Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Hệ thống cơ quan của quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.98 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MAI THỊ MAI

H TH NG C

QU N C

TRONG ĐIỀU KI N
PHÁP QU ỀN

QU C HỘI
NG NHÀ NƯ C

HỘI CH NGH

VI T NAM

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số đề tài: 9380102

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN S LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình được hồn thành tại:


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1. PGS.TS Tơ Văn Hồ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

2. TS. Trần Thái Dương

Phản biện 1:

…………………………….

Phản biện 2:

…………………………….

Phản biện 3:

…………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường,
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi … giờ ngày … tháng …
năm …..


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội trong một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp – Tạp
chí Luật học, số 10/2018.
2. Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và

pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội – Tạp chí Cơng
thương, số tháng 3/2019.
3. Luật Tiếp cận thơng tin – Góc nhìn so sánh với Luật Tự do
Thơng tin của Hồ kỳ - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
2/2018.
4. Lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật các nước Common
Law, Civi law và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số tháng 5/2017.
5. Phương pháp xác định kết quả bầu cử theo đa số - Nhận thức
lại qua cuộc bầu cử Hạ nghị viện Vương Quốc Anh, Tạp chí
Luật học, số tháng 12/2016.
6. Tính tự quản của địa phương – sự ảnh hưởng đến mô hình tổ
chức chính quyền địa phương của Hoa kỳ và Trung Quốc, Tạp
chí Luật học, số tháng 7/2016.
7. Góc nhìn khác về quy trình hiệp thương giới thiệu ứng cư viên
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân - Tạp chí
nghiên cứu lập pháp số tháng 5/2016.
8. Nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp năm 2013,
Tạp chí Luật học, số tháng 5/2015.
9. Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) với các quy định về
uỷ ban lâm thời, đồng tác giả với TS. Tô Văn Hồ – Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số tháng 6/2014.
10. Vị trí, vai trị của Uỷ ban lâm thời hạ nghị viện một số quốc
gia phát triển, đồng tác giả với TS. Tơ Văn Hồ – Tạp chí
Luật học số tháng 1/2014.
1.


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp của thời kỳ xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tiến bộ,
trong đó đặc biệt ghi nhận nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống
nhất có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nguyên
tắc này nhấn mạnh việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước giữa
các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, trong đó quyền lập pháp giao
cho Quốc hội, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, và quyền tư pháp
được giao cho Tòa án. Với sự minh bạch và phân công cụ thể về chức
năng và nhiệm vụ quyền hạn cho từng cơ quan như vậy, đồng nghĩa với
việc vị trí của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được
tăng cường và khẳng định. Hiến pháp 2013, khẳng định một cách mạnh
mẽ một lần nữa chức năng lập pháp – chức năng quyết định lựa chọn
điều chỉnh một quan hệ xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đó như thế
nào? Giao cho Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của người dân nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hơn thế nữa, Hiến pháp 2013 đã bổ sung
thêm hoạt động “kiểm soát” quyền lực nhà nước trên cơ sở thể chế hóa
đường lối của Đảng, điều này được hiểu rằng chức năng giám sát tối cao
của Quốc hội tiếp tục được tăng cường hơn nữa nhằm đảm bảo mục đích
“kiểm sốt” quyền lực nhà nước, đảm bảo vị trí là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của Quốc hội.
Với vị trí đó, các cơ quan của Quốc hội cần được tổ chức như thế
nào để có thể phát huy được hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhất là
trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trước tình hình
đó, việc đi sâu vào phân tích, luận giải và đưa ra được hệ thống các tiêu
chí về mặt lý luận cho cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội hay
nói cách khác là một mơ hình tổ chức cho các cơ quan của Quốc hội là
một đòi hỏi bức thiết.

Với những lý do trên nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên cứu
về “Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


2
Mục đích của luận án : Phân tích, vai trị của Quốc hội trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra định
hướng và đề xuất giải pháp hồn thiện cho q trình đổi mới về mặt tổ
chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan của Quốc hội với một tầm
nhìn dài hạn và mang tính lý luận để phục vụ việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ của luận án: Phân tích những vấn đề lý luận về hệ thống
các cơ quan của Quốc hội Việt Nam cũng như tìm hiểu vê tổ chức và
hoạt động của một số nước trên thế giới để có thể rút ra được một số bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam; Thực trạng hoạt động của các cơ quan
của Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành; Đề xuất quan điểm
và giải pháp đề hoàn thiện hệ thống các cơ quan của Quốc hội Việt Nam
trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án là góc nhìn lý luận về vị trí, vai
trị của các cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đối với việc xây dựng một
Quốc hội chuyên nghiệp trong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là:
Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề
lý luận của các Cơ quan của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Cùng với đó, luận án cũng đi nghiên

cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quan lập pháp ở một số quốc gia điển
hình được lựa chọn trên thế giới dựa trên hệ thống pháp luật và các hình
thức chính thể cơ bản gồm: Trung Quốc, CHLB Đức, Cộng hoà Pháp và
Hoa kỳ.
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu sự hình thành và phát triển
cũng như vị trí, vai trị của các cơ quan của Quốc hội Việt Nam bám theo
các bản Hiến pháp Việt Nam.
4. Đóng góp khoa học của Luận án
Luận án góp phần bổ sung, làm rõ và phát triển một bước lý luận về
vị trí, vai trò của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam. Cùng với đó, làm rõ yêu cầu về một cơ quan lập
pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN thì cần hướng đến xây dựng một


3
cơ quan lập pháp chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả. Từ bối cảnh đó,
Luận án tập trung nhận diện về khía cạnh lý luận các cơ quan chun
mơn của Quốc hội cần được thay đổi lại về vị trí, vai trị cũng như nhiệm
vụ, quyền hạn để Quốc hội có thể đảm trách được vị trí của một cơ quan
lập pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
Các nội dung được đưa ra phân tích và trình bày trong luận án là
những tư tiệu được nghiên cứu và tìm hiểu cơng phu, có hệ thống dưới
góc độ lý luận và góc độ lịch sử để lý giải về các nhiệm vụ, quyền hạn
của hệ thống các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đề xuất, kiến
nghị đã theo hướng trực tiếp giải quyết những hạn chế, những bất cập và
các vấn đề vướng mắc hiện nay trong quá trình tổ chức và hoạt động của
các cơ quan của Quốc hội trên thực tiễn. Do đó, kết quả nghiên cứu của
Luận án khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có thể trực tiếp xem xét
để tham khảo và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy

phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Quốc hội.
6. Kết cấu của Luận án
Luận án được kết cấu thành 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật
Việt Nam về hệ thống các cơ quan của Quốc hội Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan của
Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.


