Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Gián án GA KH-ĐL lớp 4-5 tuần 21-22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.6 KB, 24 trang )


TUẦN 21:
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
LỚP 5:
KHOA HỌC:
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sồng và sản xuất : chiếu sáng,
sưởi ấm, phơi khô, phát điện,....
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thông tin và hình ảnh trang 84, 85 SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về hoạt
động của con người, động vật, phương
tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng
lượng cho các hoạt động đó.
II. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận
của loài người. Vậy thực chất nguồn
năng lượng đó có ảnh hưởng gì tới
chúng ta? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn điều này: “Năng
lượng mặt trời”.
2/ Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác
dụng của năng lượng mặt trời trong tự
nhiên.
* Cách tiến hành:


Bước 1:
GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu
HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Mặt Trời cung cấp năng lượng cho
Trái Đất ở những dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời
đối với sự sống.
HS trình bày:
Hoạt động Nguồn năng
lượng
Người nông dân
cày, cấy,…
Thức ăn
Các bạn HS đá
bóng, học bài,…
Thức ăn
Chim đang bay Thức ăn
Máy cày Xăng
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời
đối với thời tiết và khí hậu.
- GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ
và khí tự nhiên được hình thành từ xác
sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc
của các nguồn năng lượng này là Mặt
Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới
có quá trình quang hợp của lá cây và
cây cối mới sinh trưởng được.

Bước 2:
- GV cho một số nhóm trình bày.
- GV kết luận: Mặt Trời cung cấp năng
lượng cho Trái Đất dưới dạng ánh sáng
và nhiệt độ. Mặt Trời giúp cho cây xanh
tốt, người và động vật khỏe mạnh; cây
xanh là thức ăn của người và động vật,
cung cấp củi đun cho con người, là
thành phần quan trọng của tự nhiên
trong quá trình hình thành nên than đá,
dầu mỏ, khí đốt. Mặt Trời chính là
nguồn gốc của các nguồn năng lượng
khác. Năng lượng mặt trời góp phần tạo
nên mưa, bão, gió, nắng,…
3/ Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS kể được một số phương
tiện, máy móc, hoạt động,…của con
người sử dụng năng lượng mặt trời.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu
HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85
SGK và thảo luận theo các nội dung:
+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng
năng lượng mặt trời trong cuộc sống
hàng ngày.
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử
dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu
Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các

nhóm khác nhận xét, bổ sung:
+ Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái
Đất ở những dạng: ánh sáng và nhiệt độ.
+ Vai trò của năng lượng mặt trời đối với
sự sống: Mặt Trời chiếu sáng giúp con
người, động vật, thực vật thực hiện các
hoạt động sống; Mặt trời sưởi ấm Trái
Đất.
+ Vai trò của năng lượng mặt trời đối với
thời tiết và khí hậu: gây ra mưa, bão, gió,
nắng,…
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS quan sát hình, đọc thông
tin và thảo luận.
Làm việc cả lớp.
máy móc chạy bằng năng lượng mặt
trời.
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng
lượng mặt trời ở gia đình và ở địa
phương.
Bước 2:
GV cho từng nhóm trình bày.
- GV kết luận: Năng lượng mặt trời
được con người sử dụng trong việc đun
nấu, chiếu sáng, làm khô, phát điện,…
III. Hoạt động 3: Trò chơi
* Mục tiêu: Củng cố HS những kiến
thức đã học về vai trò của năng lượng
mặt trời.

* Cách tiến hành:
- Trò chơi gồm 2 nhóm tham gia (mỗi
nhóm 5 HS).
- GV vẽ hình Mặt Trời lên bảng. Hai
nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên
trước, sau đó các nhóm cử từng thành
viên luân phiên lên ghi những vai trò,
ứng dụng của Mặt Trời đối với sự sống
trên Trái Đất nói chung và đối với con
người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ
Mặt Trời.
- GV yêu cầu: mỗi lần HS lên chỉ được
ghi một vai trò, ứng dụng; không được
ghi trùng nhau. Đến lượt nhóm nào
không ghi tiếp được thì coi như thua.
Sau đó cho HS cả lớp bổ sung.
5/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài “Sử dụng năng
lượng chất đốt”.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày:
+ Sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc
sống hàng ngày: chiếu sáng, phơi khô các
đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối,

+ Một số công trình, máy móc sử dụng
năng lượng mặt trời: máy tính bỏ túi, bình
nước nóng lạnh, pin mặt trời trong việc
cung cấp năng lượng cho các tàu vũ trụ,…
- HS chơi trò chơi.

