Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.09 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
hơg

Trang
DANH MỤC BIỂU BẢNG ..............................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................x
TÓM TẮT..........................................................................................................xi
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................2
1.2.3. Mục tiêu riêng.................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.........................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm ............................................................................4
2.1.2. Khái quát về xuất khẩu....................................................................6
2.1.3. Phân tích các tỷ số lợi nhuận...........................................................7
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................8
Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY AGRIMEXCO CÀ MAU
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY AGRIMEXCO CÀ MAU ........11
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................11
3.1.2. Quy mơ và lĩnh vực hoạt động ......................................................12
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban ..............12
3.1.4. Tình hình nhân sự .........................................................................16
3.2. PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008............................................................................16


vi


3.3. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA CƠNG TY TRONG 3 NĂM QUA
(2006 – 2008)...............................................................................................22
3.3.1. Thuận lợi ......................................................................................22
3.3.2. Khó khăn ......................................................................................23
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2009 ..................23
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA AGRIMEXCO
CÀ MAU
4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHUNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ......24
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM (2006 –
2008) ...........................................................................................................25
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN QUA 3 NĂM
(2006 – 2008)...............................................................................................29
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT
KHẨU
5.1. GIẢI PHÁP TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ................................39
5.2. GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA MẶT HÀNG GẠO
XUẤT KHẨU..............................................................................................41
5.3. GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ NGỒI SẢN XUẤT
5.3.1. Giải pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp................................41
5.3.2. Giải pháp giảm chi phí tài chính....................................................42
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................44
6.2. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC ............................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................45
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC BIỂU BẢNG
hơg

Trang
Bảng 3.1: Trình độ lao động của công ty năm 2008.......................................... 16
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 ......... 17
Bảng 3.3: Các tỷ số lợi nhuận qua 3 năm (2006 – 2008)................................... 21
Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty (2006 – 2008).............................. 24
Bảng 4.2: Sản lượng, giá bán, kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty
(2006 – 2008)................................................................................................... 26
Bảng 4.3: Kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty (2006 – 2008) ........... 28
Bảng 4.4: Sản lượng, giá bán, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty
(2006 – 2008).................................................................................................... 30
Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường (2006 – 2008) ..... 33
Bảng 4.6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Châu Á (2006 – 2008)............... 34
Bảng 4.7: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU (2006 – 2008)...................... 36
Bảng 4.8: Kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty (2006 – 2008).... 37

viii


DANH MỤC HÌNH
hơg

Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức......................................................................... 13
Biểu đồ

Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty (2006 – 2008)... 25
Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty
(2006 – 2008) ......................................................................................... 31

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
hơg

P.TGĐ TC-HC

Phó tổng giám đốc tổ chức – hành chính

P.TGĐ SXKD

Phó tổng giám đốc sản xuất kinh doanh

CS NT

Cơ sở nuôi trồng

CH KDTP

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm

P. TC-HC

Phịng tổ chức – hành chính


P. TC-KT

Phịng tài chính – kế tốn

XN TT

Xí nghiệp Tân Thành

P. ĐT-KT

Phịng đầu tư – kỹ thuật

P. KD-XNK

Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu

CN TPHCM

Chi nhánh Hồ Chí Minh

GĐ XÍ NGHIỆP

Giám đốc xí nghiệp

P.GĐ NL

Phó giám đốc ngun liệu

P.GĐ SX


Phó giám đốc sản xuất

P.GĐ CL

Phó giám đốc chất lượng

TỔ T.KÊ

Tổ thống kê

CA CB

Ca chế biến

CA PC-XH

Ca phân cở, xếp hộp

CA MHM

Ca mặt hàng mới

CA GTGT

Ca giá trị gia tăng

CA CĐTP

Ca cấp đông thành phẩm


TỔ P.VỤ

Tổ phục vụ

TỔ VS-BHLĐ

Tổ vệ sinh – bảo hiểm lao động

x


TĨM TẮT
hơg

Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty CP XNK NSTP Cà Mau
qua 3 năm (2006 – 2008), đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động này qua các
năm. Phân tích diễn biến của các chỉ tiêu sản lượng, giá bán, kim ngạch và thị
trường xuất khẩu; kết hợp cùng với sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim
ngạch và sự phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của từng mặt hàng cho thấy
tình hình xuất khẩu gạo của Cơng ty ngày càng hiệu quả hơn.
Trong đó, hiệu quả lợi nhuận xuất khẩu gạo đang giảm dần và hàng thủy
sản ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo
đóng góp rất lớn trong lợi nhuận xuất khẩu và là mặt hàng chủ lực của Cơng ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nhằm xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến kim ngạch của Công ty ở những
năm này. Nhân tố sản lượng giảm ở năm 2008 đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu,
mặc dù giá có tăng nhưng với mức độ tác động không đáng kể nên không làm
tăng kim ngạch.
Từ cơ sở của những phân tích trên, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Giải pháp đưa ra chủ yếu

