Nghệ An: Mảnh đất địa linh nhân kiệt
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt
Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc
giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp
biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh
là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội
291 km về phía nam.
[1]
Lịch sử
Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Phan Đình Trạc
Chủ tịch HĐND Trần Hồng Châu
Chủ tịch UBND Hồ Đức Phớc
Địa lý
Tỉnh lỵ Thành phố Vinh
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 16.487 km²
Các thị xã / huyện 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ
3.113.055 người
177 người/km²
Dân tộc Việt, Khơ-mú, Thái, Thổ, H'Mông
Mã điện thoại 38
Mã bưu chính 42
ISO 3166-2 VN-22
Biển số xe 37
Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm (1030) thay cho tên
Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước (năm 627). Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam,
người xứ Nghệ có tính cộng đồng chặt chẽ, giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa tình. Đó là nét đẹp truyền
thống của người xứ Nghệ.
Từ thế kỷ thứ VIII, Mai Hắc Đế đã phất cao cờ nghĩa, xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn) để
chống lại ách thống trị của nhà Đường. Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên
Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An
lập đại bản doanh ở đây 4 năm.
Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc để đánh đuổi 29 vạn quân Thanh
sang xâm chiếm nước ta, ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm 5 vạn quân sĩ. Những tân binh này
được tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra
Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu
(1789).
Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn và Phó bảng Lê
Doãn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong
cả nước.
Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải
ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi.
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao
trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong
công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”,
“Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả
cho miền Nam ruột thịt”.v.v... để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm
1975.
Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh
cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
Chỉ riêng làng Quỳnh Đôi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), còn
cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường
Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894),
trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả
nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó
bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.
Nhà cách mạng tiền khởi nghĩa Cao Bá Lân (làng Xuân Lôi, nay làng Đông Xuân - xã Diễn Xuân -
tỉnh Nghệ An, tham gia cách mạng lúc 16 tuổi, là cán bộ nòng cốt thành lập chi bộ Đảng cộng sản
đầu tiên và tham gia lãnh đạo cách mạng tháng 8/1945 tại huyện Diễn Châu. Sau cách mạng Tháng
8, ông được phân công nhiệm vụ, là Huyện đội Trưởng huyện Tương Dương. Trong một lần đi công
tác địch vận, ông bị phục kích và hy sinh năm 1949 tại Bản Na Ngoi, huyện Tương Dương (nay xã
Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, sau 61 năm hy sinh, ngày 12/8/2010 được sự giúp đỡ của các Nhà ngoại
cảm, gia đình, dòng họ và địa phương đã quy tập đưa Cao Bá Lân về an táng tại Nghĩa Trang dòng
họ tại Xóm 4, Diễn Thành, Diễn Châu, qua đây thiết nghị Lãnh đạo Tỉnh ủy Nghệ An cần có trách
nhiệm đánh giá đúng sự hy sinh lớn lao của ông đối với sự nghiệp cách mạng của quê hương dân tộc,
để đền ơn đáp nghĩa kịp thới đúng lúc, hợp với đạo lý "uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc ta, góp
phần tô đẹp cho lịch sử truyền thống yêu nước của quê hương, xứng đáng mảnh đất ngàn năm văn
vật.
Lịch sử tên gọi
• Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ
Cửu Đức.
• Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân.
• Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.
• Đời nhà Tùy là quận Nhật Nam.
• Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.
• Đời nhà Đường là quận Nam Đức.
• Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.
• Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.
• Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An.
• Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.
• Thời Tây Sơn , gọi là Nghĩa An trấn.
• Bản triều năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn.
• Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam);
Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là
tỉnh An Tĩnh.
• Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh "Nghệ Tĩnh".
• Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.
Điều kiện tự nhiên
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4
đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa
đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
• Diện tích: 16.487km².
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
• Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
• Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
• Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
• Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
• Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Dân cư
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người, giảm so với thời kỳ
điều tra đân số năm 2004 vì một bộ phận dân cư di cư vào các địa phương khác sinh sống mà chủ
yếu là các tỉnh phía Nam. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái,
người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh
Hành chính
Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 17 huyện:
• Thành phố Vinh 25 phường và xã
• Thị xã Cửa Lò 7 phường
• Thị xã Thái Hòa 4 phường và 6 xã
• Huyện Anh Sơn 1 thị trấn và 20
xã
• Huyện Con Cuông 1 thị trấn và 12
xã
• Huyện Diễn Châu 1 thị trấn và 38
xã
• Huyện Đô Lương 1 thị trấn và 32
xã
• Huyện Hưng Nguyên1 thị trấn và
22 xã
• Huyện Quỳ Châu 1 thị trấn và 11
xã
• Huyện Kỳ Sơn1 thị trấn và 20 xã
• Huyện Nam Đàn 1 thị trấn và 23 xã
• Huyện Nghi Lộc 1 thị trấn và 28 xã
• Huyện Nghĩa Đàn 24 xã
• Huyện Quế Phong 1 thị trấn và 13
xã
• Huyện Quỳ Hợp 1 thị trấn và 20 xã
• Huyện Quỳnh Lưu 2 thị trấn và 41
xã
• Huyện Tân Kỳ 1 thị trấn và 21 xã
• Huyện Thanh Chương 1 thị trấn và
39 xã
• Huyện Tương Dương 1 thị trấn và
17 xã
• Huyện Yên Thành 1 thị trấn và 38
xã
Nghệ An có 479 đơn vị hành chính cấp xã gồm 462 xã phường và 17 thị trấn
Kinh tế
Công nghiệp
Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với
Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành
công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt
may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản
xuất bao bì, nhựa, giấy... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:
• Khu kinh tế Đông Nam
• Khu công nghiệp Bắc Vinh
• Khu công nghiệp Nam Cấm
• Khu công nghiệp Nghi Phú
• Khu công nghiệp Hưng Đông
• Khu công nghiệp Cửa Lò
• Khu công nghiệp Hoàng Mai
• Khu công nghiệp Đông Hồi
• Khu công nghiệp Phủ Quỳ
• Khu công nghiệp Tân Thắng
Du lịch
Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển
hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi
Lữ được đưa vào khai thác.
[1]Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước
hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu
chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có
các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần.