Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay (improving the quality of the contingent of rapporteurs in the main corps of the vietnam peoples army today

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.83 KB, 205 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, khơng trùng lặp với các cơng trình
khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Khúc Văn Hưởng


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Các cơng trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Các cơng trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố liên
quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở
CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI


NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1.
Đội ngũ báo cáo viên và chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các
binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.
Quan niệm, những vấn đề có tính ngun tắc và tiêu chí đánh giá
nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực
trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH ĐOÀN
CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
3.1.
Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các binh
đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam
3.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ báo
cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 4: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN Ở CÁC BINH
ĐOÀN CHỦ LỰC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ báo
cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên ở các
binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
10
17
29

33
33
58
77
77
102

116
116
125
156
158
160
175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

Chữ viết đầy đủ
Báo cáo viên
Ban Chấp hành Trung ương
Binh đoàn chủ lực
Chính trị viên
Chủ nghĩa xã hội
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị
Cơng tác tư tưởng
Đảng Cộng sản
Quân đội nhân dân Việt Nam
Trong sạch vững mạnh
Tuyên truyền cổ động
Tuyên truyền miệng
Vững mạnh toàn diện
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt

BCV
BCHTW
BĐCL
CTV
CNXH
CTĐ, CTCT
CTTT
ĐCS
QĐNDVN
TSVM
TTCĐ
TTM
VMTD
XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Từ khi thành lập đến nay, ĐCS Việt Nam luôn coi trọng vị trí, vai trị
của cơng tác TTM và đội ngũ BCV trong sự nghiệp cách mạng. Tuyên truyền
miệng là một hình thức tun truyền được tiến hành thơng qua sự giao tiếp
bằng lời nói trực tiếp giữa người nói (nhà tuyên truyền) với người nghe (đối
tượng tuyên truyền), là kênh thơng tin quan trọng, là vũ khí sắc bén đấu tranh
trên mặt trận tư tưởng lý luận, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng.
Đảng ta xác định BCV là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, “là lực
lượng nòng cốt, chủ lực thực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng”
[33], là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần to lớn vào
những thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.

Các BĐCL trong QĐNDVN là lực lượng chủ lực, cơ động chiến lược
của Bộ Quốc phịng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Đội ngũ BCV ở các BĐCL là một bộ phận của đội
ngũ BCV của Đảng, do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ,
thuộc biên chế của các BĐCL; là lực lượng nịng cốt tiến hành cơng tác TTM
trong cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị BĐCL và nhân dân trên địa bàn đóng
quân; góp phần tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH, sức mạnh chiến đấu của quân
đội và bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; đấu tranh phịng chống
chiến lược “diễn biến hịa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” qn đội của các
thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ; xây dựng các BĐCL vững mạnh về chính trị, là lực lượng chính trị, lực
lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.


6

Những năm qua, quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, nhất là Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư “về tiếp
tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng
trong tình hình mới”, đội ngũ BCV ở các BĐCL cơ bản được kiện toàn đủ về
số lượng và có bước chuyển biến quan trọng về chất lượng, thực sự góp phần
đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác TTM, xây dựng tổ chức đảng TSVM, các
BĐCL VMTD. Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ BCV chủ yếu hoạt động kiêm
nhiệm, chưa tập trung đầu tư thời gian, trí tuệ, công sức cho hoạt động TTM tại
đơn vị; chưa được quy hoạch, đào tạo bài bản về nghiệp vụ TTM; chính sách
đãi ngộ BCV chậm được cải tiến, chưa tạo được động lực thúc đẩy họ trong
thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế, đội ngũ BCV ở các BĐCL “đông nhưng

chưa mạnh” [33], chất lượng đội ngũ BCV chưa đồng đều, chất lượng đội ngũ
BCV kiêm nhiệm và bán chuyên trách còn những hạn chế nhất định; hoạt động
của đội ngũ BCV trong các cơ quan, bệnh viện, nhà trường, đơn vị độc lập
chưa hiệu quả. Một bộ phận BCV chưa nhiệt tình với cơng tác TTM; thiếu sắc
sảo, nhạy bén trong đánh giá các vấn đề thời sự; kiến thức chính trị - xã hội
chưa phong phú; trải nghiệm thực tiễn chưa nhiều; kỹ năng thuyết trình thiếu
tính chuyên nghiệp; kỹ năng đối thoại còn lúng túng… Trên thực tế, việc tiến
hành các hình thức TTM ở đơn vị chưa có sức thu hút, thuyết phục cao; việc
đấu tranh với các quan điểm sai trái thù địch chưa kịp thời, thiếu tính sắc bén.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mau lẹ, phức
tạp; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão nhất là công
nghệ thông tin tạo ra sự bùng nổ thơng tin và đa dạng hóa các loại hình truyền
thơng, đặt ra u cầu đổi mới cơng tác TTM. Đất nước ta đang đứng trước
những vận hội và thách thức mới của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy
nhiên, các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hịa
bình", âm mưu “phi chính trị hóa” qn đội bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh


7

vi, thâm độc, hịng làm suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, làm suy yếu tinh thần, tư tưởng của bộ đội.
Trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, vị trí, vai trị của cơng tác TTM và
đội ngũ BCV càng tăng lên, thực sự là vũ khí sắc bén, mũi nhọn xung kích của
cuộc đấu tranh tư tưởng, nhằm cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, cổ vũ
hành động cho cán bộ, chiến sĩ một cách thiết thực, hiệu quả mà các hình thức
khác khơng thể làm được. Trong giai đoạn cách mạng mới, để thực hiện thắng
lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng quân đội và các
BĐCL cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về
chính trị làm cơ sở địi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác TTM và

chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội
ngũ báo cáo viên ở các binh đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay” để làm luận án tiến sĩ chính trị học. Đây là vấn đề vừa cơ bản, vừa
mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong
QĐNDVN hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác
định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.
Làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng đội
ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN.


