Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nhân vật trần quốc tuấn từ đại việt sử ký toàn thư của ngô sĩ liên đến đức thánh trần của trần thanh cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.87 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------o0o------

NGUYỄN THỊ THẢO

NHÂN VẬT TRẦN QUỐC TUẤN
TỪ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỒN THƯ (NGƠ SĨ LIÊN)
ĐẾN ĐỨC THÁNH TRẦN (TRẦN THANH CẢNH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----o0o-----

NGUYỄN THỊ THẢO

NHÂN VẬT TRẦN QUỐC TUẤN
TỪ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỒN THƯ (NGƠ SĨ LIÊN)
ĐẾN ĐỨC THÁNH TRẦN (TRẦN THANH CẢNH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tính - người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thiện khóa luận.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn bộ thầy, cô giáo trong khoa
Ngữ văn; cảm ơn thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới người thân, bạn bè đã ủng hộ, trợ
giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và hồn thiện
khóa luận.
Trong khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì
vậy, kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cơ giáo và các bạn.

Hà Nội, ngày…. tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp, nhiệt tình của cơ giáo TS. Nguyễn Thị Tính.
Đề tài nghiên cứu này không trùng với đề tài nghiên cứu của tác giả
nào khác.

Hà Nội, ngày…. thág 5 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
VÀ ĐỨC THÁNH TRẦN ................................................................................ 9
1.1. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ................................................... 9
1.2. Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh ................................................... 11
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 13
Chương 2. SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẦN QUỐC TUẤN
TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ ĐỨC THÁNH TRẦN .......... 14
2.1. Những điểm tương đồng về hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong
Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần ................................................... 14
2.1.1. Trần Quốc Tuấn - Vĩ nhân lịch sử ........................................................ 14
2.1.2. Trần Quốc Tuấn - Con người đời tư ..................................................... 23
2.2. Những điểm khác biệt về hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong
Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần ................................................... 26
2.2.1. Vị thánh nhân trong “Đại Việt sử ký toàn thư” và sự tổng hòa
thánh nhân, trần thế trong “Đức Thánh Trần” ................................................ 27

2.2.2. Việc tôn trọng sự thật khách quan trong “Đại Việt sử ký tồn thư” và sự
phóng bút tưởng tượng, sáng tạo trong “Đức Thánh Trần” ............................ 35
2.2.3.Việc khai thác thêm dã sử và sự “giải mờ” của nhà văn Trần Thanh Cảnh... 39
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, xét mối quan hệ giữa lịch sử và văn học ta thấy: Trong sự
phát triển của nền văn học nước nhà, tác phẩm sử giữ một vai trị vơ cùng
quan trọng. Một mặt, nó phản ánh đời sống lịch sử, giúp người đọc có thể
hình dung trọn vẹn về bức tranh đời sống của lịch sử dân tộc. Mặt khác, nó
cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau giữa lịch sử và
văn học, làm cho văn học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, sinh động. Đồng thời, các
tác phẩm sử còn mở ra những cuộc tranh luận, tạo sức hút, khơi gợi sự tị mị,
thích thú cho các độc giả. Điều này được thể hiện rõ qua các nhân vật lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong diễn đàn văn chương Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, tiểu thuyết
lịch sử đã có những bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định vị thế của
mình trên diễn đàn văn học. Việc sáng tạo ra những tác phẩm văn học nói về
đề tài lịch sử là cách để nhà văn gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, tình
cảm, thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước một cách trọn vẹn
nhất, đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn về những giá trị
truyền thống của dân tộc cũng như những con người lịch sử nước nhà.
Trong tiểu thuyết, nhân vật ln được coi là yếu tố hạt nhân, nó giống
như “đứa con tinh thần” của tác giả, cho thấy sự tìm tịi, sáng tạo của nhà văn
thơng qua việc nhà văn xây dựng nên những nhân vật trung tâm, nhân vật
điển hình trong tác phẩm. Trong tác phẩm, nhân vật càng được xây dựng chân

thật, sinh động, hấp dẫn bao nhiêu thì tác phẩm càng có sức hút mãnh liệt và
vững bền bấy nhiêu.
Thứ hai, xuất phát từ xu hướng tiểu thuyết hóa lịch sử sau năm 1975 - một
“hiện tượng” đang diễn ra trong diễn đàn văn học, đã có rất nhiều tác phẩm
tiểu thuyết lịch sử ra đời như “Mẫu thượng ngàn” (Nguyễn Xuân Khánh);
“Sông Côn mùa lũ” (Nguyễn Mộng Giác); “Sương mù tháng Giêng” (Uông
Triều)... Cùng hịa chung với khơng khí thời đại, tiểu thuyết lịch sử Đức
Thánh Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh đã có sức hút lớn, gây xơn xao dư
luận, nhận được nhiều ý kiến đánh giá của giới phê bình cũng như sự u
thích của đơng đảo bạn đọc.
1


Đại Việt sử ký tồn thư (Ngơ Sĩ Liên) là một tác phẩm lịch sử lớn vô cùng
quan trọng - một bộ quốc sử danh tiếng, là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam,
có giá trị nhiều mặt và được lưu truyền đến ngày nay. Đức Thánh Trần của nhà
văn Trần Thanh Cảnh cũng là tác phẩm xuất sắc được đông đảo bạn đọc đánh
giá, ghi nhận trong thời gian qua. Cùng khắc họa về hình tượng nhân vật lịch
sử, nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận, đánh giá riêng. Đại Việt sử kí
tồn thư là một tác phẩm khơng chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà cịn có giá trị
sâu sắc trên diễn đàn văn học khi khắc họa thành cơng hình tượng nhân vật
Trần Quốc Tuấn - một nhân vật được tuyệt đối hóa vẻ đẹp trong mọi phương
diện. Nhưng, đến với Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh chúng ta lại thấy
nhân vật Trần Quốc Tuấn mà ông xây dựng được soi chiếu ở nhiều góc độ
khác nhau, nhà văn đã khơng tuyệt đối hóa lịch sử mà thay vào đó tác giả đã
đặt ra những giả thuyết, những hư cấu có thể xuất hiện trong đời sống cũng
như trong lịch sử. Điều này đã làm cho lịch sử trong tiểu thuyết trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn.
Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh là một tác
phẩm chứa đựng nhiều yếu tố mới mẻ, hấp dẫn, có sức hút lớn đối với đông

