Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.83 KB, 20 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

vũ văn ban

NÂNG CAO NĂNG LựC TƯ DUY Lý LUậN
CủA giảng viên trẻ trong các học viện,
Tr-ờng sĩ quan quân đội nhân dân việt nam hiện nay

luận án tiến sĩ triết học

Hà nội - 2015


1


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

vũ văn ban

NÂNG CAO NĂNG LựC TƯ DUY Lý LUậN
CủA giảng viên trẻ trong các học viện,
Tr-ờng sĩ quan quân đội nhân dân việt nam hiện nay
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghÜa duy vËt lÞch sư
M· sè

: 62 22 03 02

ln ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS Trần Văn Phòng
2. TS. Đào Huy Tín

Hà nội - 2015


2


Mơc lơc
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

5


1.1. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực tư duy lý luận

5

của cán bộ, giảng viên
1.2. Các công trình đề cập đến thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý

13

luận của cán bộ, giảng viên trẻ
1.3. Những nghiên cứu đề cập đến quan điểm và giải pháp nâng cao


19

năng lực tư duy lý luận của cán bộ, giảng viên trẻ
1.4. Những thành tựu cơ bản và vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục

27

giải quyết
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

33


TƢ DUY LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG CÁC
HỌC VIỆN, TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM

2.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận

33

2.2. Thực chất nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong

43


các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
2.3. Những yếu tố tác động đến nâng cao năng lực tư duy lý luận của

58

giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam
Chương 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC TƢ DUY LÝ LUẬN CỦA GIẢNG

73


VIÊN TRẺ TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong

73

các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận
của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay


3

101


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC NÂNG

112

CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ
TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm cần quán triệt trong việc tiếp tục nâng cao năng lực tư

112

duy lý luận của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay
4.2. Những giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận

118


của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN

147

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

150

ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


151

PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến, mỗi quốc gia hay dân tộc, ở bất kì
một thời đại nào, muốn phát triển thì đều cần phải dựa vào một nền khoa

học tiên tiến đủ mạnh và đi kèm với nó là những con người có năng lực tư
duy lý luận (TDLL) phù hợp với trình độ phát triển của khoa học thời đại
đó. Ph. Ăngghen đã từng chỉ ra: một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học, thì khơng thể khơng có TDLL. Song, Ph. Ănghen cũng nhấn
mạnh thêm rằng, TDLL không phải lúc nào và ở đâu cũng có sẵn, mà nó
thường tồn tại dưới dạng tiềm năng, dạng năng lực. Vì thế, việc xây dựng, tạo
lập và nâng cao năng lực TDLL cho cả một quốc gia, dân tộc, một lớp người
hay cho từng cá nhân thì đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộ
phận cán bộ của Đảng trong quân đội, lực lượng có vai trị to lớn góp phần
đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia. Năng lực
TDLL là một phẩm chất đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp cho giảng viên trẻ

nhận thức đúng đắn bản chất tri thức khoa học, giải đáp những vấn đề thực
tiễn quân sự đặt ra, vận dụng sáng tạo tri thức lý luận khoa học vào giảng dạy,
nghiên cứu khoa học (NCKH) và thực hiện các nhiệm vụ khác một cách có
hiệu quả. Vì vậy, nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ là yêu cầu khách
quan, là nhiệm vụ thường xuyên và là một nội dung cốt lõi trong công tác xây
dựng đội ngũ nhà giáo, xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội cả
trước mắt cũng như lâu dài.
Những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, các học
viện, trường đại học cả nước cũng như trong quân đội thường xuyên quan tâm
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Vì thế, trình độ kiến thức, năng lực
TDLL và các phẩm chất khác của giảng viên trẻ ngày càng được nâng lên.


