Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.19 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ XUÂN THÀNH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG
THÔN Ở HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Kinh tế nông nghiệp

8620115

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn


Đỗ Xuân Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Kinh tế hạ
tầng huyện Quỳnh Nhai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Thành

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình và sơ đồ .................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract ................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thơn ............................ 8

2.1.3.

Vai trị của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn .............................. 10

2.1.4.


Nội dung nghiên cứu về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ......... 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn........... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Công tác quản lý nhà nước tại các địa phương đối với GTNT ......................... 20

2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện quỳnh nhai tỉnh Sơn La ....................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 29

iii



3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm ................................................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin........................................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 42

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46
4.1.

Thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Quỳnh
Nhai .................................................................................................................. 46


4.1.1.

Khái quát về hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện
Quỳnh Nhai....................................................................................................... 46

4.1.2.

Về công tác xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn .............. 51

4.1.3.

Về công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn ........................ 54

4.1.4.

Công tác quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường giao thơng
nơng thôn ......................................................................................................... 59

4.1.5.

Công tác huy động nguồn lực cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý
cơng trình giao thơng nông thôn ....................................................................... 69

4.1.6.

Công tác kiểm tra, giám sát hệ thống đường giao thôn nông thôn huyện Quỳnh
Nhai .................................................................................................................. 74

4.1.7.


Đánh giá tình hình quản lý hệ thống đường giao thơng nông thôn huyện Quỳnh
Nhai .................................................................................................................. 79

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện
Quỳnh Nhai....................................................................................................... 81

4.2.1.

Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước ............................ 81

4.2.2.

Nhận thức của người dân .................................................................................. 83

4.2.3.

Nguồn lực của địa phương................................................................................ 85

4.2.4.

Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở ............................... 86

4.3.

Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn huyện Quỳnh Nhai................................................................. 89

4.3.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 89

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn của huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La .................................... 92

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

5.2.1.

Đối với tỉnh Sơn La ........................................................................................ 102

5.2.2.

Đối với huyện Quỳnh Nhai............................................................................. 102

5.2.3.


Đối với xã và cộng đồng dân cư ..................................................................... 103

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bn

Bề mặt nền đường

Bm

Bề mặt đường

BTN

Bê tông nhựa

BTXM

Bê tông xi măng

CP


Cấp phối

CPK

Chi phí khác

DPP

Dự phịng phí

ĐGND

Đóng góp nhân dân

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTNT

Giao thơng nơng thơn

GTVT

Giao thơng vận tải

GTXL

Giá trị xây lắp


KPĐT

Kinh phí đầu tư

LN

Láng nhựa

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSTW

Ngân sách trung ương

QL

Quốc lộ

QLDA

Quản lý dự án

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Quỳnh Nhai giai đoạn
2014 – 2016.................................................................................................. 32
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của Huyện qua 3 năm 2014 – 2016 .............. 34
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2014 2016.............................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 40
Bảng 3.5. Loại mẫu điều tra ......................................................................................... 41
Bảng 4.1. Mật độ đường bộ huyện Quỳnh Nhai năm 2017 ......................................... 48
Bảng 4.2. Hiện trạng đường bộ trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai năm 2017 ................ 50
Bảng 4.3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn huyện
Quỳnh Nhai .................................................................................................. 52
Bảng 4.4. Tình hình phát triển giao thơng nông thôn giai đoạn 2015 – 2017 .............. 53
Bảng 4.5. Tổng hợp các mục tiêu, sản phẩm và yêu cầu quy hoạch giao thông
nông thôn huyện Quỳnh Nhai ...................................................................... 55
Bảng 4.6. Quy hoạch đường giao thông nông thôn do cộng đồng quản lý ở huyện
Quỳnh Nhai năm 2017 ................................................................................. 57
Bảng 4.7. Tình hình người dân tiếp nhận thơng tin để tham gia trong quy hoạch
đường giao thông nông thôn tại địa phương ................................................ 58
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về tình hình quy hoạch đường giao thơng
nơng thơn ..................................................................................................... 59
Bảng 4.9. Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý đường giao thông nông thôn cho
các cơ quan quản lý ở Quỳnh Nhai .............................................................. 61
Bảng 4.10. Bảng phân cấp đối tượng thực hiện việc quản lý, khai thác đường giao
thông nông thôn phân theo loại đường ở Quỳnh Nhai ................................. 62
Bảng 4.11. Bảng khốn sửa chữa thường xun theo cơng việc đường giao thông
nông thôn huyện Quỳnh Nhai ...................................................................... 64
Bảng 4.12. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn
huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2015-2017 ..................................................... 67
Bảng 4.13. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn

huyện Quỳnh Nhai theo quy mô và kết cấu ................................................. 68

vii


Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ và hộ dân về khó khăn trong q trình bảo trì, bảo
dưỡng hệ thống đường giao thơng nơng thơn .............................................. 69
Bảng 4.15. Tình hình huy động nguồn lực trong xây dựng đường huyện trên địa
bàn huyện Quỳnh Nhai ................................................................................ 71
Bảng 4.16. Thực trạng đóng góp nguồn lực cho xây dựng đường giao thơng nông
thôn của người dân ....................................................................................... 72
Bảng 4.17. Ý kiến của người dân về sự tham gia của mình vào cơng tác tham gia
quản lý đường giao thông nông thôn ........................................................... 73
Bảng 4.18. Tình hình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn trên
địa bàn huyện Quỳnh Nhai .......................................................................... 77
Bảng 4.19. Nguyên nhân dẫn đến đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh
Nhai bị xuống cấp ........................................................................................ 78
Bảng 4.20. Khó khăn trong q trình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông
nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai ................................................................... 79
Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ quản lý và hộ dân về cơ chế, chính sách, chủ
trương của nhà nước .................................................................................... 82
Bảng 4.22. Trình độ dân trí của người dân được điều tra ............................................... 84
Bảng 4.23. Một số chỉ tiêu nguồn lực của huyện Quỳnh Nhai ảnh hưởng tới quản
lý hệ thống đường giao thông nông thôn ..................................................... 85
Bảng 4.24. Trình độ của một số cán bộ lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai liên quan đến
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ............................................ 86
Bảng 4.25. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn của huyện Quỳnh Nhai .................................. 90

viii



DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kết nối hệ thống đường GTNT .................................................................... 47
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ địa phương về tình hình quy hoạch đường GTNT ......... 58

Hộp 4.2.

Hộp ý kiến của cán bộ xã về xây dựng, quản lý giao thông nông thôn
huyện Quỳnh Nhai ....................................................................................... 74

Hộp 4.3.

Hộp ý kiến của người dân về xây dựng, quản lý giao thông nông thôn ..... 84

Hộp 4.4.

Cán bộ phải gương mẫu, đi đầu các phong trào quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn ................................................................................... 88

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Xuân Thành
Tên luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Giao thơng nơng thơn (GTNT) là một trong những lĩnh vực được được huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Tuy
nhiên vấn đề quản lý hệ thống đường GTNT ở đây cịn có nhiều bất cập rất cần phải có
các nghiên cứu để đề xuất giải pháp. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: (1) Góp phần hệ thống
hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về giao thông nông thôn và quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn; (2) Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện thời gian vừa qua; (4) Đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề về quản lý hệ thống đường GTNT các năm
gần đây, chính sách phát triển GTNT được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các
sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web. Số liệu sơ cấp được thu
thập từ 3 đại diện cán bộ quản lý cấp huyện, 6 cán bộ cấp xã và 90 người dân ở 3 xã
nghiên cứu. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích SWOT là những phương pháp chính để phân tích.
Kết quả chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hệ thống đường đường giao thông
nông thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, tôi thu được kết quả sau: Tính
đến năm 2017 tồn huyện có tổng chiều dài 505 km đường GTNT, chiếm 75,37% tổng
chiều dài mạng đường bộ, gồm: Đường huyện 79,47 km chiếm 11,86% đường GTNT;
Đường liên xã 104,22 km chiếm 15,56% đường GTNT; đường trục xã, thơn xóm 154,38
km chiếm 23,04% đường GTNT; và đường sản xuất 166,93 km chiếm 24,91% đường
GTNT. Kết cấu mặt đường gồm bê tông xi măng, láng nhựa, cấp phối đá dăm, lát gạch

