Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 193 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ MAI TRÂM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI
THEO HƯỚNG NƠNG NGHIỆP SINH THÁI

Chun ngành: Địa lí học
Mã số: 9.31.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Nguyễn Viết Thịnh
PGS.TS Phạm Văn Hồng

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

Đặng Thị Mai Trâm


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận án, tôi đã nhận rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè
và người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn
Viết Thịnh, GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, PGS.TS. Phạm Viết Hồng là những người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp những kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong suốt q trình hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội,
Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý, các Thầy, Cô giáo trong tổ Bộ môn
Địa lý Kinh tế và Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã cung cấp kiến
thức, tạo điều kiện cho tơi có một mơi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi Cục Trồng Trọt &
BVTV, Chi Cục Khuyến Nông, Chi Cục Chăn nuôi& Thú y, Chi Cục Thủy Lợi, Phòng kế
hoạch và tổng hợp Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ngãi; phịng Nơng Nghiệp – Cục Thống
kê tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Phịng nơng nghiệp
các huyện Bình Sơn, TP.Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tây Trà... đã giúp
đỡ tận tình, hiệu quả trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực địa.
Tôi trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, Ban Giám hiệu Trường THPT
Số 1 Tư Nghĩa, Tổ bộ môn Sử - Địa – GDCD đã ln giúp đỡ nhiệt tình về chun
mơn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành luận án.
Cuối cùng, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình tơi: bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng,
chồng, con, các anh chị em, những người thân và bạn bè ln chia sẻ, động viên, chăm
sóc trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Đặng Thị Mai Trâm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
3. Giới hạn nghiên cứu..............................................................................2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu......................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................8
6. Cấu trúc của đề tài................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

10

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................10
1.1.1. Trên thế giới 10
1.1.2. Ở Việt Nam

14

1.1.3. Tại Quảng Ngãi

17

1.2. Cơ sở lí luận phát triển nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái..........18
1.2.1. Một số khái niệm

18


1.2.2. Hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái 23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh
thái

25

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp sinh thái ở
một số ngành đặc trưng ở cấp tỉnh 32
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái..........41
1.3.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở một số quốc gia trên thế
giới

41

1.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam 43
1.3.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở vùng Nam Trung Bộ 44
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh
thái ở tỉnh Quảng Ngãi

46

Tiểu kết chương 1...............................................................................47


CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH
THÁI 48
2.1. Vị trí địa lí........................................................................................48
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên..................48
2.2.1. Địa hình

2.2.2. Đất

48

50

2.2.3. Khí hậu

53

2.2.4. Nước 54
2.2.5. Đa dạng sinh học

55

2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội........................................................56
2.3.1. Chính sách nơng nghiệp
2.3.2. Dân cư, lao động
2.3.3. Thị trường

56

58

62

2.3.4. Khoa học – công nghệ

64


2.3.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp 66
2.3.6. Vốn

69

2.3.7. Các liên kết trong nông nghiệp
2.3.8. Công tác khuyến nông
2.3.9. Tri thức bản địa

70

71

71

2.4. Đánh giá chung phát triển nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi..................................................................72
2.4.1. Những cơ hội và thuận lợi 72
2.4.2. Khó khăn và thách thức

73

Tiểu kết chương 2...............................................................................75
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG
NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

76

3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi................................76
3.1.1. Vị trí nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi


76

3.1.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

77


3.1.3. Giá trị sản phẩm/ha đất sản xuất nông nghiệp 78
3.1.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
3.1.5. Ngành trồng trọt

80

3.1.6. Ngành chăn nuôi

98

79

3.1.7. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi 107
3.1.8. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp..................................................111
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông
nghiệp sinh thái.........................................................................................................112
3.2.1. Một số mơ hình nghiên cứu điển hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
theo hướng nông nghiệp sinh thái..............................................................................112
3.2.2. Kết quả đạt được, những thuận lợi và hạn chế trong phát triển
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi 125
Tiểu kết chương 3.............................................................................130
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI 131
4.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp
Quảng Ngãi theo hướng sinh thái............................................................131
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

131

4.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp sinh thái

134

4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
theo hướng nông nghiệp sinh thái...........................................................135
4.2.1. Quan điểm

135

4.2.2. Mục tiêu

135

4.2.3. Định hướng 138
4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng nông
nghiệp sinh thái................................................................................142
4.3.1. Xây dựng, triển khai và thực thi hiệu quả các chính sách phát triển, hỗ trợ theo
hướng nông nghiệp sinh thái

142



4.3.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hỗ trợ công tác sản xuất nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái

143

4.3.3. Tăng cường công tác khuyến nông trong triển khai và học tập các mơ hình, kỹ
thuật canh tác nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái 143
4.3.4. Công tác tổ chức giám sát và điều phối sản xuất nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp sinh thái

144

4.3.5. Tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nơng nghiệp
4.3.6. Nâng cao vai trị của các tổ chức nơng dân

145

145

4.3.7. Tăng cường quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp
sinh thái

146

4.3.8. Tăng cường ứng dụng tri thức bản địa gắn với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp

147


4.3.9. Xây dựng trang thông tin thị trường và thương mại nơng sản an tồn, nơng sản
bản địa

147

Tiểu kết chương 4.............................................................................148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt
BVTV
DTTN
HST
HSTNN
HTX
HTXNN
GTSX
NCS
NN
NNHC
NNST
RAT
TP