5


Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và cơng
nghệ, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển mới, đòi hỏi phải xây dựng quân đội
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong đó có một số quân,
binh chủng tiến thẳng lên hiện đại đang đặt ra yêu cầu cao đối với công tác giáo
dục và đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Trong khi đó, năng lực
TDLL của một bộ phận giảng viên trẻ có mặt chuyển biến chậm, làm cản trở
khả năng nhận thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn sư phạm còn mỏng, hệ
thống kĩ năng hoạt động sư phạm chưa theo kịp đòi hỏi thực tiễn nghề nghiệp;

trình độ sử dụng ngoại ngữ, tin học, khả năng NCKH chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới,... Những hạn chế này đã ảnh hưởng khơng nhỏ
đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên trẻ, đến chất lượng giáo dục
và đào tạo của các học viện, trường sĩ quan quân đội, đến kết quả huấn luyện
và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.
Thực tế ấy đặt ra vấn đề khoa học cần phải giải đáp. Đó là, làm thế
nào để "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong các học
viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay"? Điều này có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; vừa cơ bản, cấp bách vừa lâu dài, không chỉ
đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ
quan nói riêng mà cịn góp phần thúc đẩy q trình đổi mới tư duy của đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong tồn qn nói chung, đáp ứng u cầu nhiệm vụ

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nâng cao năng lực TDLL
của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục thực hiện
tốt việc nâng cao năng lực TDLL của họ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục
và đào tạo, NCKH và xây dựng quân đội ta hiện nay.

6



Nhiệm vụ của luận án
- Làm rõ thực chất nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ và
những yếu tố tác động tới việc nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ
trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đánh giá đúng thực trạng nâng cao năng lực TDLL của giảng viên
trẻ trong các học viện, trường sĩ quan quân đội, chỉ rõ nguyên nhân của thực
trạng và khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực
TDLL của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ

trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động nâng cao năng lực
TDLL của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam. Phạm vi điều tra, khảo sát ở một số học viện, nhà trường đào
tạo sĩ quan cấp phân đội (các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu
từ năm 2010 đến nay).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, nhất là phần lý luận nhận thức và lơgíc học; tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luận của Nhà
nước, nhiệm vụ của quân đội về giáo dục và đào tạo, về công tác xây dựng và
phát triển đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường quân đội. Đồng thời, luận án

khai thác kết quả nghiên cứu trong các cơng trình khoa học đã được khái quát
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Quá trình cơng tác của tác giả ở một số học viện,
nhà trường trong quân đội; qua điều tra, khảo sát thực tế về năng lực TDLL

7


của giảng viên trẻ cũng như các vấn đề có liên quan đến đề tài. Luận án còn
kế thừa những báo cáo tổng kết có liên quan đến cơng tác giáo dục và đào tạo
ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp luận

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp
phân tích - tổng hợp, kết hợp lịch sử - lơgíc, hệ thống - cấu trúc, chun gia,
điều tra xã hội học và các phương pháp khác để nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
- Làm rõ khái niệm nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ trong
các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và những yếu tố
tác động tới việc nâng cao năng lực TDLL của họ.
- Đánh giá thực trạng, khái quát một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
trong nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực
TDLL của giảng viên trẻ trong trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội

nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
6. ý nghĩa của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án nếu được vận dụng vào thực tiễn sẽ
góp phần nâng cao năng lực TDLL của giảng viên trẻ trong các học viện,
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa
học, giảng dạy triết học nói chung, phần lý luận nhận thức nói riêng và công
tác xây dựng đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường quân đội hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực tư duy lý
luận của cán bộ, giảng viên
Vấn đề tư duy, TDLL được nghiên cứu từ rất sớm, đặc biệt từ sau Đại
hội Đảng tồn quốc lần thứ VI đến nay, đã có nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, quân đội cũng như các nhà khoa học, các ngành khoa học khác nhau
quan tâm nghiên cứu. Vấn đề này cũng đã có nhiều cơng trình khoa học được
cơng bố, xuất bản thành sách, đăng tải trên các báo, tạp chí, luận văn, luận án,

