Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su của sinh viên khoa y dược, trường đại học trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 127 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

VÕ THỊ THÙY LINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KẾT HỢP,
THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP VÀ BAO CAO SU
CỦA SINH VIÊN KHOA Y-DƯỢC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

VÕ THỊ THÙY LINH


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KẾT HỢP,
THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP VÀ BAO CAO SU
CỦA SINH VIÊN KHOA Y-DƯỢC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 8720105

Luận văn Thạc sĩ Y học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TƠ MAI XN HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Người viết

Võ Thị Thùy Linh

.


.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Các biện pháp tránh thai .......................................................................... 4
1.1.1. Các biện pháp tránh thai hiện đại ............................................. ..............4
1.1.1.1. Bao cao su ......................................................................................... 4
1.1.1.2. Viên thuốc tránh thai kết hợp ............................................................. 5
1.1.1.3. Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin liều thấp ................................. 7
1.1.1.4. Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai .................................................... 7
1.1.1.5. Các biện pháp tránh thai khẩn cấp ..................................................... 8
1.1.1.6. Dụng cụ tử cung .............................................................................. 10
1.1.1.7.Triệt sản nam, nữ ............................................................................. 11
1.1.1.8. Màng ngăn âm đạo .......................................................................... 11
1.1.1.9. Mũ cổ tử cung.................................................................................. 11
1.1.1.10. Miếng xốp âm đạo (bọt biển) ......................................................... 12
1.1.1.11. Thuốc diệt tinh trùng ..................................................................... 12
1.1.1.12. Vòng tránh thai .............................................................................. 13
1.1.1.13. Miếng dán tránh thai ...................................................................... 13

.



.

1.1.1.14. Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh............................................... 14
1.2. Các nghiên cứu có liên quan .................................................................. 15
1.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên trên thế giới về các biện
pháp tránh thai.............................................................................................. 15
1.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên tại Việt Nam về các biện
pháp tránh thai.............................................................................................. 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về các BPTT .................... 20
1.4. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Trà Vinh .................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 23
2.2.1. Dân số mục tiêu .................................................................................. 23
2.2.2. Dân số nghiên cứu .............................................................................. 23
2.2.3. Dân số chọn mẫu ................................................................................ 23
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 24
2.3.2. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................... 24
2.3.3. Cách tiến hành thu thập số liệu ........................................................... 25
2.3.4. Các biến số thu thập ........................................................................... 26
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 37
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 38
3.1. Đặc điểm cá nhân và xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu ............ 38
3.2. Kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai ...................................... 40
3.2.1. Kiến thức về các biện pháp tránh thai ................................................ 40
3.2.1.1. Kiến thức chung về các biện pháp tránh thai .................................... 40


.


.

3.2.1.2. Kiến thức về viên thuốc tránh thai kết hợp ....................................... 42
3.2.1.3. Kiến thức về thuốc tránh thai khẩn cấp ............................................ 43
3.2.1.4. Kiến thức về bao cao su ................................................................... 44
3.2.1.5. Đánh giá kiến thức của sinh viên về các BPTT ................................ 45
3.2.2. Thái độ về các biện pháp tránh thai .................................................... 46
3.2.2.1 Thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai ............................. 46
3.2.2.2. Đánh giá thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai .............. 49
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai
của sinh viên ............................................................................................... 50
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về các BPTT ........................... 50
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về các BPTT ............................... 52
3.4. Mô hình hồi quy đa biến của các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ
về các BPTT của sinh viên ........................................................................... 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 56
4.1. Đặc điểm cá nhân và xã hội của đối tượng nghiên cứu .......................... 56
4.2. Kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai ...................................... 56
4.2.1. Kiến thức về các biện pháp tránh thai ................................................ 56
4.2.1.1. Kiến thức chung về các biện pháp tránh thai .................................... 56
4.2.1.2. Kiến thức về viên thuốc tránh thai kết hợp ....................................... 59
4.2.1.3. Kiến thức về thuốc tránh thai khẩn cấp ............................................ 60
4.2.1.4. Kiến thức về bao cao su ................................................................... 61
4.2.1.5. Đánh giá kiến thức của sinh viên về các BPTT ................................ 62
4.2.2. Thái độ về các biện pháp tránh thai .................................................... 63
4.2.2.1. Thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai ............................ 63

4.2.2.2. Đánh giá thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai .............. 65
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai
của sinh viên .............................................................................................. 66

.


