Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan của thai quá ngày sinh tại bệnh viện sản nhi bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 88 trang )

i
..

O Ụ


N

O
O
Y N

Y

Ọ Y ƢỢ

TRƢỜN

ÂN



ỂM
ỦA
ỆN

M



O N



SỐ Y

A Q

N

ỆN SẢN N

L ẬN ĂN

Ố LIÊN QUAN
YS N


Y N K OA ẤP

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016

AN


ii

O Ụ


O
N


O

Y N
Ọ Y ƢỢ

TRƢỜN

ÂN



ỂM

Y

M

ỦA

Ị HOÀN

SỐ Y

A Q

ỆN

N

ỆN SẢN N


Ố LIÊN QUAN
YS N


AN

huyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: K 62.72.13.03

L ẬN ĂN

N ƢỜ

ƢỚN

Y N K OA ẤP

ẪN K OA

Ọ :

SỸ K : P

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

M MỸ

O



iii
LỜ

AM OAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, năm 2016
Ngƣời cam đoan

Thân hị Hoàn


iv
LỜ

ẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo - Bộ phận Đào tạo sau đại học, Bộ môn
Phụ sản Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lịng biết ơn tới
BSCK2. Phạm Mỹ Hồi - Giảng viên Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược Thái Ngun người thầy ln tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ CKII Sản khoa.

Xin trân trọng cảm ơn TS. Đinh Văn Thành, ban giám đốc, các khoa,
phòng Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thành khóa học.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy, các cô trong
Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Với tình cảm thân thương nhất, tơi xin dành cho những người thân u
trong tồn thể gia đình, anh em, bạn bè những người đã tạo điều kiện tốt
nhất, là điểm tựa, nguồn động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị
lực trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Thái Nguyên, năm 2016
ọc viên

hân hị

oàn


v
AN

MỤ





CSNO

: Chỉ số nƣớc ối


CST

: Contractive stress test - Test tác động

CTC

: Cổ tử cung

ĐSTĐNO : Độ sâu tối đa nƣớc ối
FIGO

: International Federation of Gynecology and Obstetrics Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế

KKCC

: Kỳ kinh cuối cùng

MLT

: Mổ lấy thai

NTT

: Nhịp tim thai

SL

: Số lƣợng

TQNS


: Thai quá ngày sinh

TTNO

: Thể tích nƣớc ối

WHO

: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


vi
MỤ LỤ
ĐẶT VẤN ĐỀ

..............................................................................................................................................................................................................................................................

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

................................................................................................................................................................................................................

1.1. Khái niệm thai quá ngày sinh
1.2. Tỉ lệ thai quá ngày sinh

12

...............................................................................................................................................................................

12


........................................................................................................................................................................................................

12

1.3. Nguyên nhân của thai quá ngày sinh

.................................................................................................................................................

1.4. Sinh lý nƣớc ối và bánh rau trong thai quá ngày sinh

14

..............................................................................

15

.......................................................................................................................................................................

16

..............................................................................................................................................................................................................................................................

19

1.5. Hậu quả của thai quá ngày sinh
1.6. Chẩn đoán

10


1.7. Các phƣơng pháp thăm dò sử dụng trong thai quá ngày sinh
1.8. Theo dõi và xử trí

..............................................

21

................................................................................................................................................................................................................................

30

1.9. Một số nghiên cứu về thai quá ngày sinh

................................................................................................................................

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GHIÊN CỨU

32

........................................................

35

...............................................................................................................................................................................................................

35

2.2. Địa điểm nghiên cứu

...................................................................................................................................................................................................................


35

2.3. Thời gian nghiên cứu

.................................................................................................................................................................................................................

35

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu

..................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.8. Xử lý số liệu

35
36

..........................................................................

37

....................................................................................................................................................................................................


42

.....................................................................................................................................................................................................................................................

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

43

..............................................................................................................................................................

43

............................................................................................................................................................

45

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ và thai quá ngày sinh tại
bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

......................................................................................................................................................................

3.2. Một số yếu tố liên quan của thai quá ngày sinh
Chƣơng 4. BÀN LUẬN

......................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................................


45
53
58


vii
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ và thai quá ngày sinh tại
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

....................................................................................................................................................................

4.2. Một số yếu tố liên quan của thai quá ngày sinh
KẾT LUẬN

58

......................................................................................................

68

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

75

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ và thai quá ngày sinh tại
bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

......................................................................................................................................................................

2. Các yếu tố liên quan của thai quá ngày sinh

KHUYẾN NGHỊ

...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU NGHIÊN CỨU

75
76
77

...............................................................................................................................................................................................................

78

...........................................................................................................................................................................................................................

86

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

..........................................................................................................................................................................................................


viii
AN
Bảng 2.1. Bảng chỉ số Bishop


MỤ

ẢN

................................................................................................................................................................................................

Bảng 2.2. Bảng đánh giá chỉ số Apgar

.............................................................................................................................................................

Bảng 2.3. Bảng phân độ hội chứng Clifford

......................................................................................................................................

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của sản phụ nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của sản phụ
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc của sản phụ

...................................................................................................

39
41
41
45

..................................................................................................................

45

.......................................................................................................................................


46

Bảng 3.4. Đặc điểm về số lần đẻ của sản phụ

................................................................................................................................

Bảng 3.5. Đặc điểm tiền sử bệnh kèm theo của sản phụ

.....................................................................................

Bảng 3.6. Đặc điểm dùng thuốc nội tiết điều trị giữ thai của sản phụ
Bảng 3.7. Đặc điểm ngôi thai của thai quá ngày sinh

46
46

...............................

47

.................................................................................................

47

Bảng 3.8. Phân bố giữa chỉ số nƣớc ối và tuổi thai quá ngày sinh

.............................................

49


Bảng 3.9. Đặc điểm biến đổi nhịp tim thai của thai quá ngày sinh

..........................................

50

Bảng 3.10. Đặc điểm chỉ số Bishop của thai quá ngày sinh

.......................................................................

Bảng 3.11. Đặc điểm cách xử trí thai quá ngày sinh lúc vào viện
Bảng 3.12. Đặc điểm giới tính của trẻ sau đẻ

50

..............................................

