Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài soạn Ga ki II đến T74 theo chuanKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.6 KB, 49 trang )

BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 55
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Phát hiện và sửa chữa các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận
- Kĩ năng: Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Thái độ: Rèn kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn.
- Học sinh : SGK, vở ghi, bài soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS thảo luận
HS thảo luận nhóm theo bàn phát hiện
và phân tích các lỗi lập trong những
đoạn văn a, b, g, h
- Chỉ ra lỗi trong đoạn văn?
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đó?
Cách dùng từ “ hoàn cảnh khó khăn
của cuộc sống” quá chung chung,
không làm nổi bật được vấn đề: ranh
giới giữa sự sống và cái chết vào
những thánh ngày khủng khiếp của nạ
đói năm 1945 và khát vọng sống, khát
Bài tập 1
a. Luận cứ không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục


ngữ, ca dao trong khi luận điẻm chính nêu lên ở
đầu đoạn văn là “Giá trị … là giá trị nhân thức”
Luận cứ chỉ đề cập đến một khía canh rất hẹp:
hiểu biết, nhận thức về tự nhiên
- Nguyên nhân: không nắm được các khía cạnh
cụ thể của vấn đè cần nghị luận, không hiểu
quan hệ lôgíc của các luận cứ và thiếu các dẫn
chứng làm rõ luận điểm.
b. Luận điểm không rõ ràng: Nội dung của câu
1, 2 trong đoạn nhằm mục đích nêu luận điểm
nhưng luận điểm chủ yếu được nêu trong câu 2
không xác đáng (không nêu được bản chất của
vấn đề), không phải là một nội dung tương
đương với luận điểm như một tiền đề trong câu
1. Luận cứ không chặt chẽ, thiếu lôgíc. “Chính
cái sự …tinh thần lạc quan”
- Nguyên nhân: Lỗi không nắm vững vấn đề
cần trình bày, không hiểu mối quan hệ giữa các
chi tiết trong tp nên việc khái quát luận điểm
không phù hợp với đối tượng và không triển
khai được các luận cứ xác đáng, thuyết phục.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
1
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
vọng được làm người, được yêu
thương trong tp “Vợ nhặt”
c. Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp với bản
chất của đói tượng nghị luận, luận cứ quá sơ
lược, không đầy đủ, không trình bày được
những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết

“ Tràng nhặt được vợ” đã đi đến kết luận chung
về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
d. Không nêu được luận điểm cần trình bày.
Luận cứ được nêu ra làm tiền đề dẫn nhập cho
lập luận cũng quá lan man xa rời vấn đề.
- Nguyên nhân: không nắm vững được phạm vi
luận điểm cần trình bày, không tìm được những
luận cứ cần thiết, liên quan trực tiếp đến luận
điểm chính đang triển khai.
g. Cách tổ chức lập luận thiếu chặt chẽ. Luận
cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận
điểm chính quá rườm rà, lan man không cần
thiết, không có vai trò làm nổi bật vấn đề
h. Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp
với kết luận, luận cứ thiếu tính hệ thống, không
đầy đủ, không toàn diện
HĐII. HS thảo luận khắc phục lỗi
- Sửa các lỗi lập luận?
HS đọc – nghe và góp ý
Bài tập 2:
a. Bổ sung những giá trị nhận thức của vh dg
trong truyện cổ, ca dao, tục ngữ, sắp xếp theo
hệ thống nhất định: xh, con người, sản xuất, tự
nhiên. thêm luận cứ về vh tác động mạnh mẽ
đến con người
b. Nêu rõ luận điểm: “Người tn trong LLSP của
NTL không chỉ say mê công việc mà còn tha
thiết yêu đời, yêu người. Sưả lại một số luận cứ
d. Thay các luận cứ “Nếu ai … về đâu bằng các
luận cứ phù hợp”

g. Bỏ các luận cứ “ Cây xà nu … mãnh liệt” và
nêu rõ luận điểm: “ Nhà văn NTT đã chọn cây
xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây
Nguyên làm một biểu tượng nghệ thuật để khắc
hoạ phẩm chất của người dân Xô Man
3. Củng cố : Những lỗi về lập luận cần tránh
4. Hướng dẫn tự học: Về nhà làm nốt bài tập còn lại
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
2
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 56 - 57
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
TIẾT THỨ NHẤT:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn
phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình
vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động; miêu tả và phân tích tâm lí
nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn; ngôn ngữ mang phong vị và màu
sắc dân tộc; giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
- Kĩ năng: Củng cố và nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân
vật trong tác phẩm tự sự
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu về tác phẩm, tác giả,
máy chiếu

