Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cách viết kịch bản phân cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.08 KB, 15 trang )

Cách viết kịch bản phân cảnh

Kịch bản phân cảnh còn được gọi là kịch bản phân cảnh kỹ thuật.
Được viết bởi sự kết hợp của Đạo diễn, biên kịch và quay phim.
Mình đã tham khảo một vài kịch bản phân cảnh của cả VN và nước
ngoài. Và dưới đây là cách viết mà mình thấy hay nhất:


1. Nội ngày. Tại nhà Bà Chinh: Phải ghi rõ đoạn phim đó là quay ở bối
cảnh ngoại hay nội, ngày hay đêm để bộ phận ánh sáng biết là sẽ phải sử dụng đèn
chiếu sáng ra sao để đạt được hiệu quả mong muốn.
2. Cỡ cảnh: chúng ta ghi rõ cỡ cảnh, cách thay đổi về cỡ cảnh (nếu có)
trong cảnh đó (VD: Từ Trung zoom vào cận). Việc ghi rõ cỡ cảnh sẽ cho thấy việc


thay đổi các cảnh trong đoạn phim đó, đồng thời cũng cho thấy rõ được tiết tấu
cảu đoạn phim.
3. Thời lượng: Việc ghi rõ thời lượng này phải phụ thuộc vào lời thoại và
nhạc trong đoạn phim. Ngồi ra nó cịn cho ta tính được thời lượng của cả đoạn là
bao nhiêu. Thời lượng của 1 cảnh phải cung cấp đủ thơng tin cho người xem biết
cái mình muốn và có góp phần tạo lên tiết tấu nhanh (các cảnh có thời luọng ngắn)
hay chậm (các cảnh có thời lượng dài).
4.Máy quay: Ở đây ta phải ghi rõ vị trí đặt máy, động tác máy, sử dụng
ống kính nào, độ cao của máy là bao nhiêu. Việc ghi rõ như thế sẽ giúp cho QP
biết được là sẽ làm gì, họa sĩ biết được sẽ sắp xếp bối cảnh ra sao.
5. Hình ảnh và âm thanh: Ở đây phải ghi rõ hành động của từng nhân vật,
đi từ chỗ nào đến chỗ nào, nói câu gì, sử dụng tiếng động gì, âm thanh gì hay bản
nhạc gì.
6. Ghi chú: Ghi rõ các đạo cụ, trang phục sử dụng trong đoạn phim và
những lưu ý khác cho từng bộ phận (nếu có) VD: chỉ đạo diễn viên quần chúng.
Việc xây dựng Kịch bản phân cảnh càng chi tiết bao nhiêu thì càng


thuận lợi cho đoàn làm phim khi tiến hành sản xuất. Tất cả các thành phần
của đoàn đếu biết nhiệm vụ của mình ở từng cảnh quay trong từng đoạn
phim.
Hơn nữa nó cịn góp phần rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất
cho bộ phim khi chúng ta chọn cách quay theo bối cảnh (khác với quay theo
kịch bản).