để giải quyết những lĩnh vực mà Công ty chưa thực hiện tốt ở năm 2008, như:
giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu; giải pháp giảm giá vốn hàng bán của mặt
hàng gạo xuất khẩu; giải pháp giảm chi phí ngồi sản xuất, bao gồm chi phí quản
lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Những giải pháp đưa ra nếu thực hiện tốt sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong những năm
tới.

xi


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau
(Agrimexco Cà Mau) với chức năng kinh doanh xuất, nhập khẩu và hoạt động
thương mại dịch vụ khác. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là lương thực và
thủy sản chế biến.
Agrimexco Cà Mau nhận ủy thác xuất khẩu từ Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam đối với mặt hàng gạo. Đối với mặt hàng thủy sản, Công ty đã trực tiếp
xuất khẩu vào thị trường một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn quốc,
Nhật Bản, EU... Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu trong nước đang gặp nhiều khó
khăn do: thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, giá cả đầu vào tăng cao, giá
đầu ra giảm mạnh. Đồng thời, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới
nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đối, nhu cầu tiêu dùng sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến giá trị xuất khẩu thủy sản của thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó,
các nhà nhập khẩu nước ngồi gặp nhiều khó khăn về vốn do bị thắt chặt tín
dụng và nhiều khó khăn khơng lường trước được. Chính vì vậy mà sức mua trên

thị trường thế giới đang giảm sút rất đáng kể đã đặt tình hình xuất khẩu của
Agrimexco Cà Mau phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Trước tình hình xuất khẩu đang có xu hướng giảm sút thì sự quan trọng
của việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau là cấp thiết.
Việc nghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp xác định được những trở ngại, khó
khăn nào mà doanh nghiệp gặp phải để khắc phục; sự biến động của thị trường
hiện tại diễn ra như thế nào để ứng phó kịp thời và có kế hoạch xuất khẩu hiệu
quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, tơi chọn đề
tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu của Cơng Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

1

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau nhằm xác định giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu cho Công ty giai đoạn 2009 – 2010.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình xuất khẩu của Cơng ty ở giai đoạn 2006 - 2008.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Cơng ty
qua 3 năm 2006 - 2008.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho
Công ty giai đoạn 2009 - 2010.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, nên đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt
động xuất khẩu của Cơng ty qua 3 năm gần đây (2006 - 2008). Khoảng thời gian
3 năm đủ để phân tích đánh giá được Cơng ty đang có chiều hướng phát triển
như thế nào qua các năm này. Đồng thời, xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tình hình xuất khẩu của Cơng ty ở năm 2008, từ đó, đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho Công ty trong
những năm tới.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
* Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thủy Tiên, trường Đại học An
Giang, do Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm hướng dẫn, với đề tài: “Phân tích kinh
doanh xuất khẩu gạo tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An
Giang”. Đề tài đã nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Xuất Nhập
Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (AFIEX) giai đoạn 2001 - 2003.
Đề tài phân tích chung về hoạt động kinh doanh của AFIEX rồi đi sâu vào
phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các năm. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo
theo cơ cấu doanh thu, sản phẩm, thị trường bằng phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh. Sau cùng, phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu,
dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Từ đó, đánh giá điểm mạnh, điểm

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

2

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ



Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu gạo cho AFIEX.
* “Báo cáo phân tích kinh tế Việt Nam năm 2008” của Cơng ty Cổ phần
chứng khốn EUROCAPITAL. Trụ sở Tịa nhà Thành Cơng, tầng 2 - 57 Láng
Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Được thực hiện bởi phịng phân tích của EUROCAPITAL
và hồn thành vào tháng 01/2009. Báo cáo phân tích tình hình kinh tế thế giới
của một số nền kinh tế như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Phân tích đặc
điểm kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam như: cán cân thanh tốn quốc
gia, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối, thị trường chứng
khốn năm 2008. Phân tích theo hướng phân tích diễn biến tình hình năm
2008 các đặc điểm kinh tế trên, rồi đánh giá sự ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nhiệp ở năm này, sau đó dự báo tình
hình rồi đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình đó vào năm 2009. Phương
pháp thống kê được sử dụng trong phân tích số liệu, biểu diễn bằng đồ thị
một cách linh hoạt và dể hiểu. Mục tiêu của báo cáo này là giúp cho các
doanh nghiệp nhận diện được tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng và sự tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

