Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.04 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 </b>
<b>BAN CƠ BẢN - THPT </b>
<i><b>Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hiền, K56B </b></i>
<i><b>Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại và tồn cầu hoá
đã đem lại cho con người những cơ hội và những thách thức mới. Thực tế này đòi hỏi
ngành Giáo dục không chỉ tạo ra những người lao động có thể dùng ngay cho xã hội, đáp
ứng yêu cầu về nhân lực mà phải đào tạo ra những con người có ý chí, lịng say mê, khả
năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới suốt đời.
Chính vì vậy mục tiêu và nội dung giáo dục cũng như dạy học đã được đổi mới theo
hướng tích cực hố hoạt động nhận thức và học tập của học sinh. Cung với đổi mới mục
tiêu và nội dung dạy học, các phương pháp dạy học (PPDH) phải đổi mới một cách tồn
diện có hiệu quả nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên”.
Thực tế cho thấy việc đổi mới PPDH còn chậm, hiệu quả chưa cao trong đó có mơn
Địa lí 12.
Trị chơi học tập Địa lí có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, chủ
động, năng động, sáng tạo hoạt động học tập của học sinh.
<b>NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>
<i><b>1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức trò chơi (TC) trong dạy học </b><b>Địa lí 12 - Ban </b></i>
<i><b>cơ bản, THPT </b></i>
<i>1.1. Cơ sở lý luận </i>
<i>1.1.1. Tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH Địa lí </i>
Xã hội hiện đại địi hỏi phải đổi mới PPDH: Sự “bùng nổ công nghệ thông tin”
khiến kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng, thơng tin ngày càng nhiều mà cách
tiếp cận chúng ngày càng dễ dàng hơn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trước hoàn cảnh đó, nhà trường phải là nơi phát triển ở học sinh khả năng tự tìm hiểu,
quản lí thơng tin và tổ chức thông tin kiến thức cho mình. Hơn nữa cơng cơng đổi mới
PPDH Địa lí được tiến hành từ lâu nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách giáo
dục, khiến học sinh mất hứng thú và động cơ học tập đối với mơn Địa lí.
<i>1.1.2. Tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí. </i>
o Mở rộng nâng cao hiểu biết Địa lí và kĩ năng hoạt động của học sinh.
o Kích thích tính tị mò, hưng phấn của học sinh, tạo động cơ học tập cho học sinh.
o Củng cố kiến thức, giúp học sinh nắm vững bài học tại lớp.
o Phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể cho học sinh.
<i>1.1.3. Cơ sở tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. </i>
o Khả năng tư duy trừu tượng và tư duy lý luận một cách độc lập sáng tạo, khả
năng phân tích, tổng hợp... đã phát triển khá cao.
o Giao tiếp và đời sống tình cảm mang tính chất tập thể, tinh thần hợp tác và trao đổi cao.
o Có sự định hướng nghề nghiệp nên có thái độ khác nhâu đối với các môn học.
o Khao khát được nhận thức, tìm tịi vấn đề thế giới... Và có những tiết học thoải
mái và bổ ích.
<i>1.2. Cơ sở thực tiễn </i>
<i>1.2.1. Chương trình và đặc điểm SGK Địa lí 12 - Ban cơ bản </i>
o <i>Mục tiêu: </i>
- Kiến thức: Học sinh nắm được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân
cư và xã hội và một số vấn đề sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, giảm hậu quả thiên tai...của
cả nước cũng như từng vùng lãnh thổ nhất định cua nước ta.
- Kĩ năng: Củng cố và phát triển kĩ năng tư duy, tổng hợp...
- Thái độ, tình cảm: Giáo dục lịng u q hương đất nước, tinh thần tự lực tự cường
dân tộc và có trách nhiệm đối với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
o <i>Cấu trúc: </i>
- Cấu trúc chương trình: Gồm các phần
+ Bài mở đầu: 1 tiết
+ Địa lí tự nhiên: 14 tiết
+ Địa lí dân cư: 4 tiết
+ Địa lí kinh tế: 24 tiết
+ Địa lí địa phương: 2 tiết
+ Ôn tập và kiểm tra
- Cấu trúc chương trình: Gồm 45 bài hoc trong đó có 35 bài lí thuyết, 10 bài thực
<i>1.2.2. Hiện trạng của việc dạy và học Địa lí 12 hiện nay </i>
o Hiện trạng dạy và học Địa lí 12 ở trường THPT hiện nay.
- Chủ yếu giáo viên vẫn coi trọng chức năng truyền thụ tri thức nên phần lớn
sử dụng các PPDH truyền thống.
- Các PPDH được sử dụng: Thuyết trình, Đàm thoại, sử dụng bản đồ, Thảo
luận nhóm, Tổ chức TC
o Tình hình sử dụng các TC trong dạy học Địa lí ở nhà trường THPT: TC đã được
sử dụng để dạy học Địa lí nhưng sử dụng chưa nhiều, còn nhiều rụt rè, chưa hiệu quả.