4
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội và Nhà nước pháp
quyền
Quốc hội – thiết chế đại diện cho dân chủ đã là đối tượng nghiên
cứu hàng trăm năm nay của các học giả, các triết gia, các nhà chính trị
học cũng như các luật gia. Các nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng tư sản,
cách mạng XHCN với các khía cạnh quan tâm khác nhau đều đi tìm hiểu,
lý giải về nguồn gốc, bản chất, quy luật vận động của Nhà nước, trong đó
có Quốc hội. Vì vậy, các nghiên cứu về Quốc hội và thiết chế đại diện có
khối lượng cơng trình đồ sộ. Trong đó, có thể kể đến các tác phẩm kinh
điển đề cập một cách sâu sắc, lý giải một cách thấu đáo về sự tồn tại, tính
chất, chức năng cũng như các phương thức hoạt động của Quốc hội, là
tiền đề để đánh giá tính hiệu quả của các mơ hình tổ chức của Quốc hội
trong các chính thể khác nhau. Đó là cuốn sách Chính thể đại diện

(Representative government, 1861) của John Stuart Mill, do hai dịch giả
nổi tiếng là Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú thích,
được xuất bản bởi nhà xuất bản (Nxb) Tri thức, 2012; Cuốn Khảo luận
thứ hai về chính quyền, của John Locke,(2007) do Lê Huy Tuấn dịch,
chú thích và giới thiệu, do Nxb Tri thức xuất bản; cuốn Bàn về khế ước
xã hội của Jean – Jacques Rousseau, do Nxb Lý luận chính trị (2004);
cuốn Tinh thần pháp luật của Montesquieu(1996) Nxb giáo dục… ở Việt
Nam cũng có một số tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng
chính trị pháp lý của các học giả tư sản thời kỳ khai sáng và của các nhà
lập hiến của Hoa kỳ như: Luật Hiến pháp và chính trị học (1967) của
Nguyễn Văn Bơng do Nxb Sài Gịn xuất bản; Cuốn Luật hiến pháp và
các định chế chính trị và Luật hiến pháp – Khn mẫu dân chủ của Lê
Đình Chân, do tủ sách Đại học Sài Gòn phát hành năm 1975. Những
cuốn sách trên đề cao chủ nghĩa hiến pháp, bàn đến sự hạn chế quyền lực
và phân chia quyền lực trong việc vận hành quyền lực nhà nước.
Một số tác phẩm được viết trong thời kỳ hiện đại, nghiên cứu về
nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bao
gồm: Cuốn Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế
giới, văn phòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng (2014) do Văn phòng Quốc
hội xuất bản. Nhà nước pháp quyền, tác phẩm là một tập hợp những bài


5
viết học thuật của nhiều tác giả, được biên tập bởi Josef Thesing, sách
tham khảo được dịch và xuất bản bởi Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền”(2007) của nhóm
tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh Tường, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội; “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
(2017) của tác giả Vũ Trọng Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; Xây

dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng”,(2016) chủ biên: Nguyễn Bá
Dương, Nguyễn Văn Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật; Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, (2005), sách chuyên
khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
1.1. Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và các cơ quan
của Quốc hội trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN
Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền”, PGS.TS. Nguyễn
Đăng Dung (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Mơ hình tổ chức
và phương thức hoạt động của Quốc hội và chính phủ trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,GS.TS Trần Ngọc Đường và TS.
Ngơ Đức Mạnh (chủ biên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008; Đổi
mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS. Bùi
Xuân Đức, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007; Quốc hội và các thiết chế trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “Quốc hội Việt Nam - Tổ chức,
hoạt động và đổi mới” (2010) PGS.TS. Phan Trung Lý; Hoạt động của
Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO”(2009) TS
Đỗ Ngọc Hải; Một số vấn đề về Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc
hội, (2007) TS. Lê Thanh Vân; Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam,(2001) TS. Lê Minh Thông; Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn” (Nxb Tư pháp, 2005) là cuốn sách được xuất bản bởi
Văn phịng Quốc hội, nhân dịp nhìn lại chặng đường 60 năm của Quốc
hội Việt Nam.
Bên cạnh các sách chuyên khano nêu trên, cũng có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu về Quốc hội với các mức độ khác nhau, cụ thể:
Luận án tiến sĩ luật học bao gồm: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu
tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay”
(2003), NCS Lê Thanh Vân; “Hoàn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam



6
hiện nay” (2004) của NCS Hoàng Văn Tú; “Quyền giám sát của Quốc
hội đối với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân” (2004) NCS
Phạm Văn Hùng; “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, (2007) NCS
Trần Hồng Nguyên; “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” (2007) NCS Trương
Thị Hồng Hà; “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” (2009) NCS Trần
Thị Tuyết Mai; “Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề
tham chiếu” (2013), NCS Nguyễn Quốc Văn; “Hoạt động của Hội đồng
dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (2016), NCS Trần Văn Thuân. Cùng rất nhiều các luận văn thạc sĩ
luật học có thể kể đến như:: “Các ủy ban của Quốc hội theo quy định của
pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của thạc sĩ Nguyễn Thị Phương
Thảo,(2004), người hướng dẫn khoa học, TS. Phan Trung Lý và
GS.Serge SUR; “Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.” Của Thạc sĩ Đoàn Thu Huyền, (2010), người
hướng dẫn, TS. Tơ Văn Hịa; “Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các
Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện” Đỗ Thị Như
Hảo, người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đăng Dung. Cùng với đó là rất
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau: Đề tài cấp
Nhà nước: “Xây dựng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc
hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân ở nước ta” (2004), GS.TS. Trần Ngọc Đường làm chủ
nhiệm; Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện
quy định của pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại HĐDT, các
Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay” (2014), do PGS.TS. Đinh