3

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về doanh thu
Theo quy định của Bộ Tài chính, chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp bao
gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và doanh thu từ hoạt động khác.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính:
Là tồn bộ tiền bán sản phẩm/hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các
khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (chứng từ
hợp lệ), thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu và được khách hàng chấp nhận thanh
tốn. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính thể hiện bởi 2 chỉ tiêu:
- Tổng doanh thu bán hàng
- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ +
Các khoản hoàn nhập (hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho, dự phòng giảm giá
chứng khóan, dự phịng các khoản phải thu khó địi).
Doanh thu từ các hoạt động khác:
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
- Doanh thu từ hoạt động bất thường
Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ bằng tổng doanh thu từ hoạt
động kinh doanh chính và từ các hoạt động khác, nó phải được thể hiện đầy đủ
trên hóa đơn và sổ sách kế toán. [1, tr.130]
2.1.1.2. Khái niệm về chi phí
Trong q trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại
vật tư, nguyên vật liệu, hao mịn máy móc thiết bị, trả cơng cho người lao
động,...
Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của tồn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để


GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

4

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu trong một thời kỳ
nhất định. [1, tr.125]
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân loại dựa
vào nhiều tiêu thức khác nhau như: chi phí sản xuất, chi phí ngồi sản xuất, chi
phí thời kì, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí cơ hội…
2.1.1.3. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phản ảnh đầy đủ mặt lượng và mặt chất hoạt động của doanh nghiệp trong
việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật tư và tài sản cố định. Lợi nhuận
là mục tiêu chủ yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Lợi
nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích nâng cao hiệu quả kinh tế của
mọi đơn vị, là nguồn vốn để tái sản xuất và phát triển. [1, tr.135]
Cách xác định lợi nhuận từ các loại hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo quy định của Nhà nước thì lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa
doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh (tiền bán sản phẩm - chiết khấu
thanh toán - giảm giá và hàng bán bị trả lại) trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm
(giá thành cơng xưởng + chi phí bán hàng + chi phí quản lý) và các khoản thuế
(thuế VAT + thuế xuất nhập khẩu) theo luật định.
Các nguồn hình thành lợi nhuận:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ,
dịch vụ.

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính (góp vốn liên doanh, đầu tư
chứng khoán, cho thuê tài sản…).
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường (thanh lý tài sản cố định, nợ
khơng có chủ, nhượng bán tài sản cố định, phạt vi phạm hợp đồng…).
- Lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động kinh doanh.
Khi phân tích chung các loại lợi nhuận này là dùng phương pháp so sánh
để xem xét mức biến động của từng lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và thực
tế năm trước.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

5

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

2.1.2. Khái quát về xuất khẩu
2.1.2.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc
dịch vụ khơng chỉ diễn ra trong phạm vi nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới.
Việc mua bán này có thể đem lại hiệu quả rất cao hoặc hiệu quả kinh tế xấu vì
đây là việc mua bán giữa nước này với nước khác, không dễ dàng khống chế các
chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán ngoại thương.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu là thu về ngoại tệ phục vụ
cho cơng tác nhập khẩu. Ngồi ra, xuất khẩu cịn góp phần tăng tích lũy vốn, mở
rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được. Từ đó,
đời sống nhân dân từng bước được cải thiện do có cơng ăn việc làm, tăng nguồn
thu nhập.

Thơng qua xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói
chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có
hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước. Từ đó, kích thích các ngành
kinh tế phát triển.
Xuất khẩu có vai trị tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng
nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản xuất.
2.1.2.2. Nội dung phân tích tình hình xuất khẩu
Nội dung nghiên cứu của phân tích tình hình xuất khẩu là các hiện tượng
kinh tế ngoại thương, quá trình kinh tế ngoại thương đã hoặc sẽ xảy ra trong một
đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và
khách quan khác nhau. Các hiện tượng, quá trình này được thể hiện dưới một kết
quả sản xuất kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Nội
dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như doanh thu,
kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận… Tùy mục đích phân tích, cần sử dụng các loại
chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu bình qn, ngồi
ra cịn có thể sử dụng chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu thời gian.
Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc đánh
giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