Kịch bản phân cảnh
Nếu ví kịch bản như một khung xương thì kịch bản phân cảnh - cịn gọi phân cảnh hoặc
phân cảnh kỹ thuật - là một hình hài đã được đắp da, đắp thịt. Kịch bản phân cảnh là công việc
của riêng người đạo diễn, công việc lớn nhất, nhọc nhằn nhất nhưng cũng hứng thú nhất.
Hứng thú bởi đây là giai đoạn sáng tác độc lập, nơi trí tưởng tượng của người đạo diễn được
tự do bay bổng. Nhưng nhọc nhằn nhất bởi sự bay bổng nghệ thuật đó ln phải kèm theo
những toan tính kỹ thuật.
Phân cảnh được viết khi nào? Trừ những phim mà ở đó đạo diễn có quyền, có khả năng tài
chính xây dựng bối cảnh đúng như ý muốn, thì thơng thường đạo diễn chỉ viết phân cảnh sau
khi đã chọn cảnh, bởi đơi khi cảnh sẽ sinh... tình, và cũng để “liệu cơm gắp mắm”.
Trên thực tế, những tưởng tượng ban đầu của đạo diễn luôn phải thay đổi trong quá trình
chọn cảnh: nhiều ý tưởng có thể bị mất đi do khơng tìm ra cảnh trí hoặc cảnh trí bất khả xây
dựng; nhưng bù vào đó những cảm hứng mới lại nảy sinh. Một bối cảnh có thể làm thay đổi
tình tiết phim, tính cách nhân vật. Ví dụ: tình cờ trông thấy một con sông đẹp đạo diễn bỗng
muốn đổi chuyến xe thành một chuyến... đị. Hoặc vì cảnh trí nên thơ mà nhân vật nơng dân
bỗng biến thành... nghệ sĩ. Tóm lại, giống như người đầu bếp, chỉ sau khi tập trung đủ vật liệu,
đạo diễn mới quyết định được thực đơn - phân cảnh.
Về hình thức, kịch bản phân cảnh hồn tồn khơng giống kịch bản: nếu văn phong kịch
bản, dù cô đọng, vẫn trơn tru, liền mạch thì văn phong phân cảnh bị ngắc ngứ bởi các ô, cột.
Bên cạnh phần nội dung nghệ thuật bắt buộc ngắn gọn, phân cảnh cịn có thêm các thơng số
kỹ thuật như thứ tự cảnh, độ dài mỗi cảnh, góc quay, động tác máy... Chưa hết, phân cảnh
phải thơng tin cả phần âm thanh, ánh sáng, số lượng quần chúng, đạo cụ, phục trang, hiệu quả

đặc biệt nếu có. Tóm lại kịch bản phân cảnh là bảng thống kê tỉ mỉ - mức độ tỉ mỉ tùy mỗi đạo
diễn - tất cả các yêu cầu nội dung, vật chất của bộ phim. Do phải chứa đựng cùng lúc nhiều


thơng tin như thế, kịch bản phân cảnh thường có vẻ khơ khan, trúc trắc, khó gây cảm hứng với
người đọc ngồi ngành. Một thí dụ phân cảnh đơn giản:
TT

CẢNH

M

NỘI DUNG - ĐỐI THOẠI

ÂM THANH

GHI CHÚ

1

Tồn máy cao

10m

Dịng sơng chảy xiết

Nhạc

2


Cận lia

5m

Đứa bé chạy vừa gọi thất thanh

Nhạc

Thoại écho

3

Trung lia

4m

Người mẹ hớt hải tìm con giữa

Sấm chớp

100 quần chúng

chợ
Về nội dung, kịch bản phân cảnh dù súc tích vẫn phải gây cảm xúc, đặc biệt khâu diễn
xuất. Không được phép lê thê, người đạo diễn do đó phải tìm ra những tính từ xác đáng khi
miêu tả. Ví như các tính từ thất thanh, hớt hải trong đoạn phân cảnh vừa nêu. Hoặc ví dụ: thay
vì dơng dài “Chị tiến đến gần anh, đầu ngẩng cao, mắt nhìn kiêu hãnh”. Hoặc chỉ đơn giản
thông tin hành động Chị ngẩng cao đầu tiến đến gần anh”. Thì cách viết: Chị tiến đến gần anh,
kiêu hãnh...” sẽ gọn và gợi cảm hơn nhiều. Với tính từ kiêu hãnh, diễn viên sẽ tự tìm ra các
động thái thích hợp, trong đó các dấu chấm sau cuối là khoảng lặng gợi ý. Ngôn ngữ tâm lý

trong phân cảnh càng kỹ bao nhiêu thì cơng việc chỉ đạo diễn xuất ở hiện trường quay càng đỡ
nặng bấy nhiêu.
Ngoài lối hành văn, kịch bản và phân cảnh còn khác nhau ở đối thoại. Nếu thoại kịch bản
là văn viết thì thoại phân cảnh phải là văn nói, tự nhiên, gần gũi. Trong kịch bản chàng trai có
thể nói với người u: Anh vơ cùng hạnh phúc được sống bên em , hoặc Với anh, được sống
bên em là niềm vui vô tận. Nhưng nếu cứ đặt nguyên những vô cùng, vô tận… kia vào miệng
diễn viên thì sẽ hơi bị... vơ dun. Cơng việc của người đạo diễn khi viết phân cảnh là phải
chuyển “gam” đối thoại từ văn sang ngôn ngữ đời thường. Nhiều đạo diễn nghiêm túc khi viết
thoại còn đọc to lên xem có bị sốc hay khơng. Với những câu thoại khơng cần thiết đạo diễn
sẽ cắt bỏ, thay bằng diễn xuất. Dĩ nhiên không phải đạo diễn nào cũng lưu tâm điều đó, do vậy


đôi lúc xem phim, ta cứ thấy thoại thừa, gượng, gai gai là thế.
Tiết tấu cũng là yếu tố quan trọng của phân cảnh. Thông thường tiết tấu phim được xử lý
trên bàn dựng (montage), nhưng ngay từ phân cảnh đạo diễn phải ý thức tiết tấu qua độ dài
của cảnh, qua cách chuyển cảnh, cách đốt giai đoạn... So với kịch bản, phân cảnh kỹ thuật có
quyền đổi thay chi tiết, thậm chí đổi thay cấu trúc; tuy nhiên dù thay đổi ra sao phân cảnh vẫn
phải thủy chung với tinh thần kịch bản, phải trung thành với tư tưởng đã được duyệt – yêu cầu
thứ hai này đặc biệt nghiêm nhặt trong điện ảnh VN.
Một kịch bản phân cảnh hoàn chỉnh là bộ phim trên giấy, là hệ thống chữ nghĩa mà qua đó ta
có thể hình dung 80% thần sắc của bộ phim lẫn đạo diễn. Phân cảnh càng chỉn chu thì cơng
việc ở trường quay càng trơi chảy, cho dù vẫn có những thay đổi do cảm hứng hoặc tác động
khách quan. Thế nhưng trên thực tế - hình như chỉ ở xứ ta - vẫn có những đạo diễn thích phân
cảnh sơ lược, thích bng theo cái cách mà giới làm phim gọi vui là sáng tác đầu bờ. Phương
pháp này cũng có cái hay của nó, đậm chất nghệ sĩ nhưng rất dễ lan man cấu trúc. Và điều
quan trọng: trong những cơng trình tập thể liên hoàn như điện ảnh, cái ngẫu hứng của người
này dễ dẫn theo cái hứng chịu của người kia.
Ngồi chức năng nghệ thuật, kịch bản phân cảnh cịn có chức năng văn bản: với phân
cảnh, nhà sản xuất hay chủ nhiệm sẽ có cơ sở tính ra tiền, họa sĩ, quay phim biết sẽ chuẩn bị gì
cho thiết kế, máy móc. Phó đạo diễn, thư ký trường quay sẽ lập ra kế hoạch tồn trình, kỹ sư

âm thanh, nhạc sĩ, dựng phim... có cơ sở để ngẫm ngợi. Trên thực tế kịch bản phân cảnh cịn
có ý nghĩa như một thỏa thuận lao động, trong đó mọi chi tiết sẽ được tập thể đồn phim tơn
trọng, và do vậy đôi khi kịch bản phân cảnh cũng dùng để... cãi nhau.
Một giai thoại vui có thật: để kết phim đạo diễn viết thế này trong phân cảnh: T. chạy ra cửa,
đứng thẫn thờ trước con đường ngập nắng, ngập dòng người qua lại.... Đến giờ quay, diễn
viên quần chúng đông đủ nhưng chẳng thấy xe nào. Hỏi, chuyên viên đạo cụ trả lời tỉnh rụi:
Phân cảnh chỉ ghi người qua lại, đâu có ghi xe. Trời ạ. Khi viết ra những dịng văn gợi cảm đó
hẳn đạo diễn n trí ai cũng hiểu một thành phố lớn vào những năm 1990 hiện đại thì khơng lẽ
chỉ có dân cuốc bộ! Thực tiễn, cảm xúc không bằng câu chữ. Anh đạo cụ đúng lý. Đạo diễn