8

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp
đến chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong
QĐNDVN. Phạm vi khảo sát thực tế ở 04 BĐCL: Binh đoàn Quyết thắng

(Quân đoàn 1), Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2), Binh đoàn Tây
Nguyên (Quân đoàn 3), Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4). Các tư liệu và
số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của ĐCS Việt Nam về cơng
tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về CTTT, cơng tác TTCĐ; về cơng
tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng.
Cơ sở thực tiễn
Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; tình hình, nhiệm vụ của quân đội;
thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL; các cơng trình khoa
học, đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu đã được nghiệm thu công bố; các số
liệu, tài liệu, báo cáo, tổng kết của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp và
hệ thống các số liệu thực tế về nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL
trong QĐNDVN do tác giả khảo sát, điều tra là cơ sở thực tiễn của luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình
nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu


9

của khoa học chuyên ngành và các khoa học liên ngành, trong đó chú trọng
phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; hệ thống, cấu
trúc, thống kê, so sánh; khảo sát, điều tra xã hội học; phương pháp tổng kết
thực tiễn; phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm chất lượng và làm rõ những yếu tố quy định chất
lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL; xác lập và luận giải quan niệm, tiêu chí

đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN.
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các
BĐCL trong QĐNDVN.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong những giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL trong QĐNDVN hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần luận giải, làm sâu sắc hơn những vấn đề cơ bản về lý
luận chất lượng đội ngũ BCV và nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các
BĐCL trong QĐNDVN.
Luận án cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan
chính trị tại các BĐCL vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực
hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng đội ngũ BCV ở các BĐCL hiện nay.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy, học tập trong các nhà trường quân đội về nâng cao chất lượng đội ngũ
BCV, công tác TTM trong QĐNDVN.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và các phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình khoa học ở nước ngoài liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác tư tưởng, cơng tác tuyên
truyền cổ động

Cuốn sách Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô [165] do tác
giả X.I. Xurơnitrencô chủ biên (1982) đã phân tích tồn diện hoạt động tư tưởng
của ĐCS Liên Xô: Cơ sở lý luận và những nguyên tắc của CTTT; nội dung phong
phú và toàn diện của CTTT; những hình thức và phương pháp làm CTTT; sự chỉ
đạo CTTT của ĐCS; việc đào tạo cán bộ làm CTTT; cuộc đấu tranh tư tưởng và
sự phối hợp của các tổ chức trong CTTT. Theo các tác giả: Bộ phận cấu thành hết
sức quan trọng trong hoạt động của Đảng là CTTT, “mà mục đích cao nhất của nó
là biện giải về mặt lý luận đường lối của Đảng, xây dựng con người phát triển
toàn diện và có đời sống tinh thần phong phú, khơng ngừng nâng cao ý thức giác
ngộ giai cấp của họ, phát triển tính tích cực sáng tạo của quần chúng” [165, tr.11].
Hình thức CTTT gồm cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tuyên truyền và cổ
động. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng mục đích nhằm xây dựng thế giới
quan khoa học, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế; xây dựng
những tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Tuyên truyền là truyền bá và giải
thích sâu sắc cho quần chúng lao động hiểu rõ lý luận Mác - Lênin và đường lối
của Đảng, trang bị cho quần chúng những tri thức về quy luật phát triển của xã
hội, và trên cơ sở đó, xây dựng niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa cộng sản. Cổ
động là thông tin cho quần chúng và nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của họ;
giải thích cho họ đường lối của Đảng, làm cho họ tin tưởng vào sự đúng đắn của
đường lối, chính sách, nâng cao tính tích cực xã hội của họ.


11

Cuốn sách Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ trang Xô viết [53] của
tác giả A.A.Êpisép (1980) là một tác phẩm lý luận tổng kết về CTTT trong các lực
lượng vũ trang Liên Xô, rút ra những vấn đề vừa có tính chất ngun tắc, vừa có
tính chất hướng dẫn hành động, gắn liền với việc xây dựng lực lượng vũ trang
trong thời kỳ hiện đại. Khi bàn về vai trò của CTTT, tác giả cho rằng: “Nhờ tăng
cường công tác tư tưởng ở các đơn vị nên đã đạt được những thành tích mới trong

việc nâng cao bản lĩnh của quân nhân, trình độ sẵn sàng chiến đấu, trong việc rèn
luyện bộ đội về tinh thần chính trị và tâm lý” [53, tr.8,9]. Tác giả đã luận bàn sâu
sắc quan điểm tổng hợp trong CTTT, trong đó có những vấn đề liên quan đến các
nội dung, hình thức, biện pháp quản lý tư tưởng, đó là: “Rèn luyện tư tưởng cho
bộ đội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các nhà giáo dục. Nhiệm vụ này được
giải quyết thành cơng nhất theo hướng cải tiến tồn bộ công tác tư tưởng, áp dụng
rộng rãi quan điểm tổng hợp vào thực tiễn công tác” [53, tr.100]. Quan điểm tổng
hợp trong CTTT yêu cầu phải “sử dụng rộng rãi và khéo léo tất cả các phương
tiện giáo dục tư tưởng có trong tay. Đấy là tất cả các hình thức học tập chính trị;
các hoạt động quần chúng; các cuộc nói chuyện riêng với từng người; các hình
thức cổ động bằng hình ảnh và hiện vật cụ thể” [53, tr.106]. Tác giả chỉ rõ: “Mỗi
người sĩ quan, mỗi người chuyên nghiệp bất kể công việc công tác như thế nào,
đều phải tự coi mình là một chiến sĩ của mặt trận tư tưởng” [53, tr.107].
Cuốn sách Nghệ thuật phát biểu miệng [97] của tác giả E.A.Nôgin (1984)
đi sâu nghiên cứu có hệ thống về vị trí, vai trị của hình thức TTM - một trong
những loại hình chủ lực của hoạt động tuyên truyền; phân tích các yêu cầu khi tiến
hành công tác TTM; chỉ rõ cách thức, biện pháp để tiến hành TTM đạt hiệu quả
như mong muốn. Tác giả xuất phát từ những nguyên lý tuyên truyền và cổ động
của ĐCS Liên Xơ để trình bày các vấn đề: những vấn đề tâm lý sư phạm của nghệ
thuật phát biểu miệng; công việc chuẩn bị bài phát biểu; lôgic và văn phong của
bài phát biểu; cách sử dụng tư liệu thực tế; sự tác động lẫn nhau giữa cán bộ
tuyên truyền và người nghe… Tác giả kết luận: “Nghệ thuật phát biểu miệng là
một quá trình phức tạp và khơng đơn điệu. Đó là q trình “sản xuất” và trình


