Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

khảo sát liên quan giải phẫu giữa hình ảnh tế bào sàng trên ổ mắt và động mạch sàng trước trên ct scan từ năm 2019 đến 2020 tại bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 112 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--o0o--

HỒ VĂN HỮU

KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIẢI PHẪU
GIỮA HÌNH ẢNH TẾ BÀO SÀNG TRÊN Ổ MẮT
VÀ ĐỘNG MẠCH SÀNG TRƢỚC TRÊN CT SCAN
TỪ NĂM 2019 ĐẾN 2020 TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TAI MŨI HỌNG
MÃ SỐ: 8720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS TRẦN PHAN CHUNG THỦY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Hồ Văn Hữu, bác sĩ trình độ Cao học chuyên ngành Tai Mũi
Họng, khóa 2018 – 2020, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan:
- Luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
PGS.TS. Trần Phan Chung Thủy.
- Số liệu, kết quả thống kê trong nghiên cứu này hồn tồn trung thực,
chính xác, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2020
Ký tên

HỒ VĂN HỮU

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
1.1. Động mạch sàng trước ............................................................................... 4
1.1.1. Giải phẫu động mạch sàng trước ................................................................ 4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới vị trí động mạch sàng trước ở nền sọ .............. 13
1.1.3. Biến chứng tổn thương động mạch sàng trước trong phẫu thuật nội
soi mũi xoang ...................................................................................................... 17
1.2. Giải phẫu tế bào sàng trên ổ mắt .............................................................. 24
1.3. Vai trò của chụp CT Scan mũi xoang trong đánh giá động mạch sàng
trước trước phẫu thuật ..................................................................................... 26
1.4. Sơ lược về tình hình các nghiên liên quan tới tế bào sàng trên ổ mắt và
động mạch sàng trước ở trong nước và trên thế giới ...................................... 28
1.4.1. Ở Việt Nam ............................................................................................... 28
1.4.2. Trên thế giới .............................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32
2.1.1. Thời gian và địa điểm ............................................................................... 32
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh ............................................................................... 32
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 33

.


.

2.2.2. Cỡ mẫu ...................................................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 34
2.2.4. Các bước tiến hành.................................................................................... 36
2.3. Phương pháp đánh giá .............................................................................. 37

2.3.1. Tế bào sàng trên ổ mắt .............................................................................. 37
2.3.2. Đo độ sâu hố khứu giác............................................................................. 40
2.3.3. Động mạch sàng trước .............................................................................. 40
2.4. Y đức ........................................................................................................ 43
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................ 44
3.1.1. Tuổi ........................................................................................................... 44
3.1.2. Giới tính .................................................................................................... 45
3.2. Đặc điểm tế bào sàng trên ổ mắt .............................................................. 45
3.2.1. Tỉ lệ hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt................................................. 45
3.2.2. Kích thước khí hóa của tế bào sàng trên ổ mắt ......................................... 48
3.3. Phân độ Keros .......................................................................................... 50
3.4. Đặc điểm động mạch sàng trước .............................................................. 51
3.4.1. Dạng động mạch sàng trước ở nền sọ ....................................................... 51
3.4.2. Khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ........................................ 54
3.4.3. Vị trí động mạch sàng trước trong khối sàng............................................ 61
3.4.4. Tương quan vị trí động mạch sàng trước với lỗ thơng xoang tế bào
sàng trên ổ mắt .................................................................................................... 62
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 64
4.1. Bàn về đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................ 64
4.1.1. Giới tính .................................................................................................... 65
4.1.2. Tuổi ........................................................................................................... 65
4.2. Bàn về tế bào sàng trên ổ mắt .................................................................. 65
4.2.1. Tỉ lệ hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ....................................................... 65
4.2.2. Kích thước khí hóa tế bào sàng trên ổ mắt ............................................... 67
......................................................................................................................... 68

.



.

