Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.77 KB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO VĂN HẬU

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý kinh tế

8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hùng Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, không sao chép
dưới bất cứ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Hùng Sơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Phú Thọ, ngày ...... tháng .....năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Văn Hậu

i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Hùng Sơn - người đã tận
tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy cô khoa Kinh tế nông nghiệp
và PTNT - Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp em trang bị tri thức, tạo điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND thị xã Phú Thọ,
lãnh đạo và cán bộ phịng Tài chính - Kế hoạch thị xã Phú Thọ, Kho bạc Nhà nước thị
xã Phú Thọ, các cấp lãnh đạo phòng ban, chủ đầu tư, các xã, phường thuộc trên địa bàn
thị xã Phú Thọ đã giúp tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên hỗ trợ em rất
nhiều trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Phú Thọ, ngày ...... tháng .....năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Văn Hậu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư xây dụng cơ bản ........... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò chi đầu tư xây dựng cơ bản .................................................... 6

2.1.3.

Sự cần thiết kiểm soát chi đầu tư XDCB ............................................................ 7

2.1.4.

Chủ thể, các đối tượng quản lý trong chi đầu tư XDCB .................................... 8

2.1.5.

Căn cứ, nguyên tắc kiểm sốt chi đầu tư XDCB .............................................. 11


2.1.6.

Quy trình và nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB ......................................... 16

2.1.7.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB .................. 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB ở một số địa phương ...................... 23

iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm áp dụng đối với kiểm soát chi đầu tư XCDB trên
địa bàn thị xã Phú Thọ ...................................................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu................................................................................ 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28


3.1.1.

Vị trí địa lý........................................................................................................ 28

3.1.2.

Khí hậu, Địa hình.............................................................................................. 28

3.1.3.

Điều kiện kinh tế -xã hội .................................................................................. 28

3.1.4.

Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB ................................................................... 33

3.1.5.

Đánh giá chung về lợi thế, hạn chế đối với quá trình phát triển của Thị
xã Phú Thọ ........................................................................................................ 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 36

3.2.2.


Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 38

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu............................................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Tổng quan các cơng trình xdcb trên địa bàn thị xã Phú Thọ ............................ 41

4.1.1.

Tổng quan các dự án chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ ............... 41

4.1.2.

Kết quả thực hiện chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ .................... 42

4.2.

Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư trên địa bàn thị xã Phú Thọ ............ 43

4.2.1.

Bộ máy tổ chức kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ .......... 43

4.2.2.


Kiểm soát hồ sơ ban đầu dự án đầu tư .............................................................. 46

4.2.3.

Kiểm soát nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản .............................................. 51

4.2.4.

Kiểm soát thanh toán, quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản ......................... 63

4.2.5.

Đánh giá cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú
Thọ trong giai đoạn 2015 -2017 ....................................................................... 68

4.3.

Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi đầu tư xdcb trên địa bàn thị
xã Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ...................................................................... 72

4.3.1.

Những kết quả đạt được trong cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB .............. 72

4.3.2.

Những hạn chế trong cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn
thị xã Phú Thọ................................................................................................... 73

4.3.3.


Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................. 76

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ
bản qua trên địa bàn thị xã Phú Thọ ................................................................. 77

iv


4.4.1.

Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................... 77

4.4.2

Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 78

4.5.

Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản
qua trên địa bàn thị xã Phú Thọ ........................................................................ 80

4.5.1.

Nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ làm cơng tác kiểm
sốt chi đầu tư XDCB ....................................................................................... 80

4.5.2.


Cải tiến, tổ chức phân công lại nhiệm vụ cho các bộ phận phù hợp với
thực tế khối lượng công việc ............................................................................ 81

4.5.3.

Tăng cường kiểm tra, phối hợp với chủ đầu tư trong q trình kiểm sốt
chi đầu tư XDCB .............................................................................................. 81

4.5.4.

Thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra nội bộ .............................................. 82

4.5.5.