kỉ yếu hội thảo khoa học.
Tiêu biểu trong đó có cuốn sách "Đổi mới tư duy lý luận và công tác
xây dựng Đảng" [115] đã tập hợp một số bài viết của tác giả Hoàng Tùng,
đăng trên báo Nhân dân từ sau đại hội VI của Đảng đến tháng 5 năm 1987.
Tác giả đi sâu luận giải làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu như: theo con
đường chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười;
học tập đạo đức cách mạng và phong cách của Bác Hồ; đổi mới tư duy là tiền
đề khắc phục sự chậm trễ về lý luận; đổi mới công tác xây dựng Đảng. Trên
cơ sở phân tích để đưa tới một nhận định rằng: Đảng ta tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện và triệt để nền kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện
thành công nhiệm vụ trọng đại đó, trước hết chúng ta cần phải đổi mới TDLL
và đổi mới công tác xây dựng Đảng. Nghiên cứu này chứng tỏ vai trò to lớn

của TDLL trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và trong cơng tác xây
dựng Đảng nói riêng, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, trở
thành một Đảng trí tuệ, có đủ trình độ và năng lực lãnh đạo công cuộc đổi
mới đất nước ở những năm tiếp theo.
Trong cuốn sách "Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ
lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn" [97] do tập thể cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết


học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh biên soạn đã xem TDLL là
hình thức cao nhất của tư duy, đó chính là q trình tiếp cận, nắm bắt, nhận
thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận, bằng hệ thống khái niệm,
phạm trù, quy luật. Với tư cách là một hình thức cao nhất của tư duy, TDLL

nắm bắt, tái tạo đối tượng nhận thức, hiện thực khách quan không phải bằng
những khái niệm thông thường, mà bằng những khái niệm lý luận. "Những
khái niệm này giúp tư duy con người có thể đi sâu vào bản chất sự vật, tìm và
vạch ra quy luật, tính quy luật của sự vật hiện tượng, và dĩ nhiên, q trình
này khơng phải là hành động đơn giản, bất chợt, rời rạc mà là có quy trình, có hệ
thống, mang tính chỉnh thể và tính nghệ thuật cao" [97, tr. 15-16]. Bàn về vai
trò của TDLL đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn được xem như
là "chìa khóa" cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ; TDLL giúp người
cán bộ nắm được thực chất quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, có khả năng phân tích, luận giải để nắm được tinh thần cốt lõi của đường
lối; có TDLL, người cán bộ sẽ có đủ năng lực phân tích sự phong phú, tính đa
dạng và phức tạp của thực tiễn cuộc sống kể cả cuộc sống đời thường để từ đó

vận dụng lý luận một cách chủ động, thích hợp, sáng tạo và hiệu quả; cũng nhờ
có TDLL mà người cán bộ biết tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận.
Tác giả Nguyễn Thanh Tân với cuốn sách "Lôgic vận động của khái
niệm trong tư duy lý luận" [92] đã làm rõ sự khác biệt giữa TDLL với tư duy
kinh nghiệm thông qua đối tượng phản ánh, phương thức tiếp cận, phương
thức hoạt động, hình thức, nội dung và tính chất xuất hiện của tri thức do hai
loại hình tư duy này mang lại. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và sự am hiểu về lơgíc học, tác giả đã nghiên cứu luận giải làm rõ
tư duy, khái niệm, TDLL, các quy luật vận động cơ bản của khái niệm trong
TDLL, các chiều hướng chính của sự vận động khái niệm trong TDLL. Theo
tác giả, sự vận động của khái niệm theo chiều hướng làm sâu sắc thêm nội
hàm và mở rộng ngoại diên; trong tương tác với nhau, các khái niệm vận



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hồng Chí Bảo (1988), "Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý luận", Tạp
chí lý luận (6), tr. 54-62.

2.

Nguyễn Thái Bình (2001), "Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc trang bị
tư duy biện chứng cho sinh viên", Tạp chí Lý luận chính trị (4), tr. 79-80.


3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.

4.

Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong
quân đội giai đoạn 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
2532/QĐ-BQP ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Hà Nội.


5.

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (2005), Đề án số
867/TM ngày 15/6/2005 về kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo
quân đội đến năm 2010, Hà Nội.

6.

Nguyễn Mạnh Cương (2004), "Về bản chất của tư duy", Tạp chí Triết
học (1), tr. 52-60.

7.


Phạm Như Cương (2004), Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận - Một đòi hỏi
bức xúc hiện nay của đất nước và thời đại, NXB Hà Nội, Hà Nội.

8.

Dương Doanh - Lý Chí Cường (2007), "Khảo sát phương thức tư duy
của xã hội hài hòa", Tạp chí Triết học (4), tr. 35-41.

9.

Nguyễn Văn Dũng (2012), Phát triển năng lực tư duy lý luận của chính

ủy trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.

10. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lí học, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
11. Nguyễn Bá Dương (2008), Sĩ quan trẻ với tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc thời kỳ hội nhập WTO, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
12. Nguyễn Bá Dương (2010), Tư duy lý luận của Đảng ta về đổi mới cơng
tác giáo dục quốc phịng trong tình hình hiện nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.



13. Nguyễn Bá Dương (2011), Đặc sắc tư duy triết học và tư duy quân sự
của Ph.Ănghen, giá trị lịch sử và hiện thực, NXB Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Bá Dương (2014), Vinh quang nhà giáo và sứ mệnh của sự
nghiệp "trồng người", NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI, Cơng ti In Tiến Bộ, Hà Nội.
19. Đảng ủy Học viện Chính trị (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học
viện Chính trị lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
20. Đảng ủy Học viện Hải quân (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học
viện Hải quân lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Khánh Hòa.
21. Đảng ủy Học viện Hậu cần (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học
viện Hậu cần lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
22. Đảng ủy Học viện Kỹ thuật quân sự (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Học viện Kỹ thuật quân sự lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
23. Đảng ủy Học viện Quân y (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện
Chính trị lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
24. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1994), Nghị quyết về tiếp tục đổi mới

công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng
nhà trường chính quy, Hà Nội.
25. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1998), Nghị quyết về xây dựng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ mới, Hà Nội.


26. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết về cơng tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
27. Đảng ủy Trường sĩ quan Chỉ huy - kỹ thuật Thông tin (2010), Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Trường sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật Thông tin lần thứ
XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Khánh Hòa.
28. Đảng ủy Trường sĩ quan Chính trị (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Trường sĩ quan Chính trị lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bắc Ninh.

29. Đảng ủy Trường sĩ quan Công binh (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Trường sĩ quan Công binh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
30. Đảng ủy Trường sĩ quan Lục quân 1 (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Trường sĩ quan Lục quân 1 lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
31. Đảng ủy Trường sĩ quan Lục quân 2 (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Trường sĩ quan Lục quân 2 lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đồng Nai.
32. Đảng ủy Trường sĩ quan Pháo binh (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Trường sĩ quan Pháo binh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
33. Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Hà (2009), "Nghiên cứu đặc điểm tư duy và lối sống của

con người Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề cần quan tâm", Tạp chí
Triết học (5), tr. 68-71.
35. Lương Thanh Hân (2011), Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa
học của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân nhân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị, Hà Nội.
36. Trần Ngọc Hiên (2008), "Tư duy lý luận về khoa học phát triển", Tạp chí
Thơng tin & Phát triển (5), tr. 3-5.
37. Nguyễn Văn Hòa (2007), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ
giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.



38. Học viện Chính trị Quân sự (2007), Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán
bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn hiện nay, Đề tài KXHV 03-02, Hà Nội.
39. Học viện Chính trị Quân sự (2007), Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của
đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị
quân sự hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện, Hà Nội.
40. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Quá trình đổi mới tư
duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1987), Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư
duy lý luận, NXB Sự thật, Hà Nội.
42. Bùi Mạnh Hùng (2010), Vai trò nhận thức khoa học trong hoạt động quân

sự của sĩ quan phân đội hiện nay, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
43. Đinh Xuân Khuê (2010), Quan hệ giữa nâng cao năng lực giảng dạy và
năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân văn
ở các trường đại học quân sự hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
44. Nguyễn Thế Kiệt (2008), "Thực trạng tư duy lý luận của cán bộ lãnh
đạo, quản lý nhà nước ta hiện nay", Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. V.I.Lênin (2005), Tồn tập, T.18, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. V.I.Lênin (2005), Tồn tập, T.20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, T.23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. V.I.Lênin (2005), Tồn tập, T.26, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. V.I.Lênin (2005), Tồn tập, T.29, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. V.I.Lênin (2005), Tồn tập, T.37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. V.I.Lênin (2006), Tồn tập, T.41, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi
mới tư duy", Tạp chí Cộng sản (10), tr. 47-51.
53. Nguyễn Ngọc Long (1988), "Chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc phục
bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận",
Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận, NXB Sự thật, Hà Nội.


