Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

bài giữa kỳ – tâm lý học vb2k04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.01 KB, 55 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>
*****


<b>BÀI GIỮA KỲ MƠN HỌC</b>



<b>CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN 01</b>


<b>Đề tài:</b>



<b>CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NGHỀ</b>


<b>THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>



GVHD : TS. Trì Thị Minh Thúy
Lớp : VB2K04


SVTH :


1) Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 1566160006
2) Nguyễn Chí Cơng 1536616002
3) Đặng Thị Hồng Cương 1566160014


4) Lê Minh Khê 1536162012


5) Nguyễn Anh Khoa 1566160041
6) Triệu Minh Thi 1536616010


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>
*****


<b>BÀI GIỮA KỲ MƠN HỌC</b>



<b>CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN 01</b>



<b>Đề tài:</b>



<b>CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NGHỀ</b>


<b>THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ</b>



GVHD : TS. Trì Thị Minh Thúy
Lớp : VB2K04


SVTH :


1) Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 1566160006
2) Nguyễn Chí Cơng 1536616002
3) Đặng Thị Hồng Cương 1566160014


4) Lê Minh Khê 1536162012


5) Nguyễn Anh Khoa 1566160041
6) Triệu Minh Thi 1536616010


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

MỞ ĐẦU...1


CHƯƠNG 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...2


CHƯƠNG 2. CÁI NHÌN TỐNG QUAN VỀ NGHỀ THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ...3


CHƯƠNG 3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHUNG LÀM VIỆC CỦA
MỘT NHÀ TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI THÂN CHỦ...14


CHƯƠNG 4. TRỊ LIỆU HỆ THỐNG...22



CHƯƠNG 5. ĐÚC KẾT...43


5.1. NHẬN RA ĐƯỢC NHỮNG THỬ THÁCH PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU TRONG QUÁ
TRÌNH HÀNH NGHỀ...44


5.2. HIỂU RÕ ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHUNG TRỊ
LIỆU... 47


5.3. NẮM RÕ HƠN MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN QUAN TRỌNG VÀ TIẾN
TRÌNH THAM VẤN...47


5.4. LĨNH HỘI NHỮNG KIẾN THỨC CÓ GIÁ TRỊ...49


5.5. NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI...49


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỞ ĐẦU</b>



Có một điều phi lý là chẳng bao giờ người ta bảo một người bị gãy chân rằng
“Tất cả chỉ là do tưởng tượng thôi, cứ đi tiếp đi, không sao đâu.”, nhưng lại thường
bảo một người bị tổn thương tâm lý rằng “Tất cả chỉ do bạn tưởng tượng thơi, cứ mặc
kệ nó đi, khơng sao đâu”. Nhiều người vẫn cho rằng, việc ai đó gặp phải các khó khăn
tâm lý là điều không thực tế. Đơn giản chỉ vì họ khơng hiểu được chính xác những gì
đang diễn ra trong tâm trí của một người. Ngày nay, mặc dù ngành tâm lý học đã xuất
hiện như một cứu cánh cho việc giải phóng tâm trí con người khỏi các rối loạn và khổ
đau, nhưng vì vẫn cịn là ngành khoa học non trẻ, tâm lý học vẫn đang tiếp tục hoàn
thiện các phương pháp khai thác, nhận diện và điều trị các rối loạn trong tâm trí con
người – những kỹ thuật tham vấn và trị liệu.


Trên con đường trở thành một nhà tham vấn hay trị liệu tâm lý, mỗi người cần


phải trau dồi rất nhièu tri thức về địa hạt tâm lý, trong đó, tìm hiểu, nắm vững và vận
dụng tốt các kỹ năng tham vấn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để bắt
đầu điều trị tâm lý cho thân chủ. Nội dung của tài liệu này sẽ tổng hợp và khái quát
một số vấn đề về nghề tham vấn và trị liệu tâm lý tại TP.HCM thông qua nội dung
phỏng vấn 3 nhà tham vấn và trị liệu tâm lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG 1. </b>

<b>LÝ DO</b>


<b>CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Kỹ thuật tham vấn được xem là kỹ thuật căn bản để tiếp cận được các vấn đề của
thân chủ trong quá trình hỗ trợ tâm lý. Nắm vững các kỹ thuât tham vấn sẽ bổ trợ rất
nhiều cho việc thu thập được các thông tin cần thiết để hoạch định được một kế hoạch
hỗ trợ hay can thiệp các rối loạn tâm lý của thân chủ. Tuy nhiên, mỗi một trường phái
khác nhau lại có những kỹ thuật khác nhau trong q trình hỗ trợ tâm lý một người. Và
đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trường phái tâm lý học hiện nay, người
thực hành tham vấn tâm lý gặp khá nhiều khó khăn khi khơng biết phải bắt đầu từ đâu
để tiếp cận được những kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công việc hỗ trợ và điều trị tâm
lý của mình. Do đó, việc tìm hiểu và vận dụng các kỹ thuật tham vấn địi hỏi phải có
được một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này trước nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG 2. </b>

<b>CÁI</b>


<b>NHÌN TỐNG QUAN</b>



<b>VỀ NGHỀ THAM</b>


<b>VẤN VÀ TRỊ LIỆU</b>



<b>TÂM LÝ</b>



Nhóm chúng em đã tiến hành phỏng vấn chị NTTH, một nhà tham vấn/trị liệu tự
do về chủ đề “Nghề Tham Vấn” với thời lượng 2 tiếng tại phịng khám riêng của chị
như sau

:




<i><b>1) Nhóm Phỏng Vấn: Em chào chị. Rất vui vì hơm nay chúng em có cơ hội</b></i>
<i><b>được chị dành thời gian để giúp chúng em thực tập cách đặt câu hỏi thông qua bài</b></i>
<i><b>tập phỏng vấn các nhà trị liệu ạ. Đầu tiên, xin chị giới thiệu một chút về bản thân</b></i>
<i><b>mình với chúng em được khơng ạ? (Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ năng đặt câu</b></i>
<i><b>hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Dùng kỹ năng cung cấp thông tin và bộc lộ quan điểm bản</b></i>
<i><b>thân):</b></i>


Chị là NTTH, nhà trị liệu độc lập. Năm nay chị đã 40 tuổi và tốt nghiệp từ trường
ĐH KHXH&NV Hà Nội ngành trị liệu lâm sàng, sau đó chị học sau đại học trong một
chương trình hợp tác giữa trường chị và trường Université Toulouse II-Le Mirail. Sau
đó chị trở thành một nhà trị liệu tự do, thuộc trường phái phân tâm. Chị thấy phân tâm
rất gần với những triết lý của Phật giáo, đặc biệt là khả năng giải ảo tưởng.


<i><b>2) Nhóm Phỏng Vấn:Trong quá trình hành nghề cho đến nay, chị có thể chia</b></i>
<i><b>sẻ cho chúng em biết về những thách thức nào trong nghề mà chị đã trải nghiệm và</b></i>
<i><b>vượt qua không ạ? (Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ năng đặt câu hỏi mở để lấy</b></i>
<i><b>thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng bộc lộ bản thân và cung cấp thông tin):</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Và ngay khi vào nghề này thì chị đã có sự say mê trong đấy rồi, nghĩa là chị khơng
cảm thấy có thách thức. Nhưng rõ ràng, cái khó khăn mà mình vẫn ln phải đối mặt
cho tới tận bây giờ, đấy vẫn luôn là những kiến thức mình phải liên tục cập nhật, trau
dồi, trao đổi với đồng nghiệp, rồi là tự đào tạo. Chị thấy rằng chị chẳng thể dừng một
ngày nào cái việc đọc sách, cái này là đọc sách nghề luôn đấy nhá, hay là cái việc mà
có thể có một cơ hội trao đổi về kinh nghiệm học thuật lẫn kinh nghiệm trị liệu với
đồng nghiệp hay với bậc tiền bối của mình này. Và cái thách thức thứ hai đấy là,


thường xuyên trong trị liệu tâm lý, xảy ra các câu chuyện về chuyển di và chống
chuyển di. Bởi vậy, nhà tâm lý nào mà chưa làm việc tốt trên bản thân mình ấy, sẽ vơ
cùng lúng túng khi mà gặp các câu chuyện này. Bởi vì các câu chuyện chuyển di và
chống chuyển di là cơ chế phòng vệ, mà đã là cơ chế phịng vệ thì thường là vơ thức,
mình không nhận ra được. Đã là vô thức nghĩa là mình khơng nhận ra được, nhưng
dấu hiệu để mình nhận ra được cơ chế đấy hoạt động ấy, đó là một cái sự khó ở nào
đấy bên trong mình hay là kể cả một cái sự dễ chịu nào đấy bên trong mình, cũng có
nghĩa là đang có vấn đề nào đó. Tại sao mà mình cứ thích chăm sóc thân chủ này quá
như thế, tại sao mỗi lần mình làm việc với thân chủ này lại thấy hào hứng như thế,
điều đấy là bất bình thường. Hay là mỗi lần đến giờ làm việc với thân chủ này mình lại
thấy uể oải, mệt mỏi, muốn né tránh, hoặc là thậm chí cịn qn giờ làm việc với thân
chủ ấy nữa. Hay là ví dụ như thân chủ quên giờ làm việc với mình, tại sao? Cái sự
quên đấy rõ ràng nó là một dấu hiệu của cái thơng điệp vô thức nào đấy.


Đấy là hai thứ thử thách mà chị thấy hàng ngày chị vẫn phải đối mặt và điều đấy
cũng có nghĩa là chúng ta cũng đang làm giàu có cho bản thân mình nữa. Cho nên là
cái cơng việc mà chăm chữa người khác ấy, đó là cơ hội để tăng trưởng chính cá nhân
mình nữa. Và cái người mà đi chăm sóc người khác ấy, thực ra chị nghĩ rằng là phải là
người biết chăm sóc mình, biết dũng cảm đối mặt với các vấn đề mà nó gợi lên trong
mình.


<i><b>3) Nhóm Phỏng Vấn: Thưa chị, chị nghĩ như thế nào về việc chúng ta cần</b></i>
<i><b>thống nhất với nhau về nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của nghề trị liệu tâm lý</b></i>
<i><b>ạ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin):</b></i>


Hiện nay thì ở VN, vị trí nghề trị liệu khơng có, mã nghề khơng có. Những nhà
tâm lý làm việc ở bệnh viện thường đứng ở vị trí kỹ thuật viên, hoặc một vị trí nào đó
mang tính trợ giúp, chứ họ khơng có nghề cụ thể là nghề tâm lý, khơng có lương hay


các chế độ cụ thể đi kèm.


Hiện tại trường ĐH KHNV Xã hội cũng có xây dựng 1 bộ quy chuẩn đạo đức và
cũng sẽ sớm được phổ biến, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào câu chuyện pháp lý, vị
trí cơng việc này sẽ được ghi nhận như thế nào trong xã hội.


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn: Ở VN mình hiện khơng có quy chuẩn đạo đức thì chị đang</b></i>
<i><b>sử dụng và tuân theo những quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ở nước ngoài hay</b></i>
<i><b>sao ạ? (Đang dùng kỹ năng đặt câu hỏi lựa chọn, dò tìm thơng tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin và bộc lộ bản thân):</b></i>


Thứ nhất, những quy tắc đạo đức đã được cơng khai thì các em sẽ được học trong
bộ môn tham vấn tâm lý. Đối với chị, chương trình mà chị được học có 1 môn gọi là
môn đạo đức nghề, dựa trên nền tảng tâm lý học theo chuẩn của Pháp và về mặt chính
danh, sau khi tụi chị được học xong thì được cấp bằng liên quan đến thực hành nhiều
hơn, cũng như có 1 giấy chứng nhận hành nghề của trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>4) Nhóm Phỏng Vấn: Các thân chủ khi đến với nhà tham vấn thường là khi</b></i>
<i><b>họ gặp khó khăn nào đó trong cuộc sống, vậy trong thực tế làm việc của mình thì</b></i>
<i><b>chị thường gặp những tình huống như thế nào ạ?( Đang dùng câu hỏi tìm thông</b></i>
<i><b>tin chung)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Dùng kỹ năng diễn giải và cung cấp thơng tin):</b></i>


Các thân chủ đến với mình thường là do họ đang lo lắng một vấn đề nào đó. Có 3
cấp độ lo lắng:


1) Lo sợ: là người nhận ra được tình huống phải đối đầu.



ví dụ: như họ ra đường sợ kẹt xe đơng đúc, khói bụi, hoặc lo ngại đến gặp đám
đông…


2) Lo lắng; cũng tương tự như lo sợ là nhận ra được tình huống phải đối diện
nhưng họ bất lực với tình huống đó, khơng xác định được phương hướng để đối phó
với biến cố đó Và họ bị tê liệt khơng thể chống cự được.


Ví dụ một đứa trẻ chơi trên một lan can của một tòa nhà cao và bé đi gần đến ban
công & mẹ sợ đứa bé rơi xuống đất nên không thể gọi hoặc la bé mà phải đành đợi
đến khi đứa bé bình tĩnh quay trở lại trong nhà. Trường hợp đó đứa trẻ làm cho mẹ thế
hiện sự lo lắng.


3/ Lo hã i: là một thứ đáng sợ nhất, rất mơ hồ khơng có sự lộ diện. Đây chính là
kết quả của sự dồn nén lâu năm, sẽ ảnh hưởng đến bản thân bất kỳ lúc nào, nhưng thân
chủ không lường trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

hoặc giúp các thân chủ tự bộc lộ và phân tích khi những biểu hiện của các triệu chứng
đang có.


<i><b>5) Nhóm phỏng vấn: Như chị đã nói thì về phía chủ quan các nhà tham vấn</b></i>
<i><b>phải có kỹ năng diễn đạt tốt. Vậy em xin hỏi chị là trong tất cả các kỹ năng tham</b></i>
<i><b>vấn thì theo chị kỹ năng nào là quan trọng nhất ạ? Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ</b></i>
<i><b>năng phản hồi và đặt câu hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Dùng kỹ năng thăm dị):</b></i>


Thế tụi em đã biết những kỹ năng gì?