Cải cách thủ tục hành chính .............................................................................. 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục .......................................................................................................................... 91

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

XDCB

Xây dựng cơ bản

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTKB_Lan

Kiểm soát thanh toan đầu tư

VĐT

Vốn đầu tư

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSĐP

Ngân sách địa phương


NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTƯ

Ngân sách trung ương

TABMIS

Hệ thông tin quản lý ngân sách và kho bạc

UBND

Ủy ban nhân dân

THBC_ĐTKB_LAN

Hệ thống tổng hợp báo cáo đầu tư kho bạc

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thống kê diện tích đất thị xã Phú Thọ ...................................................... 29

Bảng 3.2.


Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 37

Bảng 4.1.

Tổng hợp số dự án, chủ đầu tư quản lý trên địa bàn thị xã Phú Thọ
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................ 41

Bảng 4.2.

Tổng hợp số chi đầu tư xây dựng cơ bản theo chủ đầu tư cho các dự
án quản lý trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 .................... 42

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả đăng ký mở tài khoản chi tiết dự án chi đầu tư
XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ......................... 47

Bảng 4.5.

Kết quả kiểm soát hồ sơ pháp lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị
xã Phú Thọ từ năm 2015 – 2017................................................................ 49

Bảng 4.6.

Quy định về mức tạm ứng đối với các nội dung thanh toán ...................... 51

Bảng 4.7.

Tổng hợp số dư tạm ứng chi đầu tư XDCB tại thị xã Phú Thọ

giai đoạn 2015 -2017 ................................................................................. 52

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả dư tạm ứng và thu hồi dư tạm ứng chi đầu tư
XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ......................... 53

Bảng 4.9:

Tình hình chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn
2015 -2017 ................................................................................................. 55

Bảng 4.10. Tổng hợp chi đầu tư XDCB theo ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa
bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 ................................................ 56
Bảng 4.11. Tổng hợp chi đầu tư XDCB theo hình thức PPP trên địa bàn thị xã
Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ................................................................... 58
Bảng 4.12. Tổng hợp chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ODA trên địa bàn thị xã
Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ................................................................... 60
Bảng 4.13. Tình hình thanh toán vốn đầu tư ứng trước và số vốn thu hồi ứng
trước giai đoạn 2015-2017......................................................................... 61
Bảng 4.14. Kết quả từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã
Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ................................................................... 62
Bảng 4.15. Tổng hợp số vốn chi đầu tư XDCB thu hồi nộp NSNN theo kiến
nghị của Thanh tra, kiểm toán NN trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai
đoạn 2015-2017 ......................................................................................... 62

vii


Bảng 4.16. Tổng hợp cơng tác thanh quyết tốn dự án đầu tư xây dựng cơ bản

hoàn thành giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................. 65
Bảng 4.17. Kết quả giảm trừ trong quyết toán vốn đầu tư XDCB............................... 67
Bảng 4.18. Kết quả điều tra các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB về thực trạng
cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ ................ 69
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về thực trạng cơng tác kiểm
sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ ................................... 71

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình kiểm sốt chi đầu tư XDCB .......................................................... 16
Sơ đồ 4.1. Mơ hình kiểm soát chi đầu tư trên địa bàn thị xã Phú Thọ............................ 44

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Văn Hậu
Tên luận văn: “Tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã
Phú Thọ”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng tình hình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
thị xã Phú Thọ trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy
việc kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm nghiên
cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin và phương pháp phân
tích thơng tin. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách khảo sát bằng bảng hỏi đối

