Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của các bên liên quan trong phục dựng lễ hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.49 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



<b>VAI TRỊ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN</b>


<b>TRONG PHỤC DỰNG LỄ HỘI HIỆN NAY</b>



<b> TRẦN VĂN HIẾU</b>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Những năm gần đây, ngày càng nhiều lễ hội truyền thớng được phục dựng. Trong q trình đó phải </i>
<i>kể đến vai trị của chính quyền, cộng đồng, cơ quan tư vấn, doanh nghiệp là những yếu tớ cấu thành </i>
<i>chính. Bài viết xem xét vai trị của các bên liên quan nhằm xác định vị trí, chức năng và ảnh hưởng của </i>
<i>các thành phần đến quá trình phục dựng lễ hội, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cần được khắc </i>
<i>phục đối với việc tổ chức lễ hội những năm tiếp theo.</i>


<b>Từ khóa:</b> Các bên liên quan, lễ hội truyền thống, phục dựng lễ hội


<b>Abstract</b>


<i>In recent years, more and more traditional festivals have been restored. In that process, the role of </i>
<i>government, community, consulting agency, enterprises is the main components. The article considers </i>
<i>the role of related parties is to determine the position, function and impact of the components on the </i>
<i>festive restoration process as well as to point out the shortcomings that need to be solved in organizing </i>
<i>festival in the following years.</i>


<b>Keywords: </b>Related parties, traditional festival, festival restoration


T

rong những năm gần đây, cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống
của người dân không ngừng được cải
thiện, lễ hội được phục hồi ngày càng mạnh
mẽ, đáp ứng nhu văn hóa tinh thần của người

dân, nhất là sau Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII… Từ thôn làng cho đến thành thị, lễ
hội được phục hồi với số lượng được ví như
“nấm sau cơn mưa”. Lễ hội được phục hồi là
sản phẩm của nhiều bên có liên quan, trong
đó phải kể đến chủ trương của chính quyền,
mong ước và đóng góp của người dân, tư vấn
hỗ trợ của chuyên gia và hỗ trợ của các mạnh
thường quân - doanh nhiệp.


Nếu xưa kia cộng đồng đứng ra phục hồi
lễ hội thì ngày nay là sự tham gia của nhiều
thành phần. Chính sự đa dạng các bên có liên
quan làm cho quá trình phục hồi lễ hội trở nên


này lấn át thành phần kia, bên này chi phối
bên kia, đôi khi là xung đột.


<b>1. Khái niệm “các bên liên quan” </b>


Các bên liên quan là thuật ngữ của
kinh tế học, người ta thường nhắc đến từ
“stakeholder” - tạm dịch là các bên hữu quan.
Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu tiên vào
năm 1963 trong bản ghi nhớ nội bộ của Viện
nghiên cứu Stanford, sau này đã được phát
triển bởi R. Edward Freeman trong những năm
80 (5). Freeman là một nhà triết học người Mỹ
và là giáo sư về quản trị kinh doanh tại Trường
Darden thuộc Đại học Virginia, ông được biết


đến với công trình về lý thuyết các bên liên
quan và về các công việc kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

<b>A</b>


v.v.. Khái niệm này xác định và phân tích vai


trò và quyền lực của các bên liên quan đối với
sự việc/hành động. Khi các bên liên quan đã
được xác định thì chú ý sự quan tâm và khả
năng thực thi của các bên. Ngồi ra quy trình
này còn phân tích đến lợi ích, sự can dự, sự phụ
thuộc, sự ảnh hưởng đến kết quả của sự kiện.
Việc phân tích các bên liên quan cho thấy sự
ảnh hưởng, quyết định và các nhu cầu của các
bên ra sao.


Đối với việc phục dựng lễ hội ở nước ta
hiện nay, theo chúng tôi, các bên liên quan là
tập hợp các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình thương
thảo, ra quyết định và thực hành phục dựng lễ
hội. Các thành phần phải kể đến: chính quyền
các cấp, cộng đồng địa phương, đơn vị tư vấn
- hỗ trợ và mạnh thường quân - doanh nghiệp.
Chính từ nhiều thành phần như vậy nên vai trò
và ảnh hưởng của từng bên khác nhau.


<b>2. Vai trị của chính quyền </b>


Chính quyền đóng vai trò quan trọng trong


việc hoạch định các chủ trương, triển khai và
giám sát việc phục hồi lễ hội, đồng thời cũng là
đơn vị hỗ trợ ban đầu cho cộng đồng.


