Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề Khảo sát chất lượng giáo viên cấp THCS Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2016-2017. Môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.07 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b> <b>KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN</b>
<b>NĂM HỌC 2016 - 2017</b>


<b>MÔN:NGỮ VĂN </b>- <b>CẤP THCS</b>


<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề</i>
<b>(Đề thi gồm 02 trang)</b>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU </b>

<i><b>(2,0 điểm)</b></i>



<b>Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Phải đâu mẹ của riêng anh</i>


<i>Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thơi</i>



<i>Mẹ tuy khơng đẻ khơng nuôi</i>


<i>Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong</i>



<i>Ngày xưa má mẹ cũng hồng</i>


<i>Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau</i>



<i>Bây giờ tóc mẹ trắng phau</i>


<i>Để cho mái tóc trên đầu anh đen</i>



<i>Đâu con dốc nắng đường quen</i>


<i>Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần</i>



<i>(…)</i>



<i>Mẹ không ghét bỏ em đâu</i>


<i>Yêu anh em đã là dâu trong nhà</i>




<i>Em xin hát tiếp lời ca</i>


<i>Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn</i>



<i>Hát tình yêu của chúng mình</i>


<i>Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khơn cùng</i>



<i>Giữa ngàn hoa cỏ núi sơng</i>



<i>Giữa lịng thương mẹ mênh mơng không bờ</i>


<i>Chắt chiu từ những ngày xưa</i>



<i>Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.</i>



(Trích

<i> Mẹ của anh - Xuân Quỳnh thơ và đời </i>

- NXB Văn hóa)


<b>Câu 1.</b>

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (

<i>0,25 điểm)</i>



<b>Câu 2.</b>

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

<i>“Bây giờ</i>


<i>tóc mẹ trắng phau/Để cho mái tóc trên đầu anh đen”. (0,75 điểm)</i>



<b>Câu 3. </b>

Đồng chí hiểu như thế nào về ý thơ:

<i>“Hát tình yêu của chúng mình/Nhỏ</i>


<i>nhoi giữa một trời xanh khơn cùng/Giữa ngàn hoa cỏ núi sơng/Giữa lịng thương</i>


<i>mẹ mênh mơng khơng bờ”</i>

?

<i> (0,5 điểm)</i>



<b>Câu 4. </b>

Điều đồng chí tâm đắc nhất trong đoạn trích là gì? (Trả lời trong khoảng


5-7 dòng).

<i>(0,5 điểm)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. PHẦN LÀM VĂN </b>

<i><b>(8,0 điểm)</b></i>


<b>Câu 1. </b>

<i><b>(3,0 điểm)</b></i>



<i>“Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim khơng thành cơng</i>



<i>mà nguyên nhân là tại đạo diễn.”. </i>

(X.Vruplepxki)



Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của đồng chí về

ý kiến trên.


<b>Câu 2.</b>

(5,0 điểm)



Cảm nhận của đồng chí về hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua hai bài


thơ

<i>Ngắm trăng</i>

(Hồ Chí Minh) và

<i>Khi con tu hú</i>

(Tố Hữu).



<b> HẾT </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b> <b>HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN</b>
<b>NĂM HỌC 2016-2017</b>


<b>MÔN:NGỮ VĂN</b> - <b>CẤP THCS</b>
<i>(Đáp án gồm 04 trang)</i>
<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU </b><i><b>(2,0 điểm)</b></i>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,25
<b>2</b> Chỉ ra biện pháp tu từ:


- Ẩn dụ:


<i>+ tóc mẹ trắng phau: </i>mẹ đã già, đã trải qua bao vất vả, hy sinh.


<i>+ mái tóc trên đầu anh đen: </i>người con đang độ thanh xuân, người con đã
trưởng thành.


- Tương phản, đối lập: <i>trắng phau/đen</i>



Tác dụng của các biện pháp tu từ: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn
tượng; khơi gợi những xúc động sâu sắc về sự hy sinh vô bờ bến, không
kể tháng ngày của mẹ để cho <i>“anh”</i> - người con của mẹ khôn lớn, trưởng
thành, hạnh phúc.


0,25


0,25
0,25


<b>3</b> Tác giả tự nhận thấy tình u cá nhân, tình u lứa đơi của mình thật
nhỏ bé, hữu hạn giữa mênh mông không cùng của trời đất, vũ trụ và đặc
biệt là trước tình thương, sự hy sinh vơ bờ bến của mẹ.