với 90 cán bộ thuộc các phòng ban và các xã phường; đại diện các doanh nghiệp đang
triển khai thực hiện các dự án XDCB; và đại diện đơn vị sử dụng các cơng trình XDCB
trên địa bàn thị xã Phú Thọ bằng cách phát phiếu trực tiếp.
Trong thời gian qua, thị xã Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận
trong việc kiểm soát chi đầu tư. Số lượng các dự án qua các năm tăng lên, cụ thể năm
2015 là 280 dự án, năm 2016 là 394 dự án tăng 41% so với năm 2015, và năm 2017 là
472 dự án tăng 20% so với năm 2016. Cho thấy tình hình thu hút đầu tư của thị xã Phú
Thọ đang được các cấp chính quyền quan tâm. Tình hình chi đầu tư đầu tư xây dựng cơ
bản cho các dự án, được các chủ đầu tư thường xuyên bám sát, quản lý và thực hiện
theo tiến độ thực hiện của dự án và theo quy định cụ thể của các điều khoản cụ thể trong
hợp đồng và theo quy định về quản lý dự án của Nhà nước. Bên cạnh đó, cùng với sự
thay đổi của cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nhằm tổ chức tốt cơng tác kiểm sốt thanh
tốn vốn đầu tư XDCB, KBNN đã nhiều lần ban hành, sửa đổi và thay thế quy trình
kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư cho phù hợp.
Tuy vậy còn một số hạn chế: Thứ nhất, năng lực cán bộ làm cơng tác kiểm sốt
chi cịn chưa đáp ứng cao yêu cầu công việc. Thứ hai, phân cơng nhiệm vụ trong bộ
phận kiểm sốt chi chưa hợp lý. Sự kiêm nhiệm nhiều đầu việc của cán bộ kiểm sốt chi
dẫn đến hiệu quả cơng việc chưa cao. Thứ ba, công tác phối hợp các chủ đầu tư, Ban
quản lý dự án còn chưa thường xuyên, hiệu quả.
Dựa trên phân tích thực trạng và hạn chế về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, các giải pháp đó bao gồm: Nân g

x


cao trình độ cán bộ ; Cải tiến , tổ chức phân công lại nhiệm vụ cho các cán bộ phù hợp
với thực tế côn g việc; Tăng cường kiểm tra, phối hợp với chủ đầu tư trong quá trình
kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB; Tăng cường sát sao chỉ đạo điều hành công tác tạm
ứng, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB; Thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra nội

bộ; Cải cách các thủ tục hành chính.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Van Hau
Thesis title: “Enhancing the budgetary control of investment expenses on infrastructure
construction within the town of Phu Tho”
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Studying the facts of the budgetary control of investment expenses on
infrastructure construction within the town of Phu Tho in recent years; proposing
solutions and suggestions in order to enhancing the budgetary control of investment
expenses on infrastructure construction in the town of Phu Tho.
This study applied a set of research methods in site selection, data collection, data
processing and data analysis. The primary data were collected through a survey using
questionnaires to 90 respondents including government staff in various offices and
divisions at district and commune/ward levels, representatives of enterprises operating
infrastructure construction projects, and representatives of organizations utilizing
infrastructure construction facilities within the town of Phu Tho. The survey
questionnaires were delivered in person.
In recent years, the town of Phu Tho has achieved worthy outcomes from the
budgetary control of investment expenses. The number of projects has increased over
years; specifically 280 projects in 2015, 394 in 2016 meaning 41% of increment to 2015,
and 472 in 2017 meaning 20% of increment to 2016. They indicated the fact that
attracting investments has been of interest by local governments of various administrative

levels in Phu Tho town. The investment expenses on projects were regularly monitored,
managed and implemented by investors following the activity progress of particular
projects and specific requirements by relevant contract terms as well as the State
regulations of project management. Moreover, together with the change of the
management structure of construction investment, in order to better organize activities for
controlling payments of infrastructure construction capitals, the State Treasury has many
times issued, revised and replaced the procedure of payment control of investment
capitals appropriately.
However, there are some limitations: First, the capacity of staff for budgetary
control of expenses has not highly satisfied the job requirements. Second, the task
division in the department of expense control was not rational. Undertaking multiple tasks