4.3. Bàn về động mạch sàng trước .................................................................. 69
4.3.1. Dạng động mạch sàng trước ở nền sọ ....................................................... 69
4.3.2. Khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ........................................ 71
4.3.3. Vị trí động mạch sàng trước trong khối sàng............................................ 73
4.4. Bàn về mối tương quan giữa tế bào sàng trên ổ mắt và động mạch sàng
trước ................................................................................................................ 74
4.4.1. Mối tương quan định tính giữa tế bào sàng trên ổ mắt và động mạch
sàng trước ............................................................................................................ 74
4.4.2. Mối tương quan định lượng về khoảng cách động mạch sàng trước
tới nền sọ theo tế bào sàng trên ổ mắt ................................................................. 76
4.4.3. Tương quan tuyến tính giữa mức độ khí hóa tế bào sàng trên ổ mắt
và khoảng cách từ động mạch sàng trước tới nền sọ .......................................... 77
4.5. Bàn về mối tương quan độ sâu hố khứu giác theo phân đô Keros và động
mạch sàng trước .............................................................................................. 80
4.6. Bàn về vị trí động mạch sàng trước so với bờ sau lỗ thông tế bào sàng
trên ổ mắt ......................................................................................................... 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 85
ĐỀ XUẤT ............................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

(P)

Phải

(T)

Trái

BV

Bệnh viện

cs

Cộng sự

d

Khoảng cách từ động mạch sàng trước tới nền sọ

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐMST


Động mạch sàng trước

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

SOEC

Supraorbital ethmoid cell (Tế bào sàng trên ổ mắt)

TB

Tế bào

IFAC

International Frontal Anatomy Classification

.


.

ii


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIỀNG VIỆT

CT Scan

Chụp cắt lớp vi tính

Nipple

Núm vú

Orbital beak

Gai ổ mắt

.


.

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân biệt tụ máu ổ mắt do tổn thương động mạch hay tĩnh mạch.. 19
Bảng 3.1 Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu ............................................ 45
Bảng 3.2 Tỉ lệ hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt theo giới tính ................ 47
Bảng 3.3 Số lượng tế bào sàng trên ổ mắt hiện diện ở mỗi bên ..................... 47

Bảng 3.4 So sánh kích thước chiều khí hóa của tế bào sàng trên ổ mắt......... 50
Bảng 3.5 Phân độ Keros theo độ sâu hố khứu giác ........................................ 50
Bảng 3.6 Phân bố các dạng động mạch sàng trước ở nền sọ.......................... 51
Bảng 3.7 Phân bố các dạng động mạch sàng trước ở nền sọ theo tế bào sàng
trên ổ mắt ......................................................................................................... 52
Bảng 3.8 Phân bố các dạng động mạch sàng trước ở nền sọ theo độ Keros .. 53
Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ dạng treo của động mạch sàng trước theo độ Keros ở
hai nhóm có và khơng có hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ............................ 54
Bảng 3.10 Khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ theo giới tính và
theo bên hốc mũi ............................................................................................. 56
Bảng 3.11 Khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ở hai nhóm có và
khơng có hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ...................................................... 56
Bảng 3.12 Khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ở các độ Keros ... 60
Bảng 3.13 Vị trí động mạch sàng trước so với các mảnh nền trong khối sàng
......................................................................................................................... 61
Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ................................. 66
Bảng 4.2 So sánh kích thước khí hóa tế bào sàng trên ổ mắt ......................... 68
Bảng 4.3 So sánh tỷ lệ động mạch sàng trước có dạng treo dưới nền sọ ....... 69
Bảng 4.4 So sánh khoảng cách giữa động mạch sàng trước tới nền sọ.......... 71
Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ dạng treo của động mạch sàng trước dưới nền sọ theo
tế bào sàng trên ổ mắt...................................................................................... 75
Bảng 4.6 So sánh khoảng cách động mạch sàng trước dưới nền sọ theo tế bào
sàng trên ổ mắt ................................................................................................ 77

.


.

iv


Bảng 4.7 So sánh tỷ lệ dạng treo của động mạch sàng trước dưới nền sọ theo
phân độ Keros.................................................................................................. 80
Bảng 4.8 So sánh khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ theo phân độ
Keros ............................................................................................................... 80
Bảng 4.9 So sánh tỷ lệ dạng động mạch sàng trước treo dưới nền so theo phân
độ Keros ở hai nhóm có và khơng có tế bào sàng trên ổ mắt ......................... 81

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu ............................................... 44
Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt theo bệnh nhân................ 45
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt theo hốc mũi............. 46
Biểu đồ 3.4 Phân bố vị trí hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt .................... 46
Biểu đồ 3.5 Phân bố kích thước khí hóa chiều ngang tế bào sàng trên ổ mắt 48
Biểu đồ 3.6 Phân bố kích thước khí hóa chiều dọc tế bào sàng trên ổ mắt .... 49
Biểu đồ 3.7 Phân bố khoảng cách từ động mạch sàng trước tới nền sọ ......... 55
Biểu đồ 3.8 Tương quan giữa 2 biến số kích thước khí hóa chiều ngang tế bào
sàng trên ổ mắt và khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ................. 58
Biểu đồ 3.9 Tương quan giữa 2 biến số kích thước khí hóa chiều dọc tế bào
sàng trên ổ mắt và khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ................. 59

.



