Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đơn yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022 - 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 19 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi1: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh.
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
T
T

1

Họ và tên

Hồ Thức Tiến

Ngày
tháng năm
sinh

7/1/197
9

Nơi công tác (hoặc nơi
thường trú)

THCS Phan Tây Hồ

Chức
danh


GV
TPT

Trình Tỷ lệ (%) đóng
độ
góp vào việc tạo
chu
ra sáng kiến
n mơn (ghi rõ đối với
từng đồng tác
giả, nếu có)

ĐHSP 100%

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thơng qua các trị chơi dân gian ở trường THCS Phan Tây Hồ”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến: Hồ Thức Tiến
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cho học sinh THCS
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Đã áp dụng
thử trong năm học qua.
4- Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :
Cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học thì việc đổi mới và
đa dạng hố nội dung các hoạt động Đội, phong trào thiếu nhi và hoạt động ngoài giờ
1


2

lên lớp là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học và
giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
Ngày nay công nghệ thơng tin phát triển, trị chơi điện tử đã xâm nhập vào
từng gia đình khiến cho tuổi trẻ học đường có thể ngồi hàng giờ trên máy vi tính.
Phần lớn là những trị chơi mang tính bạo lực cảm giác mạnh như đấm đá, võ thuật,
…khiến cho tâm hồn trẻ thơ trong trắng có thể trở nên hung hãn, liều lĩnh. Chính vì
vậy mà nạn bạo lực học đường đã từng xuất hiện ở đâu đó làm cho khơng ít gia đình
và nhà trường băn khoăn lo lắng.
Trước đây cơng nghệ thơng tin chưa phát triển trị chơi điện tử chưa xâm nhập
rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trị như chúng tơi ngày ấy mỗi khi đến
trường hay giờ ra chơi thường tụ tập nhau lại chơi những trò chơi dân gian như: “Kéo
co”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Đá cầu”, “Rồng rắn lên mây”, “Chơi ơ ăn
quan”…
Những trị chơi dân gian khơng những mang tính lành mạnh mà cịn rèn luyện
thân thể, kỹ năng tính tốn và có tính cộng đồng cao. Các em học sinh đều có thể
tham gia và tham gia một cách nhiệt tình. Bởi chính trị chơi dân gian đã mang tính
thân thiện vả lại khơng phải đầu tư tốn kém tiền của, khơng mang tính phân biệt giàu
nghèo giữa các em. Thơng qua những trị chơi dân gian mà các em rất dễ dàng làm
thân và kết bạn với nhau. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng
dân tộc học Việt Nam đã nói:“ Cuộc sống đối với trẻ em khơng thể thiếu những trị
chơi. Trị chơi dân gian khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó chứa đựng
cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trị chơi dân gian khơng
chỉ chấp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà cịn giúp các
em hiểu về tình bạn, tình u gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một
xã hội cơng nghiệp, chỉ quen với máy móc và khơng có khoảng thời gian chơi cũng
là một thiệt thịi. Thiệt thịi hơn khi các em khơng được làm quen và chơi những trò
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và qn lãng,
khơng chỉ có ở các thành phố mà cịn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và
quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình

lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi
dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân
cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được thể hiện là các hành vi
bắt chước của trẻ nhỏ từ các hành động của người lớn hay sự truyền dạy của người
lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.


3
Rèn luyện KNS đã được Bộ GD&ĐT xác định là một trong 5 nội dung của
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn
2008-2013 và những năm tiếp theo.
UBND huyện - Phòng GD&ĐT Phú Ninh đã có cơng văn chỉ đạo cho các
trường Tiểu học, THCS về việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian
trong trường học và đầu tư kinh phí để làm khu trị chơi dân gian cho các trường tiểu
học, THCS.
Trong nhiều năm qua, với vai trò là Tổng phụ trách đội ở trường THCS, bản
thân tơi đã có nhiều cố gắng để đổi mới mảng hoạt động này trên cơ sở đổi mới về
nội dung, phương pháp và phương thức hoạt động. Trong đó việc đổi mới nội dung
trên cơ sở đa dạng hoá các hoạt động Đội được bản thân tôi đặc biệt quan tâm.
Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu về “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các trị chơi dân gian ở trường THCS
Phan Tây Hồ” . Đó cũng chính là vấn đề mà bản thân tôi đi sâu nghiên cứu và thực
hiện trong thời gian qua.
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Thực trạng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các trị chơi
dân gian