và đường đất. Giai đoạn 2015 -2017, toàn huyện đã xây dựng mới 160,78 km đường
GTNT. Số lần bảo trì đường giao thơng nơng thơn thực hiện năm 2015 là 03 lần, năm

x


2017 tăng lên 05 lần, số lần sữa chữa năm 2015 là 14 lần, năm 2017 tăng lên 21 lần,
tổng số tiền cho hoạt động bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa năm 2015 là 2.632,40 triệu
đồng, năm 2017 tăng lên 3.413,82 triệu đồng.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống
đường đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La như: (1)
Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước: chính là hành lang pháp lý
cho việc thực hiện quản lý hệ thống đường GTNT; (2) Yếu tố đặc điểm của người dân,
bao gồm: trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, thu nhập; (3) Tình hình kinh tế xã hội của
địa phương: huy động nguồn lực cho xây dựng, quản lý hệ thống đường giao thơng
nơng thơn có liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương;
(4) Yếu tố trình độ chun mơn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở.
Đề tài đưa ra một số giải pháp cho quản lý hệ thống đường GTNT ở huyện
Quỳnh Nhai trong thời gian tới như sau: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động và phối hợp của các tổ chức, đoàn thể ở huyện Quỳnh Nhai; (2) Làm tốt quy
hoạch và kế hoạch xây dựng đường giao thơng nơng thơn; (3) Nâng cao trình độ cho
người dân địa phương và tạo cơ chế để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; (4) Nâng
cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng và doanh nghiệptham gia xây dựng và
quản lý cơng trình giao thơng nơng thơn; (5) Tăng cường công tác quản lý, khai thác và
bảo trì hệ thống đường giao thơng nơng thơn; (6) Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát hệ thống đường giao thơn nơng thơn huyện Quỳnh Nhai; (7) Nâng cao trình độ trình
độ cho một số cán bộ địa phương huyện Quỳnh Nhai; (8) Đổi mới phân cấp quản lý hệ
thống đường GTNT ở huyện Quỳnh Nhai.

xi



THESIS ABSTRACT
aster candidate: Do Xuan Thanh
Thesis title: Managing rural road systemin Quynh Nhai district, Son La province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
In recent years, Quynh Nhai district has been focus on development of rural road
system. However, there are severalproblems in managing rural road system and this
study is needed to tackle this problems. Research objectives: (1) To systematize theory
and practical experience in managing of rural road system; (2) To evaluate the
management of rural road system in Quynh Nhai district, Son La province; (3) To
analyze factors that influence the management of rural road system in recent years; (4)
To put forward solutions to enhance the management of rural road system in Quynh
Nhai district, Son La province in the future.
Methods
Secondary data related to managing rural road system in recent years, policy to
develop rural road system is collected from various sources such as: books, journals,
reports of the departments, committees, websites. Primary datais gathered from 3
government officials of district, 6 government officials of communes and 90 peoples in
3 communes.There are several main methods of analysis using in this study such as
descriptive analysis, comparative analysis, SWOT analysis.
Main findings and conclusions
Based on evaluating the situation of managing rural road system in Quynh Nhai
district, Son La province, I achieved the following results: By 2017, total length of rural
roads in Quynh Nhai district is about 505 km, accounted for 75.37% of the total length