đảo độc giả, đặc biệt tác giả đã khắc họa nhân vật Trần Quốc Tuấn theo cách
nhìn hiện đại, tạo nên cái nhìn nhiều chiều về nhân vật lịch sử. Đây cũng
chính là điểm mới mẻ, khác biệt của nhà văn Trần Thanh Cảnh khi xây dựng
hình tượng nhân vật lịch sử trong Đức Thánh Trần so với Đại Việt sử ký tồn
thư của Ngơ Sĩ Liên. Bên cạnh đó, tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần cịn
góp phần tạo ra ý nghĩa cách tân quan trọng, đã làm nên giá trị tiểu thuyết lịch
sử cũng như dấu ấn riêng của nhà văn Trần Thanh Cảnh.
Thứ ba, với nhu cầu của thực tiễn: Cả Đại Việt sử ký tồn thư (Ngơ Sĩ Liên)
và Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh) đều góp phần cho việc giáo dục học
văn học Trung Đại, văn học Hiện đại ở các trường Cao đẳng, Đại học có
ngành khoa học xã hội và lịch sử văn chương ở trường Phổ thông. Giúp cho
người đọc mở mang vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa từ bao đời nay qua các
triều đại khác nhau, đặc biệt là triều đại nhà Trần. Đồng thời, chúng cũng rất
hữu ích cho cơng tác giảng dạy tiếng Việt cũng như lịch sử văn hóa nước nhà
trên mọi lĩnh vực.
2


Khi quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Nhân vật Trần Quốc
Tuấn từ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đến Đức Thánh Trần của
Trần Thanh Cảnh”, tác giả nghiên cứu muốn tìm ra những yếu tố mới mẻ mà
nhà văn đương đại Trần Thanh Cảnh đã đóng góp trong cuốn tiểu thuyết lịch
sử của mình, đồng thời tác giả khóa luận mong muốn có thể góp một phần
nhỏ nhưng hữu ích của mình vào việc làm cho đời sống văn học đương đại trở
nên gần gũi hơn với bạn đọc và hịa mình hơn vào trong chương trình giảng
dạy cũng như học tập Ngữ văn trong nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Nhân vật Trần Quốc Tuấn
từ Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên đến Đức Thánh Trần của Trần
Thanh Cảnh” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu đề tài “Nhân vật Trần Quốc Tuấn từ Đại Việt sử ký
toàn thư của Ngô Sĩ Liên đến Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh” có 2 xu
hướng sau:
2.1. Các cơng trình có nghiên cứu về Trần Quốc Tuấn trong “Đại Việt sử
ký tồn thư” của Ngơ Sĩ Liên
Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ
Liên là một nhân vật điển hình đã được chọn giảng dạy trong chương trình
phổ thơng (Đoạn trích Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn), vì thế đã có
rất nhiều bài viết phân tích, đánh giá về đặc điểm nhân vật cũng như cách xây
dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn được thể hiện khá rõ. Khi xây dựng hình
tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đại Việt sử ký toàn thư đã có rất nhiều
nhận định, đánh giá, tiêu biểu như:
Tác giả Thu Vân từng có nhận định sâu sắc về nhân vật Trần Quốc Tuấn
khi phân tích “hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo vương Trần Quốc
Tuấn (Trích Đại Việt sử ký tồn thư)”. Thu Vân cho rằng: “Khó có thể hình
dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu khơng có nhân
vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn
vẹn như ơng. Trong Đại Việt sử ký tồn thư, Ngơ Sĩ Liên đã xây dựng một cách
chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này”. [11]

3


Nguồn văn hay, cũng có những lời đánh giá xuất sắc về nhân vật Trần
Quốc Tuấn đã được các độc giả lưu lại trong bài viết: “Trần Quốc Tuấn là vị
anh hùng của Đại Việt thủa “Bình nguyên”, văn võ song tồn, tên tuổi gắn
liền với chiến cơng Bạch Đằng giang bất tử. Trong Đại Việt sử ký toàn thư,
nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã dành những lời đẹp nhất ca ngợi đức độ, tài năng
của Hưng Đạo Đại Vương”. [12]
“Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người tướng lĩnh tài ba,

mưu lược, một người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ơng từng có
những đóng góp quan trọng làm nên chiến thắng chống quân Nguyên Mông
lừng lẫy, ở tư cách một vị quan triều thân, Trần Quốc Tuấn là trụ cột của nhà
Trần. Với những cơng lao và đóng góp của mình, sau khi mất, Trần Quốc
Tuấn được nhân dân thần thánh hóa và được lập đền thờ cúng ở nhiều nơi. Có
những vần thơ về công lao của Trần Quốc Tuấn như sau:
Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại Vương
Chiến công hiển hách rạng ngàn phương
Cứu dân một kiếp xây giềng mối
Dẹp giặc ba lần giữ kỷ cương”. [13]
Bằng những nhận định đánh giá độc đáo khác nhau về nhân vật Trần
Quốc Tuấn, Đại Việt sử ký tồn thư đã xây dựng thành cơng “bức tượng đài”
nhân vật lịch sử, với những trang viết hấp dẫn đã làm nổi bật lên tài năng, trí
tuệ, bản lĩnh tài ba của Người.
2.2. Các cơng trình có nghiên cứu về “Đức Thánh Trần” của nhà văn Trần
Thanh Cảnh
“Ngày 27/2/2018 tại đường sách Nguyễn Văn Bình đã diễn ra buổi giao lưu
ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần (NXB Hội nhà văn, 2017) của nhà
văn Trần Thanh Cảnh. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông sau khi cho ra đời
bốn tập truyện ngắn” [7]. Tác phẩm Đức Thánh Trần ngay sau khi xuất bản đã
được độc giả ghi nhận và có những cơng trình nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên
chúng mới chỉ được dừng lại ở các bài báo. Các bài báo đã nghiên cứ về nhân vật
Trần Quốc Tuấn ở nhiều phương diện, nổi bật hơn cả Trần Quốc Tuấn - con
người đời tư, với những nhận định, đánh giá khá hấp dẫn:

4


Tác giả Hồi Hương có bài “Đức Thánh Trần ở góc nhìn khác trong
tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh”. Hồi Hương cho rằng: “Lịch sử là không

xê dịch, nhưng văn chương lại có quyền tạo nên cái vỏ, cũng như làm đầy
thêm, phong phú thêm bằng trí tưởng tượng và “công lực”, tài năng bút pháp
của nhà văn mà lịch sử không thể làm được. Đức Thánh Trần của nhà văn
Trần Thanh Cảnh ở góc độ nào đó đã tạo nên chân dung rất “đời” của một
nhân vật lịch sử kiệt xuất, một anh hùng dân tộc, một Thánh nhân được người
Việt tôn xưng là CHA, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, và rất trân
trọng tác giả tái hiện lịch sử theo cách nhìn mới mẻ này”. [8]
Khẳng định lối đi riêng của Trần Thanh Cảnh trong tiểu thuyết Đức
Thánh Trần, tác giả Tiểu Mục Đồng trong bài “Tiểu thuyết Đức Thánh Trần:
Một lối đi khác của tiểu thuyết lịch sử” đã nhận định: Một cách nhìn mang
tính đối trọng: Kẻ phản - người trung, kẻ hung bạo - người tài ba. Tác giả dẫn
lời nhà văn: “Văn chương có quyền hư cấu nhưng khơng có quyền thay đổi
bản chất lịch sử”. [9]
Bên cạnh đó, tác giả Trần Long trong bài “Một diễn giải mới về Trần
Hưng Đạo” lại tiếp cận Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh từ góc nhìn
diễn giải lịch sử. Tác giả cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của
nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần
lẫy lừng ba lần kháng Ngun tồn thắng”. [12]
Nhìn chung những bài viết trên đều mang tính giới thiệu nhân dịp ra
mắt tác phẩm, song cũng có những phê bình đánh giá mang tính khoa học,
được thể hiện một cách cơng phu trên tạp chí Sơng Hương của tác giả Nguyễn
Văn Hùng khi bàn về lịch sử và hư cấu trong Đức Thánh Trần của Trần
Thanh Cảnh. Tác giả viết: “Tôn trọng, trung thành với những hằng số/sự thật
lịch sử, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh không phải là sự mô tả giản
đơn, một chiều về quá khứ, mà là q trình khám phá, phân tích, luận giải lịch
sử có chiều sâu từ điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử và tinh thần nhân bản”;
Trong diễn đàn Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Văn
Hùng cũng đưa ra nhận định “Để làm nên Đức Thánh Trần, tác giả đã giám
mạo hiểm xông vào những địa hạt vô cùng trống vắng của sử liệu, trở thành


5


“nhà thám hiểm cuộc sống”. Những khuất lập của lịch sử, những bí ẩn trong
đời sống nội tâm, những “vùng mờ” trong cuộc đời và số phận nhân vật được
nhà văn khơi mở, phân tích sâu sắc. Sự mở rộng biên độ hư cấu, sáng tạo cho
phép Trần Thanh Cảnh tiếp cận, soi rọi, giải mã những nhân vật tưởng chừng
như đã “đóng đinh trong kinh nghiệm, hiểu biết của cộng đồng. Từ điểm nhìn
đời tư - thế sư - nhân văn, ơng đã khám phá nhiều khía cạnh mới mẻ trong
cuộc đời Trần Quốc Tuấn - thần tượng dân tộc, huyền thoại tôn giáo. Nhà văn
thấy được ở con người vĩ đại này không chỉ mang phẩm chất thần thánh, sứ
mệnh thiên định mà cịn có những giây phút rất đời, rất người”. [15]
Trên đây là những gợi ý quan trọng cho quá trình nghiên cứu về nhân
vật Trần Quốc Tuấn từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên đến
Đức Thánh Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Nhân vật Trần Quốc Tuấn từ Đại Việt sử ký toàn
thư (Ngô Sĩ Liên) đến Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh) nhằm xác định
được những điểm tương đồng và khác biệt về hình tượng nhân vật Trần Quốc
Tuấn trong tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh
so với bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Ngô Sĩ Liên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “Nhân vật Trần Quốc Tuấn từ Đại Việt sử ký tồn
thư (Ngơ Sĩ Liên) đến Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh)”, chúng tôi xác
định những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, tìm hiểu nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đại Việt sử ký toàn
thư của nhà sử học Ngơ Sĩ Liên.
Hai là, tìm hiểu nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đức Thánh Trần của
nhà văn Trần Thanh Cảnh.

Ba là, tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm Đại Việt
sử ký tồn thư và Đức Thánh Trần. Từ đó đưa ra những nhận xét để làm cơ sở
đánh giá những điểm mới và đóng góp của nhà văn Trần Thanh Cảnh.
6


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trên đây, khóa luận tập trung
vào tìm hiểu nhân vật Trần Quốc Tuấn qua Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả
Ngô Sĩ Liên và Đức Thánh Trần của nhà văn Trần Thanh Cảnh, để từ đó tìm
ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm. Nếu hồn thành
tốt, khóa luận sẽ là nguồn tư liệu cần thiết và đáng tin cậy cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Gắn với nội dung đề tài nghiên cứu, tơi chọn hai tác phẩm chính Đại
Việt sử ký tồn thư (Ngơ Sĩ Liên) và Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh).
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tham khảo thêm các tài liệu của các
tác giả khác như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Nguyễn Công Chứ… và ở
những lĩnh vực khác về nhân vật Trần Quốc Tuấn để có thêm dữ liệu tìm hiểu,
so sánh, nhận diện rõ nét hơn về đối tượng lịch sử được đề cập trong tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi sử dụng những phương pháp cơ
bản sau:
5.1. Phương pháp so sánh
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.3. Phương pháp thống kê
6. Đóng góp của khóa luận
Góp thêm một cái nhìn cụ thể về nhân vật từ góc độ so sánh, đối chiếu.
Đồng thời, góp phần khẳng định những nét sáng tạo mới mẻ, giá trị và phong

cách riêng của nhà văn Trần Thanh Cảnh khi sáng tạo nên một tác phẩm dựa
trên “chất liệu” lịch sử.
Khóa luận có thể sử dụng để làm tư liệu tham khảo, tài liệu học tập cho
việc nghiên cứu, giảng dạy Văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại
nói riêng.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của khóa luận được triển khai theo 2 chương cụ thể như sau:
7


CHƯƠNG 1. Giới thiệu khái quát về Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần
1.1. Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên
1.2. Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh
CHƯƠNG 2. So sánh hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đại Việt sử
ký toàn thư và Đức Thánh Trần
2.1. Những điểm tương đồng về hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong
Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần
2.1.1. Trần Quốc Tuấn - vĩ nhân lịch sử
2.1.2. Trần Quốc Tuấn - con người đời tư
2.2. Những điểm khác biệt về hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn trong Đại
Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần
2.2.1. Vị thánh nhân trong “Đại Việt sử ký tồn thư” và sự tổng hịa thánh
nhân, trần thế trong “Đức Thánh Trần”
2.2.2. Việc tôn trọng sự thật khách quan trong “Đại Việt sử ký toàn thư” và sự
phóng bút tưởng tượng, sáng tạo trong “Đức Thánh Trần”
2.2.3. Việc khai thác thêm dã sử và sự “giải mờ” của nhà văn Trần Thanh
Cảnh.