.

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Tiếp cận các bước điều trị tụ máu ổ mắt do tổn thương động mạch
sàng.................................................................................................................. 20

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giải phẫu động mạch mắt và các nhánh ........................................... 5
Hình 1.2 Thiết đồ đứng ngang qua sọ mặt: động mạch sàng trước đi dưới cơ
chéo trên và trên cơ trực trong .......................................................................... 6
Hình 1.3 Giải phẫu động mạch sàng trước cấp máu cho mũi xoang ............... 7
Hình 1.4 Ba dạng động mạch sàng trước ở nền sọ........................................... 9
Hình 1.5 Ba dạng vách xương treo động mạch sàng trước vào nền sọ. ......... 10
Hình 1.6 Hình ảnh nội soi động mạch sàng trước nằm sau ngách trán.......... 11
Hình 1.7 Động mạch sàng trước nằm ở thành sau của tế bào sàng trên ổ mắt
trên CT Scan và nội soi mũi xoang sau phẫu thuật ......................................... 13
Hình 1.8 Động mạch sàng trước treo dưới nền sọ khi có sự hiện diện của tế
bào sàng trên ổ mắt ........................................................................................ 13
Hình 1.9 Mối tương quan giữa độ sâu hố khứu giác và dạng động mạch sàng
trước ở nền sọ .................................................................................................. 14

Hình 1.10 Phân độ Yenigun theo chiều dài trước sau mào gà xương sàng ... 15
Hình 1.11 Minh họa các mức độ khí hóa xoang trán ..................................... 16
Hình 1.12 Minh họa một bệnh nhân biến chứng tụ máu ổ mắt bên (T) ......... 17
Hình 1.13 Phim CT Scan Coronal thể hiện khuyết xương của mảnh bên mảnh
sàng (P) sau phẫu thuật nội soi mũi xoang ..................................................... 21
Hình 1.14 Tổn thương động mạch sàng trước được kẹp đốt với Bipolar ...... 23
Hình 1.15 Kẹp clip động mạch sàng trước qua đường ngồi Lynch ............. 24
Hình 1.16 Hình ảnh tế bào sàng trên ổ mắt ở trên cả ba mặt phẳng phim CT
Scan, nằm vị trí sau ngồi xoang trán ............................................................. 25
Hình 1.17 Dấu hiệu “Nipple sign” của lỗ sàng trước và nơi hội tụ của cơ chéo
trên và cơ trực trong ........................................................................................ 27
Hình 2.1 Xác định sự hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt trên cả ba mặt
phẳng ............................................................................................................... 38
Hình 2.2 Đo độ khí hóa ra ngồi của tế bào sàng trên ổ mắt ......................... 39
Hình 2.3 Đo độ khí hóa lên trên của tế bào sàng trên ổ mắt .......................... 39
Hình 2.4 Đo độ sâu hố khứu giác theo chiều dài mảnh bên mảnh sàng ........ 40

.


.

viii

Hình 2.5 Cách xác định động mạch sàng trước trên CT Scan và đo khoảng
cách giữa động mạch sàng trước tới nền sọ .................................................... 41
Hình 2.6 Xác định vị trí động mạch sàng trước trong khối sàng so với các
mảnh nền ......................................................................................................... 42
Hình 2.7 Minh họa ĐMST nằm ở vách liên tục với bờ sau lỗ thông tế bào
sàng trên ổ mắt ................................................................................................ 43