UBND

Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Diện tích tự nhiên
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái nông nghiệp
Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp
Giá trị sản xuất
Nghiên cứu sinh
Nông nghiệp
Nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp sinh thái
Rau an toàn
Thành phố

Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
Chữ viết tắt
BRC

Chữ viết đầy đủ

GAP
GDP
GI
GRDP
IFS

IPM
ICM
IoT
IWMI
OCOP

Culture Identity and Resource Use
Management
Good Agricultural Practices
Gross Domestic Product
Geographical Indication
Gross Regional Domestic Product
International Food Standard
Integrated Pest Management
Integrated Crop Management
Internet of Things
International Water Management Institute
One commune one product

(Các Tiêu chuẩn toàn cầu của) Hiệp hội Bán lẻ
Anh Quốc
Tổ chức nhận dạng văn hóa và quản lý sử dụng
tài ngun
Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt
Tổng sản phẩm quốc nội
Chứng nhận chỉ dẫn địa lý
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
Quản lý dịch hại tổng hợp
Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng

Internet Vạn Vật
Viện Quản lý nước Quốc Tế
Mỗi làng một sản phẩm

LEIA

Low External Input Agriculture

Nông nghiệp đầu vào thấp

LEISA

Low External Input and Sustainable
Agriculture
Resource Efficient Agricultural
Production
Vietnamese Good Agricultural
Practices
Vietnamese Good Animal
Husbandry Practices

Nông nghiệp bền vững đầu vào thấp

CIRUM

REAP
VietGAP
VietGAHP

British Retail Consortium


Nghĩa tiếng Việt

Tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Thực hành nông nghiệp tốt
tại Việt Nam
Thực hành chăn nuôi tốt
tại Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Diện tích và cơ cấu diện tích các nhóm đất chính ở tỉnh Quảng Ngãi
50
Bảng 2. 2. Một số chỉ tiêu về dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010- 2017 58
Bảng 2.3. Số lượng lao động và cơ cấu lao động từ trong các ngành kinh tế ở tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 60
Bảng 2.4. Cơ cấu số người trong độ tuổi lao động trong ngành nông nghiệp ở nông
thôn phân theo trình độ 2011 và 2016 (%) 61
Bảng 3.1. GTXS và tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017(theo giá so sánh 2010).
76
Bảng 3.2. GTXS và tốc độ tăng trưởng GTXS nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2010-2017 (theo giá so sánh 2010) 77
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2010 - 2017 (theo giá hiện hành)
78
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá hiện hành)
78
Bảng 3.5.Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2017 (giá so sánh 2010)

81
Bảng 3.6. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của Quảng Ngãi giai đoạn
2010 - 2017 (giá hiện hành) 82
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ lực ở Quảng Ngãi
giai đoạn 2010 – 2017 83
Bảng 3.8. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2010 - 2017
85
Bảng 3.9. Cơ cấu và diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao ở Quảng Ngãi
giai đoạn 2010 - 2017 87
Bảng 3.10. Diện tích, sản lượng và cơ cấu diện tích, sản lượng rau, đậu ở tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 90
Bảng 3.11. Các loại rau đậu phổ biến ở tỉnh Quảng Ngãi
91
Bảng 3.12. Diện tích, số hộ sản xuất rau an tồn ở Quảng Ngãi năm 2017 92
Bảng 3.13. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi
2010 – 2017 (theo giá so sánh)
98
Bảng 3.14. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 (theo giá hiện hành) 99
Bảng 3.15. Số lượng và sản lượng chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn


2010 - 2017

106

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3. 1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2010 – 2017


76

Hình 3. 2. Diện tích và sản lượng ngô ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 88
Hình 3. 3. Diện tích sắn phân theo địa phương ở Quảng Ngãi năm 2010, 2017

89

Hình 3. 4. Biểu đồ cơ cấu diện tích cây cơng nghiệp hàng năm tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2010 – 2017

93

Hình 3. 5. Diện tích lạc của các huyện đồng bằng ở Quảng Ngãi năm 2017 94
Hình 3. 6. Cơ cấu diện tích cây ăn quả ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, 2017 96
Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ở tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2010 – 2017

100

Hình 3. 8. Số lượng trâu theo địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017
101
Hình 3. 9. Số lượng bò theo địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 102
Hình 3. 10. Số lượng lợn theo địa phương ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017

103


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ


Sau trang

2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2017..................................................47
2.2. Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Quảng Ngãi ........................................................49
2.3. Bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................................50
2.4. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Ngãi........................................................................53
2.5. Bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ...........................68
3.1. Bản đồ nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi................................................................81
3.2. Bản đồ các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ...........................111
3.3. Bản đồ sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi........129


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Q trình đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, theo đuổi tăng sản lượng đã gây ra
nhiều vấn đề về môi trường và an tồn thực phẩm trong sản xuất nơng nghiệp. Điều đó
làm cho nền nông nghiệp thế giới đứng trước nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường,
đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh. Trong điều kiện biến
đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản trong thương mại hàng
nơng sản. Điều đó đã đặt ra nhiều hơn những yêu cầu đối với nền nông nghiệp thế giới
về các vấn đề nơng nghiệp ứng phó biến đối khí hậu, nơng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an
tồn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn NNHC...
Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trị quan
trọng khi đóng góp 15,3% GDP (2017) tập trung 40,2% lao động và là sinh kế của
dân số 65% sống ở vùng nông thôn, nuôi sống 93,7 triệu người [7], cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Đối với nền kinh tế Việt Nam, ngành nơng nghiệp
khơng những có vai trị bệ đỡ mà cịn là động lực trong q trình phát triển đất nước,
có khả năng lan tỏa sang các ngành khác, giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như ưu

