HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒN THỊ THU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG,
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành:
Mã số:
Quản lý kinh tế
8340410
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Đức
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Thu
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các phịng ban
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đơng Hưng, Cơng ty Cổ phần cấp nước Đông Hưng đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Thu
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và bıểu đồ.............................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tıêu nghıên cứu ........................................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.
Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ................................ 3
1.4.1.
Về lý luận............................................................................................................ 3
1.4.2.
Về thực tiễn......................................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tıễn trong vıệc quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn ........................................................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5
2.1.1.
Một số khái niệm ................................................................................................ 5
2.1.2.
Vai trò của quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ....................................... 7
2.1.3.
Chủ thể và đối tượng quản lýnhà nước về nước sạch nông thôn ...................... 10
2.1.4.
Nội dung quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ....................................... 10
2.1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ............ 16
2.2.
Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 19
2.2.1.
Kinh nghiệm thực tiễn ở một số tỉnh ............................................................... 19
2.2.2.
Kinh nghiệm cấp nước sạch ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................... 26
iii
2.2.3.
Bài học rút ra .................................................................................................... 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên về kinh tế- xã hội huyện Đông Hưng ............ 34
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 34
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 43
3.1.3.
Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quản lý nhà nước về
nước sạch của huyện Đông Hưng ..................................................................... 45
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46
3.2.1.
Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu ............................................. 46
3.2.2.
Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 46
3.2.3.
Phương pháp thống kê ...................................................................................... 50
3.2.4.
Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp thông tin................................................. 51
3.2.5.
Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 51
3.2.6.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52
Phần 4. Kết quả nghıên cứu và thảo luận ................................................................... 54
4.1.
Tình hình sử dụng nước sạch nơng thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng ........ 54
4.2.
Thực trạng quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn huyện Đông Hưng ...... 57
4.2.1.
Các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn .............. 57
4.2.2.
Phân cấp quản lý và nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ............. 58
4.2.3.
Quản lý về quy hoạch và nguồn cung nước sạch nông thôn ............................ 60
4.2.4.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................................... 62
4.2.5.
Quản lý giá nước............................................................................................... 64
4.2.6.
Quản lý chất lượng nước sạch nơng thơn ........................................................ 66
4.2.7.
Quản lý mơ hình vận hành khai thác nước sạch nông thôn .............................. 70
4.2.8.
Công tác quản lý kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ......................................... 70
4.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
trên địa bàn huyện Đông Hưng ......................................................................... 72
4.3.1.
Cơ chế, chính sách ............................................................................................ 72
4.3.2.
Nguồn lực của cơ quan quản lý, khai thác và sử dụng NSNT .......................... 75
4.3.3.
Nhận thức của người dân .................................................................................. 76
4.3.4.
Giá nước sạch ................................................................................................... 77
4.3.5.
Tuyên truyền về nước sạch nông thôn .............................................................. 79
iv
4.4.
Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về
nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng ..................................... 82
4.4.1.
Căn cứ định ra giải pháp ................................................................................... 82
4.4.2.
Các giải pháp đề xuất........................................................................................ 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 91
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 91
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 92
5.2.1.
Đối với cấp Trung ương ................................................................................... 92
5.2.2.