12

bày bài phát biểu trước công chúng nhằm tác động có sức thuyết phục và
giáo dục cử tọa. [97, tr.347]. Nghệ thuật phát biểu miệng là hợp nhất của
niềm tin cộng sản chủ nghĩa và trình độ thế giới quan của cán bộ tuyên

truyền, cổ động, của người thông tin chính trị, là hợp nhất của vốn hiểu biết
rộng và trình độ cao về văn hóa chung của cán bộ đó với một tổng thể các
tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong diễn thuyết
Cuốn Giáo trình cơng tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân
Trung Quốc (dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới) [92] do
tác giả Chương Tư Nghị chủ biên (1987) cho rằng: Vấn đề tư tưởng của cán
bộ, chiến sĩ vô cùng rộng lớn và phức tạp, đặc biệt nó càng nổi bật vào thời kỳ
có biến đổi lớn. Nhưng dù phức tạp thế nào, vấn đề tư tưởng của cán bộ,
chiến sĩ ngoài việc phát sinh trên những vấn đề về tình hình trong nước và
quốc tế, nhận thức về phương châm chính trị lớn của Đảng và Nhà nước, phần
lớn đều phản ánh trên mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài, phản ánh mối quan hệ giữa chỉ huy và chiến
sĩ, giữa trên và dưới, giữa đồng chí với nhau và giữa quân với dân. Giáo dục
lý tưởng đạo đức và kỷ luật chung có tác dụng đặc biệt to lớn đối với việc giải
quyết vấn đề tư tưởng trên những nội dung nêu trên. Cuốn sách cũng đã đề
cập đến giải pháp: làm tốt CTTT đối với những cá nhân cá biệt, đặc biệt là
công tác làm chuyển biến những chiến sĩ chậm tiến. Đối với những đồng chí
này, cần “lấy lý lẽ làm họ thấu hiểu, để có thể làm họ phát huy những nhân tố
tích cực, khắc phục những nhân tố tiêu cực, phấn đấu để tiến bộ; cần phải
dùng phương châm ngăn trước, ngừa sau, chữa bệnh cứu người để đối xử với
các đồng chí đã phạm sai lầm” [92, tr.52].
Cuốn sách Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [27] của tác
giả Bùi Phương Dung (2005) chỉ rõ: Công tác tuyên truyền tư tưởng của ĐCS
Trung Quốc phải nắm vững hai điểm cốt yếu: “một là, phải thống nhất với Trung
ương về tư tưởng, về chính trị, về hành động, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác tuyên truyền tư tưởng; hai là, phải phát huy dân chủ


13


một cách đầy đủ, nâng cao quan điểm quần chúng” [27, tr.22]. Nội dung cơ bản
của cơng tác chính trị tư tưởng xác định lấy giáo dục niềm tin vào lý tưởng làm
cốt lõi, triển khai mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục trên các mặt lý luận cơ bản, đường
lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và
CNXH. Triển khai giáo dục tư tưởng quan trọng về “ba đại diện” (đại diện cho
yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất xã hội tiên tiến, đại diện cho sự phát triển
văn hóa tiên tiến, đại diện trung thực cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân
Trung Quốc) và “ba chú trọng” (chú trọng học tập, chú trọng chính trị, chú trọng
đạo đức) cho toàn thể đảng viên, cán bộ. Giáo dục tinh thần “uống nước nhớ
nguồn”, “người giàu rồi phải giàu hơn nữa”. Kết hợp chặt chẽ giữa đức trị và pháp
trị và giáo dục lý luận về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, giáo dục tri thức
khoa học, tinh thần khoa học và phương pháp khoa học. Nguyên tắc, phương
châm của CTTT đó là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý
luận Đặng Tiểu Bình làm tư tưởng chỉ đạo.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào [164] của tác giả Xắcxavắt Xuânthếpphimmason (2003) đã luận giải làm rõ
tính cấp thiết của CTTT trong sự nghiệp đổi mới, phân tích các quan điểm,
nguyên tắc CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đánh giá thực trạng, rút ra
những kinh nghiệm về CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào thời gian qua;
đề xuất phương hướng và các giải pháp để tăng cường hơn nữa CTTT của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào hiện nay. Khi luận bàn về đổi mới phương thức CTTT,
luận án cho rằng: Đổi mới phương thức hoạt động của CTTT đòi hỏi phải “tìm tịi
những phương thức sinh hoạt đảng phong phú, đa dạng nhằm phát huy cao nhất
vai trò tư duy của tư tưởng và CTTT của Đảng, khơng có một phương thức nào có
thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi cho mọi hoạt động” [164, tr.140]. Khi bàn về đổi
mới nội dung CTTT, luận án cho rằng: Đổi mới nội dung CTTT phải bám sát vào
thực tiễn, dùng dẫn chứng trong thực tiễn để chứng minh… Nội dung CTTT phải
bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào;