Rút kinh nghiệm tiết học:……………………………………………………………….......
…..…...
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
_______________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
LỚP 4:
ĐỊA LÍ:
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở ĐB Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây N Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đ/sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân ở ĐBNB trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn
rằn.
- HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng
Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch- nhà ở dọc sông ; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ
biến.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV Hoạt động HS
Khởi động:
Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước
ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên của ĐB Nam Bộ?
- Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê?
Bài mới:

 Giới thiệu :
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
-Ng/ dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những d/tộc nào?
- Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
- Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây
là gì?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV y/cầu các nhóm làm bài tập “quan sát hình 1”
trong SGK.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
- GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ
-GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới,
kiểu kiên cố, khang trang, được xây bằng gạch, xi
măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong
việc x/ dựng nhà ở của ng/ dân nơi đây.
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
+ Người kinh, Chăm, Hoa,
Khơ-me
+ Xuồng, ghe
- Đại diện nhóm lên trình
bày
GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh t/luận dựa
theo gợi ý sau:
- Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng
Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội, người dân thường có những hoạt động
nào?

- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB
Nam Bộ?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng
Nam Bộ.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Củng cố Dặn dò:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở
đồng bằng Nam Bộ.
+ Quần áo bà ba, khăn
quàng
+ Cúng Trăng, hội xuân núi
Bà, Bà chúa xứ …
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
LỚP 4:
KHOA HỌC:
ÂM THANH
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị theo nhóm
+ Ống bơ ( lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi.
+ Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
+ Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược,…
+Đài và băng cát-xét ghi âm thanh của một số loại vật, sấm sét, máy móc,….......
( nếu có).
- Chuẩn bị chung: đàn ghi ta.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV Hoạt động HS

1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 40
- Nhận xét câu trả lời của HS
3.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
* Mục tiêu:
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh
* Các tiến hành:
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời
câu hỏi
- HS tự do phát biểu
- GV cho HS nêu các âm thanh mà các em biết
- Thảo luận: Trong các âm thanh kể trên, những
âm thanh nào do con người gây ra; những âm
thanh nào thường nghe được vào sáng sớm, ban
ngày, buổi tối …?
HĐ2: Thực hành các cách phát ra âm thanh
* Mục tiêu:
- HS biết và thực hiện các cách khác nhau để làm
cho vật phát ra âm thanh
* Cách tiến hành
- Làm việc theo nhóm
- Y/c HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho
trên hình 2 trang 82 SGK
HĐ3: Tìm hiểu vật nào phát ra âm thanh
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ làm thí nghiệm đơn
giản chứng minh về sự liện hệ giữa rung động va
sự phát ra âm thanh của một số vật
* Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi
nhóm 4 HS
- Nêu yêu cầu:
+ Ta thấy âm thanh phát ra từ nihều nguồn với
những cách khác nhau. Vây có điểm nào chung khi
âm thanh được phát ra hay không?
- GV đi giúp đỡ các nhóm
- Gọi các nhóm trình bày các của nhóm mình
- Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra
HĐ4: HS chơi tiếng gì, ở phía nào thế?
* Mục tiêu: Phát triển thính giác (khả năng phân
biệt các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát
ra âm thanh)
* Cách tiến hành:
- Y/c HS chia làm 2 nhóm
4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
- HS thảo luận nhóm. Quan
sát hình 2 trang 82 SGK để tìm
các vật tạo ra âm thanh
- Hoạt động trong nhóm theo
yêu cầu. Mỗi HS nêu ra một
cách vá các thành viên thực
hành làm ngay
- 3 đến 5 nhóm lên trình bày
cách làm để tạo ra âm thanh từ
những vật dụng mà các nhóm
đã chuẩn bị. HS vừa làm vừa
thuyết minh cách làm

- Lắng nghe
- Mỗi nhóm gây tiếng động 1
lần. nhóm kia cố nghe tiếng
động do vật gây ra và viết vào
giấy
Rút kinh nghiệm tiết học:……………………………………………………………….......
…..…...
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
_______________________________________
LỚP 5:
ĐỊA LÍ:
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào bản đồ, lược đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc
tên ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia
và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên ; Cam-pu-chia có địa hình
chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biếm nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh
bắt nhiều cá nước ngọt ; Lào sản xuất nhiều quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều
ngành công nghiệp hiện đại.
- HS khá, giỏi:
+ Nêu được những đặc điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước châu Á.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Các hình minh họa SGK.

- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về tự nhiên, các cảnh đẹp, các ngành kinh tế,
văn hóa - xã hội của ba nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
- Phiếu học tập của HS.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng trả lời các câu
hỏi :
+ Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở
các vùng nào ? Tại sao ?
+ Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản
xuất được nhiều lúa gạo ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: CAM-PU-CHIA
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các
khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một
số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu
những nội dung sau về đất nước Cam-
pu-chia.
+ Em hãy nêu vị trí địa lý của Cam-pu-
chia ? (Nằm ở đâu ? Có chung biên giới
với những nước nào, ở những phía
nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô
Cam-pu-chia ?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
4 HS, cùng xem lược đồ, thảo luận và ghi
ra phiếu các câu trả lời của nhóm mình.
- HS nêu.
+ Phnôm Pênh.
+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng
phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích
của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là
đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500m.
chia ?
+ Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản
xuất trong ngành gì là chủ yếu ? Kể tên
các sản phẩm chính của ngành này ?
+ Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất
nhiều cá nước ngọt ?
+ Mô tả kiến trúc đền Ăng - co Vát và
cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân
Cam-pu-chia.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo
luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả
lời cho HS
- GV kết luận : Cam-pu-chia nằm ở
Đông Nam Á, giáp biên giới Việt Nam.
Kinh tế Cam-pu-chia đang chú trọng
phát triển nông nghiệp và công nghiệp
chế biến nông sản.
Hoạt động 2: LÀO
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các

khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một
số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu
những nội dung sau về đất nước Lào.
+ Em hãy nêu vị trí địa lý của Lào :
(Nằm ở đâu ? Có chung biên giới với
những nước nào, ở những phía nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào
?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Lào ?
+ Kể tên các sản phẩm của Lào ?
+ Mô tả kiến trúc của Luông Pha-băng.
Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì ?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo
luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả
lời cho HS
- GV kết luận : Lào không giáp biển,
có diện tích rừng lớn, là một nước nông
nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang
được chú trọng phát triển.
- GV hỏi mở rộng với HS khá giỏi : So
sánh và cho biết điểm giống nhau trong
hoạt động kinh tế của ba nước Lào, Việt
Nam, Cam-pu-chia ?
+ Nông nghiệp là chủ yếu. Lúa gạo, hồ
tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
+ Vì giữa Can-pu-chia là Biển Hồ, đây là
một hồ nước ngọt lớn như “biển” có trữ
lượng cá tôm nước ngọt rất lớn.
+ Đạo Phật. Cam-pu-chia có rất nhiều

đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp,
hấp dẫn. Cam-pu-chia đựơc gọi là đất
nước chùa tháp.
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả
thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ
sung.
- HS thảo luận nhóm 6
+ HS nêu.
+ Thủ đô Lào và Viêng Chăn.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao
nguyên.
+ Các sản phẩm của Lào là quế, cánh
kiến, gỗ qúy và lúa gạo.
+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật.
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả
thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ
sung ý kiến,
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi với nhau và nêu :
+ Ba nước đều là những nước nông
nghiệp, ngành công nghiệp đang được chú
trọng phát triển.
+ Cả ba nước đều trồng được nhiều lúa
gạo.
- Mỗi nhóm 6 HS cùng xem lược đồ, thảo
luận.
Hoạt động 3: TRUNG QUỐC
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các
khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một
số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu

những nội dung sau về đất nước Trung
Quốc.
+ Em hãy nêu vị trí địa lý của Trung
Quốc ? (Nằm ở đây ? Có chung biên
giới với những nước nào, ở những phía
nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của
Trung Quốc.
+ Em có nhận xét gì về diện tích và dân
số Trung Quốc ?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Trung
Quốc ?
+ Kể tên các sản phẩm của Trung
Quốc ?
+ Em biết gì về Vạn lý Trường Thành.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo
luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả
lời cho HS.
- GV kết luận : Trung Quốc là nước
có diện tích lớn thứ ba trên thế giới ...
Hoạt động 4: THI KỂ VỀ CÁC
NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT
NAM
- GV chia HS lớp thành 3 nhóm dựa vào
các tranh ảnh, thông tin mà các em đã
sưu tầm được.
+ Nhóm Lào : sưu tầm tranh ảnh, thông
tin về nước Lào.
+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh

ảnh, thông tin về nước Cam-pu-chia.
+ Nhóm Trung Quốc : sưu tầm tranh
ảnh, thông tin về nước Trung Quốc.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh
ảnh, thông tin, sản phẩm về quốc gia mà
mình đã sưu tầm được.
- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo
kết quả sưu tầm của nhóm mình.
- GV nhận xét và tuyên dương các
+ HS nêu.
+ Thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh.
+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn,
dân số đông nhất thế giới.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao
nguyên. Phía đông bắc là đồng bằng Hoa
Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng
bằng nhỏ ven biển.
+ HS nêu.
+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ
được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thủy
Hoàng (trên hai ngàn năm trước đây).
- Nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các
nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm, có thể :
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ
báo tường.
+ Bày các sản phẩm sưu tần đường của
nước đó lên bàn.

×