Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.73 KB, 2 trang )
HƯỚNG DẪN
CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (SKKN)
A. CẤU TRÚC BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (10 điểm)
1- Bìa:
2. Trang phụ của bìa
3. Mục lục.
4. Danh mục viết tắt (Nếu có)
5. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
6. Các tài liệu tham khảo, phụ lục
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC, SKKN
I. Đặt vấn đề ( hoặc lý do chọn đề tài)
Trình bày các ý sau: (10 điểm)
1- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục
cần thiết phải đổi mới,cải tiến, cần thiết phải nghiên cứu đề tài để xây
dựng thành SKKN.
2- Ý nghĩa tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) trong
công tác giảng dạy, giáo dục…
3- Những mâu thuẩn giữa thực trạng và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
(những bất hợp lý, những điều cần cải tiên sửa đổi) với yêu cầu mới cần
giải quyết.
4-Tên đề tài phải tường minh thể hiện rõ: mục đích, giới hạn,
nhiệm vụ nghiên cứu.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận: (10 điểm)
Cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết được tổng kết, bao
gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản của vấn đề được chọn để
viết đề tài SKKN, đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định
hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp, biện pháp nhằm
khắc phục những mâu thuẩn, khó khăn đã trình bày trong phần đặt vấn
đề.
2. Thực trạng của vấn đề: (10 điểm)