50

..................................................................................................................................

51

Bảng 3.13. Đặc điểm chỉ số Apgar phút 1 của trẻ sau đẻ
Bảng 3.14. Đặc điểm hội chứng Clifford của trẻ sau đẻ

..................................................................................

52


......................................................................................

53

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa dùng thuốc nội tiết của sản phụ với tuổi thai
quá ngày sinh
53
....................................................................................................................................................................................................................

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi thai với hội chứng Clifford

.....................................................

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa màu sắc nƣớc ối với hội chứng Clifford
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số nƣớc ối và hội chứng Clifford

..................

54

................................

55

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa biến đổi nhịp tim thai với hội chứng Clifford
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa biến đổi nhịp tim thai với cách đẻ

54


...........

55

............................................

55

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số Bishop với cách đẻ

.............................................................................

56

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi thai với chỉ số Apgar

..............................................................................

56

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa chỉ số Apgar với hội chứng Clifford

..................................

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trọng lƣợng trẻ với hội chứng Clifford

........................

57
57



ix
AN

MỤ





Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ thai quá ngày sinh tính theo tuổi thai

.......................................................................................

Biểu đồ 3.2. Phân bố màu sắc nƣớc ối với tuổi thai trong thai quá ngày sinh

.............

46

............................

49

.......................................................

51

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm độ Canxi hóa bánh rau của thai quá ngày sinh

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phƣơng pháp đẻ của thai quá ngày sinh

47

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm cân nặng của trẻ sơ sinh trong thai quá ngày sinh

..............

50


10


ẤN Ề

Thai quá ngày sinh là thai quá 41 tuần (quá 287 ngày) tính từ ngày đầu
của kỳ kinh cuối cùng mà chƣa sinh ở sản phụ có chu kỳ kinh đều 28 - 30
ngày [4], [5], [6]. Thai quá ngày sinh không chỉ làm sản phụ thật sự lo lắng
khi thai hết 41 tuần chƣa chuyển dạ mà còn gây lo lắng cho thầy thuốc [5],
[41]. Thai quá ngày sinh làm tăng tỉ lệ phải can thiệp sản khoa do thai to, thai
suy hoặc chuyển dạ thất bại [32]. Nghiên cứu cho thấy thai quá ngày sinh làm
tăng tỉ lệ trẻ phải điều trị ở khoa hồi sức sơ sinh lên gấp 2 lần (OR = 2,0,
95%CI: 1,4 - 2,8); tăng tỉ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp lên 2,7 lần (OR = 2,7,
95%CI: 1,5 - 5,0) và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn lên 1,8 lần (OR =
1,8, 95%CI: 1,2 - 2,7) [53].
Tỉ lệ thai quá ngày sinh rất khác nhau ở các nƣớc trên thế giới và khác
nhau giữa các nghiên cứu. Nghiên cứu Chantry A.A. (2011) cho tỉ lệ thai quá
ngày sinh ở châu Âu dao động từ 0,5 - 10%; tỉ lệ thai quá ngày sinh ở các
nƣớc Scandinavian dao động từ 5 - 7% [36]. Nghiên cứu của Ibrahim A.L. và

cs (2016) ở Libya cho tỉ lệ thai quá ngày sinh là 8,4% [47]. Ở Việt Nam,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hậu (1998) tại bệnh viện Quảng Ninh cho kết
quả tỉ lệ thai quá ngày sinh là 3,53% [13]. Nghiên cứu của Trần Thị Phúc và
Nguyễn Văn Thắng (1999) cho tỉ lệ thai quá ngày sinh là 2,17% [23]. Nghiên
cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng của Nguyễn Văn Kiên (2005) thấy tỉ lệ
thai quá ngày sinh là 3,05% [17].
Nguyên nhân của thai quá ngày sinh cho đến nay chƣa đƣợc biết rõ.
Tuy nhiên ngƣời ta nhận thấy một số yếu tố có liên quan tới thai quá ngày
sinh nhƣ chủng tộc, tuổi mẹ, số lần có thai, các bệnh lý khác kèm theo nhƣ
thai vô sọ [55], [64], [67]. Nghiên cứu của Kistka Z.A. và cs (2007) cho kết
quả bà mẹ da đen ít có khả năng mắc thai q ngày sinh hơn so với nhóm bà
mẹ da trắng [50]. Nghiên cứu của Caughey A.B. và cs (2009) cho kết quả tuổi


11
mẹ cao làm tăng khả năng thai quá ngày sinh [35]. Ngồi ra cịn có các yếu tố
khác nhƣ: suy tuyến giáp mẹ, dị dạng ở eo và cổ tử cung, một vài yếu tố cơ
học cũng làm tăng khả năng quá ngày sinh.
Triệu chứng chính của thai quá ngày sinh chính là việc thời gian mang
thai đã vƣợt quá 287 ngày nhƣng sản phụ chƣa chuyển dạ đẻ. Ngoài ra có một
số triệu chứng khác nhƣ giảm chỉ số nƣớc ối, xuất hiện hội chứng Clifford,
thay đổi màu sắc nƣớc ối hay canxi hóa bánh rau. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
chỉ số nƣớc ối >60mm ở thai quá ngày sinh là 63,87% và tỉ lệ chỉ số nƣớc ối
giảm (< 60mm) là 36,13%. Tỉ lệ thai quá ngày sinh có hội chứng Clifford
chiếm 14,12% [24]. Nhằm mục tiêu phát hiện, xử trí tốt thai quá ngày sinh
nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai thì việc xác định các triệu chứng
cũng nhƣ các biến chứng của thai quá ngày sinh là việc làm cần thiết.
Ở nƣớc ta trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về
chẩn đốn và xử trí thai q ngày sinh [13], [17], [23]. Tuy nhiên tại tỉnh Bắc
Giang tỉ lệ thai quá ngày sinh còn cao, theo báo cáo tổng kết cuối năm 2014

tỉ lệ thai quá ngày sinh năm 2014 là 2,8%, việc tìm hiểu đặc điểm và yếu tố
liên quan thai quá ngày sinh để có biện pháp xử trí kịp thời nhằm giảm tỉ lệ
mắc bệnh và tử vong sơ sinh là một vấn đề cần thiết trong sản khoa. Đó chính
là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ ặc điểm và một số yếu tố
liên quan của thai quá ngày sinh tại ệnh viện Sản Nhi ắc

iang” nhằm

mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ và thai quá
ngày sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan của thai quá ngày sinh tại Bệnh
viện Sản Nhi Bắc Giang.