Đối với tỉnh Thái Bình ...................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95
Phụ lục .......................................................................................................................... 98
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng việt
CLNSHNT
Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
CN-TTCN
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
CPXD&KD
Cổ phần xây dựng và kinh doanh
HĐND
Hội đồng nhân dân
NSNT
Nước sạch nông thôn
PTNT
Phát triển nông thôn
QLNN
Quản lý nhà nước
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
VSMTNT
Vệ sinh môi trường nông thôn
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp một số văn bản hiện hành của Nhà nước về cấp nước sạch
nông thôn ..................................................................................................... 11
Bảng 2.2. Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh tỉnh Vĩnh Phúc .............................. 19
Bảng 2.3. Mục tiêu xây dựng chương trình nước sạch nơng thơn trên địa bàn
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............................................................... 27
Bảng 2.4. So sánh kết quả số người được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước
sạch so với kế hoạch của chương trình đến hết năm 2014 ........................... 30
Bảng 3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 huyện Đông Hưng...................................... 35
Bảng 3.2. Số liệu thông tin thứ cấp .............................................................................. 47
Bảng 3.3. Đối tượng và mẫu điều tra ........................................................................... 50
Bảng 4.1. Số hộ dân sử dụng nước sạch qua các năm trên địa bàn huyện Đông
Hưng............................................................................................................. 55
Bảng 4.1. Số hộ dân sử dụng nước sạch qua các năm trên địa bàn huyện Đông
Hưng (tiếp theo) ........................................................................................... 56
Bảng 4.2. Quy hoạch các nhà máy cấp nước cho các xã trên địa bàn huyện ............... 61
Bảng 4.3. Vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nơng thơn của các
cơng ty trên địa bàn huyện Đông Hưng ....................................................... 62
Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về vốn đóng góp lắp đặt nước sạch tại 3 xã
Đông Kinh, Trọng Quan, Đông Quang. ....................................................... 63
Bảng 4.5. Khung giá nước sạch của huyện Đông Hưng .............................................. 65
Bảng 4.6. Chỉ tiêu hóa lý quy chuẩn chất lượng nước sạch nông thôn ........................ 67
Bảng 4.7. Kết quả xét nghiệm nước tại nhà máy nước của Công ty Cổ phần cấp
nước Đông Hưng.......................................................................................... 68
Bảng 4.8. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng nước sạch ........................ 69
Bảng 4.9. Hoạt động kiểm tra chất lượng nước tại các nhà máy nước trên địa
bàn ................................................................................................................ 71
Bảng 4.10. Số hộ được sử dụng nước sạch huyện Đông Hưng các năm ....................... 73
Bảng 4.11. Đánh giá về chủ trương, chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng
NSNT của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông
thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng ............................................................ 74
vii
Bảng 4.12. Đánh giá về chủ trương, chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng
NSNT của các doanh nghiệp cung ứng nước sạch nông thôn trên địa
bàn huyện Đơng Hưng ................................................................................. 74
Bảng 4.13. Trình độ văn hóa của các hộ điều tra ........................................................... 76
Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa thu nhâp và tiền nước hàng tháng của các hộ dân
huyện Đông Hưng ........................................................................................ 78
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về giá nước sạch ................................................... 78
Bảng 4.16. Quyết định dùng nước của người dân khi giá tăng cao ............................... 79
Bảng 4.17. Hình thức tun truyền nước sạch nơng thôn người dân được tiếp cận
trên địa bàn huyện Đông Hưng .................................................................... 80
Bảng 4.18. Tổng hợp sự đánh giá của người dân về chương trình nước sạch trên
địa bàn huyện ............................................................................................... 81
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Phân cấp quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn huyện Đơng Hưng ......... 58
Sơ đồ 4.2. Mơ hình quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng........... 70
Biểu đồ 4.1. Ý kiến của người dân về hình thức tuyên truyền ....................................... 80
Biểu đồ 4.2. Ý kiến của người dân về hình thức tuyên truyền ....................................... 81
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Thị Thu
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đơng
Hưng, tỉnh Thái Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Đông Hưng được sự chỉ đạo
của tỉnh Thái Bình thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch nông thôn giúp
người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch sinh hoạt. Đơng Hưng là huyện
