Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn de thi hoc ky I cong nghe 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.89 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : Công nghệ 8
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể chép đề)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được tự kiểm tra đánh giá nhận thức của bản thân sau khi học xong
chương I, II, III và IV : Bản vẽ các khối hình học, bản vẽ kĩ thuật, gia công cơ khí, chi
tiết máy và lắp ghép.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về bản vẽ các khối hình học để làm BT. Vận dụng phép
chiếu để làm các BT liên quan. Rèn tính độc lập, tự giác trong học tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác, tự giác.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra, đáp án.
HS: Ôn tập các nội dung, giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ kiến
thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
Hình thức
Kiểm tra
Chủ đề
kiểm tra
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Bản vẽ kĩ thuật 1
2
1
2
Dụng cụ cơ khí 2


1
1
0.5
3
1.5
Chi tiết máy và
lắp ghép
1
0.5
2
1
3
1.5
Hình chiếu, các
khối hình học
1
2
1
3
2
5
Tổng
3
15% 1.5
5
55% 5.5
1
30% 3
9
10

ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Dụng cụ tháo, lắp gồm:
A. Mỏ lết, cờlê, tua vít. B. Kìm, êtô, mỏ lết.
C. Tua vít, kìm, cờlê. D. Tua vít, êtô, kìm.
Câu 2. Dụng cụ kẹp chặt gồm:
A. Mỏ lết, cờlê. B. Tua vít, kìm.
C. Tua vít, êtô. D. Kìm, êtô.
Câu 3. Dụng cụ gia công gồm:
A. Búa, êtô, cưa, đục. B. Dũa, búa, kìm, cưa.
C. Đục, dũa, cưa, búa. D. Đục, êtô, búa, cưa.
Câu 4. Chi tiết máy là:
A. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong
máy.
B. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
C. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
Câu 5. Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
A. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.
B. Khung xe đạp, bulông, đai ốc.
C. Kim khâu, bánh răng, lò xo.
D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp.
Câu 6. Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng:
A.Trục khuỷu, đai ốc. B. Kim máy khâu, lòxo.
C. Bánh răng, bulông. D. Trục khuỷu, khung xe đạp.
II. Tự luận : 7 điểm
Câu 7: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì? Có mấy loại thường
dùng? (2 điểm).
Câu 8: Hình nón được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song

với mặt phẳng chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có dạng hình gì? . Vẽ
hình minh họa? (2 điểm).
Câu 9: Hãy vẽ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể
sau (theo tỉ lệ 1:1 với kích thước cho trên hình vẽ) (3 điểm).





ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 - 2009.
I. Phần TNKQ: 3 điểm ( 6 câu, mỗi câu đúng 0,5 điểm)
1cm
1c
m
1cm
4cm
4cm
4cm
A B C D
Câu 1 x
Câu 2 x
Câu 3 x
Câu 4 x x
Câu 5 x
Câu 6 x
II. Phần tự luận : 7 điểm
Câu 7: - Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong
giai đoạn thiết kế. Trong đó trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các
hình vẽ và các kí hiệu theo các qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. (1 điểm).

- Bản vẽ kĩ thuật dùng trong tất cả các quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công
đến vận hành, sửa chữa...(0,5 điểm).
- Có 3 loại bản vẽ kĩ thuật thường dùng: + Bản vẽ chi tiết.
+ Bản vẽ lắp. (0,5 điểm)
+ Bản vẽ nhà.
Câu 8: - Khi quay tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta
được hình nón. (0,5 điểm)
- Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:
+ Hình chiếu đứng có dạng một tam giác cân. (0,5 điểm).
+ Hình chiếu cạnh có dạng hình tròn. (0,5 điểm).
+ Hình minh họa: (0,5 điểm)
Câu 9: Vẽ đúng mỗi hình chiếu và kích thước được 0.5 x 2 = 1 điểm.
Các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh vẽ đúng như dưới đây.

×