12
hƣơng 1
ỔN

Q AN

1.1. Khái niệm thai quá ngày sinh
Nếu thai nhi đƣợc ni dƣỡng đủ tháng trong bụng mẹ thì sẽ tạo điều
kiện rất tốt cho sự phát triển dinh dƣỡng cho trẻ và giảm các tai biến trong
quá trình mang thai, sinh nở và sau đẻ của bà mẹ. Việc xác định tuổi thai thực
sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thai, sức khỏe của mẹ và
hạnh phúc gia đình. Đa số các nghiên cứu trong y văn thế giới dựa vào kỳ
kinh cuối cùng để tính tuổi thai [69]. Thai đủ tháng là thai từ 38 – 42 tuần tính
từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng (KKCC). Nếu > 42 tuần (295 ngày) mà
thai phụ chƣa sinh thì gọi là thai quá ngày sinh (TQNS) [3], [5], [6].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) và
Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế (International Federation of Gynecology and
Obstetrics - FIGO) thì TQNS là thai > 42 tuần tính từ ngày đầu của KKCC
[58]. Tuy nhiên một vài tác giả đã nói đến tăng tỉ lệ chết chu sinh ngay cả ở
thai cuối tuần lễ 41, vì thế một số nghiên cứu gần đây đƣa vào nghiên cứu
TQNS bao gồm cả thai trên 41 tuần (trên 287 ngày) [16], [57]. Ở Việt Nam,
theo Hƣớng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do
Bộ Y tế ban hành quy định: TQNS là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày (quá
41 tuần) tính từ ngày đầu của KKCC [5], [6].
Vì vậy có thể định nghĩa: TQNS là thai hết 41tuần (quá 287 ngày) tính
từ ngày đầu của KKCC mà chƣa sinh ở sản phụ có chu kỳ kinh nguyệt đều 28
- 30 ngày [25].
1.2. Tỉ lệ thai quá ngày sinh
Tỉ lệ TQNS thay đổi tùy thuộc vào cách định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn


13
đoán TQNS, đặc điểm nghiên cứu, đặc điểm vùng dân cƣ và khả năng quản lý
thai nghén của hệ thống y tế ở vùng nghiên cứu [41].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về TQNS, mỗi nghiên cứu lại cho
kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Martin và cs (2007) cho tỉ lệ mắc mới
TQNS chiếm khoảng 7,0% tổng số các trƣờng hợp mang thai [56]. Theo
Chantry A.A. (2011) thì tỉ lệ TQNS ở châu Âu dao động từ 0,5 - 10%; tỉ lệ
TQNS ở các nƣớc Scandinavian dao động từ 5 - 7% [36]. Nghiên cứu gần đây
của Ibrahim A.L. và cs (2016) ở bệnh viện trung tâm Misurata, Libya cho tỉ lệ
TQNS là 8,4% [47]. Theo Savitz và cs (2002) thì nếu áp dụng các biện pháp
khám thai, quản lý thai nghén định kỳ thì sẽ làm giảm có tỉ lệ TQNS có ý
nghĩa thống kê từ 12,1% xuống cịn 3,4% [66].
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về TQNS. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hậu (1998) tại bệnh viện Quảng Ninh cho kết quả tỉ lệ TQNS là

3,53% [13]. Nghiên cứu của Trần Thị Phúc và cs (1999) cho tỉ lệ TQNS là
2,17% [23]. Nghiên cứu về tình hình TQNS tại viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh
1990 - 2000 của Huỳnh Thị Bích Ngọc (2001) cho tỉ lệ TQNS là 3,23% [21].
Nghiên cứu tại bệnh viện Trung ƣơng Huế cho kết quả tỉ lệ TQNS dự đoán là
19,56% [24]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng của Nguyễn Văn
Kiên (2005) thấy tỉ lệ TQNS là 3,05% [17]. Theo Phan Trƣờng Duyệt và cs
(1989) tỉ lệ thai già tháng thật sự là 11,8% so với số bệnh nhân vào với lý do
già tháng hay bằng 0,6% so với tổng số đẻ [11].
Tỉ lệ TQNS giảm dần từ vài năm gần đây là một thành cơng của các
nhà sản khoa đã tích cực áp dụng các phƣơng pháp thăm dò sản khoa (siêu
âm, soi ối, Monitoring…) phát hiện sớm thai có nguy cơ già tháng và đình chỉ
thai nghén kịp thời. Ngồi ra có thể do màng lƣới y tế cơ sở phát triển, quản
lý thai nghén tốt, ý thức ngƣời dân đƣợc nâng cao, công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe phát triển, qua đó đã làm giảm tỉ lệ TQNS.


14
1.3. Nguyên nhân của thai quá ngày sinh
Nguyên nhân gây ra TQNS chƣa đƣợc biết rõ. Tuy nhiên ngƣời ta thấy
có một số bệnh lý đi kèm với TQNS nhƣ thai vô sọ, giảm sản thƣợng thận thai
nhi, thai không có tuyến yên, bệnh thiếu sulfatase rau thai và thai nhi trong ổ
bụng. Các bệnh lý này có một đặc điểm chung là sản xuất ra một lƣợng
estrogen thấp hơn ở thai bình thƣờng. Estrogen có vai trị quan trọng trong
chuyển dạ. Trong quá trình thai nghén các chất estrogen tăng nhiều lần tăng
tính kích thích các sợi cơ trơn của tử cung và tốc độ lan truyền của hoạt động
điện, cơ tử cung trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây cơn co tử cung,
đặc biệt với oxytocin. Estrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung và
thuận lợi cho việc tổng hợp các prostaglandin từ màng rụng và màng ối. Nồng
độ estrogen ở cuối thời kỳ thai nghén thấp làm giảm tỉ lệ estrogen/progesteron
xuống thấp, là tác nhân không gây chuyển dạ. Khi tuyến thƣợng thận thai nhi