có địa hình bằng phẳng cùng mạng lưới sơng ngịi dày đặc thuận lợi cho công tác
cấp nước sạch. Đến hết năm 2017, đã có 81,77% số hộ dân trong huyện được sử
dụng nước sạch. Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn ở Đơng Hưng vẫn cịn bộc lộ một số mặt hạn chế về tính hiệu lực trong
quản lý chất lượng nước sạch cũng như công tác huy động nguồn lực để đầu tư vào
chương trình nước sạch. Để góp phần nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho những vấn
đề nêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn trên địa bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước
sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, chỉ ra kết quả đạt
được và tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, nâng cao quản lý nhà
nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về nước
sạch nông thôn trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu đã tổng quan lại các kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như bài học
thực tiễn về những khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về nước sạch nơng thơn,
vai trị của quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến kết quả công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn. Nội dung nghiên cứu
của đề tài là các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn, phân
cấp quản lý và nhiệm vụ quản lý, quy hoạch và nguồn cung nước sạch nông thôn, vốn
đầu tư xây dựng, giá nước, chất lượng nước, mơ hình vận hành khai thác nước sạch,
cơng tác kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Đơng Hưng, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội thuận lợi cho cung cấp và sử dụng nước sạch. Để tiến hành phân tích,
tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu, nghiên cứu đã
x
công bố; phương pháp thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều
tra đối với 33 cán bộ cấp xã, huyện; 60 hộ gia đình và 10 nhân viên cơng ty cấp nước
Đơng Hưng. Tiếp đó, tác giả tiến hành áp dụng phương pháp các phân tổ thống kê và xử
lý số liệu nhằm so sánh, phân tích thực trạng cơng tác quản lý nước sạch nông thôn theo
nội dung công tác và so sánh theo thời gian. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm
chỉ tiêu phản ánh thực trạng các công tác quản lý nhà nước về nước sạch nơng thơn của
huyện, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông
thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng.
Kết quả nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước sạch
trên địa bàn huyện Đông Hưng đã chỉ ra những điểm nổi bật như sau: huyện Đơng Hưng
bắt đầu triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn từ năm 2012,
mục tiêu mà huyện đề ra là đến hết năm 2019 tồn huyện có số người sử dụng nước sạch là
95%. Năm 2015 tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch là 17,77%, năm 2017 tỷ lệ số hộ sử
dụng nước sạch tăng lên 81,77%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch tăng 64% qua 3 năm đã góp
phần cải thiện chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về nước
sạch nông thôn ở huyện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: nguồn nhân lực quản lý nhà
nước về nước sạch nông thôn cịn yếu và thiếu, cơng tác tun truyền về nước sạch chưa
thực sự hiệu quả, công tác huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống nước sạch cịn khó khăn.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện bao gồm các yếu tố về cơ chế, chính sách,
nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước, giá nước và nhận thức của người dân về vai
trị của nước sạch nơng thơn.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước
về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng, nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn
huyện Đơng Hưng: hồn thiện chủ trương, chính sách; tăng cường xã hội hóa các nguồn
vốn đầu tư cho cơng trình cấp nước; tăng cường các hình thức tuyên truyền, vận động
nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia quản lý và sử dụng nước sạch
nông thôn; quản lý giá bán nước và chất lượng nước sạch nông thôn.
xi
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Thi Thu
Thesis title: State management of rural clean water in Dong Hung district, Thai Binh
province
Major: Economics management
Code: 8340410
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In the process of socio-economic development, Dong Hung district was directed
by Thai Binh province to implement the National strategy on rural clean water supply to
help rural people accessing to clean drinking water. Dong Hung is a flat topography
district with a dense rivers network that are conducive to clean water supply. By 2017,
81.77% of the households in the district have accessed to clean water. However, in
practice, the state management of rural clean water in Dong Hung still has revealed
some limitations as the low effectiveness of clean water quality management as well as
the mobilization of resources for investment in clean water program. To contribute to
research and to find solutions for the above issues, the author has carried out a research
project entitled "State management of rural clean water in Dong Hung district, Thai
Binh province".
The main objectives of the study were to evaluate the real situation of rural clean
water management in Dong Hung district, Thai Binh province; to address the achieved
results and limitation. Based on that evaluation, the author aimed to propose some
solutions to improve the state management of rural clean water in the area in the coming
time. Research subjects were theoretical and practical issues on state management of
rural clean water at district level.