- HS: Vở soạn, sgk,
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
2. Bài mới: Cho HS nghe bài hát “Bài ca trên núi” và xem một số hình ảnh về thiên
nhiên, con người Tây Bắc
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời
câu hỏi:
- Trình bày những nét cơ bản nhất
về tác giả Tô Hoài?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ
lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại bằng con
đường tự học.
- Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt
đầu cầm bút, những sáng tác của ông thiên về diễn tả
sự thật của đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc đặc biệt
là những nét lạ trong phong tục tập quán ở nhiều vùng
khác nhau của đất nước và thế giới.
Ông được mệnh danh là nhà văn của đề tài Hà Nội,
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
3
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
- Tác phẩm có xuất xứ như thế
nào?
Tác phẩm kể về cuộc đời của Mị và A
Phủ - chàng trai và cô gái người

HMông. Cuộc đời ấy vắt qua hai giai
đoạn: phần bóng tối ở Hồng Ngài và
phần ánh sáng ở Phiềng Sa.
của đề tài miền núi.
2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1952 Tô Hoài tham gia
chiến dịch giải phóng Tây Bắc, trong 8 tháng sống và
tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tô
Hoài có điều kiện tìm hiểu phong tục tập quán, tâm tư
suy nghĩ …cùng với sự vùng dậy tự giải phóng mình.
Tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, “Vợ chồng A Phủ” là
một truyện ngắn đặc sắc.
HĐII. Hướng dẫn tóm tắt tác
phẩm
II. Tóm tắt tác phẩm:
- Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự
do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà
Thống lí Pá Tra.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê
liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng
bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
- A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và
trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
- Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị
đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
- Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn
đến Phiềng Sa.
- Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích
HĐIII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn

bản
- Em có nhận xét gì cách giới
thiệu nhân vật Mị của tác
giả?
- Lí do Mị phải về làm dâu
nhà thống lí Pá Tra?
- Mị là cô gái như thế nào?
III. Đọc - hiểu văn bản
1.Nhân vật Mị
a. Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí
Pá Tra:
- Mị đối lập với sự tấp nập vui vẻ, giàu sang trong nhà
thống lí: ngồi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, cúi mặt,
buồn rười rượi …
-> cô gái âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri
-> thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” - dự báo số
phận đấy đau khổ, éo le của nhân vật
- Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ, cô phải trả
bằng cả tuỏi trẻ và cuộc sống tự do của mình.
- Mị là cô gái có nhan sắc, có tâm hồn, yêu đời, chăm
chỉ, hiếu thảo, khao khát dược hạnh phúc
- Thời gian đầu khi mới về nhà Pá Tra, Mị cũng có sự
phản kháng: khóc - định ăn lá ngón tự tử
-> Mị sống tăm tối, nhẫn nhục, tưởng như không còn
hi vọng về sự đổi thay.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
4
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
=> Những năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra là một
chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp,

sự chịu đựng nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức về
bản thân và mong muốn đổi thay số phận
3. Củng cố: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
- Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ?
A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới.
B. Vì món nợ đó, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ.
C. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài
D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở
thành du kích và thành vợ thành chồng.
- Cho HS xem một đoạn phim để giới thiệu cho tiết 2
4. Hướng dẫn học bài:
- Tìm đọc trọn vẹn "Vợ chồng A Phủ' và tóm tắt tác phẩm này.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói
cho A Phủ
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
5
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 56 - 57
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
TIẾT THỨ HAI:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn
phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình
vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động; miêu tả và phân tích tâm lí
nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn; ngôn ngữ mang phong vị và màu

sắc dân tộc; giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
- Kĩ năng: Củng cố và nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân
vật trong tác phẩm tự sự
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu về tác phẩm, tác giả,
máy chiếu
- HS: Vở soạn, sgk,
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu về sức
sống tiềm tàng trong Mị.
- Em có nhận xét gì về cảnh: mùa
đông năm ấy gió và rét dữ dội,
nhưng mùa xuân vẫn cứ đến? Có
thật sự Mị đã chai sạn, không
muốn đổi thay số phận?
- Trước khung cảnh mùa xuân đến,
Mị đã có những hành động ntn?
b. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của
Mị:
* Cảnh mùa xuân:
- “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ
gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các
làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi
trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”
- “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi
trước nhà..”

- Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi
hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
6
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
(Mị uống ừng ực từng bát -> cô
đang uống những đắng cay của
phần đời đã qua hay đang uống cái
khao khát cuả phần đời chưa tới)
- Hành động bỏ thêm mỡ cho đèn
sáng thêm, theo em có ý nghĩa gì
không?
- Tiếng sáo có tác dụng như thế
nào với tâm hồn Mị? ( Tiếng sáo
ngoài núi-> đầu làng-> bên đường
-> tiếng sáo trong tâm hồn Mị
- Tiếng sáo có ý nghĩa gì?
- Những sục sôi trong tâm hồn đã
thôi thúc Mị có những hành động
gì?
- Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói
đứng trong đêm mùa xuân diễn
biến như thế nào? Bình luận?
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Lúc uống rượu đón xuân:
- “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”

 Mị đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua,
uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm
cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau
bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn:
+ Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi
sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã
thổi sáo đi theo Mị”
+ “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên
vui sướng như những đêm Tết ngày trước… Mị muốn
đi chơi…”
+ Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực:
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ
thấy nước mắt ứa ra”
 Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+ Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo:
“Anh ném Pao, em không bắt
Em không yêu quả Pao rơi rồi”.
 Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do
đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị
+ Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có
những hành động:
• “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
dầu”
 Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ
là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của
mình.
• “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách”

 Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt
của A Sử.
- Khi bị A Sử trói đứng:
+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết
mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn
nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi...”
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
7
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
- Đọc đoạn văn thể hiện tâm trạng
Mị lúc thấy A Phủ trói đứng trong
đêm? Bình luận?
- Nguyên nhân nào đã khiến Mị có
hành động cắt dây trói cho A Phủ?
 Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo
những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha
thiết bên tai.
+ “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa
được...”
 Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng.
+ “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi (…). Lúc lại nồng nàn
tha thiết nhớ (…). Mị lúc mê lúc tỉnh…”
 Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi
kịch: khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng,
khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt.
=> Tư tưởng của nhà văn:
Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói
buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên.
c. Sức phản kháng mạnh mẽ:

- Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói
mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ
tay”
 Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.
- Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ: Mị
thức tỉnh dần.
+ “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”,
“Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống
cổ, không biết lau đi được”
 Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình.
+ Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bi trói
đến chết
 Thương người, thương mình.
+ Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó
bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc
ác…”
+ Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là
người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét”
 Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi
đau khổ của mình và của người khác.
+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn
được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị
liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc
ấy”
 Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến
hành động.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
8
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN

- Vì sao Mị chạy cùng A Phủ?
- Giá trị nhân đạo được thể hiện
nhân vật Mị mà Tô Hoài muốn nêu
lên là gì?
- Liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ
“Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
cắt nút dây mây…”
 Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh
vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu
người.
+ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy
ra”
 Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát
duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.
=> Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân
vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm
đến hành động.
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi
sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt.
+ Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo
bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc
đời mình.
HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu nhân
vật A Phủ
- Vì sao nói A Phủ là nhân vật có
số phận đặc biệt?
- Nhân vật A Phủ có những tính
cách đặc biệt nào? Đọc đoạn văn
miêu tả cảnh A Phủ đánh A Sử?

2. Nhân vật A Phủ:
a. Số phận đặc biệt của A Phủ:
- Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích,
sống sót qua nạn dịch
- Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy
được vợ vì tục lệ cưới xin
- 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái,
sau đó trốn thóat và lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông
minh:
“chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục
cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”
- Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng:
“Đứa nào được A Phủ bằng được con trâu tốt trong
nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”
- Nhưng A phủ vẫn rất nghèo, không lấy nổi vợ vì
phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo.
b. Tính cách đặc biệt của A Phủ :
- Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ
gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ
trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”
- Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ
ác: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
9
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
- Khi trở thành người làm công
gạt nợ, tính cách của A Phủ như
thế nào? Có thay đổi so với trước
kia hay không?