6

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá

trình… và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả biểu
hiện trên các chỉ tiêu.
Như vậy tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích được thể hiện qua
hệ thống chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh các chỉ tiêu với các phân hệ chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các
nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau, giúp cho các doanh ngiệp đánh
giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp.
2.1.3. Phân tích các tỷ số lợi nhuận
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ứng mức sinh lời trên doanh
thu, thể hiện một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. ROS
càng cao cho thấy mức sinh lợi của một đồng doanh thu càng cao và ngược lại.
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản phản ánh tình hình tài chính, hiệu
quả sản xuất kinh doanh cũng như phương thức hành động của doanh nghiệp.
ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý,
hiệu quả và ngược lại.
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có
hay chính xác hơn là đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà
đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu hồi
lợi nhuận so với vốn đầu tư họ bỏ ra. ROE càng cao cho thấy hiệu quả đầu tư
càng cao và ngược lại. [2, tr. 317]

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

7


SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu liên quan đến q trình phân tích được thu thập trực tiếp dựa
trên cơ sở những số liệu thực tế hoạt động công ty trong thời gian qua như:
* Số liệu từ phịng kế tốn:
+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 các năm 2006, 2007, 2008;
+ Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008;
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008;
+ Chi phí và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu qua các năm 2006, 2007,
2008 (Biểu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh).
* Số liệu từ Phịng Tổ chức - Hành chính: tình hình nhân sự, cơ cấu bộ máy
quản lý, sơ đồ tổ chức,...
* Số liệu từ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh xuất nhập khẩu:
+ Doanh số xuất khẩu phân theo cơ cấu sản phẩm, thị trường qua các năm
2006, 2007, 2008;
+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008.
Thông qua những số liệu, tin tức thu thập được trên các báo, tạp chí cùng
những thơng tin từ Internet: tình hình xuất khẩu nơng sản thực phẩm hiện tại và
dự báo, thơng tin thị trường nước ngồi, sự biến động tỷ giá, sự biến động của thị
trường, thị hiếu khách hàng,…
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tích chi tiết
Là phương pháp phân tích theo bộ phận cấu thành giúp đánh giá chính xác
bản chất của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp chi tiết theo các bộ

phận cấu thành chỉ tiêu: giúp đánh giá chính xác bản chất của chỉ tiêu phân tích.
Chẳng hạn, phân tích kết quả doanh thu tiêu thụ được chi tiết thành doanh thu
của từng mặt hàng và thị trường tiêu thụ.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

8

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

Đề tài sử dụng các hình thức so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kỳ này và kết quả kỳ trước.
- So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích
với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch
tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến
động của chỉ đối tượng phân tích. Cụ thể là xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố sản lượng, giá cả đến kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty. Q trình thực
hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 bước:
Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân

tích so với kỳ gốc. Cụ thể kỳ phân tích là năm 2008, kỳ gốc là năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu được tính bằng cơng thức sau:
K=
Trong đó:

∑ (Q × P)

K: Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Q: sản lượng xuất khẩu (tấn)
P: đơn giá xuất khẩu (USD/tấn)

Trong một năm Cơng ty có nhiều đơn hàng với giá cả khác nhau của từng
loại mặt hàng, nên đơn giá xuất khẩu được sử dụng là đơn giá bình quân trong
một năm của từng loại hàng này.
Nếu gọi:

K1 là kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2008
K0 là kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty năm 2007

Đối tượng phân tích được xác định là: K1 – K0 = rK
Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với các chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để
xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau. Chúng ta thiết lập mối quan hệ
giữa các nhân tố như sau:
Kỳ phân tích:

K1 =

∑ (Q1 × P1)


Kỳ gốc:

K0 =

∑ (Q0 × P0)

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

9

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

Bước 3: lần lược thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình
tự sắp xếp ở bước 2:
Thế lần 1:

∑ (Q1 × P0)

Thế lần 2:

∑ (Q1 × P1)

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế tồn
bộ nhân tố kỳ gốc.
Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần
trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới

và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là rK.
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố Q:
rQ =

∑ (Q1 × P0) – ∑ (Q0 × P0) = ∑ (Q1

– Q0) × P 0

Mức ảnh hưởng của nhân tố P:
rP =

∑ (Q1 × P1) – ∑ (Q1 × P0) = ∑ (P1

– P 0) × Q1

Tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố Q và P chính bằng đối tượng
phân tích:

rK = rQ + rP

Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích liên hồn:
- Ưu điểm: Đơn giản, dể tính tốn và dể hiểu so với các phương pháp xác
định các nhân tố ảnh hưởng khác.
- Nhược điểm:
+ Các mối quan hệ giữa các nhân tố phải được giả định là có mối quan hệ
theo mơ hình tích số hay thương số.
+ Khi xác định đến nhân tố nào, ta phải giả định các nhân tố khác khơng
thay đổi, nhưng thực tế thì các nhân tố ln có biến động.
+ Việc sắp xếp các nhân tố từ lượng đến chất là rất khó, nếu sự sắp xếp sai

thì kết quả tính tốn khơng chính xác.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