Ngày nay, để hiểu và phục dựng lễ hội
truyền thống, trước hết chúng ta cần hiểu
bản chất của việc tổ chức các lễ hội cổ truyền
trong q khứ. Về căn bản, đó là một cơng việc
của làng, do người dân trong làng tổ chức.
Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài đầy biến
động của bối cảnh xã hội, việc tổ chức và quản
lý lễ hội đã khác trước rất nhiều. Trong một
thời gian dài, do có sự bao cấp của nhà nước,
ở nhiều việc, trong đó có tổ chức lễ hội truyền
thống, người dân vẫn có ý thức trơng chờ vào
sự giúp đỡ của chính quyền. Chính vì vậy, khi
phục dựng lễ hội thì vai trò của nhà nước,
của chính quyền địa phương vẫn quan trọng.
Thực tế, ở nhiều địa phương, nếu chính quyền


được lễ hội.


Lễ hội Tịch Điền, Hà Nam là một ví dụ. Chính
quyền địa phương chủ trương phục hồi lễ hội
này với mục đích:


- Trở thành biểu tượng riêng của địa
phương;


- Thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của


nhân dân địa phương;


- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương (4).


Rõ ràng, việc lựa chọn phục dựng lễ hội ở
các địa phương để biến nó thành các lễ hội có
tiếng thu hút du khách là một cách làm khôn
ngoan và hợp lý của các nhà lãnh đạo các tỉnh/
thành phố ở Việt Nam hiện nay, bởi nó ít tốn
kém nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Chính
vì vậy chúng ta cũng có thể hiểu được tại sao ở
một số tỉnh, do khơng có yếu tố truyền thống
để lại, nên người ta đã lựa chọn xây dựng các
lễ hội đương đại nhằm thỏa mãn 3 mục đích
nêu trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



Phục dựng lễ hội hiện nay cần có sự đầu tư
và hỗ trợ ban đầu của nhà nước về nguồn lực
tài chính. Tuy nhiên, khi đầu tư cũng cần tính
đến các hạng mục phục dựng trọng tâm trọng
điểm, tránh dàn trải. Khi phục dựng lễ hội
cần tính đến các khả năng huy động từ cộng
đồng và những cá nhân, đơn vị hảo tâm, tránh
tình trạng khi các đơn vị này rút đi thì tồn bộ
những gì đã được đầu tư cũng “rút” theo. Điều
này đi ngược lại với nguyên lý bảo tồn di sản.
Toàn bộ những đầu tư về vật chất (nghi vật,


nghi trượng, trang phục, cờ quạt, trang trí…)
cho lễ hội đều được bảo lưu và được sử dụng ở
lễ hội của những năm tiếp theo. Kinh nghiệm
cho thấy, nhà nước hầu như chỉ phải đầu tư
lớn một lần cho lễ hội, những năm sau chỉ cần
sử dụng một lượng kinh phí khiêm tốn là các
cộng đồng có thể vận hành lễ hội trơn tru (4).


Một thực tế hiện nay là khi phục dựng lễ
hội, các ban tổ chức do nhà nước thành lập
nắm quyền điều hành lễ hội, điều đó đang
mất dần đi tính tự chủ vốn có của cộng đồng.
Do đó, chúng ta nên trao trả vai trò tự quản lễ
hội cho cộng đồng. Nhà nước chỉ làm công tác
quản lý về mặt hành chính, pháp luật, còn việc
quản lý nhân lực, vật lực, tài chính thì nên để
cộng đồng tự quản. Như vậy sẽ khuyến khích
được tinh thần tự chủ, sáng tạo của cộng đồng.


<b>3. Vai trò của cộng đồng</b>


Vai trò của cộng đồng được thể hiện qua
việc tổ chức lễ hội, gây quỹ, huy động nhân lực
và sáng tạo, bảo lưu truyền thống (1,
tr.126-139), điều đó phản ánh tầm quan trọng của
chủ thể lễ hội.


<i><b>Cộng đồng tổ chức phục dựng lễ hội</b></i>: Trong
truyền thống, cộng đồng đóng vai trò quan
trọng trong tất cả các tiến trình của lễ hội.


Cộng đồng là người tổ chức và thực hành các
nghi lễ; cộng đồng quyết định tất cả các khâu
của lễ hội từ họp bàn, quyết định, vận động,


hành các nghi lễ, cho đến đúc rút kinh nghiệm
cho các lần tổ chức kế tiếp. Chính vì thế, vai
trò của cộng đồng ln được đề cao, tiếng nói
của họ quyết định đến thành công của lễ hội.
Sự tham gia của cộng đồng thể hiện tinh thần
“dân chủ” đầy đủ ở tất cả phần lễ và phần hội,
khẳng định vai trò quan trọng của người dân
trong các sáng tạo và tiếp nối truyền thống
của cha ông.


Ngày nay, vai trò của cộng đồng trong việc
phục dựng lễ hội đã có nhiều thay đổi. Một
trong những thay đổi dễ nhận biết nhất đó
là có nhiều bên tham gia vào tiến trình phục
dựng lễ hội. Ngoài cộng đồng truyền thống
là người dân sở tại, cộng đồng mở rộng được
hiểu có thêm một số thành phần khác như
chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội,
doanh nghiệp,…


<i><b>Cộng đồng trong gây quỹ và huy động </b></i>
<i><b>nhân lực</b></i>: Chuẩn bị nhân lực và tài lực phục
hồi lễ hội là hai trong nhiều phần việc quan
trọng. Vai trò của cộng đồng được thể hiện rõ
nét thông qua vận động gây quỹ. Lễ hội đua
thuyền Tịnh Long, Quảng Ngãi là ví dụ cho huy


động tài chính chuẩn bị cho lễ hội: Cộng đồng
liên lạc và kêu gọi đóng góp từ thân nhân làm
ăn xa quê, từ chủ tàu cá sơng Trà Khúc và từ
đóng góp của người dân trong làng, nhờ đó
đã huy động đủ tiền để phục dựng lại lễ hội
đã thất truyền 60 năm. Bên cạnh đó, thực hiện
nguyên tắc các nguồn thu đều được công khai,
minh bạch cho tất cả cộng đồng được biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

<b>A</b>


hay thất bại của lễ hội. Nếu người dân ý thức


và tự nguyện tham gia vào các công việc
sẽ thuận lợi cho quá trình phục dựng lễ hội.
Ngược lại, khi cộng đồng khơng mặn mà thì
đó là thách thức cho thành cơng của lễ hội. Có
thể nói, việc huy động nhân lực trong phục
dựng lễ hội đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Làm thế nào để người dân thấy đây là lễ hội
của chính cộng đồng họ, từ đó mới huy động
họ tham gia vào quá trình luyện tập và thực
hành lễ hội. Sau khi những sự giúp sức của nhà
nước không còn, cộng đồng sẽ tổ chức và lưu
truyền được những gì? Thực tế cho thấy, khi tổ
chức cộng đồng và luyện tập cho họ cần chú ý
đến văn hóa vùng miền (nếu miền Bắc là văn
hóa làng xã, thì miền Trung là văn hóa dòng
họ), có như vậy mới phát huy tính tích cực của
cộng đồng trong việc huy động nhân lực cho
phục dựng lễ hội.



<i><b>Cộng đồng sáng tạo, bảo lưu truyền </b></i>
<i><b>thống: </b></i>“<i>Truyền thớng là một tiến trình sáng tạo </i>
<i>không ngừng</i>” (2) luôn vận động trong quá
khứ, hiện tại và cả tương lai. Khi phục dựng lễ
hội Tịch Điền, Hà Nam, việc khôi phục các nghi
lễ cổ xưa được cộng đồng lựa chọn một cách
chủ động. Qua quá trình họp bàn với người
dân, cộng đồng có mong muốn phục dựng lại
nghi lễ mà họ mới chỉ được nghe trong truyền
thuyết: vua đi cày. Chúng tơi nhận thấy đây là
“<i>Tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan đến </i>
<i>sự thương thảo của nhiều chủ thể với những tiếng </i>
<i>nói đa dạng, đến nhiều hệ tư tưởng địa phương </i>
<i>và xuyên địa phương khác nhau, và đến những </i>
<i>động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong </i>
<i>cộng đồng địa phương cũng như giữa cộng đồng </i>
<i>địa phương và Nhà nước</i>” (2, tr.4). Sự sáng tạo
này của cộng đồng địa phương mang tính dân
gian, biến cái sáng tạo mới trở thành truyền
thống. Cùng với sự hỗ trợ của các nhà chuyên
môn, các sáng tạo truyền thống dựa trên ́u
tố lịch sử và có tính thời đại, khơng vì q lệ cổ


được được cộng đồng chấp nhận và lưu truyền
cho các mùa lễ hội tiếp theo.