54. Trương Gia Long (2005), "Đổi mới tư duy lý luận - động lực tinh thần
của sự nghiệp đổi mới", Tạp chí Khoa học chính trị (1), tr. 3-6; 25.
55. Đinh Xuân Lý (2010), "Tư duy của Đảng về phát triển xã hội trong tiến

trình cách mạng Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng (4), tr. 45-51.
56. Nguyễn Văn Lý (chủ biên) (2013), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của
đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số Tây Nguyên
(Qua khảo sát các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc), NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
57. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.1, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
58. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, T.3, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
59. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Tồn tập, T.12, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
60. C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), tồn tập, T.20, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.
61. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, T.21, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
62. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993) Toàn tập, T.23, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
63. C.Mác - Ph.Ăngghen (1996), Tồn tập, T.29, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
64. Phạm Xuân Mát (chủ nhiệm) (2008), Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị
quân sự hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện, Bắc Ninh.
65. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, T.4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, T.7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Hồ Chí Minh (1996), Tồn tập, T.8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


69. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, T.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, T.14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Lê Hữu Nghĩa (2007), "Tiếp tục đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí
Cộng sản (782), tr. 8-14.
72. Lê Hữu Nghĩa - Phạm Duy Hải (1998) Tư duy khoa học trong giai đoạn
cách mạng khoa học cơng nghệ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Phạm Thành Nghị (2003), Tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn, NXB Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
74. Phan Trọng Ngọ (2009), "Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu tư duy
sáng tạo của cá nhân", Tạp chí Khoa học (8), tr. 123-128.
75. Nguyễn Đức Ngọc (2010), "Mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - q
trình hồn thiện, phát triển tư duy lý luận của đảng về chủ nghĩa xã hội",
Tạp chí Khoa học chính trị (4), tr. 19-24.
76. Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
77. Thái Ninh (1988), "Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận", Tạp chí Cộng
sản (3), tr. 13-17.
78. Trần Văn Phòng (1994), Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ
ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Luận án tiến sĩ Triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
79. Trần Văn Phòng (chủ biên) (2001), Học tập phong cách tư duy Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Nguyễn Trọng Phúc (2009), "Tư duy lý luận của Đảng về phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới", Tạp chí Lịch sử
Đảng (2), tr. 15-20.
81. Nguyễn Trọng Phúc (2010), "Hồ Chí Minh - từ thực tiễn đến tư duy lý luận
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng (5), tr. 41-47.
82. Lê Hữu Phương (2009), "Tư duy giáo dục Việt Nam", Tạp chí Dạy và
Học ngày nay (8), tr. 11-12.



83. Nguyễn Đăng Quang (1987), "Quan hệ giữa đổi mới nội dung và phương
pháp tư duy", Tạp chí Cộng sản (10), tr. 39-42.
84. Trần Viết Quang (1996), Phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên
thông qua việc giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
85. Lê Văn Quang (2006), "Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đổi mới
tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học (8), tr. 25-29.
86. Bùi Thanh Quất (2010), "Góp thêm một vài suy nghĩ về lý luận nhận
thức biện chứng duy vật", Tạp chí Triết học (11), tr. 46-51.
87. Quốc hội (2000), Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
88. Nguyễn Duy Quý (1998), "Đổi mới tư duy trong sự nghiệp đổi mới tồn

bộ đất nước", Tạp chí Triết học (4), tr. 5-7.
89. Phạm Hồng Quý (2004), "Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy ", Tạp chí
Tâm lý học (11), tr. 45-50.
90. Nguyễn Đức Quyền (2010), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
91. Nguyễn Đức Tài, (2003) Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội qua
thực tiễn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
92. Nguyễn Thanh Tân (2007), Lơgíc vận động của khái niệm trong tư duy
lý luận, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Trần Hậu Tân (2013), Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với

năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.
94. Đặng Duy Thái (2008), Phát triển uy tín nghề nghiệp cho đội ngũ giảng
viên trẻ ở Học viện Chính trị quân sự, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Hà Nội.
95. Hồ Bá Thâm (1994), "Bàn về năng lực tư duy", Tạp chí Triết học (2), tr. 7-10.