The study had reviewed theoretical background and practical lessons on
concepts related to state management of rural clean water, the role of state management
in rural clean water, key factors affecting the results of state management on rural clean
water through published literatures and research reports. Research contents hence
focused on synthesizing the legal documents on state management of rural clean water,
decentralizing the management tasks, planning rural clean water supply, investmenting
capital for construction, managing water price, managing water quality, managing the
clean water exploitation and operation model, launching inspection and supervision, and
handling of violations.
The study area was at Dong Hung district, which has natural features and socioeconomic conditions favorable to the supply and the use of clean water. To conduct the
xii
analysis, the author applied the methods of collecting secondary information from
published documents and researches; method of collecting primary information through
questionnaire interviews with 33 communal and district officials; 60 households and 10
employees of Dong Hung Water Supply Company. The author then applied the method
of statistical classification and data processing to compare and analyze the status of
rural water management according to the contents of work and time series. The
indicator system was a set of indicators that reflect the status of state management of
rural clean water in the district, and indicators reflecting the results of state management
of rural clean water in the area.
The results of the research analysis and evaluation of state management of clean
water in Dong Hung district showed the following highlights: Dong Hung district had
started implementing the national target program on clean water since 2012, with set
target was by the end of 2019, 95% district people will has access to the clean water. By
2015, the percentage of households using clean water was 17.77%. In 2017, the
percentage of households using clean water was increase to 81.77%. This increase of
clean water accessed rate by 64% over the last 3 years has reflecting an inprovement in
the quality of life of local people. However, the state management of rural clean water
in the district still has many shortcomings such as the weakness and the lack of officials
for the duties of state management of rural clean water at district and communal level;
the ineffectiveness of the propaganda on rural clean water services; the difficulties in
luring the investment capital to develop clean water system.
The study has identified the main factors affecting the state management of rural
clean water in the district, including the mechanisms, policies, resources of the state
management agencies, water prices and the awareness of local people about the role of
rural clean water.
Based on research results, the author has been trying to propose a number of
major solutions to improve the efficiency of state management on rural clean water in
Dong Hung district, as follows: perfecting strategy and policies on rural clean water;
promoting the socialization of capital sources for investment in water supply works;
strengthening forms of communication and propaganda; raising people's awareness of
participation in management process and the use of rural clean water; managing prices
and quality of rural clean water.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là tài ngun thiên nhiên vơ giá mà tạo hóa đã ban tặng cho lồi
người, nó là khởi nguồn của sự sống, vạn vật khơng có nước khơng thể tồn tại.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người có thể nhịn đói được 3 tuần
nhưng sẽ chết khát nếu 3 ngày không được uống nước. Nước sạch là một nhu cầu
cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người, trở thành một nhu cầu cấp thiết
trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Cấp nước sạch sinh hoạt cho
người dân khu vực nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm để bảo vệ sức khỏe, cải tiện điều kiện sinh hoạt và
nâng cao đời sống cho nhân dân. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
104/200/QĐ-TTG ngày 25/8/2000 về việc “phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu đến năm 2020 tất cả
cư dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia. Theo thống kê của
Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng
nước sạch ( nước qua xử lý ở nhà máy). Với tốc độ phát triển kinh tế và đơ thị
hóa nhanh, nhiều nơi nhất là ở nông thôn, người dân vẫn phải đối mặt với sự
khan hiếm nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng dịch vụ cung cấp
nước sạch cho người dân còn nhiều điều bất cập. Đây là điều đáng lo ngại bởi
nguồn nước an toàn và vệ sinh là những yếu tố tác động trực tiếp tới sức khỏe
người dân và phát triển bền vững. Trước những thách thức đó, Nhà nước cần
phải chú trọng đến cơng tác quản lý nước sạch nông thôn để mọi người dân ở