of the road network in study area, including: total length of district roadsis 79.47 km
accounted for 11.86% of rural roads; Inter-communal road: 104.22 km, accountied for
15.56%; commune roads: 154.38 km, accounted for 23.04% of rural roads; and road for
production: 166.93 km accounted for 24.91%. The pavement structure consists of
cement concrete, asphalted, aggregate, brick and dirt. From 2015 to 2017, 160.78 km of
rural road was constructed. The number of rural road maintenance is 03 times in 2015
and 05 times in 2017, the number of rural road repairin 2015 is 14 times, increasing to
21 times in 2017, the total fee for maintenance and repair in 2015 is 2.632,40 million
VND, raising to 3,413.82 million VND in 2017.

xii


The study also analyzes the factors that influence the management of rural road
system in Quynh Nhai district, Son La province: (1) Policy of the government is the legal
framework for managing rural road system; (2) Characteristics of people, including:
educational level, age, gender and income; (3) Socio-economic situation: mobilizing
resources for construction, (4) Managing rural roads system that related to state budget
resources. (4) Qualification and management capacity of government officials.
Study proposes several main solutions to enhance managing rural road system in
Quynh Nhai district in the future: (1) Strengthening the propaganda and coordination of
organizations in Quynh Nhai district; (2) Implementing plan in construction of rural
road system; (3) Improvingawareness of local people and mechanisms for households to
develop production and business; (4) Enhancing the mobilizing resources of
communities and enterprises for construction and management of rural road system; (5)
Strengthening the management, exploitation and maintenance of rural road system; (6)
Enhancing inspection and supervision of rural road system in Quynh Nhai district; (7)
Improving capacity for government officials in Quynh Nhai district; (8) Decentralized
management of rural road system in Quynh Nhai district.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, ở nước ta với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, 73% lực
lượng lao động xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp (Nguyễn Ngọc Đông, 2014). Phát triển kinh tế
nông thôn, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều
này, nông thôn cần phải phát triển tồn diện theo hướng xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, trong đó hệ thống giao thơng nơng thôn là một bộ
phận không thể thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến
lược lâu dài. Có vậy mới lưu thơng được hàng hóa, cải thiện cơ cấu sản xuất, thu
hút đầu tư, kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất, khai thác tốt tiềm năng và
nguồn lực địa phương...
Giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những lĩnh vực được tập trung
quan tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói
nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
cho phát triển kinh tế. Vì vậy GTNT là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. GTNT
khơng phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản
phẩm và do đó khơng khuyến khích được sản xuất phát triển. GTNT được mở
mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các xã, thị trấn,
các cộng đồng dân cư, các trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư
xây dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an
ninh quốc phòng (Ban quản lý dự án xây dựng huyện Quỳnh Nhai, 2015).
Quỳnh Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La những năm qua mạng
lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ cứng hóa các loại đường đã tăng,
đa số các loại đường đạt tiêu chuẩn loại A.

Tuy có sự phát triển mạnh mẽ song cơ sở hạ tầng giao thơng nơng thơn
vẫn cịn những tồn tại, bất cập và thách thức:
- Hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm
lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tiêu chuẩn kỹ thuật

1


cịn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, an tồn giao thơng nơng thơn vẫn
cịn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an tồn giao
thơng đường bộ bị lấn chiếm bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn,
nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng cơng trình cịn thấp, tải trọng thấp, chưa
đồng bộ trong thiết cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông nông
thôn chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối cịn chiếm tỷ lệ cao,
gây khó khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện chưa có quy hoạch đồng
bộ mạng lưới giao thơng nên chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển,
điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh
hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này; Việc đầu tư xây dựng
chưa mang tính kế hoạch, thường là hỏng đâu sửa đó.
- Đặc biệt cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn cịn
nhiều bất cập, việc quản lý hệ thống giao thông nông thôn hiện nay chưa có một
mơ hình quản lý thống nhất nên còn hạn chế trong quản lý nhà nước, quy hoạch
và đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; thiếu hệ thống số liệu; thiếu
quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chun môn quản lý hệ
thống đường huyện trở xuống.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn
hẹp, nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT đặt ra những
u cầu mới, thì cơng tác quản lý địi hỏi phải thường xuyên được bổ sung, hoàn
thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện.