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn đang dùng kỹ năng diễn giải:</b></i>



Tụi em có được học một số kỹ năng như kỹ năng đương đầu, kỹ năng đặt câu
hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi thông tin ...


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Đang dùng kỹ năng bộc lộ bản thân):</b></i>


Tất cả những kỹ năng mà em kể, chị không thấy kỹ năng nào hơn kỹ năng nào
cả, chúng đều quan trọng như nhau, và đồng thời là mình sẽ linh hoạt tất cả các kỹ
năng đấy để mình xử lý tình huống.


Dĩ nhiên kỹ năng diễn đạt và diễn giải là rất cần thiết để giúp thân chủ hiểu được
vấn đề. Nhưng thật ra thì đối với bản thân chị, khơng có kỹ năng nào quan trọng hơn
kỹ năng nào. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe cũng rất là quan trọng, nó giúp cho nhà trị
liệu có thêm thơng tin để phát hiện vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và thiết lập một
mối quan hệ trị liệu tốt. Nếu mình khơng lắng nghe tốt thì mình khó mà diễn đạt tốt
vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. Để có thể lắng nghe tốt thì mình phải tập làm rỗng
mình đi.


<i><b>6) Nhóm Phỏng Vấn: Thưa chị, giữa khái niệm tham vấn tâm lý và trị liệu</b></i>
<i><b>tâm lý có sự khác biệt nào giữa hai chức danh này khơng ạ? Nhóm phỏng vấn đang</b></i>
<i><b>dùng kỹ năng đặt câu hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Đang dùng kỹ năng thăm dị và cung cấp thêm thơng tin):</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Vậy thì những cái này khác nhau về cái gì?. Sau khi học mơn tham vấn tâm lý thì
cơ của các em có phân biệt cho tụi em đâu là một nhà tham vấn tâm lý và đâu là một
nhà trị liệu tâm lý khơng?


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn ( Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin):</b></i>


Dạ, cô của chúng em cũng có nói sơ về sự khác biệt. Chẳng hạn về mặt thời gian,


trị liệu lâm sàng thì đi sâu hơn về mặt tâm bệnh học, có liên quan đến điều chỉnh tính
cách, hành vi của thân chủ trên cơ sở chẩn đốn lâm sàng và tiến trình này thường lâu
dài hơn cịn tham vấn mang tính chất hỗ trợ cho thân chủ ngay lúc đó và mang tính
tình huống, có thời gian ngắn hơn.


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin):</b></i>


Đúng, chị thấy những nhà trị liệu tâm lý ở nước ngồi thường có bằng tiến sĩ trở
lên và họ có những hoạt động giám sát rất là nhiều. Cịn tham vấn tâm lý thì họ sẽ thực
hiện nhiều cái hoạt động liên quan đến nhận thức, họ sử dụng nhiều đến các biện pháp
nhận thức hành vi, và như em nói ấy, những câu chuyện mà họ giúp đỡ cho thân chủ
chủ yếu mang tính thời điểm hoặc là sự vụ, hiện tại, ở đây và bây giờ. Cịn trị liệu tâm
lý, nó là bây giờ và sau này, và trị liệu tâm lý mang tính thay đổi tính cách, tham vấn
tâm lý chỉ mang tính đối phó với tình huống nào đó thơi. Nên rõ ràng cái mức trị liệu
tâm lý nó cao hơn và nó địi hỏi thời gian đào tạo, hành nghề khác.


Đối với hoạt động cho thơng tin thì các em có thể thấy các website, các trung tâm
mà họ có thể tìm hiểu các thơng tin liên quan đến những điều mà người ta cần tìm
kiếm. Hướng dẫn thơng tin thì có thể là phạm vi làm việc rộng lớn hơn việc cho thông
tin một chút. Thực ra về mặt học thuật thì khả năng diễn giải chi tiết tất cả các điều này
ra thì chị khơng dám, chị chỉ nhớ rằng là ít nhất trong mơn tham vấn tâm lý nó sẽ có
trang bị cho tụi em các mức độ như thế này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

việc người ta bộc lộ cái nhìn chun mơn và khả năng chun mơn của người ta để
người ta có quyền đưa ra lời khuyên.


Còn trong tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý thì người ta sẽ tập trung vào vấn đề của
thân chủ nhiều hơn là khả năng chuyên môn của người ta, nên thường người ta sẽ
không đưa ra lời khuyên trong những tình huống chăm chữa.



<i><b>7) Nhóm Phỏng Vấn: Thế mình có thể phân loại các nhà tham vấn như thế</b></i>
<i><b>nào ạ? Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ năng đặt câu hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin và bộc lộ bản thân):</b></i>


Trên cái trục trợ giúp tâm lý thì nó có những mức độ liên quan đến tham vấn và
trị liệu tâm lý, mình có thể tạm chia ra 4 dạng, theo cách mà nhà tham vấn làm việc
với thân chủ và tương tác của thân chủ như sau: Nhà tham vấn diễn giải, nhà tham vấn
hướng dẫn, đây là trường phái nhận thức (cái này thì các em đã học trong mơn TLH
nhận thức rồi, chị chỉ vẽ lại sơ đồ này cho các em xem qua một tý), nhà tham vấn diễn
giải, khơng hướng dẫn, chúng ta có trường phái phân tâm; nhà tham vấn không hướng
dẫn, thân chủ diễn giải và tự trải nghiệm, đây chính là nhân văn; nhà tham vấn hướng
dẫn, thân chủ diễn giải và tự trải nghiệm, đây là hành vi. Chị dùng chung tham vấn và
trị liệu là nhà tham vấn, nhưng nó vẫn khác nhau như đã nói nhé.


Thế thì chị ở góc độ tham vấn và trị liệu, thực ra cái công việc chính của chị trị
liệu, chị nhận ra các đối tượng mà đến với chị chủ yếu là có hai nhóm vấn đề. Thứ
nhất là họ có một sự vụ gì đấy, ví dụ, chồng ngoại tình, ví dụ như là người u bỏ, hay
ví dụ như là mất cơng việc hay con mất này... thì những sự vụ này xảy ra bất ngờ và nó
vượt quá khả năng chống đỡ của họ thì họ sẽ tìm đến sự trợ giúp tâm lý. Đối tượng thứ
hai là họ có những triệu chứng khó khăn tâm lý cụ thể, ví dụ như là trầm cảm này, mặc
dù là sau trầm cảm nó có rất nhiều câu chuyện khác nhau, cũng như đằng sau trầm
cảm, cái mặt nạ trầm cảm nó cịn che đậy nhiều kiểu người khác nhau nữa. Hay là ví
dụ như là ám sợ xã hội, hay là ám ảnh gì đó, họ có những triệu chứng cụ thể và họ gọi
điện đến mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

mà thực ra trong phân tâm cũng có nhận thức nữa. Và khi mà thân chủ có nỗi chịu
đựng có vẻ như là lớn, khó khăn nhiều, thì mình sẽ làm việc nhiều tới các yếu tố liên
quan đến tính cách và đời sống vô thức của họ nhiều hơn,và cần thêm thời gian để diễn
giải lịch sử trưởng thành, cách hình thành bộ máy tâm trí của họ như thế nào và đến


bây giờ cái triệu chứng là sản phẩm, là biểu hiện của cái hộp đen bên trong như thế
nào.


Bởi vậy chị khơng có chú trọng kỹ năng nào quan trọng, nhưng tất nhiên kỹ năng
rất rất quan trong là kỹ năng lắng nghe. Và việc lắng nghe ấy, có nhiều người nói rằng
việc cần thiết là phải làm rỗng bản thân mình để đón nhận người kia một cách sáng
suốt nhất có thể.


<i><b>8) Nhóm phỏng vấn: Em cám ơn chị, vừa rồi chị có nhắc đến kỹ thuật làm</b></i>
<i><b>rỗng, xin chị làm rõ hơn về khái niệm này một chút được khơng ạ? Nhóm phỏng</b></i>
<i><b>vấn đang dùng kỹ năng phản hồi đơn và đặt câu hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin):</b></i>


Kĩ thuật làm rỗng là nhà tâm lý đó phải rèn luyện mình và lấy mình ra làm khn
mẫu, để thân chủ và chính nhà trị liệu đó có thể tự soi mình như khi mình nhìn vào
một tấm gương vậy đó. Thật ra thì chúng ta ln làm động tác soi gương này trong tất
cả các mối quan hệ. Cụ thể hơn nhé: Khi nhận được thông tin trong đầu chúng ta đã
đưa ra rất rất nhiều hướng để xử lý thơng tin đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Nhà tâm lý phải làm rỗng mình đi, nghĩa là phải giữ thái độ trung lập. Có như
vậy thì mới phản ánh sự việc của thân chủ một cách khách quan giống như một tấm
gương đang phản chiếuvậy. Nhà tâm lý phải giúp thân chủ nhận ra được những gì gây
cản trở trong đầu họ và liệu nó có những ý nghĩa khác nằm ở phía dưới khơng?


<i><b>9) Nhóm Tham Vấn: Khái niệm làm rỗng này thật hay ạ, nhưng liệu có xảy ra</b></i>
<i><b>trường hợp tấm gương phản chiếu của nhà trị liệu đó bị mờ khơng ạ? Và vì một lý</b></i>
<i><b>do nào đó mà nhà tham vấn/ trị liệu lại bị biến chất và làm méo mó tiến trình trị</b></i>
<i><b>liệu khơng ạ? (Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ năng phản hồi phức và đặt câu hỏi</b></i>
<i><b>mở để lấy thêm thông tin)</b></i>



<i><b>Nhà trị liệu (Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin):</b></i>


Có một bài viết của anh Ngơ Minh Uy mà chị có đọc qua và cảm thấy rất hay, rất
đúng, bài viết đó có phân ra các nhà tham vấn/trị liệu như sau: Nhà tâm lý lợi dụng
tình dục, nhà trị liệu bóc lột sức lao động của thân chủ, hoặc nhà trị liệu đang đặt
quyền lực, lợi ích cá nhân trên một ai đó vì nắm giữ được bí mật của họ, hoặc nhà tâm
lý khơng ra hịa nhập với xã hội, điều này dẫn đến nhà tâm lý đó khơng phải đang
chăm chữa cho thân chủ mà đang đụng phải những vấn đề cần được chăm chữa của
chính mình.


<i><b>10) Nhóm Tham Vấn: Vâng, trong buổi trị chuyện của chúng ta, chị có đưa</b></i>
<i><b>ra một nhận định là: Phân Tâm Học rất gần với Phật giáo, đó là giải ảo tưởng.</b></i>
<i><b>Như thế nào là giải ảo tưởng ạ? (Nhóm phỏng vấn đang dùng kỹ năng phản hồi</b></i>
<i><b>đơn và đặt câu hỏi mở để lấy thêm thông tin)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu (Đang dùng kỹ năng diễn giải):</b></i>


Thế giới thực và thế giới trong ảo tưởng không phải lúc nào cũng giống nhau. S.
Freud có câu nói nổi tiếng là “ Con người ta thường mù lịa với chính họ”. Chị lấy một
ví dụ nhé: Khi chúng ta tiếp xúc với người khác thì chúng ta hay phán đốn người
khác nghĩ gì về chúng ta và chúng ta cảm nhận về họ như thế nào? Nhưng thực tế thì
họ có thể rất khác với điều mình đã nghĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

giống bố chẳng hạn, nhưng đến khi sinh ra thì có thể khơng như mình tưởng tượng và
có thể em bé giống một ai đó trong họ hàng chẳng hạn và bố mẹ phải điều chỉnh từ
hình ảnh một em bé trong tưởng tượng về em bé trong thực tế. Đối với những người có
con bị khuyết tật nào đó thì tiến trình này diễn ra cực kỳ khó khăn. Họ khơng chấp
nhận nổi điều đang diễn ra khác với cái họ từng nghĩ.



Nhà tâm lý cũng phải rất tinh tế trong lúc giao tiếp với thân chủ và điều tiết được
cảm xúc của mình trong tiến trình tham vấn. Có những thân chủ vì những lợi ích thứ
phát gì đấy mà họ cứ lập đi lập lại một biểu hiện và chìm trong nỗi đau đó, ngày nào
cũng than vãn cùng một vấn đề với nhà tham vấn mà không thay đổi. Những trường
hợp như vậy mình khơng thể đồng cảm hồi với chuyện lập đi lập lại nỗi đau đó của
thân chủ. Các nhà tham vấn/ trị liệu sẽ giúp thân chủ nhìn thấy đằng sau những biểu
hiện hay lập lại của mình rất có thể là một biểu hiện nào đó trong vơ thức, có thể là
một thơng điệp nào đó và nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ tự hiểu mình nhiều hơn, nên chị
hay nói là được giải ảo tưởng là vậy.


<i><b>11) Nhóm Phỏng Vấn: Mỗi ngày nhà trị liệu phải lắng nghe rất nhiều câu</b></i>
<i><b>chuyện từ phía thân chủ, vậy bằng cách nào mà chị có thể cân bằng được nội tâm</b></i>
<i><b>của mình và có đủ khơng gian bên trong để chăm sóc gia đình và giảm khả năng bị</b></i>
<i><b>những câu chuyện buồn của họ làm cho mình bị mất năng lượng ạ?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin và bộc lộ bản thân):</b></i>


Câu hỏi này cũng khá là kinh điển đấy!


Chị từng gặp một tình huống rất là khó khăn là có một người mẹ vơ cùng đau
khổ khi có một đứa con trai 17 tuổi đang đi du học ở Mỹ, bị bệnh nặng và mất khi còn
quá trẻ. Nỗi đau đó với người mẹ kia rất là lớn, đến mức chị có cảm giác là mình
chẳng thể làm cái gì để giúp thân chủ đó, ngồi việc bày tỏ sự đồng cảm với thân chủ.
Chị nghĩ chính sự đồng cảm với các hoàn cảnh của các thân chủ sẽ giúp mình khơi
phục năng lượng nhanh và u nghề hơn chứ không hề đánh mất năng lượng đâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Điều mà em đang kể đi kể lại giúp gì cho em khơng?” Lúc đầu thân chủ khơng trả lời
câu hỏi của chị và chị phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Thậm chí phải hỏi đến câu là: “Liệu
tơi có nên tiếp tục điều trị cho em không hay sẽ chuyển em đến một nhà tâm lý
khác?”, thì lúc đó thân chủ mới chịu thay đổi suy nghĩ. Nói khơng là cần thiết khi nhà


trị liệu cần cho thân chủ biết là bản thân nhà trị liệu cũng đang gặp khó khăn như thế
nào vì họ. Và bản thân mình chấp nhận điều đó ở mức độ nào. Nếu bản thân họ khơng
nhìn nhận ra vấn đề phải giải quyết thì mình cũng không phải điều trị tiếp và không bị
mất năng lượng.


