Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng Thổ Hà dưới hình thức bảo tàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

<b>A</b>



<b>1.</b> Nhắc tới Thổ Hà, người ta hình dung đến
ngay một ngơi làng ở vùng Kinh Bắc nức tiếng
với nghề gốm từ lâu đời. Làng Thổ Hà xưa
nguyên là một xã (nhất xã nhất thôn) thuộc
huyện An Việt, phủ Bắc Hà, nay là một thôn
của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Tên làng Thổ Hà có nghĩa là “đất ven sông” -
làng nằm ở mảnh đất nơi con sông Cầu lượn
thắt, lại đối diện với cửa sơng Ngũ Huyện đổ
nước vào, tạo ra hình thế với ba mặt giáp sông.
Theo phong thủy dân gian thì vị trí ấy cực kỳ
“đắc địa”, đã được đúc kết trong kinh nghiệm
chọn đất “… khum khum gọng vó chẳng nó
thì ai” (12). Địa thế ấy được ngợi ca trong tấm
bia <i>Thủy tạo đình miếu bi</i> dựng năm Chính


Hịa 13 (1692), hiện đặt trong đình làng: “Nay
tả địa hình núi sơng của xã Thổ Hà: phía đơng
đẹp đẽ rồng quay về chốn tổ; phía tây hùng vĩ
như dáng hổ ngồi chầu, phía nam có núi Hằng
Lĩnh và dịng Nguyệt Đức, đó là sách trời đã
định; phía bắc thì có ngọn núi Lát, hun đúc khí
thiêng cho làng Thổ Hà”(5, tr.16). Làng ấy, đất
ấy thực sự là vùng địa linh, nơi cư dân có thể
quần tụ, sinh sôi phát triển.


Với những điều kiện thuận lợi mà thiên
nhiên ban tặng, Thổ Hà từ sớm đã là điểm tụ
cư lý tưởng của cư dân Việt. Sự quần cư ngày


thêm đông đúc, tạo nên cảnh sum vầy làng
trên xóm dưới và càng được tăng lên khi người


<b>BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA LÀNG THỔ HÀ </b>


<b>DƯỚI HÌNH THỨC BẢO TÀNG HĨA </b>



<b>TRẦN ĐỨC NGUYÊN, LÊ MINH CHI</b>
<b>Tóm tắt </b>


<i>Thổ Hà là một ngơi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề </i>
<i>gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, </i>
<i>nghề gốm xưa khơng cịn nhưng Thổ Hà vẫn cịn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể </i>
<i>đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc. </i>
<i>Những giá trị văn hóa đó nên được bảo tồn và phát huy dưới hình thức bảo tàng hóa - một trong </i>
<i>những xu hướng bảo tồn mới của bảo tàng học. Áp dụng hình thức bảo tàng hóa sẽ góp phần gìn giữ </i>
<i>được những di sản văn hóa - tài sản quý giá của địa phương trước những ảnh hưởng của sự phát triển </i>
<i>kinh tế - xã hội hiện nay.</i>


<b>Từ khóa</b>: Di sản văn hóa, bảo tàng, bảo tàng hóa, gốm Thổ Hà


<b>Abstract</b>


<i>Tho Ha is an ancient village where is preserving many typical cultural values. Previously, Tho Ha </i>
<i>village had a famous pottery handicraft that made prosperity for its residents both physically and </i>
<i>spiritually. At present, the former pottery handicraft is no longer available but Tho Ha still has a rich </i>
<i>and multiform system of tangible and intangible cultural heritages, containing many typical features </i>
<i>of the craft village culture and Kinh Bac culture. Such cultural values should be preserved and promoted </i>
<i>in the form of “museologizing” - one of the new conservation trends of museology. Applying the form </i>
<i>of “museologization” will contribute to preserving the cultural heritages - valuable assets of the locality </i>
<i>before the effects of the current socio-economic development.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



dân có thêm nghề làm gốm. Nghề gốm ra đời
lúc nào, đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có
câu trả lời tường minh, nhưng theo truyền
thuyết dân gian ở vùng này thì nghề gốm ở
Thổ Hà được hình thành vào khoảng thời Lý,
với ơng tổ nghề là Đào Trí Tiến. Dấu vết vật
chất cổ xưa nhất của nghề vào khoảng thế kỷ
XVII được tìm thấy ở cụm di tích đình đền chùa
của làng. Người ta vẫn cho rằng, Thổ Hà là một
trong ba làng gốm tiêu biểu nhất của vùng
châu thổ sông Hồng, sánh cùng với Bát Tràng
(Hà Nội) và Phù Lãng (Bắc Ninh).


Nghề quý lại được làm bởi những con
người chịu khó, ham làm, bàn tay khéo léo, sản
phẩm làm ra là những đồ gia dụng cần thiết
cho cuộc sống đã đưa Thổ Hà trở thành một
trong những làng gốm, trung tâm sản xuất
gốm lớn của vùng Bắc Bộ. Bến sông Thổ Hà
xưa, luôn tấp nập thuyền bè với những chuyến
hàng đầy ắp tỏa khắp mọi miền của đất nước.
Khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của vùng ấy
vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đã được lột tả
trong thơ Lê Quý Đôn: “<i>Đường thông tận bể </i>
<i>tơm cua rẻ/ Đất có lị nung chum vại nhiều/ Lên </i>
<i>xuống bến đị như mắc cửi/ Mưu tìm lợi nhỏ khổ </i>
<i>bao nhiêu…</i>” (4, tr.125).



Sản phẩm gốm Thổ Hà thông dụng trong
đời sống hàng ngày của người dân Việt như
ang, chum, vại, bình vơi, tiểu sành và cả những
đồ thờ cầu kỳ như bát hương, chân đèn, con
giống, hay đồ mỹ nghệ trang trí… Ngày trước,
hầu hết nhà dân nào ở vùng Bắc Bộ cũng đều
có những loại đồ dùng thiết yếu do Thổ Hà
sản xuất. Những sản phẩm ấy được coi là một
trong những sản vật quý của xứ Kinh Bắc: “<i>Mã </i>
<i>Đông Hồ gấm thêu hoa quyện/ Cày làng Lê dựng </i>
<i>nghiệp nơng gia/ Chĩnh chum thời có Thổ Hà…</i>”
(6, tr.55). Gốm Thổ Hà mang nét riêng độc đáo:
gốm không tráng men, với bàn tay tài hoa, kỹ
thuật nung lại điêu luyện, người thợ đã khéo sử
dụng độ nóng tạo nên lớp men màu tự nhiên,
sẫm như da lươn, đanh và vang như thép.
Sản phẩm gốm được bán đi, thu nhiều về lợi
nhuận cho người dân: “lại có chĩnh, ang, chum
vại bằng sành… xã Thổ Hà, huyện Việt Yên chế


đã góp phần tạo nên một làng quê trù phú, đời
sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần cũng
vì thế mà đa dạng, thăng hoa đầy bản sắc.


Cho đến nay, làng Thổ Hà vẫn còn lưu giữ
được những di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể tiêu biểu. Trong đó, di sản văn hóa vật thể
bao gồm những cơng trình gắn với tín ngưỡng
tâm linh của làng như đình, chùa và từ chỉ.



