Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Con người hiện sinh trong sáng tác của nikos kazantzakis (qua một số tiểu thuyết tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.97 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
===

===

NGUYỄN THỊ GIANG

CON NGƢỜI HIỆN SINH TRONG SÁNG TÁC
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
===

===

NGUYỄN THỊ GIANG

CON NGƢỜI HIỆN SINH TRONG SÁNG TÁC
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU)

Chuyên ngành: Lý luận văn học


Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trƣơng Đăng Dung

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học thạc sĩ cũng nhƣ đề tài luận văn này là nhờ sự
giảng dạy giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong tổ Lý luận văn học của nhà
trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2.Vì vậy, từ đáy lịng mình, tơi muốn gửi lời
cảm ơn chân thành đến các thầy cô.
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trƣơng Đăng Dung, ngƣời
đã dành nhiều thời gian bảo ban, hƣớng dẫn tơi, sự động viên, khích lệ và
lịng tin tƣởng đã giúp tơi có thêm động lực hồn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là hồn tồn trung
thực và khơng trùng lặp với đề tài khác; mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề
tài nghiên cứu đã đƣợc cảm ơn; thơng tin trích dẫn luận văn đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Đề tài: Con người hiện sinh trong sáng tác của Nikos Kazantzakis (qua
một số tiểu thuyết tiêu biểu) đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự giúp đỡ của
PGS.TS Trương Đăng Dung. Kết quả thu đƣợc là hoàn toàn trung thực và
chƣa từng đƣợc cơng bố trong chƣơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 5
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 8
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................. 9
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 10
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ........................................................ 10
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 10
NỘI DUNG ..................................................................................................... 12
CHƢƠNG I. KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC
HIỆN SINH ..................................................................................................... 12
1.1. Triết học hiện sinh .................................................................................... 12
1.1.1. Những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh .................................... 16
1.1.2. Các triết gia hiện sinh tiêu biểu............................................................. 23
1.2. Văn học hiện sinh ..................................................................................... 30
1.2.1. Văn học hiện sinh trên thế giới ............................................................. 30
1.2.2 Văn học hiện sinh ở Việt Nam ............................................................... 38
CHƢƠNG 2 CON NGƢỜI DẤN THÂN VÀ CON NGƢỜI HƢỞNG LẠC
TRONG SÁNG TÁC CỦA NIKOS KAZANTZAKIS .................................. 47

2.1. Con ngƣời dấn thân trong sáng tác của Nikos Kazantzakis. .................... 47
2.2. Con ngƣời hƣởng lạc trong sáng tác của Nikos Kazantzakis .................. 52
CHƢƠNG 3: CON NGƢỜI HIỆN SINH VÔ THẦN VÀ CON NGƢỜI
HIỆN

SINH

HỮU

THẦN

TRONG

SÁNG

TÁC

CỦA

NIKOS

KAZANTZAKIS ............................................................................................. 67


3.1. Con ngƣời hiện sinh vô thần trong sáng tác của Nikos Kazantzakis ....... 67
3.2. Con ngƣời hiện sinh hữu thần trong sáng tác của Nikos Kazantzakis ..... 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85



1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thế kỷ XX chứng kiến sự bùng nổ của tri thức và sự phát triển siêu
tốc của các ngành khoa học, sức sản xuất cao hơn thế kỷ XIX. Thế kỷ XX
cũng chứng kiến hàng loạt nhũng biến động xã hội dữ dội và mạnh mẽ nhất:
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tƣ bản và chủ nghĩa đế quốc gây ra hai cuộc
chiến tranh thế giới khốc liệt, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm
trọng là những nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những
phong trào phản kháng, phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ
nghĩa hiện sinh ra đời trong hồn cảnh đó và là trào lƣu bộc phát mạnh cả
trong triết học và trong văn học. Từ tác động của triết học hiện sinh cộng với
vấn đề của xã hội văn học hiện sinh ra đời với hàng loạt tác giả tiêu biểu:
Martin Heidegeer, Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus,
Mikhailovitch Dostoievski, Nikos Kazantzakis…
1.2. Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” (existentialisme) đƣợc nhà triết
học ngƣời Pháp Grabiel Marcel khởi xuớng vaò năm 1940 và đƣợc J. P.
Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào ngày 29 tháng 11năm 1945
tại Paris. Bài thuyết trình này sau đó đƣợc xuất bản thành cuốn sách mang tựa
đề “L’existentialisme est un humanisme” (Hiện sinh- một nhân bản thuyết).
Cuốn sách này của Sartre khiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng trở nên nổi
tiếng. Chủ nghĩa hiện sinh từ đó tạo đƣợc tiếng vang lớn và lan sang nhiều
quốc gia khác nhau.
1.3. Nikos Kazantzakis (18 tháng 2 năm 1883 – 26 tháng 10 năm 1957)
là một trong những nhà văn, nhà triết học tài năng quan trọng nhất của thế kỷ
20. Sự nghiệp của ông bao gồm tiểu luận, tiểu thuyết, sách du lịch và bản dịch
các tác phẩm kinh điển nhƣ Divine Comedy của Dante và Faust của Goethe.
Nhiều sáng tác của ông đề cập đến vấn đề lịch sử, văn hoá Hi Lạp và mối