Xuân Thảo làm chủ nhiệm; Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tổ chức và
hoạt động của Văn phòng Quốc hội” Cơ quan tài trợ: Dự án “Tăng
cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” (UNDP,
00049114) của Văn phịng Quốc hội.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
(1), “Quốc hội và các thành viên” (Congress and its member),
(2002), các tác giả: Roger H. Davidson, Walter J. Oleszek, người dịch:
Trần Xuân Danh, Trần Hương Gian, Minh Long; Quốc hội Mĩ hoạt động


7
như thế nào” (How congress works) (2003), sách dịch, Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn Quốc gia; Cuốn “The National Assembly in the
French institutions”( Những cơ quan của Hạ nghị viện Pháp) (2007) do
Service des affaires internationals et de defense xuất bản; Cuốn
“Reforming parliamentary committees” (Cải cách các ủy ban của nghị
viện) của Reuven Hazan xuất bản năm 2001; Cuốn sách chuyên khảo
“The Committees of the House of Representatives in Comparative
Perspective” của Phil Larkin, Parliamentary Studies Centre, Australian
National University; Cuốn “The new role of parliamantery committees”
(Những vai trò mới của các ủy ban của nghị viện) của Lawrence Longley
và Roger Davidson xuất bản năm 1998; Cuốn “Select committees and
their role in keeping parliament relevant” (Các ủy ban chuyên trách và
vai trị của nó trong việc duy trì hoạt động hiệu quả của nghị viện) của
Marcus Ganley xuất bản năm 2001; Báo cáo Parliament and democracy
in the 21st Century (Nghị viện và dân chủ trong Thế kỷ 21) do Ngân hàng
thế giới tài trợ, Orientation handbook for members of parliaments (Sổ tay
dành cho các nghị sĩ), Tools for parliamentary oversight (Các công cụ
giám sát của nghị viện) do Tổ chức nghị viện dân chủ thế giới. Bên cạnh
đó cũng có một số ít các bài nghiên cứu trên tạp chí của các học giả về

chủ đề UBLT của nghị viện. Tuy nhiên số lượng các bài nghiên cứu này
rất ít, có thể kể đến cơng trình “Report of the national committee of
inquiry into compensation and rehabilitation in Australia” (Báo cáo của
ủy ban điều tra về tiền công và tiền lương ở Úc) của J.F. Keeler đăng trên
tạp chí luật Adelaide, “The report of the Committee of Inquiry on
Industrial Democracy – “the Bullock Committee” (Báo cáo của ủy ban
điều tra về dân chủ công nghiệp - Ủy ban Bullock) của Brian Youngman
đăng trên Tạp chí Luật kinh doanh quốc tế.v.v.
1.3.1. Những kết quả đạt được
Các cơng trình nêu trên đều đã đi sâu vào phân tích quan điểm,
nguyên tắc của việc cải cách bộ máy nhà nước; làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của những đổi mới căn bản của bộ máy nhà nước qua Hiến
pháp mới; đồng thời luận giải những phương hướng, giải pháp tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm việc tăng cường hiệu
lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở luận giải những nguyên tắc và giải pháp để hoàn thiện bộ máy


8
nhà nước nói chung thì các cuốn sách trên đề cập đến vấn đề xác định vị
trí, vai trị của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ, xây
dựng nhà nước pháp quyền. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội/
Nghị viện, trong đó đề cập đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, về Hội đồng dân tộc và hệ thống Ủy ban của
Quốc hội. Cùng với đó, các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên đã
phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận chung, về xây dựng Quốc hội,
và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với việc phát huy vai trò của
nhân dân. Phân tích những địi hỏi của Quốc hội Việt Nam trong bối
cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

1.3.2 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù đã có rất nhiều các cơng trình khoa học nghiên cứu về Quốc
hội nói chung và các khía cạnh của Quốc hội nói riêng, trong đó có khía
cạnh về tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng như về các cơ quan của
Quốc hội, nhưng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào
nghiên cứu về Ủy ban thường Vụ Quốc hội, các ủy ban thường trực và Hội
đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam mà ít có nghiên cứu nào tương xứng
đề cập đến hệ thống ủy ban lâm thời. Quan trọng hơn cả là chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về các cơ quan của Quốc hội dưới góc độ tổng thể, có
mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tổ
chức, hoạt động và tác động đến hiệu quả hoạt động chung của Quốc hội
Việt Nam.


9
CHƢƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.1. Vị trí của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo các đặc điểm
của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, yếu tố quy định về mối quan
hệ giữa quyền lực nhà nước với pháp luật, là yếu tố bảo đảm biến ý chí của
nhân dân thành ý chí của nhà nước. Tóm lại, sự hiện diện của Quốc hội, vị
trí vai trị của Quốc hội được ghi nhận trong Hiến pháp là một bảo đảm quan
trọng cho các yêu cầu của NNPQ về chủ quyền nhân dân và tính hợp pháp
của chính quyền. Khơng cơ quan nào khác mà chỉ có Quốc hội mới là thiết

chế xứng đáng nhất đóng vị trí trung tâm trong việc đảm bảo thuộc tính đại
diện cho tiếng nói của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sự hiện diện của Quốc hội, vị trí vai trị của Quốc hội được ghi nhận
trong Hiến pháp là một bảo đảm quan trọng cho các yêu cầu của NNPQ về
chủ quyền nhân dân và tính hợp pháp của chính quyền. Khơng cơ quan nào
khác mà chỉ có Quốc hội mới là thiết chế xứng đáng nhất đóng vị trí trung
tâm trong việc đảm bảo thuộc tính đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
2.1.2. Chức năng của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng lập pháp của Quốc hội
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì cần nhấn mạnh,
đề cao và địi hỏi Quốc hội phải tăng cường và đẩy mạnh hoạt động lập hiến,
lập pháp – chức năng được nhắc đến đầu tiên của Quốc hội. Để đẩy mạnh
được hoạt động này, Quốc hội phải đổi mới quy trình hoạt động, phải cải
cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Quốc hội để biến
ý chí của nhân dân thành các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung trên