Đình làng Thổ Hà được xây dựng vào
khoảng nửa sau thế kỷ XVII thờ Thái thượng
Lão quân (Lão Đam, Lão Tử) - vị khai tổ của Đạo
giáo. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đình
hiện vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ kính
cùng hệ thống các di vật, cổ vật đặc sắc. Trên
các cấu kiện kiến trúc được chạm khắc rất tinh
xảo mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Tiêu
biểu nhất là bộ cửa võng được đánh giá là “bộ
cửa võng đẹp hiếm nơi nào có”, “nhờ bức cửa
võng sơn son thếp vàng lộng lẫy mà khơng
gian đình sáng lên rực rỡ” (11, tr.323). Trong
đình cịn bức đại tự “Mỹ tục khả phong” do vua
Tự Đức ban tặng, các bia đá như <i>Thủy tạo đình </i>
<i>miếu bi, Cung sao sự tích Thánh</i> ghi về q trình
khởi dựng di tích, sự tích vị thần được thờ…


Chùa Thổ Hà có tên chữ là “Đoan Minh Tự”
được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, kiến
trúc hiện cịn theo kiểu nội cơng ngoại quốc,
với quy mơ bề thế. Ngồi ra, chùa Thổ Hà hiện
còn hệ thống di vật rất phong phú, mang
nhiều giá trị gồm tượng thờ, hoành phi, câu
đối, bia đá, sấu đá, rồng đá… có niên đại hai
thời Lê - Nguyễn.


Từ chỉ của làng Thổ Hà trước đây được xây
dựng ở ven sông, sau được di chuyển vào vị trí
như hiện nay. Từ chỉ thờ Khổng Tử và các vị tiên


hiền, trong di tích hiện còn 8 bia đá ghi danh
các vị đỗ đạt qua các kỳ thi dưới các triều đại
phong kiến, cùng một số người hưng công xây
dựng, tu bổ từ chỉ (3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

<b>A</b>



cổng làng, giếng cổ đều được xây dựng bằng
chính những sản phẩm làng nghề như gạch
nung, tiểu sành... Cổng làng Thổ Hà có kiến
trúc đẹp, bề thế và cổ kính, được đánh giá là
một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất ở
vùng hạ lưu và trung lưu sơng Cầu. Chiếc cổng
đó như một biểu tượng của sự thịnh vượng
nghề gốm xưa kia.


Cùng với những di sản văn hóa vật thể, Thổ
Hà cịn lưu giữ được những di sản văn hóa phi
vật thể cũng rất tiêu biểu, độc đáo. Đó là lễ hội
truyền thống của làng được tổ chức vào dịp đầu
xuân thu hút du khách xa gần. Những phong
tục tập qn, những món ẩm thực mang đậm
nét thơn quê vẫn còn được phổ biến nơi đây.
Đặc biệt, Thổ Hà còn là một trong những làng
quan họ cổ ở hữu ngạn sông Cầu. Sinh hoạt
quan họ vẫn được duy trì theo lề lối cổ với
hình thức hát canh, hát trên thuyền trong các
dịp lễ hội hay những kỳ cuộc khánh tiết của
làng. Đến Thổ Hà, du khách được thưởng thức
những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm,


say lịng người… Ngồi ra, dân làng cịn gìn
giữ và lưu truyền được nghệ thuật tuồng cổ,
thường xuyên tổ chức biểu diễn vào các dịp
lễ hội của làng với các vở mang tính kinh điển
như <i>Sơn Hậu, Đào Phi Phụng, Tam nữ đồ vương, </i>
<i>Chinh Đông chinh Tây</i>…


Tất cả hợp thành hệ thống di sản văn hóa,
tạo nên cho Thổ Hà một khung cảnh đẹp như
tranh, mang đậm nét truyền thống của người
Việt. Điểm độc đáo, hấp dẫn của Thổ Hà là
vừa là làng nghề, vừa lưu giữ được nét của
một làng cổ, điều đó tạo nên sự khác biệt so
với nhiều làng nghề khác. Nhà nghiên cứu mỹ
thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng: “xét trên
phong thổ làng Thổ Hà có thể coi là làng đẹp
nhất đồng bằng Bắc Bộ có quy hoạch kiến trúc
tôn giáo và dân sinh rất rõ ràng” (9, tr.220). Với
những nét độc đáo đó, Thổ Hà đã được nhiều
đạo diễn chọn làm bối cảnh chính cho một số
bộ phim về đề tài làng quê vùng đồng bằng
Bắc Bộ.