2

quan hệ bí ẩn giữa con ngƣời và Thƣợng Đế. Ông đƣợc tiến cử tranh giải văn
chƣơng thế giới Nobel (1951). Ơng viết trên dƣới 10 tác phẩm. Trong đó có 2
tác phẩm nổi tiếng thế giới, (Zorba Hy Lạp và Cám Dỗ Cuối Cùng) truyện đã
dựng thành phim ảnh và trên sân khấu kịch nghệ.
Nikos Kazantzakis học triết học ở đại học France tại Paris và chịu ảnh
hƣởng sâu đậm bởi những bài giảng của triết gia Henri Bergson. Chính vì,
đƣợc giác ngộ lý tƣởng của triết học từ rất sớm nên ông dần dần làm quen với
các tác phẩm triết học thậm chí ơng cịn dịch sách triết. Trở về Hi Lạp, ông
bắt đầu dịch các tác phẩm triết học và đều tạo đƣợc tiếng vang lớn. Tƣ tƣởng
triết học thấm nhuần trong tâm hồn Nikos Kazantzakis để từ đó ơng thổi hồn
vào những áng văn chƣơng của mình, những tác phẩm văn học của ơng sau
này ít nhiều mang hơi hƣớng triết học và phải khẳng định rằng nhờ có triết
học mà Nikos Kazantzakis đã khẳng định đƣợc tài năng của mình.
Kể từ đó, Kazantzakis chu du khắp thế giới. Ông đến Đức, Ý, Nga, Tây
Ban Nha, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nƣớc khác. Khi ở Berlin,
Kazantzakis phát hiện chủ nghĩa Cộng Sản và rất ngƣỡng mộ Lenin. Công
cuộc chu du nhiều nơi trên thế giới đã giúp Nikos Kazantzakis hiểu nhiều điều
về cuộc sống con ngƣời nơi ơng từng đi qua. Ơng từng đƣợc gặp Maxim
Gorki nhà văn Nga nổi tiếng, ông trao đổi, nói chuyện tìm hiểu về đất nƣớc
cũng nhƣ dân tộc Nga, ơng đi sâu nghiên cứu về hình tƣợng con ngƣời và có
một “điểm nhìn” sâu sắc, nhân bản về con ngƣời. Hình tƣợng con ngƣời trong
các sáng tác của Nikos vơ cùng đa dạng: có hình tƣợng con ngƣời dấn thân,
con ngƣời hƣởng lạc, hai hình tƣợng con ngƣời khơng tách rời mỗi ngƣời một
bản thể mà hịa quyện vào nhau, có con ngƣời tự do hữu thần, con ngƣời tự do
vơ thần. Chính từ sự kết hợp đó đã tạo nên tên tuổi cũng nhƣ “chất” riêng
trong văn chƣơng của Nikos Kazantzakis.



3

Sự kiện đáng nhớ nhất trong cuộc đời Nikos có lẽ là sự kiện ông để tuột
mất giải thƣởng Nobel văn học danh giá. Từ năm 1947 đến 1948, ông làm
việc cho UNESCO. Năm 1957, ông để lọt mất giải Nobel Văn Chƣơng về tay
Albert Camus chỉ vì ít hơn một phiếu bầu. Điều đó chứng tỏ tài năng văn
chƣơng của Nikos Kâzantzakis. Nhà văn Albert Camus còn cho rằng Nikos là
ngƣời xứng đáng hơn mình. Giai thƣởng danh giá tuột khỏi tầm tay nhƣng thế
giới vẫn ghi danh một Nikos Kazantzakis với nhiều cơng trình văn học tầm
cỡ, lừng danh.
Suốt cuộc đời của mình, Kazantzakis là con ngƣời thiên về tâm linh, liên
tục tìm kiếm câu trả lời về cuộc sống. Khát khao tri thức đã đƣa ông đi khắp
thế giới, gặp gỡ vơ số những con ngƣời có nguồn gốc và hệ tƣ tƣởng khác
nhau. Hầu hết, các tác phẩm của Nikos Kazantzakis đều mang hơi hƣớng tâm
linh và sự giác ngộ của con ngƣời với thiên chúa. Ông có những tác phẩm
đƣợc xếp vào hàng kiệt xuất nhƣ: “Xin chọn ngƣời yêu là Thƣợng Đế”, “Cám
dỗ cuối cùng của Chúa”. Là ngƣời, trong sự nghiệp cầm bút ln khắc khoải
đi tìm chân lý, những tác phẩm của Nikos Kazantzakis nhƣ thành quả nghệ
thuật dành tặng cho cuộc đời.
Hai tác phẩm để đời của Nikos Kazantzakis: „Cám Dỗ Cuối Cùng‟ và „
Zorba Hy Lạp‟. Ông đã lãng mạn hóa cuộc đời của những ngƣời nơng dân
nhà q, những ngƣời thiếu may mắn, với lòng ngợi ca tốt và xấu của những
anh hùng dân tộc Hy Lạp. Ông thổi vào tác phẩm “Cám Dỗ Cuối Cùng” một
ngọn lửa, soi sáng những gì trong đó, bởi; chính đây là thời của Kazantzakis
một bày tỏ của tìm kiếm mà trong ba mƣơi năm qua ơng đã mài cơng tìm
kiếm chân lý tuyệt đối, nhƣng vẫn phủ nhận, đến khi thừa nhận là lúc ơng
hồn tồn đánh mất cứu cánh. Và; những gì ơng học hỏi từ học thuyết
Nietzsche là một cố gắng khơng cùng cho tự do để tìm thấy tự do không sợ
hãi, nhƣng rồi cũng không mang lại một hy vọng nào khác hơn. Đến khi hoàn



4

tất “Cám Dỗ Cuối Cùng” là lúc Kazantzakis nhìn thấy Jesus là một siêu nhân,
một lực lôi cuốn ông và đƣa tới thành quả vinh quang trên tất cả mọi thứ
trong đời; bởi lịng trung tín của ơng đem lại mãnh lực cuộc đời trở nên hợp lý
trong ông và biến đổi một tinh thần tƣơi sáng. Nhƣng ở đây khiá cạnh mang
lại thành quả thật sự, một vinh quang nhƣ một con ngƣời tự do ra khỏi cảnh tù
đày. Từ đó; đối với Kazantzakis chủ nghĩa tự do khơng đòi hỏi sự đền ơn cho
đấu tranh, nhƣng đạt đƣợc một kết quả mỹ mãn lấy ra từ phấn đấu. Ấy là phép
lạ tối thƣợng mà Jesus bền gan, kiềm chế lý trí đứng trƣớc cám dỗ của qủi sứ.
Đó là tâm nhƣ thánh giáo vƣợt qua những lôi cuốn kỳ diệu; dẫu có thua cuộc
nhƣng khơng sờn lịng. Và, duy nhất cách đó thì có thể đi tới quyết định tối
hậu mới không chấp nhận sự cám dỗ cuối cùng.
Ngày 26 tháng 10 năm 1957, Nikos Kazantzakis qua đời, ông hƣởng thọ
74 tuổi. Đƣợc đƣa về Athènes nhƣng giáo hội chính thống giáo tại đây đã trục
xuất ơng khỏi đạo và thi hài ông đƣợc di chuyển về Iraklion, Crète. Tại giáo
đƣờng Agios Minas nghi lễ đƣợc cử hành, một đám rƣớc vĩ đại tiếp diễn sau
đó thi hài ông đƣợc mai táng trong một lăng tẩm kiểu Ai Cập, nơi thành lũy
Venetian cũ, phía trên cao của Iraklion. Lăng mộ nơi ông yên nghỉ không ghi
khắc tên tuổi hay ngày tháng mà duy nhất chỉ một bức mộ chí với hàng chữ
mà ơng đã căn dặn trƣớc khi nhắm mắt: “Tơi khơng hi vọng điều gì. Tơi
khơng sợ điều gì. Tơi tự do”
Nikos Kazantzakis ln quan tâm đến nhiều “chiều kích” của tồn tại ngƣời
trong đó có vấn đề đức tin. Ở Nikos Kazantzakis, con ngƣời triết gia hịa vào
con ngƣời nhà văn, ơng viểt bằng kinh nghiệm sống trong cuộc đời mình. Các
sáng tác của Nikos Kazantzakis đều cho thấy cái nhìn đa chiều, nhân vật
thƣờng đa diện. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy ở Việt Nam tên tuổi
của Nikos Kazantzakis đã đƣợc một số nhà nghiên cứu biết đến nhƣng qua