Để đánh giá những thành tựu và khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Quỳnh Nhai thời gian vừa
qua, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản để hồn thiện quản lý hệ thống đường
giao thơng nơng thôn trong điều kiện hiện nay, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, luận văn đề xuất các giải pháp tăng

2


cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai trong
những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận và thực tiễn về giao thông
nông thôn và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thơn ở
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn ở huyện thời gian vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Các vấn đề kinh tế - quản lý liên quan đến quản
lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
- Chủ thể: Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến quản lý hệ thống đường

giao thông nông thôn ở huyện. Các chủ thể nghiên cứu gồm: Cán bộ quản lý
huyện, xã, thôn và các chủ thầu xây dựng, các hộ dân cư hưởng lợi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản lý
hệ thống đường giao thông nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La.
Phạm vi thời gian:
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng quản lý, bảo trì hệ thống đường
giao thơng nơng thơn huyện được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn huyện đến năm 2020.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.

3


1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không phải đề tài
mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về quản lý lý hệ thống đường giao thông
nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La không chỉ ảnh hưởng đến đời sống
của người dân huyện Quỳnh Nhai mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào
công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai Tỉnh
Sơn La. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn
La. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường

giao thông nông thôn ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong những năm tới.
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực,
phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

4


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn
a. Đường giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn là sự chuyển dịch người và hàng hóa trong phạm vi
huyện, xã, thơn xóm. Trong đó, hệ thống GTNT gồm kết cấu hạ tầng, phương
tiện vận tải và người tham gia giao thông.
Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được
định nghã là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh các
đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiếp nối với hệ thống đường chính,
các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các
làng lạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch
hoặc các tuyến đường cao hơn (Nguyễn Phương Anh, 2010).
Theo Thông tư 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, Đường giao thông nông
thôn bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm
và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường GTNT chủ yếu
là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nơng thơn. Có thể nói
đường giao thơng nói chung, đường giao thơng nơng thơn nói riêng là huyết mạch
sống cịn của lưu thơng hàng hố (Bộ Giao thơng vận tải, 2014).
Như vậy có thể hiểu, đường GTNT là đường thuộc khu vực nông thôn,
được định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường

nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống
đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và
nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông
huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn (Nguyễn Phương Anh, 2010).
b. Phân loại đường giao thông nông thôn
Kết cấu hạ tầng GTNT bao gồm mạng lưới đường bộ nông thôn như
đường huyện, đường xã, đường thơn xóm, đường ra đồng ruộng, các cơng trình
cầu cống, bến phà trên hệ thống đường GTNT (Bộ Giao thông vận tải, 2011).

5


Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nơng
thơn mới.
Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và
Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và
đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thơn xóm và
đường ra đồng chưa được phân cấp.
- Theo Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 có quy định rõ tiêu chí xác
định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,
làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường
có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã (Quốc hội, 2008)

- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới:
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm
các thơn;
+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư
trong thơn;
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu
sản xuất tập trung của thôn, xã (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013).
c. Hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn
được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý, Hệ thống đường giao thông nông thôn
là một hệ thống các con đường bao quanh làng bản, thơn xóm. Nó bao gồm các
tuyến đường từ trung tâm xã, đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính

6


huyện, đường liên xã, liên thơn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng
ruộng xây dựng thành một hệ thống giao thơng liên hồn (Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 2013).
Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung,
nhẹ và xe thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung
tâm hành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống
đường xã, đường thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng
ruộng phục vụ sản xuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thơng liên
hồn có tính liên kết với nhau (Nguyễn Phương Anh, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
a. Khái niệm quản lý
Frederick Winslow Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động

trong từng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa
thời gian lao động nhằm tăng năng suất lao động, đã phát biểu rằng : “Quản lý là
biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã
hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Nguyễn Thị Doan, 2014).
Quản lý là một q trình định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một
hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn (Nguyễn
Thị Doan, 2014).
Quản lý cịn được hiểu là q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các hệ
thống nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định (Phan Văn Kha, 2013).
Từ những quan niệm khác nhau về quản lý có thể hiểu, Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và
khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để
đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã
hội, kinh tế, chính trị...). Chủ thể quản lý thực hiện những quá trình quản lý bao
gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết
lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.
b. Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý hệ thống đường GTNT là việc thực thi các chính sách do Hội
đồng nhân dân quyết định và phối hợp các hoạt động hàng ngày để đạt được mục

7


đích và mục tiêu của cơ quan hay tổ chức. Nâng cao điều kiện sống cho người
dân nông thôn thông qua cải tạo các đường giao thông nông thôn; tăng khả năng
tiếp cận cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào
chương trình xố đói giảm nghèo của Chính phủ. Tăng cường năng lực quản lý
của các cơ quan trung ương và địa phương. Giảm tác động xấu do điều kiện hệ

thống đường giao thông nông thôn kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nơng
thơn và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm môi trường nông thôn (Nguyễn Phương
Anh, 2010).
Theo Nghị định số 107/2012/NĐ-CP thì chủ thể và đối tượng quản lý hệ
thống đường GTNT là cơ quan quản lý nhà nước về GTNT ở các cấp (Chính
phủ, 2012), cụ thể như sau:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải quản lý về GTNT trên toàn
quốc, bao gồm quản lý chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản
quy định về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ...
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải quản lý hệ thống GTNT
trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện trực tiếp quản
lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.
+ Cấp xã: UBND xã trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm
đường xã, đường thơn xóm và đường sản xuất.
Có thể nói, quản lý hệ thống đường GTNT là việc quản lý bộ phận chủ đạo
của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường
giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và
giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho
người dân nơng thơn, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội;
tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp
phần vào chương trình xố đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được u cầu
của cơng nghiệp hố đại hố nơng nghiệp - nơng thôn; tăng cường năng lực quản
lý của các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược
phát triển giao thông nông thôn (Phan Văn Kha, 2013).
2.1.2. Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn
Quản lý hệ thống đường GTNT có phạm vi quản lý rộng, bao gồm nhiều
công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa các cơ

8



quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà nước, nhằm phát huy hiệu quả
cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung và cho khu
vực nơng thơn nói riêng, đảm bảo hài hịa lợi ích của cộng đồng (Nguyễn
Phương Anh, 2010).
Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối
ngoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp
phân bố trên tồn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi
ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tồn bộ
nơng thơn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ
gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng (Nguyễn
Phương Anh, 2010).
Quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp lý của nhà
nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ
gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng (Nguyễn
Phương Anh, 2010).
Quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn mang tính đa mục tiêu:
Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế,
văn hố, mơi trường… và vì lợi ích của cộng đồng (Nguyễn Phương Anh, 2010).
Đường giao thông nông thôn được thiết kế nhằm đảm bảo cho các phương
tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thơ sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đường được thiết
kế không phức tạp, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loại đường này dễ
bị xuống cấp. Có nhiều ngun nhân gây nên tình trạng xuống cấp của các con
đường giao thông nông thôn (Phạm Văn Hùng, 2013).
Đường nông thôn thường là đường đất hoặc nền đường không được xử lý
tốt nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnh
đường hoặc bắc qua đường, nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vào
làm đường bị hỏng. Ngồi ra cịn có các ngun nhân khác như:
- Tác động môi trường như: Các điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa nắng,

lũ lụt... (Phạm Văn Hùng, 2013)
- Tải trọng tác động lên mặt đường: người và xe chạy trên đường, nhất là xe
quá tải (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Các tác nhân khác: cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai...
- Yếu tố con người: việc sử dụng mặt đường, vai đường, rãnh thoát nước để

