nay đã thối hoá, năng suất chỉ đạt 18-20 tấn/ha, chất lượng kém, sâu bệnh nhiều,
hiệu quả thấp. Để góp phần giải quyết những hạn chế này, Bộ môn Cây thực
phẩm, viện Cây Lương thực và cây Thực phẩm đã chọn được giống Bí xanh Số
1, Bí xanh số 2….
Một số giống bí xanh phổ biến trong sản xuất hiện nay
- Giống Bí xanh số 1: Do Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc

ra từ nguồn gen Bí xanh địa phương tại Hải Dương. Giống bí xanh Số 1 là giống
có khả năng sinh trưởng phát triển khoẻ, thích nghi rộng, trồng tốt cả 2 vụ (xuân
hè và thu đông). Thời gian sinh trưởng 90-110 ngày (vụ thu đông) và 100-120
ngày (vụ xuân hè). Khối lượng quả trung bình 2,0-3,0 kg/quả. Năng suất đạt 4555 tấn/ha (vụ xuân hè) và 40-45 tấn/ha (vụ thu đơng), có khả năng chống chịu
sâu bệnh như bệnh héo xanh vi khuẩn, virus khá.
- Giống Bí xanh số 2: Do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc
ra, có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày ở vụ Đông - xuân, 95-110 ngày ở vụ
Thu - Đông; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao: 45-55
tấn/ha (vụ Đông - Xuân ) 40-50 tấn/ha (vụ Thu - Đơng).
- Giống bí xanh Thiên thanh 5: Do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn
tạo ra do Viện Cây Lương thực- Cây Thực phẩm mới chọn lọc từ một mẫu giống Bí
xanh lai (Bí xanh Sặt x Bí xanh đá). Đã được Viện Nghiên cứu Ngơ mua bản quyền từ
năm 2016. Giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi rộng, trồng và cho
hiệu quả cao cả 2 vụ xuân hè và thu đông. Thời gian sinh trưởng 100-110 ngày (vụ
xuân hè) và 90-100 ngày (thu đơng). Dạng hình, thân lá xanh đậm, cứng khỏe, quả dài
55-70cm, đường kính quả 6-8 cm, vỏ xanh đậm, cùi dày, đặc ruột, ít hạt và ăn không

14


chua nên được sản xuất và thị trường chấp nhận
Ngoài ra ở các địa phương vẫn dùng 1 số giống truyền thống như Bí đá nghệ
An, Bí trạch Đơng Anh....
- Giống Bí xanh Chữ Thập: Là sản phẩm của Đề tài: “Khai thác và phát triển
nguồn gen bí xanh Chữ Thập, bí đá Trái Dài và mướp đắng Xanh tại các tỉnh miền
Trung”. Thời gian sinh trưởng 170-180 ngày trong vụ Xuân, chiều dài quả là 63,5cm,
đường kính quả 41,5cm, độ dày thịt quả 8,2cm, khối lượng quả 48,5kg, Năng suất của
dịng đạt 139,7 tấn/ha.
- Giống bí đá Trái Dài: Là sản phẩm của Đề tài: “Khai thác và phát triển
nguồn gen bí xanh Chữ Thập, bí đá Trái Dài và mướp đắng Xanh tại các tỉnh