thế của Việt Nam về nơng sản xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập cho nông dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và thu nhập. Tuy nhiên,
ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức khơng nhỏ: năng
suất thấp, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, mùa vụ bị tấn công bởi
dịch hại, nơng sản khơng an tồn. Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của ngành nông nghiệp, vấn đề ổn định kinh tế xã hội trong tương lai và
làm tổn hại sức khỏe của con người.
Ở Quảng Ngãi, ngành nơng nghiệp cũng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế
chung của tỉnh, đóng góp khoảng 19% GRDP tỉnh Quảng Ngãi chiếm 49,2% lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế, nuôi sống 84,9% dân số nông thôn và cung cấp
lương thực thực phẩm cho 15,1% dân số thành thị [7]; trong đó trồng trọt và chăn nuôi
là hai ngành sản xuất chủ yếu chiếm tỉ lệ lần lượt 58,6% và 35,7% giá trị sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành kinh tế này chủ yếu dựa trên những lợi thế về
tài nguyên, hiệu quả thấp; kỹ thuật canh tác chưa hợp lí, lạm dụng bón phân hóa học, sử
dụng chất bảo vệ thực vật hóa học quá mức, bảo quản chế biến không đảm bảo đã gây ra
nhiều hệ lụy phá hủy môi trường, đầu độc người tiêu dùng, và ảnh hưởng lâu dài đến


2
sức khỏe thế hệ mai sau. Đồng thời việc xây dựng ngành nơng nghiệp tạo ra những sản
phẩm có chất lượng và giá trị cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay là cấp
thiết để phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở Quảng Ngãi.
Trước tình hình đó, những nhà sản xuất, nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những giải
pháp cải tiến và sáng tạo ra chế độ canh tác mới khắc phục những tồn tại nêu trên, để
có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai về các mặt kinh tế, xã
hội và mơi trường, đó chính là phát triển nơng nghiệp sinh thái, mà q trình chuyển
đổi có thể gọi là phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Để lựa chọn
ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi khơng những hiệu quả kinh
tế mà cịn bảo vệ mơi trường, đảm bảo vấn đề an tồn thực phẩm cho xã hội và các vấn
đề xã hội khác, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh

Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp và
nông nghiệp sinh thái, mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích
thực trạng phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng
nơng nghiệp sinh thái. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo nông nghiệp sinh thái trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp và nông nghiệp
sinh thái;
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
theo hướng nông nghiệp sinh thái;
- Phân tích thực trạng phát triển nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
và hiệu quả của các mơ hình nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp sinh thái ở tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 dưới góc độ địa lý học;
- Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn về không gian

Luận án nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái
trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm 14 đơn vị hành chính. Lãnh thổ nghiên cứu


3
được chia thành ba tiểu vùng sinh thái: miền núi, trung du, đồng bằng và hải đảo.

Các nghiên cứu trường hợp được lựa chọn ở các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành và Tư
Nghĩa. Đây là những địa bàn đã và đang thực hiện các mơ hình nơng nghiệp theo
hướng nơng nghiệp sinh thái, điểm sáng trong triển khai các mô hình khuyến nơng
của Quảng Ngãi.
3.2. Giới hạn về thời gian

Thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2017. Đây là giai đoạn nơng nghiệp Quảng
Ngãi có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp sinh thái. Định hướng và dự
báo đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3.3. Giới hạn về nội dung

Luận án nghiên cứu nông nghiệp Quảng Ngãi ở nghĩa hẹp, trong đó tập trung
trong hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đặc trưng của nông nghiệp Quảng Ngãi có
ngành trồng trọt đa dạng các loại cây trồng truyền thống có quy mơ lớn như lúa và cây
trồng có nhu cầu lớn của thị trường như cây ăn quả. Ngành chăn ni quy mơ lớn
trong đó chăn ni gia súc đặc biệt chăn ni bị, gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà.
Nghiên cứu nông nghiệp sinh thái trong luận án tập trung nghiên cứu một số mơ
hình sản xuất điển hình như mơ hình trồng cây ăn quả kết hợp xen canh, mơ hình chăn
ni bị thịt vùng trung du huyện Nghĩa Hành, mơ hình cánh đồng lớn ở vùng đồng
bằng huyện Mộ Đức, mơ hình trồng rau an tồn ở TP Quảng Ng, những mơ hình sản
xuất khác chưa phát triển.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm và các tiếp cận trong nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (được quy định trong các Quyết định của
Chính phủ về thống kê) Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là ngành cấp 1, trong đó,
nơng nghiệp (và các dịch vụ liên quan) là ngành cấp 2. Đối tượng nghiên cứu của luận
án là trồng trọt và chăn nuôi, có thể gọi là các phân ngành của ngành nơng nghiệp. Từ
đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển để thấy rõ mối quan hệ giữa

các thành phần trong hệ thống đó và mối quan hệ đồng thời với các hệ thống khác.
Qua đó thấy được mối liên hệ và sự kết hợp của các thành phần trong tổ chức không
gian sản xuất cũng như sự phát triển của nông nghiệp Quảng Ngãi.
Nông nghiệp sinh thái là một bộ phận của nền nông nghiệp, và cũng là những bộ
phận tương ứng trong trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp sinh thái cũng là một xu
hướng trong phát triển nơng nghiệp, vì thế nơng nghiệp sinh thái có liên quan đến các