8



NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ
TOÀN THƯ VÀ ĐỨC THÁNH TRẦN
1.1. Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên
Ngơ Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ,
tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội).
Nói đến năm sinh, năm mất của ông, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một
thông tin thật đích xác. Ơng làm quan và là một sử gia nổi tiếng thời nhà Hậu
Lê (1428 - 1788).
Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên có thuyết cho rằng “ơng
tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng
cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần
được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên
tạm hịa hỗn để củng cố lực lượng” [16]. Ngơ Sĩ Liên là người có nhiều hoạt
động cũng như thành tích xuất sắc dưới các triều Lê Sơ, điển hình hơn cả vào
năm Đại Bảo thứ ba đời vua Lê Thánh Tôn (1442) ông thi đậu Tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất và được cử vào Hàn lâm viện - đây là khoa thi đầu tiên được triều
đình tổ chức lễ xướng danh, yết bảng; các vị tân tiến sĩ được đón tiếp rất trọng
thể và sau này được khắc bia đá, đặt ở Văn Miếu để “noi gương sáng cho
muôn đời”.
Ngô Sĩ Liên là một sử gia thông minh, đa tài, giữ nhiều chức vụ quan
trọng. Ông làm quan dưới ba triều vua nhà Lê: triều vua Lê Thái Tơng trị vì
(1434 - 1442); vua Lê Nhân Tơng trị vì (1442 - 1459); vua Lê Thánh Tơng trị
vì (1460 - 1497). Năm 1442 sau khi đỗ Tiến sĩ, Ngô Sĩ Liên được bổ nhiệm
làm Đô Ngự Sử Trải. Đến triều vua Lê Thánh Tông, ông tiếp tục được bổ
nhiệm làm Lễ Bộ Hữu Thị Lang, sau được phong Triều Liệt Đại Phu kiêm
Quốc Tử Giám Tư Nghiệp. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông bổ nhiệm ông kiêm
chức Sử Quan Tu Soạn ở Quốc Sử Quán (chuyên quản việc viết quốc sử).

Ngô Sĩ Liên được đánh giá là một nhà sử gia nổi tiếng đương thời. Tài
viết sử của ông được người đời biết đến bởi sự “ghi chép đầy đủ, nghĩa lý

9


thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn. Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô
Sĩ Liên: ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa
thời đại mở nước từ thời Kim Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương
Vương vào bộ chính sử của dân tộc”. [17]
Nhắc đến Ngô Sĩ Liên ta không thể nào không nhắc tới bộ quốc sử Đại
Việt sử kí tồn thư - một kiệt tác xuất sắc được lưu lại cho muôn thế hệ mai
sau. Xét trong các cuốn lịch sử cũ nước ta thì Đại Việt sử kí tồn thư là một
bộ sử lớn, được viết bằng văn ngôn của dân tộc Việt Nam, đã ghi chép lại lịch
sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng (thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương
năm 2879 TCN) đến Ất Mão (1675) đời vua Gia Tơn thời Lê. Đây là “bộ
chính sử Việt Nam xưa nhất đến nay vẫn còn tồn tại một cách nguyên vẹn, là
di sản vô giá trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, là một kho tư liệu về lịch
sử nước nhà phong phú, không những hữu ích và cần thiết cho các ngành sử
học mà nó cịn có giá trị văn học sâu sắc”. [18]
Đại Việt sử ký toàn thư là “bộ quốc sử đã được biên soạn theo lệnh của
nhà vua, nó được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức
năm thứ 10 năm 1479 đời vua Lê Thánh Tông. Bộ sử này bao gồm 15 quyển
và được chia thành hai phần cơ bản: Phần thứ nhất (ngoại kỷ) gồm 2 quyển đây là phần chép từ thời Hồng Bàng đến thời Bắc Thuộc năm 938; Phần thứ
hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, được chép từ thời Ngô Quyền dựng nước năm
938 đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428”. [16]
Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển viết tay, “đầu tiên có tên là Sử ký
tồn thư do Ngô Sĩ Liên dựa vào bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và bộ Sử
kí tục biên của Phan Phu Tiên mà viết ra vào hồi nửa cuối thế kỷ XV. Đến
năm Ất Tị (1665) đời vua Lê Huyền Tôn (Cảnh trị thứ 3), Tây vương Trịnh

Tạc sai Phạm Cơng Trứ khảo đính bộ Sử ký tồn thư của họ Ngơ và viết thêm
phần Bản kỷ tục biên. Đại Việt sử ký toàn thư được Phạm Công Trứ sửa chữa
và bổ sung, mười phần mới in được năm sáu phần. Đến năm Đinh Sửu (1697)
đời vua Lê Huyền Tôn, Định vương Trịnh Căn sai bọn Lê Hi và Nguyễn Quý
Đức sửa chữa và làm nốt phần Bản kỷ tục biên từ năm 1663 đến năm 1675”
[4-tr.5]. Đồng thời, để viết Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sĩ Liên cũng thu thập

10


sử liệu từ trong dân gian, truyền thuyết như bộ Lĩnh Nam Chích Quái và Việt
điện U Linh, cùng một số tài liệu khác.
Qua tồn bộ q trình ta khơng thể phủ nhận sự nỗ lực của các triều đại
và cuốn Đại Việt sử ký toàn thư mà chúng ta hiện có khơng phải cuốn sách
chỉ do sử gia Ngơ Sĩ Liên biên soạn mà do nhiều người viết ở các giai đoạn và
thời kỳ khác nhau, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận công lao to lớn
của Ngô Sĩ Liên đã góp phần tạo nên bộ sách lịch sử có giá trị to lớn cho tồn
thể dân tộc Việt Nam ở mọi khía cạnh và được lưu giữ mn đời.
“Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký tồn thư tiếp tục được tái bản bởi các
hiệu in của chính quyền và tư nhân, khơng chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế
giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện các bản
dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên
cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viễn Đông Bác cổ
ở Pari, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993”. [30]
“Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất cịn tồn tại
nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là
kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà cịn giúp
ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa và cũng là một bộ sử có giá trị
văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên,
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở

của Đại Việt sử ký toàn thư”. [18]
1.2. Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh
Trần Thanh Cảnh sinh ngày 13/1/1959, quê quán: Làng Ngọ Xá, xã
Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ra và lớn lên ở
Thuận Thành, Bắc Ninh - nơi nổi tiếng với những câu hát quan họ nặng nghĩa
ân tình, được xem là một trong những nhà văn viết về miền đất Kinh Bắc khá
đặc sắc, để lại ấn tượng tốt trong lòng độc giả. Trần Thanh Cảnh đến với văn
chương như một mối nhân duyên đã định sẵn, trải qua bao thăng trầm của
cuộc sống, ơng gắn mình với văn chương và trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà
văn Trần Thanh Cảnh đã từng nhận xét về mình: “Tơi như người đa nhân
cách nhưng lại đa cảm với văn chương”.