10
quy mơ tồn xã hội dưới dạng là các đạo luật có chất lượng tốt, xứng đáng là
luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân
và vì nhân dân.
2.1.2.2. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước
Trong nhà nước pháp quyền XHCN, sự hiện diện của Quốc hội không
chỉ là sự khẳng định cho quan điểm quyền lực nhà nước từ nhân dân. Nhân
dân thành lập ra Quốc hội, đến lượt mình, Quốc hội lại có vai trị quan trọng

trong việc hình thành các cơ quan nhà nước khác, quyết định các vấn đề
quan trọng trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hướng đến phục
vụ nhân dân. Mặc dù vậy, năng lực quyết định của Quốc hội phụ thuộc vào
các yếu tố như: thời gian hoạt động của Quốc hội, thời gian thực hiện nhiệm
vụ đại biểu của các ĐBQH, tính chuyên nghiệp của các ĐBQH, khả năng tổ
chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội…
2.1.2.3. Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của
nhà nước
Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trị
to lớn trong việc góp phần phịng chống lạm quyền, lộng quyền từ phía các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân và phục vụ nhân dân.
2.1.3. Vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, Quốc hội cũng là chủ thể thay mặt nhân dân giám sát tối cao
đối với hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành
pháp.
Hai là, Quốc hội đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN tổ
chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật
Ba là, Quốc hội trong NNPQ hướng đến việc bảo vệ quyền con người
bằng cách đặt ra các quy định pháp luật ràng buộc, ngăn chặn những nguy
cơ xâm hại quyền con người, quyền công dân của người dân từ các chủ thể
khác trong xã hội.
Bốn là, Trong nền dân chủ hiện đại, chính thể của nhiều quốc gia trao
cho Quốc hội – đại diện chính đáng của tồn thể nhân dân có thẩm quyền
soạn thảo và thơng qua Hiến pháp, để làm khuôn mẫu cho việc tổ chức và


11

hoạt động của chính quyền.
Năm là, Quốc hội là cơ quan đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
q trình phân cơng và kiểm sốt QLNN của BMNN nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam.
2.1.4. Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam – Một Quốc hội chuyên nghiệp
Quốc hội chuyên nghiệp hay tính chuyện nghiệp của Quốc hội là
những thuật ngữ đã được đưa ra bàn luận trong vài năm gần đây, nhất là
trong xu hướng xây dựng Quốc hộ để đáp của Nhà nước pháp quyền XHCN
ứng kịp thời với các đòi hỏi và yêu cầu khách quan tuy nhiên, vẫn chưa có
một nghiên cứu nào dày dặn để đưa ra một khái niệm đầy đủ về Quốc hội
chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, tựu trung lại các nghiên cứu về Quốc hội
chuyên nghiệp thì đều đưa ra hai đặc điểm cơ bản của một Quốc hội chuyên
nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, Một Quốc hội chuyên nghiệp là một Quốc hội có các đại
biểu chuyên nghiệp.
Hiện nay, dưới khía cạnh pháp lý, ở Việt Nam mới chỉ có các ĐBQH
chuyên trách mà chưa có các ĐBQH chuyên nghiệp. Do những điều kiện
lịch sử trong quá khứ, trước đây lý thuyết đại biểu kiêm nhiệm tỏ ra thích
hợp với thực tiễn, nhưng cũng do những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và
hoạt động của Quốc hội, kiêm nhiệm hơm nay lại khó có thể đáp ứng được
hết những u cầu khó khăn của cơng tác lập pháp, giám sát và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước trong điều kiện hiện nay. Bởi vậy,
yêu cầu chuyên nghiệp hoá đại biểu trở nên cấp thiết. Trên con đường nâng
cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, chuyên nghiệp hoá hoạt động lập
pháp, những nhiệm kỳ gần đây Quốc hội luôn tăng số lượng ĐBQH chuyên
trách. ĐBQH chuyên nghiệp cần đầy đủ phẩm chất và kỹ năng của một nhà
lập pháp, cùng với hỗ trợ của một bộ máy giúp việc lành nghề. Các tác giả
của cuốn “Quốc hội Mỹ ngày nay” cũng nhấn mạnh đến thực tế là “vấn đề
càng phức tạp, càng nhiều đại biểu cần đến sự trợ giúp của bộ máy giúp việc,

của chuyên gia” . Có thể thấy, “chuyên trách” làm đại biểu mới là một trong
những nội hàm của tính chuyên nghiệp . Để chuẩn bị bước sang chuyên
nghiệp, Quốc hội nói chung và ĐBQH nói riêng cần được có những điều
kiện hỗ trợ đầy đủ để ĐBQH của chúng ta dần trở thành chuyên nghiệp.
Thứ hai, tính chuyên nghiệp của Quốc hội thể hiện trong từng hoạt
động của Quốc hội, nói cách khác, cần xây dựng quy trình, thủ tục bảo đảm
cho Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp


12
Quy trình thủ tục làm việc của Quốc hội có những vai trị nhất định đối
với hoạt động của tồn thể Quốc hội nói chung cũng như đối với cá nhân của
mỗi ĐBQH. Xây dựng một quy trình thủ tục làm việc hợp lý, thơng suốt có
thể làm cho mọi công việc của Quốc hội được tiến triển một cách thuận lợi
và nhanh chóng. Quy trình thủ tục làm việc của Quốc hội cũng là một phần
cơ sở để Quốc hội xem xét phân công các công việc cho các uỷ ban của
Quốc hội.
Do đó, có thể khẳng định, tính chuyên nghiệp của đại biểu đi song song
với tính chuyên nghiệp trong từng hoạt động của toàn thể Quốc hội và việc
xây dựng quy trình, thủ tục hồn chỉnh nhằm bảo đảm cho tính chuyên
nghiệp của Quốc hội.
2.2. Yêu cầu đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2.1. Khái niệm về hệ thống cơ quan của Quốc hội
Hệ thống các cơ quan của Quốc hội là tập hợp của các cơ quan của
Quốc hội, có tên gọi, tính chất và vai trị khác nhau, nhưng giữa chúng có
mối liên hệ và tác động lẫn nhau trong quá trình hoạt động hướng đến việc
thực hiện các chức năng của Quốc hội.
Xuất phát từ những đặc điểm về tổ chức, về hoạt động của Quốc hội
Việt Nam, có thể thấy cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam gồm ba nhóm

cơ quan, cụ thể: (1) Nhóm các cơ quan hỗ trợ về quy trình, thủ tục, điều
hành, điều phối hoạt động của Quốc hội; (2) Nhóm các cơ quan chun mơn
để có thể tư vấn, hỗ trợ cho các quyết sách của Quốc hội – Đây chính là các
Uỷ ban của Quốc hội (gồm UBTT và UBLT); (3) Nhóm các cơ quan hỗ trợ
hành chính, hậu cần, phục vụ cho Quốc hội. Ngồi ra cịn có thể có một số
loại cơ quan điển hình: Tuỳ quy định của pháp luật mỗi quốc gia mà trong tổ
chức của Quốc hội ở quốc gia đó có thêm các cơ quan đặc thù hoặc bổ
nhiệm các chức danh trực thuộc phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của
đất nước, ví dụ: Thanh tra quốc hội (Ombudsman) – Thụy Điển hay Ủy ban
về quyền con người – Philippines; Cao Ủy dịch vụ công, Cao Ủy phụ trách
các ngôn ngữ chính thức, Cao Ủy phụ trách sự iêm chính cơng vụ...Canada; Cơ quan kiểm toán – Áo, Đức, Tây Ban Nha... ;
Tuy nhiên, việc phân loại các bộ phận giúp việc của Quốc hội cũng chỉ
mang tính chất nghiên cứu lý thuyết. Do đó, nó khơng phản ánh hết sự đa
dạng và phong phú của thực tiễn cũng như tính chất phức tạp của các bộ


13
phận hỗ trợ nhau trong Quốc hội. Hiện nay, dưới góc độ lý luận thì bộ máy
giúp việc của Quốc hội vẫn chỉ được coi là bộ phận giúp việc và hỗ trợ cho
Quốc hội hoạt động của nó chỉ chi phối gián tiếp đến hoạt động của Quốc
hội nên sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
2.2.2. Các yêu cầu chung đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội
trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội tồn tại nhiều các nhóm cơ quan với
những đặc điểm và nhiệm vụ quyền hạn riêng. Tuy nhiên, các nhóm cơ quan
này đều đóng góp những vai trị vơ cũng quan trọng đối với việc Quốc hội
thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Đặc biệt là về khía cạnh chun
mơn của Quốc hội. Để hỗ trợ chun mơn thì khơng thể thiếu vắng sự tồn
tại, vận hành của các cấu trúc bên trong, nịng cốt đó là các ủy ban của Quốc
hội. Vì vậy, nếu như khía cạnh chính sách được xem xét tại các phiên họp

tồn thể thì khía cạnh kỹ thuật của chính sách chỉ có thể được xem xét hiệu
quả tại các ủy ban chuyên môn của Quốc hội.
Sự phát triển trong giai đoạn mới đòi hỏi Quốc hội cần có sự phân định
rõ ràng về mặt nhiệm vụ cho các cơ quan của mình. Điều này sẽ đưa đến
một bộ máy gọn nhẹ về tổ chức, rõ ràng về chức năng, minh bạch về hoạt
động. Từ đó, giúp bổ sung hiệu quả cho hoạt động của Quốc hội về cả khía
cạnh kỹ thuật và khía cạnh chuyên môn. Giúp Quốc hội nâng cao vị thế và
vai trị của mình trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
2.2.3. Các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội
trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2.2.3.1. Yêu cầu đối với cơ quan thường trực, điều phối hoạt động của
Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Quốc hội là một thiết chế dân chủ, thảo luận và quyết định các vấn đề
theo đa số. Theo nguyên tắc này thì khơng có khái niệm về vai trị người
lãnh đạo cá nhân như nhánh hành pháp. Quốc hội với tư cách là một tổ chức,
một tập hợp của số đông các nghị sĩ, về nguyên tắc, các đại biểu ngang
quyền trong hoạt động và đưa ra các quyết sách của Quốc hội. Do đó cần có
những cá nhân hoặc một nhóm giữ vai trò điều hành nghị sự, giải quyết các
vấn đề thủ tục, điều phối, điều hành công việc và bảo đảm các điều kiện hoạt
động của Quốc hội. Xuất phát từ đặc thù Quốc hội hoạt động không thường
xuyên. Cùng với nguyên tắc hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định


14
theo đa số nên trong thiết chế của Quốc hội cần tồn tại một thiết chế thường
trực, mang tính điều phối hoạt động, điều hành các phiên họp đáp ứng các
yêu cầu cụ thể:
Một là, Thiết chế này được thành lập nhằm bảo đảm tính khách quan
trong quy trình làm việc của Quốc hội và thực hiện việc giám sát các quy