10

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY AGRIMEXCO CÀ MAU
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QT CƠNG TY AGRIMEXCO CÀ MAU
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Nông Sản Thực Phẩm Minh Hải là tiền thân của Agrimexco Cà
Mau, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 17/09/1994, sau đó ngày
17/04/1996 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Minh Hải ra quyết định đổi tên thành Công ty
Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Minh Hải. Đến ngày 30/07/1998 theo
quyết định số 0398/QĐHĐQT của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, chuyển
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là thành viên của Tổng
Công ty Lương thực Miền Nam. Theo quyết định số 963/QĐ/BNM - ĐMDN
ngày 04/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyển
doanh nghiệp nhà nước: “Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà
Mau” thành “Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau”.
Theo quy chế quản lý của Tổng Cty Lương Thực Miền Nam, Agrimexco
Cà Mau được hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
đơn vị với cơ quan quản lý cấp trên.
Tên giao dịch:

- Tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà
Mau (Agrimexco Cà Mau).
- Tiếng Anh: CAMAU AGRICULTURAL PRODUCTS & FOODSTUFF
IMP - EXP JOINT STOCK COMPANY (AGRIMEXCO CAMAU).
* Trụ sở chính: Số 969, Lý Thường Kiệt, P.6, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Điện thoại: (84.078) 3560 229
- Fax: (84.078) 3560 325
- Email:
- Website: agrimexcocamau.com.vn
* Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 1387, Bến Bình Đơng, P.15, Q.8,
TP.HCM, Việt Nam.
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

11

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

- Điện thoại: (84.08) 9503 514
- Fax: (84.08) 9802 511
- Email:
3.1.2. Quy mô và lĩnh vực hoạt động
Agrimexco Cà Mau với chức năng kinh doanh xuất, nhập khẩu và hoạt
động thương mại dịch vụ khác. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu:
- Các loại tơm: sú, thẻ, chì, sắt, với các quy trình: PD (lột vỏ rút tim),
PUD (lột vỏ không rút tim), PTO (lột vỏ chừa đuôi), CPTO (lột vỏ chừa đuôi,
luộc), HOSO (nguyên con), HLSO (nguyên con bỏ đầu), đông block, IQF và
sơmi block, hấp, luộc.

- Các sản phẩm khác: cá lưỡi trâu với quy trình Fillet, Roll; mực ống, mực
nang, bạch tuộc với quy trình đơng lạnh, xiên que.
- Gạo trắng từ 5% tấm đến 25 % tấm.
Sản phẩm của Agrimexco Cà Mau đã được thâm nhập vào thị trường một
số nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hàn quốc, EU, ...
Agrimexco Cà Mau đã áp dụng HACCP, ISO 9001:2000, BRC, ... trong hệ thống
quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu và công ty cũng đã có code xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu (EU. Code: DL 97).
Về năng lực sản xuất, Agrimexco Cà Mau có một chi nhánh, một cửa
hàng kinh doanh thực phẩm, một xí nghiệp và một cơ sở ni trồng.
Phương châm hoạt động: lấy uy tín chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng
đầu trong kinh doanh, Agrimexco Cà Mau sẵn sàng hợp tác với các thành phần
kinh tế trong và ngồi nước trên tinh thần tơn trọng lẫn nhau, đơi bên cùng có lợi.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty thể hiện qua sơ đồ tổ chức ở trang sau:
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính của Agrimexco Cà Mau)

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

12

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

Sơ đồ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Quan hệ chức năng

Quan hệ trực tiếp

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Nằm ngoài hệ thống chất lượng
TỐNG GĐ CƠNG TY