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề
nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng
lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh viên đang
bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, quan
hệ thầy trò bị đảo lộn. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà
cịn gióng lên hồi chng cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày
nay.
Trường THCS Phan Tây Hồ đứng chân trên địa bàn xã Tam Thái, học sinh
gồm hai xã, Tam Thái, Tam Đại, một số em ở vùng lân cận như Tam Dân, Đông Yên,
Trường Xuân – TP Tam Kỳ, một trong những trọng điểm phức tạp của nhiều vấn đề
xã hội. Do tác động xấu từ mơi trường bên ngồi, tình trạng suy thoái về đạo đức của
học sinh ngày càng bộc lộ rõ nét. Những hành vi vô lễ với thầy cô giáo, vô lễ với cha
mẹ và người lớn; sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá trong học sinh
đang ngày càng lây lan nhanh rộng. Tình trạng gây gỗ đánh nhau trong trường, trong


4
lớp khơng cịn là những bộc phát của tuổi học trị mà ngày càng có tính chất cơn đồ
như: sử dụng hung khí, cấu kết để thanh tốn lẫn nhau, trong đó có nhiều vụ việc
nghiêm trọng.
Thực trạng xảy ra như vậy, có nhiều ngun nhân, nhưng ngun nhân chính
dẫn đến tình trạng như vậy là do học sinh thiếu kỹ năng sống, cách ứng xử, xử lý tình
huống,…
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
- Sân chơi đảm bảo.
- Các dụng cụ phục vụ cho mỗi hoạt động trò chơi.
- Các hướng dẫn thực hiện.
- Nội quy thực hiện…
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:

Từ thực tế những yêu cầu trên muốn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh cấp
thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:
Giải pháp 1: Tham mưu với Chi bộ Đảng, Ban Giám Hiệu nhà trường đưa
chương trình hoạt động cơng tác Đội và ngồi giờ lên lớp vào kế hoạch tổng thể
của trường trong từng tháng, học kỳ, năm học.
Đây là bước đi quan trọng, nó khơng chỉ gắn bó hữu cơ cơng tác Đội và hoạt
động ngồi giờ lên lớp với cơng tác của nhà trường, đưa cơng tác đội, hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp hòa vào sự phát triển chung của nhà trường mà cịn khẳng định
tầm quan trọng khơng thể thiếu được của tổ chức Đội và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp trong nhà trường.
Sau khi lên dự thảo kế hoạch tôi trực tiếp tham mưu với Hiệu trưởng trong việc
chỉ đạo tổ chức các hoạt động cụ thể của Liên đội TNTP nhà trường, đồng bộ với các
hoạt động của nhà trường. Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác giáo dục của nhà trường.
Trong q trình xây dựng kế hoạch tơi đã tham mưu với Chi bộ Đảng đưa kế
hoạch hoạt động cơng tác Đội và ngồi giờ lên lớp vào, xem đây là một phần trong
Nghị quyết của Chi bộ và kế hoạch của nhà trường, đây là thể chế hố, có hiệu lực
đối với tồn bộ Cán bộ - Giáo viên nhà trường.
Yêu cầu đối với giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em phải tổ chức
thường xuyên hằng ngày, hằng tuần: Thể hiện thành lịch trình công tác, tiến tới ổn


5
định thành nề nếp thường xuyên, liên tục, có hoạt động đều đặn, cân đối trong suốt
năm học.
Bản thân tôi xây dựng hoạt động hằng tháng, hằng tuần và tận dụng sắp xếp
thời gian, trong tuần, trong tháng kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với
nhau để công việc không bị chồng chéo, mất thời gian vừa giáo dục kỹ năng sống cho
các em trong từng nội dung, từng hoạt động.
Giải pháp 2: Phối hợp đồng bộ với giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể

khác tạo điều kiện cho Liên đội hoạt động.
Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng sư phạm, tơi hình thành và phát
triển được mối quan hệ mang tính hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ
chức và phối hợp giáo dục thiếu nhi mà đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho các
em. Để làm tốt công tác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tôi thường động viên, đôn
đốc để họ phối hợp tốt.
Chúng tôi có kế hoạch làm việc phối hợp đồng bộ BCH Đoàn xã và nhà
trường lập kế hoạch liên tịch chỉ đạo hoạt động Đội trong nhà trường và hỗ trợ trong
việc tổ chức các chương trình. Để từ đó làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
thiếu nhi một cách toàn diện hơn.
Cùng với GVCN, tổ chức phân công các GV và BCH đứng điểm ở từng Chi
đội, để hỗ trợ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thơng qua đó nhằm giáo dục kỹ năng
sống cho các em.
Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất về nội dung, hình thức cơng tác
giữa các giáo viên và Tổng phụ trách Đội.
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã phối hợp với y tế học đường trong nhà
trường lên kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo
dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Qua các hoạt động vui chơi, giúp cho các em hình thành ý thức, kỹ năng ứng
xử trong giao tiếp, phịng tránh được các tình huống, các hành vi phạm pháp.
Vì thế Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nói chung, các hoạt động trị chơi
dân gian lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động,
tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ em. Và
đây cũng là con đường để hình thành và phát triển tồn diện nhân cách.
Với việc đầu tư nhiên cứu tốt công tác Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tơi đã dần trang bị cho học sinh mình các kỹ năng sống như là: kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng học tập, kĩ năng ứng xử, kỹ năng ra quyết định… Khi được trang bị kỹ các



6
em có thể hịa nhập vào cuộc sống một cách dễ dàng; xử lý tốt các tình huống khi
khơng có người lớn bên cạnh, tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. Và tôi nghĩ rằng
thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp tơi cố gắng hình thành cho học sinh
mình những kĩ năng sống mà ở mỗi em khơng chỉ biết có “vâng lời” mà cịn phải biết
“lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”; Rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói
quen tốt thơng qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp chứ khơng chỉ “rèn nếp”
hay “nghe lời”. Có như vậy sau này mới hình thành cho các em biết tự suy nghĩ, biết
phân tích đúng sai, biết quyết định có nên làm điều này hay điều khác không và chịu
trách nhiệm về điều mà mình đã quyết định làm.
Giải pháp 3: Sưu tầm các trò chơi dân gian; bổ sung vốn hiểu biết về các trò
chơi dân gian cho giáo viên và học sinh.
Biết nhiều trò chơi dân gian là một nhu cầu khơng thể thiếu được của người
quản trị. Trong "bộ nhớ" của người quản trị cần phải có nhiều loại trị chơi. Theo
tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo u cầu, theo quy
mơ... để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, cho đối tượng nào.
- Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người
chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành cơng để khởi đầu cho những trị chơi tập
thể tiếp theo. Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìm hiểu các trị chơi
dân gian, theo các nguồn sau:
- Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơi Dân
Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giới thiệu trên
internet.
- Các trò chơi dân gian đã được in trên báo và giới thiệu trên truyển hình. Cụ
thể Báo Tuổi trẻ, Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục THCS,
- Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân
được tham dự, được tập huấn, được quan sát, sau đó ghi chép lại.
- Các trị chơi dân gian được người khác phổ biến lại. Người quản trò cần biết
ghi chép lại những câu đố dân gian, những mẩu chuyện vui để sử dụng khi cần thiết
để làm thư giãn cuộc chơi hay khi chuyển sang trò chơi khác. Đồng thời giáo viên

cần phải ghi lại những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình đã gặp đề tích
luỹ thêm vốn trị chơi, kỹ năng tổ chức trò chơi.
Giải pháp 4: Chọn trò chơi dân gian phù hợp với học sinh THCS.
Trị chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đều có
quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người quản trị phải chọn