trình thảo luận tại Quốc hội. Tuy nhiên, khơng được làm thay Quốc hội, làm
suy giảm vai trò của Quốc hội.
Hai là, Thiết chế này được thiết kế phù hợp với đặc điểm của Quốc hội
trong từng thời kỳ, chú trọng cao về tính chất điều phối hoạt động của các uỷ
ban và điều hành của kỳ họp của Quốc hội.
Ba là, Thiết chế này hoạt động mang tính thường trực nhưng cần được
tổ chức khéo léo, với quy định nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, tránh việc tạo
thêm tầng nấc mới trong cơ cấu của Quốc hội, biến thành một Quốc hội thu
nhỏ trong một Quốc hội to.
Trong bối cảnh hướng đến xây dựng một Quốc hội hoạt động thường
xuyên và chuyên nghiệp của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cần
thiết cho sự thiết kế và tồn tại một cơ quan thường trực với đáp ứng được các
yêu cầu như vậy.
2.2.3.2. Yêu cầu đối với các cơ quan chuyên môn (các Uỷ ban thường
trực và các uỷ ban lâm thời) của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Các uỷ ban thƣờng trực
có thể nói xét về vai trị thì HĐDT và các Ủy ban thường trực chính là
những cơng cụ để Quốc hội có thể thực hiện hiệu quả được các chức năng và
nhiệm vụ của mình. HĐDT và các Ủy ban sẽ cung cấp những thông tin và
những đánh giá mang tính chun mơn sâu, các kiến nghị, đề xuất… để
Quốc hội mà trực tiếp là các ĐBQH sẽ cân nhắc, xem xét và đưa ra quyết
định. Như vậy, để có thể có một Quốc hội mạnh, chuyên nghiệp khi Việt
Nam đang trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì việc
xác định vai trò của HĐDT và các Ủy ban thường trực theo xu thế tất yếu sẽ
là các cơ quan tham mưu, tư vấn chuyên môn sâu, nơi tập hợp các chuyên
gia trong các lĩnh vực với các yêu cầu cụ thể:
Một là, HĐDT và các UBTT phải là các cơ quan hoạt động thường
xuyên, liên tục của Quốc hội. Đảm bảo việc cung cấp thơng tin thường
xun cho ĐBQH thì thành viên của HĐDT và các UBTT phải hoàn toàn là

các ĐBQH chuyên trách.


15
Hai là, Để tránh tình trạng chồng chéo về thời gian và lợi ích khi họp
bàn, cho ý kiến về các vấn đề có liên quan, mỗi ĐBQH chỉ được là thành
viên duy nhất của HĐDT hoặc của một UBTT.
Ba là, Thẩm quyền của HĐDT và các UBTT phải được tăng cường,
mở rộng trên tất cả các hoạt động trong việc thực hiện các chức năng của
Quốc hội. Phải được quy định một cách đầy đủ, cụ thể và nhất quán trong
các văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, Nên xây dựng hoạt động của HĐDT và UBTT là kênh trung gian
kết nối với các ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học và của nhân dân để có
thể chuyển hoá các ý kiến xác đáng vào trong các dự thảo Luật, Nghị Quyết
của Quốc hội, giúp cho các Dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội có tính
thực tiễn cao và thể hiện đầy đủ những nguyện vọng của nhân dân.
* Các Uỷ ban lâm thời
Nói cách khác, UBLT của Quốc hội cần đáp ứng các yêu cầu về mặt lý
luận như sau:
Một là, Nên quy định UBLT là một hình thức tiến hành hoạt động
giám sát của Quốc hội. Ngồi quy định như hiện nay, nên có thêm những
quy định cụ thể về việc thành lập Uỷ ban điều tra – một hình thức của UBLT
chuyên hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội như: số
lượng thành viên, các tiêu chuẩn để có thể trở thành thành viên của Uỷ ban
điều tra, thẩm quyền của Uỷ ban điều tra, Uỷ ban điều tra có thể triệu tập các
nhân chứng…
Hai là, Để tăng cường việc sử dụng UBLT như là một công cụ hỗ trợ
cho Quốc hội thực hiện các chức năng của Quốc hội, đặc biệt là chức năng
giám sát. Nên bổ sung các quy định pháp luật về các đặc quyền của UBLT
với các cơ quan tố tụng như: Những kết quả của UBLT có thể sử dụng làm

bằng chứng trước toà, hoặc nếu những người mà UBLT tiệu tập đến mà
khơng đến thì có thể áp dụng các biện pháp phạt hành chính hoặc các chế tài
khác…
Ba là, Với tư cách là cơ quan nằm trong cơ cấu của Quốc hội, việc hình
thành UBLT nên được quy định về mặt thủ tục một cách đầy đủ trong Luật
Tổ chức Quốc hội theo hướng: những chủ thể nào được phép đề xuất thành
lập UBLT; Bắt buộc thành lập UBLT trong những trường hợp nào? Sau khi
đề xuất hình thành UBLT thì trong thời gian bao lâu Quốc hội sẽ quyết định
hình thành hay khơng? hình thức quyết định như thế nào?
2.3. Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà


16
nƣớc pháp quyền - Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
2.3.1. Hệ thống các cơ quan của Quốc hội cộng hoà nhân dân Trung
hoa (Trung Quốc)
2.3.2. Hệ thống các cơ quan của Nghị viện Cộng hoà Pháp
2.3.3. Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức
2.3.4. Hệ thống cơ quan của Quốc hội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
2.3.5. Một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo để hồn
thiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam
Việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Đại hội đại biểu nhân dân Trung
Hoa, cho phép chúng ta hình dung về những biến thể của mơ hình của Liên
Xơ. Tuy nhiên, việc học tập mơ hình cần xét đến điều kiện hồn cảnh, đặc thù
của quốc gia và tính hợp lý trong từng thời kỳ lịch sử. Nói cách khác, Việt
Nam khơng bắt buộc là hồn tồn phải theo mơ hình tổ chức Xơ Viết tối cao
của Liên bang Xơ Viết, mà hồn tồn có thể dựa vào điều kiện hồn cảnh
riêng có ở Việt Nam, cũng như bối cảnh tình hình mới để có thể thiết kế cơ
cấu của Quốc hội Việt Nam hiện đại vẫn mang màu sắc xã hội chủ nghĩa
nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN.
Với hệ thống cơ quan của Nghị viện Cộng hồ Pháp, có thể thấy được sự
tồn tại của thiết chế mang tính chất điều phối hoạt động của các cấu trúc còn
lại bên trong Nghị viện Pháp mang tính chất thường vụ giúp đảm bảo sự thông
suốt trong hoạt động của Nghị viện. Đây là một mơ hình mà Quốc hội Việt
Nam có thể học tập trong q trình chuyển đổi thành một Quốc hội chuyên
nghiệp, nhất là trong cơ cấu của Quốc hội Việt Nam đã có sẵn một cơ quan có
tính chất thường trực.
Đối với mơ hình tổ chức Quốc hội của CHLB Đức và Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ, đặc điểm nổi bật là có một hệ thống Uỷ ban với tính chun mơn hố
cao độ. “ Các Uỷ ban là cơ sở hạ tầng của Quốc hội. Chúng là nơi khối lượng
lớn công việc lập pháp – nơi tập trung tài năng, nơi các chính sách được ấp ủ,
nơi hầu hết cá kiến nghị luật pháp được viét lại hoặc sửa đổi, nơi rất nhiều các
thoả hiệp cần thiết được tiến hành, nơi quần chúng có thể làm cho ý kiến của
mình được biết đến, nơi các thành viên của Quốc hội xây dựng ảnh hưởng và
danh tiếng”1. Thực tiễn hoạt động của Quốc hội các quốc gia này cho thấy, sự
1

