Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phương án sản xuất khoai tâ liên kết trong vụ đông năm 2017.2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 5 trang )

THUYẾT MINH

PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KHOAI LANG, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG
TRÊN ĐẤT RUỘNG 2 VỤ LÚA TẠI XÃ HÒA MẠC
I. Các căn cứ xây dựng Phương án:
- Căn cứ Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ tài chính quy
định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước nă 2017;
- Căn cứ Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 07/04/2017 của UBND tỉnh Lào
Cai về phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới và giảm nghèo bền vững năm 2017;
- Căn cứ Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của UBND huyện Văn
Bàn về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện chương trình 135 thuộc chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017;
- Căn cứ vào hợp đồng liên kết sản xuất giữa UBND xã Hòa Mạc với Công ty
Quốc tế An Việt.
- Căn cứ biên bản làm việc của xã Hòa Mạc về việc tổ chức khảo sát địa điểm
thực hiện sản xuất tăng vụ đông đối với cây Khoai tây.
UBND xã Hòa Mạc xây dựng phương án với nội dung sau:
II. Mục tiêu, nội dung, giải pháp triển khai Phương án:
- Tên Phương án: “Sản xuất Khoai tây vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa tại xã
Hòa Mạc”.
- Cơ quan chủ quản: UBND Huyện Văn Bàn - Lào Cai.
- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã Hòa Mạc.
- Cơ quan phối hợp: Trung tâm dịch vụ NN huyện Văn Bàn.
- Cơ quan, tổ chức cá nhân tổ chức thực hiện:
UBND xã Hòa Mạc, Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 5, Trưởng Thôn 7 Nà Lộc,
Thôn 8 Nà Bơ, Thôn 9 Nà Cóoc và 250 hộ gia đình tham gia Phương án.
- Đối tác liên kết: Công ty Quốc tế An Việt
- Thời gian thực hiện: 3 tháng, từ 20/10/2018 - 1/2019
- Quy mô, địa điểm thực hiện:
+ Quy mô: 15 ha. ( Trong đó: Khoai tây: 12 ha, Khoai lang: 3 ha).


+ Địa điểm: Thôn1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 5, Thôn 7 , Thôn 8, Thôn 9, Thơn
10 xã Hòa Mạc, hụn Văn Bàn.
* Dự tốn kinh phí thực hiện:
- Tởng kinh phí thực hiện: 511.200.000 đồng.
1


( Năm trăm mười một triệu hai trăm nghìn đồng chẵn)
Trong đó:
+ Đề nghị hỗ trợ từ NSNN: 150.000.000 đồng. ( Định mức hỗ trợ 10.000
(mười triệu động/ha Căn cứ Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của
UBND huyện Văn Bàn, Quyết định về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện
chương trình 135 thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017).
+ Vốn đối ứng của tổ chức/cá nhân: 361.200.000 đồng.
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
- Phát triển sản xuất tăng vụ 3 (vụ đông) trên đất ruộng 2 vụ tại xã Hòa Mạc
với diện tích gieo trồng trên 110 ha cây trồng các loại, trong đó cây khoai lang,
khoai tây trồng tập trung từ 15 ha trở lên tại xứ đồng thôn 1, 2,3,5, 7,8,9,10 đảm bảo
khung thời vụ gieo trồng khoai tây bắt đầu làm đất sau khi thu hoạch song và trồng
song trong tháng trước 15/11/2017. Năng suất phấn đấu đạt trên 15- 20 tấn/ha, đưa
giá trị canh tác đạt trên 100 triệu đồng/ha.
- Thực hiện hiệu quả mô hình liên kết sản xuất, tạo tiền đề để tổ chức sản xuất
cho các vụ tiếp theo. Tổ chức cho nông dân các thôn tham quan, học tập kinh
nghiệm để mở rộng diện tích tăng vụ đối với khoai tây liên kết sản xuất trong vụ
đông trên địa bàn xã trong các năm sau.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm thay đổi nhận thức của người
dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các kỹ thuật thâm
canh, tăng vụ dần đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính trong năm.
1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Triển khai thực hiện thành công Phương án trồng 3ha khoai lang, 12 ha
khoai tây vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa nước. Tổ chức hướng dẫn các hộ tham gia
Phương án đúng quy trình sản xuất khoai tây từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch.
- Trung tuần tháng 9 tổ chức họp dân quán triệt cách thức tổ chức thực hiện như:
Khâu chuẩn bị đất, vật tư, phân bón phục vụ cho sản xuất.
- Đồng thời phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở hướng dẫn bà con nông
dân kỹ thuật làm đất, lên luống và kỹ thuật trồng khoai tây.
2. Nội dung:
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia.
- Chọn đất, cách lên luống, tỷ lệ phân bón khi trồng khoai lang, khoai tây.
Hướng dẫn kỹ thuật ủ mầm, kỹ thuật bổ củ khoai tây và kỹ thuật trồng koai lang.
- Hướng dẫn kỹ thuật làm đất, thời vụ trồng để hoàn thiện quy trình canh tác
theo công thức : Lúa xuân - lúa Mùa – Khoai tây, khoai lang vụ đông đạt hiệu quả.
3. Giải pháp thực hiện Phương án:
3.1. Giải pháp về giống.