7
những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hồn cảnh điều kiện...
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là đơn giản,
dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên
đường làng đều có thể tổ chức được các trị chơi dân gian phù hợp. Nếu sân nhà nho
nhỏ thì các em chơi: Ô ăn quan, chơi cờ, Đánh chuyền, Chặt cây dừa chừa cây mận,
Bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi: Rồng rắn lên mây, Đá cầu, Trốn tìm,
Bịt mắt bắt dê,… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trị Cướp cờ, Đánh đu, Đá
gà, Chồng bông sen, Cờ chém, Kéo co…
Cần lưu ý chọn trị chơi khơng q đơn giản nhưng cũng khơng q phức tạp,
đồ dùng phục vụ cho trị chơi dễ kiếm, dễ tìm, cần có sự tham gia của tập thể. Xét về
chức năng giáo dục trò chơi dân gian có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm 1: Loại trò chơi vận động: Giúp tăng cường sức khoẻ, thể chất cho học sinh
*Ví dụ: Như tập tầm vơng; Dung dăng dung dẻ; Lò cò; Bịt mắt bắt dê; Mèo
đuổi chuột, Keo co, nhảy bao bố ...
+ Nhóm trị chơi này mang tính vận động cao, buộc người chơi phải tập trung
cao, vận động nhanh. Qua đó giúp các em nâng cao kĩ năng phản xạ và phán đốn
tình huống một cách chính xác và hiệu quả.
Nhóm 2: Loại trị chơi học tập: Giúp các em biết quan sát, tính tốn, tính nhẩm.
*Ví dụ: Trị chơi Ơ ăn quan, chơi chuyền, cờ que...
+ Đối với nhóm trị chơi này địi hỏi học sinh phải tư duy, tính tốn các nước đi phù
hợp có lợi nhất cho qn của mình. Từ đó giúp các em hồn thiện khả năng tư duy có
chiều sâu, tính chắc chắn trước khi đư ra quyết định của mình.

Nhóm 3: Loại trị chơi sáng tạo: ( Làm đồ chơi dân gian )Giúp học sinh có thể tự
làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như chong chóng bằng lá dừa,
nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu, làm tò he, làm con nghé
bằng lá đa, làm con sâu bằng lá chuối,.... Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát
huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và tương lai sau này.
*Ví dụ: Chơi diều; Xếp thuyền; làm chong chóng....
Giải pháp 5: Giáo dục rèn luyện kỹ năng sống thơng qua hoạt động trị chơi
dân gian


8
Nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh chúng tơi tổ chức những
buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm từng tháng. Bên cạnh đó tổ chức
các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đối kháng, trò chơi tương tác...
Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành kỹ năng sống cho
học sinh đó là hoạt động vui chơi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tổ chức hoạt
động vui chơi cho các em khơng chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn đặt
nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống. Như chúng ta biết trị chơi
có sức lơi cuốn học sinh rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú. Trò chơi
mang đến cho các em niềm vui, sự thỏa mái, niềm sảng khối về mặt tinh thần. Mặt
khác, trị chơi giúp các em lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội tư duy, tạo cho các em
những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ tinh thần tốt, hình thành trong các em kĩ năng, kĩ
xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện.

Trị
chơi
cịn
giúp các
em khả
năng

ứng xử

linh

hoạt, khả năng giao tiếp. Tóm lại qua trị chơi giúp cho các em rèn luyện và phát triển
toàn mỹ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú
hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỷ luật,
biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đồn kết thương yêu nhau.


9

Những hình ảnh
hoạt động Hội thi nấu cơm
Qua đó, tạo ra các sân chơi bổ ích để học sinh thể hiện khả năng thuyết trình,
ứng xử trước đám đơng, kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng làm việc theo
nhóm....giúp các em rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phát huy tốt khả
năng sáng tạo của mình, mà cịn có cơ hội rèn luyện tinh thần tự chủ, tính cộng đồng
khi làm việc. Để tổ chức trò chơi dân gian, sau khi lựa chon trò chơi thì người quản
trị phai phổ biến cách chơi và luật chơi cụ thể, rõ ràng để cho người chơi năm được
cách chơi và luật chơi. Sau một hai lần phổ biến, yêu cầu người chơi nhắc lại cách
chơi và luật chơi, tổ chức cho người chơi chơi thử sau đó mới tiến hành chơi thật và
có sự “thưởng, phạt” rõ ràng cơng minh.
Ví dụ Trị chơi: Nhảy bao bố
* Cách chơi:


10
Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi
đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ơ hàng dọc để nhảy và có hai lằn

mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc.
Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi
nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại
mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì
người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng.
Đội nào về trước đội đó thắng
* Luật chơi:
Ngừơi chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy
chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao
ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi./
Một số nội dung trò chơi dân gian đã triển khai trong thời gian vừa qua như ;
( trích một phần kế hoạch tổ chức trị chơi dân gian )
Phần tổ chức Trò chơi dân gian giao lưu khối lớp tự tổ chức:
Biên chế mỗi khối lớp 1 trị chơi dân gian; có hướng dẫn chi tiết cụ thể về cách tổ
chức, luật chơi kèm theo.
1. Các phần thi
- Khối 6: Thi đua thuyền trên cạn
- Khối 7: Kéo vòng.
- Khối 8: Thi ném còn
- Khối 9: Thi đẩy gậy
( đã có hướng dẫn kèm theo )
2. Phần thi đối kháng dành cho các khối lớp:
- Khối 6: Thi cướp bóng
- Khối 7: Đi Ka kheo tiếp sức ( 1 nam – 1 nữ )
- Khối 8: Nhảy bao bố đá banh ( chọn 2 nam, 2 nữ )
- Khối 9: Đổ nước vào bình ( 4 nam , 4 nữ )