14

phù hợp với từng đối tượng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; mang tính dân chủ rộng
rãi giúp cho mọi người hăng hái lao động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
tuyên truyền, cán bộ chính trị trong quân đội
Cuốn sách Tuyên truyền miệng: Lý luận, tổ chức và phương pháp [108] do
tác giả M.M.Rakhomacunov chủ biên (1983) đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản của cơng tác TTM – một hình thức chủ đạo của cơng tác tun truyền cở đợng
như vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương hướng, cách thức tổ chức,
hình thức, phương pháp tiến hành cổ động miệng, phát biểu miệng. Đáng chú
ý, Chương thứ ba (phần II): Các nhóm báo cáo viên của cấp ủy và hoạt động
của các nhóm ấy, hướng dẫn cách tổ chức cơng tác của các BCV, hình thức
phát biểu của BCV: Các BCV, dưới sự quản lý của cấp ủy, “phát biểu trong
tập thể những người lao động và tại nơi cư trú của nhân dân mỗi tháng một
lần. Ngoài ra, nhiều báo cáo viên được thu hút vào việc chỉ đạo cán bộ thơng
tin chính trị, cán bộ cổ động và các cán bộ cốt cán khác của Đảng” [108,
tr.171]. Chương thứ hai (phần IV): Công tác cán bộ của cổ động miệng, trình
bày về việc lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cổ động,
BCV. Trong đó nhấn mạnh: Thực tiễn đã chứng minh điều quan trọng nhất là
phải “thu hút vào đội ngũ cán bộ cổ động những người có thể bằng lời nói và
việc làm ảnh hưởng tích cực đến việc tăng cường kỷ luật và tính tổ chức, tạo
ra hồn cảnh sáng tạo và bầu khơng khí đạo đức lành mạnh trong tập thể
những người lao động” [108, tr.284]
Ćn sách Tóm tắt lịch sử cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực
lượng vũ trang Liên Xô, từ 1918 - 1973 [51] do tác giả A.A.Ê-pi-sép chủ biên
(1974) là các cơng trình nghiên cứu, tổng kết khá sâu sắc, toàn diện về lịch sử quá
trình hình thành và phát triển của CTĐ, CTCT trong sự nghiệp xây dựng các lực
lượng vũ trang Liên Xơ từ năm 1918 - 1973. Cơng trình này đã chỉ rõ sự ra đời
của hệ thống chính uỷ trong Hồng quân từ 4/1918 theo chỉ thị của V.I.Lênin và

đến 14/10/1919 Hội đồng Quân sự Cách mạng đặt chức vụ CTV ở đại đội, phân


15

đội, các đội quân đặc biệt. Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của chính uỷ
là “người lãnh đạo CTĐ, CTCT”, là “lãnh đạo chính trị đối với quân đội, tiến
hành CTĐ, CTCT trong quân nhân”. Khẳng định rõ uy tín, vị thế của đội ngũ
chính uỷ, CTV trong quân đội ở các giai đoạn trong những năm nội chiến (1918 1920) và xây dựng quân đội (1921 - 1928). Cuốn sách cũng chỉ rõ mục tiêu, yêu
cầu “đào tạo và giáo dục các cán bộ chính trị”, toàn diện cả phẩm chất, năng lực
và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu
dài của quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
Cuốn Cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xôviết [10] do tác giả P.I.Các-pen-cô chủ biên (1981) đề cập khá cụ thể đến cơng tác
xây dựng đội ngũ sĩ quan nói chung, cán bộ chính trị nói riêng. Đối với đội ngũ
cán bộ chính trị, tác giả xác định: “Cán bộ chính trị là những người trực tiếp tổ
chức CTĐ, CTCT”; là “những người mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng,
lòng kiên định và dũng cảm của Đảng trong cuộc đấu tranh để thực hiện mục tiêu
đã đặt ra” và là người “chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình cơng tác chính trị
trong qn đội…”. Các tác giả cho rằng, để huấn luyện, bồi dưỡng trình độ lý
luận, chính trị cho đội ngũ cán bộ của Đảng phải thực hiện nhiều hình thức và
phương pháp như: giảng bài, xê-mi-na, tổ chức hội nghị lý luận, đọc tác phẩm của
V.I.Lênin, diễn đàn sĩ quan, tổ chức các cuộc mạn đàm lý luận, trao đổi cá nhân
và giải đáp, tự học tập, tự nghiên cứu và thông qua hoạt động thực tiễn... Trong
đó, “phương pháp cơ bản của việc học tập lý luận Mác - Lênin cho sĩ quan là việc
tự học, tự nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin,
những nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương Đảng” [10, tr.134];
đồng thời động viên sĩ quan tích cực tham gia hoạt động xã hội - chính trị, tham
gia cơng tác cổ động, tuyên truyền, bảo đảm được mối liên hệ chặt chẽ giữa học
với hành, giữa học với đời sống đơn vị.
Sách tham khảo Phát hiện và sử dụng nhân tài [121] của tác giả Nhiệm

Ngạn Thân (2016) là sự tổng kết, kiểm nghiệm lại những điều đã làm, đã thấy,


16

đã nghe, đã nghĩ trong 40 năm công tác và phấn đấu của chính tác giả với nội
dung sâu sắc về “dụng nhân” mang hơi thở cuộc sống. Phần chủ yếu của cuốn
sách đi sâu trình bày về cơng tác cán bợ của ĐCS Trung Q́c, trong đó đề cập
rất thẳng thắn, không né tránh những vấn đề xã hội rất quan tâm như: tính dân
chủ trong ĐCS Trung Q́c, thể chế chính trị, phong cách hội họp, phong cách
viết… Tác giả đúc kết những vấn đề quan trọng về cách dùng người, lựa chọn
cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo, tinh thần đại học - học rộng, giá trị của văn hóa,
truyền thơng đại chúng. Lựa chọn cán bộ cần nắm vững “hai đầu”, tức là việc
lựa chọn, tuyển dụng hiền tài và ngăn chặn, kiểm soát những hành vi tiểu nhân.
Nhân tài trong xã hội nhiều, “chỉ cần chế độ tiên tiến, tư duy đổi mới sáng tạo,
quy định hợp lý thì nhất định có thể hình thành được cục diện “hiền tài hội tụ”
sinh động” [121, tr.13].
Cuốn Giáo trình cơng tác chính trị của Qn giải phóng nhân dân Trung
Quốc (dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới) [92] do tác giả
Chương Tư Nghị chủ biên (1987) cho rằng phải tăng cường bồi dưỡng cán bộ cả
phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác thông qua con đường cơ
bản là đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường, rèn luyện tại chức và tự học thành tài. Tác
giả viết: “…bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ cả về kiến thức chính trị, quân sự,
khoa học tự nhiên và kinh nghiệm thực tiễn; những kiến thức thực tiễn là vấn đề
quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ các cấp” [9292, tr.336]. Đồng thời,
chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực sáng tạo cho cán bộ, coi đó là nhiệm vụ
quan trọng nhất trong hoạt động bồi dưỡng năng lực của người cán bộ. Về hình
thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải sáng tạo, đa dạng, trong đó xác
định, học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất, là con đường có hiệu quả nhất
để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với việc “bồi dưỡng

nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn cơng tác” [92, tr.341]. Đây là hình thức
cơ bản, phương pháp chủ yếu và là truyền thống tốt đẹp trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ của Đảng và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Mặt khác, các