bị suy, dehydroisoandrostéron (DHA) tạo ra không đủ cho rau thai chuyển
thành estradiol và estriol. Còn trong bệnh thiếu sulfatase rau thai, một số bệnh
di truyền tính trạng lặn liên kết với giới tính, mặc dù có đủ DHA nhƣng do
thiếu men sulfatase cắt gốc sulfat ra khỏi DHA để tổng hợp estradiol và
estriol [8]. Do đó, không đủ lƣợng estrogen dẫn tới tỉ lệ estrogen/progesteron
thấp và khơng gây chuyển dạ đẻ.
Nhóm ngun nhân thứ hai dẫn đến TQNS là do tính thời gian có thai
khơng chính xác dựa vào KKCC, do thời gian phóng nỗn khơng nhƣ nhau
trong các chu kỳ. Tuổi thai đƣợc biết chính xác chỉ khi biết đƣợc thời điểm
phóng nỗn và thụ tinh [58]. Cho đến nay, nguyên nhân của TQNS chƣa rõ
ràng nhƣng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ của TQNS.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố có liên quan đến
TQNS nhƣ: chủng tộc, tuổi mẹ và số lần đẻ, béo phì, tiền sử TQNS, yếu tố
gene và hormon, suy tuyến giáp mẹ, dị dạng ở eo và cổ tử cung (CTC) hay
các bệnh lý của thai (thai vô sọ, não úng thủy...) [35], [51], [61], [71].


15
1.4. Sinh lý nƣớc ối và bánh rau trong thai quá ngày sinh
1.4.1. Sinh lý nước ối
- Nƣớc ối có các chức năng: Tạo một lớp đệm giúp thai và dây rốn
tránh những sang chấn, những lực tác động trực tiếp. Cho phép thai xoay
chuyển, vận động dễ dàng. Giúp thai trong việc hô hấp. Làm dễ cho phổi thai
trƣởng thành và sản xuất chất surfactant.
- Nƣớc ối đƣợc tạo ra từ: (i) Tuần hoàn mẹ chủ yếu từ rau thai. (ii) Các
màng ối và (iii) Huyết tƣơng thai. Nƣớc ối thay đổi nhờ vào: Thai góp vào
bằng bài tiết nƣớc tiểu và thai nuốt nƣớc ối để nuôi dƣỡng.
- Thể tích buồng ối tăng dần tối đa ở tuần thứ 38, sau đó giảm dần.
Tuần 40 cịn khoảng 800ml, tuần 42 khoảng 400ml, tuần 43 còn khoảng
300ml. Nƣớc ối giảm dƣới 400ml có thể làm giảm tác dụng đệm, dây rốn dễ

bị chèn ép, dòng máu chảy qua dây rốn bị ngắt quãng từng lúc [8].
- Khi TQNS có tình trạng thiếu oxy làm thai tống phân su vào buồng
ối. Nƣớc ối có phân su dày đặc làm hạn chế các tính chất kháng khuẩn bình
thƣờng của nƣớc ối, làm rút dịch từ thạch Wharton, làm cho dây rốn teo cứng
và tuần hoàn của dây rốn bị ảnh hƣởng [8], [27].
1.4.2. Sinh lý bánh rau và dây rốn
Thai nhận chất dinh dƣỡng, oxy từ máu mẹ và thải các sản phẩm thừa
trong chuyển hóa trở lại máu mẹ thơng qua các hồ huyết của bánh rau. Chức
năng của bánh rau tốt nhất là lúc thai đƣợc 40 - 42 tuần. Từ tuần 43 - 44 bánh
rau bắt đầu lão hóa, lắng đọng fibrin và calcium làm nhồi máu các gai rau và
màng đáy của mạch máu, bánh rau dày lên, thối hóa, ảnh hƣởng đến sự
khuếch tán oxy. Sự thối hóa này của bánh rau có thể dẫn đến thiếu oxy là
chủ yếu, không thiếu các chất dinh dƣỡng. Vì vậy, trong một số trƣờng hợp
TQNS vẫn có thể tiếp tục tiếp diễn gây thai to. Từ tuần 43 - 44 thạch Wartum
giảm và lƣu lƣợng máu cuống rốn giảm [8], [27].


16

1.5.

ậu quả của thai quá ngày sinh
TQNS làm tăng tỉ lệ phải can thiệp sản khoa do thai to, thai suy hoặc

chuyển dạ thất bại [32]. TQNS làm giảm lƣợng ối dẫn đến cuống rốn bị chèn
ép gây suy thai, hoặc làm suy bánh rau dẫn đến giảm sự trao đổi chất dinh
dƣỡng, oxy giữa mẹ và thai gây suy thai, và là nguyên nhân làm thai chậm
phát triển trong tử cung, suy hô hấp sau khi sinh [37], [72], [73]. Không chỉ
gây ảnh hƣởng tới mẹ và bé trong q trình chuyển dạ đẻ, TQNS cịn gây ảnh
hƣởng xấu đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ, khả năng chống đỡ bệnh tật

sau này của trẻ [72], [40]. Hậu quả của TQNS đƣợc chia làm 2 nhóm: hậu quả
đối với mẹ và hậu quả đối với con.
1.5.1. Hậu quả của thai quá ngày sinh đối với mẹ
TQNS làm tăng tỉ lệ phải can thiệp sản khoa do thai to, thai suy hoặc
gây chuyển dạ thất bại [32]. Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng
năm 1997: tỉ lệ mổ đẻ của TQNS là 56,79%; tăng hơn so với tỉ lệ mổ lấy thai
(MLT) chung [23]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiên (2005 ) tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ƣơng cho kết quả tỉ lệ MLT trong TQNS là 56% [17]. Nghiên
cứu của Phạm Thị Thanh Mai (2001) cũng đƣa ra tỉ lệ mổ đẻ ở nhóm thai có
hội chứng Clifford là 73,7% [18]. TQNS làm tăng nguy cơ chấn thƣơng sinh
dục và băng huyết sau đẻ. Ngoài ra, khi ngƣời mẹ mang thai quá dài ngày sẽ
dễ bị suy nhƣợc về tinh thần và suy kiệt về thể chất [30].
1.5.2. Hậu quả của thai quá ngày sinh đối với con
* Thiểu ối
Thiểu ối ở TQNS là do bánh rau bị thối hóa dần, qua đó sẽ làm giảm
lƣợng oxy và các chất dinh dƣỡng đến cho thai nhi trong khi nhu cầu của thai
ngày một tăng, và hậu quả sẽ là suy thai trƣờng diễn. Ngoài ra, lƣợng nƣớc ối
giảm dần do thận thai nhi giảm bài tiết nƣớc tiểu dẫn đến cuống rốn bị chèn
ép gây suy thai [32]. Nghiên cứu của Phan Trƣờng Duyệt cho thấy nƣớc ối ít
có nguy cơ suy thai gấp 1,3 lần so với thai có nƣớc ối bình thƣờng, nguy cơ bị