khi đó chỉ cịn cách... năn nỉ và ghi vơ bộ nhớ: từ nay đừng có lấp lửng văn hoa trong phân
cảnh đấy nhé.
Nếu các bạn tình cờ bắt gặp đoàn phim đang quay, thấy nhiều người lăm lăm trong tay tập
giấy dầy cộp, đó chính là phân cảnh. Có giá trị như chứng từ sản xuất, kịch bản phân cảnh
hiện diện suốt phim, hiện diện cho đến khi bộ phim hồn tất. Bởi phức tạp, ơm đồm như thế
nên khi một phân cảnh viết xong thì coi như đạo diễn đã làm xong 40% sứ mệnh. Công việc
đạo diễn tạm dừng ở đây để trở lại sau, bởi vai trò đạo diễn liên quan rất nhiều cung đoạn, các
bạn sẽ dễ hình dung hơn khi hiểu qua tính chất mỗi cung đoạn. Nói về cơng việc đạo diễn, đạo
diễn Pháp Claude Chabrol từng tuyên bố: Nếu chỉ học để biết nghề đạo diễn tôi tin chỉ cần 4
tiếng, nhưng làm được đạo diễn là sự học vô tận. Điều đó có nghĩa cơng việc đạo diễn khơng
khó giải thích, vấn đề là làm được hay không. Mà làm được hay không, đạo diễn lại phải nhờ
cậy rất nhiều người, trong đó có hai nhân vật quan trọng là trợ lý đạo diễn và thư ký trường
quay.


Mẫu kịch bản Storyboard miễn phí cho các dự án phim

Khi tiến hành làm phim, việc chia sẻ tầm nhìn sáng tạo tốt hơn nhiều so với việc chỉ
đơn giản sử dụng kịch bản storyboard. Dù rằng lời thoại chi tiết và ngắn gọn là rất quan trọng

nhưng kịch bản storyboard lại minh họa một cách sống động với đoàn phim của bạn về những
gì bạn đang cố gắng gây dựng. Vì vậy, chúng tơi tạo ra bài đăng này cho bạn, các nhà làm
phim, trong việc tìm kiếm một mẫu kịch bản storyboard miễn phí hoặc học hỏi thêm cách sử
dụng kịch bản một cách hiệu quả. Nào, cùng bắt đầu với vài kiến thức cơ bản trước nhé.

Kịch bản storyboard là gì?


Nói một cách ngắn gọn, kịch bản storyboard là một văn bản chứa đựng hầu hết các
thông tin nhà quay phim cần nắm để hồn thành tốt cơng việc trong dự án phim hoặc video.
Một kịch bản storyboard được nhận biết bởi các hình ảnh thu nhỏ. Trên thực tế, với những dự
án kinh phí cao như phim Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of the Rings), thường có rất
nhiều nghệ sĩ làm việc cật lực để tạo ra một kịch bản sống động làm nguồn động lực truyền
cảm hứng cho cả đồn làm phim.
Ngồi hình ảnh minh họa, một kịch bản storyboard cũng thường cung cấp các thông tin
quan trọng cho việc quay phim, như chế độ ống kính, thơng tin về độ ổn định và sơ đồ ánh
sáng. Phụ thuộc vào kích thước và quy mơ của dự án video mà một kịch bản storyboard có thể
chỉ đơn giản như một vài nhóm các bức hình kèm con số, hoặc phức tạp hơn với các bản vẽ


chi tiết về cách bố trí sản xuất. Các mẫu kịch bản miễn phí được tổng hợp trong bài đăng này
sẽ được phân loại theo kiểu kịch bản phức tạp và chi tiết hơn so với các mẫu từ các nhà sản
xuất tư nhân.
Trong quá trình làm phim, quá trình tiền sản xuất là rất ngắn nên nếu có một kịch bản
storyboard chi tiết và đầy đủ, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho đoàn phim
và cho bản thân bạn trong việc vạch ra điều gì cần làm.

Khi nào nên sử dụng kịch bản storyboard?