nông thơn có thể tiêp cận được nguồn nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Đơng Hưng nói
riêng đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá nhanh. Đông Hưng là huyện có địa hình bằng phẳng cùng mạng lưới sơng
ngịi dày đặc thuận lợi cho công tác cấp nước và sử dụng nước sạch. Để đưa nước
sạch tới người dân, UBND huyện Đơng Hưng đã tích cực phối hợp với các Sở
ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dự án cấp nước sạch và
vệ sinh nông thôn, các chương trình cấp nước sạch cho người dân nơng thơn
được cụ thể hóa bằng các văn bản, chính sách; thành lập Ban chỉ đạo về triển
khai thực hiện dự án đầu tư các cơng trình cấp nước sạch nơng thôn trên địa bàn
1
huyện; giao nhiệm vụ cho phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện là
cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, đồng thời cử cán bộ chuyên phụ trách,
theo dõi công tác quản lý về nước sạch trên địa bàn huyện. Do đó, bước đầu đạt
được những kết quả nhất định, nhiều cơng trình cấp nước sạch đã và đang được
xây dựng, tỷ lệ người nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng
tăng nhanh đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thơn về ý
nghĩa, lợi ích của việc sử dụng nước sạch, đảm bảo sức khỏe, điều kiện sống cho
người dân và cộng đồng. Đến hết năm 2016, đã có 74% số dân trong huyện sử
dụng nước sạch.
Tuy đạt được nhiều kết quả tốt nhưng trên thực tế, công tác quản lý nhà
nước về nước sạch nông thôn ở Đông Hưng vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế: các
văn bản, chính sách cịn chồng chéo, chất lượng cán bộ làm cơng tác quản lý nhà
nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện còn thiếu và yếu; chất lượng
nước và chất lượng các cơng trình cấp nước vẫn cịn thấp, cơng tác tổ chức quản
lý cung cấp nước sạch cịn nhiều bất cập, việc huy động các nguồn lực đầu tư để
cung ứng nước sạch cho người dân còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó cịn có
một bộ phận khơng nhỏ người dân chưa ý thức được vai trị và tầm quan trọng
của việc sử dụng nước sạch. Để giải quyết những vấn đề trên luận văn tập trung
giải quyết những nội dung sau:
- Quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn bao gồm những nội dung nào?
- Kết quả quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện
như thế nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua?
- Các chính sách hiện hành tác động như thế nào tới quá trình quản lý nhà
nước về nước sạch nơng thơn?
- Khó khăn, thuận lợi trong quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn?
- Những giải pháp, mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trong thời gian tới?
Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề
nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên
địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình, chỉ ra kết quả đạt được và tồn tại hạn chế.
Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, nâng cao quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản nhà nước về nước sạch
nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa
bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng.
- Những giải pháp, mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình quản lý nhà nước về nước
sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi khơng gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tập hợp trong thời gian 3
năm gần đây (2015-2017).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước về nước sạch bao gồm các nội dung: khái niệm quản lý nhà nước về
3
nước sạch, vai trò của quản lý nhà nước về nước sạch, nội dung quản lý nhà
nước về nước sạch và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nước sạch
và vận dụng vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
trên địa bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.4.2. Về thực tiễn
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Quá trình nghiên cứa đề tài, tác giả đã xây dựng
một cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện và nâng cao quản lý nhà
nước về nước sạch nông thôn nói chung dựa trên sự nghiên cứu và phân tích thực
trạng quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình.
Phát hiện những khó khăn, vướng mắc và hạn chế của cơng tác quản lý từ
đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nước sạch
nông thơn trên địa bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
Kiến nghị hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Luận văn có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu xây dựng quản lý nhà nước về nước sạch
nông thôn ở Việt Nam hiện nay; đồng thời, bổ sung những tài liệu cần thiết cho
cán bộ, sinh viên trong công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm nước hợp vệ sinh
Nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia là nước được sử dụng trực tiếp
hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng: Không màu, khơng mùi, khơng
vị lạ, khơng chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi (Quốc hội, 2012).