17

tác giả cho rằng, “tự học thành tài là con đường chủ yếu để cán bộ đạt được tri
thức, là cái nôi đào tạo ra nhân tài” [92, tr.347].
1.2. Các cơng trình khoa học ở trong nước liên quan
đến đề tài luận án
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác tư
tưởng, công tác tuyên truyền cổ động
Cuốn sách Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới [125] do
tác giả Nguyễn Danh Tiên chủ biên (2010) khẳng định: Ngay từ khi ra đời và lãnh
đạo cách mạng, ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi CTTT là linh
hồn của mọi công tác khác. “Tư tưởng đúng đắn, thông suốt, lập trường tư tưởng
vững vàng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự đoàn kết, thống nhất của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân” [125, tr.7]. CTTT có ba bộ phận hợp thành: công tác
lý luận, công tác tuyên truyền giáo dục, công tác cổ động. CTTT có các chức năng
chủ yếu: nhận thức lý luận; giáo dục, tuyên truyền và cổ động; hình thành giá trị
tinh thần giải phóng tư tưởng; dự báo sự phát triển xã hội và đấu tranh tư tưởng.
Cuốn sách đã phân tích, luận giải: tình hình mới, yêu cầu mới đối với CTTT và sự
lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng; quá trình Đảng lãnh đạo CTTT trong
thời kỳ đổi mới; phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sự lãnh đạo của
Đảng đối với CTTT trong tình hình hiện nay.
Cuốn sách Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc [120] của tác giả Phạm Tất Thắng (2010) đã luận giải các khái
niệm tư tưởng, lý luận và CTTT, lý luận; phân tích làm rõ những yếu tố tác động
đến CTTT, lý luận; những quan điểm cơ bản của ĐCS Việt Nam về CTTT. Đáng

chú ý là tác giả cuốn sách đã phân tích rõ những biểu hiện tư tưởng, tâm trạng tích
cực và tiêu cực trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và thực trạng nhận thức lý luận
của cán bộ, đảng viên. Tác giả cho rằng: “Ngay trong tư tưởng của đội ngũ cán
bộ, đảng viên cũng có những biểu hiện phức tạp, đan xen giữa cái tích cực tiêu
cực, giữa niềm tin và sự giao động hoài nghi vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh


18

đạo của Đảng và triển vọng phát triển của đất nước” [120, tr.90]. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm trong CTTT, lý luận; xác
định mục tiêu, phương hướng và biện pháp đổi mới CTTT, lý luận trong tình hình
mới.
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng [93] do
tác giả Phạm Quang Nghị chủ biên (2015) đã trình bày vai trị của cơng tác lý
luận, tư tưởng, văn hóa văn nghệ, vấn đề tâm lý xã hội và dư luận xã hội trong
CTTT, vấn đề lãnh đạo, quản lý báo chí, cơng tác TTCĐ, rèn luyện kỹ năng và
nghiệp vụ của người làm CTTT, cuộc đấu tranh bảo vệ CNXH khoa học hiện
nay. Đặc biệt, ở Chương mười Rèn luyện kỹ năng và nghệ thuật nói để làm tốt
cơng tác tun truyền cổ động, tác giả nhấn mạnh: Lời nói vơ cùng quan trọng,
“Nếu là chính khách, nhà ngoại giao, nhà bình luận, phát thanh viên, người dẫn
chương trình truyền hình, báo cáo viên… lại càng phải rất coi trọng việc trau
dồi lời nói, cách nói” [93, tr.263]. BCV hay người được giao nhiệm vụ thuyết
trình cần chuẩn bị kỹ đề cương thuyết trình, tích cực sưu tầm tài liệu, gặp gỡ
các chuyên gia, nhân chứng lịch sử; tích cực trau dồi khả năng sử dụng ngơn
ngữ; tự tin, nghiêm túc, khiêm tốn khi trình bày bài nói chuyện. Nói trước cơng
chúng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi BCV phải tuân thủ
nguyên tắc tính đảng, vừa linh hoạt, mềm dẻo tạo sức cuốn hút, thuyết phục
trước công chúng.
Cuốn sách Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương thức cơng tác tun

giáo trong tình hình mới [79] của tác giả Phạm Văn Linh (2016) luận giải những
vấn đề cơ bản về tư tưởng, CTTT, nội dung, phương thức công tác tuyên giáo
trong tình hình mới. Tác giả đã đưa ra các nguyên tắc đổi mới nội dung, phương
thức công tác tuyên giáo của ĐCS Việt Nam trong tình hình mới: Một là, đổi mới
nội dung, phương thức công tác tun giáo phải bảo đảm tính đồng bộ, tồn diện,
phù hợp với từng nhiệm vụ, điều kiện thực hiện ở cả Trung ương và địa phương.
Hai là, lấy hiệu quả cơng việc làm tiêu chí của đổi mới, xử lý hài hòa giữa hiệu