khảo sát tôi chƣa thấy đề tài, bài nghiên cứu hay bài viết nào đi sâu vào chủ


5

nghĩa hiện sinh trong sáng tác Nikos Kazantzakis. Chính vì vậy, đã thôi thúc
tôi khám phá sáng tác của nhà văn nổi tiếng ngƣời Hy Lạp này để từ đó hiểu
sâu hơn nữa về văn học hiện sinh nói chung và hiểu hơn nhà văn ngƣời Hy
Lạp nỗi lạc này. Vì những lý do trên tơi đã chọn đề tài “ Con ngƣời hiện sinh
trong sáng tác của Nikos Kazantzakis” để có đƣợc cái nhìn tồn diện hơn về
chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của ông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Mang tinh thần của triết học hiện sinh sâu sắc, các tác phẩm của Nikos
Kazantzakis ra đời đã thu hút đƣợc sự chú ý của các nhà phê bình trên thế giới
và ở Việt Nam. Các tác phẩm của ông đã gây đƣợc sự hứng thú khiến nhiều
nhà phê bình ở Việt Nam…Và đã có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,
khóa luận lấy các tác phẩm của ông làm đối tƣợng khám phá, nghiên cứu
Do những hạn chế về tƣ liệu nƣớc ngồi, chúng tơi xin phép điểm qua
một số bài nghiên cứu, bài viết ở Việt Nam có ý nghĩa cơ sở và là sự gợi mở
cho việc lựa chọn đề tài.
2.1. Những bài nghiên cứu về các tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis.
Trong cuốn sách “Tiểu thuyết Phương Tây hiện đại và các hướng tiếp
cận” của tác giả Trần Huyền Sâm, tác giả đã dành hẳn một chƣơng để viết về
chủ đề Kinh Thánh qua các sáng tác của Nikos Kazantzakis khẳng định tài
năng và khuynh hƣớng sáng tác của Nikos Kazantzakis “ Ông là một chính trị
gia, tiểu thuyết gia khổng lồ của thế kỷ XX. Ông chịu ảnh hƣởng sâu sắc của
triết học Nietzsche, thuyết trực giác của Henri Bergson ” [34, tr.106]. Và “
sáng tác của ông đa phần theo khuynh hƣớng thế tục hóa tơn giáo. Kazanzakis
đã đặt mình vào vị thế của các nhân vật để giải đáp tâm hồn con ngƣời. Con
ngƣời sùng bái đức tin đi theo xu hƣớng tơn giáo” [34, tr.106].

Trần Huyền Sâm đã trình bày vấn đề đức tin trong các sáng tác của
Kazantzakis và công nhận sự nổi loạn, bằng lòng sống với ảnh hƣởng của


6

Thiên chúa. “Nikos Kazantzakis cũng đã bỏ khá nhiều thời gian để nghiên
cứu Kinh Thánh và đã viết ba tác phẩm liên quan về Ki-tơ giáo [34, tr.135].
Điều đó đã chứng tỏ ảnh hƣởng Thiên chúa đến Kazantzakis vô cùng lớn. Và
lời khẳng địnhkhông thể tuyệt vời hơn dành cho Kazantzakis với tác phảm
“Cám dỗ cuối cùng của Chúa” “judas hiện thân cho lòng tự hào dân tộc, niềm
kiêu hãnh của lồi ngƣời khi bị kìm hãm, chà đạp. Đây là nhân vật thể hiện
sâu sắc quan điểm thế tục hóa tơn giáo rất nhân bản của tiểu thuyết gia Nikos
Kazantzakis - một học giả tầm cỡ của thế kỷ XX” [34, tr.136]
Trong bài viết “Tiếp nhận tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của
Nikos Kazantzakis từ góc nhìn so sánh với văn bản Kinh Thánh” in trong tạp
chí Văn nghệ Huế số tháng 11/2014. Trần Huyền Sâm nhắc đến hai nhân vật
tiêu biểu trong tiểu thuyết là Jesus và Judas. Hai nhân vật vừa mang tính chất
song hành vừa mang tính chất đối lập. Cảm hứng xuyên suốt của tác phẩm là
giải thiêng Kinh Thánh. Tác giả đã làm thay đổi căn bản địa vị của nhân vật:
“từ một kẻ bán Chúa trong Kinh Thánh, Judas trở thành một nhà yêu nƣớc,
mang nỗi đau khắc khoải về thân phận dân tộc Do Thái” [32, tr.2]. Đặc biệt,
sự xung khắc giữa khoái lạc trần tục và niềm tin Thƣợng Đế đã trở thành một
mệnh đề triết học nhằm đối thoại với Kinh Thánh”.
“Nikos Kazantzakis kẻ đi tìm tuyệt đối giữa cuộc đời” là bài viết của
nhà nghiên cứu phê bình văn học Võ Cơng Liêm in trong tạp chí Nhà Văn
cuối tháng 7/2013 trong bài viết này tác giả đã nhận định sâu sắc về các tác
phẩm của Nikos Kazantzakis “Tồn bộ tác phẩm của Nikos Kazantzakis là
nói lên kinh nghiệm bản thân, một hành trình đi và sống để tìm thấy trọn vẹn
cuộc đời như một đấu tranh triền miên giữa tinh thần và thể xác. Ngoài

những đấu tranh dữ dội của Kazantzakis, ngồi khả năng hịa giải những đối
kháng và liên kết tất cả những dữ kiện để đưa vào tư duy riêng mình; tất cả
thành quả đó được mơ tả một cách rõ ràng, chính xác và thông đạt đầy đủ