Xem “Quốc hội Mĩ hoạt động như thế nào” (How congress works) (2003),
sách dịch, Trung tâm khoa học xã hôi và nhân văn Quốc gia, tr. 664.


17
thành công hay thất bại trong hoạt động của các Uỷ ban thường đưa đến cho
Quốc hội sự thành công hay thất bại tương ứng, đặc biệt là về việc thực hiện
hoạt động lập pháp. Quốc hội Mỹ và Quốc hội CHLB Đức ngày nay có nhiều
loại Uỷ ban khác nhau, trong mỗi loại lại có nhiều biến thể, chia thành các
nhóm, các tiểu ban…Nghiên cứu về hệ thống các cơ quan bên trong của Quốc
hội Mỹ và Quốc hội CHLB Đức nói chung và đặc biệt về vai trị, nhiệm vụ và
quyền hạn của hệ thống Uỷ ban của Quốc hội các nước này nói riêng sẽ giúp

cho quá trình hồn thiện cơ cấu tổ chức Quốc hội của Việt Nam được toàn
diện và đầy đủ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Một là, nghiên cứu về Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội
Việt Nam nói riêng là một trong những đề tài được đề cập đến nhiều. Tuy
nhiên, trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
thì đưa đến những địi hỏi nhất định đối với Quốc hội. Nói cách khác, mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt ra những yêu cầu đối
với Quốc hội trên các khía cạnh khác nhau về vị trí, vai trị, chức năng, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức.
Hai là, để Quốc hội có thể đảm bảo được vai trị của mình trong điều
kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì Quốc hội cần có những nhìn
nhận tồn diện và đầy đủ về đòi hỏi một Quốc hội trong nhà nước pháp quyền
XHCN phải đáp ứng được những điều kiện và tiêu chí gì. Thơng qua đó, để
làm căn cứ cho việc sắp xếp tổ chức và hoạt động của các cấu trúc bên trong
của Quốc hội để có thể đáp ứng được những địi hỏi đó.
Ba là, Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, cải cách
và thay đổi về mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước để có thể đáp ứng với các
địi hỏi của kinh tế, chính trị do đó nên cần có những nghiên cứu và tham khảo
về cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội các nước trên thế giới, từ những
quốc gia có xu hướng chính trị và lịch sử gần gũi với Việt Nam như Trung
Quốc đến các quốc gia mang những đặc điểm của các chính thể phổ biến trên
thế giới như Cộng hoà Pháp (Cộng hoà lưỡng tính); Cộng hồ liên bang Đức
(Cộng hồ Đại nghị), Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (cộng hồ tổng thống). Để từ
đó rút ra được những kinh nghiệm có giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo
trong q trình hồn thiện hệ thống cơ quan của Quốc hội Việt Nam.


18
CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỆ THỐNG CÁC
CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM.
3.1. Thực trạng và thực tiễn thi hành quy định về Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội Việt Nam
3.1.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Ủy ban thường
vụ Quốc hội Việt Nam
3.1.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc
họi Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Thực trạng và thực tiễn thi hành các quy định về Hội đồng
dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam
3.2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Hội đồng dân tộc
và các Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam
3.2.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các
Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam
3.3. Thực trạng và thực tiễn thi hành các quy định về Uỷ ban
lâm thời của Quốc hội Việt Nam
3.3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Uỷ ban lâm thời
của Quốc hội Việt Nam
3.3.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Uỷ ban lâm thời của
Quốc hội Việt Nam
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Một là, Theo dịng lịch sử, có thể nhận thấy, từ giai đoạn hình thành
cho đến hiện nay, quy định pháp luật về UBTVQH, Hội đồng dân tộc và
hệ thống các Ủy ban của Quốc hội đã có sự thay đổi tuỳ thuộc vào điều
kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như quan điểm xây dựng và phát triển bộ
máy nhà nước của mỗi thời kỳ khác nhau. Qua mỗi giai đoạn phát triển,
hệ thống các cơ quan của Quốc hội đã có những sự thay đổi trong cơ cấu,
thẩm quyền để phù hợp và tương thích với vị trí và chức năng của Quốc
hội Việt Nam.

Hai là, Thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong thời gian vừa qua
đã cho thấy những đóng góp ngày càng tốt hơn của các cơ quan của
Quốc hội mà cụ thể là Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời trong cả 3 chức năng của


19
Quốc hội, tuy nhiên căn cứ vào các kết quả làm việc trên thực tế có thể
đánh giá đơi khi hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội còn mang tính
chất đồng phục, chưa được đầu tư chun mơn cao. Trong khi vai trò của
UBTVQH lại quá mạnh mẽ và lấn át vai trò của Hội đồng dân tộc và các
Ủy ban của Quốc hội
Ba là, trong điều kiện của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đòi hỏi một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn thì
thực tiễn hoạt động của các cơ quan của Quốc hội cần được cơ cấu lại,
giảm bớt hoặc thay đổi vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của UBTVQH, tăng
cường vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, xây
dựng lại các cơ quan này mới là “công xưởng” giải quyết các công việc
chuyên môn của Quốc hội.
Bốn là, cần đánh giá lại tầm quan trọng và vai trò của các UBLT
của Quốc hội, tăng cường sử dụng UBLT và coi trọng các báo cáo của
UBLT để hỗ trợ và làm căn cứ cho việc thực hiện chức năng giám sát của
Quốc hội.
Do đó, cần có một sự nghiên cứu tồn diện từ góc độ lý luận, quy
định pháp luật và thực tiễn triển khai để có một cái nhìn tổng thể và
những giải pháp đồng bộ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của
Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.