9


chất đống vật liệu và nông sản của địa phương, gây cản trở thoát nước, làm hỏng kết
cấu mặt và rãnh. Người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đường giao thơng
vào các mục đích khác (Phạm Văn Hùng, 2013).
Cuối cùng, quản lý hệ thống đường giao thông nơng thơn mang tính đa
mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng
kinh tế, văn hố, mơi trường… và vì lợi ích của cộng đồng (Nguyễn Phương
Anh, 2010).
2.1.3. Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo phân cấp thơng lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thơng nơng thơn thuộc
loại 3. Chức năng của nó là gắn kết hệ thống giao thông nông thôn tại khu vực
nông thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu (loại 1) thành
hệ thống giao thơng liên hoàn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Trong giao thơng nơng thơn thì đường bộ có vai trị chủ đạo, quan trọng
nhất sau đó là đường thủy nội địa (Nguyễn Ngọc Đông, 2014).
Đường bộ nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đường
huyện, đường xã và đường thơn xóm. Song chỉ có hệ thống đường huyện và
đường xã là được phân cấp trong Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng
11 năm 2004 của Chính phủ quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thơng đường bộ cịn mạng lưới đường thơn xóm chưa được phân cấp
(Chính phủ, 2013).
a. Vai trị của đường giao thơng nơng thơn đối với phát triển kinh tế

Giao thơng nơng thơn hồn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh
tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Nó đảm bảo tính liên tục của q trình sản xuất
trong phạm vi lưu thơng, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho q trình
sản xuất. Giao thơng nơng thơn như là một chiếc cầu nối chuyển nguyên vật liệu
đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì q
trình chu chuyển hàng hố diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy q trình sản
xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng (Đỗ Hoàng Tùng, 2012).
Giao thơng nơng thơn hồn chỉnh nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
nông thôn và thúc đẩy CNH-HĐH ở nơng thơn một cách nhanh chóng. Ở các vùng
nông thôn sản phẩm họ làm ra chủ yếu là các sản phẩm thô phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến như gỗ, hoa quả, ngũ cốc, tôm, cua, cá,... Một số mặt hàng cần tươi

10


sống khi đến nơi sản xuất và tiêu dùng. Nếu như hệ thống giao thơng khơng tốt, nó
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vậy sẽ kìm hãm q trình sản xuất. Cịn
nếu hệ thống giao thơng tốt nó sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này từ đó thúc đẩy sản
xuất của người dân và của nhà máy. Vì vậy mà đời sống của các vùng nơng thơn
được cải thiện (Nguyễn Phương Anh, 2010).
b. Vai trò của đường giao thông nông thôn đối với phát triển xã hội
Đường giao thông nông thôn phát triển đảm bảo cho các hoạt động đi lại của
người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa
các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Giao thông nơng thơn phát triển cịn tạo cơng ăn việc làm cho người dân
nơng thơn lúc nơng nhàn. Vì các cơng trình giao thơng này được xây dựng ngay
tại địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn. Do đó có thể huy động
một số lao động của địa phương, giải quyết thất nghiệp cho người dân (Đỗ
Hoàng Tùng, 2012).

Ngồi ra, giao thơng nơng thơn phát triển cịn để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế trên thế giới và
trong khu vực (Nguyễn Phương Anh, 2010).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.4.1. Xác định quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn
Theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (2014),
Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh
lộ đến tận các làng mạc, thơn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất,
chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phát triển kinh tế văn hóa - xã hội của các địa phương.
Việc xác định quy mô kỹ thuật đường GTNT phải được xem xét và dựa
trên những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa
phương được cấp thẩm quyền phê duyệt (Bộ Giao thông vận tải, 2014)
- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững,
lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường của địa phương (Bộ
Giao thông vận tải, 2014).
- Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng

11


×