xii


by expense control staff led to inefficiencies in completing missions. Third, it was
irregular and inefficient in collaboration between investors and Project management units.
Based on the analyses of facts and limitations of investment expense control of
infrastructure construction within the town of Phu Tho, the thesis proposed several
solutions in order to enhance activities of investment expense control of infrastructure
construction. They are: Building capacity of staff; Improving and rearranging task
divisions for staff in accordance with actual missions; Increasing the inspection and
collaboration with investors during the process of investment expense control of
infrastructure construction; Strengthening the close direction and operation of capital
advances and capital advance withdrawals for infrastructure construction; Practicing good
internal inspections; Reforming the administrative procedure.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư XDCB là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống
cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế - xã hội. Hàng năm, nguồn vốn NSNN, các
nguồn lực khác trong xã hội dành cho hoạt động đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi của tồn xã hội nói chung và tổng chi NSNN nói riêng. Tuy
nhiên việc quản lý cấp phát, thanh tốn vốn đầu tư XDCB cịn nhiều vướng mắc
dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư XDCB.
Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn và phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phịng an ninh thì việc tăng cường cơng
tác kiểm sốt chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng một cách chặt
chẽ, có hiệu quả là hết sức quan trọng. Bởi chi đầu tư XDCB nếu khơng được
kiểm sốt chặt chẽ thì vốn đầu tư từ NSNN sẽ thất thốt, lãng phí, đầu tư dàn trải,
khơng hiệu quả. Ðây chính là ngun nhân dẫn tới lạm phát, tỷ lệ nợ cơng cao.
Vì vậy, việc tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB sẽ góp phần giám sát q
trình sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước một cách có hiệu quả, là một biện
pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ổn định kinh tế vĩ mơ,
kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội… Thời gian qua, KBNN đã thực
hiện tốt vai trị của mình trong việc kiểm sốt chi NSNN nói chung và chi đầu tư
XDCB nói riêng, tiết kiệm cho NSNN hàng trăm tỷ đồng từ việc phát hiện và
loại bỏ những khoản thanh tốn khơng đúng chế độ, định mức. Tuy nhiên, cơng
tác kiểm soát chi đầu tư của KBNN vẫn chưa được quan tâm đúng mức, phạm vi
và nội dung kiểm soát còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với xu thế đổi mới. Vấn
đề này cần được quan tâm giải quyết để thực sự phát huy hiệu quả của vốn đầu tư
xây dựng cơ bản.
Cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB ln là nhiệm vụ quan trọng và khó
khăn của cơ quan kiểm soát chi. Quan trọng, bởi là chi đầu tư XDCB không chỉ
tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà còn tạo điều kiện
thúc đẩy đầu tư của xã hội qua đó tác động đến tăng trưởng. Với nhiệm vụ quản

lý quỹ ngân sách trên địa bàn thị xã Phú Thọ, công tác kiểm soát chi đầu tư
XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ ln được chính quyền địa phương, các cơ

1


quan chuyên môn, đặc biệt là KBNN thị xã Phú Thọ quan tâm và luôn bám sát
chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đảm bảo mỗi đồng vốn được chi
ra đều đúng chế độ, hiệu quả và tiết kiệm góp phần nâng cao chất lượng kiểm
sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và cơng việc thực tế tại nơi tôi công tác
cùng với những kiến thức về quản lý kinh tế mà tôi đã được học tại lớp Thạc sỹ
Quản lý kinh tế - Học Viện nông nghiệp Việt nam, tôi đã chọn đề tài: “Tăng
cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Phú Thọ”
làm đối tượng nghiên cứu luận văn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB trogn
thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Phú Thọ là đảm bảo việc sử dụng vốn
đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú
Thọ trong thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB
trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB
trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu phải trả lời những câu hỏi sau đây:
(1) Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú
Thọ là gì?
(2) Thực trạng kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ
hiện nay ra sao?
(3) Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên
địa bàn thị xã Phú Thọ là những yếu tố nào?

2


(4) Giải pháp nào giúp tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa
bàn thị xã Phú Thọ trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng điều tra là chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư XDCB có hoạt
động về chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn
thị xã Phú Thọ trong giai đoạn 2015 – 2017.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chi đầu tư
XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian: Đề tài điều tra, thu thập số liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm
tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa có chọn lọc và bổ sung làm rõ thêm về lý luận về kiểm soát

chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Phân tích đánh giá thực trạng kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị
xã Phú Thọ từ đó tìm ra những vấn đề cịn hạn chế và phân tích những ngun
nhân của những hạn chế kiểm sốt chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Những quan điểm, giải pháp và kiến nghị đưa vào trong luân văn có thể
vận dụng ngay vào thực tiễn kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú
Thọ nhằm quản lý NSNN một cách hiệu quả nhất.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỤNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Thuật ngữ đầu tư được sử dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế hàng ngày
để phản ánh hoạt động của con người nhằm vào mục đích nhất định phục vụ cuộc
sống như: Đầu tư sức lực, đầu tư trí tuệ, đầu tư vốn vào dự án kinh tế - xã hội. Có
nhiều cách định nghĩa thuật ngữ đầu tư, ta có thể hiểu một cách tổng quát: Đầu tư
là việc bỏ trước một khoản tiền hoặc hiện vật vào kho tài sản vật chất, phi vật
chất (bao gồm nhân lực, vật lực, trí lực) trong thời gian nhất định nhằm sản sinh
ra hoặc tăng thêm năng lực mới làm tăng thêm thu nhập của quốc gia hay thay
thế các tài sản khác đã hao mòn (Trần Văn Giao, 2012).
Đầu tư XDCB chỉ là một loại hình đầu tư nói chung, trong đó mục đích bỏ
vốn được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm XDCB. Đó
là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế-xã hội như các nhà máy, hệ thống giao
thơng, cơng trình thuỷ lợi, trường học, bệnh viện…
Dự án đầu tư XDCB là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt

được sự tăng trưởng kinh tế về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (Trần Văn
Giao, 2012).
Các nguồn vốn đầu tư XDCB trong toàn xã hội bao gồm vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngoài Ngân
sách nhà nước:
Vốn đầu tư XDCB ngoài Ngân sách nhà nước là hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước như vốn tín dụng
đầu tư phát triển, vốn vay các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư của các doanh
nghiệp, vốn đầu tư từ khu vực dân doanh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…
Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước là các hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn do Ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả.

4


2.1.1.2. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của
đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động
XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định
trong nền kinh tế. Do vậy, đầu tư XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất
kinh doanh nói riêng. Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định
đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với
nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thơng
qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hố hay khơi phục
tài sản cố định cho nền kinh tế (Trần Văn Giao, 2012).
Tại giáo trình Ngân sách Nhà nước của trường Đại học Kinh doanh và
công nghệ Hà Nội của tác giả Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn, trang 152 định
nghĩa: Chi đầu tư XDCB nguồn NSNN là các khoản chi để đầu tư xây dựng các

cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn,
các cơng trình của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt,
các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ (Lê Hùng Sơn, 2008).
Chi đầu tư XDCB có thể được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng
mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại
hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có. Theo cơ cấu cơng nghệ của
vốn đầu tư thì chi đầu tư XDCB bao gồm chi xây lắp, chi thiết bị và chi khác
(Học viện Tài chính, 2008).
Thực chất chi đầu tư XDCB là quá trình phân phối và sử dụng một phần
vốn tiền tệ để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường,
hồn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ
của nền kinh tế quốc dân (Học viện Tài chính, 2008).
2.1.1.3. Kiểm soát chi đầu tư XDCB
Trong “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Đà Nẵng của Trung tâm Từ
điển học Vietlex xuất bản năm 2009 đưa ra khái niệm về kiểm sốt như sau:“
Kiểm sốt có nghĩa là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy
định” (Trung tâm Từ điển Vietlex, 2009).
“Kiểm sốt là cơng việc đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các
bộ phận trong hệ thống nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch đã đề

5


ra nhằm thực hiện mục tiêu này đã và đang được hồn thành”(Bùi Hữu Đức,
2013, trang 186)
Kiểm sốt chi khơng phải cơng cụ riêng có của Nhà nước, mà bất kỳ thành
phần kinh tế nào, trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để
đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối
cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn (Dương Đăng Chính và Phạm Văn
Khoan, 2005).