11
3. Phần tổ chức trò chơi Dân gian chung:

* Thi thắt lá dừa : các đồ chơi dân gian ( mỗi lớp 5 sản phẩm ) ( 2em / lớp )
+ Sau khi hoàn thành sản phẩm phải trưng bày tại gian hàng của Ban tổ chức
để chấm điểm.
* Thi nhảy sạp : Mỗi lớp 5 nam , 5 nữ ( tùy theo điều kiện phụ họa của lớp )
:10 học sinh dập sạp : sạp dự thi BTC chuẩn bị. Các lớp luyện
tập tự chuẩn bị.
:Trang phục : Tùy theo điều kiện của lớp ( có chấm điểm trang
phục ) Thứ tự thi 7+9, 6+8.( Các lớp tự luyện tập. Thi vịng loại vào tiết chào
cờ ngày 18/3.)


Thi nấu cơm bằng nồi đất : Bữa cơm cho bốn người trong gia đình ( 3 em
thi/ lớp ), nội dung này có hướng dẫn cụ thể riêng.

Mỗi chi đội 01 gian hàng ẩm thực các món ăn dân gian:
-

Các loại bánh dân gian: bánh đúc, bánh ít, bột lọc, bánh bèo..., món ăn dân
gian, nước giải khát ... ( Lưu ý : phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thi
Kéo co

Một số hình ảnh đã tổ chức thực

hiện


12


Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thơng qua các trị chơi dân gian cho
thấy:
Giáo dục rèn luyện kỹ năng sống là một nội dung giáo dục quan trọng trong
nhà trường . Bởi đây là chương trình hết sức cần thiết đối với học sinh, đặc biệt là
học sinh THCS. Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa
dạng, hoạt động phong phú giúp các em có kỹ năng sống.
Giáo viên Tổng phụ trách phải thật sự yêu nghề, luôn trăn trở trước những vấn
đề nhạy cảm trong mọi hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để từ đó giáo dục và
hình thành kỹ năng sống cho học sinh hiệu quả hơn
Thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời khi học sinh có những hành vi ứng
xử chưa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn
giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày.
Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh,
khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt.
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, gia đình và các đồn thể khác, làm cho
họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con
em về kĩ năng sống.
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng học sinh kịp thời.
Thực tế cho thấy, việc áp dụng sáng kiến đã mang lại hiệu quả thiết thực, tuy
nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên cũng như giáo viên TPT Đội phải đầu tư
nhiều về mặt thời gian nghiên cứu, thời gian thực hiện cũng như kinh phí để tổ chức
các hoạt động.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau một thời gian nghiên cứu học hỏi , vừa áp dụng thực hiện tại đơn vị, bản thân tôi
nhận thấy việc áp dụng “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thơng qua các trị chơi dân gian ở trường THCS Phan Tây Hồ” cho thấy kết quả;


13
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn các trò chơi dân gian được tổ chức trong