4
hệ thống nhỏ hơn: các cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây lâu năm, cây
hàng năm, cây ăn quả, hoa - cây cảnh), các vật nuôi (gia súc, gia cầm). Mỗi cây trồng,
vật nuôi được tổ chức sản xuất trong một không gian nhất định. Quan điểm hệ thống
trong luận án thể hiện ở chỗ ngành nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi là một hệ thống,
bao gồm các hệ thống con (trồng trọt, chăn ni), trong đó sản xuất nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái là tiểu hệ thống đan cắt với các tiểu hệ thống trồng trọt và
chăn nuôi, được thể hiện ở các không gian sản xuất nhất định.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các sinh vật sống. Sản xuất nông nghiệp
được thực hiện trong các hệ sinh thái, được gọi là các hệ sinh thái nông nghiệp. Cây
trồng, vật nuôi là những cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh
học, đồng thời chịu tác động của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi trường). Các
quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con
người. Vì vậy, trong bất cứ một quy trình sản xuất nơng nghiệp nào cũng cần phải
nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Trong sản xuất
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, chúng ta không chỉ chú ý đến cây
trồng, vật ni mà cịn quan tâm đến cả hệ sinh thái nơng nghiệp, vì kết quả thu được
của sản phẩm nông sản được quyết định bởi sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp.
Nông sản phẩm được tạo ra là kết quả tổng hòa các điều kiện và yếu tố tự nhiên, kinh
tế xã hội trên vùng lãnh thổ nhất định.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ

Các yếu tố địa lý (tự nhiên và kinh tế-xã hội) phân dị theo lãnh thổ. Vì thế, trong
nghiên cứu địa lý, cần phải làm rõ sự phân dị lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu, mà
sự phân dị này lại là kết quả của sự tương tác giữa các nhân tố tác động lên đối tượng.
Vận dụng quan điểm lãnh thổ, luận án vừa xem xét mối quan hệ giữa không gian nơng
nghiệp với sự phân hóa giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi, vừa nghiên cứu sự phân hóa và biến đổi
của các phân ngành nông nghiệp hướng nông nghiệp sinh thái trong không gian lãnh
thổ tỉnh Quảng Ngãi.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, luận án phân tích, đánh giá khách quan hiện
trạng phát triển nơng nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh
thái ở Quảng Ngãi nói riêng giai đoạn 2010 – 2017; xem xét mục tiêu, định hướng


5
phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi đến năm 2025
và 2030.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái là một trong các khía cạnh
của quan điểm phát triển bền vững. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, luận án
đưa ra những bằng chứng thuyết phục về sự lựa chọn và phát triển nông nghiệp Quảng
Ngãi hướng theo nông nghiệp sinh thái là hướng đi đúng đắn.
4.1.6. Quan điểm sinh thái học
Sản xuất nông nghiệp bền vững địi hỏi điều khiển hệ sinh thái nơng nghiệp một
cách có hiệu quả. Hệ sinh thái nơng nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên,
hiệu quả của hệ sinh thái nông nghiệp là đạt được sự cân bằng trong hệ thống sản xuất.
Dựa vào quan điểm sinh thái, luận án phân tích, đánh giá và tổng kết các mơ hình sản
xuất nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi đạt được sự cân
bằng và công bằng cho các đối tượng trong hệ sinh thái.
4.1.7. Tiếp cận thị trường

Sản xuất nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp sinh thái quan tâm đến lợi ích dài
hạn, đặc biệt là lợi ích sinh thái, vì thế trong nhiều trường hợp, phát triển nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái có những hạn chế nhất định về quy mơ sản xuất, lợi
ích kinh tế. Nền nơng nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ở đó nhu cầu thị
trường có vai trị định hướng sản xuất và các lợi ích kinh tế (thường là ngắn hạn và
trung hạn) có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Vì thế, trong phát triển nơng nghiệp, cần hài
hịa giữa quan điểm sinh thái và tiếp cận thị trường. Vận dụng quan điểm này, luận án
đi vào phân tích nhu cầu thị trường nông sản phẩm của sản xuất nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi nhằm đưa ra những định hướng và giải
pháp tổ chức sản xuất phù hợp. Mở rộng tiếp cận thị trường theo tiêu chuẩn
GlobalGAP, VietGAP, VietGAP cịn giúp cho sự tăng trưởng của ngành nơng nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái và người sản xuất nhỏ có cơ hội làm giàu.
4.1.8. Tiếp cận chính sách
Các thể chế, chính sách về phát triển nơng nghiệp bền vững và nông nghiệp sinh
thái là văn bản pháp lý định hướng về mục tiêu, nội dung, định hướng phát triển nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Dựa trên quan điểm này, nghiên cứu sinh lựa
chọn những chính sách và thể chế ở phạm ở cả vi mô và vĩ mô vận dụng vào luận án,
để chứng minh rằng xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh


6
thái là xu hướng phát triển tất yếu và đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các chi cục, phịng ban trực thuộc Sở Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Cục Thống kê, Tổng Cục Thống kê,
các viện nghiên cứu và từ nhiều nguồn khác. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bản đồ, số
liệu thống kê, đề án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí đã được
cơng bố ở trong và ngoài nước. Sau khi thu thập, nghiên cứu sinh tiến hành xử lý sơ bộ

tài liệu, sàng lọc và lựa chọn ra những tài liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu luận án.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu thực địa ở các huyện miền núi, trung du,
đồng bằng và hải đảo. Nghiên cứu sinh đã có những năm cơng tác tại những huyện khác
nhau ở tỉnh Quảng Ngãi, nên việc thực địa có nhiều thuận lợi. Trong nghiên cứu thực địa,
nghiên cứu sinh đã có điều kiện quan sát trực tiếp về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương, đồng thời gặp gỡ và phỏng vấn sâu
người sản xuất, cán bộ địa phương và chuyên gia. Nghiên cứu thực địa còn giúp nghiên
cứu sinh lựa chọn địa bàn để nghiên cứu trường hợp, thực hiện điều tra xã hội học.
4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục đích: Điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu sâu hơn các mơ hình phát triển
nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi.
- Nội dung điều tra: Điều tra các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất nơng
nghiệp sạch/an tồn: Kỹ thuật canh tác và quản lý tài nguyên sản xuất nông nghiệp;
Quản lý các nguồn đầu vào cho nơng nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật);
Tiêu thụ nông sản (đầu ra); Hiệu quả sản xuất và nguyện vọng của nông dân đang theo
hướng phát triển nơng nghiệp sạch/an tồn.
- Đối tượng điều tra: hộ nông dân sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Gồm các hộ sản xuất theo mơ hình mẫu lớn, mơ hình canh tác rau an tồn, mơ hình
trồng cây ăn quả trên vùng gò đồi xen canh cây hàng năm và cỏ chăn nuôi.
- Địa bàn điều tra: Nghiên cứu sinh lựa chọn địa bàn nghiên cứu gồm 6 thôn ở 5
xã thuộc huyện Bình Sơn (Xã Bình Dương), TP Quảng Ngãi (xã Nghĩa Hà), huyện
Nghĩa Hành (xã Hành Nhân; xã Hành Dũng), huyện Mộ Đức (xã Nghĩa Thắng).
Những địa phương này đã và đang thực hiện các dự án, các mơ hình và các vùng sản
xuất nơng nghiệp sạch/an tồn. Đây cũng là những điểm sáng sản xuất nơng nghiệp


7
của chương trình Nơng thơn mới ở tỉnh Quảng Ngãi, ở đó cũng phản ánh rõ hơn về
mức độ sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.

Thông qua điều tra 300 phiếu trên địa bàn 5 huyện. Luận án đi vào phân tích và
lựa chọn 4 mơ hình điển hình (Phục lục 2.13). i) Mơ hình cánh đồng lớn (lúa) ở huyện
Mộ Đức, vì đây là huyện chủ lực sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi; ii)
Mơ hình trồng cây ăn quả ở huyện Nghĩa Hành, đây là vùng trọng điểm sản xuất cây
ăn quả; iii) Mơ hình sản xuất an tồn TP Quảng Ngãi, vì đây là vùng có truyền thống
sản xuất rau và tiếp cận thị trường theo hướng sản xuất hàng hóa; iv) Mơ hình ni bị
thịt ở huyện Nghĩa Hành, đây là địa bàn trọng điểm lựa chọn phát triển chăn ni bị
thịt của Quảng Ngãi.
- Thời điểm điều tra: Điều tra mẫu vào 5/2017, điều tra chính thức bắt đầu vào
5/2018 kết thúc vào 9/2019 (17 tháng).
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Nội dung nghiên cứu đề tài có liên quan đến nhiều chun ngành như trồng trọt,
chăn ni, thủy lợi, chính sách nơng nghiệp, tiêu chuẩn đánh giá VietGAP... Vì vậy
trong quá trình nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của nhiều
chuyên gia bao gồm: kỹ sư nông nghiệp và cán bộ quản lý của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, các chun gia thống kê, các cơng ty thủy lợi.
Nhờ đó, nghiên cứu sinh có thể giải quyết được những nút thắt trong quá trình thực
hiện luận án. Phương pháp này còn được sử dụng để lựa chọn địa bàn điều tra và các
mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái cần điều tra.
4.2.5. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở các số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh đã chọn lọc,
hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, phân tổ theo các tiêu chí phù hợp, sử dụng các phần
mềm thống kê chuyên dụng là Excel và SPSS 20. Các kết quả phân tích thống kê đã
được đưa vào các nội dung tương ứng, đặc biệt ở Chương III.
4.2.6. Phương pháp bản đồ, GIS
Phương pháp bản đồ, sử dụng công cụ GIS được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu luận án, đảm bảo cho tính lãnh thổ được thể hiện rõ trong các phân tích,
tổng hợp. Các bản đồ chuyên đề đều là kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Các bản đồ nguồn (bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ đất, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất,…) ở tỉ lệ 1:50.000 hệ toạ độ Quốc gia VN 2000.