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc cơ quan cấp phát kinh phí cho đầu tư
XDCB thực hiện vai trị kiểm tra, giám sát tồn bộ các hoạt động, các khoản chi
từ cho đầu tư xây dựng cơng trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với cơng trình
XDCB…đảm bảo chi đúng đối tượng đúng, mục tiêu của dự án đã được duyệt,
các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng định
mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành (Dương Đăng Chính và
Phạm Văn Khoan, 2005).
2.1.1.4. Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức
đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu
hạ tầng, cung cấp dịch vụ công (Hà Thị Ngọc,2013).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò chi đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.2.1. Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư XDCB là một khoản chi lớn trong tổng cầu của nền kinh tế.
Mức độ chi, mục đích chi sẽ có tác động rất lớn và tức thì tới các hoạt động trong
nền kinh tế. Cụ thể chi NSNN cho đầu tư XDCB thường có tác động lớn đến
tổng chi NSNN, đến quan hệ cân đối giữa thu ngân sách - chi ngân sách và đến
các chính sách về thuế, vay nợ, cũng như ảnh hưởng đến các chính sách xã hội
khác (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quản lý kinh tế, 2007).
Nguồn hình thành nên NSNN chủ yếu là từ thu thuế của các chủ thể trong
nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tư XDCB có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quản lý kinh tế, 2007).
Vì sản phẩm của chi NSNN cho đầu tư XDCB là các sản phẩm XDCB với
những đặc trưng riêng, như có thời gian tồn tại lâu dài, chi phí lớn, tác động trên

6



phạm vi rộng đến hoạt động kinh tế xã hội vùng dự án, nên chất lượng dự án
cũng như chi phí thực hiện dự án sẽ có tác động trực tiếp và lâu dài đến hoạt
động kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh - Viện Quản lý kinh tế, 2007).
2.1.2.2. Vai trò của chi đầu tư XDCB
Chi đầu tư XDCB tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT – XH) như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học,
trạm y tế… Thơng qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư xây dựng, chi
đầu tư xây dựng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng
tích luỹ cho nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội (Trần
Văn Giao, 2012).
Chi đầu tư XDCB quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa
các ngành, giải quyết những vấn đề mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh
thổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính
trị… của từng vùng lãnh thổ. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới để đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh (9 ÷ 10%) cần phải tăng cường đầu tư nhằm tạo
ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ (Trần Văn Giao, 2012).
Chi đầu tư XDCB là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường
khả năng công nghệ, trong khi công nghệ là trung tâm của cơng nghiệp hố. Do
vậy, để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam chúng ta
phải đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc
(Trần Văn Giao, 2012).
2.1.3. Sự cần thiết kiểm soát chi đầu tư XDCB
Kiểm soát chi đầu tư XDCB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các lý do
sau đây:
Thứ nhất, do yêu cầu của cơng cuộc đổi mới đất nước, trong q trình đổi
mới đất nước, trong quá trình đổi mới cơ chế tài chính nói chung và cơ chế kiểm
sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả (Trần
Văn Giao, 2012).

Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của ngân sách nhà
nước bao giờ cũng có hạn, nó là nguồn lực của đất nước, là tiền của và công sức
lao động của nhân dân đóng góp, do đó khơng thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì

7


vậy kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự trở thành mối quan tâm
hàng đầu của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo, các ngành, của toàn xã hội.
Thực hiện tốt cơng tác này sẽ có ý nghĩa lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập
trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng
tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tập
trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế (Trần Văn Giao, 2012).
Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi đầu tư XDCB:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, công tác chi
đầu tư XDCB ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này làm cho cơ chế quản
lý chi đầu tư XDCB nhiều khi không theo kịp các biến động và phát triển của
hoạt động chi đầu tư XDCB. Cơ chế quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB tuy
được thường xuyên sửa đổi và từng bước hồn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy
định được những vấn đề chung nhất, mang tính ngun tắc. Vì vậy, nó khơng thể
bao qt được tất cả những hiện tượng nảy sinh trong trong quá trình thực hiện
chi đầu tư XDCB (Trần Văn Giao, 2012).
Thứ ba, do ý thức của các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB:
Việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB còn nhiều
hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thốt, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư
kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế…Thất thốt lãng phí và tiêu cực
trong đầu tư XDCB xảy ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư,
từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa cơng trình vào sử
dụng. Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB chưa ý thức trong việc chấp hành
đúng mục đích đối tượng, dự tốn được duyệt cũng như chế độ, định mức, đơn

giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Kết quả là tình trạng lãng
phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư XDCB đang là vấn đề hết sức trầm trọng.
Bởi vậy, kiểm sốt chi đầu tư XDCB là một trong những cơng cụ hữu hiệu của
nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nay (Trần Văn Giao, 2012).
2.1.4. Chủ thể, các đối tượng quản lý trong chi đầu tư XDCB
2.1.4.1. Chủ thể tham gia kiểm soát chi đầu tư XDCB
Các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thị xã
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực
hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế
độ Nhà nước.