trường học, sáng kiến đề xuất được các biện pháp và cách thức tổ chức các trò chơi
dân gian nhằm nâng cao hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Giúp cho học sinh thấy được giá trị của những kĩ năng thu được khi chơi các trò
chơi, qua đó bồi dưỡng thêm cho các em lịng u nước và văn hóa dân gian mà cha
ơng ta để lại.
- Các trò chơi dân gian rất phong phú về thể loại, mỗi trị thường có quy luật riêng,
mang sắc thái khác nhau và có tác dụng khác nhau, song nhìn chung việc chơi các trò
chơi dân gian đều giúp các em rèn luyện các đức tính quý như: thật thà, lễ phép, cần
cù, dũng cảm, rèn luyện cho các em khả năng quan sát, phán đoán, tăng cường sức
khoẻ, tạo cho các em sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ, bền bỉ, khéo léo.
-Trò chơi dân gian còn giáo dục cho các em ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, biết vận
dụng các kỹ năng học được vào cuộc sống hàng ngày. Vì trị chơi khơng quy định chỉ
một vài người chơi nên tất cả các em đều thích được tham gia chơi.
- Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, khơng cịn việc ỷ lại
hoặc làm việc khác trong lúc hoạt động, biết hợp tác chia sẽ lẫn nhau với bạn trong
lớp cũng như ngoài lớp.
- Học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác , kỹ năng tưu
duy, đó là những kỹ năng quan trọng bổ ích cho bản thân.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Một là : Cần xác định rõ mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, thời
điểm hoạt động phù hợp mạng lại mục đích giáo dục.
Hai là: Vận dụng phương pháp tổ chức tập thể, nhóm, khối lớp cho phù hợp tạo điều
kiện cho các em giao lưu chia sẽ kinh nghiệm học tập, kỹ năng sống.
Ba là: Phát huy tính sáng tạo, các kỹ năng quản lý cho các em học sinh khi tổ chức
các hoạt động tại lớp hoặc đi dã ngoại…
Bốn là: Trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên
nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi
thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên



14
hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế
những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt
hơn.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng
thử:
Qua thời gian thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các trị chơi dân gian ở trường THCS Phan
Tây Hồ” bản thân tơi nhận thấy:
Trị chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương tiện
giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa là phương
tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các trị chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa khơng tốn
kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học. Góp phần nâng cao nhận
thức, tăng cường thể lực cho học sinh, phát triển các giác quan, giúp trẻ trở thành
những người tài giỏi trong tương lai. Giúp học sinh thoả mãn nhu cầu vui chơi mà lại
bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, góp phần vào việc thực hiện
phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Việc đưa trị chơi dân gian vào
trường học là đúng đắn vì trị chơi dân gian đối với học sinh đã mang lại cho thế giới
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền
được chia sẻ niềm vui của các em với bè bạn, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung
quanh của các em đẹp hơn và rộng mở. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ
niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ của các em.
Chính vì vậy Trị chơi dân gian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn, rất cần thiết
được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Trị chơi dân gian
khơng thể thiếu trong các lần sinh hoạt đội, sinh hoạt tập thể, ngoại khóa. Qua đó
giúp học sinh giảm bớt căng thẳng sau những tiết học, làm các em thêm yêu trường,
lớp, thầy cơ, bạn bè. Cụ thể hơn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục về xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
8- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu( nếu có ):
T
T

Họ và
tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun mơn

Nội dung cơng việc
hỗ trợ


15


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tam Thái ngày 20 tháng 4 năm 2020

Người nộp đơn

Hồ Thức Tiến

Xác nhận và đề nghị của
Cơ quan, đơn vị tác giả công tác
(Ghi rõ họ và tên và đóng dấu)


16

Phụ lục II
MẤU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


17
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ........................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tác giả sáng kiến: ...................................................................................................
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ...............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
DĐ: .........................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: ...............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
STT

Tiêu chuẩn

Điểm tối đa

Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định

1

Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm
tối đa: 30 điểm)
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội
dung bên dưới và cho điểm tương ứng)

1.1


Không trùng về nội dung, giải pháp thực
hiện sáng kiến đã được công nhận trước
đây, hồn tồn mới;

30

1.2

Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
trước đây với mức độ khá;

20

1.3

Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
trước đây với mức độ trung bình;

10

1.4

Khơng có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
giải pháp đã có trước đây

0

Nhận xét:



18
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..
2

Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)

2.1

Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;

2.2

Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)

a)

Có khả năng áp dụng trong tồn tỉnh

20

b)

Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành,
lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa

phương, đơn vị trong tỉnh.

15

c)

Có khả năng áp dụng trong một số ngành
có cùng điều kiện.

10

d)

Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh
vực cơng tác

5

10

Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....

3
3.1

3.2

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực
cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi
chưa phát minh sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp
dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn)

10


19
nội dung bên dưới)
a)

Có hiệu quả trong phạm vi tồn tỉnh

30

b)

Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
nhiều địa phương, đơn vị

20

c)

Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành

có cùng điều kiện

15

d)

Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh
vực công tác.

10

Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......
Tổng cộng

THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH
(Họ, tên và chữ ký)



×