- Các bản đồ chuyên đề được NCS xây dựng bằng phần mềm Mapinfo 15.0, ở hai


8
tỉ lệ in chính là 1: 400.000 và 1: 750.000. Các bản đồ được đưa vào luận án bao gồm:
bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ địa hình tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ khí hậu
tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ các tiểu vùng sinh thái tỉnh
Quảng Ngãi, bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ
nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
sinh thái tỉnh Quảng Ngãi.
4.2.7. Phương pháp SWOT
Phương pháp SWOT được sử trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở
chương II và phân tích thực trạng ở chương III, trên cơ sở đó nhận diện ra những thuận
lợi (điểm mạnh - Strengths), những khó khăn (điểm yếu - Weaknesses); những cơ hội
(Opportunities) và thách thức (Threats) của phát triển NN theo hướng NNST ở Quảng
Ngãi. Dựa trên quan điểm chung của phương pháp SWOT, những thuận lợi và khó
khăn là những yếu tố nội lực (bên trong), những thách thức và cơ hội là những yếu tố
ngoại lực (bên ngồi). Từ đó, luận án đúc kết và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để
giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái vận dụng vào địa bàn cấp tỉnh.
- Xác định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
sinh thái vận dụng trong nghiên cứu địa lý nông nghiệp cấp tỉnh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích được tác động của các nhân tố vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội đến
sự phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái.
- Làm rõ được thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh

thái ở tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở nhận diện những thuận lợi, khó khăn cơ hội và
thách thức trong chuyển đổi nông nghiệp sang hướng sinh thái hơn.
- Đề xuất được hệ thống các giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi.
6. Cấu trúc của đề tài


9
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được trình bày trong
4 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
sinh thái
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
theo hướng nông nghiệp sinh thái
Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông
nghiệp sinh thái
Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo
hướng nông nghiệp sinh thái


10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới

Vào thế kỷ XXI, nông nghiệp vẫn tiếp tục là cơng cụ chính cho sự phát triển bền
vững và giảm nghèo [32]. Những nghiên cứu về nông nghiệp luôn là những đề tài
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.

Cho dù ở bất cứ lãnh thổ và thời đại nào, nơng nghiệp ln đóng vị trí và vai trị
quan trọng trong sự phát triển, tồn vong của lãnh thổ và xã hội ở đó. Để tiếp tục minh
chứng cho sự phát triển thịnh vượng của nền nông nghiệp trong tương lai, phát triển
nên nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái được cá nhân và tổ chức trên thế
giới nghiên cứu và có thể tóm tắt ở ba xu hướng như sau:
- Nghiên cứu nông nghiệp trên khía cạnh sinh thái học
Thuật ngữ nơng nghiệp sinh thái được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều đề tài như
Những bài học từ thiên nhiên [31], Defining Ecological Farming (Định nghĩa nông
nghiệp sinh thái) [110], Ecological agriculture: Principles, practices, and constraints
(Nông nghiệp sinh thái: Nguyên tắc, thực hành và các ràng buộc) [102]. Trong đó,
khái niệm NNST đầy đủ nhất được nêu ở cơng trình Food, Globalization and
Sustainability (Thực phẩm, tồn cầu hóa và sự bền vững) [106]. Bên cạnh đó những
lợi ích và ngun tắc, tổ chức quản lí sản xuất NNST được cũng đề cập trong các cơng
trình này.
Thực tiễn và phương pháp canh tác NNST cịn được trình bày trong cơng trình
Ecological agriculture in China: Principles and Applications (Nông nghiệp sinh thái
Trung Quốc: Nguyên tắc và Ứng dụng) [111] với hướng canh tác phát triển và mở rộng
NNST khơng chỉ Trung Quốc mà cịn ở các quốc gia Hoa Kỳ, Brazil. Một bức tranh
sinh động hơn về NNST được vẽ nên trong nghiên cứu Agroecologically efficient
agricultural systems for smallholder famers: contribution to food sovereignty (HSTNN
hiệu quả trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cho các hộ tiểu nơng: đóng góp vào chủ
quyền lương thực phẩm) [101] cho rằng muốn xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp
bền vững cần phải học cách thiết kế trang trại, các hệ thống canh tác và cảnh quan để
tận dụng những thế mạnh vốn có của hệ thống tự nhiên, sử dụng tối thiểu nguồn đầu tư
từ bên ngoài.


11
Nhiều người đồng ý rằng nông nghiệp sinh thái mang lại lợi ích về mơi trường và
xã hội nhưng vẫn cịn lo ngại rằng nơng nghiệp sinh thái, nơng nghiệp hữu cơ tạo ra

