Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài giảng 24 điều cần thiết cho cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.38 KB, 10 trang )

24 điều nên nhớ trong cuộc sống
1. Sự hiện diện của bạn là món quà của cả thế giới
2. Bạn là duy nhất và không giống ai cả;
3. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc theo mong muốn của bạn;
4. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày;
5. Hãy điếm những điều mà bạn hạnh phúc, đừng điếm những điều mà bạn
phiền muộn;
6. Bạn sẽ vượt qua tất cả mọi thứ dù có khó khăn đến đâu;
7. Có hàng tá câu hỏi và câu trả lời trong chính bạn;
8. Hãy trở nên có hiểu biết, can đảm và mạnh mẽ;
9. Đừng tự tạo những giới hạn cho chính bản thân bạn;
10. Có nhiều giấc mơ đang chờ được thực hiện;
11. Những quyết định không kém phần quan trọng như những cơ hội mà bạn
12. Hãy vươn lên những đỉnh cao của bạn; vươn tới ước mơ và khát vọng;
13. Không làm gì lãng phí năng lượng của bạn hơn là ngồi một chỗ và lo lắng
hàng tá chuyện;
14. Một người kiên nhẫn có thể chấp nhận một việc thậm chí còn hơn cả bản
chất của sự việc đó;
15. Đừng biến bất cứ điều gì trở nên trầm trọng;
16. Hãy sống một cuộc sống thanh bình, đừng sống một cuộc đời nuối tiếc;
17. Hãy nhớ rằng một tình yêu nhỏ có thế đi cả một quãng đường dài;
18. Hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quay trở lại;
19. Hãy nhớ rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan;
20. Hãy nhận ra rằng mọi thứ không bao giờ là trễ cả;
21. Cuộc sống thật quí giá khi người ta ở bên nhau;
22. Hãy thực hiện những điều bình dị theo những cách phi thường nhất;
23. Hãy luôn nhớ về gia đình luôn có những ước mơ, hi vọng và niềm hạnh phúc
trong cuộc sống;
24. Thời gian luôn chuyển động và hãy ước rằng, một lúc nào đó ta sẽ vươn tới
những vì sao.
Cu c s ng là……..


• Cuộc sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.
• Cuộc sống rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.
• Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.
• Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.
• Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.
• Cuộc sống như một gia tài, hãy giữ gìn nó.
• Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.
• Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.
• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.
• Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó.
• Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó.
• Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.
• Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó.
• Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.
Im lặng, thở và mỉm cười
TTO - Im lặng không có nghĩa là không nói gì! Im lặng có nghĩa là tôi đang cần một khoảng
lặng, một giây phút dừng lại để ngẫm nghĩ, để lắng nghe...
Im lặng có nghĩa là tôi nhận ra lúc này mọi lời nói đều trở nên vô nghĩa hoặc phản tác dụng vì lời
tôi nói đã không còn "nặng ký" với việc này, với bạn nữa.
Tôi im lặng không có nghĩa là tôi không quan tâm nữa, mà tôi muốn nói với bạn rằng chúng ta hãy
nhìn kỹ hơn vấn đề, cân đo đong đếm những việc đã xảy ra có thật sự đáng để chúng ta hờn dỗi,
nặng lời với nhau.
Thường ngày chúng ta vẫn nói với nhau: "Mình là bạn thân, sẽ mãi là bạn của nhau!". Im lặng lúc
này là để chúng ta điều chỉnh hành vi, để đó là phương pháp tái lập truyền thông sau những hiểu
lầm chúng ta vừa trải qua.
Im lặng có nghĩa là tôi đang thực tập thở và mỉm cười, sống với giây phút hiện tại chứ không diễn
bày những quan điểm, lý luận bằng lời.
Im lặng lúc này để ngồi thật vững chãi trong căn phòng của mình, để nghe tiếng nhạc đầy triết lý
nhân sinh của Trịnh: "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Đôi khi vì ích kỷ, vì cái tôi cá nhân quá
lớn mà tôi đã không bao dung, để rồi chính điều ấy đã phá vỡ những mối quan hệ từng rất tốt

