Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH</b>
<b>CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH </b>
<b>HS cần nắm: </b>


- Nắm được mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
- Nhận diện được các yếu tố của phép lập luận chứng minh trong văn bản.


- Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận
chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.


<b>A.Tìm hiểu chung:</b>


<b> I. Mục đích và phương pháp chứng minh </b>


<i><b> 1.Tìm hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống : </b></i>


Chứng minh trong đời sống là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để
chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.


<i><b> 2. Chứng minh trong văn nghị luận :</b></i>
<b> Văn bản : Đừng sợ vấp ngã</b>


- Luận điểm chính : Đừng sợ vấp ngã


+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo thất bại


+ Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì khơng cố gắng hết mình.
<i><b>→Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã </b></i>
<i><b>được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (Cần được chứng minh) là đáng tin </b></i>
<i><b>cậy.</b></i>



<i><b> →Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa </b></i>
<i><b>chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.</b></i>


<b>II. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:</b>
<i><b> 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: </b></i>


Đề bài :Nhân dân ta thường nói : “Có chí thì nên”.Hãy chứng minh tính đúng đắn
của câu tục ngữ đó.


a. Xác định yêu cầu chung của đề: Chứng minh tư tưởng đứng đắn của câu tục
ngữ; “Có chí thì nên”


- Chí: Là hồi bão, lí tưởng tốt đẹp ý chí nghị lực, sự kiên trì.ai có các điều kiện
đó thì sẽ thành cơng trong sự nghiệp


<i><b> 2. Lập dàn ý:</b></i>


<i>2.1.Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. (trích đề): </i>


Vai trị quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống
<i>2.2.Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng. </i>


a- Diễn giải:


Nghĩa của từ chí , nên và nghĩa cả câu …
b- Chứng minh


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Lí lẽ: Thời đại nào cũng vậy, người có quyết tâm, có ý chí nhất định sẽ thành
công



+ Dẫn chứng:


. Xưa: Lương Thế Vinh vượt qua cảnh nghèo thi đỗ Trạng nguyên. …
.Nay: Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay mà tốt nghiệp đại học …
<i><b>- Luận cứ 2</b></i>


+ Lí lẽ: Ở nơi nào cũng thế, con người đã quyết chí thì thế nào cũng đạt được
mục đích của mình.


+ Dẫn chứng:


.Ở nước ta: Bác Hồ làm nên sự nghiệp giải phóng dân tộc. …
.Ở nhiều nước khác:


Lu-i Pa-xtơ, một học sinh trung bình trở thành nhà khoa học Pháp.


Lép Tơn-xtơi, từng bị đình chỉ học đại học mà trở thành nhà văn Nga vĩ
đại


<i><b>- Luận cứ 3:</b></i>


+ Lí lẽ: Trong bất kì lĩnh vực nào, con người hễ “có chí thì nên”.
+ Dẫn chứng:


Cô Pa-đu-la,bị mù mà trở thành người mẫu thời trang.


Oan Đi-xnây sáng lập Đi-xnây-len (cơng viên giải trí khổng lồ tại Mĩ)
Hen-ri Pho, người sáng lập một tập đoàn kinh tế lớn ở Mĩ.



Ca sĩ ô-pê-ra En-ri-cô Ca-ru-xô trở thành danh ca I-ta-li-a.
Các vận động viên khuyết tật đoạt huy chương vàng..


<i><b>3.3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh:</b></i>


- Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm
được việc lớn.


- Liên hệ bản thân
<i><b>3.Viết bài:</b></i>


1.Mở bài:


<i>- Đi thẳng vấn đề. </i>


<i>- Suy từ cái chung đến cái riêng. </i>
<i>- Suy từ tâm lý con người. </i>


2. Thân bài: có từ ngữ chuyển đoạn, có thể phân thành nhiều đoạn (lý lẽ, dẫn
chứng) .


3. Kết bài: có từ ngữ chuyển đoạn, cần hô ứng với mở bài. (xem SGK/50)
<i><b>4. Đọc lại và sửa chữa</b></i>


<i><b>HS ghi nhớ các bước làm văn và dàn ý bài văn nghị luận. </b></i>
<i><b>B. Luyện tập: </b></i>


1. Đọc văn bản “Không sợ sai lầm” (SGK/43) và cho biết luận điểm văn bản?
2. Tìm luận cứ trong văn bản “Khơng sợ sai lầm”?



</div>

<!--links-->

×