7

hình ảnh rộng lớn qua kinh nghiệm sống của con người. Vì vậy Kazantzakis
đối diện thường xuyên trước những tình huống qua bao dặm trường của kẻ đi
tìm chân lý thực hư”[25, tr2]. Ơng cịn đƣa ra cái nhìn về con ngƣời của nhà
văn Nikos Kazantzakis thông qua các tiểu thuyết, đặc biệt Võ Công Liêm chú
ý đến tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa”. Với tiểu thuyết này, nhận
thấy đƣợc sự cao thƣợng của Thƣợng Đế, mang đến cho con ngƣời sự cứu rỗi
linh hồn “ Đó là khát vọng của con người đối diện với hư vô đưa tới đau khổ
tuyệt vọng gây ra từ niềm tin, làm băng hoại khơng ngừng, đấu tranh với vơ
tính giữa tinh thần và thể xác. Vị trí con người lâm vào hồn cảnh bi thương.
Kazantzakis cho đây là bí mật của Thượng Đế (Christ) là khơng đơn giản hóa
sự bí ẩn đó như tín điều của lịng tin giữa thế gian nầy” [25, tr2]
Các bài nghiên cứu, bài viết thƣờng đề cập đến lối viết của Nikos
Kazantzkis. Cụ thể nhƣ bài viết của nhà phê bình V Cơng Liêm cho rằng:
Sáng tác của Nikos Kazatzakis thƣờng gắn liền với hình tƣợng đức tin và chịu
ảnh hƣởng của Thiên Chúa.
2.2. Những cơng trình luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luậnvề tiểu
thuyết của Nikos Kazantzakis.
Trần Hồi Thu với đề tài. “Con người Alexis Zorba-Con người hoan
lạc” đã tập trung đi sâu nghiên cứu hình tƣợng hai nhân vật Zorba-Con người
hoan lạc. Tuy nhiên, luận văn này chỉ mới nghiên cứu hai hình tƣợng con
ngƣời trong tiểu thuyết ở phƣơng diện cá nhân, chƣa bao quát đƣợc ý nghĩa
sâu sắc về con ngƣời trong tác phẩm.
“Diễn ngơn khối lạc trong tiểu thuyết Alexis Zorba –con người hoan

lạc” đề tài của Võ Thị Tuyết Mai đã đề cập đến nhân vật Zorba và chuyến
hành trình viễn du của ơng và ngƣời bạn đồng hành. Đề tài này đi sâu tìm
hiểu về cách sống khống đạt, phóng túng, tự do của Zorba, những phát ngôn
của Zorba trở thành điểm nhấn tạo nên điểm khác biệt so với những nhân vật


8

khác. Tuy nhiên, đề tài này chỉ chú trọng về hình tƣợng Zorba mà chƣa có cái
nhìn khái qt về lối sống hoan lạc của Zorba khiến mọi ngƣời trân trọng và
ngƣỡng mộ.
Nguyễn Hoàng Yến với luận văn” Cám dỗ cuối cùng của Chúa-Nhìn từ
lý thuyết thế tục hóa tơn giáo”. Luận văn này đã nhìn nhận một cách khách
quan về vấn đề đức tin trong tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa”, đặc
biệt Nguyễn Hoàng Yến đã chỉ r con đƣờng đi tới đức tin của Judas và jesu.
Không phủ nhận đƣợc hành động của Judas khi yêu thƣơng cơ gái điếm mà
cịn nhìn nhận Judas với một quan điểm là môn đồ của Thiên Chúa.
Với những đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy tên tuổi và những tác
phẩm của Nikos Kazantzakis đã đƣợc những ngƣời yêu thích văn chƣơng hiện
sinh khai thác thành đề tài của mình, thậm chí có những bài nghiên cứu, bài
viết đi sâu khai thác hình tƣợng con ngƣời trong tiểu thuyết của Nikos
Kazantzakis. Mỗi cơng trình nghiên cứu, mỗi bài viết có cách nhìn nhận, đánh
giá khác nhau nhƣng điểm chung họ đều nhận thấy tài năng của nhà văn
Nikos Kazantzakis. Thông qua việc khảo sát một số bài nghiên cứu, bài viết,
đề tài khoa học, chúng tôi nhận thấy chƣa có nhiều cơng trình khai thác về
con ngƣời hiện sinh qua sáng tác của Nikos Kazantzakis, vì thế chúng tơi
muốn tiếp tục nghiên cứu sáng tác của nhà văn lỗi lạc này để góp phần khám
phá thêm tác phẩm của ông. Thực hiện đề tài “Con người hiện sinh qua một
số sáng tác của Nikos Kazantzakis”, chính là để thể hiện nỗ lực đó của chúng
tơi.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tơi nhằm mục đích làm r con ngƣời hiện
sinh trong sáng tác của Nikos Kazantzakis trong một số tiểu thuyết tiêu biểu
của ơng. Qua đó đề cập đến cái nhìn của ngƣời nghệ sĩ sáng tạo về con ngƣời
và về cuộc đời; đồng thời khẳng định sự khác biệt, độc đáo, hấp dẫn giữa tác