.

4.3.1. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và tuổi
của sinh viên ................................................................................................ 66
4.3.2. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và giới
tính của sinh viên ......................................................................................... 67
4.3.3. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và quê
quán của sinh viên ........................................................................................ 67
4.3.4. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và năm
học của sinh viên .......................................................................................... 68
4.3.5. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và nơi
đang sống của sinh viên................................................................................ 68
4.3.6. Liên quan giữa kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai và ngành
học của sinh viên .......................................................................................... 69
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: THƯ NGỎ
PHỤ LỤC 3: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 4: THỨ TỰ CÁC LỚP PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

KTC

Khoảng tin cậy

QHTD

Quan hệ tình dục

TTKC

Tránh thai khẩn cấp

SKSS


Sức khỏe sinh sản

SV

Sinh viên

VTTT

Viên thuốc tránh thai

YNTK

Ý nghĩa thống kê

.


.

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
COCs

Combined Oral Contraceptive - Tránh thai bằng thuốc viên phối
hợp

ECPs

Emergency Contraceptive Pills - Viên thuốc tránh thai khẩn cấp

EE


17α-Ethinyl Estradiol – là một loại Estrogen

HWY

Hundred woman years – 100 năm phụ nữ

IUD

Intra Uterine Devices - Dụng cụ tử cung tránh thai

LAM

Lactational Amenorrhoea Method - phương pháp cho con bú vô
kinh

LASDS

Long Acting Steroid Delivery Systems - Tránh thai bằng các hệ
thống phóng thích steroid tác dụng dài

LNG

Levonorgestrel – một loại progesteron

IUD

Intra Uterine Devices - Dụng cụ tử cung tránh thai

POPs


Progestogen Only Pills - Viên thuốc tránh thai chỉ có
progestogen

SPRM

Selective Progesterone Receptor Modulator - Chất điều hòa chọn
lọc thụ thể của progesteron

STIs

Sexually Transmissible Infections - nhiễm trùng lây qua đường
tình dục

USAID

United States Agency for International Development – Cơ quan
phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

WHO

World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới.

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1: Bao cao su dành cho nam .........................................................

5

Hình 2: Bao cao su dành cho nữ .............................................................

5

Hình 3: Thuốc tránh thai kết hợp loại 21 viên.........................................

6

Hình 4: Thuốc tránh thai kết hợp loại 28 viên.........................................

6

Hình 5: Thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên ...............................................

9

Hình 6: Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên ...............................................

9

Hình 7A: Dụng cụ tử cung chứa đồng TCu 380A ...................................

10

Hình 7B: Dụng cụ tử cung chứa LNG Mirena ........................................


10

Hình 8: Mũ cổ tử cung ...........................................................................

12

Hình 9: Vịng tránh thai ..........................................................................

13

Hình 10: Cơ sở khoa học của phương pháp cho bú vơ kinh ....................

14

Hình 11: Trường Đại học Trà Vinh ........................................................

22

Hình 12: Khoa Y – Dược .......................................................................

22

.