2.1.1.2. Khái niệm nước sạch
Theo quan điểm của WHO, nước sạch là nước không mùi, không màu,
không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho
phép và tuyệt đối khơng có vi sinh vật gây bệnh.
Nước sạch của Việt Nam được định nghĩa theo điều 2, Luật Tài nguyên
nước được Quốc hội thông qua năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013:
Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của
Việt Nam.
Nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam là nước
đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt – QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày
17/6/2009. Theo đó nước sạch là nước đáp ứng quy định mức giới hạn các chỉ
tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt (gồm 14 chỉ tiêu
khơng vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế) và
được áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước sạch. Quy chuẩn này quy định
mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh
hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến
thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (có thể gọi là nước sạch).
2.1.1.3. Khái niệm nước sạch nông thôn
Nông thôn được coi là một địa bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn. Hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về định nghĩa nơng thơn
5
mà có nhiều quan điểm khác nhau. Khái niệm về nông thôn cần đặt trong điều
kiện thời gian và không gian xác định của nông thôn mỗi quốc gia, mỗi vùng và
lãnh thổ.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có
thể hiểu “Nơng thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác”.
Như vậy có thể thấy nước sạch nông thôn là nước sạch tiêu chuẩn được
cung cấp nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng
dân cư sinh sống và làm việc tại các đơn vị hành chính cấp xã mà ở đó nơng
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
2.1.1.4. Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
a. Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý là nột khái niệm có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt
giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau,
rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về
quản lý. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt
là kể từ thế kỉ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái
quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856 – 1915): là một trong những người đầu tiên sinh
ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học” tiếp
cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hồn thành
cơng việc của mình thơng qua người khác và viết được một cách chính xác họ đã
hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Theo Henry Fayol (1886 – 1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo
quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ
thời kì cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng : “Quản lý là một tiến trình bao
gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát
các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất
khác của mục tiêu đề ra”.
Theo lý thuyết hệ thống: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ
thế quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang
6
trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ đẻ tạo lập hệ thống mới và
điều khiển hệ thống”.
Nhà nước là một tổ chức xã hội, Nhà nước đồng thời là bộ máy công quyền
của xã hội, được sử dụng để duy trì trật tự xã hội, vì lợi ích của tồn xã hội. Xã
hội càng phát triển thì vai trị và chức năng quản lý của nhà nước càng tăng lên.
Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội (Trương Công Tuân, 2012).
b. Khái niệm quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn.
Từ các khái niệm về nước sạch, nước sạch nơng thơn, có thể thấy dịch vụ
cung cấp nước sạch là một loại dịch vụ có tính cơng cộng, liên quan đến cơng tác
bộ phận người dân vì vậy cần có vai trị của quản lý nhà nước.
Như vậy, quản lý Nhà nước về nước sạch nơng thơn là việc thực thi các
chính sách do cơ quan có thẩm quyền quyết định và phối hợp các hoạt động hằng
ngày để nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn qua tác động có tổ
chức, và bằng các quy định, tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước lên các dịch vụ cấp
nước sinh hoạt; nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trường. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước gây ra đối với sức khỏe
của dân cư nông thôn (Lê Anh Tuấn, 2002).
2.1.2. Vai trị của quản lý nhà nước về nước sạch nơng thôn
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để
duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật khơng có nước sẽ không thể sống
nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là yếu tố thứ hai
quyết định sự sống chỉ sau khơng khí, vì vậy con người không thể sống thiếu
nước. Nước chiếm khoảng 58-67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ
em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ q trình sinh hóa diễn
ra trong cơ thể con người (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2014).
Không những vậy, nước còn là bộ phận quan trọng của hệ thống bài tiết,
giúp cơ thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua hệ dinh dưỡng và hô
hấp. Việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp tránh được các bệnh nguy hiểm như sỏi
thận, viêm bàng quang, viêm cơ khớp, ung thư và các bệnh khác do độc tố tích
lũy lâu ngày sinh ra.
