Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hợp tác nhân đôi thương hiệu nhân đôi thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.89 KB, 1 trang )

Hợp tác nhân đôi thương hiệu nhân đôi thành công
Một “đại gia” sữa hàng đầu Hà Lan mới vào VN liền chọn ông “trùm” sữa VN để liên doanh, một
thương hiệu hoa chuyên xuất khẩu nay muốn quay lại thị trường nội địa liền kết hợp với các nhà
bán lẻ trong nước… Hợp tác kinh doanh để mở rộng thị phần, khai thác thương hiệu của nhau là
cách nhiều DN bắt đầu áp dụng, mở đầu cho xu hướng kinh doanh "nhân đôi thương hiệu” tại VN.
Marketing tiết kiệm
Thương hiệu hoa DalatHasfarm của Agrivina - DN 100% vốn nước ngoài - lâu nay vốn chỉ quan
tâm đến xuất khẩu, với hơn 70% sản lượng hoa được bán ra nước ngoài, nay đùng một cái lại
quyết định quay lại thị trường trong nước và lên chiến lược “tấn công” mạnh mẽ. Bất ngờ hơn,
trong chiến dịch này DalatHasfarm không đơn lẻ một mình mà cùng kết hợp với hệ thống siêu thị
Saigon Co.op để ra mắt người tiêu dùng thương hiệu hoa DalatHasfarm-SaigonCo.op.
Lý giải về sự hợp tác trên, ông Dương Quốc Chiến - Giám đốc kinh doanh và phát triển thị trường
Dalat Hasfarm thẳng thắn cho biết: “Thay vì phải làm lại từ đầu như xây dựng cửa hàng, quảng bá
thương hiệu, lôi kéo khách hàng… chúng tôi chọn cách kết hợp với một thương hiệu mạnh, đã có
lượng khách hàng quen thuộc như Saigon Co.opMart để tiếp cận người tiêu dùng. Theo tôi đây là
cách marketing tiết kiệm, hiệu quả và dễ làm”.
Không chỉ những DN kinh doanh khác lĩnh vực mới có thể khai thác thế mạnh lẫn nhau mà DN
kinh doanh cùng sản phẩm cũng "nhân đôi thương hiệu" theo cách này. Mới đây Tập đoàn
Campina, nhãn hiệu sữa được cho là số 1 Hà Lan với doanh số bán hàng hằng năm đạt xấp xỉ 3,7
tỷ euro đã chọn “ông trùm” sữa VN là Công ty Vinamilk để liên doanh khi đặt chân đến VN.
Theo ông Mark Bacon, Tổng giám đốc Công ty LD Campina, Vinamilk và Campina cam kết đóng
góp 50/50 cho liên doanh này để chiếm lĩnh thị trường. “Vinamilk có thế mạnh về dây chuyền sản
xuất, hệ thống phân phối, rành khẩu vị người VN… Campina thì có ý tưởng sản phẩm tiên tiến,
công thức sản phẩm, công nghệ chế biến mới của châu Âu và hiệu quả marketing. Đây là sự hợp
tác hoàn hảo cho cả 2 bên” - ông Mark nói.
Mở đầu cho sự hợp tác, cuối tháng 7/05 trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm mới của liên doanh
này: sữa LBC (Lactic Building Complex) nhấn mạnh vai trò chất đạm, chất sắt và khoáng chất từ
nguồn dinh dưỡng thiên nhiên.
Cũ người mới ta
Hợp tác kinh doanh để khai thác thương hiệu lẫn nhau là cách làm phổ biến ở nhiều nước phát
triển, xu hướng này được các DN gọi là “think win - win”, nghĩa là liên kết để cả 2 cùng thắng.


Theo nhiều DN, triết lý “think win-loose” hợp tác để thu lợi về phần mình, đối tác không có lợi là
kiểu làm ăn chụp giựt, không thể tồn tại lâu dài.
Tại VN, mô hình này đã xuất hiện trong một vài năm gần đây nhưng còn rất ít và chủ yếu là do ảnh
hưởng từ văn hóa kinh doanh của nước ngoài. Hầu hết các DN áp dụng mô hình này thì 1 trong 2
đối tác hoặc cả 2 đều là DN nghiệp “ngoại” như Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential VN phối
hợp cùng Ngân hàng ACB, Pepsi liên kết cùng Kinh Đô… số DN Việt liên kết với nhau còn hiếm
hoi như Saigon Co.op và Satra (Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn), Ngân hàng Đông Á cùng
công ty điện lực Gò Vấp...
Theo một chuyên gia kinh tế, khi cánh cửa WTO giang rộng dần là thách thức lớn cho nhiều DN
trong nước, phương thức liên kết kinh doanh cũng là giải pháp hiệu quả cho những DN biết phối
hợp với nhau một cách nhịp nhàng. “Nếu không đủ sức lớn mạnh ngay từ bây giờ thì hợp tác để
mạnh là xu hướng mà DN cần nhắm tới” - ông nói

×