Thứ ba là chị có một nhà phân tâm riêng cho mình. Như các em cũng biết đấy,
trên nguyên tắc là mỗi nhà trị liệu đều cần phải tự khám phá và biết giới hạn bản thân
mình ở đâu để có thể tự bảo vệ mình và giúp cho tiến trình trị liệu giữa mình với thân
chủ khơng bị tắc nghẽn. Mình có thể nhìn ra sự chuyển di và chống chuyển di. Chị trị
liệu theo trường phái phân tâm và cũng được phân tâm bởi một nhà phân tâm người
pháp trong suốt 4 năm. Và ông ấy cũng được phân tâm bởi một nhà phân tâm khác
trong 10 năm, người phân tâm ông ấy trong 10 năm lại được phân tâm bởi 1 nhà phân
tâm khác trong suốt 20 năm nữa. Điều này cũng giúp cho nhà trị liệu lấy lại sự cân
bằng nội tâm.


Chị có cảm nhận chung là mình càng nâng cao nhận thức thì với sự sáng suốt của
mình, mình có thể giúp thân chủ thốt khỏi đau. Khi nhà trị liệu hiểu chính mình thì
cũng sẽ hiểu được những cảm xúc của thân chủ, khi đó thì nhà tâm lý mới có khả năng
chữa lành nỗi đau của thân chủ.


<i><b>Nhóm phỏng vấn: Như vậy, em có thể hiểu là chị đã đưa ra 3 cách để giúp</b></i>
<i><b>một nhà trị liệu có thể tái lập sự cân bằng nội tâm là: khả năng đồng cảm, biết nói</b></i>
<i><b>khơng với các thân chủ phá khung trị liệu và khơng tn thủ tiến trình trị liệu, và</b></i>
<i><b>cuối cùng là ln tìm cách tự hiểu mình bằng cách học hỏi với những bậc thầy đi</b></i>
<i><b>trước đúng không ạ?( Nhóm đang dùng kỹ năng phản hồi phức)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>CHƯƠNG 3. </b>

<b>SỰ CẦN</b>


<b>THIẾT CỦA VIỆC</b>


<b>THIẾT LẬP KHUNG</b>




<b>LÀM VIỆC CỦA</b>


<b>MỘT NHÀ TRỊ LIỆU</b>


<b>ĐỐI VỚI THÂN CHỦ</b>


Nhóm chúng em đã thực hiện phỏng vấn về chủ đề này với nhà trị liệu thứ hai là
cô Như, đang công tác ở Bộ Môn Tâm Thần ĐH Y Dược TpHCM, tại văn phòng tham
vấn và trị liệu tâm lý của cô ở Cao Thắng, Q3 với thời lượng 45 phút.


<i><b>1) Nhóm Phỏng Vấn: Em cám ơn cơ đã dành thời gian cho nhóm chúng em</b></i>
<i><b>thực tập các kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn với nhà trị liệu. Chắc mình bắt đầu câu</b></i>
<i><b>hỏi vì những nhân dun nào mà cơ đến với nghề trị liệu nhé, cũng như cô đã và</b></i>
<i><b>đang công tác ở đâu ạ? ( Đang dùng kỹ năng đặt câu hỏi phức và mở)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu( Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin).</b></i>


Tôi bắt đầu học tâm lý vào năm 2001 và tốt nghiệp vào năm 2005, ĐH Văn Hiến.


<i><b>2) Nhóm Phỏng Vấn: Cơ học ở ĐH Văn Hiến, chuyên ngành nào của tâm lý</b></i>
<i><b>ạ? ( Đang dùng kỹ năng phản hồi đơn và câu hỏi dị tìm thơng tin chung).</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu ( Đang dùng kỹ năng cung cấp thông tin và bộc lộ bản thân):</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

anh, thỉnh thoảng cũng làm phiên dịch lại cho cơ, hoặc khi cơ có người phiên dịch thì
chúng tơi chỉ ngồi quan sát.


Bên cạnh đó, tơi cũng đi thực tập ở bệnh viện Tâm Thần, sau đó tơi có những
hoạt động hỗ trợ cho bệnh nhân vẽ tranh trong suốt 2 năm trời. Cho nên khi tơi tốt
nghiệp thì gần như đã có được một nền tảng nhất định về tâm lý trị liệu vào thời điểm
lúc đó so với các bạn khác. Sau đó tơi làm việc ở bệnh viện Nhi Đồng, làm cùng với
cô Diệu Anh khoảng 1 năm, tôi đã xin nghỉ và làm việc tại các phịng tham vấn khác.



<i><b>3) Nhóm Phỏng Vấn: Sau khi xin nghỉ ở Nhi Đồng thì cơ làm việc tại các</b></i>
<i><b>phòng tham vấn khác ạ? ( Đang dùng kỹ năng phản hồi)</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


Nhà văn hóa phụ nữ, nhà thiếu nhi thành phố… đại khái là thời gian đó tơi làm
freelancer là chính, sau đó tơi đi Thái học. Khi về nước tôi đầu quân vào ĐH Y Dược,
công tác ở bộ môn tâm thần. Công việc đó tơi làm cách đây 5-6 năm rồi, chủ yếu là
giảng dạy cho sinh viên y khoa về cách tiếp cận với các bệnh nhân tâm thần và nhận
hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp về tâm lý từ các trường khác tại cơ sở của
mình. Ngồi cơng tác giảng dạy, thì mỗi buổi sáng tơi sẽ khám bệnh cho những bệnh
nhân bên khoa tâm thần kinh, trầm cảm, lo âu.. tôi hỗ trợ và điều trị tâm lý cho họ.
Ngồi ra thì tơi cịn khám tại phịng mạch của mình. Cịn văn phịng này thì mở ra vào
tháng 9 năm ngối, tơi tái lập lại mơ hình văn phịng của cơ tiến sĩ người Mỹ đã dạy
cho chúng tôi lúc trước. Cô đã truyền lửa cho chúng tơi nên bây giờ tơi cũng muốn làm
một cái gì đó cho thế hệ đi sau, giống như cơ đã làm. Cách bài trí của văn phịng cũng
khá giống văn phịng làm việc AFC của cơ ấy lúc trước khi chúng tơi cịn học.


<i><b>4) Nhóm Phỏng Vấn: Ý nghĩa của từ IFC là gì thưa cơ? </b></i>
<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


IFC: Individual & Family Counselling , Tham vấn cá nhân và gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

đóng cửa văn phịng và chia sẻ khó khăn cho các bạn thì tơi thấy có vài bạn vận hành
tốt hơn, năng động hơn trong việc phát triển của văn phịng này. Bây giờ thì văn phịng
đã có một số bạn đã tốt nghiệp từ các trường như Nhân Văn, Văn Hiến, Sài Gòn…đã
bắt đầu biết tới văn phòng và lui tới nơi này. Dần dần họ tạo thành một mạng lưới Net
Work với nhau. Ngoài ra tôi cũng làm giám sát và khám bệnh tại văn phịng này với
các bạn. Các bạn này ổn thì tơi giao việc cho bạn này và một bạn nữa cùng tiến hành
trên 1 thân chủ, vì dầu sao thì các bạn cũng mới vào nghề chưa lâu nên cần có sự hỗ


trợ lẫn nhau và cần được giám sát.


Các bạn sẽ vừa học lý thuyết vừa sắm vai, sau đó quan sát, bàn luận về case,
được giám sát và cùng bàn luận vấn đề với người có kinh nghiệm hơn. Từ từ người có
kinh nghiệm đó sẽ rút lại, để cho các bạn kia làm chính. Đó là tiến trình thực tập. Hiện
tại thì ở đây cũng có 1 số bạn đang được phép nhận ca rồi.


<i><b>5) Nhóm Phỏng Vấn: Cô cho em hỏi là giám sát tâm lý và tham vấn tâm lý có</b></i>
<i><b>gì khác khơng cơ?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu: </b></i>


Giám sát tâm lý ở đây là hoạt động giám sát các nhà trị liệu, đang thực hành trị
liệu. Còn tham vấn là hoạt động mình tham vấn cho thân chủ. Giám sát là hoạt động
của những nhà chuyên môn. Trong quá trình các bạn học về tham vấn hay trị liệu cũng
vậy, các bạn sẽ được làm quen với khái niệm chuyển di và phản chuyển di.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

đó. Nhưng bên y khoa tập trung vào việc tìm giải pháp và giúp cho bệnh nhân, cịn bên
nhóm giám sát thì chủ yếu là để giúp cho nhà trị liệu. Thế nên yêu cầu là phải có hoạt
động giám sát trong suốt quá trình hành nghề. Và trước khi các bạn ra hành nghề thì
nguyên tắc là phải được trị liệu trước để sắp xếp lại những vấn đề bên trong của mình.
Có thể là nó vẫn cịn đó nhưng ít ra nhà trị liệu phải nhận diện được những vấn đề của
mình, biết giới hạn của mình và sắp xếp nó lại. Mình biết những nguy cơ, những điểm
mạnh của mình, sau đó sẽ được thực tập và được giám sát.


<i><b>6) Nhóm phỏng vấn: Thưa cơ, như vậy thì mình có thể vừa thực tập ở một nơi</b></i>
<i><b>nào đó vừa tiến hành việc can thiệp trị liệu cho bản thân mình hay khơng?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>



Thường là như vầy, để tiến hành trị liệu thì khơng nên có một mối liên quan nào
trước đó giữa thân chủ và nhà trị liệu. Tơi vẫn hay nói chơi với các bạn sinh viên của
mình là “ Phải biết chừa cho mình một con đường sống” theo kiểu là mình tiếp xúc với
rất nhiều các thầy cô, hoặc những người đi trước rất giỏi, trong đó có những người
mình rất q mến thì tốt nhất là đừng nhờ các thầy cơ đó trị liệu cho mình. Vì có thể
thơng qua q trình mình theo họ học hỏi, bộc lộ bản thân, trao đổi thơng tin với nhau
thì tính khách quan sẽ bị mất đi. Thường thì với các trường hợp này sẽ khơng tiến hành
trị liệu và nói rằng “Trời ơi quen quá rồi sao mà trị liệu được”. Cũng có trường hợp
nhà trị liệu đó cảm thấy khơng đánh mất tính khách quan thì họ có thể vẫn nhận bạn
làm thân chủ.


<i><b>7) Nhóm phỏng vấn: Việc duy trì một khoảng cách nhất định với thân chủ</b></i>
<i><b>như vậy có quan trọng lắm khơng cơ?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


Quan trọng chứ, vì nó ảnh hưởng đến sự khách quan trong tiến trình trị liệu. Nếu
nhà trị liệu khơng cịn giữ được sự khách quan nữa thì tiến trình trị liệu đó mất hiệu
quả. Tại vì yếu tố thiết lập mối quan hệ có ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của
sự điều trị, nếu khơng thiết lập được thì khơng có cái gì xảy ra sau đó nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


Nó bao gồm các yếu tố: sự tin tưởng, tính khách quan, tính bảo mật, sự tơn
trọng… rất là nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>Nhà Trị Liệu: </b></i>


Nghĩa là mình sẽ nhìn người đó một cách khách quan, là thân chủ của mình chứ
khơng phải học trị của mình, hoặc là người mà mình đã biết là người đó như thế nào.


Tính khách quan đó sẽ xúc chạm đến sự lắng nghe, sự thấu hiểu. Chẳng hạn như khi
em nhìn tơi như vị trí một giảng viên của em thì em sẽ phản ứng với tôi theo một cách
khác, em muốn làm hài lịng tơi, em cảm thấy nhỏ bé… như vậy thì khơng cịn tính
khách quan nữa. Tính khách quan đó vơ hình lắm nhưng nó ảnh hưởng khá lớn đến
việc thiết lập mối quan hệ. Đó là lý do vì sao mình khơng nhận người quen để trị liệu
vì có thể mình khách quan nhưng họ khơng khách quan. Hoặc họ khách quan nhưng
mình khơng khách quan.


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn</b></i>: Dạ, cám ơn cơ. Em hiểu rồi. Điều cơ vừa nói giống như là
mình phải giữ được sự trung lập?


<i><b>Nhà Trị Liệu: </b></i>


Đúng rồi, tính trung dung. Nếu như mình nhìn mà thích thân chủ đó hơn, đối xử
đặc biệt hơn thì khi đó mình đã đánh mất đi tính trung dung đó rồi


<i><b>9) Nhóm Phỏng Vấn: Vậy làm thế nào để mình có thể luyện tập được tính</b></i>
<i><b>trung dung đó mỗi ngày hay có một biện pháp nào có thể giúp mình đạt được điều</b></i>
<i><b>đó khơng cơ?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu: </b></i>


Khung trị liệu và sự tuân thủ khung trị liệu sẽ giúp mình đạt được điều đó.


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn</b></i>: Như thế nào là khung trị liệu ạ?


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

cũng khơng được. Tham vấn và trị liệu cần phải có nguyên tắc, nếu phá vỡ khung thì
các thân chủ khác sẽ đặt câu hỏi “ Tại sao anh này được ngồi lâu hơn cịn tơi thì


khơng…?” Nhà trị liệu phải giải thích rõ về khung làm việc này để thân chủ hiểu được
họ cũng bình đẳng như những người khác.


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn: Thơng thường với cơ thì một phiên trị liệu sẽ kéo dài bao</b></i>
<i><b>lâu?</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


Tùy từng nhà trị liệu mà thời lượng của một phiên sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào
khả năng tập trung và lắng nghe của nhà trị liệu đó. Như tơi thì khả năng lắng nghe của
tôi khá yếu nên thông thường 1 phiên kéo dài từ 30 phút cho đến 45 phút và không
được quá 1 tiếng.