- Tính cách của A Phủ còn được
bộc lộ ở những chi tiết nào?
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ
thuật của tác phẩm ?
+ HS: Thảo luận theo nhóm bàn
trong 5 phút và cử đại diện trả lời.
+ GV: Ghi nhận các ý kiến và
chốt lại theo đáp án.
quay rất to vào mặt A Sử (…). Nó vừa kịp bưng tay
lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu
xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”
 Hàng loạt các động từ cho thấy sức mạnh và tính
cách của A Phủ, không quan tâm đến hậu quả sẽ xảy
ra.
- Khi trở thành người làm công gạt nợ:
+ A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi
ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước
đây.
+ Không sợ cường quyền, kẻ ác:
• Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở
về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên,
điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra.
• Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta
trói đứng mình.
 Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái
chết.
- Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây
định trốn thoát
 Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ
Cách mạng nhanh chóng sau này.

3. Nghệ thuật:
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc
sắc:
- Nét khác nhau giữa hai nhân vật:
+ Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên
trong tâm hồn.
+ A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc
lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo
bạo, mạnh mẽ.
- Nét giống nhau:
+ Tính cách của những người dân lao động miền núi
• Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục
nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao
khát tự do và hạnh phúc.
• A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin.
+ Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn
bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng
mãnh liệt.
* Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt: cách
giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
10
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
* Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán
của người dân miền núi
* Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn
giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.
HĐIV. Hướng dẫn tổng kết trên
hai mặt giá trị nội dung và giá trị

nghệ thuật
IV. Tổng kết
* Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây
Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài
ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc
nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa
ngục giữa trần gian.
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm
của người dân miền núi.
* Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của
con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc
đời tăm tối và số phận thê thảm.
3. Củng cố: Sức hấp dẫn của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ?
Sức hấp dẫn của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã đứng về khát vọng được sống, được
yêu để tố cáo cái xã hội đã giam hãm trói buộc tuổi xuân và tin vào sức sống bất diệt
của con người để thông cảm với nguyện vọng thiết tha được vươn lên sống làm người,
muốn phản kháng lại thực tại đen tối để tìm đến tình yêu, tự do và hạnh phúc
4. Hướng dẫn học bài:
- Tìm đọc trọn vẹn "Vợ chồng A Phủ' và tóm tắt tác phẩm này.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói
cho A Phủ
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG

11
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 58
NHÂN VẬT GIAO TIẾP
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế
xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối
nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện: đặc điểm,
vị thế, quan hệ thân sơ, chiến lược giao tiếp ...
- Thái độ: Ý thức tự nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định
được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng,
- HS: Vở soạn, sgk,
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
HĐI. Phân tích các ngữ liệu
GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1
(SGK) và nêu các yêu cầu sau (với
HS cả lớp):
- Hoạt động giao tiếp trên có
những nhân vật giao tiếp nào?
Những nhân vật đó có đặc điểm
như thế nào về lứa tuổi, giới tính,
tầng lớp xã hội?

- Các nhân vật giao tiếp chuyển
đổi vai người nói, vai người nghe
và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt
lời đầu tiên của "thị" hướng tới ai?
- Các nhân vật giao tiếp trên có
I. Phân tích ngữ liệu:
1. Ngữ liệu 1
a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao
tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật
đó có đặc điểm :
- Về lứa tuổi : Họ đều là những người trẻ tuổi.
- Về giới tính : Tràng là nam, còn lại là nữ.
- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân
lao động nghèo đói.
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói,
vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là
người nghe.
- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị"
là người nghe.
- Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu)
và mấy cô gái là người nghe.
- Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.
- Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
12
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
bình đẳng về vị thế xã hội không?
- Các nhân vật giao tiếp trên có
quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt

đầu cuộc giao tiếp?
- Những đặc điểm về vị thế xã hội,
quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới
tính, nghề nghiệp,… chi phối lời
nói của các nhân vật như thế nào?
nghe.
Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã
hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh
ngộ).
d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp
trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-
sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói
của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên
chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen họ
mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế
xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ
ra rất suồng sã.
HS đọc đoạn trích và trả lời những
câu hỏi (SGK)
- Có những nhân vật giao tiếp nào
trong đoạn trích trên? Bá Kiến nói
với một người và nhiều người
trong trường hợp nào?
- Vị thế của Bá Kiến so với từng
người nghe ntn? Nó chi phối cách
nói và lời nói của Bá Kiến ra sao?
- Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã
thực hiện chiến lược giao tiếp ntn?