<b>4. Vai trò của cơ quan tư vấn - hỗ trợ</b>


Khi phục dựng các lễ hội gần đây, chúng tơi


thường thấy có sự tư vấn từ các nhà chun
mơn. Đây là điều đáng mừng bởi vì chính sự
xuất hiện của họ tạo nên sự an tâm dựa trên
các nghiên cứu bài bản, các nguyên tắc và
kinh nghiệm quý báu. Vai trò của các cơ quan
tư vấn hỗ trợ vô cùng quan trọng trong việc
định hình ban đầu về tổ chức và thực hành lễ
hội. Ở một vài trường hợp, không hẳn tất cả
tư vấn của nhà chuyên môn được lắng nghe
và thực hiện. Tuy nhiên, các nguyên tắc thì lúc
nào cũng được cơ quan tư vấn chú trọng và
thực thi.


Trong quá trình phục dựng và tổ chức lễ
hội, phải tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt
ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu vào cộng
đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch
bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xướng của
lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập,
nhà nghiên cứu phải luôn thảo luận cùng với
lãnh đạo địa phương và những người đại diện
cho các cộng đồng. Điều đó khơi dậy niềm
tự hào của người dân về lễ hội mà họ đã góp
cơng góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là
sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng
cộng đồng (4).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



cách tự thân, hay chuyên gia đưa ra để cộng


đồng “lựa chọn”? Trên thực tế, không hẳn tất
cả các sáng tạo đều do cộng đồng phác thảo
ra, mà việc phục dựng tích trò hay nghi lễ do
các chuyên gia đưa ra để cộng đồng lựa chọn.
Tất nhiên, các sáng tạo phải dựa trên lịch sử,
truyền thuyết, di tích, thư tịch,… và phải được
cộng đồng chấp nhận. Điểm khác là sáng tạo
của nhà chuyên môn phải giữ được hồn cốt
dân gian mà không quá lệ cổ, mang tinh thần
thời đại và được người dân dần chấp nhận
nó như là truyền thống. Các sáng tạo thật sự
thành công khi nhận được các phản hồi tích
cực từ phía cộng đồng.


Đối với một số lễ hội có sự hỗ trợ một phần
tài chính của cơ quan nghiên cứu, việc thực
hiện hỗ trợ cộng đồng khơi phục các nghi lễ,
các tích trò có liên quan được hết sức chú ý.
Trên thực tế, cộng đồng duy trì khá tốt những
hỗ trợ này ở những năm sau đó.


Như vậy, vai trò của cơ quan tư vấn - hỗ trợ
trong phục hồi lễ hội được thể hiện qua nghiên
cứu và tư vấn cho cộng đồng và chính quyền
sở tại. Cơ quan tư vấn và chính quyền họp bàn
và cùng cộng đồng tháo gỡ các vướng mắc,
đưa ra phương án để người dân lựa chọn trên
cơ sở đồng thuận, có những sáng tạo truyền
thống, phù hợp với thời đại, hạn chế lệ cổ,
không sai lệch hồn cốt sự việc và quan trọng là


được người dân thực hành và lưu truyền.


<b>5. Vai trò của mạnh thường quân - doanh </b>
<b>nghiệp</b>


Sau rất nhiều năm, lễ hội được phục hồi
trở lại, đây là cơ hội để tất cả mọi người chung
tay, góp phần nhỏ bé vào cơng việc chung,
trong đó có doanh nghiệp, các mạnh thường
quân văn hóa. Các mạnh thường quân có thể
là người con xa quê, các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn của làng, các thân quyến có mối
quan hệ thân thuộc với quê hương hay các tổ


ở địa phương khác, các tổ chức nghề nghiệp
có liên hệ với làng... Tựu chung lại là các thành
phần có điều kiện về kinh tế và có “tâm” với
quê hương.


Các mạnh thường quân văn hóa - doanh
nghiệp có vai trò quan trọng trong tiến trình
phục dựng lễ hội. Tài chính ln là điều kiện
quan trọng trong khâu chuẩn bị vật chất của lễ
hội. Trong bộn bề của nhiều công việc chuẩn
bị, nhất là với các lễ hội đã bị mai một từ lâu,
việc phục hổi, làm mới các đồ tế lễ, kiệu, nghi
trượng, trang phục hay lớn hơn là tu sửa lại
đình, đền cần đến rất nhiều tài chính. Chính
vì thế, vai trò của doanh nghiệp hay các mạnh
thường quân trong trường hợp này là vơ cùng


quan trọng.


Cơng tác khún khích vận động tài trợ và
tôn vinh doanh nghiệp, mạnh thường quân
văn hóa ngày càng cũng được chú trọng.
Chúng tơi xin chỉ ra hai thí dụ về vận động
doanh nhiệp, mạnh thường quân có ý nghĩa
lớn đối phục dựng lại lễ hội. Lễ hội đua thuyền
Tịnh Long, Quảng Ngãi được phục dựng sau
60 năm mai một. Đối với nghi lễ, gần như phải
chuẩn bị mới hoàn tồn. Từ đình làng, các đồ tế
tự, các nghi thức tế lễ không còn. Việc chuẩn bị
và phục dựng gặp nhiều khó khăn vì cần đến
khoản tài chính lớn để làm mới trang bị vật
chất (dù là đơn sơ nhất). Trong bối cảnh khó
khăn như vậy, Ban vận động, gây quỹ của làng
Sung Tích đã kêu gọi vận động bà con xa quê
đóng góp được gần 300 triệu đồng. Cá biệt có
một cá nhân là con em của làng đang làm ăn
sinh sống ở Sài Gòn ủng hộ 100 triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

<b>A</b>


Thực tế cho thấy, không phải làng nào, lễ hội


nào khi phục hồi lại lễ hội cũng đủ điệu kiện tài
chính. Ngồi sự đóng góp của nhân dân thì tài
trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân
văn hóa là nguồn lực quan trọng. Chính vì vậy
mà các làng khún khích các nguồn ủng hộ
như vậy và tôn vinh các tập thể, cá nhân đã


công đức cho việc làm đầy ý nghĩa này.


Mặt khác, trong khi phục hồi các lễ hội hiện
nay cần hạn chế tối đa sự can thiệp/ảnh hưởng
của doanh nghiệp trong lễ hội. Đây là một thực
tế diễn ra ở nhiều lễ hội hiện nay. Tiếp nhận
cơng đức cần có chọn lọc, khơng phải cái gì
cũng nhận và làm theo các yêu cầu của doanh
nghiệp mà đi ngược lại truyền thống. Đã có
nhiều bài học đau xót về tiếp nhận cơng đức
bằng hiện vật dẫn đến tình trạng “giữ cũng dở
mà bỏ cũng dở”. Làm được như vậy sẽ phân
định được vai trò của doanh nghiệp đối với lễ
hội, đồng thời khún khích và tơn vinh doanh
nghiệp, các cá nhân tổ chức công đức cho các
hoạt động của lễ hội sau này.


T.V.H


<i>(ThS., Viện Văn hóa Nghệ thuật </i>
<i>quốc gia Việt Nam)</i>


<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Trần Văn Hiếu (2017), <i>Vai trò của cộng đồng </i>
<i>trong phục dựng lễ hội hiện nay</i>, in trong Một số
kết quả nghiên cứu khoa học 2016, VICAS, Nxb.
Thế giới, Hà Nội.


2. Lương Văn Hy & Trương Huyền Chi (2010),



<i>Thương thảo để tái lập và sáng tạo truyền thớng: </i>
<i>tiến trình tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một làng </i>
<i>Bắc Bộ</i>, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc
tế “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã
hội Việt Nam đương đại - Trường hợp Hội Gióng”,
Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.


in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Bảo
tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt
Nam đương đại - Trường hợp hội Gióng, Nxb. Văn
hóa - Thơng tin, Hà Nội.


4. Bùi Quang Thắng (2010), <i>Tổ chức lễ hội </i>
<i>truyền thống như một sự kiện</i>, in trong Kỷ yếu Hội
thảo khoa học quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ
hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại -
Trường hợp Hội Gióng, Nxb. Văn hóa - Thơng tin,
Hà Nội.


5. R. Edward Freeman, Jeffrey S. Harrison,
Andrew C. Wicks, Bidhan L. Parmar, Simone de
Colle (2010), <i>Stakeholder Theory: The State of the </i>
<i>art ( Lý thuyết các bên hữu quan: Nhà nước của </i>
<i>nghệ thuật)</i>, Cambridge University Press.


Ngày nhận bài: 10 - 7 - 2018


</div>

<!--links-->

×