miền Trung”. Thời gian sinh trưởng 120-130 ngày trong vụ Xuân và 110-115
ngày trong vụ thu đơng, cây có độ dài thân 350-355 cm, có 34 lá, lá màu xanh,
quả dài (60-75cm), đường kính quả (7-8cm), thịt quả dày (1,2cm-1,5cm), khi
thu hoạch quả có ít phấn, thịt quả chắc, ít ruột, ăn ngọt. Năng suất thương
phẩm đạt 50-55 tấn/ha.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay cịn có một số giống bí xanh lai F1 như:
- Giống bí xanh lai Tara 888 (Nguồn gốc: Là giống lai F1 do Công ty Cổ
phần Giống cây trồng Trung ương chọn) - sau 70 ngày đã cho thu hoạch. Đặc
biệt, Tara 888 cho số lượng trung bình 2,6 quả/cây; trọng lượng 1,8 kg/quả, năng
suất đạt gần 3,3 tấn/sào. Trong khi giống địa phương cho số lượng trung bình
2,1quả/cây; trọng lượng 1,5 kg/quả; tổng sản lượng đạt 2,2 tấn/sào.
- GiốngBí xanh lai F1 Fuji 868 do Cơng ty CP Giống cây trồng T.Ư lai tạo,
có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 70 – 75 ngày là được thu lứa quả đầu tiên,
ngắn hơn các giống cũ khoảng 5 ngày nên rất thích hợp để nơng dân thâm canh,
tăng vụ, quả màu xanh bóng, đặc ruột, luộchoặc nấu canh ăn rất ngọt, khơng bị
chua. Trọng lượng trung bình 2 – 2,5kg/quả, khơng q to nên cũng dễ bán.
- Giống bí đỏ lai F1 Đồng tiền Vàng: (Công ty hạt giống Tân Lộc Phát):
Cây khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, năng suất rất cao 12-15 kg/cây. Quả thuôn dài
23-25cm. Quả màu xanh, thịt quả chắc nên ít bị trầy xước khi vận chuyển, cuống
quả dai nên khơng bị rụng khi gió mạnh. Thu hoạch 52-53 ngày sau gieo.
Tại Hà Nội hiện nay người dân có thị hiếu và trồng các giống bí xanh có
dạng quả thn dài, đặc ruột, vỏ có màu xanh, thu quả non từ 60-70 ngày sau
trồng: chủ yếu là các giống bí sặt, giống bí xanh số 1, 2 và Thiên Thanh 5...tuy

15


nhiên các giống bí này đều là giống thụ phấn tự do, quả không đồng đều và ảnh
hưởng tới năng suất.
Như vậy hiện nay các giống Bí xanh có trên thị trường đa số là các giống

thuần thụ phấn tự do, để lâu sẽ dẫn đến bị thối hóa, năng suất và chất lượng đều
giảm. Mặt khác hiện nay do vấn đề về an toàn thực phẩm nên người dân có xu
hướng chuyển sang dùng rau ăn quả nhiều hơn. Nhu cầu về các loại rau ăn quả
đặc biệt là bí xanh có xu hướng ngày càng tăng. Việc tạo ra một giống bí xanh lai
bằng cơng nghệ đơn bội vừa rút ngắn được thời gian tạo giống, vừa tạo ra giống
chất lượng, năng suất cao, quả đồng đều, trung bình 1.5-1.7kg/quả là rất thích
hợp trong các bữa ăn cho gia đình hiện nay.
Ngồi ra, giống bí xanh lai do đề tài tạo ra sẽ khắc phục được một số nhược
điểm của các giống bí lai trên thị trường hiện nay như: Thời gian từ trồng – thu
lứa quả đầu tiên ngắn hơn 3-4 ngày, vỏ quả màu xanh hợp thị hiếu người tiêu
dùng, trọng lượng quả trung bình và khả năng bảo quản được lâu hơn. Mặt khác
các giống bí lai trên thị trường hiện nay đều do các công ty nhập khẩu về nên
không chủ động được giống để cung cấp cho sản xuất.
Chính vì lẽ đó việc tạo ra được giống bí lai có năng suất cao, chất lượng tốt
trong nước nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.
2.2.5. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát
triển cây bí xanh ở Việt Nam
Các nghiên cứu về mật độ đã được thực hiện chỉ ra rằng mật độ thay đổi tùy
thuộc vào giống, mục tiêu sản suất, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu thời tiết,
đất đai. Mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Xác định được
một mật độ thích hợp để giúp cây trồng tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp
cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Việc sản suất cây bí
xanh yêu cầu nhiều yếu tố kĩ thuật trồng trọt khác nhau, và trong số đó mật độ là
yếu tố cần được quan tâm đối với những giống hay tổ hợp lai mới.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu phát triển giống bí xanh
và tỏi địa phương phục vụ sản xuất hàng hóa tại Hải Dương, thuộc dự án Khoa
học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB – VIE(SF)” giai đoạn 2009 – 2011,
của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
Ở vụ xuân với kỹ thuật trồng cắm dàn dóc hình chữ A, với kích thước luống
là 2,0 m, trồng 2 hàng/luống với mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha cho tổng số quả/cây


16


×