Một làng quê cổ kính với ký ức về nghề
gốm thủ cơng nổi tiếng, cùng những loại hình


nguồn tài nguyên nhân văn này phục vụ phát
triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống
của công đồng cư dân. Cùng với hệ thống các


di sản văn hóa sẵn có, việc xây dựng, tổ chức
trưng bày, giới thiệu lịch sử nghề gốm của
làng, những tinh hoa sản phẩm với sự thăng
trầm ở mỗi thời kỳ, về mảnh đất, con người,văn
hóa nơi đây… là điều cần thiết.


<b>2.</b> Trong những năm qua, Nhà nước ta có sự
quan tâm phát triển, mở rộng các loại hình bảo
tàng để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
của người dân. Năm 2005, Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định số 156/2005/QĐ-TTg
phê duyệt <i>Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo </i>
<i>tàng Việt Nam đến năm 2020</i>. Mục tiêu của quy
hoạch là “kiện toàn và phát triển hệ thống bảo
tàng, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học,
học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử,
văn hóa, khoa học và hưởng thụ văn hóa của
cơng chúng, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội”; “phát triển các bảo tàng chuyên ngành
về giáo dục, khoa học, kỹ thuật và các bảo
tàng ngành nghề truyền thống”. Trong các khu
vực quy hoạch phát triển du lịch trọng điểm,
ngoài bảo tàng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hiện có, được phát triển thêm các
bảo tàng chuyên đề về ngành nghề thủ cơng
truyền thống, văn hố nghệ thuật (thuộc các
hình thức sở hữu khác nhau) (8).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>




gian trưng bày Làng Chài xưa (Phan Thiết, Bình
Thuận)… Các bảo tàng này ra đời, hoạt động
đã giới thiệu đến du khách hình ảnh về làng, về
nghề, qua đó góp phần quan trọng trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
đang được lưu giữ tại các địa phương. Đồng
thời, các bảo tàng cũng tích cực tham gia vào
phát triển du lịch thơng qua việc khai thác giá
trị các di sản văn hóa của làng, làng nghề.


<b>3.</b> Trong những năm gần đây, việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa làng được
quan tâm và nhận được sự hưởng ứng tích cực
từ phía cộng đồng. Có nhiều hình thức bảo tồn
các loại hình di sản văn hóa, trong đó nổi lên
xu hướng tiến hành bảo tàng hóa các di sản
văn hóa. Hình thức này đã xuất hiện ở nhiều
nước trên thế giới, đến nay được các nhà bảo
tàng học, các chuyên gia bảo tồn di sản văn
hóa ở trong nước đề cập tới, bước đầu áp
dụng với một số mô hình ở các địa phương.
Bảo tàng hóa các di sản văn hóa làng là hoạt
động “đưa các di sản văn hóa làng cùng tồn
bộ mơi trường sinh thái - nhân văn của làng trở
thành đối tượng trực tiếp của các hoạt động
bảo tàng, tức là trở thành đối tượng của các
hoạt động nhằm bảo vệ, nghiên cứu và giáo
dục khoa học, cung cấp các dịch vụ văn hóa,
đặc biệt là các hình thức nghỉ ngơi, giải trí một
cách tích cực” (2, tr.24). Sử dụng hình thức hoạt


động bảo tàng hóa di sản văn hóa sẽ mang
yếu tố chủ động cho các di sản văn hóa, bởi
“các di sản sẽ không bị tách rời đời sống của
các cộng đồng - mà nhờ đó, khơng chỉ linh hồn
và sự đa sắc của các di sản văn hóa khơng bị
suy giảm, mà môi trường sinh thái - nhân văn
của các làng xã cũng được bảo tồn lâu dài” (2).
Bảo tàng hóa các di sản văn hóa làng về thực
chất là sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản
lý chuyên môn với cộng đồng địa phương
(các chủ thể văn hóa) trong việc gìn giữ, phát
huy giá trị của các di sản văn hóa. Nhiều nhà
nghiên cứu về di sản văn hóa cho rằng đây là
phương thức bảo tồn hiện đại, mang tính tối
ưu và có hiệu quả tích cực (2; 10).