17
già tháng gấp 28 lần. Vì vậy thăm dị lƣợng nƣớc ối có giá trị cao trong chẩn
đốn và tiên lƣợng thai già tháng [11]. Nghiên cứu của Hà Thị Mỹ Dung và cs
(2003) thì ở TQNS: bề dày rau giảm dần theo tuổi thai; tỉ lệ thiểu ối 30,3%;
có sự liên quan giữa chỉ số nƣớc ối (CSNO) và phƣơng pháp sinh (r = 0,41);
có sự liên quan giữa độ hồi âm dịch ối và phƣơng pháp sinh (r = 0,478) [9].
* Thai to
Trong một số trƣờng hợp TQNS mà bánh rau vẫn hoạt động tốt gọi là

TQNS sinh lý hoặc do sự thối hóa bánh rau dẫn đến thiếu oxy là chủ yếu,
không thiếu các chất dinh dƣỡng nên thai vẫn tiếp tục phát triển. Thai to ngoài
gây biến chứng cho mẹ thì chính nó có thể bị chấn thƣơng, ngạt khi đẻ, nhất
là do đẻ khó ở thì sổ vai, có thể chết thai. Sau sinh, trẻ có nguy cơ cao về hạ
đƣờng huyết, thân nhiệt khơng ổn định, vàng da [30].
* Suy thai trường diễn
Sự thoái hóa và tắc mạch của bánh rau dẫn đến diện trao đổi và
lƣợng trao đổi oxy, các chất dinh dƣỡng giữa mẹ và con giảm trong khi nhu
cầu của thai nhi ngày càng tăng, cụ thể là:
- Nuôi dƣỡng thai giảm, tiêu hao dần chất dự trữ nhƣ chất mỡ và
glucogen trong gan giảm gây sút cân và teo lớp mỡ dƣới da [32].
- Đào thải chất bã giảm, máu bị cô đặc do mất nƣớc, rối loạn điện giải,
hồng cầu tăng, huyết sắc tố tăng.
- Trao đổi khí giảm do đó máu trẻ có độ bão hịa oxy kém [30].
Vì vậy trẻ sinh ra có biểu hiện hội chứng Clifford, trƣờng hợp nặng có
thể chết trong tử cung (thai chết lƣu), chết trong chuyển dạ hoặc khi sinh ra bị
ngạt với điểm số Apgar thấp, hệ thần kinh trung ƣơng bị tổn thƣơng [8], [27].
Hilder L. và cs (1998) đã báo cáo tỉ lệ thai chết trong tử cung do suy
thai và chết sau sinh ở thai 43 tuần tăng gấp 8 lần so với thai đủ tháng [44].
* Hít phải phân su
Tình trạng thiếu oxy có thể kích thích thai thở bù, kiểu thở hổn hển bất


18
thƣờng, gây hít nhiều phân su từ nƣớc ối vào phổi. Nếu kết hợp với lƣợng ối
ít thì độ đậm đặc của phân su trong nƣớc ối tăng lên, làm cho phân su bị hít
vào phổi càng nhiều hơn. Ngồi ra mạch máu phổi cũng có thể bị tổn thƣơng
do thiếu oxy làm ảnh hƣởng đến cơ chế làm sạch của phổi. Vì các lí do này
mà trong TQNS trẻ dễ bị hội chứng hít phân su.
Nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ có phân su trong nƣớc ối ở TQNS chiếm

khoảng 34% [44], nếu kết hợp với lƣợng nƣớc ối giảm thì độ đậm đặc của
phân xu trong nƣớc ối tăng lên, vì vậy thai dễ có nguy cơ giảm hoạt tính của
chất căng bề mặt (surfactant) ở phế nang gây rối loạn chức năng phổi dẫn đến
suy hô hấp sau đẻ. Theo Phạm Thị Thanh Mai (2001), có 34,7% trẻ già tháng
bị suy hô hấp phải thở oxy, nguyên nhân hàng đầu là do ngạt và suy thai [18].
* Hội chứng thai già tháng (Hội chứng Clifford)
TQNS khi sinh ra thƣờng có biểu hiện của hội chứng thai già tháng Hội chứng Clifford. Hội chứng thai già tháng lần đầu tiên đƣợc mô tả trong y
văn vào năm 1902; sau đó đƣợc Clifford mơ tả kỹ vào năm 1954. Thai già
tháng đƣợc Clifford mô tả cụ thể nhƣ sau:
- Da sơ sinh mất lớp chất gây, lông tơ, da khô tựa nhƣ băng giấy.
- Lớp mỡ dƣới da giảm làm cho da mặt, da bụng, mỏng nhăn nheo.
- Bong da hay trợt da.
- Tóc dài, móng dài.
- Xƣơng sọ và bộ xƣơng chắc.
- Vẻ mặt ông cụ non, mắt mở to.
- Da, móng tay, màng rau, bánh rau, cuống rốn nhuộm phân xu [39].
* Hạ đường huyết
Hạ đƣờng huyết là một trong các biến chứng có thể xảy ra ở TQNS.
Nguyên nhân là do dây rốn bị chèn ép gây thiếu oxy cấp dẫn đến chuyển hóa
đƣờng yếm khí làm cạn kiệt nguồn dự trữ carbohydrat. Đồng thời bánh rau
thối hóa cung cấp dinh dƣỡng khơng đầy đủ cũng góp phần rút dần nguồn dự