đẹp.
Suy nghiệm triết lý nhân bản "sỏi đá cần nhau" và tự điều chỉnh hành vi, mối tương quan của
người - người, mình không nên từ bỏ tình thâm, tình thân, bạn bè chỉ vì những lỗi lầm rất người
của ai đó.
Ảnh minh họa,
Trong cuộc sống, ta cần
những lúc im lặng. Nhưng im
lặng để nín nhịn những cảm
xúc, không dám bày tỏ là điều
cần tránh bởi lúc đó mình
đang làm khổ chính mình và
để vụt mất cơ hội được giãi
bày, chia sẻ, đón nhận tình
yêu. Hãy biết nói đúng lúc để
không có những hối tiếc kiểu
như: “Sao anh không hỏi
những ngày còn không? Bây
giờ em đã có chồng".
Tha thứ để còn có nhau, còn giữ những điều tốt đẹp, vẹn nguyên về nhau. Tha thứ cũng
làm người ta thay đổi, cải biến được một con người và nâng chất bản thân mình. Tôi nghĩ như vậy
và im lặng thật lâu, mỉm cười thật hạnh phúc.
Im lặng trong nhiều trường hợp cũng là sự từ chối, hoặc cũng có thể là đồng ý. Hiểu như thế nào
thì cần phải có sự quan sát, cần dựa trên mối quan hệ thực tế của mình và người được đề nghị
(về một quyết định nào đó).
Ví dụ ta hỏi: "Em có yêu anh không?". Người ấy im lặng, cúi đầu, bẽn lẽn. Thế thì ta hãy nắm tay
người ấy, nhìn vào đôi mắt long lanh ấy để nhận ra trong đôi mắt ấy có câu trả lời: "Em cũng... yêu
anh".
Ta cũng hỏi câu ấy qua điện thoại hay tin nhắn (vì ta chưa tự tin lắm) nhưng người ấy im lặng thì
đó có thể là lời từ chối hay họ đang suy nghĩ. Ta tuyệt nhiên đừng hỏi gì thêm nữa vì có thể làm
người ấy khó xử, thậm chí, có thể ta sẽ mất luôn một người bạn.

Điều quan trọng trong cuộc sống
TTO - Vị giáo già đáng kính bước vào lớp với một túi lỉnh kỉnh chai lọ và đá
sỏi. Thầy đặt một lọ thuỷ tinh lên bàn rồi cho đầy đá vào đó.
“Thế này đã đầy chưa?”, ông hỏi cả lớp.
“Đầy lắm rồi ạ”, sinh viên ở dưới lao nhao và tò mò chưa hiểu thầy định làm gì.
Thầy giáo lại lôi từ trong túi ra một gói sỏi, tiếp tục đổ nó vào cái lọ rồi lắc nhẹ.
Tất nhiên là sỏi rơi xuống và nằm gọn trong các khe hở giữa những viên đá.
“Đầy chưa nhỉ?”
“Đầy rồi thầy ơi”.
Thầy giáo lại lôi tiếp ra một gói cát và đổ nó vào lọ. Tất nhiên là cát cũng phủ
kín những khe hở nhỏ hơn.
“Thế này đầy hẳn chưa?”
“Đầy hẳn rồi thầy ạ. Kín hết rồi”.
“Giờ thầy sẽ nói cho các em biết ý tưởng này”, ông bắt đầu giảng. “Hãy tưởng
tượng cái lọ này là biểu tượng của cuộc sống. Đá tượng trưng cho những điều
quan trọng nhất của con người - đó là gia đình yên ấm, người chúng ta yêu
thương, sức khoẻ, con cái, bởi nếu những thứ khác có mất đi, riêng chúng vẫn
còn và cuộc sống chúng ta vẫn đầy ắp”.
“Sỏi là những thứ khác như công việc, nhà lầu, xe hơi. Cát là những điều nhỏ
nhặt khác nữa”, ông tiếp tục nói. “Nếu các em cho cát vào lọ trước thì sẽ không
có chỗ cho sỏi và đá. Điều này cũng đúng với cuộc sống của chúng ta. Nếu chỉ
dành thời gian và công sức cho những điều nhỏ nhặt, các em sẽ không bao giờ
có đủ chỗ cho những điều quan trọng của cuộc sống. Hãy dành sự quan tâm cho
những điều làm nên hạnh phúc thực sự như chơi với con cái, đưa bạn đời đi
khiêu vũ và cùng gia đình tổ chức bữa cơm đầm ấm.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết
bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn
minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông
minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay

còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc khi bạn là một
cán bộ hoạt động Đoàn trong thanh thiếu niên.
I. Nguyên tắc ứng xử:
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta
thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được
dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không
xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và
nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc “yêu nên tốt,
ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên
trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không
xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta
tạm chia thành các bước sau:
Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh,
lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác,
tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình. 2. Lường mọi điều,
tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những
mặt mạnh, những ưu điểm…) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những
mặt yếu, những khuyết điểm…) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở
người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra “dấu

×