11


Là một dược sĩ, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, tuy đến với văn
chương khá muộn, nhưng những trang viết của Trần Thanh Cảnh đã nhanh
chóng để lại dấu ấn riêng. PGS Ngô Văn Giá nhận xét: “Trần Thanh Cảnh vào
nghề muộn nhưng chín sớm” [19]. Hay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng từng
nhận xét: “Là một người từng trải và va vấp nhiều, Trần Thanh Cảnh đến với
văn chương như một cứu cánh. Văn học trước thời kỳ đổi mới ln chạy theo
những cái bất thường, cịn văn học sau đó tìm về những cái bình thường, hay
cái đạo của đời thường. Và Trần Thanh Cảnh là người đã phát hiện ra một
trong những cái đạo ấy” [19]. Ông là tác giả nổi tiếng của những tập truyện
ngắn như “Kỳ nhân làng ngọc”; “Mỹ nhân làng ngọc”; “Cà phê lối cũ”... và
gần đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử “Đức Thánh Trần”.
Đức Thánh Trần là cuốn tiểu thuyết lịch sử được Trần Thanh Cảnh viết
sau khi cho ra đời bốn tập truyện ngắn và được xuất bản vào 12 - 2017. Tiểu
thuyết lịch sử Đức Thánh Trần bao gồm mở chuyện, kết chuyện và 8 chương:
Chương 1 (xuôi dịng Thiên Đức hay Chuyện tình trong bãi dâu xanh); Chương

2 (Uy vũ thần giáo Pháp Lôi hay Những chiến công đầu của võ tướng trẻ);
Chương 3 (Lễ hội Mo Nang hay Chốn cung đình chịu dun đơi lứa); Chương
4 (Lục Đầu Giang anh hùng tụ nghĩa hay Đất Vạn Kiếp dậy hào khí Đơng A);
Chương 5 (Hưng Đạo Vương mưu tính việc như thần hay Bát Quái Cửu Cung
Đồ sẵn bày chờ đánh giặc); Chương 6 (An Tư - Thốt Hoan mối tình oan
nghiệt hay Chuyện của lửa, nước và ống đồng); Chương 7 (Đại chiến Bạch
Đằng Giang hay Truyền thuyết về dịng sơng đỏ máu tự ngàn xưa); Chương 8
(Hưng Đạo Đại Vương theo sấm về trời), với tổng số 251 trang. Qua 251 trang
này, ta có thể thấy: Đây là một cuốn tiểu thuyết dạng vừa, thậm chí có thể nói
là cuốn tiểu thuyết nhỏ.
Tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh ngay sau khi
ra đời đã được đơng đảo bạn đọc đón nhận. Khi nhận xét về cuốn tiểu thuyết
đặc biệt ấy, nhà phê bình văn học Nguyễn Hồi Nam đã từng viết “Trần
Thanh Cảnh khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã cho ra mắt độc giả hai tập
truyện ngắn mang đậm chất hoa tình, thâm chí là tinh thần “phóng dục” khá
đặc trưng cho đất và người Kinh Bắc. Cái “nếp” ấy vẫn được ông giữ lại trong
cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình

12


hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của những người đàn ông, đàn bà
Việt Nam thế kỷ thứ XIII… ” [2-tr.10]. “Tiểu thuyết Đức Thánh Trần được
xem là sự khác biệt hoàn mới lạ với tác phẩm văn học khác viết về Ngài và
triều Trần [20]; một tác phẩm thể hiện tư tưởng: “Lịch sử là một thực thể khả
biến, ln vận động khơng ngừng, do đó, những diễn giải đa dạng, thậm chí là
trái ngược nhau, khơng phải để triệt tiêu nhau, mà là bổ trợ nhau trong việc
hình thành một nhận thức mới có thể chấp nhận được”. [31]
Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử “Đức Thánh Trần” của tác giả Trần
Thanh Cảnh là một tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố mới mẻ, hấp dẫn, đã thu

hút sự hứng thú của đông đảo độc giả. Đây là một tác phẩm được nhà văn xây
dựng từ một hình tượng nhân vật lịch sử, tưởng chừng sẽ đi vào lối mòn xưa
cũ của thể loại dã sử cũng như tiểu thuyết lịch sử, nhưng không phải vậy,
bằng lối suy tưởng và chất văn đậm tính hiện đại đã làm nên sự mới mẻ và
đem lại thành công cho tác phẩm.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu và tìm hiểu về nhân vật Trần Quốc Tuấn từ Đại Việt sử ký
tồn thư (Ngơ Sĩ Liên) đến Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh) đã giúp cho
độc giả có hiểu biết sâu hơn về nhà sử học Ngô Sĩ Liên và nhà văn Trần
Thanh Cảnh. Đồng thời thấy được giá trị to lớn của Đại Việt sử ký toàn thư và
Đức Thánh Trần. “Đại Việt sử ký tồn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất
còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vơ giá của văn hóa dân tộc
Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học
mà cịn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa và cũng là một bộ
sử có giá trị văn học” [18]. Còn tiểu thuyết lịch sử “Đức Thánh Trần” là một
tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố mới mẻ, hấp dẫn, đã thu hút sự hứng thú của
đông đảo độc giả. Thơng qua việc tìm hiểu đề tài đã góp phần hứng thú cho
độc giả tìm hiểu về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Tuấn, giúp cho người đọc có
cái nhìn đa chiều về nhân vật. Ơng khơng chỉ là một nhân vật có “Võ nghiệp
lẫy lừng” mà cịn có “Tình yêu bất diệt”. Tất cả đều được thể hiện một các sâu
sắc qua Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và Đức Thánh Trần của Trần
Thanh Cảnh.