19
trữ carbohydrat. Trẻ sinh ra dễ bị hạ đƣờng huyết.
* Một số biến chứng khác
- Tăng hồng cầu: TQNS dẫn đến tình trạng thiếu oxy, qua đó thai phải
đáp ứng bù bằng cách tăng hồng cầu. Điều này góp phần làm tăng hiện tƣợng
vàng da sơ sinh ở trẻ già tháng.
- Chấn thương khi sinh: Nguyên nhân là do tình trạng thai to, do đó có

thể dẫn đến đến các chấn thƣơng cho mẹ và trẻ trong quá trình sinh nở.
1.6. hẩn đốn
Khơng có một tiêu chuẩn lâm sàng hay xét nghiệm nào cho chẩn đoán
xác định TQNS. Thực tế ngƣời ta chỉ xác định thai đã trƣởng thành chƣa và
thai có bị suy khơng để chọn cách xử trí tốt nhất cho mẹ và cho thai [5]. Theo
dõi và chẩn đoán phải hết sức thận trọng, cần phát hiện sớm khi thai ở giai
đoạn mới xuất hiện Hội chứng Clifford độ 1.
1.6.1. Chẩn đoán thai quá ngày sinh dựa vào tính tuổi thai
- Dựa vào kỳ kinh cuối cùng: Đây là một yếu tố quan trọng trong chẩn
đoán, cần phải hỏi kỹ sản phụ về chu kỳ kinh nguyệt, ngày đầu tiên của
KKCC, chu kỳ có bao nhiêu ngày, đều hay khơng? Chẩn đốn TQNS dựa vào
KKCC chỉ đúng khi bệnh nhân nhớ rõ kỳ kinh của mình, chu kỳ đều và kéo
dài 28 – 30 ngày. Trong các trƣờng hợp bệnh nhân không nhớ rõ ngày đầu
của KKCC, chu kỳ kinh nguyệt khơng đều thì chẩn đốn tuổi thai thƣờng
khơng chính xác, lúc đó chẩn đốn TQNS chỉ là sự nghi ngờ.
- Chẩn đoán TQNS sẽ tƣơng đối chính xác khi xác định đƣợc thời điểm
rụng trứng bằng thực hiện đƣờng cong thân nhiệt hay bằng siêu âm theo dõi
phóng nỗn, siêu âm sớm trong 3 tháng đầu.
- Chẩn đoán TQNS đƣợc xác định chắc chắn trong trƣờng hợp thụ tinh
nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm [8], [30].
1.6.2. Dựa vào ngày thai máy đầu tiên
Ngày bắt đầu cảm thấy thai máy tƣơng ứng với thai đƣợc 20 tuần đối


20
với con so và 16 tuần đối với con rạ [3], [5]. Tuy nhiên một số sản phụ chậm
cảm thấy thai cử động vì khơng biết nhận ra các cử động đầu tiên của thai,
một số quá chú ý nhận ra dấu hiệu này rất sớm và một số khác lại khơng nhớ
chính xác. Các nhận định chủ quan này khó xác định chính xác tuổi thai.
1.6.3. Đo chiều cao tử cung

Chiều cao tử cung đƣợc đo từ bờ trên xƣơng mu đến đáy tử cung theo
trục của tử cung. Bình thƣờng ở thai đủ tháng bề cao tử cung từ 30 - 32 cm.
Trong TQNS chiều cao tử cung có thể giảm so với lần đo trƣớc do giảm thể
tích nƣớc ối. Đây là một dấu hiệu nghi ngờ nếu sản phụ đƣợc theo dõi chiều
cao tử cung thƣờng xun. Tuy nhiên, khơng có giảm chiều cao tử cung
khơng cho phép loại trừ chẩn đoán TQNS. Khi chẩn đoán TQNS không chắc
chắn, ngƣời ta dựa vào một số thăm dị bổ sung để xác định tình trạng trƣởng
thành thai và các nguy cơ cho thai [30].
1.6.4. Dựa vào siêu âm để xác định tuổi thai
- Thai ≤ 6 tuần: đo đƣờng kính túi ối [68].
- Thai 7 – 13 tuần: thƣờng áp dụng phƣơng pháp đo chiều dài đầu –
mông thai, sai số của phép đo này thấp (sai lệch 3 – 5 ngày) bởi vì có sự
tƣơng ứng giữa chiều dài đầu mông và tuổi thai, sự khác nhau giữa các cá thể
là rất nhỏ [45], [60]. Hơn nữa sự phát triển của thai ở giai đoạn này thƣờng
không bị ảnh hƣởng của những rối loạn bệnh lý, sau thời gian này sự uốn
cong của thai nhi sẽ ảnh hƣởng đến sự chính xác của phép đo này.
- Đo đƣờng kính lƣỡng đỉnh của thai để tính tuổi thai: Có mối tƣơng
quan chặt chẽ giữa đƣờng kính lƣỡng đỉnh của thai và tuổi thai. Nên ngƣời ta
đã thành lập đƣợc đƣờng phát triển bình thƣờng của đƣờng kính lƣỡng đỉnh
của thai trong tử cung để làm cơ sở chẩn đoán tuổi thai ở bất kỳ thời điểm nào
trong thời kỳ thai nghén [60].
Biểu đồ phát triển đƣờng kính lƣỡng đỉnh mang tính đặc trƣng cho
từng dân tộc. Có mối liên quan khăng khít giữa đƣờng kính lƣỡng đỉnh và