.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân và xã hội của các đối tượng tham gia

nghiên cứu.............................................................................................. 38
Bảng 3.2. Tỉ lệ sinh viên biết các biện pháp tránh thai ............................ 40
Bảng 3.3. Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai ............... 41
Bảng 3.4. Kiến thức của sinh viên về viên thuốc tránh thai kết hợp ........ 42
Bảng 3.5. Kiến thức của sinh viên về thuốc tránh thai khẩn cấp ............. 43
Bảng 3.6. Kiến thức của sinh viên về bao cao su .................................... 44
Bảng 3.7. Thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai ................... 46
Bảng 3.8. Liên quan giữa kiến thức về BPTT và tuổi ............................. 50
Bảng 3.9. Liên quan giữa kiến thức về BPTT và giới ............................. 50
Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức và quê quán .................................. 51
Bảng 3.11. Liên quan giữa kiến thức và năm học ................................... 51
Bảng 3.12. Liên quan giữa kiến thức và nơi ở ........................................ 52
Bảng 3.13. Liên quan giữa kiến thức và ngành học ................................ 52
Bảng 3.14. Liên quan giữa thái độ và tuổi .............................................. 53
Bảng 3.15. Liên quan giữa thái độ và giới .............................................. 53
Bảng 3.16. Liên quan giữa thái độ và quê quán ...................................... 53
Bảng 3.17. Liên quan giữa thái độ và năm học ....................................... 54

.


.

Bảng 3.18. Liên quan giữa thái độ và nơi ở ............................................ 54
Bảng 3.19. Liên quan giữa thái độ và ngành học .................................... 55
Bảng 3.20. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của SV .......... 55
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ sinh viên biết các biện pháp tránh thai ........................ 40
Biểu đồ 3.2. Mức độ kiến thức của sinh viên về các BPTT..................... 45
Biểu đồ 3.3. Mức độ thái độ của sinh viên về các BPTT ........................ 49


.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 47.000
phụ nữ tử vong vì những biến chứng phá thai khơng an tồn [15]. Việt Nam là
một trong những quốc gia có tỉ lệ phá thai cao trong khu vực và trên thế giới,
đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Theo thống kê năm 2019 của Tổng Cục Dân
Số tại Việt Nam ghi nhận từ 300.000 đến 350.000 ca phá thai, tỉ lệ phá thai ở
đối tượng học sinh, sinh viên chiếm khá cao 60-70% so với một thống kê tại
Hoa Kỳ năm 2008 có 58% phụ nữ phá thai dưới 20 tuổi [22]. Đối với người
phụ nữ, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên, việc nạo phá thai là một sức ép rất
lớn khơng những về sức khỏe mà cịn về tâm lý. Ngồi những biến chứng có
thể xuất hiện sau nạo hút thai như chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung hay
vơ sinh, họ cịn phải đối mặt với những áp lực tâm lý đến từ gia đình, xã hội
hay trên chính bản thân mình.
Các bạn sinh viên đa phần sống xa gia đình, trong bối cảnh xã hội càng
phát triển theo hướng hiện đại nên lối sống và suy nghĩ về tình dục của sinh
viên cũng thống hơn. Lứa tuổi học sinh, sinh viên là lứa tuổi thích khám phá,
muốn thử cảm giác mới lạ dẫn đến tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước
hơn nhân ngày càng tăng. Hầu hết, họ đều biết về các biện pháp tránh thai
nhưng đó là những hiểu biết sơ sài, thiếu chi tiết và vẫn còn mang tâm lý ngại
ngùng khi nhắc đến hay khi muốn tìm kiếm và sử dụng chúng.
Thực tế từ một nghiên cứu ở sinh viên y khoa năm nhất tại Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự hiểu biết về bao cao su chỉ chiếm
18,7%, thuốc tránh thai kết hợp 4,5%, thuốc tránh thai khẩn cấp chiếm 12,6%
[13]. Tỉ lệ hiểu biết về các biện pháp tránh thai của đối tượng sinh viên nói
chung và sinh viên y khoa nói riêng ở nước ta là khá thấp so với các nghiên cứu

ở nước ngoài. Cụ thể, tại Đại học Gangtok, Sikkim cho thấy có 98% (153/156)

.