0,5


<b> 4</b> <sub>Thí sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức</sub>
thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau:


<i>+ </i>Tấm lòng thơm thảo của người con dâu với mẹ chồng: tình yêu thương,
sự thấu hiểu, lịng biết ơn chân thành trước cơng lao to lớn và sự hy sinh
của mẹ.


+ Suy nghĩ về lẽ sống đẹp, quan niệm ứng xử đẹp giữa con dâu với mẹ
chồng và rộng hơn là lòng biết ơn khi được thừa hưởng những thành quả
từ sự tạo dựng, hy sinh của người khác.


0,5



<b>II. PHẦN LÀM VĂN</b> <i><b>(8,0 điểm)</b></i>
<b>Câu 1. </b><i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Yêu cầu về kĩ năng:</b>


- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, vận dụng tốt các thao
tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Yêu cầu về kiến thức:</b>


Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức,
lẽ phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản:


<b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> <b>Giải thích</b> <b>0,5</b>


<i>- Bộ phim khơng thành công: </i>là bộ phim không hấp dẫn, không thu hút được
khán giả; ở đây có nghĩa là cuộc đời khơng được như mong muốn hoặc chỉ
toàn thất bại.


<b>-</b> <i>Đạo diễn:</i> là người sắp đặt, chỉ đạo, tổ chức nên bộ phim; ở đây muốn nói
đến yếu tố khách quan dẫn đến sự thất bại trong cuộc đời mỗi con người.
Ý nghĩa câu nói: Trước những khó khăn, thất bại con người thường có thói
quen đổ lỗi cho các yếu tố khách quan. Câu nói như một lời cảnh tỉnh, khuyên
mỗi người hãy dũng cảm thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân nếu muốn có
được thành cơng trong cuộc sống.


<b>2</b> <b>Bàn luận, chứng minh</b> <b>2,0</b>



<i><b>a</b></i> <i><b>Vì sao mỗi người thường coi cuộc đời mình là một bộ phim khơng thành công?</b></i> <i><b>0,5</b></i>


- Suốt cuộc đời, mỗi người thường đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu để phấn
đấu. Việc đạt được những mục tiêu đó đem lại cho họ cảm giác thành công.
- Tuy nhiên trong cuộc đời không phải mục tiêu nào cũng có thể đạt được. Do
đó mỗi người thường thấy khơng bằng lịng với những gì mình đang có, ln
mơ tưởng đến những điều chưa làm được, vì vậy mà cho rằng cuộc đời mình
thật bất hạnh.


<i><b>b</b></i> <i><b>Vì sao con người khi thất bại thường đổ lỗi cho những yếu tố khách quan?</b></i> <i><b>0,5</b></i>


- Việc đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hoặc cho người khác dễ dàng hơn
nhiều việc thừa nhận thất bại từ phía mình. Bởi con người thường có tâm lí
khơng muốn phải chấp nhận sự kém cỏi của bản thân với chính mình và với
người khác.


- Việc đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ khiến con người cảm thấy mình vơ can, bớt
áy náy, trăn trở trước những sai lầm, thất bại.


<i><b>c</b></i> <i><b>Hậu quả của việc đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan</b></i> <i><b>1,0</b></i>


- Đổ lỗi cho yếu tố khách quan dễ tạo nên lối sống thiếu trách nhiệm, thụ động,
không nỗ lực vươn lên trước những khó khăn…


- Con người khơng nhận ra hạn chế, sai lầm, yếu kém của bản thân để điều
chỉnh, khắc phục nên sai lầm sẽ nối tiếp sai lầm…


<b>3</b> <b>Mở rộng, liên hệ bản thân, rút ra bài học</b> <b>0,5</b>


- Không phải ai trước những sai lầm, thất bại cũng đổ lỗi cho hồn cảnh, có


nhiều người trung thực, nhận trách nhiệm về bản thân và nỗ lực vươn lên trong
cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 2. </b><i><b>(5,0 điểm)</b></i>


<b>Yêu cầu về kĩ năng:</b>


Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trong sáng, giàu cảm
xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.


<b>Yêu cầu về kiến thức: </b>Có thể có nhiều cách triển khai bài viết khác nhau, song
cần đảm bảo những ý cơ bản:


<b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>I</b> <b>Giới thiệu chung </b> <b>0,5</b>


<i><b>1</b></i> <i><b>Giới thiệu về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ “Ngắm trăng”</b></i> <i>0,25</i>
<i><b>2</b></i> <i><b>Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”</b></i> <i>0,25</i>
<b>II</b> <b>Cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ</b> <b>3,75</b>


<i><b>1</b></i> <i><b>Điểm giống nhau</b></i> <b>2,75</b>


- Đều là thi sĩ - chiến sĩ, vừa cầm súng vừa cầm bút chiến đấu.