<i><b>Nhóm Phỏng Vấn: </b></i> Như vậy là thời lượng của 1 phiên tùy thuộc vào khả năng
lắng nghe của nhà trị liệu đó?


<i><b>Nhà Trị Liệu: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>10) Nhóm Phỏng Vấn: Cơ có thể cho em 1 ví dụ về sự phá khung và cách mà</b></i>
<i><b>cơ sẽ tương tác với thân chủ khi xảy ra tình huống phá khung đó được khơng ạ? Ví</b></i>
<i><b>dụ như thân chủ đến trễ chẳng hạn:</b></i>


<i><b>Nhà Trị Liệu:</b></i>


Mình sẽ phân tích tình huống này như sau: đầu tiên là thân chủ có việc gì khơng,
việc đến trễ này chỉ 1 lần hay đã xảy ra nhiều lần rồi. Nếu thân chủ trễ 15 phút thì thời
lượng làm việc chỉ cịn 15 chẳng hạn và thân chủ phải chấp nhận điều đó, không được
xin thêm thời gian. Nếu trễ 25 phút chỉ cịn 5 phút thì xem như hủy buổi hẹn đó và
thân chủ phải đặt lịch lại, phí vẫn tính như cũ. Như vậy để tập cho thân chủ 1 thói quen
tuân thủ khung trị liệu và dĩ nhiên bản thân nhà trị liệu cũng phải như vậy để thể hiện


sự tôn trọng khung trị liệu đã đặt ra. Nhà trị liệu khi đó là tấm gương soi cho thân chủ
trong mối quan hệ để họ điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn lên.


Chính vì vậy, khi đi theo nghề này thì các bạn cũng phải tập việc tuân thủ này
dần. Vì có những bệnh lý mình sẽ phát hiện ra trong quá trình thiết lập và tuân thủ
khung nào với thân chủ. Nên mình cần phải hiểu cho rõ.


<i><b>11) Nhóm phỏng vấn: Cơ cho phép nhóm của em hỏi thêm 1 câu nữa trước</b></i>
<i><b>khi kết thúc bài tập phỏng vấn ngày hơm nay khơng ạ? Theo cơ thì gốc rễ tâm linh,</b></i>
<i><b>tôn giáo của một nhà trị liệu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình trị liệu</b></i>
<i><b>cho thân chủ ạ?</b></i>


<i><b>Nhà trị liệu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

nếu thân chủ cùng một hệ thống tôn giáo với nhà trị liệu thì hình như thân chủ mất đi
quyền chọn lựa trong hành động.


Mặc dù mình rất nhẹ nhàng với chuyện tôn giáo rồi nhưng vẫn sẽ xảy ra những
trường hợp này. Tuy nhiên, với những thân chủ gặp những trauma nặng, những sang
chấn nặng đến mức thân chủ khơng cịn điểm tựa tinh thần nào ngồi tơn giáo thì khi
đó tơn giáo có giá trị nâng đỡ trong khi trị liệu. Ở nước ngồi, khi một thân chủ cận tử
thì họ thường có cả 1 ê kíp để hỗ trợ: công tác xã hội, tham vấn tâm lý kể cả một người
đại diện cho tôn giáo của họ để cầu nguyện, ban phúc cho thân chủ ra đi an lành hoặc
giúp thân chủ vượt qua đau khổ của mình nhiều hơn hoặc giúp đỡ cho người nhà của
thân chủ.


Mình khơng thể loại trừ hồn tồn yếu tố tơn giáo được, mặc dù biết nó có những
ảnh hưởng nhất định đến tiến trình trị liệu. Chẳng hạn như đối với những thân chủ bị
trầm cảm, nếu họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đi chùa, nhà thờ thì điều đó cũng tốt
thôi. Nhưng nếu trong phiên trị liệu mà đem chuyện tơn giáo ra bàn luận với thân chủ


thì khơng được vì điều đó làm mất đi tính khách quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>CHƯƠNG 4. </b>

<b>TRỊ</b>


<b>LIỆU HỆ THỐNG</b>


NHĨM:Dạ thì mình xin phép bắt đầu. Đầu tiên chắc cũng xin phép anh K.A giới
thiệu một số thơng tin về anh.


NHÀ TRỊ LIỆU:Thì mình tên đầy đủ là Đ.K.A. Mình tốt nghiệp chuyên ngành
tâm lý trị liệu Đại học Văn Hiến năm 2012. Nhưng mà thực ra mình bắt đầu làm lâm
sàng từ 2015. Từ 2012 thì cũng khó khăn về việc làm đến 2013 thì mình có làm cho
trung tâm CARMA cho đến thời điểm này ln. Từ 2013 đến 2015 thì mình định là bỏ
lâm sàng rồi tại vì khơng có cơ hội để thực hành lâm sàng. Thì khi mà mình vào
CARMA này làm, CARMA là một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về những vấn đề
sức khỏe hành vi của LGBT thì khi mình vào thì mịnh dự định xin sếp là đặt một cái
phòng tham vấn miễn phí cho cộng đồng LGBT thì nó gặp cái khó khăn đó là khi mà
đăng kí thì cái chức năng của CARMA chỉ có chức năng nghiên cứu khơng có chức
năng tham vấn nên thành ra khơng đặt được phịng tham vấn. Và coi như trước đó là
mình mất cái cơ hội làm nghề ln, thì phải làm nghiên cứu đến hai năm tới 2014 thì
bắt đầu học cái lớp Tâm lý học hệ thống và trị liệu gia đình. Thì từ đó học được hai
module tới 2015 thì mình bắt đầu quay lại làm lâm sàng thì từ đó đến nay làm lâm
sàng được khoảng 2 năm.


NHĨM: Dạ.


NHÀ TRỊ LIỆU: Thì mình làm mở một cái văn phòng riêng thôi chứ cịn
CARMA thì mình khơng có chức năng làm tham vấn.


NHĨM: Vậy có nghĩa là anh đang làm dạng tham vấn cá nhân?
NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi, chứ khơng có làm cho một tổ chức nào.



NHĨM: Mình học theo như anh nói đó là năm 2013 là theo học cái mô đun về trị
liệu về cá nhân.


NHÀ TRỊ LIỆU: 2014


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

NHÀ TRỊ LIỆU: Nó là chứng chỉ lâm sàng, sau đại học. Nó là một cái khóa học
chuyên sâu về tâm lý hệ thống và các liệu pháp gia đình. Thì hiện tại thì cái khóa này
cũng học chung với chị Thúy.


NHĨM: Dạ cơ Thúy của tụi em phải khơng anh.
NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi.


NHĨM: Cơ cũng học về tâm lý học gia đình.


NHÀ TRỊ LIỆU: Ừm, đúng rồi. Thì cái khóa này vừa kết thúc vào tháng 7 năm
nay tức là vừa kết thúc vào tháng rồi.


NHÓM: Dạ, vậy trong hai năm làm việc lâm sàng và với việc trị liệu hệ thống
gia đình thì anh có làm được nhiều ca không hay là trong khoảng thời gian 2 năm đó
thì mình có tiếp xúc được nhiều những nhóm người khác nhau hay là…


NHÀ TRỊ LIỆU: Thì trong hai năm thì năm đầu tiên là 2015 thì An chưa chính
thức nhận bệnh nhân và thân chủ mà vẫn đồng trị liệu và chủ yếu là thực tập đồng trị
liệu với những các anh chị khác. Thì trong khoảng suốt hai năm thì chủ yếu là ngồi
xem và thực tập trên những ca về trầm cảm và lo âu là chủ yếu tại vì ở cơ sở bệnh viện
thì nhóm bệnh thường rơi vào ba nhóm trầm cảm, lo âu và rối loạn dạng cơ thể.


NHÓM: Rối loạn dạng cơ thể là sao anh?


NHÀ TRỊ LIỆU: Rối loạn dạng cơ thể là bệnh nhân thường khơng có hiểu tốt


những cái cảm xúc những cái khó khăn của mình và tất cả những cái cảm xúc những
cái khó khăn nó bị dồn nén và nó chuyển sang một cái triệu chứng cơ thể. Đó là dạng
cơ thể. Thì thường bệnh nhân sẽ than phiền về những cái triệu chứng thân thể nhưng
khi kiểm tra về mặt nội khoa thì nó khơng có ngun nhân nội khoa và khi mà họ bắt
đầu uống thuốc tốt hoặc là điều trị tốt trên một cái triệu chứng nào đó, nhưng mà
những cái lo âu những cái cảm xúc bên trong nó chưa giải quyết thì nó chuyển sang
các triệu chứng khác. Mà bệnh nhân đi rất là nhiều những cái phòng nội khoa khác
nhau về những triệu chứng cơ thể nhưng mà nó khơng đặc hiệu cho bệnh nội khoa thì
bác sĩ nội khoa chuyển lại cho tâm thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi
NHĨM: Trong vịng 1 năm?


NHÀ TRỊ LIỆU: Trong vịng 1 năm. Thì chủ yếu là mình quan sát và thực tập
trên những ca trầm cảm. Thì bắt đầu sang khoảng giữa 2016 thì mình mới bắt đầu
làm...mới ngồi ca chính thức. Thì hiện tại cũng có một số trường hợp cho An ngồi độc
lập, một số trường hợp thì cũng đồng trị liệu với các các anh chị. Tức là những cái ca
cũ mà mình vẫn cịn theo vẫn ngồi đồng trị liệu tiếp tục.


NHĨM: Việc mà anh áp dụng trị liệu hệ thống vào trong thân chủ của mình nó
có những cái quy trình nào khơng anh?


NHÀ TRỊ LIỆU: Trước đây thì trong mơn nền đại học thì mình học trị liệu cá
nhân. Thường thì với những người khác ra trường họ sẽ có cơ hội làm việc về trị liệu
cá nhân trước, sau đó thì tiếp xúc với hệ thống thì mới chuyển sang trị liệu hệ thống
hoặc là họ làm chiết trung song song. Nhưng mà vì An mất khoản thời gian để mà trải
nghiệm cái trị liệu cá nhân thì thành ra khi bắt đầu vào hệ thống thì An làm theo hệ
thống ln. Nhưng mà nó vẫn trên tinh thần chiết trung tức là có một số những cái vấn
đề thì mình vẫn làm cá nhân trước khi mà mình mời gọi cái hệ thống gia đình của họ
tới tham gia. Thì trong hệ thống thì nó có một cái cách để mà mình xác định coi là cái


trường hợp đó nên làm hệ thống hay là nên làm cá nhân. Thì thường trong hệ thống nó
có ba câu hỏi. Đó là: ai đang đau khổ? ai mang triệu chứng? và ai cần được giúp đỡ?.
Thì với ba câu hỏi của hệ thống nếu như cả ba câu hỏi đều là một người thì mình làm
trị liệu cá nhân cịn nếu ba câu hỏi này mà nó nhiều hơn một người thì thơng thường
mình làm hệ thống, hệ thống này thì mình có thể làm theo cách là mình mời gọi cái hệ
thống của họ đến làm việc. Hoặc là chỉ làm cá nhân trên thân chủ của mình nhưng theo
quan điểm của hệ thống tức là dùng những kỹ thuật của hệ thống để làm việc với lại cá
nhân đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

tốt bằng nhưng mà sau một khoảng thời gian mời gọi mà gia đình đó khơng tham gia
hoặc chính thân chủ của mình họ cũng khơng muốn gia đình tham gia thì lúc đó buộc
lịng khi xuất hiện trong phiên làm việc chỉ có một mình họ, nhưng mình hồn tồn có
thể làm việc theo quan điểm hệ thống bằng những kỹ thuật của tâm lý hệ thống.


NHÓM: Anh có thể nói rõ hơn về kỹ thuật đó là gì được khơng?


NHÀ TRỊ LIỆU: Như là mình vẽ Genogram nè, dùng các học thuyết về hệ thống
mình làm việc về những cái bảng xoay nợ, cho nhận trong các mối quan hệ gia đình,
giúp họ hiểu chuyện gì đang xảy ra


NHĨM: Có nghĩa là cho chính thân chủ đó nhận diện mình trong trong cái hệ
thống gia đình?


NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi! Trong cái hệ thống gia đình của họ và từ đó thì họ có
những cải thiện về bản thân. Nếu như những cải thiện đó của họ gây ra những khủng
hoảng khác cho gia đình thì tiếp tục mình mời gọi gia đình tham gia. Cịn trong trường
hợp những cái thay đổi của họ giúp cho họ tốt hơn mà không tạo ra những khủng
hoảng hoặc không tạo những bất an cho cái hệ thống gia đình đó thì cũng khơng nhất
thiết phải có mặt của gia đình. Hoặc là khi họ thay đổi được thì gia đình của họ cũng
chuyển động theo và gia đình đó tốt lên thì cũng khơng nhất thiết là mình phải mời gọi


gia đình. Nhưng trong trường hợp đó, mình làm trị liệu cá nhân theo quan điểm của hệ
thống gia đình.


NHĨM: Theo anh nhận định thì việc mời gọi gia đình hoặc là những người trong
cùng hệ thống tham gia cùng có gặp khó khăn gì khơng ạ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

đến đủ thì nếu ai tham gia được thì mình vẫn khuyến khích chứ khơng nhất thiết là
phải đủ tất cả mọi người mới có thể tiến hành một cái buổi làm việc hệ thống gia đình.


NHĨM: Nếu như trong trường hợp mà cặp vợ chồng ly dị thì chắc chắn một
trong hai bên họ khơng có hợp tác thì cái mà mình thường thấy là cái đau khổ. Nhất là
ở người nữ vì họ sẽ lo cho con họ rất nhiều, họ suy nghĩ rất nhiều và như vậy thì có
cách nào để mình hỗ trợ cho họ, coi như người nữ đó họ thốt khỏi những lo toan và
thường là trong thời gian khoảng bao lâu thì họ có thể thốt khỏi cái việc đó?