năng suất thấp. Điều lo ngại này được chứng minh ở hiệu quả trong thực tế sản xuất
lúa ở Nhật Bản [12], sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái ở một số
trang trại ở Châu Âu, ở Mỹ, Trung Quốc [110]. Ngoài ra, nhiều minh chứng sắc bén
được đúc kết thành lí luận nêu ở cơng trình Is Ecological Agriculture Productive?
(Nơng nghiệp sinh thái có năng suất?) [92]. Những điều đó đã làm sáng tỏ cuộc tranh
luận và chứng minh rằng nông nghiệp sinh thái thực sự có năng suất.
- Nghiên cứu nơng nghiệp theo hướng tạo ra nơng sản an tồn
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã có nhiều
đóng góp quan trọng với những báo cáo thường niên hằng năm từ 2010 – 2016, các
báo cáo đã bàn về một số vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi
khí hậu [94]; những tổn thất và lãng phí thực phẩm trong bối cảnh hệ thống thực phẩm
bền vững [95]; đặc biệt vai trò của nguồn nước đối với dinh dưỡng và an ninh lương
lực [96] và vai trị của chăn ni trong phát triển nông nghiệp bền vững cho thực phẩm
dinh dưỡng [97]. Các nghiên cứu của FAO khuyến cáo rằng, để đảm bảo nguồn thực
phẩm sạch và an tồn trong q trình canh tác và phát triển nơng nghiệp phải kiểm
sốt và quản lý hiệu quả từ những nguồn đầu vào như vấn đề đầu tư vào đất, năng
lượng, nguồn nước, giống, phân bón.
Các tác giả của cơng trình The Conversion to Sustainable Agriculture:
Principles, Processes, and Practices (Chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững: Nguyên
tắc, quy trình và thực tiễn) [99] cho rằng cần sự thay đổi trong hệ thống sản xuất thực
phẩm. Qua đó nhiều yếu tố của hệ canh tác nơng nghiệp cần phải được điều chỉnh
trong q trình chuyển đổi sang hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững. Các quá trình
và mối quan hệ sinh thái bị thay đổi, bắt đầu từ đất canh tác (hàm lượng chất hữu cơ,
sự đa dạng và hoạt động của các sinh vật trong đất) cuối cùng là những thay đổi lớn
xảy ra trong mối quan hệ của cỏ dại, côn trùng, và quần thể bệnh. Đặc biệt là sự cân
bằng giữa các sinh vật có lợi và sâu bệnh.
Cơng trình Agroecology and the Search for the Truly Subtainable Agriculture (Sinh
thái học nơng nghiệp và tìm kiếm nền nơng nghiệp thật sự bền vững) [90] có 12 chương
về các vấn đề nơng nghiệp hiện đại. Trong đó nêu ra nhiều sáng kiến thay thế cho những
tiêu cực trong sản xuất nông nghiệp công nghiệp đang nở rộ trên khắp thế giới để thúc đẩy

nông nghiệp sinh thái, sản xuất thực phẩm bổ dưỡng, an tồn và đa dạng về văn hóa.


12
Xu hướng biểu hiện rõ nhất đối với thực phẩm an toàn là sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào nông nghiệp hữu cơ của các nước trên thế giới, trong nghiên cứu
Organic agriculture in the twenty-frst century (Nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ XXI)
[107] đã nhấn mạnh rằng khơng có cách tiếp cận duy nhất để ni sống hành tinh một
cách an tồn mà cần có sự pha trộn của canh tác hữu cơ và hệ thống canh tác sáng tạo
khác để đảm bảo thực phẩm an toàn.
Trong bối cảnh hiện nay, trong lĩnh vực thương mại nông sản cũng đã có những
quy định và yêu cầu khắt khe đối với các quy trình sản xuất nơng sản. Trong cơng trình
“Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu - Hướng dẫn thực
hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á” [29] đã đưa ra những chỉ dẫn cho
người sản xuất và các doanh nghiệp về cách thực hiện sản xuất tốt GAP (GlobalGAP,
JGAP, ThaiGAP) và phương pháp để đạt những chứng nhận đó. Tất cả những chứng
nhận trên đều xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng với thực phẩm an tồn.
- Phát triển nơng nghiệp theo hướng giảm đầu vào, tăng giá trị và sử dụng hợp lí
tài nguyên
Bài báo The ecological dynamics of low external input agriculture: A case study
of hill farming in a developing country (Động lực sinh thái của nơng nghiệp đầu vào
bên ngồi thấp: Một nghiên cứu trường hợp về canh tác đồi ở một nước đang phát
triển) [109] khám phá kỹ thuật canh tác bản địa hệ thống đồi ở vùng nông thôn Nepal
đang hoạt động hiệu quả với mơ hình quản lý nước theo đường đồng mức.
Trong cơng trình Sustainable Agriculture (Nơng nghiệp bền vững) của John
Mason [103] sản xuất nông nghiệp bền vững được quan niệm là một hệ thống canh
tác, được điều hành bởi nông dân, thực hành sản xuất với việc sử dụng tự nhiên gắn
với bảo tồn nguồn tài nguyên (đất và nước), giảm tối thiểu rác thải và những tác động
đến mơi trường. Cùng với đó, hệ thống nông nghiệp trở nên khỏe mạnh, tự điều tiết và
lợi nhuận được duy trì. Ở cơng trình này cũng đưa ra quan niệm về nông nghiệp tự

nhiên: Nông nghiệp tự nhiên vận hành thuận theo tự nhiên chứ không phải chống lại
nó. Canh tác tự nhiên có nhiều quy trình tương tác phức tạp để kiểm sốt sâu bệnh, cỏ
dại và điều hòa sự phát triển của cây trồng.
Những ứng dụng và phát triển kinh tế xã hội trên nền tảng khoa học và kỹ thuật
của con người cũng cần hiểu những nguyên lý và quy luật của tự nhiên để tìm kiếm sự
phát triển bền vững trong sự hài hịa nhịp nhàng giữa khoa học cơng nghệ và các quy
luật của tự nhiên. Ứng dụng các nguyên tắc và quy luật của tự nhiên để phát triển một