<i><b>2. Tổ chức trò chơi trong dạy học địa lí lớp 12 - Ban cơ bản , THPT </b></i>
<i>2.1. Loại hình trị chơi </i>
<i>2.1.1. Trị chơi Địa lí trong phịng </i>
<i>a. Trị chơi Địa lí thơng qua sử dụng kênh hình. </i>
o Trị chơi “Thi kể về các dân tộc”. Sử dụng trong bài 16 “Đặc điểm dân cư và phân
bố dân cư”.
o Trò chơi “ Thi kể về quê hương”. Sử dụng trong bài 44 & 45 “ Tìm hiểu Địa lí
các tỉnh, thành phố”.
<i>b. Trị chơi Địa lí thơng qua sử dụng kênh chữ. </i>
o Trị chơi “ Giải ơ chữ”.
o Trị chơi “ Truy tìm kẻ giấu tên”.
o Trị chơi “ Thi trả lời nhanh”.
<i>c. Trị chơi đóng vai. </i>
o Trò chơi “ Biểu diễn thời trang”.
o Trò chơi “ Diễn kịch”.
<i>2.1.2. Trị chơi Địa lí ở ngồi trời. </i>
<i>a. Trị chơi “ Đối đáp” </i>
<i>b. Trị chơi “Tìm bạn” </i>
<i>c. Trị chơi “Tơi là ai” </i>
<i>2.2. Tổ chức TC trong một số bài cụ thể. </i>
Đưa ra bảng tổng kết các bài học Địa lí 12 có khả năng sử dụng TC học tập Địa lí và
thiết kế các TC cụ thể để phục vụ hai bài học:
+ Bài 3 “ Thực hành: vẽ lược đồ Việt Nam”.
+ Bài 15 “ bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai”.
<i>2.3 Các biện pháp tổ chức TC Địa lí có hiệu quả </i>
<i>2.3.1. Tổ chức TC kết hợp phương pháp Đàm thoại. </i>
Đối với biện pháp này Giáo viên khéo léo đặt câu hỏi thơng qua các hình thức trò
chơi, gợi ý để học sinh trả lời. Từ đó vừa kích thích học sinh chủ động, tích cực học tập
Ví dụ: TC “ giải ô chữ”; “Thi ai nhanh hơn”.
<i>2.3.2. Tổ chức TC kết hợp giải bài tập nhận thức </i>
o Sự kết hợp giữa tổ chức TC và giải bài tập nhận thức vừa mang tính khoa học,
giúp học sinh tích cực học tập và rèn luyện củng cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo hoàn
thiện hơn. Các TC này thường được tổ chức vào cuối tiết học, ôn tập hay thực hành để
củng cố tri thức cho học sinh.
<i>2.3.3. Tổ chức TC có sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan </i>
o Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là rất cần thiết. Kết hợp giữa tổ chức
TC và các phương tiện trực quan là điều tất yếu. Như chúng ta đã biết các TC giúp học sinh
thực hành để nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Các công việc này muốn thực hiện được
phải nhờ các phương tiện trực quan đặc thù của Địa lí như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... và
một số dụng cụ khác ( máy chiếu...).
<i>2.4. Yêu cầu của việc tổ chức Trò chơi </i>
o Các hình thức tổ chức phải phù hợp với nội dung và chương trình SGK, đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Không tổ chức các TC quá phức tạp hay quá đơn giản.
o Sau mỗi TC cần có thảo luận để học sinh nắm nội dung và rút ra nội dung bài học.
o Các hình thức TC phải đa dạng, phong phú. Các TC phải luôn được biến đổi cho
phù hợp với trình độ và lứa tuổi, hồn cảnh học sinh.
o Khi tổ chức TC giáo viên cần có những biện pháp khéo léo để khích lệ tinh thần
học tập của học sinh đồng thời không qua trú trọng đến thắng thua, cay cú. Cần đề cao
<b>KẾT LUẬN </b>
o Dựa trên việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức TC trong dạy học
Địa lí trong nhà trường THPT, tác giả đã phân loại và thiết kế một số loại hình TC. Từ
đó sử dụng vào 2 bài cụ thể, đưa ra các biện pháp nhằm tổ chức TC hiệu quả và các yêu
cầu khi tổ chức TC học tập Địa lí.
o Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị mang tính chất cá nhân đối cá nhân và tập
thể góp phần vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung và cơng tác dạy học
nói riêng.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
[1] Bùi Sĩ Tụng. Trần Quang Đức, 2004. 150 Trò chơi thiếu nhi. NXB Giáo dục.
[2] Đặng Văn Đức. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. <i>Phương pháp dạy học Địa lí theo </i>
<i>hướng tích cực. NXB Đại học sư phạm. </i>
[3] Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương, Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy
Lợi, Phạm Thị Sen, Phí Cơng Việt, 2008. Địa lí 12. SGK. NXB Giáo dục.