Trên thực tế có tới 97,2% nguồn nước trên trái đất là nước mặn, còn lại
2,15% là băng vĩnh cửu và chỉ có 0,65% là nguồn nước dành cho con người khai
thác. Khi đời sống xã hội tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
7
nghiệp thì nguồn nước này vốn đã khan hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng
hơn, con người đang thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai
khơng xa và vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Vì vậy quản lý nguồn
nước và đặc biệt là các dịch vụ cấp và sử dụng nước sạch sinh hoạt nơng thơn
cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng bởi sự cần thiết của nó (Bộ Tài nguyên và
môi trường, 2014).
Đối với Kinh tế.
Việc quản lý một cách hiệu quả các cơng trình cấp nước hiện nay, sẽ đem lại
lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, làm giảm bớt sự
cách biệt giữa đô thị và người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2014).
Quản lý tốt các cơng trình cấp nước khơng chỉ đem lại lợi ích cho người sử
dụng nước, mà cịn đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư cấp nước. Có sự
tham gia quản lý của nhà nước, các cơng trình cấp nước sẽ được cải tiến và nhân
rộng đem lại lợi ích kinh tế.
Đối với xã hội.
Đảm bảo cung ứng đầy đủ, hợp lý và bền vững nước sạch phục vụ nhu cầu
sử dụng cho sinh hoạt của người dân nơng thơn.
Nước có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả các
sinh vật. Theo bộ Y tế, đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh
và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành, 85% khối lượng bộ não được cấu
thành từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trị là dung mơi cho các phản ứng hóa
học và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tồn bộ cơ thể… Con người vẫn có
thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng khơng thể tồn tại được nếu thiếu nước
khoảng 3, 4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ
giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất
21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy cơ thể luôn cần được cung cấp
lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động của mình. Vì vậy, cần thiết phải
quản lý hệ thống cung cấp nước tốt để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân
(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2014).
Tăng cường sức khỏe cho người dân nơng thơn bằng cách giảm thiểu các
bệnh có liên quan đến nước nhờ cải thiện việc cấp nước sinh hoạt và nâng cao
chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
8
Nước sinh hoạt là nhân tố liên quan trực tiếp đến q trình sinh hoạt của
người dân. Chúng ta khơng thể sinh hoạt mà khơng có nước. Nước được sử dụng
để tắm, giặt, rửa các thứ cần thiết, quá trình nấu ăn… Nếu nguồn nước được sử
dụng không hợp vệ sinh sẽ rất dễ gây bệnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Vì vậy, cần đến sự quản lý và theo dõi, kiểm nghiệm của nhà nước về các cơng
trình cấp nước để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Quản lý nước sạch nông thôn là một nội dung quan trọng trong chương
trình xây dựng nơng thơn mới.
Là một trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-TTg vào ngày
18/12/2011, nước sạch và vệ sinh môi trường đã và đang được các cấp, các
ngành, các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng,
đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường, thay đổi bộ mặt
nơng thơn, góp phần đẩy nhanh q trình xây dựng NTM.
Thủ tướng Chính phủ (2000) đã phê duyệt Chiến lược quốc gia Cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 cũng xác định rõ mục tiêu: "Tất cả dân
cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia”.
Chương trình Xây dựng nơng thơn mới cũng đề ra mục tiêu chính là: cung cấp đủ
nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và
các khu dịch vụ công cộng. Như vậy, chương trình mục tiêu nước sạch thực sự là
bước ngoặt đảm bảo cho các địa phương hoàn thành tiêu chí về nước sạch, vệ
sinh mơi trường nơng thơn, tạo đà thuận lợi trong q trình xây dựng nơng thơn
mới (Văn Lực, 2015).
Đối với môi trường.
Quản lý hệ thống cấp nước sẽ góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp
lý, tiết kiệm tài nguyên nước.