NHÀ TRỊ LIỆU: Nó cũng tùy thuộc. Ví dụ như một trường hợp mới ly dị sẽ khác
với một trường hợp ly dị 05 năm với nhiều biến cố. Có những trường hợp mới ly dị mà
mình vẫn làm theo hình thức là can thiệp dạng khủng hoảng thơi và sau đó là nếu như
có những cơn trầm cảm thì mình sử dụng những kỹ thuật để can thiệp lên trầm cảm,
giải trầm cảm bớt hoặc là nếu trầm cảm quá nặng thì phải chuyển cho bác sĩ tâm thần
để dùng thuốc, khi mà bệnh nhân bắt đầu ổn định về mặt tư duy thì lúc đó mình quay
lại làm tâm lý và nâng đỡ để thân chủ của mình bắt đầu ổn hơn và bắt đầu thiết lập lại
cuộc sống bình thường. Sau đó thì mình sẽ đi tiếp bàn bạc những vấn đề để họ cải
thiện chất lượng cuộc sống và quen với cái mất mát. Tùy theo trường hợp mình tiếp
nhận như thế nào mà nó sẽ có chiến lược làm việc khác nhau, lúc đó sẽ liên quan đến
vấn đề chuẩn đoán và lên kế hoạch trị liệu của từng trường hợp, chứ khơng có một
cơng thức chung.


NHĨM: Đây này có nghĩa là nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là tình
trạng bệnh nhân, tình trạng của người trị liệu; thứ 2 là khả năng phán đoán của nhà trị


liệu, khi biết cái trường hợp là đối tượng là như vậy thì mình phải có một chiến lược
một kế hoạch điều trị như thế nào cho phù hợp?


NHÀ TRỊ LIỆU: Thường nó sẽ là bước phân tích nhu cầu. Trong cái buổi gặp
đầu tiên thì mình cố gắng phân tích được nhu cầu và sau đó mình tiên lượng khả năng
làm việc của mình với nhu cầu của thân chủ, rồi bàn bạc về độ tương hợp trong làm
việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

NHÀ TRỊ LIỆU: Phân tích nhu cầu thì đúng là một kỹ thuật nhưng nó sẽ kéo dài
trong nhiều buổi thì thường khơng biết bên các bạn khi học mình chia phiên như thế
nào.


NHĨM: Tụi em vẫn chưa học về lâm sàng, chỉ đang giống như nhập môn, tức là
đang học những môn cơ sở để khoảng tháng 9 thì tụi em mới bắt đầu học kỳ chuyên
ngành.


NHÀ TRỊ LIỆU: Thì với An thì thường là An chia theo phiên, mỗi phiên nó sẽ
có năm buổi. Thường thường phiên 1 thì mình sẽ làm đánh giá nhu cầu, mình nghe
hiểu và bàn bạc với bệnh nhân với thân chủ của mình, những mong đợi, những mong
chờ về việc thay đổi của họ, họ muốn điều gì khi họ đến với mình, và trong những cái
điều họ muốn đó thì mình xem xét trong cái tính thực tế, cái tính khả thi của cái việc
giúp đỡ của mình, sau đó mình bàn bạc với họ về những cái mục tiêu làm việc đó, có
những mục tiêu nào q tải thì bàn bạc xem họ có thể thay đổi mục tiêu hoặc là giảm
bớt cái sự kỳ vọng , cịn mục tiêu nào q khó khăn thì mình nên đỡ thêm để họ có thể
hoạch định lại mục tiêu chiến lược quan trọng và khi nào mình thống nhất về cái mục
tiêu làm việc rồi thì qua phiên thứ hai thì bắt đầu làm việc cho những mục tiêu đó. Cái
đó thường là các nhu cầu, cịn cái phần qua các phân tích nhu cầu mà mình thấy thân
chủ của mình có những nhu cầu vượt q khả năng của mình hoặc nó khơng nằm trong
các kỹ thuật mà mình biết và có thể hỗ trợ tốt thì lúc đó mình sẽ bàn bạc về chuyện
chuyển đổi họ đến các đồng nghiệp phù hợp với nhu cầu của họ trong hệ thống làm


việc của mình. Thì đó thường là bước phân tích nhu cầu.


NHĨM: Trong cái phần phân tích nhu cầu đó, mình có một cái biểu mẫu nào đó,
tức là một bảng câu hỏi để mà mình phát hiện nhu cầu hay là mình dựa theo cái trình
bày của bệnh nhân?


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

họ sẽ bài bản hơn vì họ học theo cái style của bên Mỹ thì nó sẽ lớp lan, nó trật tự hơn
cịn ở Việt Nam của mình thì hiện tại thì mình cũng đâu có thống nhất, thì là mình
chưa có mã nghề thành ra những cái quy chuẩn về hành nghề nó cũng chưa có. Hầu
hết thì các trị liệu viên thì họ phải tự tham khảo từ nhiều nguồn và thiết kế cho mình
một cách thiết lập hồ sơ riêng cho nên chả ai giống ai cả. Đó cũng là một cái khó khăn
cho cái trị liệu của nước mình hiện nay.


NHÓM: Gần như là tại thời điểm này thì coi như form, biểu mẫu, hồ sơ thì nhà
tham vấn sẽ phải tự tìm hiểu rồi tự cập nhật thơi chứ khơng có một cái thống nhất
chung nào hết?


NHÀ TRỊ LIỆU: Đúng rồi. Thì nếu mà làm ở một cơ sở chuyên làm về tham vấn
và trị liệu thì cơ sở đó thường sẽ có một cái mẫu theo cơ sở và mình chỉ cần hồn
thành theo mẫu thơi. Nhưng mà nếu mình làm độc lập mình làm cá nhân thì mình sẽ
phải tự cung cấp cho mình. Nó sẽ khơng theo một cái form nào cả.


NHĨM: Hồi nãy anh có nói là bình thường anh làm trị liệu thì sẽ có năm phiên
làm việc thì mỗi phiên là năm buổi. Em cứ nghĩ là 1 phiên sẽ tính là một buổi chứ, nó
khác nhau hả anh?


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

những trường phái có thể can thiệp ngắn hạn hoặc dài hạn, mục tiêu làm việc của nó
khác nhau. Ví dụ như CBT có thể ngắn hơn vì nó tập trung thay đổi khung tư duy nhận
thức nhanh hơn nên mình có thể thấy được bước tiến của thân chủ một cách nhanh
hơn. Nhưng mà với những liệu pháp khác, nó địi hỏi mình phải đi sâu và tìm hiểu


nhiều hơn để mình có thể thấy khái qt rồi hình dung được giả thuyết theo các trường
phái đó nên nó mất nhiều thời gian nên cái phiên nó kéo dài. Ví dụ như hệ thống mình
làm việc nhiều về gia đình mình sẽ phải tìm hiểu rất nhiều về bối cảnh và những cái
hành vi khác và những cái tương tác nhiều khi nó tập trung vào hệ thống và hệ thống
này thì rất nhiều người. Cho nên để mình làm trong 3 buổi thì e là khơng đủ để mình
hình dung hết hệ thống. Nhưng nếu mình làm CBT thì mình khơng tập trung nhiều vào
hệ thống mà mình tập trung nhiều vào cá nhân đang làm việc với mình, cố gắng tìm ra
được niềm tin cốt lõi để mình có chiến lược can thiệp thì có thể phiên nó sẽ ngắn hơn.
Mình chỉ mất từ 2 đến 3 buổi là mình có thể đưa ra được một cái treatment plan, một
kế hoạch can thiệp. Nhưng với hệ thống thì An thấy An đang sử dụng một phiên 5
buổi và An cảm thấy nó ổn với cách set up như vậy nên An duy trì.


NHĨM: Anh sử dụng kế hoạch làm việc này với hầu hết thân chủ của anh ln
đúng khơng hay là nó sẽ tùy thuộc theo từng chủ mà có sự thay đổi phiên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

ba thì mình có thể mất một đến hai buổi để đánh giá nhu cầu lại để mình kết nối lại với
những phiên trước nhưng nó khơng phải là một phiên chuyên về đánh giá nhu cầu.


NHÓM: Khoảng thời gian để trị liệu một thân chủ mất bao lâu anh hả? Năm
phiên này nó sẽ kéo dài trong bao lâu?


NHÀ TRỊ LIỆU: Nó theo cái lịch hẹn của mình nếu mà mình hẹn 1 tuần 1 buổi
thì nó nhanh, 2 tuần 1 buổi thì nó lại lâu hơn. Và cũng tùy theo độ tiến của thân chủ
của mình nó như thế nào vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Họ mang đến cho
mình một vấn đề, một cái chuyện cần giải quyết, cần giúp đỡ nhưng sẽ phải đánh giá
rất là nhiều. Mình làm việc trầm cảm trên một thân chủ mà khỏe mạnh về nhân cách
nó khác, một thân chủ gặp khó khăn về nhân cách thì nó khác. Cho nên nó buộc mình
phải chẩn đốn rất nhiều về tâm lý, ngoài những cái rối loạn về tâm thần thì mình cũng
phải xem nhân cách của họ nữa. Xem với dạng nhân cách đó thì mình phải can thiệp
như thế nào. Vì có những nhân cách đi rất chậm như nhân cách kịch tính bên nhóm


hysterie thì mình làm việc rất là khó. Những cảm xúc bùng nổ rất là nhiều và mình
phải làm nhiều về những chiến lược về kiềm chế cảm xúc, kiểm soát cảm xúc, rồi
những cách thức để xả cảm xúc. Với mỗi kiểu nhân cách mà trên một khó khăn thì
mình lại làm việc khác nhau. Cho nên nó cũng khơng phải là một cái mình có thể quy
kết để nói, nó mang tính chất là một case study hơn, ca điển hình.


NHĨM: Nếu trong trường hợp một người gặp vấn đề nặng về tinh thần thì như
vậy trong trường hợp này xếp lịch làm việc như lâu như vậy, ví dụ như 1 tuần hoặc 2
tuần thì có dẫn đến hiệu quả bị giảm, thường thì những người bị nặng như vậy thì
mình xếp lịch dày hơn, có thể trong vịng 03 04 ngày gì đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

lịch hàng tuần. Cịn trong lúc đó tại thời điểm khủng hoảng thì gần như cách ngày
mình đều gặp, thậm chí là mỗi ngày mỗi gặp để mình làm việc trên các khủng hoảng
đó. Thì là do chẩn đốn tâm lý của mình thơi. Đơi khi mình tiếp nhận một bệnh nhân
thân chủ ngồi chẩn đốn về mặt tâm thần thì mình cũng phải nhìn được những chẩn
đốn sơ bộ về tâm lý để mà đánh giá xem là trường hợp này có cần là trường hợp cấp
cứu hay khơng. Các trường hợp cần cấp cứu thì phải làm theo cách khác cịn trường
hợp gặp khó khăn thơng thường và mức độ chịu đựng của thân chủ chịu đựng đủ để
mình setup những lịch làm việc khác nhau. Là do ban đầu mình tiếp nhận ca mình
đánh giá ca có phần chẩn đốn về tâm lý.


NHĨM: Những thân chủ của anh tại thời điểm hiện tại đã có phiên nào đã kết
thúc chưa hay là vẫn còn đang tiếp diễn?


NHÀ TRỊ LIỆU: Cũng có một số trường hợp đã kết thúc rồi. Một số thì cịn đang
theo, có một ca thì theo khá là lâu cũng gần 02 năm, gần 30 buổi tức là 15 phiên.


NHĨM: Vậy mình có phịng ngừa tái phát, mình có theo dõi hoặc lâu lâu gặp lại
một lần?



NHÀ TRỊ LIỆU: Khi mà bắt đầu thân chủ vào giai đoạn ổn định rồi thì mình sẽ
nới lịch hẹn ra một tháng gặp một lần để mình lượng giá. Sau buổi gặp trước mình có
thể gặp mỗi tuần một lần và vào giai đoạn ổn định thì mình cắt, 01 tháng sau mình gặp
lại và nếu lượng giá sau một tháng nó ổn thì mình tiếp tục chuyển sang 03 tháng và 06
tháng. Sau 06 tháng nếu mà mình đánh giá thấy là thân chủ mình đủ ổn và độc lập
khơng cần sự hỗ trợ của mình nữa thì mình làm một buổi kết thúc. Kết thúc điều trị và
khép lại hồ sơ ở đó.


NHĨM: Tức là khi mình khép hồ sơ lại thì mình sẽ khơng có liên hệ gì với thân
chủ nữa?


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

ứng phó linh hoạt hơn thì mình có thể kết thúc phiên điều trị của mình và mình cũng
bàn bạc với họ xem họ sẵn sàng kết thúc điều trị thấy chưa.


NHĨM: Vậy là mình khơng có khâu theo dõi sau khi kết thúc đúng không anh?
NHÀ TRỊ LIỆU: Ừ cái đó thì mình khơng theo dõi, mình chỉ theo dõi trong giai
đoạn từ 03 đến 06 tháng, chứ mình khơng có làm khâu sau đó gọi điện hỏi thăm.


NHĨM: Hiện tại anh đang làm nghề trị liệu tự do thì mình có gặp khó khăn gì
trong việc hoạt động độc lập như vậy khơng khi mình khơng thuộc tổ chức nào?


NHÀ TRỊ LIỆU: Khó thì cũng có cái khó. Khó là vì mạng lưới hỗ trợ của mình
cũng ít.


NHĨM: Mạng lưới hỗ trợ là gì?


NHÀ TRỊ LIỆU: Nếu mình làm việc ở một cơ sở nó có liên quan đến pháp lý rồi
hệ thống mạng lưới của cơ sở có thể hỗ trợ mình với các đồng nghiệp khác thì mình có
thể thực hiện giám sát dễ hơn. Cịn khi mà hoạt động độc lập thì buộc bản thân mình
phải tự thân rất là nhiều. Và cái nguồn thân chủ cũng hạn chế, thường thì giống như là


An được các bác sĩ hoặc những tâm lý gia khác chuyển gửi thân chủ đến cho mình.
Cịn mình khơng có nguồn thân chủ khác vì mình khơng có PR vì mình khơng có cơ sở
nào hết. Và khi mình khơng có cơ sở làm việc thì giấy phép cơng ty pháp nhân nó
cũng khó khăn cho nên mình cũng khơng có được giới thiệu rõ ràng. Đó cũng là một
cái hạn chế. Thường thì được các bác sĩ giới thiệu hoặc được tâm lý gia khác giới thiệu
thì người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn cho nên gần như nguồn thân chủ của An phần
lớn đều chuyển gửi bởi mạng lưới đồng nghiệp chứ ít thân chủ nào tự biết mà kiếm tới
mình.