20
CHƢƠNG 4.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM
4.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
các cơ quan của Quốc hội Việt Nam.
4.1.1. Quan điểm chung về hoàn hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của hệ thống các cơ quan của Quốc hội Việt Nam.
Hệ thống cơ quan của một Quốc hội cần phải phù hợp với phương
hướng phát triển của Quốc hội Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp –
tăng cường vai trò và năng lực xử lý công việc của các cơ quan của Quốc
hội. Tránh chồng chéo trong phân cơng cơng việc. Nói cách khác, để có
được một hệ thống cơ quan hoạt động hiệu quả, Quốc hội Việt Nam cần
có những định hướng trong cơ cấu tổ chức cơ quan của Quốc hội như
sau:
Một là, Hệ thống cơ quan của Quốc hội phải gồm các cơ quan với
tính đại diện tương tự như Quốc hội để đảm bảo các vấn đề, các quyết
sách, các dự luật được xem xét bởi hệ thống cơ quan giúp việc của Quốc
hội được xem xét với nhiều góc nhìn và đảm bảo quyền lợi của mọi tầng
lớp trong xã hội.
Hai là, Hệ thống cơ quan của Quốc hội phải bao gồm các cơ quan
tư vấn cho Quốc hội về các vấn đề chuyên môn, cụ thể: Ủy ban chuyên
trách/ Ủy ban thường trực và các Ủy ban lâm thời, nơi tập hợp các
chuyên gia, hỗ trợ Quốc hội trong việc đánh giá các khía cạnh về mặt nội
dung; với số lượng thành viên nhất định, với phạm vi thẩm quyền cụ thể;
các Ủy ban này được gọi là “Phòng kỹ thuật” của Quốc hội, nơi diễn ra
các thảo luận sâu và mang tính chất chun mơn. Thêm vào đó, các Ủy
ban này của Quốc hội cũng cần phải được tổ chức để tương ứng và phù
hợp với việc hỗ trợ cho Quốc hội thực hiện các chức năng và nhiệm vụ

của mình.
Ba là, Trong hệ thống cơ quan của Quốc hội cần có một thiết chế để
điều phối hoạt động giữa các cơ quan của Quốc hội, đảm bảo sự thường
xuyên, liên tục của Quốc hội. Xuất phát từ đặc điểm của Quốc hội Việt
Nam là “xuân thu – nhị kỳ”, để Quốc hội hoạt động hiệu quả thì việc
thiết lập và vận hành hệ thống Ủy ban là một phát triển tất yếu của Quốc


21
hội, để Quốc hội có thể xử lý được khối lượng các cơng việc đồ sộ và
phức tạp.
Nói chung, hệ thống cơ quan của Quốc hội phải là bộ máy phối hợp
nhịp nhàng, ăn ý để có thể hỗ trợ được hoạt động của Quốc hội về khía
cạnh hành chính cũng như về khía cạnh chun mơn. Nói cách khác, một
Quốc hội muốn chuyên nghiệp thì hệ thống cơ quan của Quốc hội đó
cũng cần phải được tổ chức và hoạt động chuyên nghiệp, để có thể đáp
ứng được những đòi hỏi đặt ra đối với cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong điều kiện Việt
Nam xây dựng NNPQ XHCN.
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội Việt Nam
4.1.3. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng
dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam
4.1.4. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban
lâm thời của Quốc hội Việt Nam
4.2. Giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
các cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban
thường vụ Quốc hội của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội
đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội trong điều kiện
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban
lâm thời của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội đặt trong bối cảnh
xây dựng Quốc hội Việt Nam thành một Quốc hội chuyên nghiệp để có
thể đáp ứng được yêu cầu là cơ quan lập hiến, lập pháp trong một nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Luận án đã đề xuất các nhóm giải
pháp trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong tổ chức
của Quốc hội. cụ thể:


22
Thứ nhất, xây dựng lại vị trí của UBTVQH, khơng trao cho cơ quan
này quá nhiều nhiêm vụ quyền hạn như hiện nay. Xuất phát từ việc Quốc
hội chưa thể ngay lập tức chuyên nghiệp hoàn toàn nên vẫn là Quốc hội
hoạt động theo kỳ họp, nhưng sẽ thiết kế UBTVQH trở thành cơ quan
mang tính chất thường trực hành chính, và có thể học tập mơ hình “ hội
đồng trưởng lão” của Hạ nghị viện CHLB Đức, để UBTVQH có thể là
tập hợp của các ĐBQH có uy tín, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác
nhau, đóng vai trị tư vấn cho Quốc hội chứ khơng phải là một cơ quan
nắm giữ và vận hành quyền hạn của Quốc hội.
Thứ hai, coi HĐDT và các UBTT của Quốc hội là các trung tâm
giải quyết các công việc chuyên mơn của Quốc hội. Gia tăng vị trí, vai
trị, quyển hạn và trách nhiệm đối với Hội đồng dân tộc vá các UBTT.
Thiết kế các cơ quan này với 100% là các đại biểu Quốc hội chuyên trách

để dành toàn bộ thời gian giải quyết các vấn đề chuyên môn của Quốc
hội.
Thứ ba, thay đổi quan điểm về UBLT và tăng cường coi trọng và sử
dụng UBLT của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc
hội, đặc biệt là chức năng giám sát. Thiết kế một hành lang pháp lý rõ
ràng, đơn giản và khả thi để Quốc hội có thể thành lập các UBLT khi cần
thiết để xây dựng thiết chế này thành một cánh tay đắc lực giúp Quốc hội
thực hiện tốt chức năng giám sát.


×