13
hệ nông nghiệp trong sạch và bền vững trong bối cảnh hiện nay là điều cấp thiết. Hệ
nông nghiệp sinh thái vừa thân thiện với môi trường, vừa mang lại năng suất và ổn
định hơn so với nơng nghiệp hóa học [31].
Một số tính năng của Nơng nghiệp hữu cơ được cơng nhận bởi Liên đồn Nơng
nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), bao gồm: Thúc đẩy các chu kỳ sinh học hiện có, từ
vi sinh vật trong đất đến thực vật và động vật sống trên đất; Duy trì tài nguyên môi
trường tại địa phương, sử dụng chúng một cách cẩn thận và hiệu quả và tái sử dụng vật
liệu càng nhiều càng tốt; Không phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài một cách
liên tục; Giảm thiểu bất kỳ ô nhiễm nào ở cả tại chỗ và ngoài vùng canh tác; Duy trì sự
đa dạng di truyền của khu vực [98].
Báo cáo Toward Sustainable Agricultural Systems in the 21st Century (Hướng tới
các hệ thống nông nghiệp bền vững trong thế kỷ 21) đề cập về nghiên cứu trường hợp
của các loại trang trại nông nghiệp khác nhau của Hoa Kỳ, chú trọng nhiều hơn đến
tính bền vững của nơng nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nhiên liệu năng lượng tái tạo và
hệ thống sản xuất thực phẩm bản địa. Để giải quyết những thách thức trong tương lai
cần có những thay đổi như các giống kháng sâu bệnh, bảo tồn đất, quản lý dịch hại
tổng hợp, sử dụng đa dạng cây trồng (cả cây che phủ, luân canh cây trồng) và các
phương pháp sinh học [104].
Trong ấn phẩm The Green of Agriculture (Nông nghiệp xanh) [100] đã chỉ ra việc
tăng năng suất nông nghiệp đã gây sức ép cho các nguồn tài nguyên của các khu vực.

Đối với những nơi có tài ngun sản xuất nơng nghiệp (đất, nước) khan hiếm, sẽ làm
cho vấn đề này càng trở nên phức tạp. Đó là, tăng trưởng nơng nghiệp đang giảm
nhưng sự cạnh tranh về tài nguyên đất, khan hiếm tài nguyên nước thì đang tăng lên.
Phát triển nơng nghiệp theo hướng sử dụng hợp lí tài nguyên và thân thiện với mơi
trường là giải pháp tối ưu, đảm bảo duy trì hệ thống sản xuất nông nghiệp và an ninh
lươn thực.
Hầu hết các nhà khoa học và nhà phát triển nông nghiệp đều cho rằng thiết kế
một nền nông nghiệp tôn trọng các giới hạn của tài nguyên thiên nhiên địa phương là
nhu cầu cần thiết, quan điểm này được phân tích rõ trong cơng trình Green
agriculture: foundations for biodiverse, resilient and productive agricultural systems
(Nông nghiệp xanh: nền tảng cho các hệ thống nông nghiệp đa dạng sinh học, linh
hoạt và hiệu quả) [101] và cơng trình A green growth strategy for food and agriculture
(Chiến lược tăng trưởng xanh cho lương thực và nông nghiệp) [105].


14
1.1.2. Ở Việt Nam

Trong hai cơng trình Nơng nghiệp nước Mỹ [10], Nông nghiệp thế giới bước vào
thế kỷ XXI [11] đã chỉ ra hai xu hướng phát triển nông nghiệp thế giới thế kỷ XXI đó
là: (i) Vẫn tiếp tục nền nơng nghiệp cơng nghiệp hóa, nhưng có điều chỉnh nội dung và
mức độ hợp lý, hồn thiện mơ hình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nhằm bảo vệ có
hiệu quả môi trường sinh thái, sức khỏe, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng; (ii) Thay thế nền nơng nghiệp cơng nghiệp hóa bằng nền nơng
nghiệp sinh học, hữu cơ.
Ở Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp theo hướng NNST được sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các nhà khoa học. Chủ đề nghiên cứu này
được tóm tắt theo 3 xu hướng sau đây:
- Các nghiên cứu nơng nghiệp trên khía cạnh sinh thái học
Nghiên cứu NN theo hướng NNST, trong cơng trình “Nơng nghiệp bền vững Cơ sở và ứng dụng” [30] đã chỉ ra rằng hiểu và nắm bắt được quy luật sinh thái của

các hệ sinh thái nông nghiệp là quan trọng giúp chủ động điều chỉnh hoạt động của hệ
thống cây trồng vật nuôi.
Trong nghiên cứu Nông nghiệp và môi trường [24] đã đưa ra khái niệm, ngun
tắc phát triển NNST. Bên cạnh đó cơng trình cịn đề cập đến cách quản lí sản xuất
NNST, nêu lên hoạt động của hệ thống sản xuất nông nghiệp là thực chất là hoạt động
của HSTNN là hệ thống mở, tiếp nhận “những nguồn đầu vào” từ bên ngoài và mất
năng lượng và vật chất “những đầu ra”. Trong công trình Sinh thái học nơng nghiệp
[86] đã trình bày thực chất của sản xuất nông nghiệp là điều khiển các hệ HSTNN.
Theo quan điểm của các nhà địa lí Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, tổ chức sản xuất
nông nghiệp cần nắm bắt đặc điểm sinh thái của các loại cây trồng vật ni. Từ đó tạo
cơ sở cho việc bố trí và tổ chức phát triển nơng nghiệp phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp ở Việt Nam, nội dung này được đề cập trong các ấn phẩm Địa lí kinh tế
xã hội Việt Nam [57], Địa lí nơng lâm thủy sản [65].
Trong cơng trình “Phát triển nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông
nghiệp sinh thái” [27] cho rằng “Có thể coi nơng nghiệp sinh thái là mơ hình nơng
nghiệp hữu cơ cổ truyền với các u cầu cao về việc bảo tồn mơi trường sinh thái”. Ở
nghiên cứu này cũng đã đề cập một số mô hình phát triển nơng nghiệp theo hướng
NNST ở ngoại thành Hà Nội.


×