.

học sinh có kiến thức về kế hoạch hóa gia đình và 86% (134/156) trong số họ
đã nghe về các biện pháp tránh thai [47], hầu hết trong số họ biết về bao cao su
(85%) và thuốc tránh thai (40%). Về thái độ đối với các BPTT, từ nghiên cứu
ở sinh viên cho thấy thái độ tốt về các BPTT như bao cao su, thuốc tránh thai
phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp lần lượt là: 19,9%, 7,6%, 12,9% [13].
Kết quả ghi nhận về kiến thức và thái độ về các BPTT còn thấp nên việc thực
hành sử dụng các biện pháp tránh thai cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể, theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong cho các đối tượng là sinh viên các trường
đại học Hà Nội chỉ có 22,2% sinh viên nam và 12,1% sinh viên nữ sử dụng biện
pháp tránh thai khi quan hệ tình dục [12]. Các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho
thấy kiến thức, thái độ của nhóm thanh thiếu niên về BPTT vẫn chưa cao, ảnh
hưởng trên tỉ lệ phá thai do mang thai ngoài ý muốn gia tăng hàng năm.
Đại học Trà Vinh là trường đại học vùng, có nhiều đối tượng sinh viên
khác nhau, trong đó, khoa Y-Dược mới thành lập không lâu, với nhiều ngành
học như Y đa khoa, Dược, Điều Dưỡng,... việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ
về các biện pháp tránh thai của sinh viên khoa Y-Dược, Trường Đại học Trà
Vinh khơng chỉ giúp có một cái nhìn tổng quát về thế hệ trẻ làm việc trong lĩnh
vực sức khỏe và bên cạnh đó cũng chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái
độ về các biện pháp tránh thai làm tại trường. Với mong muốn nâng cao việc
giáo dục nhận thức và hành vi trên đối với sinh viên Y khoa, chúng tôi thực
hiện đề tài “Kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh
thai khẩn cấp và bao cao su của sinh viên khoa Y-Dược, Trường Đại học Trà
Vinh”. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là “Tỉ lệ kiến thức, thái độ đúng về

viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su của sinh
viên khoa Y-Dược, Trường Đại học Trà Vinh là bao nhiêu?”.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính: Xác định tỉ lệ sinh viên khoa Y-Dược, Trường Đại học
Trà Vinh từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 có kiến thức đúng và thái độ đúng
về viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và bao cao su.
Mục tiêu phụ: Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sinh viên khoa YDược, Trường Đại học Trà Vinh từ 12/2019 đến tháng 3/2020 có kiến thức và
thái độ đúng về viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và bao
cao su.

.


.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1

Các biện pháp tránh thai
Tránh thai được định nghĩa là hành động có chủ ý dùng các biện pháp

nhân tạo hay các kỹ thuật để ngăn ngừa mang thai hậu quả của giao hợp. Có
nhiều phương pháp tránh thai, hoạt động dựa trên những nguyên lý và cơ chế

khác nhau. Mỗi phương pháp được đặc trưng bằng: tính hiệu quả, tính an tồn,
tính kinh tế, khả năng chấp nhận của người dùng cụ thể [6].
Các BPTT được chia làm 2 loại chính là: các BPTT hiện đại và các BPTT
truyền thống [6]. Tại Việt Nam, theo tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình,
tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại và truyền thống năm 2013 lần lượt là 67% và 10,2%
[19]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến các loại BPTT hiện đại.
1.1.1 Các biện pháp tránh thai hiện đại
1.1.1.1 Bao cao su
Bao cao su nam và nữ là các phương pháp tránh thai duy nhất có thể
tránh được STIs. BCS được dùng nhiều ở các nước phát triển (13%) hơn các
nước đang phát triển (3%) [18].
Bao cao su nam và nữ tránh thai theo cơ chế là các màng chắn ngăn
không cho tinh trùng xâm nhập vào đường sinh dục nữ.
Bao cao su làm bằng cao su có ưu điểm là độ đàn hồi cao nên ít bị tụt khi
dùng, giá thành rẻ. Nhược điểm của bao cao su làm bằng cao su là có mùi khó
chịu, có thể gây dị ứng, độ bền nhiệt kém nên khó bảo quản và có thể bị hư
hỏng khi tiếp xúc với chất bôi trơn, đặc biệt là chất bôi trơn nền dầu. Bao cao
su nữ là một túi chắn làm với một đầu kín, được đặt vào âm đạo, nhằm ngăn
cản tinh trùng xâm nhập vào đường sinh dục nữ. Túi thường được làm bằng
cao su nhân tạo (nitrile), có 2 vịng đàn hồi ở 2 đầu cùng.