BAN KIỂM SỐT

P.TGĐ TC-HC

CS NT

P. TCHC

CH
KDTP

P.TGĐ SXKD

P. TCKT

P. ĐTKT

XN
TT

P. KDXNK

CN

TPHCM

GĐ XÍ NGHIỆP

P.GĐ NL

TỔ TƠM

TỔ T.KÊ

CA CB

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

13

P.GĐ SX

CA
PC-XH

CA MHM

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ

CA
GTGT

P.GĐ CL


CA CĐTP

TỔ P.VỤ

TỔ VSBHLĐ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a. Ban giám đốc
* Tổng giám đốc: Ơng Nguyễn Hồng Kha
Chức năng và nhiệm vụ: Định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổ
chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các
hợp đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho
đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổng Giám đốc là người chịu trách
nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể cán bộ cơng nhân viên của mình.
Tổng Giám đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng Giám đốc có quyền tuyển dụng và bố
trí lao động cũng như việc đề bạt khen thưởng, kỉ luật trong cơng ty.
* Phó tổng Giám đốc:
Bao gồm: Phó tổng Giám đốc Tổ chức Hành chính và Phó tổng Giám đốc
Sản xuất Kinh doanh. Là người dưới quyền của Tổng Giám đốc, hỗ trợ và chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác, Phó
tổng Giám đốc có thể thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết nhưng cơng việc có
tính chất thường xun của đơn vị khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
* Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm, điều hành và quản lý tồn bộ
hoạt động sản xuất của xí nghiệp.
* Phó Giám đốc xí nghiệp:
Bao gồm: Phó Giám đốc Ngun liệu, Phó Giám đốc Sản xuất, Phó Giám

đốc Chất lượng. Là người hỗ trợ cho Giám đốc xí nghiệp, phụ trách cơng tác
chun mơn. Có nhiệm vụ đưa ra các chỉ thị hướng dẫn các bộ phận chức năng
thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp.
b. Các phịng ban
* Phịng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân
sự, bố trí lao động, đạo tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, đề bạt khen
thưởng và kỷ luật; thực hiện quản lý công văn, thu nhận văn bản, những quy định
và thông tư của cấp trên và của Nhà nước để tham mưu hướng dẫn các phịng ban
có trách nhiệm thi hành.
* Phịng Tài chính - Kế tốn: Quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả phù
hợp với quy mơ và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; thực hiện công tác tài
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

14

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

chính theo pháp lệnh kế toán hiện hành; lập báo cáo phản ánh kết quả kinh
doanh, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo từng kỳ kế tốn.
* Phịng Đầu tư - Kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong
lĩnh vực chế biến các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu xây
dựng, quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các định mức kinh tế
kỹ thuật, tổ chức quản lý chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và kỹ
thuật đo lường, quy trình cơng nghệ, máy móc thiết bị. Đảm bảo sản xuất an toàn
bằng cách tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật an toàn, q trình vận
hành máy móc và các cơng tác khác có liên quan.
* Phịng Kinh doanh - Xuất Nhập khẩu: Thu thập và phân tích thơng tin

làm cơ sở xây dựng kế hoạch; tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán
hàng. Soạn thảo và chuẩn bị các thủ tục cho việc ký kết hợp đồng kinh tế; thực
hiện thủ tục mở L/C và tham mưu cho Giám đốc khi giao dịch với các cơng ty
nước ngồi; nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị; xây dựng lịch, điều
động phương tiện vận chuyển theo từng thời kỳ cụ thể.
c. Các đơn vị trực thuộc
* Chi nhánh của Cơng ty tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức việc giao
nhận hàng hóa xuất khẩu và thực hiện đúng các quy định về thủ tục chứng từ để
thu tiền kịp thời. Ngồi ra, chi nhánh cịn là đầu mối cho công ty trong giao dịch
và quan hệ với các đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
* Xí nghiệp chế biến Tân Thành: Là đơn vị chịu trách nhiệm chế biến các
mặt hàng thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu. Giám đốc xí nghiệp tham mưu cho Phó
Tổng Giám đốc Công ty về chất lượng sản phẩm thuỷ sản đồng thời tham gia vào
các quá trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Đây là
thành viên chủ lực của Công ty, hàng năm xí nghiệp đã đóng góp vào các chỉ tiêu
cho cơng ty khá lớn.
* Cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm: mua bán hàng thực phẩm
như: gạo, đường, sữa, bột ngọt … cho dân cư trên địa bàn Thành Phố Cà Mau,
cũng như chuyên phân phối sỉ và lẻ cho các đại lý của các đơn vị khác ở các
huyện lân cận.
* Cơ sở nuôi trồng thủy sản: chuyên nuôi các loại thuỷ sản nước mặn như:
tôm, cua, cá, … cung cấp cho công ty và các đơn vị khác trên địa bàn.
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

15

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau


3.1.4. Tình hình nhân sự
Bảng 3.1: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CƠNG TY NĂM 2008

Trình độ
Đại học
Trung cấp
Cấp III
Tổng

Đơn vị tính: người
Số lượng
Tỷ lệ (%)
34
3,7
27
2,9
860
93,4
921
100,0

(Nguồn: Phịng tổ chức – hành chính của Agrimexco Cà Mau)