NHĨM: Anh có nói là anh làm việc với CARMA thì đối tượng mà CARMA
nhắm tới là LGBT Vậy thì những thân chủ của anh có phải là nhóm đối tượng này
khơng hay là nhóm đối tượng khác?


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

được chuyển gửi. Mảng chính của An được chuyển gửi nhiều nhất là LGBT nhưng bên
cạnh đó vẫn nhận những thân chủ có khó khăn khác.


NHĨM: Vậy có sự khó khăn nào giữa làm việc với nhóm thân chủ là LGBT với
lại nhóm bình thường khơng anh?


NHÀ TRỊ LIỆU: Thực ra thì khó khăn theo nhóm thì nó khơng rõ, mình có thể
phân loại theo khó khăn trên nhóm vấn đề thì là nó sẽ rõ hơn vì nó thuộc về chun
mơn. Có những cái trong chun mơn của mình dễ thì mình làm được, có những cái nó
khơng nằm trong phạm vi làm việc của mình thì nó khó vì mình xem LGBT là nhóm
bình đẳng mặc dù là thiểu số nên mình khơng xem đó là nhóm có khó khăn đặc thù.
Mặc dù họ có thể gặp nhiều bất lợi hơn nhưng mà mình xem họ, phân nhóm trên nhóm
vấn đề chứ khơng phải nhóm đối tượng.


NHĨM: Vì anh theo đuổi trị liệu hệ thống mà nhóm LGBT thường sẽ gặp khó
khăn nhiều hơn so với những người dị tính trong mối quan hệ gia đình mà mình lại
theo đuổi trị liệu hệ thống gia đình thì việc đó có ảnh hưởng khơng anh?



NHÀ TRỊ LIỆU: Nó ảnh hưởng như thế nào, mình chưa hiểu rõ.


NHĨM: Ý em nói là vì mình là trị liệu hệ thống gia đình thì sẽ là làm việc trên cá
nhân theo quan điểm hệ thống gia đình hoặc là mình sẽ mời gọi gia đình cùng nhau hỗ
trợ thân chủ nhân đỡ thân chủ.


NHÀ TRỊ LIỆU: Vậy là có khó khăn nào khi mình mời gọi cho gia đình LGBT.
Khó khăn thì thực ra cũng khơng q khó khăn. Vì cũng tùy thơi, có khi những trường
hợp come-out, thường thì LGBT sẽ dính nhiều với come-out.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

đó sẽ mời gọi gia đình đến, lúc đó mình sẽ làm việc tiếp trên các khủng hoảng gia
đình, trên cái chuyện come-out của họ.


NHĨM: Tức là trên nhóm vấn đề, xoay quanh vấn đề của thân chủ xem đó là gì.
NHÀ TRỊ LIỆU: Mình xem những người LGBT mang đến cho mình chủ đề gì.
Có thể là họ là LGBT nhưng họ đến vì trầm cảm, trầm cảm vì cơng việc, trầm cảm về
mối quan hệ cặp đơi nó khác. Cịn nếu về trầm cảm về vấn đề come-out, về vấn đề bị
ép cưới vợ, lập gia đình dị tính các kiểu, thì lúc đó mình tùy theo vấn đề mà mình kêu
gọi nguồn lực hỗ trợ khác nhau. Cặp đơi thì mình khơng mời gia đình làm chi mình chỉ
mời cặp đơi. Lúc đó mình sẽ vẫn làm hệ thống nhưng mà là hệ thống cặp đôi chứ
không phải là hệ thống gia đình.


NHĨM: Vậy là tùy theo cụ thể vấn đề của thân chủ mình mà mình sẽ có cách
khác nhau?


NHÀ TRỊ LIỆU: Hoặc là đùng một cái mà họ phát hiện chồng họ là gay ngoại
tình với cậu trai nào đó thì mình làm hệ thống trên cặp vợ chồng này thơi, làm việc
trên chủ đề ngoại tình đồng tính. Thì nó tùy theo dạng vấn đề mà mình kêu gọi người
có liên quan tới có vấn đề đó để tham gia giải quyết, để tham gia chữa lành. Cho nên


nó sẽ khơng có một cơng thức nào cả, do đánh giá chuẩn đốn của mình mà mình kêu
gọi thơi.


Nhóm: Theo anh nhận định thì trị liệu hệ thống gia đình tại thành phố Hồ Chí
Minh này, có những người đã tổ chức, hoặc nằm trong bệnh viện, cũng có những
người hành nghề tự do thì nó có nhiều khơng ? Có thật sự đáp ứng nhu cầu của mọi
người không?


Nhà trị liệu: hầu hết các tâm lý gia làm việc ở các hệ thống thì họ đều có những
cái phịng khám tư hoặc là ở nhà, phần lớn các tâm lý gia nếu theo lâm sàng thì họ
hành nghề tự do bên cạnh cơng việc chính của họ có thể là là tổ chức có làm tham vấn
trị liệu hoặc không làm tham vấn trị liệu thì khá là nhiều.


Nhóm: Làm tâm lý gia tự do khá là nhiều đó hả?


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Bởi vì, thứ nhất là những cơ sở có cái tâm lý thì thường nó gắng với cơ sở nhà nước
mà nhà nước thì chất thực tiễn ít. Cái thứ hai là địi hỏi rất nhiều về mặt hành chính, hộ
khẩu các kiểu. Cho nên tâm lý gia là các bạn sinh viên ở tỉnh rất khó vào cơ sở nhà
nước, còn những cơ sở mà làm theo trị liệu độc lập thì hiện tại ở Sài Gịn cũng khơng
q nhiều tầm 10 đến 15 đỗ lại, thành ra với mỗi cơ sở như vậy cứ tưởng tượng từ 3
cho đến 5 thì thật sự cái số lượng những người mà làm trong cơ sở đàng hoàng về trị
liệu tâm lý thật sự thì rất là ít so với số sinh viên tâm lý tốt nghiệp hằng năm thì phần
lớn vẫn làm nghề tự do hoặc là bỏ ngành. Đó là một thực trạng mà mình phải chấp
nhận thơi, khi nào mà mình có mã nghề rồi nó bắt đầu sẽ đưa cái nghề vào hệ thống
của cơ sở nhà nước cần dịch vụ tâm lý thì lúc đó cơ hội nghề nghiệp nó sẽ phát triển
rộng hơn chứ cịn hiện tại thì nó cịn mong manh về cái cơ sở chủ yếu là cái cũng như
em thì em vẫn làm, tổ chức khám, nếu mà mình đam mê với tâm lý trị liệu thì mình
làm độc lập hoặc là cá nhân ở ngồi, đó là cách giữ nghề, chứ mình làm ở đây hỏng
được, thì các bạn khác, các tâm lý gia khác họ cũng làm theo kiểu như vậy. Tâm lý
những việc về nhân sự, nhưng mà sau đó buổi tối hoặc là cuối tuần thì họ vẫn đến


những cơ sở, có phịng mạch riêng có dịch vụ tâm lý hoặc là họ nhận thêm những
trường hợp hỗ trợ tại nhà hoặc tại tại một cơ sở riêng đó là cách họ giữ nghề, giữ lửa,
chứ cịn để tìm một cơ sở có tâm lý trị liệu thì thật sự là hiếm hoi.


Nhóm: Bây giờ mình nhìn ở góc độ u nghề, mình làm, nhưng mà góc độ là, thì
bây giờ cái nghề của mình vẫn là nghề dịch vụ, nhưng mà cái nghề dịch vụ của mình
nó hơi thách thức về gì? Là mình khơng có P.R ( Public Relations), khơng có thương
hiệu và đặc biệt là chỉ nhờ trong mối quan hệ thôi, cho nên đối tượng <i>“bệnh nhân “ </i>họ
cũng ít biết, nói đúng hơn bị giới hạn.


Nhà trị liệu: Thì thường dân lâm sàng sẽ làm chuyện đó khơng tốt, nhưng mà
mình thấy tâm lý giáo dục bên khối sư phạm thì họ làm truyền thơng rất tốt. Nhưng
khơng phải đó là mặt mạnh của họ họ làm họ đào tạo nhiều hơn, họ làm về truyền
thông đào tạo nhiều hơn dân lâm sàng, dân lâm sàng của mình nếu làm lâm sàng tốt thì
làm truyền thơng khơng tốt, mà mình cũng rất ngại về truyền thông .


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Nhà trị liệu: Cái kiểu dân lâm sàng họ muốn tập trung chuyên môn cận lâm sàng
họ không muốn lên hẹn rồi bàn cải, đấu tố, với các chuyên gia khác các kiểu. Họ chỉ
muốn làm tốt với nhiệm vụ của họ, thì thành ra mình thấy phần lớn dân lâm sàng họ
thường khá là kín tiếng. Trong mạng lưới của giới lâm sàng họ sẽ giới thiệu những
bệnh nhân, những thân chủ cho nhau, tại vì mỗi người sẽ có cái sở trường riêng về cái
nhóm khó khăn thì nếu khơng thuộc trong cái nhóm của họ thì họ chuyển, thì thành ra
các tâm lý gia lâm sàng họ thường hay có mạng lưới. Thứ nhất họ hỗ trợ chuyên môn
bằng những giám sát chuyên môn, những giám sát cá nhân, thứ hai là mạng lưới để họ
có thể hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, cho thân chủ khi mà vấn đề của bệnh nhân, của thân
chủ vượt quá khả năng sự giúp đỡ của họ thì họ chuyển đổi


Nhóm: Thì giống như bên CPT thì sẽ tập trung vơ vấn đề cá nhân để thay đổi
nhận thức dẫn đến việc thay đổi hành vi, ngoài ra bên CPT khi mà trị liệu thì vẫn sẽ
cho bài tập, cho thân chủ về để họ tự nâng đỡ mình họ sẽ thực hành những gì mà mình


trong phiên trị liệu. Cịn trị liệu hệ thống thì có gì khác biệt khơng?


Nhà trị liệu: Nó cũng vậy thơi…! Trị liệu hệ thống nó giúp cho mình nhiều nhất
đó là góc nhìn hệ thống để mình hiểu những gì đang xảy ra và cái khó khăn của bệnh
nhân. Hay nói cách khác là mình hiểu về ý nghĩa những triệu chứng mà bệnh nhân
đang mang phải, Nhưng mà để cang thiệp trên những triệu chứng đó đơi lúc mình vẫn
làm được những kỹ thuật trong tâm lý hệ thống, nhưng đơi lúc mình phải sử dụng
những kỹ thuật của trị liệu cá nhân. Ví dụ như những bài tập <i>( 38:18, từ tiếng anh</i>
<i>chun ngành)</i> thì nó vẫn là bài tập về trị liệu cá nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

nhiều để cải thiện bản thân họ. Trị liệu hệ thống này giúp cho mình có một nguồn lực
khác…


Nhóm: nguồn lực bên ngồi?


Nhà trị liệu: đúng oy, họ nâng đỡ người bệnh, người gặp khó khăn này tốt hơn họ
phải tự lực, bơi với khó khăn của mình.


Nhóm: Hồi nảy anh có nhắc từ “ triết trung” anh có thể nói rõ hơn không ạ?
Nhà trị liệu: Triết trung là một quan điểm trong trị liệu mà mình sử dụng linh
hoạt những cái kỹ thuật, những cái học thuyết, các cái trường phái, miễn làm sao phục
vụ tốt nhất cho cái lợi ích của thân chủ mà mình đánh giá. Thường trong q trình làm
việc thì An sẽ phân tích trên ba nhóm chính, thứ nhất là nhóm về cơ chế phòng vệ
( theo phân tâm ), thứ hai là mối quan hệ về gắn bó và cái thứ ba là hình ảnh bản thân
là cái <i>( 40: 18 thuật ngữ anh văn)</i> mình phân tích, mình đánh giá trên ba cái nhóm chủ
đề lớn này. Nhưng mà theo cách nhìn của <i>( 40:36 hải thân )</i> cho nên nó khơng thuần
về một cái nào cả


Nhóm: dạ…có nghĩa là mình linh hoạt, mặc dù là mình lấy cái…
Nhà trị liệu: hệ thống làm chủ đạo



Nhóm: dạ, đó là con đường để mình mình đi, mình sẽ sử dụng thêm những kỹ
thuật khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

không mời gọi được gia đình giải quyết những cái đó, thế giờ làm sao? Vấn <i>phải làm</i>
<i>hệ thống( lỡ lời)</i> ủa phải làm cá nhân…!


Nhóm: vậy phải đổi thời gian nó dài hơn ?


Nhà trị liệu: đúng rồi,… thường thì những trường hợp mời gọi tốt về gia đình thì
cái tiến trình nó ngắn, nhưng mà tới khi làm cá nhân thường nó lâu. Cho nên hai ca mà
An nói là đã theo một năm mấy rồi thì đó làm cá nhân có một điểm hệ thống , thì đơi
lúc mình vẫn phải dừng lại mình làm cái kỹ thuật về cá nhân gọi là <i>( 42:05, thuật ngữ</i>
<i>tiếng anh)</i> họ giải phóng những tầng suất tại vì khi họ sống một hệ thống mà quá phức
tạp quá nhiều những tương tác kém lành mạnh thì nó cũng khó cho việc họ thay đổi vì
một mình họ cố đẩy cho hệ thống đó chạy được, nhưng họ phải tìm cách sống sót
trong hệ thống đó trước đã rồi sau đó họ mới phát triển cho những gì mà họ có, cho
nên tiến trình nó dài lắm, cịn nếu mình gặp được cả một hệ thống, mình có cơ hội đẩy
cho rất nhiều người họ chuyển động, cho nên tiến trình của hệ thống nó xoay nhanh
hơn. Ví dụ bây giờ mình đẩy một cái xe đi, một người đẩy rất lâu, mình xúm ba bốn
người đẩy chiếc xe nó nhanh hơn. Thì thường những trường hợp đặc biệt về gia đình
mà mình có được đầy đủ của cái hệ thống thì mình làm được khá là nhanh, vì mỗi
người điều vận động hết thì mình đẩy cho những người trong hệ thống họ vận động
hiểu được thì mỗi người điều thay đổi …


Nhóm: vậy khoảng bao nhiêu phiên điều trị?