19

quả trước mắt và hiệu quả lâu dài trong đổi mới nội dung, phương thức công tác,
bám sát nhiệm vụ chính trị và phương châm cơng tác trong từng thời kỳ. Ba là,
đổi mới phải có bước đi phù hợp, kết hợp phương thức truyền thống và hiện đại
trong thể hiện nội dung mới, coi trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin trong thực hiện. Bốn là, đổi mới nội dung, phương
thức công tác “phải bảo đảm tính ổn định và phát triển chung của công tác tuyên
giáo, phải đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp
ủy các cấp trong triển khai thực hiện” [79, tr.132].
Cuốn sách Tuyên truyền miệng là một nghệ thuật [113] của tác giả Bùi
Đình Sâm (2013) đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của tác giả về công
tác TTM như: chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp; soạn đề cương báo cáo nghị
quyết; soạn đề cương bài nói chuyện chuyên đề; cách rèn luyện kỹ năng nói
chuyện. Tác giả cho rằng: Nói chuyện - tuyên truyền miệng đều là “những hoạt
động giao tiếp của con người với con người, chủ yếu bằng ngôn ngữ nói, nhằm
phổ biến, trao đổi những hiểu biết, kinh nghiệm và chia sẻ, động viên, tạo cơ hội
để cùng nhau thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra” [113, tr.7]. Hoạt động giao tiếp
bằng lời nói - tuyên truyền “vừa là một hoạt động khoa học vừa là một hoạt động
nghệ thuật mang lại rất nhiều tiện ích” [113, tr.7]. Một số kinh nghiệm trong TTM
mà tác giả rút ra là: xây dựng lòng tin, lòng say mê và tinh thần trách nhiệm với

nghề nghiệp; cần nắm chắc đặc điểm của đối tượng TTM; nắm vững nội dung; chủ
động phối kết hợp, lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế; chuẩn bị
tốt về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật. Mỗi cán bộ làm công tác
TTM của Đảng phải không ngừng tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng nói chuyện
trước đông người với tinh thần chịu khó, kiên trì và qút tâm cao.
Ćn Sổ tay chính trị viên đại đội [147] do Trường Sĩ quan Chính trị biên
soạn (2017) đã tập trung hướng dẫn CTV đại đội các kỹ năng tiến hành CTTT và
công tác tổ chức ở đơn vị. Trong phần kỹ năng tiến hành CTTT, cuốn sách đã dành
một dung lượng đáng kể để hướng dẫn CTV đại đội tiến hành một số hình thức
của công tác TTM ở đơn vị như: tổ chức nói chuyện, kể chuyện; thông báo thời sự


20

chính trị hàng t̀n và thơng báo thời sự chính trị theo chuyên đề hàng tháng; tổ
chức diễn đàn. Với từng hình thức trên, các tác giả đã trình bày quan niệm, yêu
cầu, quy định, đi sâu vào hướng dẫn cụ thể về công tác chuẩn bị, các bước tiến
hành, sơ tổng kết rút kinh nghiệm… Tuy chưa trang bị đầy đủ, có hệ thống cả lý
thuyết và thực hành về công tác TTM, song việc hướng dẫn kỹ năng tiến hành các
hình thức cơ bản, điển hình về công tác TTM ở đại đội đã giúp đội ngũ cán bộ
chính trị ở đơn vị cơ sở và học viên đào tạo CTV của Trường Sĩ quan Chính trị
biết cách tiến hành các hình thức trên một cách bài bản, đúng quy định.
Luận án Tiến sĩ Chính trị học Đổi mới công tác tuyên truyền miệng ở đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [123] của tác giả Vũ
Minh Thực (2008) đã nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về cơng tác TTM;
đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cơ bản
đổi mới công tác TTM ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Theo tác giả: Cơng tác
TTM có vị trí, vai trị quan trọng với ưu thế đặc trưng tạo được sự giao tiếp
trực tiếp giữa chủ thể tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền, với công cụ
tuyên truyền là ngôn ngữ nên TTM “có thể tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, với

mọi đối tượng, trong mọi điều kiện hồn cảnh, khơng phụ thuộc nhiều vào
không gian, thời gian, đối tượng” [123, tr.5]. Các giải pháp mà tác giả đề xuất
là: đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính
trị và đội ngũ cán bộ chính trị; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ
chức đảng, chính ủy, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp; đổi mới
nội dung, hình thức, phương pháp TTM ở đơn vị cơ sở; nâng cao chất lượng
đội ngũ BCV, tuyên truyền viên ở đơn vị cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, đổi mới phương tiện tiến hành công tác TTM.
Bài báo khoa học Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng
[159] của tác giả Mè Quốc Việt (2018) đã đề cập những vấn đề chung về công
tác TTM và đề xuất các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của TTM trên các khía
cạnh: nội dung, hình thức phương pháp, phương tiện tuyên truyền. Theo tác
giả, nội dung TTM phải mới lạ, độc đáo, thiết thực; có tính thời sự, cấp thiết;


21

đảm bảo tính đảng, tính định hướng. Hình thức, phương pháp TTM phải đa
dạng, phong phú, thường xuyên đổi mới; nhuần nhuyễn, điêu luyện, sáng tạo;
phù hợp với đặc điểm người nghe. Ngôn ngữ sử dụng trong TTM phải đảm bảo
tính phổ thơng, dễ hiểu, sinh động, truyền cảm; phương tiện kỹ thuật phục vụ
TTM phải đồng bộ, hiện đại.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
tuyên truyền, cán bộ chính trị trong qn đội
* Các cơng trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ tuyên
truyền
Cuốn sách Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư
tưởng [46] của tác giả Trần Thị Anh Đào (2008) đã đề cập tương đối toàn diện về
lý luận của CTTT; đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả
CTTT và vấn đề đào tạo cán bộ làm CTTT, BCV, tuyên truyền viên. Theo tác giả:

CTTT ở Việt Nam hiện nay là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công
nhân Việt Nam do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội, CTTT có nhiệm vụ “bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội” [46, tr.23]. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề phẩm chất, năng lực của đội ngũ
cán bộ chuyên trách làm CTTT, nhất là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
CTTT xuất phát từ thực tiễn ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đội ngũ cán bộ
tuyên giáo, BCV, tuyên truyền viên là lực lượng nòng cốt trong tiến hành CTTT
nên cần quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng này đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Tác giả đã đề xuất phương hướng, yêu cầu và các giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm CTTT của Đảng hiện nay.
Cuốn sách Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay
[56] do Học viện Báo chí và Tuyên truyền biên soạn (2017), tập hợp các bài tham
luận tiêu biểu của các tác giả tham gia Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay”. Cuốn sách được chia