- Với chiến lược giao tiếp như
trên, Bá Kiến có đạt được mục
2. Ngữ liệu 2
a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến,
mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp
quay sang nói với Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy
bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho
nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).
b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
+ Với mấy bà vợ- Bá Kiến là chồng (chủ gia đình)
nên "quát".
+ Với dân làng- Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp
trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng
thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại
thế này?).
+ Với Chí Phèo- Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là
kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo
đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa
có vẻ đề cao, coi trọng.
+ Với Lí Cường- Bá Kiến là cha, cụ quát con
nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo.
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến
lược giao tiếp:
+ Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.
+ Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí.
+ Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để
xoa dịu Chí.
d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt
được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người

TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
13
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
đích và hiệu quả giao tiếp không? nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp
nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn
là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
HĐII. Tổ chức rút ra nhận xét
- GV nêu câu hỏi và gợi ý: Từ việc
tìm hiểu các ngữ liệu trên, anh
(chị) rút ra những nhận xét gì về
nhân vật giao tiếp trong hoạt động
giao tiếp?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét và tóm tắt những
nội dung cơ bản.
II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt
động giao tiếp.
1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các
nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc
người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường
đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe
có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe
không hồi đáp lời người nói.
2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với
những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống,
văn hóa, môi trường xã hội,… ) chi phối lời nói (nội
dung và hình thức ngôn ngữ).
3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ
cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt
mục đích và hiệu quả.

HĐIII. Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập 1.
Phân tích sự chi phối của vị thế xã
hội ở các nhân vật đối với lời nói
của họ trong đoạn trích (mục 1-
SGK).
- HS đọc đoạn trích.
- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.
- HS thảo luận, trình bày.
- GV nhận xét, nhấn mạnh những
điểm cơ bản.
Hướng dẫn làm bài tập 2
Phân tích mối quan hệ giữa đặc
điểm về vị thế xã hội, nghề
nghiệp, giới tính, văn hóa,… của
các nhân vật giao tiếp với đặc
điểm trong lời nói của từng người
ở đoạn trích (mục 2- SGK).
- HS thảo luận, trình bày.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Anh Mịch Ông Lí
Vị thế xã
hội
Kẻ dưới- nạn
nhân bị bắt đi
xem đá bóng.
Bề trên- thừa
lệnh quan bắt
người đi xem đá

bóng.
Lời nói
Van xin, nhún
nhường (gọi
ông, lạy…)
Hách dịch, quát
nạt (xưng hô mày
tao, quát, câu
lệnh…)
Bài tập 2:
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:
- Viên đội sếp Tây.
- Đám đông.
- Quan Toàn quyền Pháp.
Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề
nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao
tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:
- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn
thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
14
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo,
nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.
Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách
nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.
3. Củng cố:
- Vai trò của nhân vật giao tiếp.
- Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói.

- Chiến lược giao tiếp phù hợp.
4. Hướng dẫn tự học:
- Ôn lại kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở SGK Ngữ văn 10 và "Ngữ cảnh"
ở SGK Ngữ văn 11.
- Phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật trong các tác phẩm tự sự trong
chương trình Ngữ văn 12.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
15
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 59 - 60
B ÀI VIẾT SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt : tìm hiểu
đề, lập ý, diễn đạt
- Kĩ năng: Viết được bài nghị luận văn học thể hiện được ý kiến của mình một cách
rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
- Thái độ: Tự ý thức rèn luyện về cách lập luận, ý kiến của bản thân cần đúng đắn,
phù hợp với chân lí.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, đề kiểm tra, bài soạn
- HS: Giấy kiểm tra
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
HĐI. GV đọc và chép đề lên bảng I. Đề bài:
Anh ( chị ) hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ
tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để chứng

minh rằng : Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ
nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết
trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
II. Đáp án - thang điểm:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo bài văn có đầy đủ theo bố cục: mở - thân -
kết. Diễn đạt trong sáng, trình bày được quan điểm
của bản thân.
- Cần phối hợp thao tác phân tích, chứng minh và
phương thức biểu cảm.
2. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý sau:
- Bài thơ có hai hình tượng hai nhân vật trữ tình là
Sóng và Em ( cái tôi trữ tình của nhà thơ). Quan hệ
giữa chúng là quan hệ thống nhất, hai mà một, không
tách rời nhau. Sóng là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người
con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính Em –
người đang yêu và suốt đời mong được sống trong
tình yêu.
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
16
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
- Dùng hình tượng sóng Xuân Qùynh đã diễn tả
một qui luật muôn thuở của tình yêu: Tình yêu gắn
liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khát khao yêu đương,
tình yêu là sự trẻ trung của tâm hồn:
- Bằng hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh diễn tả
sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau : Muốn
giải thích , cắt nghĩa về tình yêu, về người yêu và về
chính bản thân mình, nhưng đều không có câu trả lời
thỏa đáng. Vì khó giải thích, cắt nghĩa, nên tình yêu