Xuất phát từ chủ trương của Đảng, chính


rộng hệ thống bảo tàng cũng như lịch sử làng
gốm, các di sản văn hóa hiện cịn và điều kiện
thực tế của làng Thổ Hà hiện nay, chúng tôi
thấy các di sản văn hóa ở đây nên được bảo
tồn, phát huy giá trị theo hình thức bảo tàng
hóa. Điều này, một mặt góp phần thiết thực
vào việc gìn giữ các di sản văn hóa truyền
thống của địa phương, mặt khác có thể phát
huy, khai thác các giá trị di sản nhằm phục vụ
phát triển du lịch văn hóa, nâng cao đời sống
cộng đồng, góp phần vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, trên phương


diện chuyên môn, theo chúng tôi, một mặt
cần hướng tới bảo tàng hố tồn bộ di sản văn
hóa của làng, tức là đưa các di sản văn hóa tiêu
biểu cùng môi trường sinh thái, nhân văn ở
làng nghề trở thành đối tượng bảo vệ, nghiên
cứu, giáo dục, cung cấp dịch vụ văn hóa theo
cách thức của bảo tàng học. Với hình thức bảo
tàng hóa các di sản văn hóa của làng, việc bảo
tồn được thực hiện theo lối mở, khơng “đóng
khn” các di sản, mà vừa bảo tồn, vừa tạo
điều kiện để có thể phát huy, khai thác các giá
trị của chúng phục vụ cho nhu cầu của cộng
đồng bản địa, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân. Điều này đồng quan
điểm với các quốc gia trên thế giới hiện nay,
bởi “không chỉ cố gắng giữ gìn các di sản đó ở
dạng ban đầu mà còn cố gắng đưa một cách
tích cực di sản đó vào nền móng của đời sống
xã hội. Tức là bản thân quá trình lịch sử của văn
hóa nghệ thuật xuất hiện ở đây khơng chỉ như
q trình bảo tồn q khứ và tích lũy các giá
trị văn hóa, mà cịn như quá trình phát triển cái
mới trong cái cũ” (1, tr.646). Cùng với những
lợi ích đó, việc áp dụng hình thức bảo tồn này
cịn huy động được sự đồng thuận của các chủ
thể văn hóa, tức là cộng đồng cư dân làng Thổ
Hà, họ sẽ được hưởng những nguồn lợi từ các
di sản văn hóa, từ đó có ý thức, thái độ trân
trọng đối với di sản và tự nguyện tham gia vào
việc bảo vệ, gìn giữ, phát huy các di sản đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

<b>A</b>



thiệu về lịch sử làng gốm, các sản phẩm tiêu
biểu, đặc sắc của nghề gốm cũng như về đời
sống cộng đồng cư dân làng nghề qua các thời
kỳ. Xây dựng nhà bảo tàng, tổ chức trưng bày
theo các chủ đề phản ánh về lịch sử làng và
nghề gốm ở Thổ Hà. Theo hướng này, chúng
ta chủ động được thiết kế nội dung trưng bày,
lựa chọn những tư liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu
biểu nhất sử dụng cho các chủ đề trưng bày ấy.
Việc trưng bày sẽ giúp cho người tham quan
có thể nắm bắt khái quát về lịch sử của làng
nghề, tiếp cận với những sản phẩm tiêu biểu
nhất của nghề gốm Thổ Hà qua các thời kỳ lịch
sử - nay đã trở thành các di vật, cổ vật đầy giá
trị. Để phát huy hiệu quả nhà trưng bày, nhất
thiết phải có sự kết nối đối với tồn bộ các di
sản văn hóa khác của làng nghề, tạo thành một
chu trình khép kín. Khi đó, nhà bảo tàng sẽ trở
thành một điểm đến quan trọng trong toàn bộ
hành trình du khảo làng Thổ Hà. Nếu chỉ tồn
tại riêng lẻ, khơng có sự kết hợp thì chắc chắn
hiệu quả của bảo tàng sẽ khơng cao. Hình thức
này đã được một số địa phương áp dụng hiệu
quả khi tổ chức khai thác di sản văn hóa làng
phục vụ cho việc phát triển du lịch.