22

làm hai phần: Phần thứ nhất: Trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay,
phân tích một số thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra cho công tác tuyên
giáo, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo. Phần thứ hai: Trình bày thực
trạng, các yếu tố tác động, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm
đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo hiện nay. Khi
đánh giá thực trạng, bên cạnh kết quả đạt được, các tác giả chỉ rõ những hạn chế,
yếu kém trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo: Số lượng cán bộ được đào
tạo chuyên sâu về nghề nghiệp tuyên giáo cịn chiếm tỷ lệ thấp; năng lực chun
mơn, năng lực tham mưu, hoạch định chính sách của cán bộ tuyên giáo trên các
lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - cơng nghệ, văn hóa, văn nghệ... cịn nhiều bất cập;

năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực
tiễn. “Năng lực tuyên truyền, cổ động còn yếu, thiếu thuyết phục” [56, tr.11]. Trên cơ
sở đó, các tác giả đề xuất nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo hiện nay đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CTTT của Đảng
trong giai đoạn cách mạng mới.
Cuốn sách Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị đơn vị cơ sở trong
Quan đội nhân dân Việt Nam [71] của tác giả Nguyễn Hoàng Lân (2008) đã luận
giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính
trị ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Theo đó, kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính
trị ở đơn vị cơ sở là một loại kỹ năng đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp, “thể
hiện năng lực vận dụng một cách thuần thục, sáng tạo những tri thức, kỹ xảo
tuyên truyền để thực hiện những nội dung tuyên truyền phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, đạt được mục đích, yêu cầu mà nhiệm vụ tuyên
truyền đề ra” [71, tr.56]. Tác giả đề xuất sáu (06) biện pháp nâng cao kỹ năng
tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở: nâng cao trình độ tri thức tồn
diện cho đội ngũ cán bộ chính trị; tiến hành tuyển chọn tâm lý đối với cán bộ
chính trị; thơng qua hoạt động thực tiễn phong phú để phát triển các phẩm chất trí
tuệ, phẩm chất giao tiếp, sự thành thạo chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền; phát
huy tinh thần tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chính trị; xây


23

dựng các tập thể quân nhân vững mạnh để phát triển kỹ năng tuyên truyền; nâng
cao khả năng khai thác, sử dụng trang thiết bị phục vụ hoạt động tuyên truyền.
Cuốn Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên huấn trong Quân đội
nhân dân Việt Nam [18] do Cục Tun huấn, Tổng cục Chính trị phát hành
(2015) đã trình bày rất rõ nét về nghiệp vụ công tác tuyên huấn theo từng mặt
công tác cụ thể. Đáng chú ý, có hai chun đề trình bày về cơng tác TTM và
BCV. Đó là Chun đề 11: Cơng tác tun truyền miệng và hoạt động báo cáo

viên trong quân đội [18, tr.173-184] và Chuyên đề 12: Phương pháp chuẩn bị đề
cương và trình bày bài tuyên truyền miệng [18, tr.185-195]. Tác giả khẳng định:
Lực lượng trực tiếp tiến hành TTM ở đơn vị cơ sở trong quân đội là đội ngũ BCV,
tuyên truyền viên, đây là “lực lượng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng” [18, tr.183-184]. Để nâng
cao chât lượng đội ngũ BCV, tuyên truyền viên cần tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên; tích cực bồi
dưỡng, học tập, nâng cao trình độ khai thác, sử dụng trang thiết bị phục vụ cơng
tác TTM; kiện tồn đội ngũ BCV, tuyên truyền viên đủ về số lượng, đảm bảo chất
lượng; quan tâm chế độ, chính sách đối với đội ngũ BCV, tuyên truyền viên.
Cuốn sách Nghệ thuật và kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền miệng trong
Quân đội nhân dân Việt Nam [124] của tác giả Vũ Minh Thực (2016) tiếp tục
phát triển nền tảng lý luận về công tác TTM và hoạt động BCV trong QĐNDVN.
Đồng thời, hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ tiến hành công tác TTM trong quân
đội như nắm bắt dư luận xã hội; thu thập thông tin; chuẩn bị đề cương và thực
hành bài nói (diễn thuyết)… Đáng chú ý, ở Chương 7, Sự rèn luyện, tu dưỡng của
cán bộ tuyên truyền miệng, tác giả chỉ rõ cấu trúc nhân cách của cán bộ làm công
tác TTM gồm phẩm chất và năng lực. Phẩm chất của BCV gồm: thế giới quan
khoa học, niềm tin và lý tưởng XHCN, lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức,
kỷ luật cao, lối sống trong sáng, giản dị, quan điểm và tác phong quần chúng đúng
đắn… Năng lực của BCV gồm: năng lực hiểu đối tượng, tri thức và tầm hiểu biết
rộng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, năng lực xử lý tài liệu, năng lực ngôn


24

ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực đối thoại… Những phẩm chất, năng lực này
“được hình thành thơng qua q trình học tập, rèn luyện khổ cơng, nghiêm túc và
chính trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp sáng tạo…” [124, tr.162].
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học Kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng Hồ Chí