Nếu bạn đang làm việc cho một hãng sản xuất hợp pháp, rất có thể bạn sẽ có sẵn một

kịch bản storyboard. Thực tế mà nói, bạn nên sử dụng kịch bản này trong những lúc bạn làm
việc với đoàn phim hơn là sử dụng tài liệu mang phong cách báo chí. Dù là một đạo diễn, một
nhà quay phim hay một nhà sản xuất, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng bạn sẽ gặp phải thất bại
khi đặt tầm nhìn sáng tạo của mình lên giấy (hoặc màn hình kỹ thuật số), khi đó rắc rối sẽ xảy
ra và tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như tạo ra một kết quả cuối cùng không như mong


muốn.
Một kịch bản storyboard được sử dụng như thế nào?
Kịch bản storyboard không phải lúc nào cũng dễ dàng để hồn thành. Đó là bởi vì nó
u cầu bạn phải viết ra những thứ bạn nghĩ trong đầu ra giấy. Việc này khá khó vì những ý
tưởng trong đầu rất khó để được truyền tải hồn tồn ra giấy hoặc màn hình. Tuy nhiên, nếu
bạn làm việc cật lực để hồn thành, cơng việc đó sẽ rất xứng đáng.
Các nhà làm phim, đặc biệt là những người mới vào nghề, thường từ chối việc hoàn
chỉnh kịch bản storyboard bởi họ cho rằng việc đó kìm hãm q trình sáng tạo. Nhưng trên
thực tế, một kịch bản storyboard đúng nghĩa mang lại điều trái ngược. Khi kịch bản được hoàn
thiện, bạn sẽ có một điểm tựa để tập trung vào sáng tạo trong q trình làm việc, khơng chỉ
đơn giản là quay cho xong những cảnh cần thiết.

Để có một kịch bản storyboard hoàn chỉnh, bạn chỉ cần điền vào các ô thích hợp. Mỗi
kịch bản phân cảnh đại diện cho một cảnh quay, vì vậy hãy lưu giữ những thứ bạn cần dưới
định dạng kỹ thuật số, bao gồm cả những bản tải xuống bên dưới. Nếu bạn không rõ một vài
thông tin (như chiều cao chân máy), đừng lo, bạn có thể để trống khung này.


Hãy tự mình thử nghiệm! Bạn có thể tải xuống các mẫu kịch bản storyboard miễn phí
bằng cách nhấn vào dòng chữ bên dưới. Chỉ một lần tải mang đến rất nhiều mẫu kịch bản khác
nhau: Một mẫu để điền bằng tay, một mẫu khác để điền bằng máy. Bạn cũng có thể dùng chế
độ xem trước trên Mac hoặc Adobe Acrobat trên PC để chỉnh sửa các mẫu dành cho máy tính.


Phân cảnh kỹ thuật truyền hình
Phân cảnh kỹ thuật là biến một kịch bản văn học - ý tưởng - đề tài thành một kịch bản
phân cảnh để cụ thể hóa ý tưởng- đề tài đó. Cụ thể hơn, ta có thể thực hiện theo từng bước như
sau: Từ kịch bản văn học - ý tưởng - đề tài đến đề cương hình ảnh đến phân cảnh kỹ thuật.
Bản phân cảnh kỹ thuật chứa đựng các thông tin về số lượng hình ảnh, cỡ cảnh (khn
hình), nội dung hình ảnh, góc quay, động tác máy, thời lượng, kỹ thuật ánh sáng, âm thanh...
Khái quát phân cảnh kỹ thuật là diễn giải bộ phim trên giấy, thể hiện sự ghép nối các
cảnh một cách hợp lý, logic. Xử lý các chi tiết, các mối nối bằng việc sử dụng các cỡ cảnh,
các động tác máy bằng một số hiệu ứng- kỹ xảo nhằm gây ấn tượng nhân mạnh chủ đề - tư
tưởng của phim.
Phân cảnh kỹ thuật là cơ sở để thực hiện bộ phim về phần hình ảnh như: Ghi hình cái
gì? Ghi hình như thế nào? Với mục đích gì? Muốn nói lên điều gì qua hình ảnh?...
Kịch bản trong góc độ sản xuất chỉ là tài liệu, do đó giá trị chính của nó là nội dung từ
đó sắp xếp các ý tưởng, các hình ảnh từ tình trạng bề bộn, lung tung, lộn xộn trở nên có trật tự
ngăn nắp: Mở đầu ra sao, đoạn giữa có mấy phân đoạn, kết nối hình ảnh như thế nào, hình ảnh
gì gây ấn tượng, kết nối và chuyển ý các phân đoạn như thế nào, kết thúc ở đâu (sự việc, thời
gian, không gian)...
Trên thực tế, những ý tưởng ban đầu khi viết phân cảnh kỹ thuật ln bị thay đổi trong
q trình thực hiện. Những cái cần thì khơng có và ngược lại, cái hiện có thì khơng cần. Vì