.


.

Chỉ định: bao cao su được dùng cho tất cả các trường hợp muốn tránh
thai, phòng chống HIV/AIDS và STIs, là biện pháp tránh thai hỗ trợ (những
ngày đầu sau thắt ống dẫn tinh, quên uống thuốc tránh thai).
Chống chỉ định: dị ứng với latex (đối với loại bao cao su có latex) hoặc

các thành phần có trong bao cao su [1], [47].
Những sự cố khi sử dụng : tụt bao, vỡ bao hay rò rỉ hoặc trào ngược tinh
dịch [6], [15], [30].

Hình 1: Bao cao su dành cho nam

Hình 2: Bao cao su dành cho nữ

“Nguồn: WHO, 2010” [56].

“Nguồn: WHO, 2010” [56].

1.1.1.2 Viên thuốc tránh thai kết hợp
Tránh thai bằng estro-progestogen phối hợp đường uống (COCs) là một
trong ba phương pháp tránh thai tạm thời phổ biến nhất. COCs là phương pháp
tránh thai hiệu quả, an toàn, giá rẻ và dễ được chấp nhận.
Cơ chế tránh thai của COCs là ngăn phát triển nỗn nang, ngăn phóng
nỗn, làm nội mạc khơng tương thích cho làm tổ [49]. Các COCs được phân
biệt thành 2 nhóm nhỏ, tùy theo hàm lượng EE: EE hàm lượng chuẩn: 30-35
µg EE trong mỗi viên và EE hàm lượng thấp: 20 µg EE trong mỗi viên.

.


.

Chỉ định và chống chỉ định:
- Thuốc tránh thai kết hợp được chỉ định cho phụ nữ muốn sử dụng một
BPTT hiệu quả cao và khơng có chống chỉ định.
- Chống chỉ định: có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong

vòng 6 tuần sau sinh, lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc ≥ 15 điếu/ngày, có nguy
cơ bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp nặng,...[2], [5].
Tác dụng không mong muốn: thường gặp vào 03 tháng đầu và giảm dần
như buồn nôn, cương vú do estrogen, đau đầu nhẹ, ra máu âm đạo thấm giọt
hoặc chảy máu ngồi kỳ kinh, khơng ra máu kinh hoặc hành kinh ít,…
Các dấu hiệu báo động: đau đầu nặng, đau dữ dội vùng bụng, đau nặng
vùng ngực, đau nặng ở bắp chân, có các vấn đề về mắt (mất thị lực, nhìn nhịe,
nhìn một thấy hai) và vàng da [6], [15], [37].

Hình 3: Thuốc tránh thai kết hợp loại

Hình 4: Thuốc tránh thai kết hợp loại

21 viên

28 viên

“Nguồn: www.ehospital.vn” [26]

“Nguồn: www.ehospital.vn” [26]

.


.

1.1.1.3 Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin liều thấp
Tránh thai bằng viên thuốc tránh thai chỉ có progestogen (POPs) là các
phương pháp tránh thai tạm thời được dùng khi người dùng không thể dùng EE
trong công thức của COCs.