9

phẩm của Nikos Kazanzakis với các tác phẩm của các nhà văn khác qua hình
tƣợng con ngƣời hiện sinh dấn thân và hƣởng lạc; con ngƣời hiện sinh vô thần
và hữu thần.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để có cơ sở nhìn nhận, đánh giá đúng những đóng góp của chủ nghĩa
hiện sinh trong các sáng của Nikos Kazantzakis, chúng tôi đi vào tìm hiểu
một số tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu của ông trên nền tảng triết học nhằm
đạt đến cái nhìn khách quan và hệ thống đối với vấn đề đăt ra. Đây chính là
nhiệm vụ cần thiết với một cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận, đặc biệt
là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến những khái niệm triết học.
Đi sâu tìm hiểu truyện ngắn, tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis để thấy
tƣ tƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đƣợc thể hiện nhƣ thế nào, từ đó khẳng định
và lý giải những đóng góp của Nikos Kazantzakis với lịch sử văn học thế giới
qua đó cho thấy đằng sau những tác phẩm văn học lớn bao giờ cũng là một
nhà tƣ tƣởng lớn.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nhƣ trên đề tài đã xây dựng r đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là
“Con ngƣời hiện sinh trong sáng tác của Nikos Kazantzakis” (qua một số tiểu
thuyết tiêu biểu).
5.2. Phạm vi nghiên cứu

Tài liệu chính của luận văn là:
- Alexis Zorba - Con ngƣời hoan lạc (NXb Văn học-2006, Dƣơng Tƣờng
dịch).
- Xin chọn ngƣời yêu là Thƣợng Đế (NXB Kinh Thi Sài Gịn, 1974)
- Cám dỗ cuối cùng của Chúa (Bích Phƣợng dịch, NXB Tổng hợp Đồng
Nai 1988).


10

-Tự do hay là chết (Hoàng Nguyên Kỳ dịch) NXB Văn học 1985.
- Vƣờn đá tảng (Bửu Ý dịch 1967), NXB An Tiêm, Sài Gòn.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích các tác phẩm của Nikos Kazantzakis để
làm r con ngƣời hiện sinh trong sáng tác của ông, tôi thực hiện luận văn
bằng những phƣơng pháp sau:
-Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
-Phƣơng pháp hệ thống, cấu trúc.
-Phƣơng pháp thống kê phân loại.
-Phƣơng pháp so sánh.
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Kế thừa những thành tựu, cách khám phá, đánh giá của các nhà nghiên
cứu trƣớc đó về con ngƣời hiện sinh trong các sáng tác của Nikos
Kazantzakis, tác giả luận văn mong muốn góp thêm một hƣớng tiếp cận mới
về con ngƣời hiện sinh trong sáng tác của Nikos Kazantzakis, góp phần làm
phong phú thêm giá trị và cũng chứng tỏ những điểm nổi bật trong các tác
phẩm của Nikos Kazantzakis.
Với việc nghiên cứu về con ngƣời hiện sinh trong sáng tác của Nikos
Kazantzakis, chúng tôi mong muốn mang lại cái nhìn khách quan hơn về thế
giới hiện sinh trong văn học. Khác với các nhà văn khác thƣờng nhìn con

ngƣời với một chiều kích nhất đinh thì Nikos Kazantzakis nhìn có cái nhìn đa
chiều hơn về con ngƣời, thể hiện tính lƣỡng phân vừa đi theo tơn giáo nhƣng
lại vừa hồi nghi tơn giáo, hình tƣợng con ngƣời dấn thân và con ngƣời hƣởng
lạc. Với những nội dung đƣợc triển khai trong đề tài nghiên cứu của mình,
chúng tơi hi vọng sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc nhìn nhận vấn đề con
ngƣời hiện sinh trong văn học
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN


11

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về triết học hiện sinh và văn học hiện sinh.
Chƣơng 2: Con ngƣời hiện sinh dấn thân và con ngƣời hƣởng lạc trong
sáng tác của Nikos Kazantzakis.
Chƣơng 3: Con ngƣời hiện sinh vô thần và hữu thần trong sáng tác của
Nikos Kazantzakis.


12

NỘI DUNG
CHƢƠNG I. KHÁI LƢỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC
HIỆN SINH
1.1. Triết học hiện sinh
Theo Jacques Colette, một nhà nghiên cứu chuyên về Kierkegaard,
trong tập Que sais-Je thì thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh đƣợc dùng lần đầu
tiên trong một cuốn sách ở Italy vào những năm 30 của thế kỉ XX. Nhƣng nó
thực sự trở thành phổ biến từ năm 1944 trong cuộc luận chiến của Sartre ở

Pháp.
Tƣ duy hiện sinh đã có những biểu hiện ban đầu ngay từ thời cổ đại, khi
con ngƣời biết chiêm nghiệm về thân phận mình. Socrate (470-399 TCN),
nhƣ Jasper nói “một trong những nhân vật lớn nhất trong lịch sử nhân loại nói
chung, ngang hàng với Khổng Tử, Phật Thích Ca và Jesus”, đã khơng chủ
trƣơng xây dựng một vũ trụ luận nhƣ các triết gia trƣớc đó. Ơng cho rằng sứ
mệnh của loài ngƣời là bảo vệ chân lý của cuộc sống, quan niệm của ông
khẳng định sự thật còn cao hơn sự sống. Trong thần thoại Hy Lạp, Promethee
lừa dối cả thần Zeus để giúp đỡ loài ngƣời, thà bị xích vào đá cịn hơn phải
làm nơ lệ cho Zeus. Đặc biệt đến cuối thế kỷ XIX, sự khủng hoảng trong triết
học bắt đầu hình thành, những hạt giống cho chủ nghĩa hiện sinh mới có điều
kiện phát triển. S. Kierkegaard (Đan Mạch, 1813-1855) đƣợc xem là ông tổ
của chủ nghĩa hiện sinh với quan điểm về tính chủ thể nhân vị, F. Nietzsche
(Đức, 1844-1900) đƣợc xem là ơng tổ của hiện sinh vơ thần hồi nghi tất cả
những giá trị cũ và khẳng định “Thượng Đế đã chết”. Sự ra đời của những tƣ
tƣởng đó đã làm cho chủ nghĩa hiện sinh trở thành một triết học nhƣ các trào
lƣu triết học đã có.
Triết học hiện sinh là một trào lƣu triết học, vốn có mầm mống hình
thành từ thế kỷ XX với những triết gia lớn đƣợc coi là ông tổ của triết học


13

hiện sinh là Kierkeggaard (ông tổ của triết học hiện sinh trung thực),
Nietzsche (ông tổ của hiện sinh vô thần)… Nhƣng phải đến giữa thế kỷ XX,
sau khi “Hiện tƣợng học” của triết gia ngƣời Đức E. Husserrl ra đời cung cấp
phƣơng pháp nghiên cứu đối với thế giới. (Đó là khoa học nghiên cứu bản
chất đặt lại các bản chất nơi hiện hữu, những bản chất cụ thể, cũng gọi là bản
tƣờng trình về kinh nghiệm sống của con ngƣời), triết học hiện sinh đã bản
thể luận hóa hiện tƣợng học để thực sự phát triển thành một chủ nghĩa hiện

sinh có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống nhân loại đến tận bây giờ.
Xét về sự vận động của tƣ duy triết học nhân loại thì triết học hiện sinh
ra đời là một lẽ tất yếu. Triết học truyền thống phƣơng Tây từ Platon,
Aristote… thời cổ đại đến những Descartes, Kant, Hegel… đều lấy vạn vật
trong thế giới tự nhiên là đối tƣợng khám phá, là thế giới bên ngồi tâm hồn
con ngƣời. Bởi vậy nó đƣợc gọi chung là triết học về thiên nhiên. Mục đích
của triết học là tìm ra nguyên nhân căn bản của vũ trụ.
Nhận thức đƣợc điều đó, triết học hiện sinh đặt con ngƣời và ý nghĩa
nhân sinh làm đối tƣợng nghiên cứu. Triết học hiện sinh chủ yếu chú trọng
đến thân phận, hành động, cuộc sống và cái chết của con ngƣời. Con ngƣời
đƣợc triết học hiện sinh tôn vinh, con ngƣời chính là chủ thể của vạn vật. Con
ngƣời trong triết học hiện sinh là con ngƣời cụ thể - những cá thể riêng biệt,
độc đáo có chủ thể tính và tự do tính - chứ khơng phải là con ngƣời phổ quát
của Aristote. Con ngƣời hiện sinh không sống trong những quan niệm trìu
tƣợng mà sống trong cuộc sống hàng ngày, cụ thể, có suy ngẫm về quá khứ,
dự tính về tƣơng lai, có đời sống nội tâm, ln dùng suy nghĩ để xác nhận ý
nghĩa thực của mỗi ngƣời, mỗi vật cố gắng thoát khỏi màu sắc kinh viện, bác
học của triết học truyền thống.
Chính vì vậy, mà triết học hiện sinh thƣờng nhấn mạnh tới tính chủ thể,
độc đáo của mỗi con ngƣời. Hình tƣợng con ngƣời trong triết học hiện sinh


14

hồn tồn khác biệt .Chủ đích của triết học hiện sinh là làm cho mỗi ngƣời ý
thức và ý thức một cách bi đát về địa vị con ngƣơì của mình, đồng thời triết
hiện sinh nhắc cho ta biết nếu ta thụ động, ta bán rẻ thiên chức làm ngƣời của
ngƣời ta và nhƣ vâỵ chúng ta sẽ rơi xuống hàng sự vât. Con ngƣời hiện sinh ý
thức đƣợc trách nhiệm và hành động của mình. Con ngƣời tự đảm nhận lấy tự
do của mình. Sự lựa chọn hành động trong mỗi thời điểm là cách thể hiện ý

nghĩa của cuộc đời mình, đó chính là cách tạo nên giá trị cốt lõi của bản thân.
Mỗi quyết định chính là một giá trị hiện sinh, vì mỗi quyết định địi hỏi một ý
thức thận trọng và một tinh thần trách nhiệm cao cả.
Tƣ tƣởng hiện sinh coi trọng tự do cá nhân, đề cao tính độc đáo, sáng
tạo, tính tự chịu trách nhiệm của mỗi ngƣời. Điều này phù hợp với cuộc giải
phóng con ngƣời cá nhân mà phƣơng Tây đã và đang thực hiện. Chính việc đề
cao tự do cá nhân, tự do từ trong bản năng, từ trong trực giác một cách thái
quá đã là một động lực kích thích ngƣời ta đến một lối sống phóng túng, tự
cho phép mình có quyền hƣởng thụ hết mọi khối lạc của cuộc đời. Mặt khác,
ngƣời ta tìm thấy trong chiều sâu của chủ nghĩa hiện sinh tƣ tƣởng về tự domỗi ngƣời là một nhân vị tự do, tự đảm nhận lấy định mệnh của mình, mỗi
ngƣời là một nhân vị độc đáo, cô đơn gánh vác định mệnh của mình, mỗi
ngƣời là một cuộc đời. Mỗi con ngƣời đều có niềm tin tự giải phóng để khẳng
định tài năng, bản ngã của mình.
Cá nhân con ngƣời trong nhiều thế kỷ đã bị đẩy vào đƣờng cùng bởi
những hệ thống tƣ tƣởng khơng quan tâm đến tính độc đáo của con ngƣời cá
nhân, khinh rẻ khát vọng sống, tình cảm cá nhân. Triết học hiện sinh khẳng
định tự do của con ngƣời, từ chối việc ý thức cá nhân phụ thuộc vào những
khái niệm trìu tƣợng hay những cấu trúc xã hội đã bị phi nhân tính hóa. Triết
học này là biểu tƣợng nổi loạn chống lại những định chế một mặt đã kìm hãm
tự do cá nhân, mặt khác lại biến cá nhân thành kẻ chối bỏ trách nhiệm, trƣớc