Hình 3.1 Số lượng tế bào sàng trên ổ mắt bên phải là một và bên trái là hai. 48
Hình 3.2 Minh họa mối liên quan SOEC làm tăng tỷ lệ động mạch sàng trước
nằm dưới nền sọ .............................................................................................. 52
Hình 3.3 Minh họa độ sâu hố khứu giác làm thay đổi tỷ lệ động mạch sàng
trước nằm dưới nền sọ ..................................................................................... 53
Hình 3.4 Minh họa sự khác biệt về khoảng cách động mạch sàng trước dưới
nền sọ giữa hai bên khi có và khơng có hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ..... 57
Hình 3.5 Minh họa sự khác biệt về khoảng cách động mạch sàng trước tới
nền sọ ở các độ Keros ..................................................................................... 60
Hình 3.6 Minh họa động mạch sàng trước nằm giữa mảnh nền bóng sàng và
mảnh nền cuốn giữa ........................................................................................ 62
Hình 3.7 Minh họa động mạch sàng trước nằm ở bờ sau lỗ thơng tế bào sàng
trên ổ mắt ......................................................................................................... 63
Hình 4.1 Một bệnh nhân có hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt bên (T) với khí
hóa ra ngồi lớn và vịng ra sau hốc mắt ......................................................... 69
Hình 4.2 Động mạch sàng trước tương quan với nền sọ không đối xứng ở hai
bên ................................................................................................................... 71
Hình 4.3 Bệnh nhân có khoảng cách động mạch sàng trước dưới nền sọ lớn
nhất trong mẫu nghiên cứu .............................................................................. 73
Hình 4.4 Minh họa các vị trí ít gặp của động mạch sàng trước trong khối
sàng: (A) ở ngách trên bóng; (B) trước mảnh nền bóng sàng; (C) ở sau mảnh
nền cuốn giữa thuộc tế bào sàng sau ............................................................... 74
Hình 4.5 Động mạch sàng trước treo dưới nền sọ hai bên ở bệnh nhân không
hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ...................................................................... 76
Hình 4.6 Minh họa mối tương quan thuận giữa kích thước khí hóa chiều
ngang tế bào sàng trên ổ mắt và khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ
......................................................................................................................... 78

.



.

ix

Hình 4.7 Minh họa mối tương quan thuận giữa kích thước khí hóa chiều dọc
tế bào sàng trên ổ mắt và khoảng cách động mạch sàng trước tới nền sọ ...... 79
Hình 4.8 Minh họa sự khác biệt dạng động mạch sàng trước ở nền sọ trong
độ Keros II khi khơng có và có hiện diện tế bào sàng trên ổ mắt ................... 82
Hình 4.9 Minh họa mối tương quan vị trí giữa xoang trán, tế bào sàng trên ổ
mắt và động mạch sàng trước trên hình ảnh nội trong lúc phẫu thuật. ........... 83

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi mũi xoang hiện đang là phương pháp điều trị ngoại khoa
phổ biến cho các bệnh lý về mũi xoang, đặc biệt trong viêm mũi xoang mạn
tính khơng đáp ứng điều trị nội khoa, viêm xoang polype mũi hay các khối u
vùng mũi xoang. Hiện nay tiếp cận nội soi ngày càng phát triển, sự hiểu biết
về giải phẫu mũi xoang ngày càng hoàn thiện, các phương tiện đánh giá trước
phẫu thuật và kỹ thuật mổ ngày càng nâng cao, vì vậy đã góp phần làm giảm
tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi mũi xoang. Tỷ lệ biến chứng chung
của phẫu thuật nội soi mũi xoang là 0,9 – 3,1%, với biến chứng chính chỉ
chiếm dưới 1%, bao gồm: tổn thương mạch máu, ổ mắt và nền sọ[44], để lại
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chức năng như thị lực, khứu giác hoặc

gây tử vong. Trong đó biến chứng do phạm phải động mạch sàng trước gặp
trong phẫu thuật nội soi sàn sọ trước, nạo các tế bào vùng trần sàng hay phẫu
thuật lấy bỏ các tế bào vùng ngách trán khiến các phẫu thuật viên lo ngại. Tổn
thương động mạch sàng trước có thể dẫn đến các hậu quả như: chảy máu gây
mất máu đáng kể có thể phải truyền máu và làm mờ phẫu trường gây khó
khăn trong lúc phẫu thuật, tụ máu trong ổ mắt có thể dẫn tới mù mắt nếu
không được nhận biết và giải áp kịp thời, kẹp đốt động mạch sàng trước đang
chảy máu có thể gây tổn thương mảnh bên mảnh sàng dẫn tới dị dịch não tuỷ
dẫn tới tụ khí nội sọ, viêm não, viêm màng não[12]. Vì vậy phẫu thuật viên
cần phải nắm rõ chi tiết về vị trí, đường đi của động mạch sàng trước, cũng
như mối liên quan với các cấu trúc khác trước phẫu thuật để tránh các tai biến
đáng tiếc có thể xảy ra, góp phần đưa đến một cuộc mổ an tồn và thành
cơng.

.


.

2

Đánh giá trước phẫu thuật các cấu trúc nguy hiểm trên CT Scan mũi xoang
là thực hành lâm sàng tốt, giúp phẫu thuật viên tránh được các biến chứng. Đã
có nhiều nghiên cứu đánh giá giải phẫu động mạch sàng trước được thực hiện
trên xác, trên CT Scan mũi xoang, với mục tiêu tìm những điểm mốc, hay mối
liên quan đáng tin cậy. Trong đó nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng
minh được rằng tế bào sàng trên ổ mắt là một cấu trúc tin cậy để xác định vị
trí động mạch sàng trước ngay cả khi có bất thường về cấu trúc giải phẫu
vùng ngách trán. Cụ thể, khi có hiện diện của tế bào sàng trên ổ mắt, thì tất cả
các trường hợp động mạch sàng trước nằm ở bờ sau lỗ thông hoặc ở ngay

thành sau của tế bào này, từ đó giúp phẫu thuật viên tự tin trong việc lấy bỏ an
toàn các tế bào sàng cịn lại của vùng ngách trán mà khơng phải lo ngại gây
tổn thương động mạch sàng trước sao cho việc thực hiện ở phía trước thành
sau của tế bào sàng trên ổ mắt. Và khi có hiện diện của tế bào này thì làm tăng
tỷ lệ vị trí của động mạch sàng trước dưới nền sọ và tăng khoảng cách từ động
mạch sàng trước tới nền sọ từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch
sàng trước khi phẫu thuật thực hiện tại vùng ngách trán và sàn sọ trước[25].
Bởi tầm ứng dụng quan trọng của mối liên quan giữa tế bào sàng trên ổ mắt
và động mạch sàng trước, cùng với đó, hiện ở Việt Nam vẫn chưa thấy có
nghiên cứu nào đề cập đầy đủ chi tiết về sự liên quan này. Vì vậy chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát liên quan giải phẫu giữa hình ảnh tế bào
sàng trên ổ mắt và động mạch sàng trước trên CT Scan từ năm 2019 đến 2020
tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần cho phẫu
thuật nội soi mũi xoang được an toàn, hiệu quả.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định vị trí động mạch sàng trước trên CT Scan khi có hiện diện tế
bào sàng trên ổ mắt để ứng dụng tìm đường tiếp cận và khoảng cách an toàn
trong phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát tế bào sàng trên ổ mắt: tỷ lệ, mức độ khí hóa.
2. Khảo sát vị trí của động mạch sàng trước trong khối sàng.

a. Chiều trên dưới: xác định dạng động mạch sàng trước ở nền sọ.
b. Chiều trước sau: xác định vị trí của động mạch sàng trước so với các
mảnh nền.
3. Khảo sát mối liên quan giải phẫu giữa động mạch sàng trước với tế
bào sàng trên ổ mắt.

.


.

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Động mạch sàng trƣớc
1.1.1. Giải phẫu động mạch sàng trước
Động mạch sàng trước là nhánh của động mạch mắt thuộc hệ động mạch
cảnh trong tại hố sọ giữa. Động mạch mắt chui vào trong ổ mắt qua ống thị
cùng với thần kinh thị. Lúc đầu động mạch mắt ở dưới ngoài thần kinh thị,
sau đó đi ra trước rồi bắt chéo lên trên vào trong thần kinh thị. Động mạch
mắt cho nhiều nhánh nuôi dưỡng ổ mắt và cấu trúc xung quanh. Các nhánh
của động mạch mắt được phân thành ba nhóm chính dựa trên sự liên quan với
thần kinh thị: các nhánh ở phía dưới ngồi, phía trên và nằm trong thần kinh
thị. Trong đó, động mạch sàng trước thuộc các nhánh nằm phía trong thần
kinh thị, sau đó cùng động mạch sàng sau chui vào hốc mũi cấp máu cho
vùng mũi xoang[41].

.



.

5

Hình 1.1 Giải phẫu động mạch mắt và các nhánh[2]

.


.

6

1.1.1.1. Đường đi
Đoạn đi trong ổ mắt: sau khi tách ra từ động mạch mắt, động mạch sàng
trước đi dưới cơ chéo trên và trên cơ thẳng trong, thoát ra khỏi ổ mắt qua lỗ
sàng trước, lỗ này nằm trên rãnh sàng trán, được hợp bởi mảnh ổ mắt xương
trán hay trần ổ mắt và mảnh ổ mắt xương sàng hay thành trong ổ mắt. Ở trên
rãnh này, động mạch sàng trước cách mào lệ ở phía trước khoảng 20 – 25 mm
và cách động mạch sàng sau khoảng 12 – 14 mm[22],[35].

Hình 1.2 Thiết đồ đứng ngang qua sọ mặt: động mạch sàng trước đi dưới cơ
chéo trên và trên cơ trực (thẳng) trong[2]
Đoạn đi qua hốc mũi: động mạch sàng trước đi sát ngay dưới nền sọ hay
trần sàng, đi trong khối sàng hướng từ sau ngoài vào trước trong. Thường
động mạch sẽ nằm trong ống sàng trước, nhưng ống này có thể khiếm khuyết
một phần hoặc khoảng 20% ống sàng trước không hiện diện[6]. Hầu hết động
mạch sàng trước đi kèm với thần kinh và tĩnh mạch cùng tên, một số trường
hợp hiếm gặp chỉ thấy động mạch sàng trước nằm trong ống sàng trước mà


.


.

7

khơng đi kèm thần kinh và tĩnh mạch. Cũng có khi động mạch sàng trước
khơng hiện diện, lúc đó cấp máu cho vùng mũi xoang được thay thế bởi
nhánh của động mạch sàng sau[12]. Động mạch sàng trước tiếp tục chui vào
mảnh bên mảnh sàng để vào hố khứu giác.
Đoạn đi trong hố khứu giác: động mạch sàng trước chạy hướng ra trước,
đi trong một rãnh ở trên mảnh bên của mảnh sàng gọi là rãnh sàng trước. Sau
đó chui trở lại vào hốc mũi qua một lỗ nhỏ ở ngay cạnh bên mào gà xương
sàng[13],[47].
1.1.1.2. Phân nhánh
Động mạch sàng trước cho nhánh động mạch màng não trước khi ở trong
hố khứu giác. Quay trở lại hốc mũi, động mạch sàng trước cho các nhánh cấp
máu cho phần cao vách ngăn và phần trước vách mũi xoang. Tận cùng là
động mạch mũi ngồi nằm giữa xương chính mũi và sụn mũi bên để cấp máu
cho phần da và mô vùng mũi ngồi[41].

Hình 1.3 Giải phẫu động mạch sàng trước cấp máu cho mũi xoang[2]

.


.

8


1.1.1.3. Kích thước
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Lan, ghi nhận chiều dài của
động mạch sàng trước đi trong khối sàng ở dân số người Việt là 4,4 ± 1,2 mm
(3,2 – 5,6 mm)[7]. Ở các nghiên cứu khác trên thế giới, chiều dài trung bình ở
đoạn sàng trong hốc mũi là 5,82 ± 1,41 mm, đường kính động mạch sàng
trước trung bình 0,80 ± 0,24 mm[12].
1.1.1.4. Vị trí trong khối sàng
Đa số vị trí của động mạch sàng trước thuộc vùng các tế bào sàng trước,
chủ yếu nằm giữa mảnh nền thứ hai và thứ ba (giữa mảnh nền bóng sàng và
mảnh nền cuốn giữa), chiếm 79,2% trường hợp[12]. Khi tìm mối liên hệ với
các tế bào ngách trán, nhận thấy rằng 68,9% trường hợp động mạch sàng
trước thường nằm ở thành sau của tế bào trên bóng hay tế bào bóng trán[36].
Khi bóng sàng khơng tiếp xúc với nền sọ sẽ hình thành ngách trên bóng, được
giới hạn: trên là nền sọ; dưới là bóng sàng; ngồi là xương giấy; sau là mảnh
nền cuốn giữa, phía trước thơng trực tiếp với ngách trán. Khi có hiện diện của
ngách trên bóng, đa số động mạch sàng trước sẽ nằm ở ngách này.
1.1.1.5. Dạng động mạch sàng trước ở nền sọ
Tương quan giữa động mạch sàng trước và nền sọ có thể phân thành ba
dạng: đi dưới nền sọ (dạng treo), nằm sát nền sọ (dạng gờ) hoặc ở trong nền
sọ (dạng phẳng). Trong đó dạng đi dưới nền sọ làm tăng nguy cơ tổn thương
động mạch sàng trước trong phẫu thuật nội soi sàn sọ trước, nạo các tế bào
sàng nằm sát nền sọ hay khi loại bỏ các tế bào ngách trán trong mở xoang trán
nếu phẫu thuật viên không nhận biết được, dẫn đến xảy ra các biến chứng
nặng nề khơng đáng có. Một sự khác biệt lớn về tỷ lệ các dạng vị trí của động
mạch sàng trước ở nền sọ được ghi nhận giữa các nghiên cứu có cách thức và
dân số nghiên cứu khác nhau[12].