Tất cả các POPs được trình bày dưới dạng vỉ 28 viên. Tất cả các viên
thuốc trong vỉ là như nhau, có chứa cùng hoạt chất. Dựa trên thành phần
progestogen, có 2 nhóm POPs chính: POPs cổ điển và POPs mới.
Các POPs cổ điển có tác dụng tránh thai chủ yếu nhờ vào việc làm đặc
chất nhầy cổ tử cung. POPs cổ điển chứa các progestogen dẫn xuất từ nhân
estrane: lynestrenol 0.5 mg (Exluton®), ethynodiol 0.5 mg (Femulen®)
[6],[15],[37].
Các POPs mới có tác dụng tránh thai chủ yếu ngăn cản hiện tượng phóng
nỗn. POPs mới chứa progestogen dẫn xuất từ nhân gonane: desogestrel
0.075mg (Cerazette® , Embevin®).
Do POPs dùng hàm lượng rất thấp các progestogen nên người dùng POPs
phải tuân thủ nghiêm ngặt cách dùng. POPs phải được bắt đầu không muộn hơn
ngày thứ 5 của chu kỳ. Nếu bắt đầu POPs muộn hơn ngày thứ 5, phải dùng
thêm bao cao su hoặc tránh giao hợp trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu uống
thuốc. Nếu được chỉ định trong thời gian hậu sản cho người nuôi con bằng sữa
mẹ, POPs phải được bắt đầu không muộn hơn ngày thứ 21 sau sanh [5].
Thuốc đặc biệt thích hợp với phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ có chống
chỉ định với thuốc tránh thai phối hợp.
Khi dùng POPs, 20% người dùng sẽ không có kinh, 40% sẽ có hành kinh
bình thường và 40% sẽ có bất thường trong hành kinh. Tuy nhiên, hiếm khi
phải ngưng POPs vì xuất huyết bất thường [6], [15], [37].
1.1.1.4 Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai
Tránh thai bằng các hệ thống phóng thích steroid tác dụng dài (LASDS)

.


.

là các phương pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả tránh thai cao nhất.

Các LASDS có thành phần hoạt chất là một progestogen. Progestogen
được phóng thích với lượng vừa đủ hàng ngày.
Medroxy Progesterone Acetate (MPA) ở dạng huyền dịch treo trong
nước, được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Thời gian tiêu thụ toàn bộ lượng
MPA đưa vào cơ thể là 12 tuần.
Trong các que cấy dưới da, hormone ngoại sinh được cách ly với mô
bằng một màng đặc biệt đảm bảo việc phóng thích một lượng hằng định
progestogen mỗi ngày vào huyết tương. Một bộ Norplant® cho tác dụng tránh
thai kéo dài trong 5 năm. Cần thay Norplant® sau mỗi 5 năm.
Vô kinh và rong huyết thường hay gặp và thường không đáp ứng hay cải
thiện với việc cho thêm nội tiết ngoại sinh khác [6], [15], [37].
1.1.1.5 Các biện pháp tránh thai khẩn cấp
Tránh thai khẩn cấp không được chỉ định sau mỗi lần giao hợp bất kỳ,
mà chỉ được chỉ định sau các giao hợp có nguy cơ có thai ngồi ý muốn.
Có 4 nhóm phương pháp tránh thai khẩn cấp: estrogen-progestogen phối
hợp liều cao, progestogen đơn thuần liều cao, chất điều hoà chọn lọc thụ thể
của progesterone và dụng cụ tử cung.
Hiện nay, tránh thai khẩn cấp dùng progestogen đơn thuần liều cao và
tránh thai khẩn cấp dùng chất điều hoà chọn lọc thụ thể của progesterone là hai
nhóm tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất, do tính hiệu quả ở mức có thể chấp
nhận được, và do có ít tác dụng ngoại ý. Chúng được gọi chung là các viên
thuốc tránh thai khẩn cấp (ECPs).
Tránh thai khẩn cấp bằng cách dùng liều cao EE và progestogen được đề
nghị bởi Yuzpe. Hiện nay, phương pháp Yuzpe được mơ tả như sau: “Trong
vịng muộn nhất là 72 giờ sau một giao hợp có nguy cơ có thai, người dùng
phải dùng hai liều COCs, cách nhau 12 giờ, mỗi liều gồm 4 viên COCs có hàm

.