Nhà trị liệu: cho nên thì thường nó phải ba bốn phiên, khoảng chừng hai mươi
buổi đổ lại và cái gia đình đó họ có thể ngưng điều trị, họ có thể điều trị như vậy là ổn.
Nhưng nếu anh làm cá nhân thì lâu, tại vì nếu như cá nhân của mình là tốt đi, cái họ


thay đổi, họ tạo khủng hoảng gia đình, thì cái khủng hoảng đó lại giựt cái cá nhân đó
lùi trở lại, vì mình biết trong hệ thống nó có “<i>lịng thuần thành?”</i> <i>( 43:37, nghe khơng</i>
<i>rõ)</i> thành ra mình phải can thiệp, phải nâng đỡ rất nhiều để cho họ cảm thấy yên ổn vì
cái thay đổi của họ, cho nên đơi lúc họ thay đổi được đó nhưng mà cái hệ thống nó
bùng phát nó nổ một cái gì đó làm họ lùi trở lại, cho nên làm cá nhân lâu là vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Nhà trị liệu: Còn tấc cả kỹ năng trong tham vấn của mình thì cịn có kỹ năng đặt
câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng phân tích, kỹ năng về lượng giá, nhưng phần lớn
thì kỹ năng phản hồi và đặt câu hỏi.


Nhóm: phần lớn là kỹ năng phản hồi và đặc câu hỏi.


Nhà trị liệu: uhm… cịn về phần nhận định và đánh giá thì sau khi mình làm hồ
sơ đó mới nhận định ca, thường thì những kỹ năng phía sau nó phụ thuộc rất nhiều vào
nền tảng kiến thức của mỗi người, nhưng mà trong phiên làm việc thì mình thường
dùng nhiều chỉ có phản hồi và đặc câu hỏi, mà mỗi tường phái nó lại có cách đặc câu
hỏi khác nhau nữa, ví dụ như trong hệ thống thì nó chú trọng hơn trong câu hỏi xoay
vịng.


Nhóm: anh có thể nói cụ thể hơn về câu hỏi xoay vịng khơng?


Nhà trị liệu: Tại vì cái ngun tắc của hệ thống đó là mình sẽ đẩy cho cây hệ
thống chạy thì thành ra là mình, nếu như mình làm hệ thống mình hỏi từng người thì
thực ra mình kêu gọi cây hệ thống mà mình vẫn làm theo kiểu cá nhân trong hệ thống
đó hơn, cịn cái quan điểm hệ thống thì buột lịng nó phải làm sao tương tác với một
người, để cái người đó tương tác với cây hệ thống của mình thì nó có kỹ thuật của câu
hỏi xoay vịng. Câu hỏi xoay vịng là câu hỏi mà mình hỏi một người mà để cái người
đó họ có thể nghĩ cho rất nhiều người khác trong hệ thống.


Nhóm: họ có thể vận dụng những cái câu hỏi đó để mà …



Nhà trị liệu: tức là câu hỏi của mình làm cho họ nghĩ về những người khác nữa
chứ không phải nghĩ cho họ.


Nhóm: anh có thể ví dụ cụ thể hơn được khơng?


Nhà trị liệu: Ví dụ như đây là bố đi, đây là con, thì con hỏi bình thường, bố nó
nói thì mình nói với con, em nghe bố nói như vậy thì em nghĩ làm sao? Chúng ta đặt là
anh đang hỏi em mà em nghĩ về chuyện bố nói mà em khơng có nghĩ về bố nhưng mà
nếu anh hỏi là em nghe bố nói như vậy thì lúc đó bố nghĩ cái gì mà bố nói như vậy, lúc
đó em phải đặt em trong tâm thế người bố, coi bố nghĩ cái gì mà bố nói ra điều đó, nó
khác với cái chuyện mà em nghĩ điều bố nói, đó là cái dạng câu hỏi xoay vịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Nhà trị liệu: mà mình phải xoay theo nhiều cách khác ví dụ là mẹ vừa mới nói
cho gia đình nghe một sự kiện một cái thông tin rất quan trọng nhưng mà những người
khác trong gia đình nghĩ làm sao về chuyện mẹ nói cho mình biết thơng tin như vậy,
bắt đầu gia đình nghĩ nghĩ nghĩ, đó là mình đẩy hệ thống nó chạy thay vì mình phải đi
hỏi từng người, từng người, thì bây giờ mình hỏi một câu hỏi mở để cả một hệ thống
suy nghĩ, đó là kỹ thuật hỏi câu hỏi xoay vịng


Nhóm: dạ, vậy thường thường đó, ví dụ thơi nhe, mình trị liệu hệ thống đó mà
mình mời gọi được gia đình có thân chủ đến để cùng nhau hổ trợ thì có những trường
hợp ví dụ như là thân chủ người mẹ hoặc là người bố cảm thấy nơn nóng cho cái việc
là kết thúc q trình trị lệu đó thì họ sẽ có những động tác như là hối thúc mình chẳng
hạn, thối thúc nhà tham vấn, thì mình sử lý như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Nhóm : Làm sao để biết dc biết dc bí mật khủng hoảng cả hệ thống dựa trên kinh
nghiệm nhà tham vấn or biết được sức công phá hay là có cách gì đó để biết?


Nhà trị liệu: người giữ bí mật sẽ cho mình biết vì họ là người nắm giữ bí mật


nhưng thay vì hỏi bí mật thì mình có thể hỏi theo kiểu xoay vịng, nếu bí mật nói ra thì
ai là người chịu tổn thương, người giữ bí mật sẽ nghĩ khi nói ra thì ba hoặc mẹ sẽ như
thế này thế kia. Nếu ba tổn thương thì em nghĩ ba tổn thương như thế nào, nếu ba tổn
thương thì những tổn thương mà em nghĩ thử ba sẽ xử lí như thế nào. Có trái bom thi
chuẩn bị gi để nhận trái bom, thì cách làm hệ thống sẽ giúp cho những người trong hệ
thống chuẩn bị tâm thế đương đầu đón nhận những tổn thương như thế nào, giảm sát
thương, đó là mình làm trên chức năng của mình. Ví dụ người đồng tính bị gia đình
bắt cưới vợ lắm rồi khơng chịu nổi nhưng khơng cịn cách trì hỗn họ tìm đến mình
với sự stress tui bị gia đình ép lấy vợ. Gia đình nói con bị stress và cần điều trị tâm lý,
gia đình chưa biết trái bom ở đây, minh sẽ gợi ý để họ phát hiện và nghi ngờ dần, mình
cho họ biết trước khi được cơng bố chính thức làm cho gia đình hình dung được vấn
đề sẽ chuẩn bị diễn ra. Mình nâng đỡ cho gia đình để họ có sức mạnh đương đầu, khi
chuyện đó xảy ra gia đình đó bị tổn thương do xa nhau, trái bom đột nhiên nổ thì
khơng ai nói được với ai cho nên gia đình có biến cố bom nổ thì người dạt ra. Minh sẽ
là kênh tương tác, cách thức mình mời gọi come out.


Nhóm: Có khi nào trường hợp kéo dài mà gia đình thì cần kết qủa, ở Mỹ thì có
hệ thống hỗ trợ, ở Việt Nam thì cịn mới.


Nhà trị liệu: Khi đó mình sẽ quay lại bước đầu. Nếu thấy khơng phù hợp về thời
gian thì mình chuyển cho chuyên gia khác, biện pháp khác ngắn hạn hơn , quay lai nhu
cầu của thân chủ có sự mong đợi như thế nào, với sự mong đợi đó thì mình xem va tư
vấn họ đồng ý thì mình bắt đầu, họ khơng đồng ý thì mình chuyển cho đồng nghiệp
phù hợp, điều đó giúp mình khơng bị q tải, khơng bị đi q xa quy định.


Nhóm: Bước phân tích nhu cầu là bước quan trọng nhất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

15 nhu cầu mình phải tóm lại 3 đến 4 nhu cầu, nếu mình khơng vững là theo ln họ
đó là kinh nghiệm của mỗi người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>CHƯƠNG 5. </b>

<b>ĐÚC</b>


<b>KẾT</b>



Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp hai nhà trị liệu, nhóm có gặp phải những sự
trở ngại như việc họp nhóm để đặt ra câu hỏi đã chuẩn bị rất kỹ càng từ trước buổi
phỏng vấn, tuy nhiên khi tiếp xúc với nhà trị liệu thì tiến trình đặt câu hỏi lại có lúc
khơng như dự định ban đầu, mà nội dung câu hỏi phải uyển chuyển theo cảm xúc, theo
nội dung buổi nói chuyện. Vì vậy, đơi lúc phát sinh ra những câu hỏi mới để đi sâu vào
nội dung mà nhà trị liệu đang trình bày.


Về cách thức đặt câu hỏi của nhóm thì kỹ năng được sử dụng nhiều nhất là đặt
câu hỏi mở, đơi lúc có vài câu hỏi đóng để xác định lại thơng tin. Có một số kỹ năng
khác được sử dụng đan xen trong buổi phỏng vấn như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
phản hồi, kỹ năng xử lý sự im lặng… Có vài câu hỏi mà nhà trị liệu khơng hài lịng
lắm là những câu hỏi mang những nội dung mang tính chất sách vở, nhà trị liệu mong
muốn rằng những câu hỏi của nhóm phải dựa trên sự nghiên cứu trước.


Khi trả lời những câu hỏi của nhóm, nhà trị liệu đã sử dụng nhiều kỹ năng như
kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng bộc lộ bản thân, kỹ năng diễn giải… mà những kỹ
năng này nhà trị liệu sử dụng rất tinh tế trong q trình trả lời. Có một số nhà tâm lý
như: “Evans, Hearm, Uhlemann, Ivey (1993) cũng cho rằng bộc lộ bản thân cần được
sử dụng hạn chế, vào thời điểm thích hợp.”<i> (trích dẫn trang 346, giáo trình tham vấn</i>
<i>tâm lý- trần thị minh thức, nxb 2016).</i> Tuy nhiên, sự bộc lộ cảm xúc của bản thân mà
nhà trị liệu đầu tiên nhóm em phỏng vấn rất tinh tế, chị ấy thể hiện sự không hài lòng
với một vài bạn đến trễ bằng những kiến thức un thâm của mình, là sự phân tích một
cách nhẹ nhàng, thấu đáo để các bạn nhìn nhận ra những nguyên nhân khắc phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>5.1. NHẬN RA ĐƯỢC NHỮNG THỬ THÁCH PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU</b>
<b>TRONG QUÁ TRÌNH HÀNH NGHỀ</b>



Nghề tham vấn tâm lý rõ ràng khơng đơn giản và có nhiều thử thách. Trước tiên là
những thử thách ở bên trong mỗi nhà tham vấn. Thử thách đầu tiên là việc phải tìm
hiểu và <i>cập nhật kiến thức</i> liên quan tới ngành mỗi ngày, phải trao đổi chun mơn
mỗi khi có cơ hội và khơng được dừng việc đó lại. Thử thách thứ hai là <i>phải làm việc</i>
<i>tốt trên bản thân mình</i>, để mình có thể làm việc tốt với thân chủ. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc mình phải hiểu rõ chính mình, mà theo như nhà tham vấn đầu tiên
nhóm phỏng vấn (nhà tham vấn 1) – một người có cách tiếp cận với trường phái Phân
tâm học, thì chị ấy có nói rằng: thời gian để tự mình có thể hiểu được bản thân mình
mất rất lâu, và một nhà phân tâm ở Pháp phải có thời gian cùng thực hiện phân tâm đối
với chính mình cùng một nhà phân tâm khác tối thiểu từ 5-7 năm mới có thể tiến hành
trị liệu.


Có một kỹ thuật mà nhà tham vấn 1 đề cập tới, đó là kỹ thuật làm rỗng. Khi
lắng nghe thân chủ, nhà tham vấn cần làm rỗng bản thân mình trước để có thể đón
nhận thân chủ một cách khách quan, giống như một tấm gương phản chiếu. Và để làm
được điều đó, nhà tham vấn cần phải rèn luyện bản thân mình, giữ một thái độ trung
lập nhất có thể. Điều này rất cần thiết khi lắng nghe câu chuyện của thân chủ. Sự chia
sẻ này khiến nhóm hiểu được rằng việc làm rỗng này rất cần thiết nhưng cũng là một
thách thức không nhỏ đối với nhà tham vấn, bởi trước một vấn đề nào đó, chúng ta
cũng thường dễ rơi vào việc suy diễn nó một cách chủ quan theo kinh nghiệm đã trải
qua hoặc những điều đã được học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

điều trị một cách hiệu quả. Điều này cũng có vẻ giống với một câu nói đã từng đọc
được ở đâu đó về nguyên tắc tham vấn trị liệu, rằng là: nếu bạn giúp đỡ người khác
một việc gì đó, mà việc đó nằm ngồi khả năng của bạn, thì có nghĩa là bạn đang hại
người đó, chứ khơng phải là giúp đỡ.