- Đều sáng tác thơ trong hoàn cảnh bị giam cầm, có những cảm nhận tinh tế,
nhạy cảm về cuộc sống bên ngoài, thể hiện một tâm hồn thiết tha yêu cuộc
sống, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp:



+ Trong bài <i>Ngắm trăng:</i> vẻ đẹp của đêm trăng, của vầng trăng - người bạn
tri âm - khiến người tù Hồ Chí Minh <i>khó hững hờ</i>. Trong tù, khơng có <i>rượu</i>,
khơng có <i>hoa </i>nhưng nhà thơ vẫn mở rộng lịng đón nhận, giao hịa với thiên
nhiên tươi đẹp. Hay nói cách khác chính tấm lịng u thiên nhiên, thiết tha
với cái đẹp của Bác đã là cả một <i>nghi lễ</i> đẹp để đón trăng vào.


+ Trong bài <i>Khi con tu hú</i>: bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khống
đạt, thanh bình, nên thơ (có bầu trời xanh lồng lộng, có sắc vàng của bắp,
sắc đào của nắng, có cánh chim tu hú chao liệng…). Dù bị giam cầm, cách
biệt nhưng Tố Hữu đã lắng nghe bằng cả tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp tràn
đầy sức sống, thanh sắc của thế giới bên ngoài, của quê hương yêu dấu.
- Đều khao khát tự do và có một tinh thần thép:


+ 2 câu cuối của bài thơ <i>Ngắm trăng</i> là một cuộc vượt ngục về tinh thần
<i>-thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao</i>. Vì vậy sự hiện diện của song sắt
nhà tù như bị vơ hiệu hóa trước tâm thế hồn tồn tự do, thanh thản của
người tù Hồ Chí Minh: <i>Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ/Trăng nhịm khe</i>
<i>cửa ngắm nhà thơ.</i>


+ Khổ cuối bài thơ <i>Khi con tu hú</i> tác giả thể hiện tâm trạng bức bối, ngột
ngạt khi bị giam cầm, không thể tham gia đấu tranh cùng dân tộc: <i>Ngột làm</i>
<i>sao, chết uất thôi/ Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu</i> và hành động phản kháng
mãnh liệt: <i>Ta nghe hè dậy bên lòng/Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi.</i>


<i><b>2</b></i> <i><b>Điểm khác nhau</b></i> <b>1,0</b>


- <i>Ngắm trăng</i> là tiếng lòng của người chiến sĩ lão thành cách mạng thâm trầm,
sâu sắc, phong thái ung dung, tự tại trước nghịch cảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhiệt huyết cống hiến, chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc, vì vậy mà cảm


thấy bức bối, ngột ngạt khi bị giam cầm.


<i>- </i>Bài thơ<i> Ngắm trăng </i>được sáng tác bằng chữ Hán; ngơn ngữ, hình ảnh, bút
pháp đậm màu sắc cổ điển.


<i>- </i>Bài thơ <i>Khi con tu hú</i> đậm chất hiện đại, bút pháp trữ tình lãng mạn; hình
ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát uyển
chuyển, tự nhiên…


<b>III</b> <b>Tổng kết, đánh giá</b> <b>0,75</b>


- Có sự khác nhau bởi mỗi thi phẩm là tiếng lòng, tâm sự riêng của từng thi sĩ
trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những tâm sự ấy lại được biểu hiện bằng những
hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của từng tác giả. Đây cũng là
một quy luật trong sáng tác văn chương: tác phẩm chỉ có thể bất tử với thời
gian khi nó là những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ, khơng có sự lặp lại.


- Có những điểm gặp gỡ, tương đồng bởi hai thi phẩm đều thể hiện vẻ đẹp của
người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời đây cũng là sự gặp gỡ của
những sáng tạo nghệ thuật chân chính - ln hướng con người tới những tình
cảm nhân văn cao đẹp (yêu tự do, yêu cái đẹp, yêu quê hương, đất nước…).
- Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng ln đem đến những tình
cảm yêu mến, ngưỡng mộ, khâm phục cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ
trẻ hơm nay. Từ đó khơi gợi trong mỗi chúng ta lẽ sống cống hiến, hy sinh
cao đẹp.


</div>

<!--links-->

×