.

lượng 30 µg EE mỗi viên”.
Tránh thai khẩn cấp bằng levonorgestrel (LNG) đơn thuần liều cao là
một biện pháp hiệu quả và thơng dụng.
Có 2 chế độ dùng LNG cho tránh thai khẩn cấp.
- 2 liều, cách nhau đúng 12 giờ, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy
cơ có thai, muộn nhất là 72 giờ, mỗi liều 1 viờn cha 75 àg LNG (Postinor 2đ).
- 1 liu duy nhất, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ có thai,
muộn nhất là 72 giờ, gồm duy nhất 1 viờn cha 150 àg LNG (Postinorđ ).

Hỡnh 5: Thuc tránh thai khẩn cấp

Hình 6: Thuốc tránh thai khẩn cấp

loại 2 viên

loại 1 viên

Nguồn: “www.vimed.org” [27]

Nguồn: “www.vimed.org” [27]

Xu hướng hiện nay trong tránh thai khẩn cấp là dùng SPRM liều thấp. Ở
Việt Nam phổ biến là mifepristone. SPRM là một chất điều hịa chọn lọc thụ
thể của progesterone. SPRM có thể hiểu một cách đơn giản là một chất kháng
progesterone do cạnh tranh với progesterone trên thụ thể.

.



0.

Dụng cụ tử cung chứa đồng cung cấp tránh thai khẩn cấp và tránh thai
lâu dài sau tránh thai khẩn cấp.
Các bằng chứng cho thấy cơ chế tác dụng chính của tránh thai khẩn cấp
là ngăn chặn phóng nỗn, một trong các cơ chế của nhóm estrogen-progestogen
phối hợp hay progestogen đơn thuần là di dời cửa sổ làm tổ. Nhóm SPRM tác
dụng qua thay đổi nội mạc tử cung và hiện tượng ly giải hoàng thể.
Tránh thai khẩn cấp bằng công thức Yuzpe liên quan đến nguy cơ tắc
mạch do huyết khối do tổng liều EE cao. ECP có thể có một số tác dụng ngoại
ý, chủ yếu liên quan đến bất thường trong hành kinh, buồn nôn và nôn.
[6],[15],[37].
1.1.1.6 Dụng cụ tử cung
Dụng cụ tử cung tránh thai (IUD) là phương pháp tránh thai được dùng
nhiều nhất ở Việt Nam. Có 3 nhóm dụng cụ tử cung: dụng cụ tử cung trơ, dụng
cụ tử cung chứa đồng, dụng cụ tử cung phóng thích chậm progestogen.

Hình 7: A. Dụng cụ tử cung chứa đồng

B. Dụng cụ tử cung chứa LNG

TCu 380

Mirena

“Nguồn: Williams Gynecology, 2016” [33].

.



1.