15

hết là trách nhiệm với chính bản thân mình. Trƣớc và cùng với chủ nghĩa hiện
sinh, đã xuất hiện nhiều sự phản kháng từ các phong trào xã hội nhằm chống
văn hóa tuyệt đối hóa, nhƣng duy nhất chỉ có chủ nghĩa hiện sinh đã tìm ra lối
thốt. Mounier đã có nhận xét “Tƣởng là cũng khơng nên qn những điều
kiện lịch sử đã tạo nên triết thuyết này. Chủ nghĩa hiện sinh đƣợc coi nhƣ một
phản ứng chống lại một thế giới trong đó chủ nghĩa duy vật khoa học đã bành

trƣớng tới độ muốn chối bỏ thực tại chủ quan nội tại trong tâm hồn con ngƣời.
Bƣớc đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh khi đi vào trong thế giới nhƣ quay
cuồng trong tốc độ máy móc là kéo con ngƣời ra khỏi sự mù quáng về quảng
cáo rứt con ngƣời khỏi cái cảnh cứ bám riết lấy sự vật ngoại giới cũng nhƣ
cách xã giao hời hợt bên ngồi để đi sâu vào một cuộc kiếm tìm một cuộc
sống có tính ngƣời đích thực hơn” [28, tr.141].
Trào lƣu hiện sinh ảnh hƣởng đến tầng trí thức miền Nam Việt Nam
những năm 1954-1975 gần nhƣ là một cơ duyên trong lịch sử. Trong hai thập
niên ấy, chủ nghĩa hiện sinh đã tác động đến đời sống xã hội miền Nam Việt
Nam trên các bình diện nhƣ lý thuyết triết học và văn học, sáng tác văn học,
thái độ sống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội bế tắc, cùng với chủ nghĩa
hiện sinh là một trào lƣu tƣ tƣởng từ phƣơng Tây cho nên sự tiếp nhận triết
học hiện sinh còn nhiều hạn chế.
Cho đến nay, thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh đã có vị trí chắc chắc trong
đời sống xã hội và đi vào lịch sử triết học hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh đã
đƣợc bàn luận rất nhiều, song tƣ duy hiện sinh không ngừng vƣơn xa trong xã
hội hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh không phải là một thuyết cứng nhắc, bó hẹp
mà ln ln rộng mở. Hầu nhƣ có bao nhiêu nhà triết học hiện sinh, bao
nhiêu nhà văn dùng từ hiện sinh thì có bấy nhiêu loại chủ nghĩa hiện sinh.
Song, về bản chất họ đều giống nhau ở chỗ cùng đề cao quan điểm chủ thể
tính, coi hiện sinh là tính thứ nhất có trƣớc bản chất. Một cách khái quát nhất


16

có thể chia chủ nghĩa hiện sinh thành hai nhánh:chủ nghĩa hiện sinh vô thần
và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Hai ngành này cùng chung chủ trƣơng “lấy
triết học con ngƣời để chống lại sự quá trớn của hai nền triết học cổ điển tức
triết học quan niệm về triết học vũ trụ” [28, tr.66].
1.1.1. Những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh

Triết học hiện sinh luôn lấy con ngƣời làm bản ngã và cùng tìm hiểu ý
nghĩa đời sống con ngƣời. Con ngƣời trong triết học hiện sinh là con ngƣời
độc đáo, cô đơn, luôn nhận thấy giới hạn và cố gắng phá bỏ giới hạn đó. Con
ngƣời ln cố gắng vì nỗi sợ hãi bị lãng qn, vì tham vọng đƣợc sống trong
tim và óc của kẻ khác nhƣ Dostoevsky từng nói “ Trƣớc giới hạn lớn nhất của
đời ngƣời- cái chết, tất cả sự cố gắng trƣớc đó, dù con ngƣời đạt tới sự viên
mãn thì nó khơng thốt khỏi hƣ vơ”
Chủ nghĩa hiện sinh đã xây dựng cho mình một hệ thống phạm trù khá
cụ thể xoay quanh hai vấn đề trung tâm đó là: Tính chủ thể và tính tự do của
nhân vị. Với các khái niệm: Hữu thể (ý thức, hiện hữu, hiện sinh, cái tự nó và
cái cho nó), hƣ vô (không hữu thể), buồn nôn, cô đơn, lo âu (xao xuyến, liều,
tuyệt vọng, thất bại), tha hóa, cái chết, trách nhiệm, siêu việt (thăng hoa) dự
phóng. Thƣợng Đế, tha nhân, nhập cuộc (hành vi) (xem sơ đồ hệ thống phạm
trù của chủ nghĩa hiện sinh).
Trong cuốn “Những chủ đề triết hiện sinh” của E. Mounier đã tìm ra
mƣời hai luận đề chính của tƣ tƣởng hiện sinh. Mƣời hai luận đề này đã tạo ra
cái nhìn đa chiều hơn về triết học hiện sinh và giúp chúng ta nhìn nhận lại
cách sống cách suy nghĩ của mình đồng thời mang lại những suy nghĩ tích cực
hơn trong thân phận làm ngƣời của mình. Phải sống sao cho có ích và giúp
con ngƣời không thôi hi vọng về tƣơng lai. Các chủ đề gồm có:
1. Sự tồn tại ngẫu nhiên của cuộc sống:
Khi sinh ra đã có ai từng đặt ra những câu hỏi: Tại sao tôi đƣợc sinh ra,


17

tại sao tơi lại có mặt trong gia đình này, tại sao lại có sự sống…Khi con ngƣời
có ý thức mình sống thì đã thấy mình hiện hữu ở đó rồi. Con ngƣời ngẫu
nhiên đến với cuộc đời và phải mặc định sự có mặt đó khơng ai có thể giải
thích đƣợc. Sartre nói con ngƣời khơng phải là cái gì thiết yếu, nó là một cái

