Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội làm ăn với Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.73 KB, 2 trang )

Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội làm ăn với Trung Quốc
Từ ngày 18 - 22/7/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ thăm và làm việc tại Trung Quốc.
Tháp tùng Chủ tich nuớc sẽ khoảng 70 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang có quan
hệ kinh tế và có tiềm năng hợp tác cùng đi.
Ba mục tiêu lớn
Theo ông Phạm Gia Túc - Tổng thư ký Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chuyến đi lần
này của đoàn doanh nghiệp Việt Nam có 3 mục tiêu lớn: - Thứ nhất, ngiên cứu kinh ngiệm thành
công của doanh ngiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. - Thứ hai, xây dựng cơ chế hợp tác
giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước và giữa từng doanh nghiệp với nhau, hợp tác giữa hai bên
không chỉ đề đẩy mạnh xúc tiến đầu tư hai bên mà còn hướng tới nước thứ 3 thông qua Trung
Quốc đầu tư vào Việt Nam rồi xuất khẩu đi nước khác. - Thứ 3, thông qua 3 diễn đàn doanh
nghiệp ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh để giới thiệu tiềm năng, xúc tiến hợp tác làm đầu tư
thương giữa hai bên, tại các diễn đàn này, sẽ có nhiều hợp đồng, thoả thuận đầu tư, kinh doanh
giữa doanh nghiệp hai bên được ký kết. Những hợp đồng lớn Ông Túc cho biết, đến thời điểm
này, trong đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước đã có 13 doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng
chính thức trong chuyến đi này. Trong số đó có những hợp đồng lớn như: - Tổng công ty Than
Việt Nam ký kết với Tập đoàn hợp tác kinh tế kỹ thuật Thượng Hải về việc xây dựng nhà máy
Nhiệt điện chạy than 200 MW tại Sơn Động - Bắc Giang trị giá 173 triệu USD, ký kết với Công ty
công trình điện Cap Nhĩ Tân xây dựng nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả trị giá 280 triệu USD. - Công
ty phát triển công nghiệp Quảng Ninh ký hợp đồng với Viện ngiên cứu thiết kế công nghiệp kính
Hà Bắc về việc đầu tư mở rộng nhà máy kính Cẩm Phả trị giá 12 triệu USD. - Công ty TNHH Tùng
Lâm sẽ ký kết hợp đồng 10 triệu USD về việc xuất khẩu sắn lát cho Trung Quốc. - Công ty Cổ
phần Công nghệ điện tử, điện lạnh Việt Nam sẽ ký kết kế hoạch hợp tác 5 năm với Tập đoàn
Haier...
Để đạt được những hợp đồng này, trước chuyến đi, doanh nghiệp, các hiệp hội hai bên đã làm
việc để đến thoả thuận cuối cùng. Song, đây chỉ là một phần trong số các hợp đồng sẽ được ký
kết trong chuyến đi này vì trong và sau chuyến đi sẽ còn có nhiều hợp đồng lớn được ký kết giữa
doanh nghiệp hai bên.
Tuy nhiên, ông Túc cho biết, mục tiêu lớn hơn mà doanh nghiệp hai bên hướng tới là tiếp tục mở
rộng thu hút đầu tư, đẩy mạnh thương mại giữa hai bên. Hiện nay, Trung Quốc đầu tư vào Việt
Nam khoảng 700 triệu USD, xếp thứ 15 trong các nước đầu tư vào Việt Nam. Con số này chưa