<b>4.</b> Để tiến tới việc bảo tàng hóa các di sản


văn hóa của làng Thổ Hà cũng như việc xây
dựng nhà trưng bày về nghề gốm Thổ Hà, dẫu
chặng đường cịn ở phía trước, cịn nhiều thủ
tục và còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau,
nhưng ngay từ bây giờ rất cần có những hoạt
động chuẩn bị cho sự ra đời đó. Theo chúng
tôi, cần thiết phải quan tâm đến một số vấn
đề như sau:


- Cần tổ chức nghiên cứu một cách đầy đủ,
toàn diện về làng nghề với các nội dung như
lịch sử làng, lịch sử các dòng họ, lịch sử nghề,
kỹ thuật chế tác, các loại hình sản phẩm của
nghề gốm qua các giai đoạn lịch sử khác nhau,
vấn đề giao thương giữa làng nghề trong khu
vực, địa phương khác… Việc nghiên cứu sẽ là
cơ sở quan trọng để tiến hành sưu tầm các tư
liệu, hiện vật, hình ảnh phục vụ cho tổ chức
trưng bày, giới thiệu.


sản tại địa phương. Tiến hành khoanh vùng
bảo vệ cho các di tích, các kiến trúc dân gian,
các ngõ xóm nằm trong dự án bảo tồn, phát
huy để tránh việc thay đổi, xây dựng cơi nới
mới các kiến trúc đó. Phân định rõ ràng khu
vực cần bảo tồn với khu vực dân cư có thể sinh
sống, xây dựng mới đảm bảo cuộc sống, sản
xuất. Cần đầu tư kinh phí để tiến hành các hoạt
động trùng tu, tu bổ các di tích, cơng trình kiến
trúc dân gian này.



- Tổ chức sưu tầm những tài liệu, hình ảnh,
hiện vật như các dụng cụ làm gốm, các loại
hình sản phẩm, sự trao đổi sản phẩm… từ các
nguồn khác nhau, các trung tâm lưu trữ, các
nhà sưu tập cổ vật trong và ngoài nước. Bảo
tàng Bắc Giang là cơ quan chuyên môn cần
trực tiếp tiến hành các công việc để xây dựng
Bảo tàng nghề gốm, cũng như việc hỗ trợ tài
liệu, hiện vật cho nhà trưng bày này. Hiện nay
Bảo tàng Bắc Giang đang lưu giữ sưu tập gốm
Thổ Hà với hàng trăm đơn vị hiện vật là các sản
phẩm thuộc các loại hình khác nhau như gốm
thờ, gốm gia dụng, vật liệu xây dựng… Đây là
nguồn hiện vật quan trọng để có thể tổ chức
trưng bày, cũng có thể để định hướng hoặc
phục chế hiện vật sử dụng trong trưng bày.


- Cần lựa chọn địa điểm phù hợp để xây
dựng nhà trưng bày, theo chúng tôi nên đặt tại
không gian của một lò gốm hiện vẫn còn lưu
giữ được, hoặc phục dựng lại một lị gốm theo
kiểu lị “con cóc” hay “lị rồng”. Qua đó, khách
tham quan có thể hình dung được đặc trưng
của lị gốm Thổ Hà trước đây. Đồng thời, trong
không gian này, khi đi vào sử dụng sẽ tổ chức
hình thức trải nghiệm quy trình sản xuất gốm
bằng kỹ thuật đặc trưng của làng nghề như
chuốt trên bàn xoay, giáp khuôn cho gốm…
ngay tại bảo tàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



cơng lại cần có sự tác động của nhiều yếu tố,
trong đó cộng đồng địa phương đóng vai trò
rất quan trọng. Cộng đồng cư dân phải quan
tâm, có ý thức vun đắp cho các thiết chế văn
hóa này. Thực tế cho thấy ở nhiều nơi thiếu sự
ủng hộ, đồng thuận của người dân nên tính
hiệu quả của hoạt động này chưa cao.