gì thừa thãi.
2. Sự bất lực của lí trí:
Lí trí và tình cảm là hai phạm trừ song hành cùng nhau để đƣa ra lời
phán quyết thỏa đáng cho một lĩnh vực đang còn khúc mắc. Nhƣng trong thực
tế khơng ít lần chúng ta lựa chọn một trong hai phạm trù này để quyết định.
Có những điều con ngƣời lựa chọn và quyết định theo tiếng gọi của trái tim,
của tình cảm mà lí trí khơng sao giải thích đƣợc, thậm chí con ngƣời cịn tự
quyết bất chấp hậu quả thế nào. Từ đó các triết gia hiện sinh thấy rằng lí trí
trở nên bất lực trƣớc nhân vị tự do của con ngƣời, điều mà Pascal gọi là tiếng
nói của con tim.
3. Sự nhảy vọt của con người:
Con ngƣời ln tìm cách phá bỏ các giới hạn của bản thân, tìm cách tháo
gỡ ranh giới đang có để hƣớng tới những điều tốt đẹp hơn. Chính vì thế con
ngƣời ln nỗ lực khơng ngừng tạo nên cuộc đời mình bằng cách tiến vƣợt,
nhảy vọt hàng giây, hàng phút, mặc dầu là nhảy vọt vào hƣ vơ. Chính vì điều
đó càng nhấn mạnh hiện sinh là triết học lạc quan cổ vũ sự cố gắng của con
ngƣời.
4. Sự dồn ải của cuộc sống con người:
“Mỗi ngày tôi đang sống đây là mỗi ngày tôi tiến gần đến cái Chết, sự
Chết, dù không muốn cũng không thể cƣỡng lại đƣợc, ngay từ khi sinh ra tôi
đã đủ tuổi già để chết” Phát biểu nổi tiếng của Heidgger. Ý thức đƣợc điều
này trong cuộc hiện sinh của mình con ngƣời ln thƣờng trực nỗi lo âu, khắc
khoải về thân phận làm ngƣời về sự hữu hạn với cuộc đời.


18

5. Sự phóng thể (cịn gọi là sự vong thân, tha hóa):
Con ngƣời ln đứng trƣớc nguy cơ bị phóng thể, biến thành kẻ hồn
tồn khác. Con ngƣời khơng tự làm chủ đƣợc mình và tự điều khiển đƣợc

mình. Trong triết học hiện sinh con ngƣời luôn thƣờng trực nỗi sợ hãi mà
khơng tự làm chủ đƣợc mình.
6. Đời người có hạn thần chết lại vội vã
Các triết gia hiện sinh nói nhiều đến sự chết. Con ngƣời phải tự đảm
nhận cái chết của mình mà khơng ai có thể thay thế và làm thay đƣợc. Chính
vì nhận thức đƣợc điều này, chúng ta cần sống sao cho đáng sống để rồi chết
đi không phải luyến tiếc bất cứ một điều gì trên nhân thế. Đón nhận cái chết
một cách nhẹ nhàng, thanh thản nhƣ E. Mounier từng viết trong cuốn “Những
chủ đề triết hoc hiện sinh” rằng: “Sống để ln chờ chết trong mọi nơi mọi
lúc và nhìn thẳng vào mặt người đồng hành từng giây từng phút” [28, tr.70].
Cuộc hiện sinh dẫn dắt con ngƣời đến cách sống thực thụ và đầy ý
nghĩa: đời ngƣời ngắn ngủi thần chết khơng chờ đợi và khơng chừa một ai.
Chính vì vậy hãy sống sao cho có ý nghĩa, sống có ích, sống cho mình, làm
những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Gía trị sống của con ngƣời khơng đánh giá
bằng việc bạn sống bao lâu mà đánh giá bằng việc bạn sống nhƣ thế nào trong
quãng thời gian bạn sống trên đời. R. Tagore nhà thơ kiệt suất ngƣời Ấn Độ
có những quan niệm thú vị về sự sống và cái chết: Thần Chết là ngƣời bạn
chung thủy nhất của con ngƣời, luôn bên con ngƣời ngay từ lúc con ngƣời có
mặt trên đời, con ngƣời phải sống nhƣ thế nào để thần Chết gõ cửa đón đi,
chúng ta khơng phải ân hận vì khơng có cái gì làm q tặng cho Ngƣời
7. Sự cơ độc và bí mật:
Cơ độc là một món tặng vĩnh cửu mà cuộc đời dành tặng cho con ngƣời.
Khi con ngƣời không ngừng cố gắng vuơn lên để thể hiện bản ngã của mình
cũng khơng tránh khỏi nỗi cô đơn. Bởi theo triết gia hiện sinh thì khơng bao


19

giờ con ngƣời có thể lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mình, khơng thể có
sự cảm thơng tuyệt đối của tha nhân với mình dù họ có u thƣơng, thấu hiểu

thế nào. Trong triết học hiện sinh còn khẳng định mỗi cá nhân chính là một
thế giới bí mật.
8. Sự hư vô:
Trong triết học hiện sinh hƣ vô là một nét chính của cuộc sống con
ngƣơì. J. P. Sartre “đời người là một đam mê vơ ích” Con ngƣơì hiện sinh
luôn hƣớng tới điều tuyệt đối nhƣng chƣa bao giờ vƣơn tới đƣợc điều đó. Con
ngƣời hiện sinh ln vƣơn tới những mục đích sống tốt đẹp, ln tìm kiếm
những giá trị sống đích thực mong mỏi tƣơng lai tƣơi hơn. Tuy nhiên khơng
phải những gì con ngƣời hƣớng đến đều đƣợc nhƣ ý muốn của mình, đơi lúc
khơng tránh khỏi thất vọng vì con ngƣời khơng chạm tay tới đƣợc những điều
mong muốn tuyệt đối. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa và thúc đẩy khát vọng sống
của con ngƣời khi tiệm cận với hƣ vơ.
9. Sự cải hóa:
Với bộ óc thơng minh và tài ba của mỗi ngƣời, trong cuộc sống con
ngƣời thƣờng quyết định vận mệnh của mình bằng hành động và suy nghĩ
riêng khơng ai giống ai. Trong cuộc sống hàng ngày, con ngƣời có xu hƣớng
hòa tan vào thế giới mà con ngƣời tự nhận là mình thuộc về thế giới đó và bị
thế giới đó xâm chiếm hồn tồn. Chính vì lẽ đó mà con ngƣời ln cảm thấy
hài lịng về cuộc sống mà khơng có ý chí vƣơn lên. Vậy để có đƣợc một cuộc
hiện sinh đúng nghĩa, con ngƣời cần phải sống một cách đầy ý thức về vận
mệnh của mình, sống một cách đặc biệt chứ không phải sống qua ngày.
10. Vấn đề nhập thế (gia nhập, dấn thân, tham gia):
Con ngƣời là một thực thể ở đời, trong một hoàn cảnh đã có sẵn, một
hữu thể tại thế nhƣ Heidegger nói. Trong giới hạn và hồn cảnh của mình mỗi
cá nhân có thể phát triển một cách tối đa để tạo hình ảnh cho mình. Con ngƣời


×