13


Chương 2. SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRẦN QUỐC TUẤN TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
VÀ ĐỨC THÁNH TRẦN
2.1. Những điểm tương đồng về hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn

trong Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một danh nhân huyền thoại bậc
nhất của lịch sử Việt Nam và thế giới trung đại. Ở nước nhà, Hưng Đạo Đại
Vương được nhân dân sùng kính, suy tơn là Đức Thánh Trần. Nhiều tài liệu
đã xếp ngài vào ngôi vị Tứ bất tử. Trên thế giới, tháng 2 - 1984, cùng với đại
tướng Võ Nguyên Giáp, ngài được vinh danh là một trong mười vị danh
tướng kiệt xuất nhất thế giới, được ghi nhận trong cuốn “Tân Bách khoa toàn
thư Anh quốc” với sự bình chọn của các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử nổi
tiếng thế giới ở Hội nghị do Hội Hoàng gia nước Anh tổ chức. Tên ngài mãi
là niềm tự hào của Việt Nam. Tên ngài khiến thế giới biết đến lịch sử Việt
Nam có truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300). Ông là một danh
tướng nổi tiếng thời nhà Trần nói riêng cũng như trong lịch sử Việt Nam nói
chung. Khi khắc họa hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn đã có rất nhiều
cách viết, cách nhìn nhận khác nhau. Nhưng dù tiếp nhận nhân vật ở phương
diện nào đi chăng nữa thì các tác phẩm đều có những điểm chung tương ứng,
điều này được thể hiện rất rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và
Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh. Điểm tương đồng về hình tượng nhân
vật Trần Quốc Tuấn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần được
khắc họa rõ nét ở hai phương diên: Trần Quốc Tuấn - một vĩ nhân lịch sử và
Trần Quốc Tuấn - một con người đời tư.
2.1.1. Trần Quốc Tuấn - Vĩ nhân lịch sử
Đức Thánh Trần là tên gọi suy tơn đầy thành kính của dân tộc Việt
Nam dành cho Trần Quốc Tuấn - một anh hùng, vĩ nhân lịch sử của đất nước.
Sở dĩ lại có sự khẳng định đầy tự hào trên là bởi cả hai tác phẩm Đại
Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần đều tái hiện được những chi tiết, hình

14



ảnh mang màu sắc “thần thánh” vĩ nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn với những tình tiết “thót tim” khiến cho người đọc phải “nín thở” đợi chờ.
Ngay từ đoạn mở đầu trong Đại Việt sử ký toàn thư khi khắc họa về
hình tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn đã viết: “Tháng 6, ngày 24, sao sa”.
“Sao sa” là một điềm báo về sự ra đi vĩ đại của vĩ nhân Trần Quốc Tuấn vào
“mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Đại Vương mất ở nhà riêng ở vạn
kiếp” [4-tr.330]. Sự ra đi ấy đã để lại bao thương tiếc trong lòng dân đất Việt.
Cùng nhấn mạnh về sự ra đi của một vĩ nhân, chỉ bằng tám chữ được thể hiện
ngay ở tiêu đề “Hưng Đạo Đại Vương theo sấm về trời” nhà văn Trần Thanh
Cảnh cũng đã tái hiện một cách sắc nét sự ra đi thần thánh của Người. Đó là
một cái chết mang tầm vóc lớn lao vĩ đại. Trong Đức Thánh Trần có viết
“Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn từ trên núi Yên Tử xuống làm lễ tiễn Ngài về trời,
bấm độn nói: “Đúng bảy ngày bảy đêm Ngọc Hoàng Thượng đế sẽ sai Bạch
Long xuống đón Ngài”. Đến đầu giờ Tý đêm 30 tháng Tám. Thốt nhiên trong
đêm đen, có một tiếng nổ vang trời, một tia sét sáng lòa đánh xuống thẳng
giữa Lục Đầu Giang. Một cơn mưa như trút nước sầm sập đổ xuống vùng
Vạn Kiếp. Nước từ Lục Đầu Giang tự dưng vụt dâng cao tràn bờ. Gió rít lên
như có tiếng của thiên binh vạn mã chạy. Trong ánh chớp liên hồi sáng rực
trời, người ta nhìn thấy một con rồng trắng loa cuộn mình từ vườn An Lạc
bay vút lên trời cao... Khoảng hai canh giờ sau, mưa tạnh gió ngừng, nước
Lục Đầu Giang lại rút xuống mép sông yên ả. Mọi người đốt đuốc ra soi thì
thấy tro xác cùng cả vườn An Lạc đã biến mất . Khơng cịn mảy may dấu tích
gì. Chỉ có mùi thơm ngào ngạt vẫn bao trùm cả đất trời sông nước. Quốc
Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã hiển thánh
về trời”. [2-tr.247]
Cùng “nhìn” lại một vĩ nhân lịch sử của đất nước, chúng ta không thể
nào quên những chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc thiên tài đã
lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông vang dội.
“Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, kì vĩ của Người đã để lại
trong lịng người dân mn đời lịng biết ơn sâu sắc và Người đã hóa Thánh

trong tâm thức dân gian trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử kết
tinh cả truyền thống tinh hoa của văn hóa nước Việt” [21]. Những chiến công
15


vang dội của Hưng Đạo Vương đã hội tụ tất cả những phẩm chất lớn lao, sánh
ngang tầm vóc vũ trụ.
Trần Quốc Tuấn được người đời biết đến là một nhân vật lịch sử “văn
võ song tồn”. Ơng là con trai của Yên Sinh Vương Trần Liễu, ngay từ lúc
mới sinh ra, Ngài đã được thiên đoán là một vĩ nhân. Điều này cũng được tái
hiện trong Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần. Đại Việt sử ký toàn
thư viết: “Quốc Tuấn là con của Yên Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có người
thầy tướng trơng thấy bảo rằng: Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời.
Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, xem khắp các
sách, có tài văn võ” [4-tr.331]. Và thêm một lần nữa, Trần Thanh Cảnh đã tơ
đậm hơn lời tiên tri ấy bằng câu nói chắc nịch, mang tính chất khẳng định:
“Khi Vương sinh ra, ơng thày tướng nổi tiếng nhất Đại Việt nhìn thấy đã nói:
Người này sau có thể cứu nước giúp đời” [2-tr.196]. Dường như mọi thứ đã có
sự sắp đặt từ trước, khi mới sinh ra Ngài sinh ra đã mang trong mình trọng
trách lớn lao. Trần Quốc Tuấn xứng đáng được mệnh danh là một “thiên
tướng”, là “người nhà trời phái xuống” để thực hiện sứ mệnh bảo quốc an dân
cho vương triều Trần và cho bờ cõi Đại Việt. Bằng những dẫn chứng cụ thể,
sinh động, hấp dẫn cả hai tác phẩm đã làm nổi bật lên tài năng, trí tuệ siêu
phàm của Ngài
Thứ nhất, xét những cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, theo
các sử liệu khác nhau, tổng cộng ba lần tấn công Đại Việt, Nguyên Mông đã
mang khoảng 65 vạn đến một triệu quân sang xâm chiếm nước Đại Việt ta.
Vào đầu thế kỉ XIII, trên đất nước Mơng Cổ ngày nay đã hình thành một quốc
gia quân sự độc tài của ngư dân du mục, chúng thành thạo cưỡi ngựa, bắn
cung và quen sống du mục trên những thảo nguyên rộng lớn. Với lực lượng