tính đến một lượng vốn đầu tư khá lớn của Hồng Kông vào nước ta.
Trung Quốc là nước tiếp nhận đầu tư nhiều và đầu tư ra nước ngoài cũng nhiều. Thế mạnh của
doanh nghiệp Trung Quốc là về khai khoáng, năng lượng. điện... Hiện nay, các doanh ngiệp Trung
Quốc rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam nhất là các dự án về điện lực - đây là lĩnh vực Trung Quốc
có kinh ngiệm, giá thành rẻ mà máy móc thiết bị không thua kém các nước phát triển.
Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn quan tâm đến cá dự án khai khoáng như: khai thác Boxit
ở Lâm Đồng, xây dựng các khu đô thị, phát triển công nghiệp... Ông Túc cho rằng, Việt Nam và
Trung Quốc có thuận lợi về vị trí địa lý, có mối quan hệ chính trị văn hoá tốt đẹp, doanh nghiệp hai
bên đã có nhiều mối quan hệ lam ăn từ lâu. Hy vọng, với một chiến lược thu hút đầu tư hợp lý thì
số lượng các nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn sẽ rất nhiều và số vốn đầu tư sẽ tăng
lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị để đón nhận dầu tư từ
Trung Quốc.
Về quan hệ thương mại, kim ngạch xuất nhập hai bên năm 2004 đã đạt trên 7 tỷ USD, vượt kế
hoạch 5 tỷ USD vào năm 2005 mà hai bên đã đề ra. Với tốc độ này, hai bên có thể hoàn thành và
vượt kế hoạch 10 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại, Việt Nam đang
gặp một số bất lới do cơ cấu hàng hoá hai bên khá giống nhau, trong khi trung Quốc có thế mạnh
về sản lượng lớn, mẫu mã tốt, giá cả cạnh tranh... Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ
Trung Quốc tương đối lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cườn về mẫu mã, tiếp thị và
nhất là tăng cường hợp tác với nhau.
Hợp tác trên 3 cấp độ
Ông Túc nhấn mạnh, để tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại và thu hẹp
khoảng cách nhập siêu hiện nay cần có sự hợp tác của hai bên trên cả 3 cấp độ: nhà nước, các tổ
chức và doanh nghiệp.
Theo đó, Chính phủ hai bên cần có những chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng đầu
tư, kinh doanh thuận lợi. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường khảo sát thị trường, trợ
giúp cho doanh ngiệp. và bản thân mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược sản phẩm và xuất khẩu,
đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc. Để giảm dần nhập siêu, các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh
như dầu, than đá, cao su... cần được tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời mở rộng các loại sản
phẩm có tiềm năng khác
Là một nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, khoảng 9,5% mỗi năm, kim ngạch

xuất khẩu khoảng 1150 tỷ, Trung Quốc được đánh giá là một cực kinh tế lớn của thế giới. Điều đó
không chỉ thể hiện bằng các chỉ số phát triển ấn tượng của đất nước này mà còn cso thể thấy qua
việc rất nhiều nước trên thế giới mong muốn thắt chặt mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Ngay
trong khu vực, nhiều nước nước ASEAN đã đạt được các thoả thuận về hợp tác song phương với
Trung Quốc và Việt Nam cũng ở trong số đó.
Điều thuận lợi là, Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp. Tất cả mọi thoả thuận về chính
trị, kinh tế đều tạo điều kiện cho doanh ngiệp hai nước phát triển. Việt Nam lại có vị trí địa lý thuận
lợi trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, hai nước có nhiều điều kiện để tiếp tục nâng tầm quan
hệ kinh tế lên một bước mới, tương xứng với tiềm năng của hai bên.
Thời gian gần đây, hai nước đang có nhiều hoạt động tăng cường quan hệ. Trong đó, có thể kể
đến việc xúc tiến thành xây dựng "hai hành lang, một vành đai kinh tế" Việt - Trung. Hiện nay,
những vấn đề cơ bản đã được hai chính phủ thoả thuận. Hiện Bộ Kế hoạch đầu tư đang được
giao chuẩn bị kế hoạch cụ thể để thực hiện. và trong chuyến đi này sẽ có nhiều biện pháp được
hai bên thảo luận để đưa vào thực hiện. Trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp Việt Nam
đang được khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, thâm nhập sâu vào thị trường Trung
Quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát huy hình thức buôn bán thuận lợi biên mậu qua các
của khẩu.
Đặc biệt trong chuyến đi này, việc ký kết kết thúc đàm phán vào WTO với Trung Quốc là rất cao.
Ông Túc nhận định, chúng ta đã kết thúc đàm phán với nhiều đối tác quan trọng như: EU, Nhật,
Hàn Quốc và các nước khác. Trong số các nước còn lại thì Trung Quốc là một đối tác quan trọng
và việc kết thúc đàm phán thì hy vọng vào WTO của Việt Nam vào cuối năm nay là rất lớn.
Nguyên Phong
(VietnamNet)

×