Minh về đạo đức của báo cáo viên [82] của tác giả Đinh Thị Mai (2013) đã luận
giải cơ sở lý luận, thực tiễn; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp và thực
nghiệm kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của BCV
cơ sở. Trong phần lý luận, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về BCV cơ sở.
“Báo cáo viên cơ sở là người do cấp ủy đảng cơ sở chọn lựa theo những tiêu chí
nhất định, được cấp thẻ để đại diện cho tổ chức đảng cơ sở tuyên truyền trực tiếp
các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng tới cán bộ và người dân ở cơ sở”
[82, tr.41]. Họ được hưởng chế độ phụ cấp nghề nghiệp và hoạt động theo quy
định của Đảng. BCV cơ sở phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, có
phẩm chất đạo đức nhân cách tốt, có thời gian và khả năng tuyên truyền bằng lời
nói trực tiếp. Các kỹ năng tuyên truyền bằng lời của BCV cơ sở gồm: kỹ năng thiết
lập các mối quan hệ, kỹ năng quan sát, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng đối thoại.
BCV cơ sở phải thuần thục các kỹ năng trên để thực hiện tớt nhiệm vụ.
Luận án Tiến sĩ Chính trị học Chất lượng hoạt động báo cáo viên vùng
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay [78] của tác giả Phạm Tuyết Lệ (2018) đã
khái quát đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long; luận giải cơ sở lý luận, thực
tiễn về chất lượng đội ngũ BCV vùng đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá thực
trạng chất lượng đội ngũ BCV và hoạt động BCV vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất năm (05) nhóm giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động BCV vùng đồng bằng sơng Cửu Long hiện nay, đó là: cơng tác
lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động BCV; nâng cao chất lượng đội ngũ BCV; đổi mới
chương trình, kế hoạch, nội dung hoạt động của đội ngũ BCV; quản lý hoạt động
của BCV và phối hợp với các hình thức khác trên địa bàn; tăng cường cơ sở vật
chất, phương tiện hoạt động, đổi mới chế độ chính sách đãi ngộ đối với BCV.


25

Bài báo Vĩnh Phúc: Tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng
viên [13] của tác giả Bảo Châu (2019) đã phân tích những cách làm hay, sáng tạo,

hiệu quả của các cấp ủy ở Vĩnh Phúc trong xây dựng đội ngũ BCV, tuyên truyền
viên như: thường xuyên đánh giá, phân loại BCV, tuyên truyền viên; tổ chức các
hội thi: BCV giỏi, bí thư chi bộ giỏi, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ; định kỳ tổ chức hội nghị
cung cấp thông tin cho BCV; tổ chức cho BCV tham quan các mơ hình thực tế ở
địa phương; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động để đội ngũ BCV
hồn thành nhiệm vụ… Tác giả đề xuất một số giải pháp trọng tâm để nâng cao
chất lượng đội ngũ BCV ở tỉnh Vĩnh Phúc như: tăng cường sự lãnh đạo của cấp
ủy, sự chỉ đạo của ban tuyên giáo trong xây dựng đội ngũ BCV; nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho BCV; định hướng nội dung tuyên truyền cho BCV; đổi mới
phương thức hoạt động của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên…
* Các cơng trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội
Cuốn sách Phấn đấu hồn thành xuất sắc nhiệm vụ người chính uỷ trong
lực lượng vũ trang nhân dân [55] của Thượng tướng Song Hào (1967) đã chỉ rõ
nhiệm vụ, nội dung công tác và cách tiến hành cơng tác của chính uỷ - thủ
trưởng chính trị, người đại diện Đảng trong các đơn vị quân đội. Tác giả đã đặt
ra yêu cầu, mỗi chính ủy phải khơng ngừng tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện về
mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó.
Cụ thể, có bốn nội dung mà mỗi chính ủy cần phải tập trung tu dưỡng, rèn luyện
để trở thành người chính uỷ xuất sắc trong lực lượng vũ trang nhân dân: Thứ
nhất, đạo đức, năng lực của chính uỷ là đạo đức, năng lực của người đảng viên
cộng sản trong quân đội; thứ hai, đạo đức của chính uỷ là đạo đức của người
đảng viên ưu tú của Đảng; thứ ba, năng lực của chính uỷ là năng lực của người
cán bộ làm công tác giáo dục và công tác lãnh đạo; thứ tư, tác phong của chính
uỷ là tác phong lãnh đạo của Đảng [55, tr.54].
Cuốn sách Người chính uỷ Quân đội nhân dân Việt Nam [83] do Đại
tướng Chu Huy Mân chủ biên (2006) đã tập hợp một số bài viết của các tướng


26


lĩnh trong quân đội, các thế hệ chính uỷ, cán bộ chỉ huy trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ về vai trị của đội ngũ chính uỷ, CTV trong xây
dựng quân đội vững mạnh về chính trị dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng trình này đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến cơ
chế lãnh đạo của Đảng trong QĐNDVN, cũng như sự hình thành, phát triển và
lớn mạnh của đội ngũ chính uỷ, CTV trong các giai đoạn cách mạng. Từ thực tiễn
xây dựng và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ chính uỷ, CTV trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, tác giả kết luận: “Trên bình
diện tổng quát, người chính uỷ Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành xây dựng
quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [83, tr.53].
Ćn sách Xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [99] của tác giả Nguyễn Quang Phát (2006) đã
tập trung nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính
ủy, CTV; phân tích, đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị, cơng tác
xây dựng đội ngũ chính ủy, CTV trước tình hình, nhiệm vụ mới. Tác giả khẳng
định: Thực tiễn xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội chứng minh ý
nghĩa to lớn và giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ
chính ủy, CTV. Tư tưởng đó “chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng, đảm bảo
cho sự phát triển nhanh chóng và vững chắc của các thế hệ cán bộ chính trị, kể cả
trong điều kiện khó khăn ác liệt nhất của chiến tranh cách mạng” [99, tr.102]. Từ
đó, tác giả xác định những giải pháp xây dựng đội ngũ chính ủy, CTV trong quân
đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh: tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức về vị trí, vai trị của cán bộ chính trị và tầm quan trọng của cơng tác xây dựng
đội ngũ chính ủy, CTV; nghiên cứu, hồn thiện quy hoạch tổng thể và chỉ đạo các
đơn vị thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ chính ủy, CTV; tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng tồn diện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
chính ủy, CTV; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy sức mạnh
tổng hợp trong xây dựng đội ngũ chính ủy, CTV.



×