quân sự hết sức hùng mạnh dựa trên đạo “kị binh thiện chiến” các vua chúa
Mông Cổ đã lao vào cuộc chiến tranh chinh phục khủng khiếp, cùng cách
đánh ào ạt “đánh đâu thắng đó” đã chinh phục hết quốc gia này đến quốc gia
khác, cả Châu Á và Châu Âu đã bao trùm bóng đen xâm lược của Mơng Cổ
và nước Đại Việt cũng khơng nằm ngồi bối cảnh chung đó.
Trong những trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm, thời Trần là một
trong những thời đại tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống giặc xâm lăng
16


của dân tộc ta. Trong sự nghiệp hiển hách của nhà Trần thì Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn là cái tên đã được in dấu trong những chiến công vang dội
mà người đời ai cũng được biết đến. Chúng ta có thể thấy: Nếu như Lý
Thường Kiệt là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Tống kiên cường
thời nhà Lý thì Trần Hưng Đạo xứng đáng là trụ cột của triều đình nhà Trần
trong ba cuộc kháng chiến thần thánh chống quân Nguyên Mông hung bạo và
tàn ác. Mọi kế sách, chiến lược, từng đường đi nước bước đánh giặc được
Trần Quốc Tuấn “mưu tính việc như thần”. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, cả Đại Việt sử ký toàn thư và Đức
Thánh Trần đã lột tả chi tiết tài năng đánh giặc của Người - nhà quân sự tài ba
mưu trí hơn người. Trong Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 3, vua nhà
Nguyên sắc cho thượng thư sảnh là Áo Lỗ Xích, bình chương sự là Ơ Mã
Nhi, đại tướng là Trương Văn Hổ điều động 50 vạn quân, sai miền Hồ Quảng
làm 300 chiếc thuyền đi biển, hẹn đến tháng 8 họp cả ở Khâm Châu, Liêm
Châu và sai đem quân ba hành sảnh là Giang Chiết, Hồ Quảng và Giang Tây
xâm lấn phương Nam, mượn cớ đưa người đầu hàng và Trần Ích Tắc về nước
lập làm An Nam quốc vương. Mùa hạ, tháng 6, sai các vương hầu tôn thất đều
mộ binh và thống lãnh quân thuộc hạ của mình. Vua hỏi Hưng Đạo Vương
Quốc Tuấn: Thế giặc năm nay thế nào? Quốc Tuấn trả lời: Nước ta thái bình
lâu ngày, dân khơng biết việc binh, cho nên năm trước quân Nguyên xâm lấn,

hoặc có người đầu hàng trốn tránh. Nhờ được uy linh của tổ tông và thần võ
của bệ hạ đã quét sạch được rợ Hồ. Nay nếu nó lại sang thì qn ta sẽ quen
việc đánh dẹp mà quân họ thì ngại về đi xa, vả lại họ đã cạch về sự thất bại
của Hằng và Qn, khơng có lịng chiến đấu nữa. Cứ ý thần xem thì tất đánh
tan được” [4-tr.311]. Hay vào “Ngày 14, Trịnh Xiển tâu về việc thái tử nhà
Nguyên là A Đài đánh vào của ải Phú Lương.Vua hỏi Hưng Đạo Vương rằng:
Giặc đến làm thế nào? Hưng Đạo trả lời: Năm nay giặc đến dễ đánh” [4-tr.312].
Trong lần chinh chiến chống quân Mông Nguyên, sự kiện được nhắc đến
nhiều nhất đó là chiến tích vĩ đại của Hưng Đạo Vương trên sông Bạch Đằng.
“Đây là trận đánh nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông lần thứ ba, mang tính chất khẳng định cũng là lần cuối cùng quân
Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Thủy quân Ngun vốn khơng biết về chu
trình thủy triều của sơng. Trước ngày diễn ra trận đánh quyết định này, Hưng
17


Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đoán tuyến đường tháo chạy của địch,
“Vương đã đóng cọc ở sơng Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Ngày hôm ấy nhân
lúc nước triều lên, Hưng Đạo cho quân khiêu chiến, rồi giả cách thua, quân
giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền của giặc bị
vướng cọc. Nguyên Khoái đem quân Thánh dực nghĩa dũng đánh nhau với
giặc, bắt được bình chương là Áo Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung
quân đánh hăng, quân Nguyên chết đuối không xiết kể, nước sông đến nỗi đỏ
ngầu”. [4-tr.314]
Cũng làm nổi bật những sự kiện thể hiện tài năng quân sự thiên tài của
viên tướng Đại Việt - Trần Quốc Tuấn, trong tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh
Trần cũng đã viết: “Mọi tin tức về việc chuẩn bị đánh đại việt của triều đình
nhà Nguyên đều được những người đưa tin của ta báo về cho Hưng Đạo
Vương. Nghe Vương bẩm báo tình hình bên kia biên giới, Quan Gia Trần
Nhân Tơng hỏi: “Theo Quốc Cơng thì thế giặc năm nay thế nào? “Dạ bẩm,

năm trước nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên khi
quân Ngun vào cướp, thì có kẻ đầu hàng trốn chạy. Nhờ uy linh của tổ tông
và thần võ của bệ hạ, nên đã quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì
qn dân ta đã quen việc chiến trận, mà qn nó thì phải đi xa. Vả lại chúng
cịn nơm nớp cái thất bại của Hằng, Qn khơng cịn chí chiến đấu. Theo như
thần thấy thì phá được chúng là điều chắc chắn” [2-tr.207]. Đến “ngày 14
tháng Mười một năm Trùng Hưng thứ 3 (1287). Thoát Hoan dẫn đại quân
vượt qua biên giới vào nước Nam ta. Nghe các quan tâu lên, nhà vua trẻ Trần
Nhân Tông quay sang hỏi Quốc Công Tiết Chế: “Bọn giặc Nguyên đã xâm
phạm nước ta, tình hình thế này Quốc Cơng định liệu thế nào? Quốc Cơng
vuốt râu mỉm cười nói với Quan Gia: “Tâu bệ hạ, thần đã định liệu mọi việc
xong xuôi. Năm nay đánh giặc nhàn. Xin bệ hạ cứ ở lại kinh thành Thăng
Long động viên tướng sĩ đánh giặc, xa giá không phải đi đâu hết. Thần sẽ cho
chúng nó biết thế nào là rồng lửa Thăng Long” [2-tr.212-213]. Bằng vốn sống
tinh thường, am hiểu thế trận của Trần Quốc Tuấn “thiên thời địa lợi”, Ngài
đã bày ra “trùng vi thạch trận” vây hãm quân thù. Trận chiến trên sông Bạch
Đằng cũng được Trần Thanh Cảnh tái hiện một cách hấp dẫn và cụ thể:
“Vương cùng với Trần Khánh Dư, Quốc Nghiễn, Quốc Tảng, Quốc Uất và