Tổng số lao động đến cuối năm 2008 là 921 người. Trong đó, lao động có
trình độ đại học là 34 người, chiếm 3,7% trong tổng số lao động của Cơng ty.
Trình độ trung cấp là 27 người chiếm 2,9%, trình độ lao động cấp III là 860
người chiếm 93,4% tổng số lao động. Công ty thường xuyên đưa cán bộ, nhân
viên đi học bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chun mơn. Từ sự cố
gắng học hỏi, tinh thần làm việc tập thể đoàn kết, có trách nhiệm cao và hỗ trợ

giúp đỡ lẫn nhau, đội ngũ nhân viên của Cơng ty đã góp phần tạo nên sự phát
triển bền vững của Công ty trong những năm qua.
Thu nhập bình quân là 2,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 33% so với năm
2007. Tổ chức lao động tại xí nghiệp chế biến thủy sản theo hướng gọn, mạnh,
tăng hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động.
Công ty đã bố trí lại nhà ở cho cơng nhân viên chức – lao động, chấn chỉnh việc
quản lý các khu tập thể nhằm ổn định chổ ăn, ở cho công nhân an tâm trong lao
động sản xuất.
3.2. PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở 3 năm (2006 –
2008), ta có thể đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Số
liệu trong bảng 3.2 (trang sau) chỉ ra sự tăng trưởng về quy mô hoạt động của
Công ty qua các năm. Nhìn chung, các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
đều tăng.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

16

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

Bảng 3.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh 2007/2006

So sánh 2008/2007


Năm
2007

Năm
2008

32.967

246.987

271.723

214.020

0

9.715

1.880

9.715

-

(7.835)

(80,6)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ


32.967

237.272

269.843

204.305

619,7

32.571

13,7

4. Giá vốn hàng bán

29.374

219.626

231.580

190.252

647,7

11.954

5,4


3.593

17.646

38.263

14.053

391,1

20.617

116,8

6. Doanh thu hoạt động tài chính

111

1.416

4.532

1.305

1.175,7

3.116

220,1


7. Chi phí tài chính

903

7.661

10.882

6.758

748,4

3.221

42,0

903

7.147

9.606

6.244

691,5

2.459

34,4


1.115

6.652

7.101

5.537

496,6

449

6,7

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

810

4.459

10.440

3.649

450,5

5.981

134,1


10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

876

290

14.372

(586)

(66,9)

14.082

4.855,9

11. Thu nhập khác

195

2.030

1.752

1.835

941,0

(278)


(13,7)

12. Chi phí khác

165

305

986

140

84,8

681

223,3

30

1.725

766

1.695

5.650,0

(959)


(55,6)

906

2.015

15.138

1.109

122,4

13.123

651,3

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

0

684

2.271

684

-

1.587


232,0

16. Số dự kiến được miễn giảm do ưu đãi đầu tư

0

(332)

(2.271)

(332)

-

(1.939)

584,0

17. Chi phí thuế TNDN hỗn lại

0

0

0

0

-


0

-

906

1.663

15.138

757

83,6

13.475

810,3

CHỈ TIÊU

Năm 2006

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng


13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Giá trị

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế toán của Agrimexco Cà Mau)
GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

17

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ

Tỷ lệ
Giá trị
(%)
649,2
24.736

Tỷ lệ
(%)
10,0


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

† Năm 2006: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm này
với quy mô nhỏ nhất trong 3 năm, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp

dịch vụ thu về gần 33 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà Công ty thu
về đạt 906 triệu đồng. Từ đầu năm, Công ty đã chuẩn bị mọi thủ tục, bố trí lại cơ
cấu, hệ thống quản lý Cơng ty để chính thức cổ phần hóa vào ngày 04/4/2006.
Đây là năm làm tiền đề cho sự phát triển của Công ty ở các năm tiếp theo.