8


Trong phạm vi thẩm quyền được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ
và pháp luật nhà nước về những quyết định của mình.
Cơ quan Tài chính các cấp
Đảm bảo đủ nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà
nước thanh toán cho các dự án.
Thực hiện quy định về báo cáo, quyết toán vốn đầu tư.
Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu
tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ,
chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình
hình thanh tốn vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra
quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ Nhà nước.
Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp các tài liệu,
thông tin cần thiết để phục vụ cho cơng tác quản lý nhà nước về tài chính đầu tư
phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế
hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và
thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục

vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định (Học viện Tài chính, 2008).
Kho bạc nhà nước
Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được thanh toán vốn đầu tư.
Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều
kiện và đúng thời gian quy định.
Ban hành quy trình thanh tốn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất
đầu tư để thực hiện thống nhất trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Tổ chức cơng
tác kiểm sốt, thanh tốn vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy
đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và
quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của Nhà nước.
Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm
thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc
thanh toán vốn.
Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ
đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh tốn đã quy định, khơng chịu trách
nhiệm về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá chất lượng công

9


trình. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy
định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu
quá thời gian quy định mà khơng được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề
xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy khơng thoả đáng thì vẫn giải quyết
theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm
quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý (Học viện Tài
chính, 2008).
Thường xun đơn đốc các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện đúng
quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện
kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử

dụng khơng đúng mục đích (Học viện Tài chính, 2008).
Đơn đốc chủ đầu tư thanh tốn dứt điểm cơng nợ khi dự án đã quyết toán
và tất toán tài khoản.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết tốn sử dụng vốn đầu tư và
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định.
Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên
quan để phục vụ cho cơng tác kiểm soát thanh toán vốn.
Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án,
việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý,
sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn
mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý
tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý (Học viện Tài
chính, 2008).
Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh tốn
từ khởi cơng đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án hoặc xác nhận
số vốn đã thanh toán theo yêu cầu quản lý.
Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà
nước về việc nhận và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định.
2.1.4.2. Đối tượng chịu kiểm soát chi
Chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư XDCB thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối
tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế
độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.

10


Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị
thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng (Lê Hùng Sơn, 2008).
Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực

hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại cơng việc, chất lượng cơng trình và giá
trị đề nghị thanh tốn; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số
liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức
năng của Nhà nước (Lê Hùng Sơn, 2008).
Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và
các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy
định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho cơng tác quản
lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết
định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài
chính đầu tư phát triển của Nhà nước (Lê Hùng Sơn, 2008).
Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện vốn tạm ứng của các nhà thầu,
phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu (Lê
Hùng Sơn, 2008).
Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định
hiện hành. Hết năm kế hoạch, lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư
năm gửi Kho bạc nơi chủ đầu tư giao dịch để xác nhận (Lê Hùng Sơn, 2008).
Được yêu cầu thanh tốn vốn khi đã có đủ điều kiện và u cầu Kho bạc
nhà nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh
toán vốn (Lê Hùng Sơn, 2008).
2.1.5. Căn cứ, nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư XDCB
2.1.5.1. Căn cứ kiểm soát chi đầu tư XDCB
a, Mở tài khoản
Để phục vụ cho việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN, các Chủ
đầu tư, Ban QLDA phải mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (tài khoản dự tốn)
tại KBNN (Bộ Tài chính, 2014).
Hồ sơ mở tài khoản theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày
12/5/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý
Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) (sau đây viết tắt là Thông tư số 61/2014/TT-


11


×