- Chính quyền địa phương cần đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và nâng cấp các
tuyến đường giao thông thuận lợi cho các
loại xe đều có thể di chuyển, xử lý mơi trường,
hình thành các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch làng
nghề như nhà hàng, cơ sở lưu trú và các dịch
vụ khác.


Bên cạnh đó, cần chú ý đến việc xây dựng
mơi trường du lịch văn hố tại làng nghề
thông qua một số hoạt động như: giáo dục ý
thức cho cộng đồng dân cư làng nghề có văn
hoá giao tiếp với khách du lịch; phối hợp với
các cơ sở đào tạo về quản lý du lịch, mời các
giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý
du lịch về giảng dạy các khóa học, các lớp tập
huấn ngắn hạn tại làng nghề nhằm trang bị
cho cán bộ địa phương và nhân dân làng nghề
những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt


động du lịch; giúp cho cộng đồng nơi đây biết
cách làm du lịch, biết khai thác giá trị các di sản
văn hóa để phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ
môi trường sinh thái - nhân văn bền vững.


T.Đ.N,


<i>(TS., Khoa Di sản văn hóa, Trường ĐHVHHN)</i>


L.M.C


<i>ThS., Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội</i>
<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. A.A Radughin (chủ biên, 2004), <i>Văn hóa học </i>
<i>những bài giảng</i>, bản dịch của Vũ Đình Phịng, Từ
Thị Loan hiệu đính, Viện Văn hóa - Thơng tin, Hà
Nội.


2. Đặng Văn Bài, Nguyễn Hữu Toàn (2006),


<i>Bảo tàng di sản văn hóa làng</i>, Cục Di sản văn hóa
xuất bản, Hà Nội.


3. Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Giang (2016), <i>Di </i>


4. Phan Huy Chú (2006),<i> Lịch triều hiến chương </i>
<i>loại chí</i>, tập 1, Nxb. Giáo dục, tái bản, Hà Nội.


5. Nguyễn Văn Phong (2016), <i>Gốm Thổ Hà Bắc </i>


<i>Giang</i>, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.


6. <i>Phong thổ Hà Bắc đời Lê</i> (Kinh Bắc phong
thổ ký diễn sự) (1971), biên dịch và khảo thích:
Trần Văn Giáp, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản, Hà
Bắc.


7. Quốc sử quán triều Nguyễn, <i>Đại Nam nhất </i>
<i>thống chí</i>, quyển 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế.


8. Thủ tướng Chính phủ (2005), <i>Quyết định số </i>
<i>156/2005/QĐ- TTg ngày 23/6/2005 phê duyệt Quy </i>
<i>hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến </i>
<i>năm 2020</i>.


9. Phan Cẩm Thượng (2018), <i>Từ một làng gốm </i>
<i>cổ</i>, in trong Nghệ thuật thường ngày, tập 2, Nxb.
Đà Nẵng.


10. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), <i>Bảo tàng </i>
<i>hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng ở </i>
<i>Việt Nam</i>, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội.


11. Chu Quang Trứ (2013), <i>Văn hóa Việt Nam </i>
<i>nhìn từ mỹ thuật</i>, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.


12. Trịnh Cao Tưởng (2005), <i>Thành hoàng ở </i>
<i>Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản - Một nghiên cứu so </i>
<i>sánh</i>, Nxb. Văn hóa - Thơng tin và Viện Văn hóa,


Hà Nội.


Ngày nhận bài: 10 - 11 - 2018


</div>

<!--links-->

×