96. Hồ Bá Thâm (1995), Nâng cao năng lực tư duy cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Trần Thành (chủ biên) (2003), Tư duy lý luận với hoạt động của người
cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Đặng Đức Thắng (chủ nhiệm) (2004) Nâng cao chất lượng đào tạo đội

ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị quân
sự, Đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị, Hà Nội.
99. Nguyễn Trọng Thắng (2006), "Xây dựng nhà giáo - nhân tố quyết định
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong quân đội đến năm 2010",
Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự (5), tr. 21-25.
100. Nguyễn Văn Tháp (2009), Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội
nhân văn ở các trường đào tạo sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Lê Thi (1988), "Thực trạng tư duy của cán bộ đảng viên ta", Tạp chí
Triết học (4), tr. 11-14.
102. Dương Văn Thịnh (2011), "Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc
nâng cao trình độ tư duy lý luận ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học

(242), tr. 45-48.
103. Nguyễn Trung Thông (chủ nhiệm) (2007), Bồi dưỡng năng lực giảng
dạy của đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện,
Chính trị quân sự hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện, Hà Nội.
104. Phạm Văn Thuần (2004), Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận
của của giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện,
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhân dân Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
105. Đào Văn Tiến (1998), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ
quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến
sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
106. Đào Huy Tín (2000), Biện chứng của q trình phát triển nhân cách

người sĩ quan chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.


107. Nguyễn Cảnh Toàn (2010), "Đổi mới tư duy trong việc tổ chức dạy và
học triết học", Tạp chí Dạy và Học ngày nay (7), tr. 50-51.
108. Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
109. Nguyễn Đình Trãi (2001), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ
giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, Luận án tiến
sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

110. Lê Quý Trịnh (2002), Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
111. Nguyễn Phú Trọng (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi
mới đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
112. Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách
khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội.
113. Trần Đình Tuấn (2006), Chất lượng đội ngũ nhà giáo - nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục đại học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
114. Nguyễn Trọng Tuấn (2010), "Đặc sắc tư duy quân sự Việt Nam thời
phong kiến", Tạp chí Triết học (3), tr. 45-52.
115. Hoàng Tùng (1987), Đổi mới tư duy lý luận và công tác xây dựng Đảng,

NXB Sự thật, Hà Nội.
116. Nguyễn Thúy Vân (2009), "Lơgíc học biện chứng là một khoa học", Tạp
chí Lý luận chính trị (5), tr. 79-83.
117. Vũ Văn Viên (1992), "Rèn luyện năng lực tư duy khoa học cho sinh viên,
học sinh", Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (2), tr. 10-12.
118. Vũ Văn Viên (2006), "Tư duy lơgíc bộ phận hợp thành của tư duy khoa
học", Tạp chí Triết học (12), tr. 32-39.
119. Vũ Văn Viên (2008), "Nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo - một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng", Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn
đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, tr. 171-185.



120. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Kinh nghiệm một số nước về
phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng
đội ngũ trí thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
122. Hồ Kiếm Việt (2005),"Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ
Chí Minh", Tạp chí Thơng tin khoa học xã hội (5), tr. 8-13.
123. Ngơ Dỗn Vịnh - Bùi Tất Thắng (2009), "Một số vấn đề về đổi mới tư duy
đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020",
Tạp chí Kinh tế và dự báo (1), tr. 17-20.
124. Ngơ Đình Xây (1990), "Vài nét thực trạng tư duy lý luận hiện nay ở
nước ta", Tạp chí Triết học (4), tr. 32-36.

125. Ngơ Đình Xây (2006), "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành
tư duy lý luận", Tạp chí Triết học (6), tr. 28-31.
126. Ngơ Đình Xây (2012), "Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng", Nâng cao năng lực hiệu quả tham mưu của
các cơ quan Đảng Trung ương trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 86-100.
127. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.




×