2


Đối với khoai tây sử dụng 01 giống Maribel đã được Công ty An việt cung
ứng giống, giống đảm bảo chất lượng, không có mầm bệnh ngây hại, giống đạt tiêu
chuẩn giống F1.
Đối với khoai lang liên kết với Công ty gia bảo cung ứng giống khoai lang
đảm bảo chất lượng, giống đạt chuẩn.
3.2. Giải pháp về kỹ thuật:
UBND xã chỉ đạo, phân công cán bộ khuyến nông viên xã phối hợp với các
Phòng, cơ quan chuyên môn đóng trên địa bàn huyện trực tiếp hướng dẫn các hộ
tham gia Phương án thực hiện đúng theo các nội dung, hạng mục trong quy trình kỹ
thuật sản xuất khoai tây, khoai lang vụ đông theo phương án xây dựng.
3.3. Giải pháp về đào tạo tập huấn:

Tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân thành 2 đợt cụ thể thời gian như sau:
+ Đợt 1: Tập huấn hướng dẫn người dân làm đất và lên luống.
+ Đợt 2: Khi bắt đầu nhận giống khoai tây, khoai lang.
3.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
a. Thành lập ban chỉ đạo
- Cấp xã: UBND xã Hòa Mạc thành lập ban chỉ đạo (Ban phát triển xã) với cơ
cấu thành phần sau: Đ/c Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; Thành viên gồm:
Chủ tịch Mặt trận, Hội nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, cán bộ khuyến nông cụm, xã
và Trưởng các thôn, bản tham gia phương án sản xuất cây vụ đông. Nhiệm vụ cụ thể
do trưởng ban phân công.
- Thôn bản: Thành lập Ban phát triển thôn với cơ cấu thành phần như sau:
Trưởng thôn làm trưởng bản, thành viên gồm: Chi hội trưởng mặt trận, chi hội
trưởng hội nông dân, chi hội trưởng hội phụ nữ, Bí thư chi đoàn thanh niên. Nhiệm
vụ vận động tuyên truyền cho các hộ gia đình tham gia phương án theo đúng yêu cầu
kỹ thuật của phương án.
b. Kế hoạch triển khai thực hiện
- Trung tuần tháng 9 tổ chức họp dân để tập huấn kỹ thuật và chuẩn bị các
điều kiện phục vụ cho sản xuất gồm: giống, phân bón cung ứng đến cho từng hộ
dân.
3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Đây là mô hình sản xuất liên kết bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, ngay từ khâu bắt
đầu thực hiện mô hình UBND xã liên kết với Công ty Quốc tế An việt và Công ty
Gia bảo từ việc cung ứng giống đến khi thu hoạch Công ty bao tiêu thu mua hết toàn
bộ khoai tây, khoai lang thương phẩm sau khi thu hoạch.
3.6. Giải pháp về vốn:
Nhà nước hỗ trợ theo định mức quy định trong hỗ trợ sản xuất.
III. Tiến độ thực hiện Phương án:
TT

Nội dung công việc


Thời gian bắt đầu Kết quả đạt được
3


kết thúc
Tổ chức họp dân triển khai thực hiện
1 trồng khoai tây liên kết trong vụ15/4-20/5/2018
đông