21
tuổi thai: những thai kém phát triển mà không kèm theo những dị dạng bẩm
sinh hoặc nhiễm trùng thì não ít bị ảnh hƣởng. Có nghĩa là sự ni dƣỡng của
thai đã có sự phân bố ƣu tiên cho các bộ phận quan trọng đặc biệt là não, vì
thế sự phát triển của đƣờng kính lƣỡng đỉnh của thai phản ánh trung thành

tuổi thai [60].
Tốc độ phát triển đƣờng kính lƣỡng đỉnh của thai từ 14 - 20 tuần
khoảng 3,5 – 4mm/ tuần. Sau tuần lễ thứ 31 – 35: 2 - 3 mm/ tuần. Từ tuần lễ
36- 42 tuần tốc độ phát triển giảm dần: 1,8 – 0,3mm/ tuần [34].
Thai càng nhỏ thì độ chẩn đốn tuổi thai càng chính xác. Thai dƣới 20
tuần độ chênh lệch trong khoảng 5 - 7 ngày. Sau 20 tuần sự chính xác của siêu
âm trong xác định tuổi thai sẽ giảm bớt vì vậy cần phải so sánh với các phép
đo khác nhƣ đo chiều dài xƣơng đùi, đƣờng kính trung bình bụng [27].
1.7. ác phƣơng pháp thăm dò sử dụng trong thai quá ngày sinh
Các thăm dò sử dụng trong TQNS hầu nhƣ khơng có giá trị chẩn đốn
TQNS nhƣng có giá trị theo dõi, phát hiện thai nghén nguy cơ và xác định độ
trƣởng thành thai góp phần quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ trong
TQNS, tránh những trƣờng hợp can thiệp trên 1 thai chƣa đủ ngày tháng,
nhƣng cũng khơng để xảy ra tình trạng suy thai và tử vong thai trong thai kỳ
do rau đã thối hóa.
1.7.1. Soi ối
* Nguyên lý soi ối
Một trong những biến chứng của TQNS là suy thai do thiếu ối gây
chèn ép cuống rốn do giảm chức năng bánh rau làm giảm oxy và các chất
dinh dƣỡng cho thai. Do tình trạng thiếu oxy trong máu thai dẫn tới sự phân
bố lại tuần hoàn thai nhi; ƣu tiên cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng
nhƣ não, tim… giảm cung cấp cho da, ruột dẫn đến tăng nhu động ruột, gây
tống phân su làm cho nƣớc ối có màu xanh [19]. Phƣơng pháp soi ối do
Saling đề xuất từ năm 1961.


22
* Phương pháp thực hiện và nhận định kết quả soi ối
Là phƣơng pháp đơn giản, thực hiện bằng cách cho một ống soi có đèn
qua CTC tới sát cực dƣới của túi ối để quan sát số lƣợng và màu sắc nƣớc ối.

Nƣớc ối xanh là dấu hiệu gợi ý suy thai, nƣớc ối trong là bình thƣờng. Tuy nhiên
phƣơng pháp soi ối có thể cho kết quả dƣơng tính giả hoặc âm tính giả.
- Kết quả dƣơng tính giả: nƣớc ối đổi màu nhƣng thai khơng có dấu
hiệu suy, điều này chứng tỏ thai đã có giai đoạn suy thai tạm thời nhƣng hiện
tại khơng suy do tình trạng thiếu oxy đã đƣợc cải thiện.
- Kết quả âm tính giả: gặp trong trƣờng hợp mẹ bị bệnh đái tháo đƣờng
hoặc thai khơng có hậu mơn.
Cần soi ối rộng rãi cho tất cả các sản phụ có thai quá 41 tuần.
Điều đáng chú ý là sự sai lệnh kết quả soi ối còn phụ thuộc vào kinh
nghiệm của kỹ thuật viên. Theo Phan Trƣờng Duyệt, soi ối để nhận định nƣớc
ối đổi màu là 1 phƣơng pháp đơn giản dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi và đƣa
lại kết quả tốt trong chẩn đoán, nhƣng về mặt nhận định gặp khó khăn khi
CTC đóng kín hoặc kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm [11].
Nghiên cứu của Phó Đức Nhuận (1974) cho thấy: tỉ lệ thai suy trong
nƣớc ối bình thƣờng là 5%, nƣớc ối màu xanh là 28%, tăng nguy cơ suy thai 6
lần. Nƣớc ối càng xanh nhiều, càng đặc thì suy thai càng nặng [22].
1.7.2. Siêu âm để đánh giá thể tích nước ối
* Cơ sở của phương pháp
Khi thai khoảng 30 tuần, thể tích nƣớc ối (TTNO) đạt ở mức tối đa và
giữ ổn định cho tới khi đủ tháng, sau đó TTNO giảm dần đi, đặc biệt giảm
nhiều khi TQNS, Charler và cộng sự dùng phƣơng pháp pha loãng chất màu
đã chứng minh TTNO giảm trung bình 35% khi thai 40 – 41 tuần. Phƣơng
pháp siêu âm theo dõi CSNO là một trong những phƣơng pháp có giá trị tiên
đốn thai già tháng.


23
Các tác giả khác đều qua sát thấy hiện tƣợng giảm TTNO trong TQNS
nhƣng mức độ giảm lại khác nhau tùy theo từng tác giả và họ đều đồng ý hiện
tƣợng giảm TTNO trong TQNS có liên quan đến sản xuất nƣớc tiểu của thai.

Nửa sau của thời kỳ thai nghén, mỗi ngày thai sản xuất lƣợng nƣớc tiểu bằng
khoáng 20 – 30% trọng lƣợng của thai nhi. Trong TQNS, bánh rau có hiện
tƣợng lão hóa làm giảm khả năng cung cấp oxy và các chất dinh dƣỡng cho
thai. Thai buộc phải thích nghi với tình trạng thiếu oxy bằng cách phân bố lại
tuần hoàn, ƣu tiên cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng nhƣ não và tim,
giảm cung cấp máu đến các tạng khác trong đó có thận, sản xuất nƣớc tiểu
của thai giảm dẫn đến giảm TTNO. Chính vì thế theo dõi TTNO để gián tiếp
đánh giá hiện tƣợng lão hóa bánh rau, hiện tƣợng suy thai [59].
* Các phương pháp đánh giá thể tích nước ối
- Chỉ số nước ối
CSNO là tổng khoảng cách vùng có ối rộng nhất đƣợc đo từ mặt trong
tử cung đến thai tại 4 vùng; trên rốn phải và trái, dƣới rốn phải và trái. Tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng, CSNO đƣợc đánh giá và xử trí nhƣ sau:
 CSNO > 60: theo dõi ngoại trú, hẹn siêu âm 2 ngày/ lần
 CSNO 41 – 60: nhập viện theo dõi hàng ngày.
 CSNO 29 – 40: gây chuyển dạ nếu test núm vú hoặc test oxytoxin (-).
 CSNO ≤ 28: MLT ngay.
- Độ sâu tối đa nước ối (ĐSTĐNO)
- ĐSTĐNO là bề dày tối đa của vùng nƣớc ối lớn nhất. Hầu hết
ĐSTĐNO đƣợc đo ở khu vực chi hay gáy của thai nhi.
- Các giá trị thông thƣờng theo ý kiến của nhiều tác giả:
 Thiểu ối: ĐSTĐNO dƣới 10mm
 Nƣớc ối bình thƣờng: ĐSTĐNO 10 – 80mm
 Đa ối: trên 80mm [33], [70].
Rayburn và cs (1981) đã nêu lên thiếu nƣớc ối là tiền triệu tin cậy của


24
TQNS, 83% trẻ sinh ra có biểu hiện già tháng khi siêu âm thấy nƣớc ối giảm
[63]. Theo Phan Trƣờng Duyệt và Nguyễn Ngọc Khanh (1989), thai có lƣợng

nƣớc ối ít có nguy cơ bị già tháng gấp 28 lần so với thai có nƣớc ối bình
thƣờng [11]. Divon và cs (1995) tiến hành theo dõi CSNO cho các trƣờng hợp
tuổi thai > 41 tuần, nhận thấy CSNO giảm 25% mỗi tuần và chỉ 11,5% số sản
phụ này có thiểu ối [38]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh (2003) nghiên
cứu trên 204 sản phụ có tuổi thai hết 41 tuần trở đi, thấy có liên quan giữa dấu
hiệu thai già tháng biểu hiện bằng hội chứng Clifford với TTNO qua đánh giá
bằng siêu âm. CSNO giảm đi trong nhóm trẻ sơ sinh có dấu hiệu của hội
chứng Clifford so với nhóm trẻ sơ sinh khơng có dấu hiệu của hội chứng này.
CSNO càng giảm thì hội chứng Clifford càng nặng, nhóm trẻ sơ sinh có hội
chứng Clifford độ 1 có CSNO trung bình là 6 cm, nhóm trẻ sơ sinh có hội
chứng Clifford độ 3 có CSNO trung bình là 2,4 cm. Tình trạng thai già tháng
càng nặng thì CSNO càng giảm [14].
1.7.3. Siêu âm đánh giá độ trưởng thành của thai
1.7.3.1. Siêu âm để xác định độ trưởng thành của bánh rau
Đánh giá độ trƣởng thành của bánh rau dựa vào độ lắng đọng can xi.
Rau vơi hóa độ III (trƣởng thành độ III) gợi ý thai đủ tháng chứ không xem
nhƣ là một đấu hiệu gợi ý suy thai, khơng có giá trị chẩn đốn trong TQNS.
Nghiên cứu của Monaghan (1987) cho thấy tỉ lệ thai chậm phát triển trong tử
cung, tỉ lệ ối nhuộm phân su tăng có ý nghĩa nếu siêu âm là thiểu ối hơn là rau
trƣởng thành độ III [58].
Sự già hóa của bánh rau cho phép xác định thai đã trƣởng thành. Nếu
rau vơi hóa độ III kết hợp với L/S (Lecithin/Shingommyelin) trong dịch nƣớc
ối trên 2 thì thai đã trƣởng thành trong 100% trƣờng hợp [10].
1.7.3.2. Siêu âm tìm các điểm cốt hóa xương, đo đường kính lưỡng đỉnh.
- Đƣờng kính lƣỡng đỉnh > 92mm đƣợc xem nhƣ là một tiêu chuẩn xác
định sự trƣởng thành phổi của thai theo phần lớn tác giả.


25
- Điểm cốt hóa các đầu xƣơng thấy rõ trên siêu âm cũng tƣơng ứng với

độ trƣởng thành phổi của thai nhi.
- Điểm cốt hóa đầu dƣới xƣơng đùi thƣờng xuất hiện sau tuần 33. Theo
Tabsh, điểm cốt hóa đầu dƣới xƣơng đùi > 5mm thì tƣơng ứng 95% trong
trƣờng hợp có tỉ lệ L/S trên 2 với độ nhạy 45%.
- Điểm cốt hóa đầu trên xƣơng chày xuất hiện sau tuần 37 [10]
1.7.4. Phân tích nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa
Monitoring là phƣơng pháp sử dụng máy theo dõi liên tục đồng thời cả
cơn co tử cung và nhịp tim thai (NTT). Cơn co tử cung và NTT đƣợc ghi lại
trên giấy, là cơ sở để phân tích kết quả.
- Đƣờng ghi cơn co tử cung cho biết cƣờng độ cơn co tử cung, trƣơng
lực cơ bản và tần số cơn co tử cung [26].
- Đƣờng ghi NTT cho biết: NTT cơ bản, độ dao động và biến đổi NTT
có liên quan đến cơn co tử cung [26].
* Phân tích nhịp tim thai cơ bản
NTT bình thƣờng nằm trong phạm vi: 120 – 160 lần/ phút; NTT
nhanh: > 160 lần/ phút, NTT chậm: < 120 lần/ phút [26]. Nếu NTT rất nhanh
hoặc chậm kéo dài phải nghĩ tới suy thai.
* Phân tích độ dao động của tim thai
- Độ dao động tim thai đƣợc chia thành các mức sau:
 Dao động độ 0: dƣới 5 lần/ phút (nhịp phẳng).
 Dao động độ I: 6 – 10 lần/ phút
 Dao động độ II: 11 – 25 lần/ phút
 Dao động độ III: (Nhịp nhảy): trên 25 lần/ phút [26].
- Nhịp phẳng chỉ xuất hiện khi thai bị suy rất nặng, đơi khi cịn gặp thai
ở trạng thái ngủ, trong trƣờng hợp này nếu kích thích thai, nhịp phẳng sẽ mất
đi nhƣờng chỗ cho các loại nhịp dao động khác.
- Nhịp nhảy: thƣờng gặp trong trƣờng hợp cuống rốn bị chèn ép.



×