luôn luôn mới mẻ, luôn luôn là sự khám phá :
- Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Bằng việc
khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của hình tượng
Sóng, tác giả đã diễn tả nỗi cồn cào, khắc khoải của
những người yêu nhau.
- Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình
yêu thủy chung và vĩnh cửu : Em muốn hóa thân
thành sóng để còn tồn tại mãi mãi của tình yêu :
Nhờ khai thác sáng tạo tính đối lập, đa dạng,
phức tạp, vĩnh hằng của hình tượng Sóng, Xuân
Quỳnh bộc lộ sinh động những trăn trở, lo âu, khát
vọng... của người phụ nữ với một tình yêu thiết tha
mạnh mẽ.
3. Thang điểm:
Điểm 9 - 10: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Bài viết
có cảm xúc, sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, bố cục rõ
ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 7 – 8 : Nêu đủ ý, bài viết có cảm xúc, bố cục rõ
ràng, sai không quá 3 loại lỗi về chính tả, ngữ pháp và
dùng từ.
Điểm 5 - 6: Có thể thiếu 1 ý, bài viết có bố cục rõ
ràng, diễn đạt tương đối sai không quá 5 loại lỗi chính
tả, ngữ pháp và dùng từ.
Điểm 4: bài thiếu ý, diễn đạt không lưu loát, sai
không quá 7 loại lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
Điểm 2-3 : Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp, dùng từ.
Điểm 1:Bài viết không đề cập tới các ý trong đề hoặc
lạc đề.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng phần này.

HĐII. Thu bài sau 90p
3. Hướng dẫn tự học: Soạn bài "Vợ nhặt" theo hệ thống câu hỏi trong SGK
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
17
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
Lớp 12C1: Tổng số: Vắng:
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:
Tiết 61- 62
VỢ NHẶT
- Kim Lân -
TIẾT THỨ NHẤT:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và
tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên
bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống,
gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
- Kĩ năng: Củng cố nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn
cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân?
- Tâm trạng Mị khi cắt dây cởi trói cho A Phủ?

2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung
HS đọc tiểu dẫn trong sgk và trả
lời câu hỏi:
- Tóm tắt vài nét về tác giả Kim
Lân?
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
I. Tìm hiểu chung:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế
giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông
thôn và hình tượng người nông dân
- Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống của
người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí
của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê
hương và cách mạng.
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim
Lân, có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết
ngay sau Cách mạng tháng Tám, nhưng bị mất bản
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
18
BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 – GV NỊNH THỊ HỒNG LOAN
“Vợ nhặt” ?
- Bối cảnh của câu chuyện?
thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), tác giả dựa vào
một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.
- Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên
tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra.
Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng trị đến Bắc Kì,

hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
HĐII. Hướng dẫn đọc hiểu văn
bản
- Dựa vào nội dung truyện, hãy
giải thích nhan đề "Vợ nhặt"?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:
- Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác
phẩm.
- Thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người ta
hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
-> Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái
rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực
chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
- Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi
người trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của
mình.
=> Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân
trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc
và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin
của con người trong cảnh khốn cùng.

- Nhà văn đã xây dựng tình huống
truyện như thế nào?
+ Bối cảnh chung của nông thôn
VN
+ Xóm ngụ cư nơi Tràng ở
+ Bản thân Tràng
- Em chỉ ra tình huống đó độc đáo
ở chỗ nào?

2. Tình huống truyện:
- Bức tranh ảm đạm của nạn đói:
+ Những người hành khất: “từ Nam Định, Thái
Bình đọi chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh
xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều
chợ”
+ Không khí chết chóc bao trùm: “Người chết như
ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,
đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây năm còng queo
bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác
rưởi và mùi gây của xác người”
+ Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như
những đám mây đen.
 Sự sống đang bị đặt sát bờ vực cái chết
- Nạn đói còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời, số
phận của mỗi con người:
+ Người đàn bà là vợ Tràng hiện lên như một con
ma đói: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi,
trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai
con mắt.”
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG
19

×