.



.

9

Hình 1.4 Ba dạng động mạch sàng trước ở nền sọ: dạng phẳng (A), dạng lồi
(B) và dạng treo (C)[13],[28]
Ở trường hợp động mạch sàng trước đi dưới nền sọ sẽ có một vách xương
mỏng treo nó vào nền sọ, vách xương này có thể tạo góc nhọn hoặc vng
góc hoặc góc tù với nền sọ. Theo tác giả Teppei Takeda và cs, vách xương
treo động mạch sàng trước vào nền sọ đa số tạo góc nhọn hướng ra trước,
chiếm 68,9%; hoặc vng góc với nền sọ chiếm 30,5% và chỉ có một bên duy
nhất vách xương treo động mạch sàng trước vào nền sọ tạo góc tù hướng ra
sau. Nhóm tác giả cũng nhận thấy khoảng cách giữa động mạch sàng trước và

.


.

10

nền sọ lớn hơn có ý nghĩa ở nhóm vách xương động mạch sàng trước treo vào
nền sọ tạo góc nhọn, góc tù so với nhóm vng góc[51].

Hình 1.5 Ba dạng vách xương treo động mạch sàng trước vào nền sọ: tạo góc
nhọn hướng ra trước (a); vng góc (b); tạo góc tù hướng ra sau (c)[51].
1.1.1.6. Liên quan với ngách trán
Vì động mạch sàng trước nằm sau ngách trán nên nhiều tác giả xem động
mạch sàng trước như là một mốc giải phẫu cho tiếp cận phẫu thuật nội soi

xoang trán. Tác giả Stammberger cho rằng động mạch sàng trước nằm ngay
sau ngách trán khoảng 1 – 2 mm và nằm gần kề các tế bào sàng trước[48].
Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu khác nhau, nhiều tác giả đã chứng minh
khoảng cách từ động mạch sàng trước tới ngách trán rất thay đổi và tùy thuộc
sự hiện diện của tế bào xung quanh ngách trán. Nghiên cứu của tác giả
Simmen và cs ghi nhận khoảng cách trung bình từ động mạch sàng trước tới
bờ sau ngách trán là 11 mm, thay đổi từ 6 – 15 mm[45]. Nằm giữa ngăn cách
động mạch sàng trước và ngách trán thường là các tế bào ngách trán thuộc

.


.

11

vùng trên bóng, thường gặp nhất là tế bào sàng trên bóng, theo sau là tế bào
sàng trên ổ mắt và tế bào trên bóng sàng – xoang trán. Hầu hết chỉ có một tế
bào duy nhất nằm xen giữa động mạch sàng trước và ngách trán, chiếm 66 –
68,1% trường hợp. Cũng có thể có hai hoặc ba tế bào và thậm chí khơng có
bất cứ tế bào nào nằm xen kẽ giữa chúng, lúc này, động mạch sàng trước nằm
ngay giới hạn sau của ngách trán, chiếm từ 4 – 14% trường hợp[11],[54].

Hình 1.6 Hình ảnh nội soi động mạch sàng trước nằm sau ngách trán[42]
1.1.1.7. Các mốc giải phẫu xác định vị trí động mạch sàng trƣớc
Xác định vị trí của động mạch sàng trước trong phẫu thuật nội soi là điều
thiết yếu, vì khơng những tránh được các biến chứng nặng nề từ tổn thương
động mạch sàng trước mà còn giúp xác định các mốc giới hạn của phẫu thuật.
Động mạch sàng trước là giới hạn trên cho phẫu thuật nạo sàng và giới hạn
sau cho đường tiếp cận xoang trán[22],[47]. Tuy nhiên, vị trí của động mạch

sàng trước rất thay đổi, khiến cho phẫu thuật viên rất khó xác định. Vì vậy đã
có một số mốc giải phẫu đáng tin cậy đã được chứng minh để xác định vị trí
của động mạch sàng trước.

.


×