vậy, người quay phim phải linh động, tận dụng những cái có sẵn để sáng tạo ra những góc
quay nhằm đáp ứng các yêu cầu về kịch bản - ý tưởng.
Để làm tốt phân cảnh kỹ thuật ta phải cố gắng thực hiện được một số bước chuẩn bị
như sau:
Tư tưởng - chủ đề:
Chủ đề phải rõ ràng về tư tưởng: khen, chê hay phản ánh. Nếu là phản ánh thì có cái gì
nói cái đó (khơng khen, khơng chê), tuy nhiên vẫn có ý đồ của người quay phim.
Nghiên cứu:
Vận dụng quy luật của báo chí hiện đại, phải xem xét và giải quyết được 5 yếu tố "W"

cơ bản: Where, When, Who, What, Why.
Where- hiện trường: Phải nghiên cứu kỹ hiện trường, âm thanh, ánh sáng, bài trí sân
khấu để chọn góc quay đẹp và khả năng thu âm.
When- thời điểm: sự việc diễn ra trong bao lâu, lúc nào là thời điểm quan trọng phải có
mặt để ghi hình.
Who- chủ thể: Phải xác định rõ ai là nhân vật chính, ai là phụ. Phải xác định được
tuyến nhân vật để ghi hình đầy đủ.
What- cái gì: Đây là yếu tố quan trọng nhất của người quay phim. Nếu ta khơng chủ
động được chương trình (bị phụ thuộc vào ban tổ chức) phải nhanh chóng nắm bắt sự việc
(nhanh nhạy và siêng năng) ghi được càng nhiều hình càng tốt.
Why- tại sao: Hình ảnh phải trả lời được rõ ràng các nguyên nhân.


Biện pháp xử lý: Dự phịng trước, có những lúc phải quay hai máy, cần đèn, míc ngồi
hoặc míc kẹp, nói chung là dự phịng đầy đủ các thiết bị. Có thể sẽ phải thêm bớt các cảnh
khơng lường trước được trong kịch bản phân cảnh.
Hình thức thể hiện phân cảnh:
Với những thể loại dài ta thường dùng theo mẫu sau:
Cỡ cảnh-

Thời

Động

Âm

Ánh

Kỹ


Ghi

nội dung

lượng

tác máy

thanh

sáng

xảo

chú

STT

1
2
...

Theo kinh nghiệm, ta phải quay nhiều hơn thời lượng và số cảnh dự trù. Với những thể
loại ngắn hơn, người ta thường dùng Story Board (Script) là vẽ trực tiếp các cảnh lên giấy
(phân cảnh bằng hình vẽ hoặc hình chụp).

Những yếu tố để phân cảnh kỹ thuật:
Ví dụ: nói về lớp học quay phim của trường, ta có thể bố cục theo khơng gian, thời
gian, theo sự việc.



- Bố cục theo không gian: quay cổng trường, sân trường rồi đến lớp học và trong lớp
học có cái gì.
- Bố cục theo thời gian: thời điểm khai giảng, lý thuyết/thực hành cái gì, bế giảng khi
nào...
- Bố cục theo sự việc: theo hoạt động chính của lớp. Ai giảng (lý thuyết/ thực hành/
dựng). Lý thuyết nói gì? Thực hành khi nào, cái gì? Ai hướng dẫn? Làm bài thu hoạch ra
sao?...



×