Hoàn thiện
công việc

2 Tổ chức thu hoạch lúa hè thu

100 % diện tích

25 – 30/9/2018

Cấp phát giống, phân bón hỗ trợ
3
20 – 25/9/2018
người dân, tập huấn kỹ thuật
4

Làm đất để trồng khoai tây, khoai
01 – 20/10/2018
lang

100%


Hoàn thiện 100 %
khối lượng công
việc.
Hoàn thiện 100 %

5 Tập trung trồng khoai tây

10 – 15/11/2018

Kết thúc

6 Chăm sóc ruộng khoai tây

15/11/2018
01/2018

Đạt theo yêu cầu kỹ
thuật.

7 Tổng kết mô hình

10 – 15/01/2019

Đánh giá tổng kết mô
hình

IV. Phương án phát triển sau khi kết thúc:
Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết trông khoai tây vụ đông trong các năm tiếp
theo, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, tạo mối liên kết sản xuất bền vững.

V. Kinh phí thực hiện Phương án:
Đơn vị: 1000 đờng
Trong đó
TT

Nguồn kinh phí

1 Ngân sách NN hỗ trợ
2

Đối ứng của Tổ
chức /cá nhân
Tổng cộng

Tổng số

Nguyên vật
liệu

150.000

150.000

361.200

361.200

511.200

511.200


Tập huấn
chuyên môn

Chi khác

VI. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
1. Hiệu quả kinh tế:
- Sản xuất cây khoai tây vụ đông chi phí cho sản xuất không lớn so với các loại
cây trồng khác mà lợi nhuận thu về tương đối cao cho bà con nông dân, trên đất ruộng
bỏ hoang gần 4 tháng. Sản xuất vụ đông tăng vòng quay của đất, tăng hệ số sử dụng
đất trong năm. Ước tính trồng 1 ha khoai tây vụ đông với năng suất ước đạt trên 20
4


tấn/ ha, giá bán 6000 đồng/ kg khoai tây, khoai lang thì giá trị thu về cho bà con là 120
triệu đồng Tổng diện tích 15 ha giá trị thu được 1.800 triệu đồng.
- Trồng 2 vụ lúa + 1 vụ khoai tây đông: 2 vụ lúa sản lượng đạt TB 10 tấn/ha, 1
vụ khoai tây NS đạt 20 tấn/ ha, thì giá trị trên 1 đơn vị canh tác đạt:
(10 tấn thóc x 7 triệu /tấn) + (20 tấn x 6 triệu/tấn) = 190 triệu đồng/ha/năm.
- Thực hiện thành công Phương án sản xuất Khoai tây, khoai lang vụ đông với
diện tích 12 ha, ước thu nhập đạt: 20 tấn/ha x 15 ha x 6 triệu đồng/tấn = 1.800 triệu
đồng.
2. Hiệu quả về xã hội:
- Tạo công việc làm cho bà con nông dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho
người dân, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất NLN nhất là đối với sản xuất cây vụ đông
và từng bước đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính.
- Xây dựng và mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ đông trên đất ruộng
hai vụ lúa, nhằm duy trì liên kết sản xuất bền vững tạo thêm nguồn thu nhập cho

người dân.
- Hạn chế việc thả dông gia súc, gia cầm, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập
trung, kích thích ngành chăn nuôi phát triển.
VII. Kết luận:
Việc thực hiện dự án sản xuất vụ 3 (vụ đông) khoai tây và khoai lang liên kết
với công ty Quốc tế An việt và Công ty Gia Bảo trên đất ruộng 2 vụ với diện tích 15
ha luôn được các cấp, ban ngành và người dân ủng hộ tham gia thực hiện. Nếu
Phương án được phê duyệt chắc chắn sẽ đạt mục tiêu dự án xây dựng.
UBND xã Hòa Mạc kính đề nghị UBND huyện Văn Bàn sớm phê duyệt
Phương án để tổ chức triển khai, kịp thời vụ sản xuất./.
Nợi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

- UBND huyện Văn Bàn;
- PNN&PTNT huyện;
- TT ĐƯ, HĐND xã;
- Lưu: VT.

5



×