† Năm 2007: Quy mô hoạt động của Công ty tăng nhanh đáng kể sau một
năm tiến hành cổ phần hóa. Cơng ty đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc, nâng
cao năng suất chế biến của xí nghiệp để đáp ứng cho chiến lược mở rộng thị
trường xuất khẩu. Đồng thời, năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ nhân
viên được nâng cao đã góp phần mang về doanh thu cho Công ty gần 247 tỷ
đồng, tăng 649,2% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ khi mới
thành lập cho đến thời điểm này. Thế nhưng, chỉ tiêu doanh thu thuần chỉ đạt 237
tỷ đồng, tăng 619,7% so với năm trước. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ
doanh thu ở năm này cao, gần 10 tỷ đồng. Chủ yếu là do khoản chiết khấu bán
hàng cho khách hàng từ chính sách thu hút những khách hàng mới có nhu cầu
tiêu thụ lớn, những khách hàng chấp nhận thanh toán nhanh hợp đồng. Trong các
khoản giảm trừ doanh thu này, có 2,5% là từ việc giảm giá hàng bán do hàng
không đạt chất lượng và thời hạn giao hàng theo đúng hợp đồng.
Bên cạnh đó, điều đáng quan tâm hơn nữa đó là tốc độ tăng của giá vốn
hàng bán cũng tương đương với doanh thu, tăng 647,7% so với năm trước.
Những yếu tố nguyên liệu đầu vào thực hiện không đạt hiệu quả kinh tế đã làm
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh đáng kể.
Nguyên nhân khách quan làm tăng giá vốn hàng bán là do diễn biến của
thị trường nguyên liệu. Thời tiết năm này không thuận lợi nên nguồn ngun liệu
đánh bắt ít, hiệu quả ni tơm khơng đạt về chất lượng và sản lượng dẫn đến giá
tôm nguyên liệu bất ổn và tăng nhanh. Đồng thời, giá điện, nước năm này tăng
làm cho chi phí sản xuất chung tăng góp phần làm tăng giá thành. Xét về nguyên
nhân chủ quan thì cơng tác thu mua ngun liệu khơng đạt hiệu quả do chưa theo
dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường nên giá nguyên liệu cao đã làm giá thành
tăng. Dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng với tốc độ

391,1% so với năm trước, cụ thể đạt hơn 17 tỷ đồng.

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

18

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


Phân tích tình hình xuất khẩu của Agrimexco Cà Mau

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ở năm này lại giảm 66,9%, cụ
thể đạt 290 triệu đồng và giảm 586 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân
giảm lợi nhuận thuần là do khoản chi phí tài chính tăng 748,4% so với năm
trước, cụ thể chi hơn 7,6 tỷ đồng. Sự tăng nhanh bất thường của chỉ tiêu này là do
quy mơ hoạt động mở rộng, địi hỏi nguồn vốn kinh doanh phải đáp ứng kịp thời
nhu cầu của từng thời điểm từ việc phát sinh nhiều hợp đồng thu mua lớn, khoản
chi phí trả trước cho khách hàng cung ứng càng nhiều. Công ty phải vay ngân
hàng và chi phí tài chính phải trả tăng với tốc độ nhanh. Chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng tương đối cao, cụ thể chi phí bán hàng là 6,6 tỷ
đồng, tăng 496,6%, chi phí quản lý doanh nghiệp là 4,4 tỷ đồng, tăng 450,5% so
với năm trước. Tuy nhiên, đây vẫn là các chỉ tiêu thực hiện tốt, bởi sự tăng lên
của các chỉ tiêu này là tất nhiên khi quy mô hoạt động tăng nhưng tăng trưởng
chậm hơn mức tăng của doanh thu.
Tổng lợi nhuận trước thuế cũng tăng so với năm trước, tăng 122,4%, đạt
hơn 2 tỷ đồng. Góp phần vào diễn biến tăng này là sự tăng lên của chỉ tiêu lợi
nhuận khác. Lợi nhuận khác chủ yếu từ hoạt động cho thuê kho, gia cơng chế
biến cho một số doanh nghiệp khác.
Tóm lại, Công ty không hiệu quả trong việc giảm giá thành ở năm 2007,
các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính cao đã ảnh hưởng đến lợi

nhuận ở năm này. Ngun nhân chính là do cơng tác thu mua chưa đạt hiệu quả
trong việc giảm giá thành, chính sách chiết khấu bán hàng dù đã làm tăng doanh
thu nhưng chưa đảm bảo được lợi nhuận và nguồn vốn kinh doanh chưa đáp ứng
được nhu cầu vốn hoạt động. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng là sự tất yếu nhưng Công ty đã thực hiện tốt khi tiết kiệm các chỉ tiêu này
nên mức độ tăng thấp hơn doanh thu.

† Năm 2008: Đây là năm hoạt động kinh doanh đạt mức tăng trưởng thấp
hơn năm trước nhưng lại là năm hoạt động hiệu quả nhất trong các năm.
Doanh thu đạt hơn 271 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Doanh thu
này tăng là do xuất khẩu được giá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, do sản
lượng xuất khẩu giảm hơn năm trước nên tốc độ tăng của doanh thu không cao.
Khi giá cả thế giới tăng thì chiến lược kinh doanh của Cơng ty cũng có nhiều
thay đổi. Cơng ty cắt giảm các khoản chiết khấu bán hàng cho khách hàng, nên

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thanh Nam

19

SVTH: Nguyễn Thị Kim Nhớ


×