18


các bộ tướng bày trận tại cửa sông Bạch Đằng. Hàng nghìn trụ cọc lim được
vót nhọn, bịt sắt, bí mật đóng xuống lịng sơng ban đêm. Những trụ cọc này
được cắm sao cho khi nước thủy triều rút xuống thì tàu bè khơng thể qua
được. Từ Vạn Kiếp xi ra bể có nhiều cửa sơng lớn. Bạch Đằng, Sơng Kênh,
sông Rút, sông Thái và sông Tranh. Trên các sông khác, Vương cho bố trí
quân thủy của Trần Khánh Dư và Trần Quốc Tảng trấn giữ, quyết không cho
thuyền quân Nguyên đi qua đường đó, chỉ chừa một lối ra bể là sơng Bạch
Đằng. Nơi đó chiến địa qn ta bày sẵn đợi bãi cọc dưới sông và bên bờ tả có

Ghềnh Cốc, bờ hữu có dãy núi đá vơi Tràng Kênh, binh sĩ của ta đã phục sẵn”
[2-tr.221]. Trận chiến diễn ra ác liệt và hoàn toàn nằm trong kế sách đánh giặc
của Hưng Đạo Vương. “Trận chiến kéo dài từ giờ Mão đến giờ Dậu mới kết
thúc. Cả đồn thuyền ba trăm chiếc cái thì va cọc chìm nghỉm, cái bị hỏa pháo
thiêu chụi, rồi số khác bị quân ta đánh chết. Hơn mười vạn quân Nguyên
không sống sót tên nào: số bị bắt, số đầu hàng, số bị chém, chết đuối nhiều vô
kể. Chiều ấy, khúc sông Bạch Đằng chỗ Ghềnh Cốc bị nghẽn. Nước sông biến
thành màu đỏ bầm. Xác người xác thuyền, giáo mác ngổn ngang, kéo dài chất
đống. Dòng nước bị ứ lại tràn lên bờ, tưởng như sơng Bạch Đằng mất dịng
thủa ấy”. [2-tr.228-229]
Như vậy, bằng những dẫn chứng cụ thể trong các cuộc kháng chiến
chống quân Mông Nguyên vang dội, dưới dự lãnh đạo Trần Quốc Tuấn, cả
Ngô Sĩ Liên và Trần Thanh Cảnh đã cho chúng ta thấy được tài năng thiên
bẩm cùng trí tuệ siêu phàm đã xây dựng nên một vĩ nhân lịch sử để người đời
ngưỡng vọng tự hào. Qn giặc Ngun Mơng với sức mạnh của vó ngựa
thảo nguyên, “chúng đi đến đâu, cỏ không mọc được tới đó”. Chúng chưa
chịu thua một nước nào trừ Xiêm nhờ chính sách cầu hịa khơn khéo thì nay
đã có Đại Việt khiến cho chúng phải khiếp sợ.
Thứ hai, ai cũng biết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng
lừng danh lịch sử trên toàn thế giới với ba lần đánh bại quân xâm lược
Nguyên Mông hung bạo và tàn ác. Đó là tài năng chiến lược của Ngài nơi
thao trường, chiến trận. Bên cạnh đó, Trần Quốc Tuấn cịn được tơ đậm bởi
tấm lịng vị tha, khiêm nhường, cho thấy Ngài không chỉ là bậc “đại quân tử”
mà còn như một vị phật sống được nhà trời ban xuống giúp nước cứu đời. Đó
19


là khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn gạt bỏ những hiềm khích riêng tư,
mâu thuẫn hồng tộc, một lịng tận trung với non sông đất nước. Điều này đã
được thể hiện rất rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư và Đức Thánh Trần.

Tương truyền, “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là con trai của
Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua
Trần Thái Tơng (Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dịng máu hồng gia nhưng
hồn cảnh gia đình lúc bấy giờ vơ cùng phức tạp. Thái sư khai quốc nhà Trần,
Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngơi đã lâu mà chưa
có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải “nhường” vợ lại cho em
trai, khi ấy Thuận Thiên Công chúa (vợ của Trần Liễu) đang mang thai. Quá
tức giận, Trần Liễu đã tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn
được sống vì vua Thái Nhân Tơng thương anh, tha tội chết. Cũng chính từ đó
mà Trần Liễu khơng ngi hậm hực, khơng phục cho nên đi khắp nơi tìm thầy
giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương với mong muốn Trần Quốc
Tuấn sau này sẽ thành người thập tồn thập mỹ, văn võ song tồn, có đầy đủ
phẩm chất để trả thù cho cha” [22]. Trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Yên
Sinh Vương với Chiêu Lăng vốn khơng ưa nhau, mang lịng hậm hực, tìm
khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Khi Yên Sinh Vương sắp mất,
cầm tay Quốc Tuấn và giối giăng rằng: Mày khơng vì cha lấy được thiên hạ
thì cha chết không nhắm mắt. Quốc Tuấn để bụng thôi, nhưng không cho thế
là phải” [4-tr.331]. Có thể thấy đây là chuyện khó giải quyết một cách phân
minh, chính trực. Bởi đó là nỗi bất hòa giữa thân phụ của Ngài là An Sinh
Vương Trần Liễu với vua Trần Thái Tơng (nói một cách khách quan thì đây
là lỗi do Trần Thủ Độ gây ra). Mâu thuẫn giằng xé giữa một bên là “hiếu”,
một bên là “trung” giải quyết thế nào cho vẹn đôi đường. Tuy nhiên, bằng sự
nhạy bén của tri lương cho nên trước lười trăng trối của cha mình “Trần Quốc
Tuấn để bụng, nhưng không cho là phải” và “đến khi nước lung lay, quyền
bính quân quốc ở tay mình, Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với gia nô là Giã
Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can rằng: Làm kế ấy tuy được phú quý
một lúc mà để lại tiếng xấu nghìn năm. Nay Đại vương há chẳng phú quý hay
sao! Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà
duyệt làm thầy mà thơi. Quốc Tuấn cảm phục đến khóc rồi khen ngợi mãi.
Một hôm Quốc Tuấn giả cách hỏi con là Hưng Võ Vương rằng: Người xưa có

20


×