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước tương đối lớn nhưng
do trong q trình khai thác, sử dụng khơng hợp lý dẫn đến tình trạng bắt đầu có
sự khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2014). Do
vậy, quản lý tốt hệ thống cấp nước là công việc quan trọng, cần thiết nhằm bảo
vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước của quốc gia.
9
2.1.3. Chủ thể và đối tượng quản lýnhà nước về nước sạch nông thôn
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp,…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai
phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt
động trong môi trường nhất định.
a. Chủ thể quản lý nước nhà nước về nước sạch nông thôn
Hiện nay việc cung cấp nước sạch nông thôn đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển nơng thơn thời kì cơng nghiệp hóa. Đưa hệ
thống cung cấp nước đầy đủ, an toàn đến toàn bộ người dân là mục tiêu quan
trọng của chính quyền các cấp, các ngành đang hướng tới. Chủ thể quản lý trực
tiếp liên quan đến các hoạt động cung cấp và sử dụng nước tại địa phương là
UBND cấp huyện.
b. Đối tượng quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
Chủ thể của việc quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn là chính quyền
UBND huyện quản lý về các hoạt động liên quan đến cung cấp và sử dụng nước
sạch. Vậy đối tượng quản lý chính là việc cung ứng nước sạch của các đơn vị
cung ứng và việc sử dụng nước sạch của toàn bộ người dân trên địa bàn huyện.
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn
2.1.4.1. Các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về nước sạch nơng thơn
Đến nay, các VBQPPL có liên quan đến quản lý chất lượng nước sinh hoạt
nông thôn (CLNSHNT) đã được ban hành, bổ sung, sửa đổi và dần hoàn thiện.
Quyết định số 366/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
31/3/2012 về việc “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh mơi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015” nhằm từng bước hiện thực
hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020,
cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe
và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
Chỉ thị số 105/CT-BNN do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày
16/11/2006 về việc “Tăng cường tổ chức quản lý cơng trình cấp nước tập trung
nông thôn”; Nghị định số 117/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
11/7/2007 về “Sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch” đã tạo ra khung pháp lý
điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
10
theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh trên phạm vi tồn quốc, trong đó có
khu vực nơng thơn.
Hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về quản lý CLNSHNT đã được ban
hành, sửa đổi, góp phần thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng
nước trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chất lượng nước
sinh hoạt phù hợp với tình hình hiện nay.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành nhiều quyết định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các các cơ quan chuyên môn trực
thuộc Bộ và hướng dẫn các tỉnh tổ chức các cơ quan chun mơn có liên quan
đến quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn tại địa phương.
Bảng 2.1. Tổng hợp một số văn bản hiện hành
của Nhà nước về cấp nước sạch nông thôn
Tên văn bản
Số hiệu văn bản
Nội dung văn bản
Số 104/2000/QĐTTg ngày
25/8/2000
Về việc phê duyệt chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch nông thôn đến năm
2020.
Nghị định của
Chính phủ
Số 117/2007/NĐCP ngày 11/7/2007
Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch.
Quyết định của
Thủ tướng
Số 131/2009/QĐTTg ngày
01/11/2009
Về một số chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư và quản lý, khai thác cơng
trình cấp nước sạch nơng thơn.
Quyết định của
Thủ tướng
Số 366/2012/QĐTTg ngày
31/3/2012
Về việc phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT
giai đoạn 2012-2015.
Thông tư Liên Bộ
Tài chính-Xây
dựng-Nơng nghiệp
và PTNT
Số 75/2012/TTLTBTC-BXDBNNPTNT ngày
15/5/2012
Về việc hướng dẫn ngun tắc, phương
pháp xác định và thẩm quyền quyết định
giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu
công nghiệp và khu vực nơng thơn.
Thơng tư Bộ Tài
chính
Số 54/2013/TTBTC ngày 4/5/2013
Quy định việc quản lý, sử dụng và khai
thác cơng trình cấp nước sạch nông thôn
tập trung.
Quyết định của Thủ
tướng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập (2017)
11