Cơ chế tránh thai của dụng cụ tử cung trơ là gây ra một phản ứng viêm
tại chỗ do hiện diện của dị vật. Cơ chế tránh thai chủ yếu của dụng cụ tử cung
chứa đồng là phản ứng viêm. Cu++ ảnh hưởng mạnh trên năng lực của giao tử
và hợp tử. Cơ chế tránh thai của dụng cụ tử cung phóng thích chậm LNG là
một cơ chế kép, gồm cơ chế tránh thai của dụng cụ tử cung trơ và của LNG tại
chỗ.
Thời hạn của Cu-IUD là 11 năm với TCu 380A và 5 năm với dụng cụ tử
cung chứa LNG Mirena.
Dụng cụ tử cung chứa đồng có 3 tác dụng ngoại ý chính: xuất huyết, đau
bụng dưới và di trú của dụng cụ tử cung.
1.1.1.7 Triệt sản nam, nữ
Nguyên tắc của tránh thai vĩnh viễn là làm gián đoạn vận chuyển của
giao tử, làm cho chúng không thể tiếp cận nhau. Vì thế khơng xảy ra hiện tượng
thụ tinh.
Tránh thai vĩnh viễn gồm có: cắt thắt ống dẫn trứng, cắt thắt ống dẫn
tinh.
Tránh thai vĩnh viễn được dùng khi người dùng đã quyết định dừng hẳn
việc có thêm con [6], [15], [37].
1.1.1.8 Màng ngăn âm đạo
Màng được đặt vào trong âm đạo và che phủ cổ tử cung, chắn cổ tử cung
lại cũng như tạo một khoang chứa các thuốc diệt tinh trùng.
Màng chắn âm đạo có nhiều kích cỡ và hình dạng, phù hợp cho từng cá
thể. Hiệu quả của màng chắn âm đạo thấp hơn của bao cao su nữ do khả năng
cách ly kém hơn bao cao su [6], [15], [37].
1.1.1.9 Mũ cổ tử cung
Mũ cổ tử cung là một dụng cụ cơ học, tránh thai bằng rào cản ở âm đạo.
Mũ cổ tử cung được làm bằng latex hoặc silicone và có thể tái sử dụng hoặc


.


2.

chỉ dùng một lần [6], [15], [37].

Hình 8: Mũ cổ tử cung
“Nguồn: ” [25]
1.1.1.10 Miếng xốp âm đạo (bọt biển)
Chứa thuốc diệt tinh trùng là phối hợp giữa màng ngăn âm đạo và thuốc
diệt tinh trùng [6], [15], [37].
1.1.1.11 Thuốc diệt tinh trùng
Thuốc diệt tinh trùng có tác dụng làm bất hoạt khả năng của tinh trùng
khi xâm nhập đường sinh dục nữ.
Nhiều hóa chất đã được dùng như chất diệt tinh trùng. Mỗi hóa chất có
cơ chế tác dụng khác nhau và do đó có hướng dẫn sử dụng khác nhau.
Nonoxynol-9 hoặc benzalkonium chloride là 2 hóa chất thường dùng nhất.
Nonoxynol-9 làm thay đổi cấu trúc màng acrosome, đồng thời làm tinh
trùng mất khả năng xâm nhập đường sinh dục nữ. Benzalkonium chloride tạo
ra một màng chắn cation, bao phủ toàn bộ âm đạo, làm hư hoại cấu trúc màng
tinh trùng, gây mất khả năng di chuyển và thụ tinh. Tác dụng của chúng trên

.


3.

các vi sinh gây STIs chưa được chứng minh. Chúng khơng được xem là có hiệu

quả phịng tránh STIs [6], [15], [37].
1.1.1.12 Vịng tránh thai

Hình 9: Vịng tránh thai
“Nguồn: www.mims.co.uk” [51]
NuvaRing là một hình thức tránh thai nội tiết kết hợp. Chiếc vòng được
cấu tạo từ ethinyl vinyl acetate, đường kính 54 mm và tiết diện 4 mm. Trong
q trình chèn, vòng được nén và luồn vào âm đạo. Lõi của nó giải phóng
ethinyl estradiol và proestin etonogestrel, được hấp thụ qua biểu mơ âm
đạo.Tránh thai sẽ vẫn cịn tồn tại nếu một chiếc nhẫn được đặt đúng vị trí trong
tuần thứ tư [6], [15], [37].
1.1.1.13 Miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai được dán ở bắp tay, mông, bụng hay ngực (khơng
dán lên vú). Miếng dán có tác dụng phóng thích các hormon để có tác dụng
tránh thai giống như tác dụng của các viên thuốc tránh thai.
Mỗi miếng dán có tác dụng trong một tuần, sau đó người dùng thay

.


×