Bên cạnh đó để cân bằng nội tâm, nhà tham vấn 1 cũng có chia sẻ thêm rằng chị
có một nhà trị liệu tâm lý khác riêng cho chính mình. Bởi mỗi nhà tham vấn đều cần
phải tự khám phá và biết giới hạn bản thân mình ở đâu để có thể tự bảo vệ mình và


giúp cho tiến trình trị liệu giữa mình với thân chủ khơng bị tắc nghẽn. Liên quan tới
vấn đề này, Nhà tham vấn 2 mà nhóm phỏng vấn cũng có đề cập tới ý nghĩa của việc
giám sát trong một ca trị liệu. Khi mà những vấn đề của thân chủ cũng có thể chạm
đến những tổn thương bên trong của nhà tham vấn, thì cần có hoạt động giám sát để
nhà tham vấn hiểu được giới hạn của chính mình, chia sẻ và hóa giải những khó khăn
mà chính nhà tham vấn đó đang gặp phải. Tất cả các nhà tham vấn trị liệu đều phải
được giám sát hoạt động tham vấn tâm lý. Mặc dù cả hai nhà tham vấn được phỏng
vấn đều có một cách thức để tìm hiểu bản thân mình bằng cách chia sẻ và học hỏi
những người đi trước hoặc có mức trình độ tương đương, nhưng việc tìm cho mình
riêng một nhà tham vấn và việc có một người giám sát ca hoặc một nhóm giám sát ca
không thể tiến hành cùng lúc. Nhà tham vấn 2 nhấn mạnh về mối quan hệ giữa thân
chủ và nhà tham vấn nên là một mối quan hệ tách biệt với các quan hệ khác, trong khi
nếu lựa chọn nhà giám sát là người tham vấn cho chính mình, sẽ có một mối quan hệ
khác liên quan trong tiến trình tham vấn, đó là quan hệ đồng nghiệp hoặc bạn bè.
Những sự phân tích của nhà tham vấn 2 khiến cho nhóm thấy rõ rằng việc vừa thực tập
ở một nơi nào đó và vừa tiến hành việc tham vấn trị liệu cho chính mình tại chính nơi
thực tập tưởng như sẽ tiện lợi nhưng lại là điều khơng thích hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

danh hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Khi phỏng vấn nhà tham vấn 3, anh ấy cũng nói rằng hầu
hết người làm trị liệu phải tham khảo từ nhiều nguồn và thiết kế cho mình một cách
thiết lập hồ sơ riêng cho nên khơng giống nhau và cũng khó thống nhất theo một quy
chuẩn chung được. Thêm nữa, khi nhà tham vấn làm việc độc lập thì vấn đề khơng có
cơ sở làm việc do khơng có cơ sở pháp lý hỗ trợ, dẫn đến giấy phép cơng ty pháp nhân
cũng khó khăn, việc PR cũng vậy dẫn đến thân chủ nhận được cũng hạn chế và đa
phần là qua giới thiệu từ các bác sĩ hoặc tâm lý gia khác. Khi nào có mã nghề, nghề
tham vấn được đưa vào hệ thống của cơ sở nhà nước, những nơi cần dịch vụ tâm lý thì
lúc đó cơ hội nghề nghiệp nó sẽ phát triển mới rộng hơn. Có một thực trạng là cũng có
nhiều người làm tâm lý liên quan đến nhân sự, nhưng mà sau đó buổi tối hoặc là cuối
tuần thì họ vẫn đến những cơ sở, có phịng mạch riêng có dịch vụ tâm lý hoặc là họ
nhận thêm những trường hợp hỗ trợ tại nhà hoặc tại tại một cơ sở riêng đó là cách họ


giữ nghề, giữ lửa, cịn việc tìm một cơ sở có tâm lý trị liệu thì rất hiếm.


Nhà tham vấn 3 cũng chia sẻ một chút về việc những nhà tham vấn trị liệu lâm
sàng thật sự thường ngại trong việc quảng bá truyền thơng, họ chỉ muốn tập trung tốt
vào việc của mình mà khơng thích sự bàn cãi, tranh luận theo kiểu chuyên gia. Anh ấy
cũng nói phần lớn những người làm tâm lý trị liệu lâm sàng thường khá là kín tiếng.
Tuy vậy, giới lâm sàng có mạng lưới liên kết và họ sẽ giới thiệu những bệnh nhân,
những thân chủ cho nhau.


Nhóm cũng thấy đây là một thử thách rất lớn đối với nhóm nếu muốn trở thành
nhà tham vấn. Tuy vậy, nhóm cũng hi vọng trong tương lai nhà tham vấn tâm lý sẽ có
một chức danh cụ thể và có bộ tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, có một hiệp hội để đánh
giá và cấp giấy phép hành nghề như các nước phát triển khác trên thế giới. Công việc
tham vấn trị liệu tâm lý sẽ được cộng đồng hiểu rõ ràng hơn và các nhà tham vấn trị
liệu sẽ được biết đến nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

thêm sức mạnh để nhà tham vấn có năng lượng làm việc tốt hơn, và gắn bó với nghề
hơn. Đây cũng là một điều thú vị.


<b>5.2. HIỂU RÕ ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THIẾT LẬP</b>
<b>KHUNG TRỊ LIỆU</b>


Nhà tham vấn 2 đã chia sẻ với nhóm về việc duy trì một khoảng cách nhất định đối
với thân chủ, điều này có nghĩa là trước khi tiến hành tham vấn cho thân chủ thì giữa
nhà tham vấn và thân chủ tốt nhất là khơng nên có mối quan hệ nào khác từ trước đó.
Bởi vì một mối quan hệ ngồi mối quan hệ tham vấn – trị liệu sẽ làm ảnh hưởng đến
tính khách quan trong tiến trình trị liệu và sẽ làm mất đi hiệu quả.


Nhà tham vấn 2 cũng nhấn mạnh rằng việc nhìn nhận khách quan thân chủ hay
không ảnh hưởng rất lớn trong việc thiết lập mối quan hệ trị liệu và cũng giải thích cụ


thể để nhóm hiểu được điều đó. Để đạt được sự khách quan này, giữ được sự trung
dung thì nhà tham vấn cần đến một công cụ là khung trị liệu và sự tuân thủ khung trị
liệu.


Nhờ có khung trị liệu, nhà tham vấn sẽ giữ được khoảng cách với thân chủ và đảm
bảo được tính khách quan. Một điều quan trọng là nhà tham vấn phải diễn giải để thân
chủ hiểu được khung trị liệu và nhận ra rằng họ cũng bình đẳng như những người
khác. Đồng thời, nhà tham vấn cũng phải tuân thủ khung trị liệu đã đề ra.


Nhà tham vấn 2 cũng có đưa ra ví dụ phá khung của thân chủ và phân tích để cả
nhóm hiểu sâu hơn. Và rõ ràng là việc thiết lập khung trị liệu này rất quan trọng trong
bước đầu thiết lập mối tương quan với thân chủ.


<b>5.3. NẮM RÕ HƠN MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN QUAN TRỌNG</b>
<b>VÀ TIẾN TRÌNH THAM VẤN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

chuyện của thân chủ, một cách lắng nghe không phán xét là một bài học rất quan trọng
đối với nhóm.


Nhà tham vấn 3 có nhấn mạnh nhiều hơn đến kỹ năng phản hồi và đặt câu hỏi, và
anh nói đến kỹ thuật đặt câu hỏi xoay vịng.


Việc phân tích nhu cầu của thân chủ cũng là một kỹ thuật quan trọng được nhà
tham vấn 3 đề cập tới. Để phân tích được nhu cầu của thân chủ thì anh ấy phải tiến
hành qua nhiều buổi, thường thì được chia theo phiên, mỗi phiên 5 buổi và khi kết thúc
từng phiên sẽ có lượng giá. Phiên 1 sẽ đánh giá nhu cầu, nghe hiểu và bàn bạc với thân
chủ của mình, điều họ muốn khi đến gặp nhà tham vấn, và tính thực tế, cái tính khả thi
của việc giúp đỡ hỗ trợ từ phía nhà tham vấn, sau đó thân chủ và nhà tham vấn sẽ bàn
bạc với nhau về những mục tiêu và thống nhất. Qua phiên thứ hai thì nhà tham vấn sẽ
bắt đầu làm việc cho những mục tiêu đó.



Phân tích nhu cầu có ý nghĩa giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu của
thân chủ có nằm trong khả năng của mình hay khơng, mình có nắm được những kỹ
thuật cần thiết để hỗ trợ thân chủ này hay không để có cách hỗ trợ tốt nhất cho thân
chủ. Từ việc phân tích nhu cầu, nhà tham vấn mới có thể tiến hành can thiệp và giúp
đỡ thân chủ. Sẽ có những sự linh động trong mỗi ca tham vấn, và điều này cũng được
nhà tham vấn 3 chia sẻ cho nhóm: ví dụ như thân chủ có thể thay đổi mong đợi so với
buổi đầu, các dạng nhân cách khác nhau của từng thân chủ khác nhau, các trường hợp
nguy kịch như có ý định tự sát.... Cũng có trường hợp thân chủ đưa ra quá nhiều nhu
cầu và nhà tham vấn cần phải vững để biết cách tóm lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

những khó khăn mới cần những hỗ trợ để liên hệ lại nhà tham vấn. Anh ấy cũng nói
thêm rằng chỉ theo dõi trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng, chứ không thực hiện gọi điện
hỏi thăm sau đó.


<b>5.4. LĨNH HỘI NHỮNG KIẾN THỨC CĨ GIÁ TRỊ</b>


Từ câu chuyện phỏng vấn các nhà tham vấn, ngoài việc hiểu sâu hơn về nghề
tham vấn và tầm quan trọng của khung trị liệu, nhóm cũng nhận được một số điều bổ
ích. Nhà tham vấn 1 đã tổng hợp cho nhóm hiểu hơn về các cấp bậc tham vấn dựa trên
trục trợ giúp tâm lý, sự khác nhau giữa tham vấn và trị liệu cùng với các dạng tương
tác giữa nhà tham vấn và thân chủ ứng với cách tiếp cận của các trường phái tâm lý
khác nhau. Trong khi nhà tham vấn 2 đưa ra những yếu tố để có một mối quan hệ trị
liệu tốt, đồng thời cũng chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm về ảnh hưởng của yếu tố
tâm linh, tôn giáo đến tiến trình trị liệu cho thân chủ. Với nhà tham vấn 3, anh ấy nêu
rõ việc sử dụng cách chiết trung trong tiến trình tham vấn của mình là như thế nào,
mặc dù chủ đạo vẫn thiên về quan điểm trị liệu hệ thống, nhưng anh ấy vẫn sử dụng
linh hoạt những kỹ thuật, những học thuyết, các trường phái, miễn làm sao phục vụ tốt
nhất cho cái lợi ích của thân chủ chứ không phải cứng nhắc đi theo một trường phái
duy nhất. Nếu theo đuổi chiết trung sẽ có nhiều góc nhìn trong từng trường hợp, cũng


có thể khiến nhà tham vấn gặp khó khăn về lý thuyết vì có nhiều nguồn kiến thức khác
nhau, nhưng chúng ta hãy cứ tập trung ưu tiên hàng đầu cho lợi ích thân chủ.


Nhà tham vấn 3 cũng chia sẻ khá nhiều trường hợp đã gặp trong quá trình tham
vấn cho thân chủ và giúp nhóm có thêm được nhiều cái nhìn về tiến trình tham vấn.
Việc phỏng vấn nhà tham vấn 3 giúp nhóm có cái nhìn tổng quan hơn về trị liệu hệ
thống: Trị liệu hệ thống vẫn phải bắt đầu việc trị liệu cá nhân trước, và với mỗi trường
hợp sẽ có cách để xác định rằng nên làm cá nhân hay nên làm hệ thống. Các kỹ thuật
được sử dụng trong trị liệu hệ thống và tiến trình trị liệu cũng được nhà tham vấn 3 đề
cập cùng với những khó khăn và cách mà anh ấy xử lý linh hoạt như thế nào trong tình
huống đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>5.5. NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI</b>


Trong q trình nhóm thực hành các kỹ năng đặt câu hỏi với các nhà tham vấn và
trị liệu, các thành viên trong nhóm đã có cơ hội hiểu thêm cũng như rèn luyện việc đặt
câu hỏi. Thoạt đầu, có vẻ cịn lúng túng và khá khó khăn, phải cầm theo bảng danh
sách câu hỏi để khơng qn, sau đó đọc lên như đang trả bài cho nhà tham vấn/ trị liệu
nghe chứ không phải là đang hỏi – đáp nhịp nhàng. Tuy nhiên, qua đến nhà tham vấn/
trị liệu thứ hai thì nhóm đã có sự uyển chuyển hơn, biết xử lý tốt hơn và tương tác
khéo léo hơn.


Trong các kỹ năng mà nhóm sử dụng, có kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi,
kỹ năng đặt câu hỏi dò tìm thơng tin là được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, nhóm
cũng có thể dần dần nhận biết được nhà tham vấn/ trị liệu kia đang dùng kỹ năng gì
thơng qua quá trình phỏng vấn này. Chẳng hạn như chị NTTH, nhà trị liệu tự do có kỹ
năng làm rỗng bản thân mình trong khi lắng nghe và tiếp nhận thơng tin của nhóm rất
hay. Chị có thể tạo ra sự trung lập, khơng phán xét và khích lệ người phỏng vấn bằng
ngôn ngữ cơ thể: “ừ, à, đúng vậy đó em, chị cũng nghĩ thế, khơng sao cả - điều này
cũng bình thường thơi…” Kỹ năng này của chị ấy đã giúp cho nhóm hiểu sâu hơn về


sự hịa nhập giữa thơng tin của thân chủ và kỹ năng bộc lộ bản thân của nhà trị liệu đó.
Sự hòa nhập này mang đến cho những bạn đi phỏng vấn có một cảm giác thân thiện,
dễ chịu muốn đem đến cho người đang chia sẻ một thông điệp “ chị đang lắng nghe
tích cực đây”, “ chị đang dành thời gian để giúp các em hoàn thành bài tập đây…”


Việc tiếp xúc bằng mắt giữa nhà trị liệu và nhóm đã tạo ra một sự hịa điệu nào
đó và gây nên cảm giác tin tưởng, đặc biệt là nhà trị liệu thứ nhất và thứ hai mà nhóm
phỏng vấn ( Chị NTTH và cơ Như). Thậm chí, nhà tham vấn/ trị liệu đó có thể điều
tiết cảm xúc của người nói thơng qua việc đọc ngơn ngữ cơ thể của nhau và phản hồi
chính xác thơng tin mà nhóm đang muốn hỏi, nhưng chưa biết đặt câu hỏi như thế nào
để lấy thơng tin đó từ nhà tham vấn/trị liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56></div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57></div>

<!--links-->

×